Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Pháp luật hàng hải 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.36 KB, 42 trang )

PHÁP LUẬT HÀNG HẢI II

1


PHÁP LUẬT HÀNG HẢI II
Câu 01: Cơ cấu tổ chức của IMO?
22/05/1982: Tổ chức hàng hải quốc tế - International Maritime
Organization – IMO ra đời.
Mục đích cơ bản của IMO:
-

-

Tạo ra 1 bộ máy cho sự phối hợp giữa các chính phủ trong lĩnh vực
luật lệ chính quyền và thực tiễn liên quan đến các vấn đề kỹ thuật tác
động đến vận tải biển trong thương mại quốc tế
Khuyến khích và tạo thuận lợi cho sự chấp nhận chung các tiêu
chuẩn cao nhất có thể thực hiện được đối với các vấn đề liên quan
đến an toàn hàng hải, hiệu quả của hoạt động hàng hải và bảo vệ,
kiểm soát ô nhiễm môi trường biển.

IMO hiện có 169 quốc gia thành viên và 3 thành viên liên kết
(Hongkong, Macau, quần đảo Faroe Đan Mạch). Ngoài ra còn có nhiều quan
sát viên.
IMO bao gồm: 1 đại hội đồng, 1 hội đồng và 4 ủy ban chính: ủy ban an
toàn hàng hải (MSC), ủy ban bảo vệ môi trường biển (MEPC), ủy ban luật
pháp (LC), ủy ban hợp tác kỹ thuật (TCC). Ngoài ra còn có 9 tiểu ban và các
nhóm công tác.

2




Câu 02: Hoạt động của các ủy ban IMO?
1.

2.

3.

4.

Ủy ban an toàn hàng hải (MSC): MSC là cơ quan kỹ thuật cao nhất
của tổ chức. Nó bao gồm tất cả các nước thành viên. Các chức năng của
MSC là: xem xét bất kỳ vấn đề nào trong phạm vi của tổ chức liên quan
đến viện trợ để xây dựng, chuyển hướng và trang thiết bị của tàu, các
quy tắc phòng ngừa đâm va, xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm, quy trình
hàng hải an toàn và các yêu cầu, thông tin khí tượng thủy văn, sổ nhật
ký và nhật ký hành hải, điều tra tai nạn hàng hải, cứu hộ, cứu nạn và các
vấn đề khác ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn hàng hải.
Ủy ban bảo vệ môi trường biển (MEPC): nó bao gồm tất cả các nước
thành viên.Các chức năng của MEPC là: xem xét bất cứ vấn đề nào liên
quan tới công tác phòng chống và kiểm soát ô nhiễm từ tàu. Đặc biệt nó
liên quan đến việc thông qua và sửa đổi các công ước và các quy định
và các biện pháp khác để đảm bảo thực thi chúng.
Ủy ban luật pháp (LC): nó bao gồm tất cả các nước thành viên. Các
chức năng của LC là: đối phó với bất kỳ vấn đề pháp lý nào trong phạm
vi của tổ chức, thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào trong vi của nó có thể
được giao hoặc theo bất kỳ văn kiện quốc tế khác và được chấp nhận
bởi tổ chức.
Ủy ban hợp tác kỹ thuật (TCC): nó bao gồm tất cả các nước thành

viên. Các chức năng của TCC là: xem xét bất kỳ vấn đề nào thuộc
phạm vi của các tổ chức có liên quan thực hiện các kỹ thuật hợp tác dự
án mà tổ chức hoạt động như là các cơ quan thực hiện hoặc đồng điều
hành và bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến hoạt động của tổ chức
trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật.

3


Câu 03: Nghĩa vụ chủ yếu của quốc gia có cờ đối với việc thực hiện công
ước?
Thiết lập, giao nhiệm vụ cho cơ quan quản lý hàng hải (Maritime
Administration).
Xây dựng đội ngũ có năng lực.
Ban hành, điều chỉnh nội luật phù hợp về các khía cạnh sau:
-

Kết cấu, trang thiết bị, khai thác tàu
Tổ chức R/O (Regconized Organization) thay mặt chính quyền kiểm
tra, cấp GCN
Quy trình đảm bảo kiểm tra và cấp GCN
Định biên và huấn luyện
Điều tra tai nạn, sự cố
Phạt vi phạm, thu hồi, đình chỉ GCN
Hành động khắc phục.

Kiểm soát chặt chẽ (đây là nghĩa vụ mà các công ước IMO quy định
đảm bảo tàu nước mình tuân thủ luật quốc gia phù hợp với luật quốc tế) bao
gồm:
-


Giám sát R/O kiểm tra và cấp GCN
Việc tuân thủ phải được thể hiện thông qua GCN
Phê duyệt quy cách, chủng loại vật tư, thiết bị, …
Trực tiếp kiểm tra và cấp GCN
Xác nhận, cấp mới GCN
Huẩn luyện và cấp chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên
Trực tiếp phối hợp điều tra tai nạn.

Xử phạt, thu hồi, đình chỉ GCN.
Báo cáo với IMO các vấn đề có liên quan.
Trong mọi trường hợp, quốc gia mang cờ phải đảm bảo rằng tàu mang
cờ nước mình phải đáp ứng đầy đủ các quy định của các công ước quốc tế
liên quan và sẽ không cho phép con tàu hoạt động khi chưa tuân thủ các quy
định trên.
4


Câu 04: Nghĩa vụ chủ yếu của quốc gia có cảng đối với việc thực hiện
công ước?
Quốc gia có cảng phải thực hiện PSC nhằm phát hiện các con tàu không
đủ tiêu chuẩn an toàn cũng như phòng chống ô nhiễm môi trường. Nguyên
tắc thực hiện PSC là:
-

Thực hiện PSC đối với tàu biển nước ngoài
Khi phát hiện có khiếm khuyết thì phải được thông báo
Tàu có thể bị lưu giữ nếu tồn tại các khiếm khuyết ảnh hưởng
nghiêm trọng đến an toàn và bảo vệ môi trường
Thông báo cho chủ tàu, quốc gia mang cờ, R/O

Thực hiện PSC trên cơ sở không báo trước
Không được làm chậm trễ vô lý đối với tàu
Không được đối xử ưu tiên cho các tàu không tham gia công ước
Bình thường, chỉ kiểm tra các GCN. Nếu có bằng chứng rõ ràng thì
sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết
Yêu cầu, khuyến nghị xử lý các khiếm khuyết.

Tàu ở trong cảng phải tuân thủ đầy đủ các quy định của các công ước
quốc tế.
Thông báo cho IMO.

5


Câu 05: Nghĩa vụ chủ yếu của chủ tàu đối với việc thực hiện công ước?
Phải có hiểu biết một cách rõ ràng và tổ chức thực hiện, tuân thủ một
cách đầy đủ các quy định của các công ước, quy tắc quốc tế có liên quan.
Phải tìm hiểu đầy đủ các nội dung của các công ước có liên quan, đặc
biệt là các quy định cụ thể đối với chủ tàu, tàu và thuyền viên.
Đảm bảo cho tàu có đầy đủ các tài liệu, GCN, đồng thời đảm bảo tình
trạng của tàu phù hợp với các tài liệu, GCN đó.
Bố trí thuyền bộ đầy đủ về số lượng, có sức khỏe phù hợp và đảm bảo
năng lực chuyên môn của thuyền viên thông qua các GCN khả năng chuyên
môn.
Thường xuyên cập nhật các bổ sung, sửa đổi của các công ước quốc tế,
hướng dẫn thực hiện kịp thời cho tàu và thuyền viên.
Nắm vững được tình hình hoạt động, bảo dưỡng, sửa chữa cũng như
đảm bảo cung ứng đầy đủ vật tư, trang thiết bị duy trì hoạt động an toàn của
con tàu.
Có trách nhiệm phân công người phụ trách, đảm bảo các nguồn lực và

sự hỗ trợ cần thiết cho tàu.
Thiết lập hệ thống quản lý an toàn, duy trì và thực hiện nghiêm chỉnh
các quy trình, hướng dẫn của của hệ thống này để đảm bảo khai thác tàu an
toàn, phòng chống ô nhiễm môi trường. Định rõ trách nhiệm, quyền hạn của
chủ tàu, thuyền trưởng trong việc đảm bảo an toàn khai thác tàu, đảm bảo
thông tin liên lạc giữa tàu và chủ tàu, đảm bảo khả năng hỗ trợ tàu kịp thời
đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp.

6


Câu 06: Nghĩa vụ chủ yếu của thuyền viên đối với việc thực hiện công
ước?
Thuyền viên tùy theo chức danh trên tàu cần phải hiểu biết một cách
đầy đủ các yêu cầu của các công ước có liên quan và phải cập nhật thường
xuyên.
Phải được huấn luyện làm quen và tìm hiểu đầy đủ về công việc và
cách bố trí của con tàu.
Có khả năng chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao, có GCN
khả năng chuyên môn tương ứng.
Phải tìm hiểu để nắm vững và có thể thực hiện được các kế hoạch, thao
tác an toàn của tàu, đặc biệt là với những phần việc thuộc trách nhiệm của
mình trong các kế hoạch đó.
Nắm vững các quy định, có kỹ năng vận hành khai thác con tàu và
trang thiết bị một cách an toàn.
Phải tuân thủ tuyệt đối các quy định của các công ước, đặc biệt là các
vấn đề liên quan đến an toàn và phòng chống ô nhiễm môi trường.

7



Câu 07: Những công ước nào của IMO đã có hiệu lực đối với Việt Nam?
-

Công ước quốc tế về phòng ngừa tai nạn va chạm trên tàu biển
COLREG 1972
Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển SOLAS
1974
Công ước quốc tế về chống ô nhiễm biển do tàu gây ra MARPOL
1973 – 1978
Công ước quốc tế về đường nước chuyên chở LOADLINES 1966
Công ước quốc tế về các tiêu chuẩn huấn luyện và trực ca cho thuyền
viên STCW 1978 – 1995
Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển TONNAGE 1969
Công ước quốc tế về vệ tinh hàng hải INMARSAT-C

8


Câu 08: Phạm vi áp dụng của công ước SOLAS 1974?
Công ước SOLAS 1974 không áp dụng cho các tàu sau (trừ khi có quy
định khác ở các chương kỹ thuật từ chương II-1 đến chương XII):
-

Tàu chiến và tàu quân sự khác
Tàu hàng có tổng dung tích GT < 500
Tàu có thiết bị đẩy không phải là cơ giới
Tàu gỗ có thiết kế thô sơ
Tàu du lịch không tham gia vào hoạt động thương mại
Tàu cá


9


Câu 09: ISM Code, ISPS Code, IMDG Code liên quan tới những chương
nào của SOLAS 1974?
1.
2.
3.

ISM Code: thuộc chương IX SOLAS 1974 về Quản lý an toàn.
ISPS Code: thuộc chương XI-2 SOLAS 1974 về Các biên pháp đặc biệt
để tăng cường an ninh hàng hải.
IMDG Code: thuộc chương VII SOLAS 1974 về Chở hàng nguy hiểm.

10


Câu 10: Các nguyên tắc cơ bản của việc phòng và dập cháy được quy
định trong phần A chương II – 2 của công ước SOLAS 1974?
Phân chia tàu thành các vùng thằng đứng chính bằng cách vách kết cấu
và chịu nhiệt.
Cách ly không gian sinh hoạt với các phần còn lại của tàu bằng các
vách kết cấu và chịu nhiệt.
Hạn chế sử dụng các vật liệu cháy được.
Phát hiện cháy ngay ở vùng phát sinh.
Cô lập và dập tắt đám cháy ngay tại vùng phát sinh.
Bảo vệ các phương tiện thoát than và các lối đi lại để thực hiện việc dập
cháy.
Giảm thiểu khả năng bắt lưa của hơi hàng cháy được.

Các yêu cầu đối với hệ thống dập cháy bằng nước: số lượng và sản
lượng bơm dập cháy, đường kính và áp suất của đường ống dập cháy chính,
số lượng và vị trí của họng lấy nước, số lượng và tiêu chuẩn vòi rồng cứu hỏa
và lăng phun.
Các yêu cầu đối với hệ thống dập cháy cố định trên tàu: Hệ thống dùng
khí CO2, hệ thống dùng halon, hệ thống dùng bọt, hệ thống phun sương có áp
suất cao.
Các hệ thống dập cháy cố định và các trang thiết bị dập cháy của buồng
máy, buồng nồi hơi.
Các yêu cầu liên quan đến bố trí trong buồng máy: cửa ra vào, lỗ lấy
ánh sáng, lỗ thông gió, các phương tiện đóng nhanh các quạt gió, bơm nhiên
liệu, …
Các yêu cầu đối với hệ thống phát hiện và báo cháy: hệ thống phát hiện,
báo cháy và phun nước tự động, hệ thống phát hiện và báo cháy cố định đối
với buồng máy không có người trực ca thường xuyên.
11


Các yêu cầu đối với hệ thống dầu đốt, dầu bôi trơn và các dầu dễ cháy
khác.
Các yêu cầu đối với trang thiết bị cho người chữa cháy, đầu nối bờ quốc
tế và sơ đồ cứu hỏa.
Câu 11: Cấu trúc của công ước LOADLINE 1966?
Công ước LOADLINE 1966 gồm có 2 phần chính:
Phần 1: bao gồm 34 điều khoản của công ước.
Phần 2: bao gồm 3 phụ lục:
-

Phụ lục I: các quy định để xác định mạn khô cho tàu biển, gồm 45
quy định.

Phụ lục II: các khu vực, vùng và thời gian theo mùa, gồm 7 quy
định.
Phụ lục III: mẫu giấy chứng nhận mạn khô và giấy chứng nhận miễn
giảm mạn khô.

12


Câu 12: Các yêu cầu kỹ thuật của công ước LOADLINE 1966?
Khả năng ngăn không cho nước xêm nhập vào trong tàu.
Chiều cao của mũi tàu để tránh cho sóng đánh lên boong tàu.
Lượng lực nổi đầy đủ ở mọi trạng thái khai thác của tàu.
Bảo vệ an toàn thuyền viên trên tàu
Đảm bảo đầy đủ ổn dịnh và khả năng chống chìm cho tàu, kể cả ổn định
trong trường hợp tàu bị tai nạn.
Đảm bảo đầy đủ sức bền thân tàu.
Mạn khô ấn định của tàu phải phù hợp với điều kiện thời tiết theo các
vùng khác nhau ở các mùa khác nhau.

13


Câu 13: Phạm vi áp dụng của công ước LOADLINE 1966?
Công ước áp dụng cho tất cả các tàu hoạt động tuyến quốc tế, ngoại trừ:
-

Tàu chiến
Tàu mới dài dưới 24m
Tàu hiện có tổng dung tích dưới 150GT
Thuyền buồm giải trí không tham gia hoạt động thương mại

Tàu cá.

14


Câu 14: Phân chia vùng mùa theo quy định của LOADLINE 1966?
Vùng mùa được áp dụng đối với vùng biển của Việt Nam như thế nào?
1.

Phân vùng hoạt động của tàu theo vùng, khu vực và thời kỳ theo mùa:

Các vùng, khu vực và thời kỳ hoạt động theo mùa của tàu được phân
theo các vùng địa lý, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và thời gian trong năm
của các khu vực, bao gồm: vùng mùa hè, vùng nhiệt đới, vùng mùa đông và
vùng mùa đông Bắc Đại Tây Dương. Vùng nhiệt đới yêu cầu mạn khô nhỏ
nhất và vùng mùa đông Bắc Đại Tây Dương yêu cầu mạn khô lớn nhất.
2.

Vùng mùa được áp dụng đối với vùng biển của Việt Nam:

Vùng biển Việt nam chỉ gồm có 2 vùng là vùng mùa hè và vùng nhiệt
đới. Do đó, các tàu hoạt động trong vùng biển Việt Nam chỉ được ấn định 2
mạn khô là mạn khô mùa hè và mạn khô nhiệt đới. Vùng nhiệt đới của biển
Việt Nam được xác định từ 10 độ vĩ Bắc trở xuống dưới. Vùng từ 10 độ vĩ
bắc trở lên trên thì từ 21/01 đến 30/04 hàng năm được tính là vùng nhiệt đới,
còn từ 01/05 đến 20/01 được tính là vùng mùa hè.
Cơ sở để phân chia vùng mùa hè và vùng nhiệt đới là:
-

Mùa hè: không quá 1% gió cấp 8 Beaufort hoặc lớn hơn.

Nhiệt đới: không quá 1% gió cấp 8 Beaufort hoặc lớn hơn. Trong
vòng 10 năm, mỗi tháng không xuất hiện nhiều hơn 1 cơn bão nhiệt
đới trên khu vực địa lý 5 độ vuông.

15


Câu 15: Khái niệm về tổng dung tích và dung tích có ích của tàu theo
công ước TONNAGE 1969?
1.

Tổng dung tích (GT): là 1 đại lượng không có thứ nguyên và là hàm số
của tất cả các thể tích lý thuyết của tất cả các không gian kín của tàu.
GT = K1.V
K1 là hệ số và được tính theo công thức K1 = 0.2 + 0.02. hoặc tra bảng.

V là thể tích tất cả các không gian kín của tàu (m3) tức là tất cả các
không gian được bao bọc bởi thân tàu, các kết cấu ngăn hoặc các vách cố
định hay di động, các boong hoặc các tấm nắp đậy, ngoại trừ các mái che cố
định hay di động.
2.

Dung tích có ích (NT): là 1 đại lượng không có thứ nguyên và là hàm
số của tất cả các không gian dùng để chứa hàng hóa trên tàu, của chiều
cao mạn, chiều chìm tàu và số hành khách tàu được phép chuyên chở:
NT = K2VC. + K3.
K2 là hệ số và được tính theo công thức K2 = 0.2 + hoặc tra bảng.
VC là tổng thể tích các không gian chứa hàng của tàu (m3)
K3 là hệ số và được tính theo công thức K3 =


16


Câu 16: Việc sử dụng các GCN đo dung tích tàu biển đối với tàu chạy
tuyến quốc tế được thực hiện như thế nào?
23/06/1969: công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển 1969
(TONNAGE 1969) đã được ký kết. Công ước có hiệu lực từ 18/07/1982 đối
với tàu mới và từ 18/07/1994 đối với tàu hiện có.
Hiện nay, cùng với công ước TONNAGE 1969, nhiều quốc gia trên thế
giới (Nhật Bản, Hy Lạp, …) vẫn sử dụng các quy định đo dung tích của riêng
mình và hầu hết các quốc gia đều có quy định về đo dung tích cho các tàu
không thuộc phạm vi áp dụng công ước TONNAGE 1969. Ngoài ra, 2 quy
định đo dung tích sau vẫn đang còn hiệu lực:
-

Quy định đo dung tích tàu qua kênh Panama.
Quy định đo dung tích tàu qua kênh Suez.

Như vậy, trên các tàu hoạt động tuyến quốc tế có thể có tới 4 GCN
dung tích khác nhau: GCN theo công ước TONNAGE 1969, GCN dung tích
theo luật quốc gia, GCN dung tích theo quy định qua kênh Panama, GCN
dung tích theo quy định qua kênh Suez.

17


Câu 17: Mục đích sử dụng các trị số đo dung tích tàu biển?
Đăng ký tàu: hầu hết các quốc gia trên thế giới đều yêu cầu trước khi
đăng ký, tàu phải được đo dung tích theo một quy định nào đó.
Để thống kê và so sánh quy mô của đội tàu các quốc gia và quốc tế.

Định mức phạm vi áp dụng các luật lệ quốc tế.
Làm cơ sở cho việc tính các chi phí dịch vụ và thuế: dịch vụ cảng, kéo
tàu, hoa tiêu, đèn biển, luồng lạch, kênh đào, …

18


Câu 18: Những điều kiện chung để chính quyền hành chính cấp chứng
chỉ theo quy định của công ước STCW 78 (mục VI phần A)?
1.

2.

Các chứng chỉ dành cho thuyền trưởng, các sỹ quan và thủy thủ sẽ được
cấp cho những đối tượng đáp ứng các yêu cầu thỏa mãn với đòi hỏi của
chính quyền hành chính về:
- Thâm niên đi biển
- Tuổi đời
- Sức khỏe
- Huấn luyện
- Khả năng chuyên môn
- Các kỳ thi
- Tuân thủ theo những điều khoản phụ của phụ lục trong công ước.
Các chứng chỉ dành cho thuyền trưởng, các sỹ quan được cấp theo mục
này sẽ phải được chứng thực bằng cách chính quyền hành chính cấp
theo mẫu như được mô tả trong quy định I/2 của phụ lục. Nếu ngôn ngữ
sử dụng không phải là tiếng Anh thì giấy chứng tực phải bao gồm cả
bản dịch ra tiếng Anh.

19



Câu 19: Sự cần thiết của việc ra đời bộ luật STCW 95?
Tuy công ước STCW 78 có hiệu lực từ 28/04/1984 song trong quá trình
thực hiện còn nhiều bất cập như:
-

Thiếu độ chính xác trong các tiêu chuẩn bắt buộc
Do không có sự giải thích rõ ràng nên mỗi thành viên hiểu và triển
khai công ước một cách khác nhau
Công ước chỉ đề cập đến thời gian đi biển tối thiểu mà không làm rõ
được kỹ năng và khả năng chuyên môn cần phải có
Công ước được soạn thảo và phát triển từ những năm 70 nên không
đáp ứng được những thay đổi của đội tàu buôn thế giới về kích cỡ
tàu, công nghệ tiên tiến được áp dụng, thay đổi về bố trí thuyền viên,


Mục đích chủ yếu cần phải đạt được thông qua đổi mới công ước:
-

-

-

Nhằm chuyển đổi toàn bộ yêu cầu bắt buộc dạng bộ luật
Làm rõ hơn kỹ năng và năng lực cần đòi hỏi và áp dụng phương
pháp huấn luyện hiện đại
Đòi hỏi chính quyền hành chính duy trì việc kiểm tra trực tiếp và
chứng nhận khả năng chuyên môn của các thuyền trưởng, các sỹ
quan và các sỹ quan VTĐ, những người được giao nhiệm vụ phục vụ

trên các con tàu
Làm cho các nước thành viên tham gia công ước có trách nhiệm giải
thích chon ha thông qua IMO về việc thực hiện một cách chính xác
công ước và chất lượng thực hiện huấn luyện và cấp chứng chỉ của
họ
Các bổ sung sửa đổi có hiệu lực đối với tất cả các nước tham gia
công ước với thời gian chậm trễ ít nhất.

20


Câu 20: Những yêu cầu tối thiểu bắt buộc của Việt Nam để cấp GCN
khả năng chuyên môn cho sỹ quan trực ca boong tàu từ 500GT trở lên?
Mỗi sỹ quan trực ca boong làm việc trên tàu từ 500GT trở lên phải có
chứng chỉ thích hợp. Mỗi đối tượng muốn được cấp chứng chỉ phải:
-

-

-

-

Có tuổi đời không dưới 18
Có thời gian phục vụ trên biển được chứng nhận không ít hơn 1 năm
bao gồm cả thời gian huấn luyện trên tàu đáp ứng yêu cầu nêu ở
phần A-II/1 của bộ luật STCW và phải được ghi ở “sổ ghi nhận huấn
luyện” đã được phê chuẩn. Nếu khác đi thì phải có thời gian đi biển
được chứng nhận không ít hơn 3 năm
Đã thực hiện chức trách trực ca boong trong giai đoạn phục vụ trên

biển theo yêu cầu dưới sự giám sát của thuyền trưởng hoặc sỹ quan
có trình độ trong thời gian không ít hơn 6 tháng
Đáp ứng các yêu cầu của các quy tắc tại chương IV một cách thích
hợp nhằm thực hiện được nhiệm vụ thông tin liên lạc theo các quy
định về thông tin viễn thông
Đã hoàn thành chương trình đào tạo và huấn luyện đã được phê
chuẩn và đáp ứng các tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nêu ở phần
A-II/1 của bộ luật STCW.

Câu 21: Những yêu cầu bắt buộc của Việt Nam để cấp GCN khả năng
chuyên môn cho thuyền trưởng và đại phó trên các tàu từ 3000GT trở
lên?
Mỗi thuyền trưởng và đại phó làm việc trên tàu từ 3000GT trở lên phải
có chứng chỉ thích hợp. Mỗi đối tượng muốn được cấp chứng chỉ phải:
-

Đáp ứng những yêu cầu về cấp chứng chỉ đối với sỹ quan trực ca
boong trên tàu từ 500GT trở lên và có thời gian phục vụ trên biển
được xác nhận là đủ đối với chức danh này: Không ít hơn 12 tháng
đối với trường hợp cấp GCNKNCM cho chức danh đại phó, không ít
hơn 36 tháng đối với trường hợp cấp GCNKNCM cho chức danh
thuyền trưởng (có thể giảm xuống không ít hơn 24 tháng nếu đã có
không ít hơn 12 tháng đảm nhận chức danh đại phó).
21


-

Đã hoàn thành chương trình đào tạo và huấn luyện được phê chuẩn
và đáp ứng các tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nêu ở phần A-II/2

của bộ luật STCW đối với thuyền trưởng và đại phó trên tàu từ
3000GT trở lên.

22


Câu 22: Mức trách nhiệm quản lý, mức trách nhiệm vận hành, mức
trách nhiệm trợ giúp theo STCW 78/95?
-

-

-

Mức quản lý là mức độ trách nhiệm có liên quan đến được phân
công làm việc với chức danh thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng,
máy hai trên các tàu viễn dương và đảm bảo rằng mọi chức năng
trong lĩnh vực thuộc trách nhiệm được giao được thực hiện một cách
chính xác và đầy đủ.
Mức vận hành là mức độ trách nhiệm có liên quan đến được phân
công làm việc với chức danh sỹ quan trực ca boong hoặc máy hoặc
sỹ quan ca buồng máy loại không cần trực ca trong một số giờ hoặc
đối với sỹ quan VTĐ. Trực tiếp duy trì việc thực hiện tất cả các chức
năng trong phạm vi trách nhiệm được giao theo một quy trình thích
hợp và dưới sự chỉ dẫn của cá nhân ở mức trách nhiệm quản lý.
Mức trợ giúp là mức độ trách nhiệm có liên quan đến việc hoàn
thành các công việc, nhiệm vị hoặc trách nhiệm được giao trên tàu
viễn dương dưới sự hướng dẫn của các sỹ quan cấp trên.

23



Câu 23: Các GCN khả năng chuyên môn bộ phận boong theo quy định
của Việt Nam?
1.

2.

3.

GCN huấn luyện nghiệp vụ cơ bản: do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp
cho thuyền viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ
bản về kỹ thuật cứu sinh, phòng cháy, chữa cháy, sơ cứu y tế cơ bản, an
toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội phù hợp với quy định của công
ước STCW.
GCN huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt: do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp
cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn
luyện nghiệp vụ đặc biệt, phù hợp với quy định của công ước STCW
sau:
- Cơ bản tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hóa lỏng
- Nâng cao tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hóa lỏng
- Quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro
- Huấn luyện an toàn cho nhận viên phục vụ trực tiếp trên khoang
hành khách tàu khách và tàu khách Ro-Ro
- Huấn luyện an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên
vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro
- Quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách và
tàu khách Ro-Ro
GCN huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn: do cơ sở đào tạo, huấn luyện
cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn

luyện nghiệp vụ chuyên môn, phù hợp với quy định của công ước
STCW sau:
- Quan sát và đồ giải Radar/Arpa
- Hệ thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu (GMDSS)
- Chữa cháy nâng cao
- Sơ cứu y tế
- Chăm sóc y tế
- Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn
- Xuồng cứu nạn cao tốc
- Nhận thức an ninh tàu biển
- Thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể
- Sỹ quan an ninh tàu biển
- Quản lý đội ngũ, nguồn lực buồng lái
24


-

Tiếng Anh hàng hải
Hải đồ điện tử
Quản lý an toàn tàu biển.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×