Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CÂU hỏi ôn tập môn tự ĐỘNG hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.57 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TỰ ĐỘNG HÓA

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TỰ ĐỘNG HÓA TRONG ĐÓNG TÀU
Câu 1. Tình hình ứng dụng tự động hóa trong đóng tàu tại Việt Nam?
- Tự động hóa đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất nhưng thành quả còn hạn chế.
- Khó khan trong việc cạnh tranh, nghiên cứu, thương hiệu.
- Thuận lợi là sự hợp tác toàn diện, cơ hội học hỏi, nắm bắt công nghệ, sự đầu tư và chính
sách của nhà nước.
Câu 2. Các ứng dụng của tự động hóa trong đóng tàu?
Các lĩnh vực trong đóng tàu đã ứng dụng TĐH :
Quá trình đóng tàu được tiến hành theo các bước sau:

a, Trong lĩnh vực thiết kế sơ bộ
- Hiện nay các tác giả trong nước đã áp dụng các phần mềm tính toán của các hãng thiết kế nước
ngoài như: Autoship, Tribon, Fastship, Maxsulf ... để xây dựng 1 số chương trình tự động hoá
quá trình xác định kích thước chủ yếu, xây dựng tuyến hình tàu, tính toán các tính năng của tàu
như tính nổi ổn định, tự động hoá quá trình tính toán sức cản và thiết kế chong chóng đã mang lại
nhiều hiệu quả.
b, Trong lĩnh vực thiết kế kĩ thuật và thiết kế thi công
- Thiết kế kĩ thuật dựa trên kết quả thiết kế sơ bộ tập trung vào thảo mãn các yêu cầu của ĐK và
tạo nên các sơ đồ, bố trí cần thiết cho thiết kế chi tiết. Trong thiết kế kĩ thuật , người ta thường sử
dụng các phần mềm thiết kế chuyên dùng để thiết kế như: Autoship, Nupas-cadmatic, Tribon,
Shipconstructor ...
- Phạm vi chủ yếu của thiết kế thi công là quá trình đóng tàu. Phần mềm thiết kế thi công liên
quan đến kết cấu thân tàu có nhiều những phần mềm hỗ trợ như :Nupas-cadmatic, Tribon,
Shipcontructor.
c, Trong lĩnh vực đóng tàu
- Trong lĩnh vực đóng tàu chúng ta đang áp dụng tự động hoá rộng rãi. Công nghệ hàn tự động,
cắt tự động bằng máy cắt CNC, các robot sơn tự động đã đc ứng dụng phổ biến tại đa số nhà máy
đóng tàu.
Câu 3: Khái niệm xấp xỉ? Các dạng xấp xỉ?


a, Khái niệm xấp xỉ : Xấp xỉ là sự thay thế hàm F(x) bằng một hàm f(x) nào đó.Sự thay thế này là
cần thiết khi hoàn toàn không biết gì về hàm F(x) hoặc có thông tin hạn chế về nó như chỉ biết giá
trị của F(x) tại một số mốc nhất định.
b, Các dạng xấp xỉ
*Theo tiêu chuẩn gần đúng
+ Xấp xỉ chính xác tại mốc (còn gọi là nội suy): Được dùng khi có yêu cầu tại các mốc nội suy
nhất định (x0, x1, x2, x3... xn) hàm F(x)và hàm xấp xỉ f(x) là bằng nhau. ( hình vẽ)
+ Xấp xỉ theo phương pháp bình phương tối thiểu : Đc dùng khi có yêu cầu như sau:
Tích phân từ (x0) đến (xn) [f(x) – F(x)] ^2 dx → min ( hình vẽ)
+ Xấp xỉ với sai số nhỏ nhất:đc dùng khi có yêu cầu cần chênh lệch lớn nhất giữa 2 hàm là nhỏ
nhất.
[f(x) – F(x)]max → min ( hình vẽ)
1


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TỰ ĐỘNG HÓA

*Theo dạng hàm xấp xỉ
+Đa thức đạisố bậc n (parabol bậc n)
f(x) = ao + a1.x + a2.x2 +…. + an.xn trong đó an ≠ 0
Biểu thức này được gọi là parabol bậc n. Nó có (n+1) hệ số và có thể chọn một cách thích hợp để
thoả mãn (n+1) đk. Từ đó nhận thấy rằng muốn viết đa thức xấp xỉ cho hàm F(x) với giả sử 3
mốc nội suy x0, x1, x2 thì các điểm này f(x) và F(x) trùng nhau, điều này chỉ có thể thực hiện bằng
1 parabol bậc 2.
Một cách tổng quát với n toạ độ (n điểm xđ) thì ta có thể xây dựng được 1 đa thức bậc n-1
+ Đa thức lượng giác f(x) = a0 + ∑ (k=1→m) của (ak.coskx + bk.sin kx)
+ Phân thức từ 2 đa thức bậc m và n
f(x) = (a0 + a1.x + a2.x2+…..+ am.xm) / ( b0 + b1.x + b2.x2 + …+ bn xn)
Câu 4: Xấp xỉ theo phương pháp bình phương tối thiểu? Cho ví dụ minh họa.
- Xấp xỉ chính xác tại các mốc,nội suy :đc dùng khi có yêu cầu tại các mốc nội suy nhất định

(x0,x1…xn) hàm hốc F(x) và hàm xấp xỉ f(x) bằng nhau,với I =0 > n
-xấp xỉ thep phương pháp bình phương tối thiểu :giả sự có 2 đại lượng x và y có mối liên hệ phụ
thuộc nhau theo 1 số qui luật đã biết .
VD y=a + bx ; y =a +bx +cx2 ;nhưng chưa biết cụ thể các tham số a,b,c.để xđ chúng ta thực hiện
các thí nghiệm,đo đạc…đc các cặp xi,yi theo bảng.
Rồi áp dụng pp bình phương tối thiểu xác định a,b,c
+VD y = a+bx khi đó yi-b-bxi =i,i =1,2..,b là các sai số tại xi,do đó ta có S = ∑( − −
) là
tổng bình phương các sai số
Mục đích pp bình phương bé nhất là xđ các tham số a,b để S bé nhất,khi đó a và b là nghiệm hệ
pt
S/a = 0 và S/b=0 hay na+b∑ =∑
hay a∑
+b∑ =∑ .
từ bảng ta có ∑ .
,∑ ,∑ ,∑ . ℎ à ℎệ à ả ì đ ,
-TH y =a +bx+cx2 các tham số a,b,c là nghiệm của hệ pt chính tắc
+ ∑ + ∑ =∑

⎪ ∑ + ∑ + ∑ =∑ .
sau
⎨ ∑ + ∑ + ∑ =∑ .


- Xấp xỉ với sai số nhỏ nhất :đc dùng khi có yêu cầu cần chênh lệch lớn nhất giữa 2 hàm nhỏ nhất
Câu 5: Khái niệm nội suy? Các phương pháp nội suy?
Trong tính toán người ta sử dụng những hàm y= F(x) mà k biết biểu thức cụ thể của nó mà chỉ
biết giá trị F(x) tại các mốc x0,x1…,xn , của đoạn [a,b] nào đó,các gía trị này nhận đc từ đo đạc và
thực nghiệm,nhưng khi tính toán lại cần những gía trị của hàm số tại các điểm trung gian
khác,khi đó ta dựa vào các gía trị đã biết để xác định chúng.

Để giải quyết bài toán này ta xây dựng f(x) có dạng đơn giản sao cho nó có gía trị trùng F(x) tại
các mốc x0,x1…,xn … còn tại các điểm khác trên đoạn [a,b] thì f(x) cũng trùng hoặc có gtri gần
sát F(x).Bài toán này gọi là bài toán nội suy
*các phương pháp nội suy
1-nôi suy tuyến tính (nội suy cấp 1)
Thực hiện qua công thức : f(x) =f(x0) + f.
Trong đó f =f1-f0 ; =x/ ;=x1-x0 gọi là bước
2-nội suy cao cấp (nôi suy cấp 2)
-theo công thức nội suy của Bensen : f(x) =f(x0) + f(x0).-1/2 .2f(x0)..’
2


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TỰ ĐỘNG HÓA

Trong đó f sai phân cấp 1; sai phân cấp 1 của 1 hàm số tại 1 mốc liên tiếp i và i+1 cách nhau 1
khoảng  ;f(xi)=f(xi+1)-f(xi)
2f sai phân cấp 2 ;sai phân cấp 2 là sai phân của sai phân cấp 1
 =x/ =1-’ ; ’ =x’/ với x’=-x
f(x0)=f(x1)-f(x0)
-Biểu thức nội suy Lagrange
f(x)=F0(x).f0+F1(x).f1+..+Fn(x).fn=∑

Fi(x). fi ; trong đó Fi(x)=

j( )

j( )

với j ( )=∏


.( −

)
Câu 6: Trình bày đa thức nội suy Lagrange? Tính chất của hàm Lagrange? Cho ví dụ minh
họa?
-Biểu thức nội suy Lagrange
f(x)=F0(x).f0+F1(x).f1+..+Fn(x).fn=∑

Fi(x). fi ; trong đó Fi(x)=

j( )

j( )

với j ( )=∏

.( −

)
Câu 7: Trình bày phép nội suy cấp 2 của Bensen, cho ví dụ minh họa?
-theo công thức nội suy của Bensen : f(x) =f(x0) + f(x0).-1/2 .2f(x0)..’
Trong đó f sai phân cấp 1; sai phân cấp 1 của 1 hàm số tại 1 mốc liên tiếp i và i+1 cách nhau 1
khoảng  ;f(xi)=f(xi+1)-f(xi)
2f sai phân cấp 2 ;sai phân cấp 2 là sai phân của sai phân cấp 1
 =x/ =1-’ ; ’ =x’/ với x’=-x
f(x0)=f(x1)-f(x0)
Câu 8: Định nghĩa về tự động hóa?
Tự động hóa là công nghệ dùng các hệ thống máy tính điện tử, cơ khí phức tạp để điền khiển sản
xuất chế tạo,các hệ tự động hóa gồm :
-các máy gia công tự động

-các hệ thống xếp dỡ tự động
-các dây chuyền sản xuất liên tục
-các hệ điều khiển có phản hồi
-các hệ điều khiển bằng máy tính
-các hệ thống sử dụng máy tính để thu thập số liệu lập kế hoạch và hỗ trợ sản xuất.
-trong công nghiệp chế tạo cơ khó và trong nghành đóng tàu có 3 kiểu hệ thống sản xuất tự động
chính :
+hệ thống tự động cố định :thực hiện 1 dãy cố định các nguyên công
+hệ thống tự động lập trình được: thứ tự các nguyên công,thao tác có thể lập trình điều
khiển được
+hệ thống tự động thông minh :có 1 mức độ tự điều khiển,tự hoạt động thích ứng với các
điều kiện bên ngoài khác nhau
Câu 9: Trình bày các khái niệm về CAD, CAM, CAE, CE và CIM?
CAD(computer-adied design –thiết kế có trợ júp của mtính):dùng máy tính và công ngệ số hỗ trợ
cho công tác thiết kế. Phổ biến nhất là dùng máy tính và các phần mềm chuyên dụng để vẽ các
bản vẽ thiết kế.
-CAM(chế tạo có hỗ trợ bằng máy tính) : dùng máy tính để lập trình, điều khiển,theo dõi,hiệu
chỉnh,…để tác động vào hoạt động của máy,công cụ chế tạo.VD các máy cắt,uốn điều khiển bằng
chương trình số là những loại thiết bị CAM.
3


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TỰ ĐỘNG HÓA

-CAE(computer-aided engineering-công tác kĩ thuật có hỗ trợ bằng máy tính):dùng máy tính và
các công ngệ số để htrợ các công tác kĩ thuật như tính toán thiết kế,tối ưu hóa,kiểm tra sai
sót,…của 1thiết kế sản phẩm. Các phần mềm tính toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn (FEAfinite element analysis) là 1ví dụ của CAE.
-CE (concurrent engineering –kỹ thuật đồng thời):là 1quan điểm thiết kế xét đến tất cả các yếu tố
ảnh hưởng đến sản phẩm trong vòng đời của sản phẩm. Theo quan điểm này,ngay từ khi thiết kế
đã có sự tham gia đồng thời của các kỹ sư,người sử dụng,kế toán theo dõi chi phí,người bán

hàng,người bảo hành bảo trì,…và mọi ng có liên quan đến toàn bộ qúa trình thiết kế,chế tạo,khai
thác,sửa chữa và thanh lý sản phẩm . Mục đích của kĩ thuật đồng thời là rút ngắn thời gian,xử lí
song song,đồng thời cá vấn đề kĩ thuật trong 1vòng đời sản phẩm thay cho việc xử lý tuần tự như
trước đây.
-CIM(computer integrated manufacturing-chế tạo tích hợp bằng máy tính):là sự tích hợp toàn bộ
các hoạt động của 1cơ sở sản xuất bằng các hệ thống máy tính và truyền dẫn dữ liệu theo 1 quan
điểm quản lý mới nhằm cải thiên hiệu quả của tổ chức và con người.
Các thành phần của CIM gồm CAD,CAM,CAPP(computer-adied process planning-lập kế hoạch
sản xuất có hỗ trợ bằng máy tính),CAQ(computer-adied quality assurance-bảo đảm chất lượng có
hỗ trợ bằng máy tính)
Câu 10: Trình bày các khái niệm về mô phỏng ảo và thực tế ảo ứng dụng trong đóng tàu?
*Mô phỏng ảo : một kỹ thuật dựa trên phần mềm máy tính,mô hình hóa hệ thống cơ khí về hình
dáng,mô phỏng các hoạt động của nó để có thể xem hoạt động của nó hoạt động trong không gian
3 chiều trên máy tính trong những điều kiện gần giống thực. Từ đó có thể hiệu chỉnh tối ưu hóa
thiết kế
* Thực tế ảo: kỹ thuật máy tính dùng để mô phỏng một môi trường thật,vúi dụ như một con tàu.
Người quan sát được trang bị những bộ quần áo và trang thiết bị đặc biệt nối với máy tính có thể
“bước vào” con tàu ảo đó và đi lại,xem xét mọi nơi như trong một con tàu thật.
Câu 11: Các công đoạn sản xuất trong đóng tàu?
- Là các hoạt động tác động ( gia công trên máy ,lắp ráp,vận chuyển,xếp dỡ,..) vào các đối tượng
vật chất. các công đoạn sản xuất trong đóng tàu gồm các loại sau:
P.1 : Nhận và sơ chế vật tư
P.2 : Lấy dấu,cắt và chuẩn bị(vát mép,..)các loại thép tấm và thép hình
P.3 : Chế tạo các cụm chi tiết phẳng
P.4 : Chế tạo các cụm chi tiết khối trong phân xưởng
P.5 : Lắp ráp các cụm chi tiết khối và phân đoạn
P.6 : Chế tạo ống, bệ máy,..
P.7 : Chuẩn bị trang thiết bị
P.8 :Làm sạch, sơn, mạ
P.9 : Đấu đà,lắp trang thiết bị vào trên đà hoặc trong ụ

P.10 : Lắp trang thiết bị (đi ống,lắp máy…)
P.11 : Hoàn thiện và lắp ráp trang thiết bị trên tàu đã hạ thủy
P.12 : Thử tại bến và thử đường dài
Các công đoạn trên không nhất thiết phải kế tiếp nhau. Ngoài ra còn có 2 công đoạn hỗ trợ các
công đoạn trên trong suốt quá trình đóng tàu :
P.13 : vận chuyển và xếp dỡ
P.14 : kiểm tra kích thước và kiểm tra chất lượng
Một yếu tố quan trọng cần lưu ý là địa điểm thực hiện các công đoạn :
4


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TỰ ĐỘNG HÓA

- Các công đoạn P1 - P7 nói chung là thực hiện trong nhà xưởng và có thể dùng các dây chuyền
SX, các trang thiết bị tự động hoặc bán tự động.
- Các công đoạn từ P9 đến P12 được thực hiện ngoài xưởng, trên đà, trên ụ hoặc trên tàu đã hạ
thủy đang neo tại bến.
- Các công đoạn P8,P13,P14 có thể làm bên trong hoặc ngoài xưởng.
Câu 12: Các công đoạn thông tin chính trong đóng tàu?
I.1 thiết kế sơ bộ
I.2 thiết kế cơ bản
I.3 thiết kế chi tiết
I.4 các quy trình sản xuất
I.5 thiết kế thi công và lập kế hoạch thi công
I.6 lập trình cho các máy ,thiết bị tự động
I.7 quản lý vật tư
I.8 quản lý các nhà thầu phụ
I.9 lập kế hoạch sản xuất và chuẩn bị sản xuất
Câu 13: Tích hợp thiết kế cơ bản với thiết kế chi tiết và Tích hợp thiết kế chi tiết với các
hoạt động sản xuất trong đóng tàu?

- Tích hợp thiết kế cơ bản với thiết kế chi tiết :
Trong thiết kế cơ bản các đặc tính chính của tàu như thiết kế buồng máy,sơ đồ các hệ thống,…đã
được xác định chính xác. Các đặc tính kỹ thuật (specifications)được phát biểu rõ ràng. Người
thiết kế chỉ lấy các thông tin đó từ bản vẽ thiết kế cơ bản,do đó kết quả phụ thuộc vào trình độ và
tính cẩn thận khi dọc bản vẽ.
Hiện nay trong một số hệ thống thiết kế 3 chiều các dữ liệu liên quan được lưu trữ trong một cơ
sở dữ liệu để khi sử dụng thiết kế chi tiết. do đó loại trừ được các sai sót của người thiết kế.
Dữ liệu cũng cần được trao đổi với hệ thống mua sắm, vận chuyển vật tư. Đây là một quá trình
phức tạp vì thiết kế cơ bản cần thông tin về trang thiết bị,thông tin này chỉ chính xác khi có quyết
định về mua sắm. quá trình mua sắm cần xử lý kỹ thuật,thời hạn cần có vật tư trong lịch đóng tàu
quyết định tiến độ mua sắm vật tư. Vì phần lớn giá tàu nằm ở giá vật tư nên sự phát triển hệ
thống tích hợp như nêu trên là rất quan trọng trong tương lai.
- Tích hợp thiết kế chi tiết với các hoạt động sản xuất :
Việc tính hợp thiết kế với các công cụ sản xuất hiện nay đã trở thành thực tế. các thiết kế 3 chiều
đã tạo ra tất cả các dữ liệu hình học và vật liệu cần thiết cho các máy gia công. Điển hình là các
thông tin về cắt tôn,cắt và uốn ống đã được đưa trực tiếp từ máy tính thiết kế vào máy gia công.
Câu 14: Tích hợp quá trình lập kế hoạch sản xuất?
- Chức năng của lập kế họach sản xuất là đảm bảo rằng mọi điều kiện cần để sản xuất được thỏa
mãn. Nghĩa là có đủ mặt bằng,thợ, máy móc công cụ,vật tư,bản vẽ,nhà thầu phụ..tại đúng chỗ và
đúng thời điểm cần đến.
- Việc điều khiển luồng vật tư là một trong những nhiệm vụ chính của công tác lập kế hoạch sản
xuất. công việc này bắt đầu trước cả khi ký hợp đồng đóng tàu vì khi đó đã có quyết định dùng
các loại vật tư chính. Tiến độ mua sắm sẽ ảnh hưởng đến tiến độ đóng tàu và cả tiến độ thiết
kế. các công việc khoán trọn gói cho các nhà thầu phụ thuộc loại mua sắm vật tư này. Đặc biệt
việc theo dõi các công việc thầu phụ nên được tích hợp rất chặt chẽ với hệ thống quản lý riêng
của nhà máy.
- Quá trình đóng một con tàu là một mạng lưới rất lớn các công việc khác nhau,phụ thuộc vào
nhau rất nhiều và rất phức tạp. tuy vậy các loại tàu có khác nhau,quá trình đóng tàu vẫn có nhiều
5



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TỰ ĐỘNG HÓA

điểm chung. Vì vậy có thể mô tả chúng một cách đủ chính xác để tạo nên những phần mềm thích
hợp.
- Nhà máy đóng tàu ảo có thể là một công cụ tương lai trong việc tích hợp và quản lý nhà máy
đóng tàu thật.các công cụ ảo tương tự đã được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô. Mô hình
nhà máy đóng tàu ảo nên được tích hợp vơi mô hình tàu. Hai mô hình đó kết hợp lại sẽ là một
công cụ mạnh để điều hành mạng lưới các nhà cung cấp vật tư,nhà thầu phụ và các nguồn lực của
bản thân nhà máy đóng tàu.
Câu 15: Ý nghĩa của việc mô phỏng các quá trình đóng tàu trên máy tính?
Các phương án sản xuất khác nhau có thể được xem xét dễ dàng, trực quan và chính xác.
- Các bên liên quan nhanh chóng hiểu được công đoạn và phần việc của họ trong đó.
- Dễ dàng chứng minh được hiệu quả của việc đóng các môđun, diện tích cần cho lắp ráp thiết bị.
Ưu điểm chính đối với các nhà thầu phụ là họ có thể có được các số liệu kĩ thuật, mô tả quá trình
lắp đặt ngay cả trước khi hợp đồng được kí, do đó có thể chuẩn bị kế hoạch và thiết kế chi tiết
thích hợp.
Các phần mềm lập kế hoạch, tiến độ, theo dõi thi công có thể kết nối vào mô hình 4 chiều và cập
nhật tiến độ cùng với mô hình.
Hiện nay, số giờ công thiết kế cho 1 tàu khách du lịch có thể lên tới 100.000 công tùy thuộc vào
mức độ và chất lượng thiết kế cơ bản, tính toán thành tiền là khoảng 5-10 tr USD. Hiệu quả của
việc dùng mô hình sản phẩm ảo phù hợp vào giai đoạn đầu thiết kế là rất lớn.
Câu 16: Cấu trúc của phần mềm Autoship? Ưu điểm và nhựơc điểm của phần mềm?
Trong số các phần mềm thì autoship là phần mềm đến với ngành đóng tàu VN đầu tiên. Gồm 5
module:
Auto ship:xây dựng tuyến hình và phóng dạng
Auto plate:chia tôn và khai triển tôn vỏ
Auto hydro:tính toán yếu tố thủy lực tính năng
Auto power:tính toán sức cản, cống suất máy
Auto Structure:mô hình hóa kết cấu, xuất ra bản vẽ thi công kết cấu

Auto Nest:sắp xếp tối ưu cacsc chi tiết phóng dạng nẹp và các chi tiết thép hình
-Auto ship:
+cung cấp cho người dùng công cụ để tự xây dựng tuyến hình. Công cụ này hữu ích cho các tàu
nhỏ và xuồng, tàu cao tốc có chiều dài nhỏ hơn 50m,có hình dáng vỏ đơn giản
+cung cấp công cụ để dựng tuyến hình theo mẫu có sẵn, nhờ công cụ này người dùng có thể dựng
tuyến hình theo số liệu sẵn có, nhờ công cụ này người dùng có thể dựng tuyến hình theo sườn
thực, cắt dọc thực,đường nước thực
-Auto plate:
+căn cứ trên bề mặt vỏ bao được tạo bởi Auto ship,phần mềm cung cấp công cụ để tạo cấc tờ tôn
với kích thước xác định,phần mềm tự động khai triển các tấm tôn
+Dữ liệu đầu ra bao gồm bản vẽ đầy đủ cho từng tấm tôn (3 hình chiếu và hình khai triển). Ngoài
ra trên các hình còn đầy đủ các vết sườn, vết cắt dọc hay vết đường nước
-Auto Hydro:
+cung cấp công cụ để tính toand một cách nhanh chóng và chính xác các yếu tố thủy lực, ổn định
của tàu ở mọi trạng thái tải trọng của tàu. Bên cạnh đó là công cụ để tính toán sung tích khoang
két
+Cung cấp công cụ để tính toán mô men uốn và ứng suất do uốn dọc chung thân taufowr trạng
thái tải trọng do áp lực thủy tĩnh gây ra
-Auto Power:
6


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TỰ ĐỘNG HÓA

+tự đông tính toán sức cản cho tất cả các loại tàu dựa trên thông số kích thước chủ yếu của thân
tàu,dạng tuyến hình
+trên cơ sở kết quả thu dc về sức cản toàn bộ, phần mềm cung cấp công cụ hỗ trợ tính toán công
suất máy và đường kính chân vịt tối ưu
+phần mềm tự động xuất ra các đồ thị:đường cong sức cản,công suất máy theo tốc độ
-Auto Structure:

+Cung cấp công cụ để mô hình hóa kết cấu thân tàu dạng mô hình 3 chiều 1 cách nhanh chóng,
chính xác
+Kết quả ra là các bản vẽ kết cấu,dạng hình chiếu và mặt cắt, bản vẽ lắp ráp dạng không gian 3
chiều, bảng tổng hợp khối lượng vật tư và tọa độ trọng tâm các phân,tổng đoạn
-Auto Nest:
+Cung cấp cho người dùng công cụ để sắp xếp tối ưu các chi tiết dạng nẹp và các chi tiết dạng
thép hình với mục đích sử dụng vật tư tiết kiêm nhất
+chương trình có thể tự động sắp xếp hàng nghìn chi tiết lên khổ tôn cho trước trong vài phút
+Bản vẽ các chi tiết đã được sắp xếp tối ưu được chương trình xuất ra dưới dạng file Cad hoặc
dxf để có thể tương thích với các phần mềm chuyển sang mã CNC đưa và máy cắt
Câu 17: Cấu trúc của phần mềm Shipconstructor? Ưu điểm và nhựơc điểm của phần mềm?
- Shipcam loft
-Tạo vỏ bao cho toàn tàu
+tự dựng
+Nhập tuyến hình 3D từ 1 phần mềm khác
+nhập bảng trị số tuyến hình
-Tạo ra các đường sườn,đường cắt dọc,đường nước trên vỏ tôn bao tàu
-Chia tôn bao toàn tàu
-Đưa ra được trị số bệ khuôn,dùng làm dưỡng mẫu
- Hull
-tượng tự như Ship Cam
-Chạy trên môi trường CAD → dễ sử dụng
-Tạo các nẹp dọ mạn (nẹp vặn)
- Structure-Mô hình hoá kết cấu
-X.dựng đc thư viện vật liệu (manager)
-Xuất ra các file phục vụ cho hạ liệu
-Xuất ra bản tổng hợp vật tư toàn tàu (report)
- Out fit:chế tạo,chỉnh sửa trang thiet bị toàn tau
- piping -Hỗ trợ cho viếc đi ống
-Kiểm tra sự va chạm giữa ống và kết cấu

- Auto Nest
-công cụ giúp chúng ta sắp xêp các chi tiết lên tôn một cách tự động (hiệu quả 95%,tôn thừa 5%)
-Quản lí phần vật tư dư thừa
- Manual nest: Sắp xêp xong các chi tiết bằng cách thủ công
- Profile nest: Sắp xếp tối ưu các chi tiết có dạng thép hình
Sắp xếp tự động các chi tiết theo từng chủng loại vạt tư một cách tiết kiệm nhất
- Nc – pyros: Chuyển các bản vẽ ci tiết từ dạng file dwg hay dxf sang file chương trình điều
khiển máy cắt CNC
- Buildstrategy: Hỗ trợ người dùng thiết lập quy trình lắp ráp kết cấu thân tàu 1 cách tối ưu
- Penetrations:
7


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TỰ ĐỘNG HÓA

-Module tích hợp phần dg ống và phần kết cấu để tạo và kiểm tra lỗ khoét trên kết cấu cho dg ống
chui qua.Với sự trợ giúp này,chương trình sẽ tự động nhận biết sự giao cắt giữa dg ống và kết
cấu,trên cơ sở đó chương trình sẽ tự động tạo lỗ khoét trên cơ cấu cho ống chui qua với quy cách
theo quy định trước của ng dùng
- Manager report:
-Giúp cho ng dùng tự động xuất ra bảng tổng hợp vật tư,thống kê trọng lượng và trọng tâm từng
chi tiết, từng nhóm chi tiết và từng phân tổng đoạn. Chương trình sẽ tự động tổng hợp các thong
tin về vật tư theo trình tự lắp ráp
- Manager:- SC là phần mềm có thể dùng trong môi trg mạng lên module này giúp cho ng dùng
quản lý và phân quyền truy cập cho các máy trạm
- Là công cụ quản lý toàn bộ dữ liệu nhu lưu trữ, cắt dán hay sao chép,khôi phục dữ liệu. Bên
cạnh đó, module này còn hỗ trợ ng dùng trong việc quản lý các số liệu liên quan đến từng dự án
như thư viện vật liệu,các tiêu chuẩn nút kết cấu,lỗ khoét …

8




×