Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CÂU hỏi THI học PHẦN ĐỘNG cơ đốt TRONG 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.12 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Khoa Máy tàu biển - Bộ môn Động lực tàu biển
---o0o---

CÂU HỎI THI HỌC PHẦN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 2 (4TC)
Hệ: đại học chính quy dài hạn
Ngày cập nhật: 28/4/2014
Câu 1. Thế nào là chu trình lý tưởng động cơ đốt trong? Hãy nêu các giả thiết khi nghiên
cứu chu trình lý tưởng? (20đ, 15’)
Câu 2. Vẽ sơ đồ, giải thích các quá trình và nêu các thông số đặc trưng của chu trình lý
tưởng cấp nhiệt đẳng tích trên đồ thị P-V và T-S? Phần nhiệt cấp và nhiệt thải
trong chu trình lý tưởng cấp nhiệt đẳng tích được thể hiện trên đồ thị T-S bằng
diện tích nào? (biểu diễn các diện tích này trên đồ thị T-S) (30đ, 20’)
Câu 3. Vẽ sơ đồ, giải thích các quá trình và nêu các thông số đặc trưng của chu trình
lý tưởng cấp nhiệt đẳng áp trên đồ thị P-V và T-S? Phần nhiệt cấp và nhiệt thải
trong chu trình lý tưởng cấp nhiệt đẳng áp được thể hiện trên đồ thị T-S bằng
diện tích nào? (biểu diễn các diện tích này trên đồ thị T-S) (30đ, 20’)
Câu 4. Vẽ sơ đồ, giải thích các quá trình và nêu các thông số đặc trưng của chu trình
lý tưởng cấp nhiệt hỗn hợp trên đồ thị P-V và T-S? Phần nhiệt cấp và nhiệt thải
trong chu trình lý tưởng cấp nhiệt hỗn hợp được thể hiện trên đồ thị T-S bằng
diện tích nào? (biểu diễn các diện tích này trên đồ thị T-S) (30đ, 20’)
Câu 5. Viết biểu thức tổng quát và biểu thức toán học của hiệu suất nhiệt của các chu
trình lý tưởng. Hãy giải thích các thành phần trong biểu thức? (25đ, 20’)
Câu 6. Hãy so sánh hiệu suất nhiệt của các chu trình lý tưởng trong các trường hợp sau:
có cùng tỉ số nén ε và nhiệt lượng thải Q3; có cùng tỉ số nén ε và nhiệt lượng cấp
Q1+Q2? (25đ, 20’)
Câu 7. Hãy so sánh hiệu suất nhiệt của các chu trình lý tưởng trong các trường hợp: có
cùng áp suất cực đại Pmax và nhiệt lượng thải Q3; có cùng áp suất cực đại Pmax và
nhiệt lượng Q1+Q2? (25đ, 20’)
Câu 8. Hãy nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến áp suất của không khí trong
xylanh động cơ ở cuối quá trình nạp. Nêu các biện pháp nâng cao giá trị này


trong khai thác động cơ? (20đ, 15’)
Câu 9. Hãy nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ của không khí trong
xylanh ở cuối quá trình nạp. (20đ, 15’)
Câu 10. Trình bày khái niệm hệ số nạp. Viết biểu thức hệ số nạp của động cơ 2 kỳ và
giải thích các thành phần. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số nạp và
lượng không khí nạp vào xylanh động cơ. (30đ, 25’)
Câu 11. Trình bày khái niệm, viết biểu thức và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số
khí sót? (25đ, 20’)

1


Câu 12. Trình bày khái niệm, viết biểu thức và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số
dư lượng không khí động cơ diesel. (30đ, 20’)
Câu 13. Hãy xây dựng biểu thức tính nhiệt độ không khí cuối quá trình nạp của động cơ
không tăng áp và có tăng áp. Giải thích các thành phần trong các công thức?
(30đ, 25’)
Câu 14. Nêu nhiệm vụ của quá trình nén trong động cơ diesel. Viết biểu thức xác định
nhiệt độ, áp suất cuối quá trình nén và giải thích các thành phần trong biểu thức.
Phân tích các yếu tố trong khai thác có thể tác động để nâng cao nhiệt độ cuối
quá trình nén? (30đ, 25’)
Câu 15. Hãy giải thích diễn biến của quá trình nén theo đồ thị P-V và n’1-V? (25đ, 20’)
Câu 16. Hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số nén đa biến trung bình n 1? (20đ,
15’)
Câu 17. Hãy giải thích diễn biến của quá trình giãn nở theo đồ thị P-V và n ’2-V? (25đ,
20’)
Câu 18. Hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giãn nở đa biến trung bình n 2.
Trong khai thác cần tác động vào yếu tố nào để nâng cao chỉ số giãn nở đa biến
trung bình n2? (25đ, 20’)
Câu 19. Viết biểu thức tính lượng không khí lý thuyết để đốt cháy hoàn toàn 1 kg nhiên

liệu và phân tích các yếu ảnh hưởng tới thông số này? (20đ, 15’)
Câu 20. Nêu khái niệm, viết biểu thức định nghĩa và biểu thức toán học của các thông số:
hệ số thay đổi phân tử hoá học, hệ số thay đổi phân tử thực tế? Nêu khái niệm và
viết biểu thức hệ số sử dụng nhiệt. Giải thích các thành phần trong tất cả các
biểu thức trên? (30đ, 25’)
Câu 21. Viết phương trình cân bằng nhiệt tại điểm z của động cơ diesel và giải thích các
thành phần trong phương trình. Cho biết đây là phương trình bậc mấy đối với
thông số nào? Tại sao? (20đ, 15’)
Câu 22. Vì sao trong khai thác người ta phải tìm cách giảm nhiệt độ cháy cực đại T z?
Phân tích các biện pháp làm giảm nhiệt độ cháy cực đại Tz? (20đ, 15’)
Câu 23. Vẽ và chú thích các giai đoạn của quá trình cháy trên đồ thị công khai triển. Nêu
diễn biến và các thông số đặc trưng của giai đoạn chuẩn bị cháy và giai đoạn
tăng áp suất. (30đ, 20’)
Câu 24. Hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn chậm cháy? (25đ, 25’)
Câu 25. Phân tích ảnh hưởng của thời gian chậm cháy kéo dài đến các giai đoạn sau của
quá trình cháy trong xylanh động cơ. Hãy minh họa trên đồ thị công khai triển?
(20đ, 15’)
Câu 26. Hãy nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn cháy rớt của động cơ
diesel. Trong quá trình khai thác, việc động cơ diesel đang bị cháy rớt kéo dài có
thể được đánh giá qua sự thay đổi của các thông số nào. Hãy giải thích điều đó
bằng các kiến thức đã biết về quá trình cháy? (30đ, 20’)

2


Câu 27. Hãy phân loại và nêu khái niệm các kiểu buồng cháy động cơ diesel tàu thủy và
cho biết phạm vi ứng dụng của chúng? (25đ, 20’)
Câu 28. Vẽ sơ đồ kết cấu đơn giản, nêu đặc điểm kết cấu, phân tích các ưu, nhược điểm
của buồng cháy thống nhất. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hòa
trộn không khí-nhiên liệu ở động cơ có buồng cháy thống nhất? (30đ, 25’)

Câu 29. Vẽ sơ đồ kết cấu đơn giản, trình bày đặc điểm kết cấu, phân tích các ưu, nhược
điểm của buồng cháy xoáy lốc. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
hòa trộn không khí-nhiên liệu ở động cơ có buồng cháy xoáy lốc? (30đ, 20’)
Câu 30. Vẽ sơ đồ kết cấu đơn giản, trình bày đặc điểm kết cấu, phân tích các ưu, nhược
điểm của buồng dự cháy. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hòa
trộn không khí-nhiên liệu ở động cơ có buồng dự cháy? (30đ, 20’)
Câu 31. Vẽ sơ đồ kết cấu đơn giản, trình bày đặc điểm kết cấu, phân tích các ưu, nhược
điểm của buồng cháy trên đỉnh piston. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng hòa trộn không khí-nhiên liệu ở động cơ có buồng cháy trên đỉnh piston?
(30đ, 20’)
Câu 32. Trình bày các khái niệm về công chỉ thị và đồ thị công chỉ thị của động cơ
diesel. Trình bày các phương pháp xác định đồ thị công chỉ thị? (25đ, 20’)
Câu 33. Công chỉ thị của động cơ có thể thu được bằng những phương pháp nào? Trình
bày việc xác định công chỉ thị bằng các phương pháp trên? (30đ, 25’)
Câu 34. Thế nào là áp suất chỉ thị bình quân? Trình bày các phương pháp xác định áp
suất chỉ thị bình quân? (25đ, 20’)
Câu 35. Hiểu thế nào là áp suất có ích bình quân? Viết biểu thức biểu diễn mối quan hệ
giữa áp suất chỉ thị bình quân và áp suất có ích bình quân. Trình bày ý nghĩa của
thông số áp suất chỉ thị bình quân? (20đ, 15’)
Câu 36. Trình bày khái niệm và viết biểu thức của các thông số sau: hiệu suất nhiệt, hiệu
suất chỉ thị và hiệu suất có ích của động cơ diesel. Giải thích các thành phần
trong biểu thức? (25đ, 20’)
Câu 37. Thế nào là công suất chỉ thị và có ích của động cơ? Trình bày phương pháp xác
định công suất chỉ thị bằng tính toán. Viết biểu thức công suất có ích và giải
thích các thành phần. So với công suất chỉ thị, công suất có ích có kể đến các tổn
thất nào? Viết biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa công suất có ích và công
suất chỉ thị của động cơ? (25đ, 25’)
Câu 38. Trình bày các khái niệm suất tiêu hao nhiên liệu chỉ thị và có ích của động cơ.
Viết biểu thức và giải thích các thành phần? (20đ, 15’)
Câu 39. Trình bày các đặc điểm cơ bản của quá trình trao đổi khí ở động cơ diesel 2 kỳ.

Hãy vẽ và nêu sự khác biệt giữa hai kiểu quét khí cơ bản ở các động cơ diesel 2
kỳ? (20đ, 15’)
Câu 40. Vẽ và trình bày diễn biến các giai đoạn của quá trình trao đổi khí ở động cơ 2 kỳ
trên đồ thị P-ϕ? (25đ, 20’)

3


Câu 41. Trình bày về các thông số đánh giá chất lượng quá trình trao đổi khí của động cơ
diesel 2 kỳ? (25đ, 20’)
Câu 42. Trình bày khái niệm đồ thị thời gian-tiết diện. Đồ thị thời gian-tiết diện được biểu
diễn trên hệ trục nào? Dựa vào đồ thị thời gian-tiết diện có thể biết được những gì?
(20đ, 15’)
Câu 43. Trình bày các bước xây dựng đồ thị thời gian-tiết diện của động cơ 2 kỳ quét vòng
đặt ngang (cửa xả cao hơn cửa nạp) bằng phương pháp Brics? (25đ, 20’)
Câu 44. Áp dụng phương pháp Brics vẽ và giải thích đồ thị thời gian-tiết diện hình học
của động cơ diesel hai kỳ quét vòng đặt một bên? (20đ, 15’)
Câu 45. Áp dụng phương pháp Brics vẽ và giải thích đồ thị thời gian-tiết diện hình học
của động cơ diesel hai kỳ quét vòng cửa nạp cao hơn cửa xả, trên cửa nạp có lắp
van một chiều? (20đ, 15’)
Câu 46. Áp dụng phương pháp Brics vẽ và giải thích đồ thị thời gian-tiết diện hình học
của động cơ diesel hai kỳ quét thẳng qua xupáp? (20đ, 15’)
Câu 47. Nêu và phân tích các xu hướng nhằm tăng công suất động cơ diesel tàu thủy.
Trình bày khái niệm tăng áp cho động cơ diesel? (25đ, 20’)
Câu 48. Vẽ và trình bày nguyên lý sơ đồ tăng áp cơ giới cho động cơ diesel tàu thủy.
Nêu và phân tích các ưu, nhược điểm của phương pháp này? (25đ, 20’)
Câu 49. So với tăng áp bằng cơ giới, tăng áp động cơ bằng tuabin khí xả có những ưu,
nhược điểm gì? (20đ, 15’)
Câu 50. Vẽ và giải thích sơ đồ tăng áp bằng tua bin khí xả kiểu xung. Trình bày các ưu,
nhược điểm và cho biết phạm vi ứng dụng của nó? (30đ, 20’)

Câu 51. Vẽ và giải thích sơ đồ tăng áp bằng tua bin khí xả kiểu đẳng áp. Trình bày các
ưu, nhược điểm áp và cho biết phạm vi ứng dụng của nó? (30đ, 20’)
Câu 52. Hãy cho biết những điểm khác biệt cơ bản giữa tăng áp bằng tuabin khí xả kiểu xung
và kiểu đẳng áp? Tại sao phải quan tâm đến vấn đề bố trí ống góp khí xả theo thứ tự
nổ của động cơ sử dụng hình thức tăng áp xung? (20đ, 15’)
Câu 53. Trình bày các đặc điểm của tăng áp cho động cơ diesel 2 kỳ. Với các động cơ 2
kỳ người ta thường sử dụng hình thức tăng áp nào? (25đ, 20’)
Câu 54. Trình bày kết cấu chung và nguyên lý hoạt động chung của một tổ hợp tua bin khí
máy nén tăng áp? (có hình vẽ kèm theo) (25đ, 20’)
Câu 55. Trình bày khái niệm đặc tính phụ tải. Vẽ và phân tích quy luật biến thiên của các
thông số sau trong đặc tính phụ tải: các loại công suất và hiệu suất cơ giới? (25đ,
20’)
Câu 56. Đặc tính phụ tải được áp dụng cho những loại động cơ nào? Vẽ và giải thích quy
luật biến thiên của các thông số sau trong đặc tính phụ tải: hệ số dư lượng
không khí, hiệu suất chỉ thị, hiệu suất có ích, suất tiêu tiêu hao nhiên liệu chỉ thị,
suất tiêu hao nhiên liệu có ích? (25đ, 20’)

4


Câu 57. Trình bày khái niệm đặc tính ngoài. Vẽ và phân tích quy luật biến thiên của các
thông số trong đặc tính ngoài: các loại công suất, hiệu suất cơ giới, hệ số nạp?
(25đ, 20’)
Câu 58. Để xây dựng được các đặc tính ngoài cần có điều kiện gì đối với động cơ diesel?
Vẽ và phân tích quy luật biến thiên của các thông số trong đặc tính ngoài: hệ số
dư lượng không khí, hiệu suất chỉ thị, hiệu suất có ích, suất tiêu hao nhiên liệu
chỉ thị và suất tiêu hao nhiên liệu có ích? (25đ, 20’)
Câu 59. Trình bày khái niệm đặc tính chân vịt. Biểu diễn sự phối hợp công tác giữa động
cơ và chân vịt trên đồ thị đặc tính. Hãy giải thích vì sao đặc tính chân vịt chỉ
được xây dựng trong khoảng vòng quay từ nmin đến nn của động cơ mà không

phải từ nmin đến nmax? (25đ, 20’)
Câu 60. Đặc tính chân vịt có gì giống và khác so với đặc tính ngoài. Vẽ và phân tích quy
luật biến thiên của các thông số sau trong đặc tính chân vịt: công suất có ích,
công suất cơ giới và hiệu suất cơ giới? (25đ, 20’)
Câu 61. Vẽ và phân tích quy luật biến thiên của các thông số sau trong đặc tính chân vịt:
hiệu suất chỉ thị, suất tiêu hao nhiên liệu có ích và hệ số dư lượng không khí?
(25đ, 20’)
Hải Phòng, ngày 28 tháng 04 năm 2014
TRƯỞNG BỘ MÔN

PHỤ TRÁCH MÔN HỌC

ThS. Nguyễn Hùng Vượng

ThS. Lương Duy Đông

5



×