Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

ĐỀ CƯƠNG KINH tế VI mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.95 KB, 137 trang )

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ VI MÔ
Câu 1 : phân tích những vấn đề kinh tế cơ bản? Những người tiêu dùng có phải giải quyết
những vấn đề đó hay không ? giải thích
1.1 Các vấn đề cơ bản
*Quyết định sản xuất cái gì : đòi hỏi phải làm rõ nên sản xuất hàng hóa, dịch vụ gì với
số lượng bao nhiêu, bao giờ thì sản xuất
Nhu cầu của thị trường về hàng hóa và dịch vụ rất phong phú, đa dạng và ngày một tăng cả
về số lượng và chất lượng. Nhưng trên thực tế nhu cầu có khả năng thanh toán lại thấp hơn,
cho nên muốn thỏa mãn nhu cầu lớn trong khi khả năng thanh toán có hạn , xa hội và con
người phải lựa chọn từng loại nhu cầu có lợi nhất cho xã hội, cho người tiêu dùng. Tổng số
các nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội , của người tiêu dùng cho ta biết được nhu
cầu có khả năng thanh toán của thị trường. Nhu cầu này là căn cứ , là xuất phát điểm để
định hướng cho chính phủ và các nhà kinh doanh quyết định việc sản xuất và cung ứng của
mình
*Quyết định sản xuất như thế nào : nghĩa là quyết định sản xuất cho ai và bằng những tài
nguyên nào, với hình thức công nghệ nào, phương pháp sản xuất nào dể đạt được lợi nhuận
cao nhất, thu nhập bình quân lớn nhất
Sau khi đã lựa chọn được cần sản xuất cái gì, Chính phủ, các nhà kinh doanh phải xem xét
và lựa chọn sản xuất những hàng hóa theo nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất, cạnh
tranh thắng lợi trên thị trường để có lợi nhuận cao nhất tức là phải lựa chọn và quyết định
giao cho ai, sản xuất hàng hóa dịch vụ này bằng nguyên liệu gì , thiết bị dụng cụ nào, công
nghệ sản xuất ra sao để đạt tới lợi nhuận cao nhất, thu nhập quốc dân lớn nhất
*Quyết định sản xuất cho ai : đòi hỏi phải xác định rõ ai sẽ được hưởng và được hưởng lợi
từ những hàng hóa và dịch vụ của đất nước
Thị trường quyết định giá cả của các yếu tố sản xuất, do đó cũng quyết định thu nhập về
hàng hóa dịch vụ. thu nhập của xã hội, của tập thể hay của cá nhân phụ thuộc vào quyền sở
hữu và giá trị của các yếu tố sản xuất phụ thuộc vào lượng hàng hóa và giá cả của các hàng
hóa dịch vụ. vấn để chủ yếu ở đây cần giải quyết là những hàng hóa và dịch vụ sản xuất
phân phối cho ai để vừa có thể kích thích mạnh mẽ sự phát triển kinh tế có hiệu quả cao,
vừa đảm bảo công bằng xã hội. Về nguyên tắc thì cần đảm bảo cho mọi người lao động
được hưởng và được lợi từ những hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệpđã tiêu thụ căn cứ


vào những cống hiến của họ ( cả lao động sống và lao động vật hóa ) đối với quá trình sản
xuất ra những hàng hóa và dịch vụ ấy đồng thời chú ý thỏa đáng đến những vấn đề xã hội
đối với con người
1.2 Người tiêu dùng phải giải quyết 2 vấn đề
- quyết định sản xuất cái gì : nhu cầu của người tiêu dùng sẽ trả lời cho câu hỏi sản
xuất cái gì, người tiêu dùng chính là người quyết định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ
được tiêu thụ .Từ những nhu cầu đó mà các người tiêu dùng sẽ đưa ra quyết định

1


sản xuất và cung cấp các dịch vụ hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dùng
- quyết định sản xuất như thế nào : do nhu cầu của người tiêu dùng vô cùng đa dạng ,
vì vậy tùy theo khả năng đáp ứng về giá thành dịch vụ cũng như chất lượng mà
người tiêu dùng lựa chọn vật liệu, công nghệ sản xuất ( vật liệu tự nhiên, vật liệu
công nghiệp, sản xuất thủ công hay máy móc hiện đại…) Đồng thời người tiêu
dùng cũng là nhà cung cấp các yếu tố đầu vào như lao động, máy móc, vật liệu vì
vậy họ giải quyết vấn đề sản xuất như thế nào
Câu 2:
khái niệm, đặc điểm đường giới hạn khả năng sản xuất? khi nào đường giới hạn khả năng
sản xuất dịch chuyển? khi đó , các điểm hiệu quả kinh tế có thay đổi vị trí không
khái niệm : đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) mô tả mức sản xuất tối đa mà một
nền kinh tế có thể đạt được với số lượng đầu vào và công nghệ sẵn có. Nó cho biết các khả
năng sản xuất khác nhau mà một xã hội có thể lựa chọn
Đặc điểm của đường PPF :
+ phản ánh trình độ sản xuất và công nghệ hiện có
+phản ánh phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả
+phản ánh chi phí cơ hội của một hàng hóa này nhờ vào việc đo lường trong giới hạn của
hàng hóa khác

+phản ánh tăng trưởng và phát triển khi nó dịch ra phía ngoài
Vd: Những khả năng sản xuất có thể thay thế nhau

2


Nhận xét : qua đường này ta thấy những điểm nằm ngoài đường sản xuất (N) thì không
thể đạt được, những điểm nằm dưới đường đó thì không mong muốn (M), chỉ có những
điểm nằm trên đường cong năng lực sản xuấtđều cho ta hiệu quả vì nó tận dụng hết năng
lực sản xuất (ABCDEF)
Kết luận: như vậy hiệu quả sản xuất diễn rakhi xã hội không thể tăng sản lượng một loại
hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu
quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới
hạn năng lực sản xuất của nó
đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển :
Nếu nguồn lực tăng thì đường PDF dịch chuyển sang phải, song song với đường cũ. Nếu
nguồn lực giảm thì đường PDF dịch chuyển sang trái , song song với đường cũ
khi đó , các điểm hiệu quả kinh tế có thay đổi vị trí vì nó nằm trên đường PDF
Câu 3: phát biểu nội dung , cho biết ý nghĩa của quy luật lợi suất giảm dần ? phát biểu nội
dung của các quy luật là hệ quả của quy luật lợi suất giảm dần
nội dung quy luật lợi suất giảm dần
quy luật lợi suất giảm dần đề cập đến một khối lượng đầu ra có thêm ngày càng giảm
đi khi ta liên tiếp bỏ ra những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi (như lao
động) vào một số khối lượng cố định của một đầu vào khác ( như đất đai).
Tác động của quy luật : nghiên cứu quy luật này giúp các doanh nghiệp tính toán lựa
chọn kết hợp các đầu vào của quá trình sản xuất một cách tối ưu nhất.
Các quy luật là hệ quả của quy luật lợi suất giảm dần
*lợi ích cận biên giảm dần :lợi ích cận biên của một hàng hóa nào đó có xu hướng giảm đi
khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn ở trong một thời kì nhất định
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần nói nên khi ta tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng nào

đó , tổng lợi ích sẽ tăng lên với tốc độ tăng càng chậm vì lợi ích cận biên giảm đi khi ta
tiêu dùng thêm hàng hóa đó với điều kiện hàng hóa khác không đổi.
3


*quy luật năng suất cận biên giảm dần : năng suất cận biên của bất cứ yếu tố sản xuất nào
cũng sẽ bắt đầu giảm xuống tại một thời điểm nào đó khi mà ngày càng có nhiều yếu tố đó
được sử dụng trong quá trình sản xuất đã có.
Câu 4: Phân tích đặc điểm của mô hình ktế chỉ huy và ktế thị trường? Mô hình ktế ở VN là
mô hình nào? Giải thích?
1. Mô hình kinh tế tập trung
Trong một nền ktế được kế hoạch hóa tập trung tất cả việc lựa chọn 3 vấn đề cơ bản:
sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Đều là do NN thực hiện. NN giao
chỉ tiêu và cấp vốn, vật tư cho các ngành, các địa phương và các cơ sở kinh doanh, sau khi
hoàn thành họ phải giao nộp lại sản phẩm và tích lũy cho NN theo chỉ tiêu pháp lệnh. NN
sử dụng phân phối bằng hiện vật cho các cơ quan NN, phân phối bằng tem phiếu cho người
tiêu dùng. Như vậy người tiêu dùng không được quyền lựa chọn, phải tiêu dùng cái mà NN
có chứ không phải cái mà người tiêu dùng cần. Thực hiện cơ chế giá bao cấp do NN quy
định để tiến hành phân phối cho sản xuất và tiêu dùng làm sản xuất nhu cầu gải tạo, thừa
và thiếu hàng hóa, dịch vụ, lợi dụng ăn chênh lệch giá….
*) Ưu điểm: Quản lý được tập trung thống nhất và giải quyết được những nhu cầu công
cộng của xã hội, giải quyết được những vấn đề xã hội và an ninh, hạn chế được sự phân
hóa giàu_nghèo và bất công xã hội, tập trung được nguồn lực để giải quyết những cân đối
lớn của nền ktế quốc dân.
*) Nhược điểm: Quản lý được tập trung quan lieu bao cấp, không thúc đấy và kích
thích sản xuất phát triển, phân phối bình quân không xuất phát từ nhu cầu thị trường, chủ
quan, bộ máy nặng nề, cồng kềnh, quan liêu, kém hiệu lực, phân phối và sử dụng nguồn
lực kém hiệu quả, các doanh nghiệp thường chờ đợi, ỷ lại, thiếu năng động sáng tạo.
2. Mô hình kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải giải quyết 3 vấn đề cơ bản : sản xuất cái gì , sản

xuất như thế nào và sản xuất cho ai đều thông qua hoạt động của quan hệ cung cầu trên thị
trường, quan hệ cạnh tranh, quan hệ giá cả thị trường. Trong kinh tế thị trường , giá cả thị
trường có vai trò quyết định trong quá trình lựa chọn và ra quyết định , giá cả thị trường
do quan hệ cung cầu quyết định và phản ánh quan hệ cung cầu và cạnh tranh trên thị
trường. Các doanh nghiệp được lợi nhuận dẫn dắt đề ra các quyết định tối ưu về các vấn đề
kinh tế cơ bản.
*Ưu điểm :
-Do có động cơ về lợi nhuận cho nên nó thúc đẩy việc đổi mới và phát triển , đảm bảo
cho các nhà sản xuất , kinh doanh và người tiêu dùng tự do lựa chọn và quyết định việc sản
xuất kinh doanh và tiêu dùng của mình.
-Thông qua các hoạt động cạnh tranh trên thị trường mà thúc đẩy các nhà sản xuất kinh
doanh tìm mọi biện pháp để phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước,
của ngành , của địa phương và của từng cơ sở kinh doanh , đào tạo và bồi dưỡng được
những cán bộ quản lý biết làm ăn năng động , sáng tạo vì lợi nhuận tối đa.
*Nhược điểm
4


- Do vì động cơ lợi nhuận là mục tiêu tối đa và duy nhất cho nên sẽ dẫn đến ô nhiễm
môi trường , phân hoaá giầu nghèo, bất công xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể dẫn đến
những vấn đề xã hội.
-Số nhu cầu công cộng rất cần cho xã hội và mọi người , nhưng lợi nhuận thấp hoặc
không có đã không thực hiện , những yêu cầu về an ninh quốc phòng và xã hội không được
giải quyết thỏa đáng.
-> Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế năng động và khách quan.
Tuy nhiên hiện nay không có một quốc gia nào vận hành nền kinh tế của mình theo mô
hình kinh tế thuần túy , bởi vì mô hình nền kinh tế nào cũng tồn tại những khuyết tật vốn
có của nó .Do vậy hầu hết các quốc gia hiện nay đang vận hành nền kinh tế theo mô hình
nền kinh tế hồn hợp.
Kết luận:

Nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế phải phát triển các quan hệ cung cầu , cạnh tranh,
tôn trọng vai trò của giá cả thị trường , lấy lợi nhuận làm mục tiêu và đông cơ phấn đấu,
đồng thời phải tăng cường vai trò và sự can thiệp cảu nhà nước để khắc phục nhưngc
khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
->Nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế vừa phát huy được nhân tố khách qun với những
ưu điểm của nền kinh tế thị trường, vừa coi trọng các nhân tố chủ quan với vai trò quản lý
vĩ mô của nhà nước.
Mô hình kinh tế Việt Nam hiện nay là mô hình nền kinh tế hỗn hợp vì đây là mô hình
tối ưu nhất nó kết hợp được tất cả những ưu điểm của 2 nền kinh tế chỉ huy và thị trường
đồng thời loại bỏ được những khuyết tật của chúng và đó là sự lựa chọn của phần lướn các
quốc gai hiện nay khi vận hành nền kinh tế.
Câu 5: Cầu là gì? Phát biểu luật cầu ? Phân tích các yếu tố xác định hàm số cầu?Phân
biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu?
1. Khái niệm
-Cầu: là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn ssàng mua ở
các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với điều kiện các yếu tố khác không
đổi.
- Luật cầu : Số lượng hàng hóa dịch vụ được cầu trong một khoản thời gian đã cho tăng
lên khi giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ giảm xuống với điều kiện các yếu tố khác không
đổi.
2. Các yếu tố xác định hàm số cầu
Phương trình hàm số cầu:
QDx=f( Px,Y,Py,N,T,E)
Trong đó :
QDx: lượng cầu đối với hàng hóa x trong thời gian t
Px: Giá cả của hàng hóa x trong thời gian t
Y: Thu nhập của người tiêu dùng trong thời gian t
Py: Giá cả của hàng hóa có liên quan trong thời gian t
N: Dân số
5



T: Thị hiếu
E: Kỳ vọng
a. Giá cả của hàng hóa đó (X)
Khi giá cả của hàng hóa tăng thì theo luật cầu về số lượng hàng hóa đó giảm đi và
ngược lại.
b. Thu nhập của người dân
- Đối với hàng thông thường (thiết yếu ): khi thu nhập của người dân tăng lên thì cầu
về những hàng hóa này cũng tăng lên và ngược lại.
Ví dụ : đường , gạo sữa ,quần áo …
- Đối với hành thứ cấp : Khi thu nhập tăng thì cầu đối với những hàng hóa này giảm
đi .Ví dụ : mì tôm
-Đối với hàng cao cấp : khi thu nhập tăng lên nhiều thì cầu về lượng hàng hóa này sẽ
tăng lên vì những loại hàng hóa này có giá bán rất cao và chỉ những người có thu nhập cao
mới có đủ điều kiện tiêu dùng.Ví dụ : ô tô, máy bay, du thuyền…
c. Giá cả của nhứng mặt hàng có liên quan
-Hàng hóa thay thế : là hàng có thể sử dụng thay thế cho hàng hóa khác. Khi giá cả của
hàng hóa thay thế tăng lên thì cầu đối với hàng hóa đang xét tăng lên và ngược lại.
Ví dụ : chè và café là 2loại hàng hóa thay thế , khi giá bán của chè tăng thì ngừoi tiêu
dùng sẽ giảm lượng cầu về chè đi mà thay vào đó chuyển sang dùng café vì vậy làm cho
cầu về cafe tăng lên và ngược lại.
-Hàng hóa bổ sung: là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác . Khi giả cả
của hàng bổ sung tăng thì làm cho cầu về hàng hóa bổ sung tăng cũng kéo theo cầu về
hàng hóa đang xét tăng lên.
d. Dân số
Dân số càng lớn thì nhu cầu tiêu dùng càng nhiều dẫn đến lượng cầu tăng lên càng lớn.
e. Thị hiếu
Là sở thích hay sự ưu tiên của ngừơi tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ . Thị
hiếu tăng lên là cho cầu về hàng hóa đó tăng lên và ngược lại.

f. Kỳ vọng
Nếu người tiêu dùng hy vọng rằng giá cả của hàng hóa nào đó giảm xuống trong tương
lai thì cầu hiện tại về hàng hóa của họ sẽ giảm xuống và ngược lại.
Các kỳ vọng có thể về thu nhập, thị hiếu, về số lượng người tiêu dùng…
3. Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu
a. Sự thay đổi của cầu : là sự dịch chuyển của toàn bộ đường cầu sang bên trái hoặc
bên phải trong điều kiện giá của hàng hóa không đổi , các yếu tố còn lại thay đổi (P=conts).

6


Hình 2.3 : Sự dịch chuyển của đường cầu
b. Sự thay đổi của lượng cầu : khi giá cả thay đổi còn các yếu tố khác không đổi thì có
sự vân động dọc theo đườn cầu gọi là sự di chuyển của đường cầu tăng lượng cầu hoặc
giảm lượng cầu.

Hình 2.4: Sự di chuyển dọc đường cầu
Câu 6: Cung là gì? Phát biểu luật cung? Phân tích các yếu tố xác định hàm số cung? Phân
biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường cung?
*) Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở
các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với điều kiện các yếu tố khác không
thay đổi
*) Luật cung là: số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi
giá của nó tăng lên vì lợi nhuận cao hơn đối với nhà sản xuất, họ sẽ sản xuất nhiều hơn và
lôi kéo thêm nhiều hãng vào sản xuất.
*) Các yếu tố xác định hàm số cung:
*) Công nghệ: là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí lao
động trong qua trình chế tạo sản phẩm. Sự cải tiến công nghệ làm dịch chuyển
đường cung (S) về phía bên phải, tức là làm tăng khả năng cung (S’)
7



*) Giá của các yếu tố sản xuất đầu vào (Pi): nếu giá của các yếu tố sản xuất giảm sẽ
dẫn đến giá thành sản xuất giảm và cơ hội kiếm lợi nhuận cao nên các nhà sản xuất
sẽ sản xuất nhiều hơn. Pi giảm → S tăng.
*) Chính sách thuế (T): Thuế cao không làm cho thu nhập còn lại của người sản xuất
ít đi và họ không có ý muốn cung hàng hóa nữa và ngược lại mức thuế thấp sẽ
khuyến khích các hãng mở rộng sản xuất của mình. T tăng → S giảm ( từ S đến
S’ ).
*) Số lượng người sản xuất ( Ns) số lượng người càng nhiều thì số lượng cung càng
lớn.
*) Các kỳ vọng (E): mọi mong đợi về sự thay đổi giá của hàng hóa, giá của các yếu
tố sản xuất, chính sách thuế…đều có ảnh hưởng đến cùng hàng hóa và dịch vụ. Nếu
sự mong đợi dự đoán có thuận lợi cho sản xuất thì cung sẽ được mở rộng và ngược
lại.
→ có hàm số cung như sau:
= f( Px.t,CN, Pi,T,Ns,E)
lượng cung đối với hàng hóa x trong thời gian t.
Px.t giá của hàng hóa x trong thời gian t
Pi giá của các yếu tố đầu vào.
T thuế
CN công nghệ
Ns số người sản xuất
E các kỳ vọng
*) Sự dịch chuyển đường cung: là sự dịch chuyển của toàn bộ đường cung sang trái
hoặc sang phải do bất kỳ yếu tố nào khác ngoài giá thay đổi như công nghệ, số lượng
người sản xuất…..
P
S’
S

S”
Giảmm tăng
cung

cung

Q

*) Sự di chuyển của đường cung:là sự vận động dọc theo đường cùn khi giá thay đổi mà
các yếu tố khác không thay đổi.
8


Câu 7: Trình bày sự thay đổi trạng thái cân bằng? Giả sử thiên tai làm mất mùa cafeở
Brazil, khi đó hãy giải thích sự biến động trên thị trường cafe và thị trường chè đen thế
giới?
Trả lời:
1. Trạng thái Cân bằng cung cầu:
Trạng thái cân bằng cung cầu đối với mộ hang hóa nào đó là trạng thái khi việc cung
hàng hóa đó đủ thỏa mãn cầu đối với nó trong một thời gian nhất định. Tại trạng thái này ta
có giá cân bằng và sản lượng cân bằng PE và QE.

Hình vẽ: Trạng thái cân bằng cung cầu.
Kết luận: Khi đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển thì ta có các trạng thái cân bằng
cung cầu của thị trường.
2. Sự thay đổi trạng thái cung cầu.

9



Khi đương S hoặc đường D dịch chuyển sẽ làm thay đổi trạng thái cân bằng của thị
trường. Vậy những nhân tố dẫn đến sự dịch chuyển của hai đường này là những nhân tố
làm thay đổi trạng thái cân bằng của thị trường.
• Cung cố định, Cầu dịch sang phải, điểm cân bằng mới dịch chuyển lên trên, sang
phải. P tăng, làm sản lượng cân bằn tăng.

VD: Café mất mùa, làm tăng nhu cầu về chè đen, vì chè đen và café là hai mặt hàng thay
thế, do đó làm cho giá chè đen tăng từ đó làm cho sản lượng cân bằng về tiêu thụ chè đen
tăng.
• Cung cố định, cầu dịch trái làm P giảm từ đó làm sản lượng cân bằng giảm.

• Cầu cố định, Cung dịch chuyển sang phải, Làm P giảm, dẫn tới Q cân bằng tăng.
10


• Cầu cố định, Cụng dịch chuyển sang trái, làm cho P tăng dẫn tới Q giảm.

Câu 8: Kiểm soát gía là gì? Trình bày hậu quả của kiểm soát giá và cách khắc phục? Cho
ví dụ minh họa?
Trả lời:
Chính phủ thường cố gắng kiểm soát và điều chỉnh giá thị trường, song thường xuyên việc
định giá đó không phù hợp với điều kiện khách quan và làm giảm tính hiệu quả của thị
trường.
• Khái niệm: Kiểm soát giá là quy định của chính phủ đối với một số laoij hàng hóa và
dịch vụ nào đó nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ.
• Có hai hình thức kiểm soát giá:
- Giá trần : là mức giá cho phép tối đa của một hàng hóa hay dich vụ.
11



VD : Đặt giá trần cho tiền thuê nhà. Chính phủ muốn đảm bảo lợi ích cho các đối tượng có
thu nhập thấp như: sinh viên, người cô đơn…Song thường mức giá đó lại thấp hươn giá thị
trường và gây ra hiện tượng thiếu hụt.
Do đó nhà nước cần tìm hiều thị trường và đưa ra mức giá trần sao cho phù hợp, vừa đáp
ứng được nhu cầu nhà ở của dân, đồng thời hạn chế thieerh thòi mất mát cho các đối tượng
có nhà cho thuê. Ngoài ra có thể đầu tu xây dựng các công trình nhà ở tầm trung để đáp
ứng nhà ở cho người dân có nhu cầu.
- Giá sàn : là mức giá cho phép tối thiểu của một hàng hóa hay dịch vụ.

12


VD : Khi Chính phủ định giá sàn cho mức tiền công tối thiểu để cố thể duy trì một mức
sống cố định, song khi tiền công tối thiểu cao hơn mức tiền công tối thiểu trên thi
trường sẽ gây ra tình trạng dư thừa lao động và đây là nguyên nhân gây thất nghiệp.
Do đó chính phủ cần tạo cho người lao động các cơ hội ciệc làm bằng cách mở các cơ
sở dạy nghề có chất lượng, tìm kiếm nghề mới, tăng nhu cầu về lao động, bên cạnh đó
làm cầu nối giữa người lao động với nhà tuyển dụng.
• Hậu quả : Việc can thiệp của chính phủ vào thị trường dưới hình thức kiểm soát giá
sẽ dẫn đến sự dư thừa hặc thiếu hụt ở các mức giá quy định, chứ không phải là một
giải pháp cho vấn đề phân phối tài nguyên.
Câu 9 : Trình bày quy luật lợi ích cận biên giảm dần? Sử dụng quy luật này để giải
thích sự dốc của đường cầu?
Trả lời:
• Quy luật lợi ích cận biên giảm dần:
ND: Lợi ích cận biện của một hàng hóa nào đó có xu hướng giảm đi khi lượng mặt hàng đó
được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời kỳ nhất định.
Quy luật lợi ích cận biên giảm nói lên khi ta tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng nào đó,
tổng lợi ích sẽ tăng lên với tốc độ tăng càng chậm vì MU giảm đi khi ta tiêu dùng thêm mặt
hàng hóa đó với điều kiện tiêu dùng hàng hóa khác không đổi.

• Lợi ích cận biên và đường cầu:
13


Xét mối quan hệ giữa MU và giá cả P ta thấy:
- MU của việc tiêu dùng hàng hóa càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao
hơn nó và MU giảm đi thì sự sẵn sàng chi trả cũng giảm đi, vì thế ta có thể dùng giá
để đo lợi ích biên của việc tiêu dùng hàng hóa.
- Nếu so sánh ta thấy có sự tương tự về dạng cả đường cầu và dạng của đường MU,
hay quy luật MU giảm dần, đường cầu nghiêng xuống, do đó ta có MU = D( như đồ
thị). Nếu đơn vị tiêu dùng là rời rạc, ta có đường cầu gấp khúc từng đoạn, nếu các
đơn vị tiêu dùng là lien tục, đường cầu là đường lien. Đường cầu thị trường là tổng
cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân.

Câu 10: Thặng dư tiêu dùng là gì? Thặng dư sản xuất là gì? Sử dụng mô hình cung cầu để
xác định thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tại mức giá cân bằng?
Trả lời:
1. Thặng dư tiêu dùng (CS): là sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu
dùng 1 đơn vị hàng hóa dịch vụ nào đó (MU) với chi phí thực tế để thu được lợi ích
đó (MC). Hay nói một cách khác, đây là sự khác nhau giữa giá mà người tiêu dùng
sẽ trả cho một hàng hóa và giá thực tế đã trả khi mua hàng hóa đó.
2. Thặng dư sản xuất (PS): Thặng dư sản xuất của 1 hãng là tổng số chênh lệch giữa
giá sản phẩm trên thị trường và MC của các sản phẩm đó.
3. Sử dụng mô hình cung cầu để xác định thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tại
mức giá cân bằng:

14


Đường cầu và thặng dư tiêu dùng của thị trường

Tổng thặng dư tiêu dùng được thể hiện ở phần gạch chéo.
Sử dụng mô hình cung cầu xác định thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tại mức
giá cân bằng

Câu 11: Trình bày khái niệm, ý nghĩa và công thức xác định các loại co dãn của cầu theo
giá, theo giá cả hàng hóa có liên quan, theo thu nhập?
Trả lời:
Sự co dãn của cầu là sự thay đổi phần trăm của lượng cầu chia cho sự thay đổi phần
trăm của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu (giá cả hàng hóa đó, thu nhập hoặc giá cả
hàng hóa khác) với điều kiện là các nhân tố khác không đổi.
Công thức chung:
ED =

15


1. Độ co dãn của cầu theo giá:
- Khái niệm: Độ co dãn của cầu theo giá là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu đối
với sự thay đổi giá của bản thân hàng hóa.
- Công thức tính:
=
- Ý nghĩa: 1% thay đổi của giá cả hàng hóa đang xét thì lượng cầu thay đổi bao nhiêu
%.
2. Độ co dãn của cầu theo giá cả hàng hóa có liên quan:
- Khái niệm: Độ co dãn của cầu theo giá cả hàng hóa có liên quan là thước đo sự nhạy
cảm của lượng cầu hàng hóa này trước sự thay đổi giá cả hàng hóa khác.
- Công thức tính:
=
- Ý nghĩa: 1% thay đổi của giá cả hàng hóa có liên quan thì lượng cầu thay đổi bao
nhiêu %.

3. Độ co dãn của cầu theo thu nhập:
- Khái niệm: Độ co dãn của cầu theo thu nhập là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu
đối với sự thay đổi của thu nhập.
- Công thức tính:
=
- Ý nghĩa: 1% thay đổi của thu nhập thì lượng cầu thay đổi bao nhiêu %.
Câu 12: Khái niệm và công thức tính hệ số co dãn của cầu theo giá? Mục đích của việc xác
định hệ số co dãn của cầu theo giá là gì? Khi hệ số co dãn của cầu theo giá là 0,75 và giá
đang giảm thì doanh thu của doanh nghiệp thay đổi như thế nào? Giải thích?
1. Khái niệm và công thức tính hệ số co dãn của cầu theo giá
- Khái niệm: Độ co dãn của cầu theo giá là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu đối
với sự thay đổi giá của bản thân hàng hóa.
- Công thức tính:
=

16


2. Mục đích của việc xác định hệ số co dãn của cầu theo giá là so sánh quan hệ thay đổi
lượng cầu so với thay đổi của giá, tính toán phải cho phép so sánh phản ứng của cầu
đối với giá cả giữa các hàng hóa khác nhau có đơn vị vật lý khác nhau.
3. Khi hệ số co dãn của cầu theo giá là 0,75 < 1 Cầu ít co dãn, đường cầu dốc và giá
đang giảm thì doanh thu của doanh nghiệp giảm.
P

Q

Vì ∆P (giảm nhiều hơn) > ∆Q (tăng ít hơn) nên đường cầu dốc giá giảm doanh thu giảm.
Câu 13: Thế nào là đường ngân sách? Đường bàng quang? Sử dụng khái niệm này
giảm thích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu? Vẽ hình minh họa?

Đường ngân sách là đường diễn tả các tập hợp hàng hóa tiêu dùng tối đa mà người
tiêu dùng có thể mua được ứng với giá cả và thu nhập cho trước.
Đường bàng quang là đường biểu diễn những kết hợp trong việc lựa chọn các hàng
hóa tiêu dùng và tất cả nhưngc kết hợp đó mang lại mức thỏa mãn như nhau cho một người
tiêu dùng.
Đường ngân sách mô tả những tập hợp hàng hóa có thể mua trong bối cảnh thị
trường và người tiêu dùng.. Đường bang quang cho thấy sở thích của người tiêu dùng. Với
đường ngân sách có hạn, người tiêu dùng sẽ có sự cân nhắc lựa chọn để đạt được tiêu
dùng tối ưu, lựa chọn này phải thỏa mãn hai điều kiện.
- Điểm kết hợp phải năm trên đường ngân sách, vừa nằm trên đường bang quang.
- Người tiêu dùng bao giờ cũng thích độ thỏa mãn là tối đa.
→ Người tiêu dùng sẽ lựa chọn điểm A. Điểm A là tiếp điểm giữa đường ngân sách và
đường bang quang. Điểm A là tối ưu vì nó thể hiện sự kết hợp mà đường ngân sách chạm
tới đường bang quang cao nhất có thể đạt được, tức là với ràng buộc về ngân sách và giá cả
đạt được lợi ích lớn nhất.

17


Tại A ta thấy đường ngân sách cũng trùng với đường tiếp tuyến của đường bàng quang →
vậy điều kiện tối ưu của người tiêu dùng là độ dốc của đường ngân sách bằng với độ dốc
của đường bàng quang. ( -

=-

)


=


=
Câu 14: Thế nào là đương đồng lượng? Độ dốc của đường đồng lượng có ý nghĩa
như thế nào? Phân biệt hai trường hợp đặc biệt của đường đồng lượng.
Đường đồng lượng là đường biểu thị tất cả những sự kết hợp các đầu vào khác nhau
để sản xuất ra 1 lượng đầu ra nhất định.
Ý nghĩa: Độ dốc của đường đồng lượng cho ta thấy sự linh hoạt mà các doanh
nghiệp có được khi ra các quyết định sản xuất → các doanh nghiệp phải nắm rõ được bản
chất của sự linh hoạt đó trong việc lựa chọn các yếu tố đàu vào để tối thiểu hóa chi phí và
tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời phải chú ý đến quy luật năng suất cận biên giảm dần.
Đường đồng lượng có hai trường hợp đặc biệt l được là:
- Trường hợp 1: các đầu vào có thể hoàn toàn thay thế nhau, MRTS là không thay
đổi ở mọi điểm trên 1 đường đồng lượng là đường thẳng, nghĩa là cùng 1 đầu ra
có thể chi được sản xuất bằng lao động hay bằng vốn, hoặc hằng sự kết hợp lao
động và vốn.

18


Hình4.3a :Đường đồng lượng trong trường hợp các yếu tố đầu vào hoàn toàn thay
thế cho nhau
- Trường hợp 2: các đầu vào không thay thế cho nhau khi các đường đồng lượng
hình chữ L. Mỗi mức đầu ra đòi hỏi 1 sự kết hợp riêng của lao động và vốn.
Những điiẻm A, B, C là nhưnhx kết hợp có hiệu quả cao của các đầu vào.
VD:
K

C
B
A
L1


L2

Q3
Q2
Q1
L

Hình2 : Đường đồng lượng trong trường hợp các yếu tố đầu vào không thể thay thế
cho nhau
Câu 15: Thế nào là đường đồng phí? Độ nghiêng của đồng phí có ý nghĩa như
thế nào? Phân tích quyết định sản lượng của doanh nghiệp dựa trên khái niệm
đường đồng lượng và đường đồng phí?
- Đường đồng phí là đường bao gồm tất cả những tập hợp có thể có cảu lao động
và vốn mà người ta có mua với tổng chi phí nhất định
-

Độ nghiêng của đường đồng phí: Có ý nghĩa : nó cho ta thấy nếu doanh nghiệp bớt 1 đơn vị lao động ( và thu hồi
w đô la về chi phí) để mua (w/r) đơn vị ở mức chi phí r đô la cho 1 đơn vị vốn,
tổng chi phí của doanh nghiệp vẫn giữ được như cũ.

Lựa chọn các đầu vao:

19


Hình 2: Lựa chon các yếu tố đầu vào để tối thiểu hóa chi phí
Giả sử chúng ta muốn sản xuất một mức đầu ra là Q 1 với một chi phí tối thiểu và
doanh nghiệp phải chi dùng C0 cho các đầu vào. Doanh nghiệp không thể tập hợp các đầu
vào với các mức chi phí C 0 để có thể thực hiện đầu ra Q 1. Tuy nhiên có thể thực hiện đầu

ra Q1 với mức chi phí C1, hoặc bằng cách dung K2 đơn vị vốn và L2 đơn vị lao động, hoặc
bằng cách dung K3 đơn vị vốn và L3 đơn vị lao động. Nhưng C 2 không phải là chi phí tối
thiểu. Cùng một đầu ra Q1 có thể sản xuất rẻ hơn thế, với chi phí là C 1, bằng cách sử dụng
K1 đơn vị vốn và L1 đơn vị lao động. Trên thực tế , đường đồng phí C 1 là đường đồng phí
thấp nhất cho phép sản xuất được đầu ra Q1. Điểm tiếp tuyến của đường đồng lượng Q1 và
đường đồng phí C1 cho chúng ta biết đó là điểm lựa chọn các điểm đầu vào sẽ tối thiểu
hóa được chi phí K1 và L1. Ở điểm này các độ dốc của đường đồng lượng và đường đồng
phí bằng nhau.
Khi chi tiêu cho tất cả các đầu vào tăng lên, độ dốc của đương đồng phí không thay
đổi( vì giá các đầu vào không thay đổi) nhưng phần bị chặn tăng lên. Tuy nhiên, giả sử
giá một trong các đầu vào ( của lao động chẳng hạn) phải tăng cao, thì trường hợp này, độ
dốc của đường đồng phí (w/r) phải tăng và đường đồng phí trở nên dốc hơn. Hình dưới
đây cho thấy điều đó.Thoạt đầu đường đồng phí là C1 và doanh nghiệp tối thiểu được các
chi phí của mình để sản xuất đầu ra Q1 ,ở mức A bằng cách dùng L1 đơn vị lao động và
K1 đơn vị vốn .Khi giá của lao động tăng , đường đồng phí trở nên dốc hơn. Đường đồng
phí C2 phản ánh giá cao hơn của lao động. Đứng trước giá của lao động cao hơn ấy,
doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí của mình để sản xuất đầu ra Q1 bằng cách sản xuất ở

20


mức B dùng L2 đơn vị lao động và K2 đơn vị vốn .Doanh nghiệp đã ứng phó với giá cao
hơn của lao động bằng cách lấy vốn thay thế cho lao động trong quá trình sản xuất.

Hình 3 : Tối thiểu hóa chi phí để sản xuất đầu ra(Q1)
Ta có độ dốc của đường đồng lượng
MRTS= - =MPL/MPK
Đường đống phí có độ dốc là
w/r
Từ đó rút ra khi một doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí để sản xuất một đầu ra thì

điều kiện dưới đây phải được đáp ứng:
MPL/MPK=w/r
Suy ra MPL/w=MPK/r
Câu 16: Khái niệm và công thức tính lợi nhuận? Phân biệt lợi nhuận kế toán và lợi
nhuận kinh tế? Loại lợi nhuận nào đánh giá chính xác kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp? Tại sao?
Trả lời
- Khái niệm: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của
hoạt động sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Công thức tính: π = TR – TC
Hoặc π = (P – ATC)*Q
21


Trong đó:
π : tổng lợi nhuận

TR: tổng doanh thu
TC: tổng chi phí
P: giá bán
P-ATC: lợi nhuận đơn vị sản phẩm
Q: khối lượng sản phẩm bán ra
- Các loại lợi nhuận:
+ Lợi nhuận tính toán= Doanh thu – chi phí tính toán
+ Lợi nhuận kinh tế= Doanh thu – chi phí kinh tế
Chi phí kinh tế= chi phí tính toán+ chi phí cơ hội
- Lợi nhuận kế toán thường nhỏ hơn lợi nhuận kinh tế, là lợi nhuận thực tế mà doanh
nghiệp tính toán được nên các doanh nghiệp thường dùng lợi nhuận kinh tế để đánh giá
chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Câu 17: Trình bày nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận và quyết định sản lượng của

doanh nghiệp trong ngắn hạn?
Trả lời:
- Quy tắc chung nhất của tối đa hóa lợi nhuận: tăng sản lượng chừng nào doanh thu
cận biên còn vượt qua chi phí cận biên (MR>MC) chi đến khi MR=MC thì dừng lại. Đây
chính là mức sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận.
- Tối đa hóa lợi nhuận theo phương pháp cận biên
Độ dốc của đường tổng chi phí là MC còn độ dốc của đường tổng doanh thu là
MR, vì vậy để xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận cần so sánh giữa MR và MC
(lợi nhuận cận biên). Nói cách khác thông qua quan hệ giữa MR và MC có thể thấy được
tối đa hóa lợi nhuận của hãng (bằng cách so sánh MR và MC) theo nguyên tắc sau:
+ Nếu MR>MC: khi tăng Q sẽ làm tăng lợi nhuận
+ Nếu MR
22


→ Do đó khi MR=MC là mức sản lượng tối ưu (Q*) để hãng tối đa hóa lợi nhuận ( π max)

trong ngắn hạn
- Tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất ngắn hạn
Mục tiêu: tối đa hóa lợi nhuận π (q) → max với π (q)= TR(q)- TC(q)
Trong đó:

π (q): lợi nhuận

TR(q): tổng doanh thu
TC(q): tổng chi phí
q: sản lượng bán ra
Để tối đa hóa lợi nhuận cần thỏa mãn các điều kiện sau đây:
+ Điều kiện 1: d π /dq= dTR/dq- dTC/dq= 0

Hay dTR/dq= dTC/dq
+ Điều kiện 2: d2TR/dq=d2TC/dq
Đó chính là nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận quen thuộc theo phương pháp phân tích
cận biên: hãng sản xuất tại một mức sản lượng tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận
biên và độ dốc của đường chi phí cận biên lớn hơn độ dốc của đường doanh thu cận biên
tức là đường MC cắt đường MR từ dưới ứng với MC đang tăng lên.
Câu 18: Trình bày đặc trưng của thị trường và doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo?
Phân biệt đường cầu của thị trường và doanh nghiệp CTHH?
Trả lời:
* Khái niệm:
- Doanh nghiệp CTHH: một doanh nghiệp được coi là cạnh tranh hoàn hảo khi sản
phẩm của nó bán theo giá cả đã có trên thị trường và không tùy thuộc vào số lượng sản
phẩm mà doanh nghiệp bán, doanh nghiệp này còn được gọi là doanh nghiệp chấp nhận
giá.
- Thị trường CTHH: là thị trường mà ở đó không ai (kể cả người bán và người
mua) có tác động và ảnh hưởng đến giá cả cũng như sản lượng của thị trường.
* Đặc trưng:

23


- Thị trường CTHH
+ Có nhiều người mua và nhiều người bán nhưng mỗi người bán ảnh hưởng
rất ít tới thị trường
+ Sản phẩm đồng nhất (các đơn vị hàng hóa trao đổi được gọi là giống nhau)
+ Thông tin hoàn hảo. Mọi người mua và người bán đều có hiểu biết đầy đủ
về các thông tin liên quan đến việc trao đổi như biết mọi đặc trưng của các mặt hàng trao
đổi, biết mọi giá người mua đòi và giá người mua trả, mọi người có liên hệ mật thiết với
nhau và sự thông tin giữa họ là liên tục.
+ Các người bán hành động độc lập với nhau

+ Việc gia nhập và rút khỏi thị trường là tự do
- Doanh nghiệp CTHH:
• Doanh nghiệp là người chấp nhận giá thị trường cho nên:
+ Đường cầu doanh nghiệp co giãn hoàn toàn (lượng bán của doanh nghiệp
không ảnh hưởng tới giá cả thị trường)
+ Đường cầu nằm ngang
• Sản lượng của doanh nghiệp là rất nhỏ so với sản lượng của thị trường cho nên
các quyết định sản lượng của doanh nghiệp không có ảnh hưởng đến sản lượng của thị
trường.
* Đường cầu của thị trường và doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo

24


P

P

Đường cầu của
Thị trường
Đường cầu của
doanh nghiệp

D
D
Q

Q

Đường cầu của doanh nghiệp

cạnh tranh hoàn hảo

Đường cầu của thị trường
cạnh tranh hoàn hảo

Câu 19: Khái niệm, công thức và mối quan hệ giữa chi phí ngắn hạn trung bình, chi
phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên? Chứng minh và vẽ đồ thị minh họa
Trả lời:
* Chi phí bình quân (ATC) là chi phí sản xuất tính cho 1 đơn vị sản phẩm. ATC có
hình chữ U
TC

ATC= Q

TC: Tổng chi phí
Q: sản lượng
* Chi phí thay đổi bình quân (AVC) là chi phí thay đổi tính trên 1 đơn vị sản phẩm
VC

AVC= Q

ATC= AFC + AVC
Do quy luật năng suất cận biên giảm dần nên AVC có xu hướng giảm đi khi tăng sản
lượng nhưng sau đó có xu hướng tăng lên.
*Chi phí cận biên MC là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm
∆TC

MC= ∆Q

hoặc MC= (TC)’


MC có hình dáng chữ U
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×