Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

đề cương môn học hệ động lực tàu thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.43 KB, 13 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1.

2.

3.

4.

Thế nào là hệ thống động lực tàu thủy?
Là 1 hệ thống thiết bị nhằm đảm bảo năng lực hoạt động của tàu và các nhiệm vụ chuyên môn của
tàu. Nghĩa là :
-Bảo đảm tàu chuyển động với tốc độ đã định, an toàn và đạt độ tin cậy hàng hải
-Đảm bảo các hoạt động tác nghiệp của tàu hàng , tàu công trình và các công dụng riêng.
Thế nào là hệ thiết bị đẩy tàu và các thành phần của nó ?
-Là 1 hệ thống thiết bị có nhiệm vụ bảo đảm tốc độ phương hướng cho hoạt động của tàu.
-Động cơ chính : có nhiệm vụ tạo ra công suất đẩy tàu. Có thể là động cơ hơi nước, tua bin hơ, tua
bin khí, diesel, động cơ pistong tự do, máy phát điện và động cơ điện
-Thiết bị đẩy : Thường dùng các loại thiết bị đẩy : guồng quay ,chong chóng, thiết bị đẩy kiểu phụt
nước. Nhiệm vụ là chuyển công suất của động cơ chính thành lực đẩy tàu
-Thiết bị truyền động :
+ Nhiệm vụ : tiếp nhận công suất từ động cơ chính truyền cho thiết bị đẩy để tạo ra lực đẩy tàu,
đồng thời tiếp nhận lực đẩy tàu do thiết bị đẩy để tạo lên lực đẩy tàu.
+ Bao gồm : hệ trục tàu thủy,bộ phận giảm tốc các thiết bị nối trục các thiế bị chuyên môn truyền
dẫn và các thiết bị phục vụ cho thiết bị truyền động
Nồi hơi chính : Nồi hơi có nhiệm vụ cung cấp hơi nước làm công chất cho máy hơi tua bin hơi và
các công suất máy phụ
Thiết bị tải công chất : Nhiệm vụ của thiết bị tải công chất là tải hơi nước, khí cháy đến động cơ
chính, động cơ phụ, bao gồm các hệ thống ống hơi, ống khí cháy.


Chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống năng lượng tàu thủy bao gồm các yếu tố nào?
Bao gồm những yếu tố sau :
-

Chỉ tiêu công suất : chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối về công suất.

-

Chỉ tiêu khối lượng : chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối về khối lượng.

-

Chỉ tiêu về kích thước : chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối về kích thước.

-

Chỉ tiêu về tính cơ động.

-

Chỉ tiêu về tính hành hải.

-

Chỉ tiêu về độ tin cậy.

-

Chỉ tiêu về điều kiện nhân sinh.


Chỉ tiêu công suất của hệ thống năng lượng tàu thủy là gì?
-Chỉ tiêu công suất của hệ thống động lực là tốc độ
Np= A.vn
Nep= B.vn
Trong đó : A, B là hệ số tỷ lệ phụ thuộc vào các thong số của chong chóng, tốc độ và phần ngâm
nước của tàu
Khi tốc độ tàu ổn định lực đầy của chong chóng sinh ra sẽ cân bằng với sức cản của tàu.
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 1


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY
-Công suất tuyệt đối của hệ thống động lực được đánh giá bằng công suất có ích của hệ thống năng
lượng chính NeΣ hoặc công suất truyền cho thiết bị đẩy NpΣ. Công suất của hệ thống năng lượng là
chính là tổng công có ích Ne của các động cơ chính :
NeΣ = ΣNe
-Chỉ tiêu về công suất tương đối năng lượng tàu thủy là tỷ số công suất của động cơ chính trên
lượng chiếm nước của tàu :
i = NeΣ/D
Trong đó : D là lượng chiếm nước toàn tải (tấn)
i: độ bão hòa năng lượng.
5.

Ý nghĩa của chỉ tiêu công suất tương đối của hệ thống năng lượng tàu thủy?
-Chỉ tiêu về công suất tương đối năng lượng tàu thủy là tỷ số công suất của động cơ chính trên
lượng chiếm nước của tàu :
i = NeΣ/D
Trong đó : D là lượng chiếm nước toàn tải (tấn)
i: độ bão hòa năng lượng.

-ý nghĩa : từ lượng chiếm nước ta có thể tính được tổng công suất sơ bộ của hệ thống.

6.

Chỉ tiêu kích thước của hệ thống năng lượng tàu thủy là gì?
-Chỉ tiêu kích thước tuyệt đối của hệ thống thiết bị năng lượng về kích thước là kích thước chứa hệ
thống thiết bị năng lượng tàu thủy đó là :
+ Chiều dài giữa các vách ngăn buồng máy : LM.
+ Diện tích sàn buồng máy FM.
+ Thể tích buồng máy VM.
-Chỉ tiêu tương đối về kích thước : Các kích thước buông máy ( buồn máy và nồi hơi) phụ thuộc vào
dạng công suất của thiết bị năng lượng, chúng được đánh giá băng độ bão hòa năng lượng. Độ bão
hòa năng lượng là tỉ số giữa công suất với chiều dài LM, FM, VM
-Độ bão hòa năng lượng theo chiều dài :
lM = NΣ /LM
-Độ bão hòa năng lượng theo diện tích :
fM = NΣ /FM
-Độ bão hòa năng lượng theo thể tích :
vM = NΣ /VM
NΣ tính theo công thức :
NΣ = Ne + Nea
Nea : công suất của động cơ phụ
-Ngoài ra có thể dùng tỷ số độ dài của buông máy chứa thiết bị năng lượng với chiều dài tàu làm chỉ
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 2


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY
số tương đối về kích thước :

lM= lM*100/Lpp = kmeLme*100/Lpp
Trong đó : Lpp : chiều dài 2 đường vuông góc : m
kme : hệ só phụ thuộc dạng động cơ chính kme = 1.3 – 4.0
Lme = chiều dài của động cơ chính tính từ bích ra phần xa nhất của đầu tự do
7.

Ý nghĩa của chỉ tiêu kích thước tương đối của hệ thống năng lượng tàu thủy?
-Chỉ tiêu tương đối về kích thước : Các kích thước buông máy ( buồn máy và nồi hơi) phụ thuộc vào
dạng công suất của thiết bị năng lượng, chúng được đánh giá băng độ bão hòa năng lượng. Độ bão
hòa năng lượng là tỉ số giữa công suất với chiều dài LM, FM, VM
-Độ bão hòa năng lượng theo chiều dài :
lM = NΣ /LM
-Độ bão hòa năng lượng theo diện tích :
fM = NΣ /FM
-Độ bão hòa năng lượng theo thể tích :
vM = NΣ /VM
NΣ tính theo công thức :
NΣ = Ne + Nea
Nea : công suất của động cơ phụ
-Ngoài ra có thể dùng tỷ số độ dài của buông máy chứa thiết bị năng lượng với chiều dài tàu làm chỉ
số tương đối về kích thước :
lM= lM*100/Lpp = kmeLme*100/Lpp
Trong đó : Lpp : chiều dài 2 đường vuông góc : m
kme : hệ số phụ thuộc dạng động cơ chính kme = 1.3 – 4.0
Lme = chiều dài của động cơ chính tính từ bích ra phần xa nhất của đầu tự do
-ý nghĩa : ta có thể xác định sơ bộ chiều dài khoang máy khi biết loại động cơ chính…

8.

Chỉ tiêu khối lượng lượng của hệ thống động lực là gì?

1.Chỉ tiêu tuyệt đối về khố lượng
-Khối lượng khô, Gd, là khố lượng tất cả động cơ, cơ cấu, thiết bị năng lượng, đường ống…..của hệ
thống năng lượng nhưng không kể đến các lượng chất lỏng.
-Khối lượng của hệ thống năng lượng ở trạng thái khai thác, Gop, : là khối lượng của các thiết bị
chuẩn bị hoạt động, nó bằng tổng khối lượng khô cộng với công chất Gws ở trong các yếu tố thành
phần của thiết bị nhưng không kể đến các lượng dự trữ : Gop= Gd + Gws
-Khối lượng toàn phần của thiết bị Gt kể cả lượng dự trữ Gst : Gt = Gop + Gst
-Khối lượng toàn phần các thành phần dự trữ : Gst = Goil + Gw + Gf
2.Chỉ tiêu tương đối về khối lượng
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 3


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY
-Khối lượng tương đối toàn phần của thiết bị năng lượng được xác định như sau :
gtr = Gt/D
Trong đó : gtr : khối lượng so với lượng chiếm nước (%)
-Khối lượng riêng toàn phần của hệ thống thiết bị năng lượng gts (kg/kW) được tính theo công thức :
gts = Gt/ Ne, Ne : công suất có ích của hệ thống năng lượng chính.
9.

Ý nghĩa của chỉ tiêu trọng lượng tương đối của hệ thống động lực?
2.Chỉ tiêu tương đối về khối lượng
-Khối lượng tương đối toàn phần của thiết bị năng lượng được xác định như sau :
gtr = Gt/D
Trong đó : gtr : khối lượng so với lượng chiếm nước (%)
→Ý nghĩa : Đặc trưng cho khối lượng phần năng lượng chiếm nước toàn tàu phụ thuộc về các thiết
bị năng lượng.
-Khối lượng riêng toàn phần của hệ thống thiết bị năng lượng gts (kg/kW) được tính theo công thức :

gts = Gt/ Ne, Ne : công suất có ích của hệ thống năng lượng chính

10.

Chỉ tiêu kinh tế của hệ thống năng lượng là gì?
-Chỉ tiêu tuyệt đối được đánh giá bằng tiêu hao nhệt và nhiên liệu cho thiết bị năng lượng.
-Chỉ tiêu tương đối cơ bản kinh tế - nhiệt của hệ thống năng lượng được đánh giá bởi suất tiêu hao
nhiệt và nhiên liệu, hiệu suất của thiết bị năng lượng và hiệu suất toàn bộ tàu

11.

Thế nào là chỉ tiêu kinh tế tương đối của hệ thống năng lượng?
Chỉ tiêu tương đối cơ bản kinh tế - nhiệt của hệ thống năng lượng được đánh giá bởi suất tiêu hao
nhiệt và nhiên liệu, hiệu suất của thiết bị năng lượng và hiệu suất toàn bộ tàu

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1.

Thế nào là hệ trục tàu thủy?
Từ máy chính tới chong chóng có nhiều đoạn trục được nối với nhau và được đặt tên 1 đường (có
thể nghiêng hoặc gãy góc) đó chính là đường trục, tất cả các thiết bị lắp trên đường trục gọi là hệ
trục tàu thủy.

2.

Công dụng của hệ trục tàu thủy?
Hệ trục tàu thủy có công dụng truyền công suất (momen xoắn) sinh ra bởi máy chính đến chong
chóng và nhận lực đẩy từ chong chóng truyền cho vỏ tàu. Ngoài ra một số thiết bị của hệ trục còn
làm nhiệm vụ bao kín vỏ tàu không cho nước thâm nhập vào trong buồng máy. Vì vậy hệ trục có vai
trò hết sức quan trọng và có tính quyết định tới năng lực làm việc của tàu.


3.

Số lượng hệ trục trên tàu thủy?
Trên tàu thông thường lắp 1 hoặc 2 hệ trục, tuy nhiên cũng có khi lắp đến nhiều hệ trục. số lượng hệ
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 4


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY
trục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kiểu dáng và tính chất của tàu, loại và vị trí đặt máy chính trên
tàu, chế độ làm việc, hiệu quả kinh tế, độ tin cậy trong vận hành. Các hệ trục có thể lắp độc lập, mỗi
hệ trục 1 động cơ hoặc 1,2 hệ trục lắp chung với 1 dộng cơ. Các hệ trục được lắp đặt phía đuôi tàu
tạo lực đẩy chính cho tàu chyển động. Xong ở 1 số tàu đặc biệt có thể có các hệ trục được lắp ở 2
bên mạn hoặc mũi tàu nhằm tăng tính quay trở của tàu, nâng cao khả năng an toàn cho tàu.
4.

Phương án bố trí hệ trục trên tàu thủy?
Có 4 phương án bố trí hệ trục nằm phía đuôi tàu :
+ tàu 1 hệ trục : hệ trục của tàu được bố trí tại mặt phẳng dọc tâm tàu.
+ tàu 2 hệ trục : các hệ trục bố trí về 2 phía của mặt phẳng dọc tâm gọi là hệ trục mạn trái và hệ trục
mạn phải. Thông thường thì hai hệ trục này đối xứng nhau qua mặt phẳng dọc tâm. Đường trục có
thể bố trí nghiêng dọc 1 góc α hoặc nghiêng ngang 1 góc β. Tuy nhiên các giá trị này càng nhỏ càng
tốt( α = 0 ÷ 5 độ; β=0 ÷3 độ). Song cũng có những trường hợp do vị trí của máy chính lệch nhau,
chiều dài 2 trục sẽ khác nhau đẫn đến giá trị α cũng khác nhau. Để tàu quay trở được bình thường thì
2 đường trục này phải được bố trí sao cho giao điểm của chúng trong mặt phẳng ngang phải nằm về
2 phía mũi so với tâm quay của tàu. Không phụ thuộc vào các góc nghiêng dọc hay ngang của hệ
trục, chong chóng phải được bố trí sao cho tâm của 2 chong chóng nằm trên cùng 1 độ cao so với
đường chuẩn của vỏ tàu và cùng nằm trong mặt phẳng vuông góc với đường chuẩn và cách đều dọc

tâm của thân tàu. Trong trường hợp bố trí 2 đường trục song song và nếu vị trí buồng máy cho phép
thì thông thường 2 đường trục là giống nhau và khi đó vấn đề dự trữ của hệ trục chỉ cần 1 hệ trục dự
trữ thay thế cho cả 2 hệ trục khi cần thiết. Chiều quay của 2 chongc chóng phải ngược chiều nhau và
thường là quay vào.
+ tàu 3 hệ trục: Với tàu có ba hệ trục, khi đó sẽ bố trí một hệ trục nằm tại mặt phẳng dọc tâm tàu, hai
hệ trục còn lại bố trí đối xứng về hai phía mạn tàu và chong chóng giữa nằm lùi về phía sau so với
hai chong chóng hai bên.
+ tàu 4 hệ trục: Nếu công suất và kích thước chong chóng được phân đều cho bốn hệ trục, thì các hệ
trục được làm giống nhau và bố trí từng cặp hệ trục đối xứng nhau qua mặt phẳng dọc tâm tàu.

5.

Các thành phần cơ bản của hệ trục?
Hệ trục tàu thủy bao gồm các thành phân chính như sau:
+Trục chong chóng: là đoạn trục cuối cùng mang chong chóng. Đây là đoạn trục làm việc nặng nề
nhất so với các đoạn trục khác
+ Trục trung gian và ổ đỡ trung gian: Trục trung gian là trục hoặc các đoạn trục nối trục chong
chóng (hoặc trục ống bao) với trục lực đẩy. Trên đoạn trục trung gian có các ổ đỡ trung gian có thể
là ổ đỡ trượt hoặc ổ lăn để đỡ các đoạn trục.
+ Trục lực đẩy và ổ đỡ chặn chính : Đoạn trục này thường được nối một đầu với trục trung gian, đầu
còn lại nối với bộ giảm tốc hoặc máy chính
+ Thiết bị ống bao trục: Bao gồm ống bao trục, các gối đỡ trục được đặt ngay trong ống bao, cụm
kín ống bao và các thiết bị khác để cố định ống bao với vỏ tàu.
+Cụm kín vách ngang: là bộ phận làm kín nước
+ Thiết bị hãm và tách trục: làm nhiệm vụ phanh, hãm hệ trục mỗi khi xảy ra sự cố hoặc khi cần
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 5



ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY
giảm quán tính quay của hệ trục.
+ Thiết bị quay trục: làm nhiệm vụ làm quay hệ trục để tránh cho trục khỏi bị ăn mòn không đều khi
hệ trục không làm việc trong một thời gian dài hoặc trong quá trình sửa chữa, lắp ráp khi cần đo đạc
các thông số về hệ trục và máy chính.
6.

Trục chong chóng; công dụng (nhiệm vụ)?
- Trục chong chóng là đoạn trục cuối cùng mang chong chóng. Đây là đoạn trục làm việc nặng nề
nhất so với các đoạn trục khác bởi vì đoạn trục này phải chịu thêm tải trọng do trọng lượng chong
chóng gây ra, lại vừa phải làm việc trong môi trường có tính ăn mòn cao là nướcbiển.
-Trục ống bao là đoạn trục đi trong ống bao. Đoạn trục này thường được nối với trục chong chóng
bằng khớp nối đặc biệt. Thông thường trục ống bao cũng là trục chong chóng, còn khi trong hệ trục
chong chóng nằm xa vòm đuôi (sống đuôi tàu) thì có thể có trục ống bao riêng rẽ

7.

Các loại vật liệu chế tạo trục?
-Các yêu cầu đối với vật liệu làm trục :
+ Ứng suất giới hạn và giới hạn chảy phải đủ lớn và phù hợp.
+ Các chỉ số nén ép, nở dài, tính năng phá hủy khi uốn nằm trong phạm vi đã quy định.
+ Giới hạn mỏi phải đủ lớn.
+ Kết cấu vật liệu phải đồng nhất, không có điểm trắng và hiện tượng biến trắng.
+ Tính năng gia công tốt.
-Hệ trục của một tàu thường dùng vật liệu cùng quy cách để chế tạo.
-Đối với tàu hàng,hệ trục thường được làm bằng thép Cacbon, các tàu cao tốc,để làm giảm trọng
lượng dung thép hợp kim.

8.


Kết cấu trục chong chóng (chân vịt)?
-Tùy thuộc vào phương pháp (cách) lắp đặt, trục chong chóng sẽ có các dạng kết cấu khác nhau.
Nếu trục chong chóng được lắp đặt theo phương án từ phía đuôi tàu vào hầm trục hoặc buồng máy,
thì tất cả các kích thước trên đoạn trục này đều phải nhỏ hơn kích thước của cổ trục, và do đó phần
đầu trục phía lắp với trục trung gian không được làm bích nối liền. Khi đó trên phần côn trục sẽ
khoét rãnh then để lắp bích rời.
-Khi khoét rãnh then, phải chú ý đến những chỗ gây tập trung ứng suất cho trục. Nếu đường kính
đầu lớn của côn trục Dk >100 mm thì rãnh then phải có dạng thìa. Khoảng cách từ mép rãnh then
đến đầu lớn của côn trục không nhỏ hơn 0,2Dk. Mép rãnh then phải được lượn tròn với bán kính
0,01Dk nhưng không được nhỏ hơn 1mm. Nếu trục chong chóng được lắp đặt theo phương án từ
trong ra (từ phía hầm trục hoặc buồng máy ra phía đuôi tàu), phía đầu trục này có thể có làm bích
liền.
-Phần côn phía lái của trục chong chóng để lắp chong chóng có thể lấy độ côn 1:10,1:12,1:15 và
thường áp dụng độ côn 1:12.
-Đoạn trục giữa hai cổ đỡ (phần không làm việc), đường kính trục có thể nhỏ hơn đường kính cổ
trục 6 – 10 mm để giảm trọng lượng trục và tạo thuận lợi cho công nghệ (sửa chữa và lắp ráp).
Trong một số kết cấu trục có sử dụng hình thức bôi trơn và làm mát gối đỡ trục bằng nước ngoài tàu,
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 6


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY
đoạn trục này thường được bọc lớp bảo vệ trục (áo trục), nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp bề mặt trục
với nước ngoài tàu. Áo trục phải làm bằng đồng thanh hoặc bằng những vật liệu tương đương và
không được có vết rỗ và những khuyết tật khác. Áo trục phải được lắp vào trục theo phương pháp
tránh tập trung ứng suất, như kiểu ép nóng.
9.

Có bao nhiêu loại vật liệu được sử dụng làm bạc đỡ trục chong chóng (chân vịt)?

-Bạc trục chong chóng bằng vật liệu ba-bít.
-Bạc trục chong chóng bằng vật liệu gỗ gai-ắc.
-Bạc trục chong chóng bằng vật liệu cao su
+ bạc trục chong chóng bằng vật liệu cao su kiểu giãn thanh.
+ bạc trục chong chóng bằng vật liệu cao su kiểu múi liền.
+ bạc trục chong chóng bằng vật liệu cao su kiểu tổ hợp

10.

Đặc điểm của gối đỡ trục chong chóng (chân vịt) sử dụng bạc đỡ vật liệu hợp kim ba–bít?
-Hợp kim ba-bít dùng làm gối trục thường là loại có ký hiệu B-83. Hiện nay đang dùng loại B-16 có
giá thành tương đối thấp để thay thế. Hợp kim ba-bít chịu mòn rất tốt, không làm hư hỏng cổ trục,
ứng suất nén khá cao, tản nhiệt nhanh. Nhược điểm của loại hợp kim này là chế tạo và sửa chữa
tương đối phức tạp và khó khăn, đòi hỏi thợ phải có tay nghề, giá thành cao. Ngoài ra cũng cần phải
chú ý khi dùng gối trục bằng ba-bít thì áo lót trục không được làm bằng đồng..
-Phần cốt thép của gối trục hợp kim ba-bít có thể bằng đồng thanh hay đồng vàng. Để tiết kiệm kim
loại màu, có thể dùng thép hay gang đúc. Lực bám của ba-bít vào gang đúc hơi kém, do đó phải xử
lý bề mặt đúc cẩn thận. Khi hệ trục làm việc, hợp kim ba-bít chịu lực ma sát, do đó rãnh đổ hợp kim
phải làm thành hình đuôi én. Rãnh có dạng này sẽ làm tăng khả năng bám chắc khi đổ hợp kim vào.
-Trước khi đổ ba-bít, cần mạ lên bề mặt một lớp thiếc để giảm nhẹ công việc đúc. Sau khi đổ hợp
kim vào rãnh, phần cốt thép phải được xẻ rãnh dẫn hướng trục để dẫn dầu và phân bố dầu bôi trơn
(thường xẻ 3 rãnh). Dầu nhờn thường được đưa vào phía phần cốt thép không chịu áp lực hay áp lực
nhỏ. Các rãnh dầu không nên xẻ tận cùng để tránh hiện tượng rò dầu.
-Gối trục nên lắp chặt với ống bao trục chong chóng và dùng các biện pháp chống xoay và dịch
chuyển dọc trục của gối như đoạn trước và sau gối làm thành vành, dùng bu-lông cố định lên ống
bao,...
-Khe hở hướng tâm lớn nhất của gối trục bằng ba-bít được xác định theo công thức sau:
D1 = 1,001D+ 0,5
Trong đó: D1 – Đường kính trong của gối trục (mm);
D – Đường kính ngoài của trục (kể cả áo lót trục nếu có) (mm).


11.

Đặc điểm của gối đỡ trục chong chóng (chân vịt) sử dụng bạc đỡ vật liệu cao su?
-Gối trục chong chóng bằng cao su thường dùng nước để bôi trơn tuần hoàn và làm mát. Về kết cấu,
gối trục bằng cao su thường có hai kiểu : ghép giãn thanh và chế tạo cao su thành múi.
-Với kiểu ghép giãn thanh: Cao su được đúc thành các thanh, bên trong có lõi thép, sau đó được
ghép lại với nhau như cách ghép bạc gỗ. Phần cốt thép của gối trục cao su thường làm bằng đồng
hoặc thép.Hình dáng ngoài của mặt công tác gối trục cao su cốt thép có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng làm việc và tổn thất ma sát của gối.
-Trong trường hợp cao su được chế tạo thành múi, nếu mặt cao su nhô lên rõ rệt, phía trong ống lót
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 7


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY
trục lắp đệm cao su nguyên toàn bộ được lưu huỳnh hóa chắc chắn và ép chặt vào ống lót
-Dựa vào hình thức kết cấu có thể phân chia thành 2 loại:
+ Loại thứ nhất, các miếng đệm của gối thường dùng làm nền, hàn thêm các đai để tạo thành mặt
lõm hay lồi, sau đó dùng các miếng cao su có mặt công tác đơn đậy kín lên.
+ Loại thứ hai, các miếng đệm là những miếng cao su cong được gia cố bằng các miếng thép. Để
thép và cao su ôm chặt nhau và để đề phòng thép bị ăn mòn, thường mạ đồng lên các miếng thép
(thường mạ điện).
-Gối trục cao su và cổ trục chong chóng có thể không cần khe hở lắp ghép (lắp căng) mà vẫn có thể
làm việc với số vòng quay nhất định trong điều kiện ma sát ướt hay nửa ướt.
-Với đường kính chong chóng trong phạm vi 50 – 380 mm có thể tính toán khe hở lắp ghép của gối
trục bạc cao su theo công thức sau đây:
Smin= 0,0025D
Smax= 0,0032D

Trong đó: D – Đường kính của cổ trục (kể cả áo lót trục nếu có) (mm).
12.

Có những loại thiết bị làm kín gối trục chong chóng (chân vịt) nào?
- Thiết bị làm kín gối trục chong chóng có nhiệm vụ bảo vệ gối trục chong chóng, làm kín dầu,
nước cho ống bao trục, ngăn cách không gian bên trong tàu với không gian bên trong ống bao. Tùy
thuộc vào loại gối trục chong chóng, cách thức bôi trơn gối trục và vị trí đặt thiết bị làm kín mà chọn
loại thiết bị làm kín cho phù hợp.
*Thiết bị làm kín gối trước.
- Đệm làm kín.
- Bộ làm kín simplex.
- Bộ làm kín cho tàu nhỏ.
* Thiết bị làm kín gối sau trục chong chóng.
- Bộ làm kín kiểu vòng chắn dầu.
- Bộ làm kín kiểu simplex.
- Bộ làm kín kiểu vòng cao su rỗng.

13.

Tại sao cần phải có thiết bị làm kín gối trục chong chóng (chân vịt)?
-Thiết bị làm kín gối trục chong chóng có nhiệm vụ bảo vệ gối trục chong chóng, làm kín dầu, nước
cho ống bao trục, ngăn cách không gian bên trong tàu với không gian bên trong ống bao.

14.

Đặc điểm, kết cấu thiết bị làm kín gối sau trục chong chóng (chân vịt) kiểu simplex?

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
1.


Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu tàu thủy?
-Dự trữ và cug cấp nhiên liệu đảm bảo cho hệ động lực làm việc bình thường trong suốt thời gian
hành trình quy định.
-Hệ thống nhiên liệu có quan hệ mật thiết với động cơ và loại nhiêu liệu sử dụng,do đó hệ thống
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 8


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY
còn có 1 số chức năng sau:
+ Cấp nhiên liệu : Đưa nhiên liệu từ các kho trên bờ xuống tàu hoặc từ các phương tiện khác sang.
+ Dự trữ nhiên liệu : dự trữ trong các khoang két,đáy đôi,..
+ Vận chuyển và cung cấp nhiên liệu : Vận chuyển từ các khoang két và cung cấp cho động cơ và
các thiết bị tiêu thụ.
+ Lọc nhiên liệu : hâm nóng, phân ly và lọc sạch các tạp chất cơ học,nước ra khỏi nhiên liệu.
+ Ghi số lượng : đo,kiểm tra mức dầu dự trữ và lượng tiêu thụ dầu.
+ Đảm bảo môi trường: gom dầu bẩn, dầu thải về các két riêng.
2.

Các thiết bị chính trong hệ thống nhiên liệu tàu thủy?
- Các khoang két,bể chứa dự trữ dầu.
- Các bơm vận chuyển,bơm dự phòng.
- Các két lắng,két trực nhật,két dầu bẩn,dầu thải.
- Các bầu lọc,máy phân ly,thiết bị gia nhiệt.
- Các loại van : van thông,van ngắt,van đóng nhanh,xả nhanh,..
- Các loại ống : ống vận chuyển,ống thông hơi,ống đo,…
- Các thiết bị chỉ báo: đồng hồ đo nhiệt độ,áp suất,kính quan sát,..

3.


Chức năng và nhiệm vụ của hệ thống dầu bôi trơn trên tàu thủy?
-Hệ thống có nhiệm vụ dự trữ đủ lượng dầu nhờn cung cấp cho các bộ phận cần bôi trơn như các
cặp chi tiết chuyển động và ma sát….., đồng thời truyền nhiệt do ma sát sinh ra, đảm bảo cho hệ
thống làm việc an toàn, tin cậy trong suốt hành trình.
-Hệ thống được thiết kế trên cơ sở mối quan hệ với động cơ và loại dầu bôi trơn sử dụng nên chức
năng của hệ thống là :
+ Cấp dầu bôi trơn : Đưa dầu từ các kho trên bờ xuống tàu hoặc từ các phương tiện khác sang.
+ Dự trữ : dự trữ trong các khoang két
+ Vận chuyển: Vận chuyển từ các khoang két và cung cấp cho động cơ và các thiết bị tiêu thụ.
+ Ghi số lượng : đo,kiểm tra mức dầu dự trữ và lượng tiêu thụ dầu.
+ Thông hơi, phân li, lọc sạch…

4.

Có bao nhiêu phương pháp xử lý dầu bôi trơn trong hệ thống cung cấp dầu bôi trơn của hệ
thống động lực tàu thủy?
-Dầu bôi trơn sau khi làm việc sẽ được đưa trở lại két tuần hoàn,dầu ít nhiều đã bị biến chất do làm
việc ở nhiệt độ cao và chứa nhiều tạp chất (mạt kim loai bị mài mòn).Trong hệ thống dù đã có 1số
bộ phận xử lý như có bộ lọc,xử lý hóa học nhưg cũng chỉ có tác dụng hạn chế,giảm nhẹ sự biến chất
của dầu. Do vậy cần phải xử lý dầu bôi trơn để kéo dài thời gian sử dụng dầu,giảm bớt mài mòn cho
động cơ.
-Phương pháp xử lí song song : lượng dầu nhờn ra khỏi bơm vận chuyển, phần lớn sẽ được đưa vào
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 9


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY
bôi trơn động cơ, một phần sẽ đưa qua các thiết bị xử lí cơ học, lọc hoặc xử lí hóa học để khôi phục

lại tính chất của dầu, sau đó lại được đưa trở lại hệ thống. Do đó, trong một đơn vị thời gian, lượng
tạp chất bị phân ly lọc sạch sẽ gần bằng lượng tạp chất sinh ra, dầu nhờn sẽ lâu bị hỏng hơn. Áp
dụng cho tàu biển có động cơ lớn, hành trình dài, đảm bảo chất lượng dầu ổn định, tăng tuổi thọ
động cơ.
-Phương pháp xử lí thay thế : sau một thời gian sử dụng, sẽ tiến hành thay thế hoàn toàn lượng dầu
nhờn, dầu cũ sẽ được đưa đi xử lí và dự trữ.
5.

Nhiệm vụ của hệ thống nước làm mát trên tàu thủy?
-Hệ thống làm mát có nhiệm vụ chủ yếu là làm mát động cơ chính và phụ, máy nén khí, các gối trục
chong chóng, các thiết bị truyền động…

6.

Chức năng của hệ thống nước làm mát trên tàu thủy?
-Tải nhiệt lượng sinh ra trên các thiết bị.
-Do trên tàu, công chất tải nhiệt chủ yếu là nước biển nên hệ thống phải đảm bảo sự lưu thong nước
biển một cách tuần hoàn, liên tục.
-Đo, kiểm tra, duy trì và điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát theo từng chế độ vận hành của thiết bị.
-Gia nhiệt cho hệ thống lấy nước ngoài tàu vào mùa đông, đảm bảo cung cấp liên tục, nhiệt độ….

7.

Có bao nhiêu loại hình thức hệ thống nước làm mát trên tàu thủy?
Có 2 hình thức làm mát là : hệ thống làm mát trực tiếp và hệ thống làm mát gián tiếp.

8.

Thế nào là loại hình thức hệ thống nước làm mát trực tiếp trên tàu thủy?
-Là hệ thống làm mát mà nước biển trực tiếp là công chất tải nhiệt.

-Nước biển được đưa vào qua các bơm nối với van thông biển, qua các bầu lọc rác, bộ khử hơi khí,
đưa vào các nhánh làm mát động cơ, các thiết bị .
-Sau khi làm mát động cơ, một phần nước biển sẽ được đưa qua làm mát gối trục, thiết bị truyền
động, một phần sẽ đưa lại hệ thống để hòa trộn với nước biển sau bầu lọc rác, phần còn lại sẽ được
đưa ra ngoài mạn tàu.
-Hệ thống phải thỏa mãn những yêu cầu chung, mỗi bơm nước biển phải có 1 bơm dự phòng.

9.

Đặc điểm của loại hình thức hệ thống nước làm mát trực tiếp trên tàu thủy?
-Hệ thống đơn giản, ít thiết bị, thuận tiện cho khai thác vận hành.
-Nhiệt độ nước biển vào làm mát phụ thuộc vào nhiệt độ nước ngoài tàu,vào mùa đông, do có sự
chênh lệch nhiệt độ cao lên ảnh hưởng đến các trang thiết bị, giảm công suất động cơ.
-Nhiệt độ nước ra khỏi động cơ bị khống chế từ 50-550C, để tránh tạo ra các cáu cặn trong đường
ống và thiết bị.
-Đường ống bị ăn mòn nhanh nên các đường ống phải lắp thêm các cực kẽm để bảo vệ.

10.

Đặc điểm của loại hình thức hệ thống nước làm mát gián tiếp trên tàu thủy?
-Nhiệt độ nước vào làm mát động cơ và thiết bị không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, quá
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 10


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY
trình làm mát ổn định.
- Có thể tăng nhiệt độ nước vào làm mát động cơ, giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước làm mát và
các chit iết, nâng cao hiệu suất động cơ, tang tuổi thọ

-Nước ngọt tuần hoàn trong hệ thống được đưa qua xử lí, loại bỏ tạp chất gây ăn mòn, tạo cáu bẩn,
bề mặt chi tiết, khoang làm mát trong động cơ ít bị đóng cáu, tạo điều kiện cho việc truyền nhiệt tốt
hơn.
-Hệ thống có khả năng điều chỉnh được nhiệt độ làm mát theo chế độ vận hành của động cơ.
-Hệ thống làm việc an toàn, tin cậy cao, thiết bị dự phòng khá đầy đủ.
-Hệ thống phức tạp, thiết bị nhiều, vận hành khó khăn.
11.

Nhiệm vụ của hệ thống không khí cao áp (khí nén) trên tàu thủy?
-Tạo khí nén bằng các máy nén khí.
-Nạp và dự trữ khí nén trong các bình chứa trên tàu.
- Đảm bảo tách được dầu và nước ra khỏi hệ thống khí nén.
-Cung cấp khí nén cho các nhu cầu trên tàu như kéo còi, khởi động, vệ sinh,…..

12.

Tại sao phải thông gió buồng máy?
-Buồng máy là nơi tập trung phần lớn các thiết bị sinh năng lượng nên khi các thiết bị này hoạt động
sẽ bức xạ ra một lượng nhiệt đáng kể.
-Tuy nhiên, kích thước của buồng máy khi thiết kế có xu hướng càng nhỏ càng tốt để tang chỉ tiêu
kinh tế của tàu.
-Trong buồng máy, lượng nhiệt thải là rất lớn, có nhiều khí độc, ảnh hưởng đến sức khỏe con người
cũng như các vấn đề an toàn trên tàu.
-Do vậy, trang trí động lực học nhất thiết phải có hệ thống thông gió buồng máy, nhằm đáp ứng :
+ Cung cấp khí sạch, đảm bảo tiêu chuẩn cho buồng máy.
+ Đưa không khí đã qua sử dụng, khí độc hại, khí gây cháy nổ, khí nóng, khí không đảm bảo tiêu
chuẩn ra khỏi buồng máy.
+ Duy trì nhiệt độ buồng máy theo tiêu chuẩn quy định.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

1.

Thế nào là buồng máy tàu thủy?
Buồng máy là khoang tàu chuyên dùng lắp đặt các máy móc thiết bị của ht trang trí động lực tàu
thủy. Thể tích và trọng lượng buồng máy là 1 bộ phận thể tích và trọng lượng của con tàu , sự phân
bố thể tích của các khoang và sự phân bố trọng lượng trên 1 con tàu là 1 trong nhưng vấn đề cơ bản
của việc thiết kế chế tạo 1 con tàu, do đó kích thước và vị trí của buồng máy có quan hệ mật thiết
với việc thiết kế tàu.

2.

Thể tích buồng máy tàu thủy phụ thuộc vào những yếu tố nào?
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 11


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY
Thể tích buồng máy căn cứ vào toàn bộ máy móc ,thiết bị cần thiết đặt trong buồng máy và đảm bảo
các thiết bị này hoạt động 1 cách bình thường.
3.

Ảnh hưởng của thể tích buồng máy đến tính năng của tàu?
- Ảnh hưởng của thể tích buồng máy đến năng lực chở hàng của từng loại tàu có khác nhau. Một
con tàu có thể tích buồng máy bé, thì giảm thể tích buồng máy xuống nữa cũng không ảnh hưởng
lớn bằng tàu có thể tích buồng máy lớn, do đó mức độ cần thiết giảm thể tích buồng máy đối với
từng loại tàu cũng rất khác nhau. Đối với tàu trọng tải bé, công suất tương đối của trang trí động lực
lại cao, thường yêu cầu về giảm thể tích cao; còn đối với loại tàu trọng tải lớn, công suất tương đối
của trang trí động lực thấp thì yêu cầu về giảm thể tích buồng máy thấp hơn.
-Mặt khác, khi tàu có cùng trọng tải, cùng tốc độ hành trình nhưng chở loại hàng khác nhau thì yêu

cầu giảm thể tích buồng máy cũng khác nhau. Tàu chở hàng có tỷ trọng lớn khôngcần thiết có
khoang chở hàng lớn, nhưng với loại hàng cồng kềnh, tỷ trọng bé, muốn đảm bảotrọng tải của tàu
thì phải có thể tích khoang hàng lớn, và do đó giảm thể tích buồng máy là điều quan trọng.

4.

Vị trí của buồng máy phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Trên các tàu thông dụng buồng máy thường đặt ở 2 vị trí : giữa tàu và đuôi tàu
Trọng lượng toàn bộ của trang trí động lực là 1 bộ phận cố định tạo nên lượng chiếm nước của con
tàu.Mặt khác lượng chiếm nước của con tàu còn có trọng lượng hàng hóa và các vật phẩm tiêu dùng
và có khả năng thay đổi trong qúa trình khai thác ,nếu vị trí của buồng máy và các hầm hàng phân
bố theo chiều dọc tàu sao cho trọng tâm của tàu và tâm nổi cùng nằm trên đg thẳng góc với sống
chinhs của con tàu và tâm nổi gần nhau thì lúc chở đẩy hàng hoặc không có hàng tàu sẽ không có
hiện tượng nghiêng dọc.
-Nếu buồng máy được bố trí giữa tàu thì hầm hàng đc phân bố ở phía trước và sau buồng máy.Khi
đầy hàng trọng tâm của các khoang hàng sẽ trùng hoặc gần trọng tâm tàu, khi ít hàng thì tàu có điều
kiện phân bố hàng trong các khoang để đạt được yêu cầu 2 vị trí trọng tâm gần nhau.
-Nếu buồng máy đặt phía đuôi tàu các hầm hàng tập trung phía trước, do đó việc bố trí sao cho trọng
tâm của tàu và tâm nổi trùng nhau gặp nhiều khó khăn,nếu lúc toàn tải tàu được cân bằng thì lúc
không tải sẽ bị nghiêng dọc rất lớn.

5.

Ảnh hưởng của vị trí của buồng máy đến tính năng của tàu?
-Nếu buồng máy được bố trí giữa tàu thì hầm hàng đc phân bố ở phía trước và sau buồng máy.Khi
đầy hàng trọng tâm của các khoang hàng sẽ trùng hoặc gần trọng tâm tàu, khi ít hàng thì tàu có điều
kiện phân bố hàng trong các khoang để đạt được yêu cầu 2 vị trí trọng tâm gần nhau.
-Nếu buồng máy đặt phía đuôi tàu các hầm hàng tập trung phía trước, do đó việc bố trí sao cho trọng
tâm của tàu và tâm nổi trùng nhau gặp nhiều khó khăn,nếu lúc toàn tải tàu được cân bằng thì lúc
không tải sẽ bị nghiêng dọc rất lớn.


6.

Các yếu tố quyết định đến số lượng buồng máy?
Yêu cầu về công tác quản lý buồng máy
Yêu cầu về liên hệ nội tại của các thiết bị cơ giới
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 12


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY
Yêu cầu về công nghệ đóng và lắp ráp tàu
Yêu cầu của tính chống chìm
Yêu cầu của một số thiết bị máy móc chuyên môn
7.

Ảnh hưởng của công tác quản lý đến số lượng buồng máy?
Trong công tác này phải đảm bảo được các yêu cầu liên tục, thuận tiện, an toàn và tin cậy, hiệu suất
lao động cao. Do những yêu cầu đó, các thiết bị máy móc bố trí hết sức tập trung, số lượng buồng
máy càng ít càng tốt. Nếu một buồng máy thỏa mãn được tính chống chìm của tàu thì nên dùng một
buồng máy.

8.

Ảnh hưởng của tính chống chìm đến số lượng buồng máy?
Khi xét về số lượng buồng máy, một vấn đề cần được đặt ra là tính chống chìm của con tàu. Trong
phần trên chúng ta đã đặt vấn đề vị trí và kích thước buồng máy ảnh hưởng đến tính chống chìm của
tàu, mặc dù mức độ ảnh hưởng của buồng máy ở giữa và phía đuôi tàu có khác nhau nhưng trong
vấn đề này cũng phải được xem xét một cách nghiêm túc. Nếu trang trí động lực được bố trí trong

một buồng máy (đó là trường hợp lý tưởng nhất) nhưng không thỏa mãn tính chống chìm thì bắt
buộc phải bố trí thành hai buồng máy và giữa hai buồng máy phải có vách kín nước.

ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 13



×