Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tư vấn tuyển sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.11 KB, 5 trang )

TƯ VẤN TUYỂN SINH
-Kính thưa các thầy cô giáo
-Thưa các em học sinh thân mến
A. LỜI NÓI ĐẦU
Tháng 3 là tháng mà các em học sinh khối 12 bắt đầu nộp hồ sơ dự thi vào các
trường đại học, cao đẳng và cũng là giai đoạn nước rút để các em ôn tập nhằm đạt kết quả
cao trong hai kì thi quan trọng là tốt nghiệp THPT và ĐH, CĐ. Được sự phân công của
Ban tư vấn tuyển sinh trường THPT Lý Nhân Tông, thầy xin có một vài điều tâm sự nhằm
giúp các em học sinh thi vào khối tự nhiên của các trường ĐH, CĐ có phương pháp học tập
tốt, chọn nghành, chọn nghề, chọn trường phù hợp với sở thích, khối thi và năng lực của
bản thân.
B. TƯ VẤN ÔN THI
I. Trước tiên thầy xin tư vấn chung về ôn thi cho tất cả các em ôn thi:
Việc ôn luyện thi nhằm có được kết quả cao trong các kì thi đại học, cao đẳng là một
nhu cầu chính đáng và quan trọng của mỗi em học sinh. Để việc ôn thi đạt hiệu quả cao,
chúng tôi có 10 điều lưu ý với các em như sau:
1. Cần bám sát vào cấu trúc đề thi vào ĐH, CĐ mới nhất do BGD phát hành.
2. Việc ôn thi và chọn khối thi phải xuất phát từ năng lực thật sự của mình, tránh việc
ôn thi theo xu thế và phong trào. Khá nhiều em học sinh sau một thời gian ôn tập đã thực
hiện việc chuyển môn, đổi khối rồi sau đó có được kết quả khá tốt trong các kì thi đại học,
cao đẳng và thành đạt trong lĩnh vực mình thay đổi sau này.
3. Việc ôn thi cần được lên kế hoạch và phân chia thời gian một cách hợp lí, môn nào
yếu nhất thì giành nhiều thời gian hơn, tránh việc giai đoạn đầu thì học ít, ôn ít, sau đó đến
lúc gần thi mới lao đầu vào học.
4. Không học thêm quá nhiều. Có những học sinh ngày nào cũng học cả sáng, chiều, tối.
Khi về nhà thì mệt lăn ra ngủ mà không có thời gian ôn bài, đặc biệt tránh việc học vào các
thời điểm mà khả năng lĩnh hội kém hiệu quả như từ 12 giờ đến 14 giờ, từ 17 giờ đến 19
giờ, hoặc học quá khuya. Khi đi học thêm thì việc lựa chọn thầy cô phù hợp với khả năng,
trình độ của mình sẽ là cách lựa chọn khôn ngoan và hiệu quả nhất, không nên chọn thầy
cô theo xu thế, danh tiếng.
5. Kết hợp và phát huy tốt việc học trên lớp và việc học thêm, nhiều học sinh cho rằng


việc học thêm là đủ do đó không đến lớp, không ghi chép bài… coi thường kiến thức trong
sách giáo khoa và các bài giảng trên lớp. Với những em học sinh đó thường kết quả không
cao do chỉ có ngọn mà không có gốc.
6. Không nên học quá lệch, nhiều em cho rằng chỉ cần học 3 môn thi theo khối là đủ. Đó là
quan niệm và cách chọn lựa hoàn toàn sai lầm. Việc học đều, đủ các môn sẽ góp phần bổ
sung cho kiến thức của vừa sâu vừa rộng hơn, vừa tránh quá tải khi tập trung quá nhiều thời
gian vào một môn học nào đó. Thực tế, các môn học không chỉ bổ sung kiến thức cho nhau
mà còn góp phần hỗ trợ chúng ta cả về tư duy và sự sáng tạo. Ngoài ra, sau khi đỗ vào các
trường và đặc biệt sau này khi đi làm việc có kiến thức đủ ở các môn sẽ góp phần tạo nên sự
thành công của mình.
7. “ Học thầy không tày học bạn” đó cũng là lời khuyên dành cho các bạn thí sinh trong
1


quá trình ôn tập. Ngoài việc học trên lớp, học thêm, việc trao đổi giữa các bạn học sinh, việc
tổ chức học nhóm, học theo cặp cũng sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc ôn tập do các bạn
cùng trang lứa dễ thẳng thắn trao đổi, chia sẻ.
8. Đối với bài tập trắc nghiệm, các em nên mạnh dạn từ bỏ các loại bài tập thuộc vào một
trong ba điều sau:
-Đề bài quá dài, quá rườm rà hoặc hình vẽ phải mô tả phức tạp.
-Bài giải cần quá nhiều giai đoạn biến đổi.
-Kiến thức lí thuyết để giải bài tập không có trong nội dung SGK và cấu trúc đề thi.
9. Nên tham gia các đợt thi thử ( không quá lạm dụng) sẽ góp phần nâng cao kinh nghiệm
và khả năng va chạm để tự tin và bản lĩnh hơn trong đợt tham gia thi chính thức.
10. Giành thời gian nghỉ trước ngày thi: Trước ngày thi khoảng 1 tuần thì không nên học
nữa vì giai đoạn này càng học càng thấy lo lắng rằng mình vẫn còn thiếu nhiều kiến thức
dẫn đến việc mệt mỏi, không đủ minh mẫn và tự tin để làm bài thi.

Bây giờ Thầy xin đi sâu vào từng môn tự nhiên
(Có thể ko nói nếu ít thời gian)

II. Tư vấn riêng đối với môn Toán:
Để ôn thi môn Toán có hiệu quả, các em cần lưu ý những điểm sau:
1. Học lý thuyết rất quan trọng:
-Sau mỗi bài, mỗi chương cần học thật thuộc và hệ thống lại các kiến thức cơ bản như các
khái niệm, các định lí quan trọng. Nhiều bạn học sinh cho rằng chỉ cần làm bài tập, phần lí
thuyết có thể bỏ qua, điều này là hoàn toàn sai lầm, vì có hiểu lí thuyết mới hiểu bản chất
vấn đề, từ đó mới vận dụng lí thuyết vào bài tập cụ thể.
-Nên viết những công thức chưa nhớ lên đầu quyển vở, vào cuốn sổ nhỏ hoặc ở ngay góc
học tập để những công thức đập vào mắt mình thường xuyên, nhìn nhiều sẽ nhớ.
2. Làm bài tập:
-Đối với các dạng bài tập có phương pháp giải tổng quát thì cần học thật thuộc phương
pháp đó, đối với mỗi bài tập cụ thể cần tìm ra sự tương ứng giừa các kí hiệu trong bài và
các kí hiệu trong phương pháp tổng quát.
-Để làm tốt một bài toán cần đọc kĩ đề, gạch ra những yêu cầu của bài để từ đó tìm ra
hướng giải quyết những yêu cầu đó.
-Nên phân chia bài tập theo từng dạng để làm nhằm thấy rõ phương pháp giải tổng quát
cho từng dạng đó. Cố gắng làm thật chắc các dạng bài cơ bản rồi mới nâng cao dần lên và
cuối cùng mới làm bài tập tổng hợp.
-Trình bày bài thì nên học theo cách do thầy cô đã chữa hoặc trong SGK và sách bài tập do
NXBGD phát hành. Sau mỗi bài tập cần kết luận để trả lời các câu hỏi của đề bài, bài hỏi
gì trả lời đó.
-Cuối cùng là cần ghi lại những chú ý sau những bài tập có cách giải đặc biệt hoặc những
lỗi bản thân hay mắc phải.
3. Nên giải các đề thi thử: Chỉ cần sưu tầm các đề thi thử trong 2 năm trở lai đây để phù
hợp với cấu trúc đề thi của BGD, cần giải nghiêm túc và có giới hạn thời gian rõ ràng. Với
đề toán là đề tự luận khi giải nên trình bày chi tiết ra giấy, khi xong thì đối chiếu với đáp án
xem mình sai sót ở chỗ nào, xác định rõ nguyên nhân (Tính toán nhầm, suy nghĩ thiếu chiều
sâu hoặc là chưa có ý tưởng,…), rút ra kinh nghiệm từ những sai sót đó và không quên tự
2



chấm điểm cho bài thi của mình.
III. Tư vấn riêng đối với môn Lí:
Kiến thức môn vật lý rất rộng, đòi hỏi người học phải hiểu bản chất của vấn đề và
biết bao quát, tổng hợp vấn đề. Tuy nhiên, lý thuyết môn Lý rất thú vị và dễ học vì các
nguyên lý thường gắn liền với thực tế. Do đó, để nhớ được kiến thức trong sách giáo khoa,
cần nhớ các áp dụng của nguyên lý vào thực tiễn. Ví như, các nguyên lý của gương cầu lồi
(phần quang hình) giúp người học hiểu được tại sao ở những góc cua của đường đèo thường
được đặt gương cầu lồi để nhìn thấy những xe phía trước đang đi tới, vì sao gương chiếu
hậu của các loại xe đều là gương cầu lồi. Hay bài gương phẳng (phần quang hình) giúp ta
giải thích được thắc mắc vì sao khi soi một trang giấy qua gương ta cũng thấy một trang
giấy nhưng chữ trên trang giấy bị ngươc. Môn vật lý có nhiều công thức, do đó có những
công thức cần có cách nhớ riêng. Ví như đạo hàm cấp một của quãng đường là vận tốc, đạo
hàm cấp hai của quãng đường là gia tốc. Thí sinh làm câu hỏi lý thuyết lý dễ bị mắc lừa bởi
những từ hiểm. Do đó, thí sinh cần đọc kỹ câu hỏi, hiểu bản chất vấn đề. “Nếu hiểu sai một
từ thôi là đã chuyển sang một ý khác. Ngoài ra, các bạn cũng phải cẩn thận với những bài ra
dưới dạng đan xen giữa bài tập với lý thuyết. Những bài này ít tính toán nhưng đòi hỏi
người làm phải có tính phát hiện, tư duy và so sánh”.
IV. Tư vấn riêng đối với môn Hóa:
Môn hóa liên quan đến nhiều loại chất, mỗi chất có nhiều tính chất khác nhau. Người
học thường mắc lỗi nhầm lẫn hoặc nhớ thiếu tính chất. Do đó khi học, cần liệt kê tất cả các
chất ra giấy, sau đó học từng chất một. “Những câu hỏi hỏi tính chất đòi hỏi thí sinh phải
nhớ thật đầy đủ các tính chất, nhất là những tính chất hiếm gặp, đặc trưng”. Khác với môn
Vật Lý, câu hỏi lý thuyết Hóa thường hỏi thẳng vào vấn đề, người học ít bị lừa. Ví dụ, câu
hỏi thường ra dưới dạng: cho một số chất tạo ra các phản ứng rồi hỏi có bao nhiêu phản
ứng, phản ứng nào xảy ra trước, phản ứng nào sau. Do đó, người học phải nhớ đầy đủ, chính
xác, phân biệt chất nào mạnh, chất nào yếu, tránh nhầm về hiện tượng. Về phần bài tập,
bấm máy tính dẻo hỗ trợ rất nhiều cho việc làm bài tập hóa. Bởi lẽ bài tập hóa liên quan đến
nhiều con số, thông qua nhiều bước quy đổi, tính toán nhiều. “Bấm máy tính chậm hoặc
vụng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ làm bài và độ chính xác của đáp án”, các bạn thí sinh

không nên hoang mang khi làm bài thi ra đáp án lẻ: “Chuyện làm bài tập trong sách ở lớp ra
những đáp án đẹp nhưng đi thi ra đáp án lẻ là chuyện thường gặp. Điều quan trọng, các bạn
phải thật tỉnh táo khi làm các bước quy đổi, tính toán và tự tin vào sản phẩm mình làm ra”.
C. CÁCH LÀM BÀI TRONG PHÒNG THI ĐẠT KẾT QUẢ CAO
1. Làm bài thi môn Toán
-Cần đọc kĩ từng câu từng ý của bài toán, gạch ra những yêu cầu của bài để từ đó tìm ra
hướng giải quyết những yêu cầu đó.
-Phân chia thời gian cho từng bài.
-Làm bài dễ trước, bài khó sau, không nên giành nhiều thời gian cho bài toán khó.
-Với môn Toán thi tự luận, nếu làm 5-10 phút mà không nghĩ ra hướng giải thì nên chuyển
ngay sang giải bài khác, khi còn thời gian thì quay lại làm tiếp.
-Trước ngày thi không nên đoán đề, khi ngồi trong phòng thi không nên để ý tới các thí sinh
3


xung quanh. Thi xong ngày thứ nhất không dò bài với bạn và cũng không xem đáp án, để
tâm lí vững vàng cho ngày thứ hai được tốt.
2. Làm bài thi môn các môn trắc nghiệm
-Đọc kĩ câu hỏi: Mặc dù cần phải phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa các
em đọc lướt một cách cẩu thả. Nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ đọc kĩ các em mới tìm ra
được. Chẳng hạn câu hỏi “Hãy tìm câu trả lời không đúng trong những câu dưới đây”, nếu
các em chỉ đọc lướt qua và theo thói quen làm bài trắc nghiệm thường chọn đáp án đúng,
đối với dạng câu hỏi này việc chọn đáp án đúng rất dễ dàng vì có đến 3 ĐA đúng vì như vậy
sẽ bị mất điểm ở câu này.
-Tránh tỉ mẩn, cần cù trong cách giải: Việc làm này sẽ giúp các em đạt điểm cao trong
bài tự luận nhưng đó lại là điều bất lợi trong bài trắc nghiệm. Với số lượng câu hỏi nhiều,
cộng với thời gian có hạn, nếu như các em quá cẩn thận viết ra giấy cách giải như thế nào
thì sẽ rất tốn thời gian. Đề trắc nghiệm chỉ cần các em nhẩm trong đầu hoặc viết nhanh ra
nháp không cần theo các bước hay chữ đẹp mà chỉ cần tô đúng đáp án là được.
-Phỏng đoán, loại trừ: Khi các em không tìm được câu trả lời đúng thì hày loại đi 3 câu trả

lời sai thì câu còn lại sẽ là câu trả lời đúng.
-Phương châm làm bài là “Thà tô nhầm còn hơn bỏ sót”: Khi còn những câu hỏi không
tìm ra đáp án, trước khi hết giờ thi, các em cần chọn nhanh đáp án hợp lí nhất, không được
bỏ trống câu một câu nào.
-Thường xuyên làm đề thi trắc nghiệm: Điều này giúp cho các em kĩ năng đọc câu hỏi,
thường xuyên được bổ sung kiến thức. Trong quá trình giải đề, cần giải nghiêm túc và có
giới hạn thời gian rõ ràng, cố gắng rút ngắn dần thời gian giải cho mỗi đề thi.
D. KẾT QUẢ TTĐH LÂN I, KHỐI A, 2012-2013 CỦA HỌC SINH K12 THPT LÍ NHÂN TÔNG

ĐIỂM SÀN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY
STT

A

A1

B

C

D

ĐH

13

13

14


14,5

13,5

2



10

10

11

11,5

10,5

3

ĐH

13

X

14

14


13

4



10

X

11

11

10

5

ĐH

13

X

14

14

13




10

X

11

11

10

1

Ghi chú

Năm 2012

Năm 2011

Năm 2010
6

Khảo sát 185 HS K12 thi khối A trong các kì thi thử ĐH của trường LNT được kết quả như
sau:
-Đủ điểm sàn ĐH trở lên (13đ trở lên): 112/185 (60,54%).
4


-Từ 13đ đến dưới 16đ: 48/185 (25,94%).

-Từ 16đ đến dưới 20đ: 46/185 (24,86%).
-Từ 20đ trở lên:
18/185 (49,2%).
E. THÔNG TIN ĐIỂM CHUẨN MỘT SỐ TRƯỜNG.

(Nhà trường đã in cho mỗi GVCN một bản, các em gặp trực tiếp GVCN để xem)
Với kết quả khảo sát thầy thông báo cùng với điểm chuẩn của các trường, các em hãy
đối chiếu và xem khả năng của mình đang ở mức độ nào để chọn trường cho phù hợp.
F. NHỮNG NGHỀ NGHIỆP DỄ KIẾM VIỆC LÀM TRONG VÀI NĂM TỚI

(Có thể ko nói nếu ít thời gian)
-Các nghành xã hội thê thảm đầu vào nhưng sáng lạng đầu ra.
(Mấy năm về trước CNTT, kinh tế là những nghành đang hot nhưng giờ thì khó xin việc,
một số trường mới mở thì không cho phép mở nghành này, vàng đắt đổ xô đi mua, vải
thiều, cà phê đắt thi nhau trồng, cá tra cá basa giá cao thi nhau nuôi, trước đây một đôi
nhím giống giá vài chục triệu giờ khoảng 200.000 đến 250.000/kg).
-Nghành môi trường, oto, dịch vụ, cơ khí lắp ráp, cơ khí sửa chữa, nguyên tử, công nghệ
sinh học, chuyên viên kinh doanh trực tuyến, chuyên gia tâm lí học.
G. GỢI Ý HỌC SINH CHỌN TRƯỜNG THI.
-Chọn trường phù hợp với khả năng, sở thích và khối thi của mình.
-Ra trường có nhiều cơ hội tìm kiếm được việc làm và thu nhập ổn định. Tuy nhiên đây
không phải yếu tố quyết định, mà việc đầu tiên là các em hãy đi học để có cơ hội cho mình
sau này vì làm nghề gì mà tâm huyết với nghề đó thì đều thành công.(cháo cá, chân gà
nướng).
-Chọn những trường có các nghành mà sau này ra trường mình sẽ là người tiên phong trong
nghành đó, không nên chạy theo đám đông.
-Chọn những trường có nghành mà đầu vào không ồ ạt thì khả năng đỗ vào nghành đó sẽ
cao và đó cũng là một cơ hội tuyệt vời giành cho các em sau khi ra trường.
-Chọn những nghành mà xã hội sẽ cần hơn những nghành xã hội đang cần.
Với những điều chia sẻ ở trên, thầy mong rằng, mỗi học sinh trường THPT Lý

Nhân Tông hãy cân nhắc, lựa chọn cho mình một hướng đi đúng, một phương pháp
học tập, ôn thi hiệu quả .Chúc các em luôn mạnh khỏe, may mắn, đạt kết quả cao
trong các kì thi sắp tới và đặc biệt là giấc mơ vào giảng đường đại học của mình sẽ
thành hiện thực trong thời gian tới.

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×