Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.88 KB, 4 trang )

Trường : Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Khoa: Công nghệ thông tin
Lớp : DH1C3

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 1
Quan niệm ra đời nhà Nước và pháp luật
Thành viên:
1.
2.
3.
4.
5.

Phạm Thị Thanh
Nguyễn Quỳnh Trang
Lai Thu Hà
Nguyễn Thị Hồng Thoa
Nguyễn Thị Vân Anh

6.
7.
8.
9.
10.

1

Trần Thị Kim Tiến
Lê Huy Trung
Đào Thị Lan Anh
Trần Thị Nhung


Phan Thị Tâm


I.

Quan niệm ra đời nhà nước
1. Quan điểm phi macxit về nguồn gốc Nhà nước
Học thuyết thần học
Học thuyết này cho rằng Nhà nước ra đời do đấng siêu nhiên tạo ra.
Các nhà tư tưởng theo quan niệm này lý giải rằng nhà vua- người đứng đầu Nhà nước
do thần thánh sinh ra, là sự hóa thân của thần thánh trên trần thế và quyền trị dân
chúng của họ cũng do thần thánh ban cho, họ được coi là “thiên tử”, “thiên hoàng”,…
người thay trời trị dân. Vì vậy các nhà vua phải được tôn thờ và được tuyệt đối phục
tùng như thần thánh.
VD: Trong các tài liệu cổ Ai Cập chúa trời đã từng nói với Hoàng đế Ramgiesu rằng “ Ta
là cha con…Ta trao cho con sứ mệnh của đất trời để con cai quản…”
Thuyết bạo lực
Nhà nước ra đời do đấu tranh giữa các bộ lạc, bộ lạc nào thắng thì xây dựng hệ thống
cơ quan quyền lực đặc biệt- Nhà nước để nô dịch kẻ bại trận.
Thuyết gia trưởng
Thuyết này cho rằng Nhà nước ra đời là kết quả phát triển gia đình, quyền gia
trưởng.Xã hội đầu tiên ra đời là xã hội trong một gia đình và sau đó là xã hội của nhiều
gia đình được tạo nên do sự thuận lợi lẫn nhau à sự bền vững của chúng. Dần dần hình
thành các làng, các thị tộc,…được chỉ huy bởi người già nhất. Sau đó lập nên các thành
bang được cai trị bở các vua.
Thuyết khế ước
Nhà nước ra đời là do sự thỏa thuận, khế ước giữa các tập đoàn người trong xã hội
chưa có giai cấp trong xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
2. Quan điểm macxit về sự xuất hiện Nhà nước
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu khoa học của xã hội loài người, các nhà kinh

điển của chủ nghĩa Mac- Lenin đã chỉ ra rằng: Nhà nước không phải hiện tượng siêu
nhiên, cũng không ohair là vĩnh cửu và bất biến mà là một phạm trù lịch sử, có quá trình
phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm xã hội có
điều kiện của xã hội loài người. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phát triển đến một
giai đoạn nhất định, giai đoạn có sự phân chia con người thành giai cấp và có đấu tranh
giai cấp. Nhà nước luôn luôn vận động và phát triển, chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp,
nó sễ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó không còn nữa.
Khi chưa có Nhà nước tồn tại thị tộc, bộ lạc: ăn chhung, ở chung,…-cái gì cùng nhau
làm ra và dùng chung thì cái đó là tài sản chung => xã hội cộng sản nguyên thủy, không
có nhà nước, lúc đó các quan hệ xã hội và ngay cả xã hội, kỷ luật tổ chức lao động đều


được duy trì nhờ sức mạnh phong tục tập quán, uy tín, sự kính trọng đối với bô lão hoặc
đối với phụ nữ.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phân công lao động theo hướng chuyên môn
hóa là tiền đề cho sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy thông qua 3 lần phân công
lao động
Lần thứ nhất: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
Nhờ cải tiến công cụ lao động mà số thú rừng bắn được ngày càng nhiều hơn.
Một số bộ lạc tiên tiến lúc đầu lấy việc thuần dưỡng gia súc và về sau lấy là việc
chăn nuôi và coi là ngành lao động chủ yếu của mình. Đây là mầm mống của chế
đọ tư hữu. Chế độ tư hữu làm cho kết cấu xã hội phân chia thành giai cấp chủ nô
và nô lệ.
• Lần thứ hai: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
Việc tìm ra kim loại và chế tạo ra công cụ bằng kim loại đã nâng cao năng suất lao
động; nghề chế tạo đồ kim loại, nghề dệt, làm đồ gốm phát triển. Sự phân hóa xã
hội, sự phân biệt giàu nghèo hiến cho xã hội mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và
nô lệ ngày càng sâu sắc.
• Lần thứ ba: Buôn bán phát triển , thương nghiệp xuất hiện
Nhu cầu trao đổi hàng hóa đã làm xuất hiện tầng lớp thương nhân không tham

gia vào sản xuất nhưng lại nắm quyền lãnh đạo sản xuất, bắt người sản xuất phụ
thuộc mình về kinh tế , nó trở thành kẻ trung gian không thể thiếu được giữa hai
người sản xuất và bóc lột đôi bên.
Cùng với sự xuất hiện của giai cấp này, cùng với sự mở cửa thương mại, cùng với
tiền và nạn cho vay nặng lãi với quyền sở hữu ruộng đất và chế đọ cầm cố thì sự
tích tụ và tập trung của cải vào trong tay giai cấp một số ít người đã diễn ra một
cách nhanh chóng,…sự bần cùng hóa của quần chúng và đám đông dân nghèo
cũng tăng lên.
Trước thực trạng trên, chế độ thị tộc tỏ ra bất lực vì nó vốn sinh ra từ một xã hôi không
biết đến mâu thuẫn nội tại nào cả và chỉ thích ứng với xã hội ấy. Bây giờ xuất hiện mootj
xã hôi do toàn bộ những điều kiện kinh tế của sự tồn tại cuả nó mà pahir phân chia
thành các giai cấp đối lập nhau và mâu thuẫn gay gắt với nhau. Muốn cho những mặt đối
lập đó, những giai cấp có quyền lợ kinh tế mâu thuẫn đó không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn
nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vô ích thì cần phải có một lực
lượng cần thiết, một lực lượng đứng trên xã hội có nhiệm vụ làm xoa dịu sự xung đột và
giữ cho sự xung đột đó nằm trong một trật tự. Lực lượng đó nảy sinh từ xã hội, nhưng
lại đứng trên xã hội và ngày càng xa rời xã hội- đó là Nhà nước.
Vậy Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp và có mâu thuẫn giai cấp.
Nguồn gốc pháp luật


II.


Theo học thuyết Mac- Lenin, Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng lịch sử cơ bản
nhất của đời sống chính trị- xã hội, cùng xuất hiện cùng tồn tại và phát triển.
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời Nhà nước cũng là nguyên nhân làm xuất hiện pháp
luật. Đó là chế độ tư hữu về TLSX và sự phân hóa xã hội thành giai cấp mà giữa các giai
cấp có lợi ích đối kháng không thể điều hòa được.
Pháp luật là khuôn mẫu là thước đo của các hành vi trong xã hội, thể hiện ý chí của đa

số tầng lớp giai cấp trong xã hội do Nhà nước ban hành, bảo vệ lợi ích chủ yếu của giai
cấp thống trị.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×