Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÀI TẬP CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.18 KB, 8 trang )

CHỦ ĐỀ: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
PHẦN I. LÝ THUYẾT
I. VỊ TRÍ, CẤU TẠO, TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Câu 1: Cho các phát biểu về vị trí và cấu tạo của kim loại như sau:
(1) Ở trạng thái rắn đơn chất kim loại có cấu tạo mạng tinh thể.
(2) Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.
(3) Hầu hết các kim loại có từ 1electron đến 3 electron lớp ngoài cùng.
(4) Tất cả các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA trong bảng tuần hoàn đều là kim loại.
(5) Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do sức hút tương hỗ tĩnh điện giữa các ion dương
kim loại và các electron tự do.
(6) Một phần các nguyên tố ở phía trên của các nhóm IVA, VA và VIA là kim loại.
(7) Nguyên tử các nguyên tố có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 2: Cho các nhận định sau:
(1) Tính chất vật lý chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.
(2) Trong các kim loại Al, Fe, Na, Pb, Au, Ag thì kim loại dẻo nhất, dễ dát mỏng, kéo dài nhất là Ag.
(3) Tính chất vật lý chung của kim loại là tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính dẻo, có ánh kim.
(4) Tính dẻo của các kim loại sau tăng theo thứ tự: Sn < Cu < Al < Ag < Au.
(5) Tính dẫn điện của các kim loại sau giảm theo thứ tự: Ag > Cu > Al > Au > Fe.
(6) Tính chất vật lý chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các e tự do.
(7) Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là Mg, Ca, Ba.
Số nhận định đúng là:
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 3: Cho các nhận định sau:


(1) Khi nhiệt độ tăng thì electron tự do trong mạng tinh thể kim loại chuyển động nhanh, mạnh
hơn, do đó tính dẫn điện của các kim loại giảm.
(2) Các kim loại khác nhau về độ dẫn điện, dẫn nhiệt do chúng có kiểu mạng tinh thể khác nhau.
(3) Độ dẫn điện của kim loại phụ thuộc vào bản chất kim loại, pha bề mặt hay pha thể tích và cả
yếu tố nhiệt độ môi trường.
(4) Hầu hết các kim loại đều có ánh kim vì các kim loại đều có khả năng hấp thụ các tia sáng tới.
(5) Kim loại đồng là kim loại có khả năng dẫn điện tốt nên trước đây được dùng làm gương soi.
(6) Kim loại có nhịêt độ nóng chảy cao nhất, dùng làm dây tóc bóng đèn là vonfram (W).
Số nhận định đúng là:
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 4: Cho các nhận định sau:
(1) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp, được dùng làm nhiệt kế và áp kế là Hg.
(2) các kim loại sau đây theo nhiệt độ nóng chảy tăng dần là: Hg < Mg < Na < Fe < W.
(3) Trong các kim loại (Cu, Cr, Al, Na) thì độ cứng của kim loại Cr > Cu > Al > Na.
(4) Tính dẻo, tính cứng, nhiệt độ nóng chảy của kim loại do electron tự do trong kim loại gây ra.
(5) Quy ước tương đối về khối lượng riêng của kim loại nhẹ có khối lượng riêng nhỏ hơn 5.
(6) Trong bảng tuần hoàn kim loại nhẹ nhất là Li, nặng nhất là Os.
Số nhận định đúng là:
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 6.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
Câu 1: Trong số các kim loại Fe, Ni, Cu, Zn, Ba, Ag, Sn, Pb, Al. Số kim loại tác dụng trực tiếp được với
dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng nhiều nhất là:
A. Tất cả.
B. 5.

C. 8.
D. 7.
Câu 2: Trong số các kim loại: Fe, Ni, Cu, Zn, Na, Ba, Ag, Sn, Pb, Al. Số kim loại tác dụng được với các
dung dịch HNO3 đặc nguội là:
-1-


A. Tất cả.
B. 9.
C. 7.
D. 8.
Câu 3: Trong số các kim loại Al, Fe, Ni, Ag, Cu, Mg. Tổng số kim loại tác dụng được với dung dịch
muối sắt (III) là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 4: Cho một lá sắt vào dung dịch chứa một trong những muối sau: (1) ZnCl2, (2) CuSO4, (3) Pb(NO3)2, (4)
KNO3, (5) MgCl2, (6) Fe2(SO4)3, (7) AgNO3. Số trường hợp xảy ra phản ứng là:
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 6.
Câu 5: Cho các cặp chất sau: (1) Cu + HCl; (2) Cu + Hg(NO3)2; (3) Zn + Pb(NO3)2; (4) Pb + CuSO4; (5)
Ag + Au(NO3)3; (6) Fe(NO3)2 + AgNO3; (7) FeCl3 + Cu. Biết chất điện li ở trong dung dịch với dung môi
nước. Số cặp chất có phản ứng xảy ra là:
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 7.

Câu 6: Mô tả phù hợp với thí nghiệm nhúng thanh Cu (dư) vào dung dịch FeCl3 là?
A. Bề mặt thanh kim loại có màu trắng.
B. Dung dịch từ màu vàng nâu qua xanh.
C. Dung dịch có màu vàng nâu.
D. Khối lượng thanh kim loại tăng.
Câu 7: Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực
chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được
với ion Fe2+ trong dung dịch là:
A. Zn, Cu2+.
B. Ag, Fe3+.
C. Ag, Cu2+.
D. Zn, Ag+.
Câu 8: Phản ứng: Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2 chứng tỏ:
A. ion Fe2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe3+.
B. ion Fe3+ có tính khử mạnh hơn ion Fe2+.
C. ion Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+.
D. ion Fe3+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Cu2+.
Câu 9: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+;
Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là:
A. Mg, Fe, Cu.
B. Mg, Fe2+, Ag.
C. Fe, Cu, Ag+.
D. Mg, Cu, Cu2+.
Câu 10: Cho các phản ứng xảy ra sau đây: (1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag ↓.
(2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2.
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là:
A. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+. B. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+. C. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+. D. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+.
Câu 11: Cho các phản ứng sau: Fe 3+ + I- → Fe2+ + I2 (1) ; Fe2+ + Cl2 → Fe3+ + Cl- (2).
Sự sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần tính oxi hóa của chất hoặc ion?
A. Fe2+, I2, Cl2, Fe3+.

B. Fe2+, I2, Fe3+, Cl2.
C. I2, Fe2+, Fe3+, Cl2.
D. Fe2+, Fe3+, I2, Cl2.
Câu 12: Cho 3 phương trình ion rút gọn:
a) Cu2++ Fe → Cu + Fe2+.
b) Cu+ Fe3+ → Cu2+ + Fe2+. c) Fe2++ Mg → Fe + Mg2+.
Nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Tính khử của Mg > Fe > Fe2+ > Cu.
B. Tính oxi hoá của Cu2+ > Fe3+ > Fe2+ > Mg2+.
C. Tính khử của Mg > Fe2+ > Cu > Fe.
D. Tính oxi hoá của Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+.
Câu 13: Cho các dung dịch loãng: (a) FeCl3, (b) FeCl2, (c) H2SO4, (d) HNO3, (e) hỗn hợp gồm HCl và
NaNO3. Số dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14: Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau: (a) Fe3O4 và Cu (1:1); (b) Sn và Zn (2:1);
(c) Zn và Cu (1:1); (d) Fe 2(SO4)3 và Cu (1:1); (e) FeCl 2 và Cu (2:1); (g) FeCl 3 và Cu (1:1); (h) Fe(NO3)2
và Cu (2:1). Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 15: Lấy cùng một lượng ban đầu của các kim loại sau: Zn, Mg, Al, Fe tác dụng với dung dịch H2SO4
loãng dư. Kim loại nào giải phóng nhiều khí H2 nhất (đo ở cùng điều kiện)?
A. Al
B. Mg
C. Zn
D. Fe

Câu 16: : Cho bột kẽm dư vào các dung dịch axit với cùng số mol axit, trường hợp nào sau đây cho khí
thoát ra nhiều nhất?
A. HNO3 đặc, nóng. B. HCl loãng.
C. H2SO4 loãng.
D. HNO3 loãng.
*************@**************
-2-


PHẦN II. GIẢI TOÁN
I. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT
1. Tác dụng với HCl, H2SO4 loãng.
Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 7,80 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng
dung dịch tăng thêm 7,0gam so với ban đầu. Số mol axit HCl đã tham gia phản ứng là:
A. 0,80 mol. B. 0,08 mol.
C. 0,04 mol.
D. 0,40mol.
Câu 2: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi
thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản
ứng hết với Y là:
A. 75 ml.
B. 50 ml.
C. 57 ml.
D. 90 ml.
Câu 3: Hoà tan x gam một kim loại M trong 200g dung dịch HCl 7,3% (lượng axit vừa đủ) thu được
dung dịch A trong đó nồng độ dung dịch của muối M tạo thành là 11,96% (theo khối lượng). Khối lượng
của x và kim loại M lần lượt là:
A. 0,5g và K.
B. 11g và Ca.
C. 22g và Mn.

D. 11g và Mn.
Câu 4: Hoà tan 12,8 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO bằng dung dịch HCl 0,1M vừa đủ thu được 2,24 lít khí
(đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
A. 2,0 lít.
B. 4,2 lít.
C. 4,0 lít.
D. 14,2 lít.
Câu 5: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol
Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:
A. 0,08.
B. 0,18.
C. 0,23.
D. 0,16.
Câu 6: Hoà tan hỗn hợp 6,4g CuO và 16g Fe2O3 trong 320ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng có m
gam chất rắn không tan. Vậy m có giá trị trong giới hạn nào sau đây:
A. 1,6 ≤ m ≤ 2,4.
B. 3,2 ≤ m ≤ 4,8.
C. 4 ≤ m ≤ 8.
D. 6,4 ≤ m ≤ 9,6.
Câu 7: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với
lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98
gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể
tích khí O2 (đktc) phản ứng là
A. 2,016 lít.
B. 0,672 lít.
C. 1,344 lít.
D. 1,008 lít.
Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4
loãng thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dd chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 10,27.

B. 9,52.
C. 7,25.
D. 8,98.
Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau
phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là:
A. 3,81 gam.
B. 5,81 gam.
C. 4,81 gam.
D. 6,81 gam.
Câu 10: Một khối nhôm hình cầu nặng 27g sau khi tác dụng với một dung dịch H2SO4 0,25M (phản ứng
hoàn toàn) cho ra một hình cầu có bán kính bằng 1/2 bán kính ban đầu. Tính thể tích dung dịch H2SO4
0,25M đã dùng:
A. 3lít.
B. 1,5lít.
C. 5,25lít.
D. 6lít.
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch
X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối
sunfat khan. Giá trị của m là:
A. 52,2.
B. 54,0.
C. 58,0.
D. 48,4.
Câu 12: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản
ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là:
A. 80.
B. 40.
C. 20.
D. 60.
Câu 13: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử

duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được :
A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4. B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.
C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.
D. 0,12 mol FeSO4.
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 9,52.
B. 10,27.
C. 8,98.
D. 7,25.
*************@**************
2. Kim loại, oxit tác dụng với axit HNO3.

-3-


Câu 1: Cho 1,86 gam hợp kim Mg và Al vào dung dịch HNO3loãng, dư thấy có 560ml (đktc) khí N2O
duy nhất bay ra. Khối lượng của Mg trong 1,86 gam hợp kim là:
A. 2,4 g.
B. 0,24g.
C. 0,36g.
D. 0.08g.
Câu 2: Cho 11,0 g hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 6,72 lít khí NO ở đktc
(sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al và Fe trrong hỗn hợp X tương ứng là:
A. 5,4g và 5,6g.
B. 5,6g và 5,4g.
C. 8,1g và 2,9g.
D. 8,2g và 2,8g.
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu vào dung dịch HNO3 loãng. Khí NO thu được đem oxi hoá thành
NO2 rồi sục vào nước cùng với dòng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Thể tích O2 (đktc) đã tham gia

phản ứng trong quá trình trên là:
A. 2,24 lít.
B. 3,36 lít.
C. 4,48 lít.
D. 6,72 lít.
Câu 4: Cho 3,025gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8ml khí NxOy
(sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy là kim loại M là:
A. NO2 và Al.
B. N2O và Al.
C. NO và Mg.
D. N2O và Fe.
Câu 5: Hòa tan Fe trong HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Khối
lượng Fe bị hòa tan bằng bao nhiêu gam?
A. 0,56gam.
B. 1,12 gam.
C. 1,68 gam.
D. 2,24 gam.
Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở
đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai nuối và axit dư). Tỉ khối của X đối
với H2 bằng 19. Giá trị của V là:
A. 2,24.
B. 5,60.
C. 3,36.
D. 4,48.
Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và
1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18.
Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 34,08.
B. 38,34.
C. 97,98.

D. 106,38.
Câu 8: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung
dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:
A. 2,62.
B. 2,32.
C. 2,52.
D. 2,22.
Câu 9: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
Giá trị
của V là:
A. 0,672.
B. 0,448.
C. 1,792.
D. 0,746.
Câu 10: Cho 6,4g Cu vào 120 ml dung dịch HNO3 1M và H2SO4 0,5M thu được V2 lít NO. Cô cạn dung dịch
nhận được sau phản ứng thì thu được khối lượng muối khan là:
A. 11,52g.
B. 15,24g.
C. 9,48g.
D. 16,92g.
Câu 11: Cho 20 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3, sau phản ứng hoàn toàn thu được 4,8
gam chất rắn, dung dịch Y và 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được muối khan
có khối lượng là:
A. 54,2gam.
B. 42,5gam.
C. 24,5gam.
D. 52,4gam.
Câu 12: Khi hoà tan hoàn toàn 0,02mol Au bằng nước cường toan thì số mol HCl phản ứng và số mol
NO (sản phẩm khử duy nhất) tạo thành lần lượt là:

A. 0,06 và 0,01.
B. 0,03 và 0,01.
C. 0,06 và 0,02.
D. 0,03 và 0,02.
Câu 13: Cho dd A gồm: 0,12 mol Mg2+ , 0,18 mol Al3+, 0,22 mol H+, 0,5 mol NO3-, 0,25 mol SO42-.
Khi cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối tối đa là:
A. 49,1 gam.
B. 38,93 gam.
C. 52,18gam.
D. 41,68 gam.
Câu 14: Cho dd A gồm: 0,12 mol Mg2+ , 0,18 mol Al3+, 0,22 mol H+, 0,5 mol NO3-, 0,25 mol SO42-.
Khi cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối tối thiểu là:
A. 49,1 gam.
B. 38,93 gam.
C. 52,18gam.
D. 41,68 gam.
2+
3+
+
Câu 15: Cho dd A gồm: 0,12 mol Mg , 0,18 mol Al , 0,22 mol H , 0,5 mol Cl-, 0,25 mol SO42-.
Khi cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối tối đa là:
A. 46,5 gam.
B. 38,93 gam.
C. 43,5 gam.
D. 41,68 gam.
Câu 16: Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 10,08.
B. 8,96.
C. 6,72.

D. 4,48.
II. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH-4MUỐI
1. Giải toán một kim loại tác dụng với một dung dịch muối


Câu 1: Ngâm một thanh Zn vào 100ml dung dịch AgNO3 0,1M đến khi AgNO3 tác dụng hết, thì khối
lượng Zn sau phản ứng so với thanh Zn ban đầu sẽ:
A. giảm 0,755g.
B. tăng 1,08g.
C. tăng 0,755g.
D. tăng 7,55g.
Câu 2: Hoà tan 25gam muối CuSO4.5H2O vào nước được 500ml dung dịch. Cho dần m gam mạt sắt vào
50ml dung dịch trên, khuấy nhẹ cho đến khi hết màu xanh. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng
tăng hay giảm bao nhiêu gam?
A. tăng 0,8gam.
B. tăng 0,08gam.
C. giảm 0,08gam.
D. giảm 0,8gam.
Câu 3: Ngâm một lá Zn trong 200gam dung dịch FeSO4 7,6%. Khi phản ứng kết thúc lá Zn giảm bao
nhiêu gam?
A. 6,5gam.
B. 5,6 gam.
C. 0,9gam.
D. 9gam.
Câu 4: Ngâm một đinh sắt sạch vào 100ml dung dịch CuSO4 a (M). Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra
khỏi dung dịch, rửa sạch và sấy khô, thấy khối lượng cây đinh tăng thêm 1,6 gam. Giá trị a (M) là:
A. 0,25M.
B. 0,5M.
C. 1M.
D. 2M.

Câu 5: Cho từ từ bột Fe vào 50ml dung dịch CuSO4 0,2M, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch mất màu
xanh. Khối lượng bột Fe đã tham gia phản ứng là:
A. 5,60g.
B. 0,056g.
C. 0,560g.
D. 0,280g.
Câu 6: Ngâm một lá Cu có khối lượng 20gam trong 200ml dung dịch AgNO3 2M. Khi lấy lá Cu ra,
lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 34%. Khối lượng lá Cu sau phản ứng là:
A. 30,336gam.
B. 33,36gam.
C. 36,33 gam.
D. 33,063gam.
Câu 7: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 10 gam trong 250 gam dd AgNO3 4%. Khi lấy vật ra khỏi
dd thì khối lượng AgNO3 trong dd giảm 17%. Khối lượng của vật sau phản ứng là:
A. 27gam.
B. 10,76 gam.
C. 11,08gam.
D. 17gam
Câu 8: Nhúng thanh Al nặng 50 gam vào 100ml dung dịch CuSO4 0,6M. Sau một thòi gian phản ứng,
khi nồng độ CuSO4 còn lại một nửa tức (0,3M), lấy thanh Al ra cân nặng x gam. Giả sử tất cả Cu thoát ra
đều bám vào thanh Al. Giá trị của x là:
A. 50,8g.
B. 51,38g.
C. 55,24g.
D. 56g.
Câu 9: Cho 0,04 mol bột Fe vào dung dịch chứa 0,07 mol AgNO3, khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng
chất rắn thu được bằng bao nhiêu gam?
A. 1,12 gam.
B. 4,32 gam.
C. 6,48 gam.

D. 7,84 gam.
Câu 10: Cho 100ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam
kết tủa. Giá trị của m là:
A. 30,18.
B. 34,44.
C. 12,96.
D. 47,4.
Câu 11: Người ta phủ một lớp bạc trên một vật bằng đồng có khối lượng 8,48 gam bằng cách ngâm vật
đó trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật đó ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô cân được 10
gam. Khối lượng Ag đã phủ trên bề mặt của vật là:
A. 1,52 gam.
B. 2,16 gam.
C. 1,08 gam.
D. 3,2 gam.
Câu 12: Cho 10 gam bột sắt vào 500ml dung dịch FeCl3 x mol/l. Khuấy đều tới phản ứng xảy ra hoàn
toàn thấy khối lượng bột sắt còn lại 8,6 gam. Giá trị của x là:
A. 0,25M.
B. 0,2M.
C. 0,1M.
D. 0,05M.
Câu 13: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là:
A. 20,80.
B. 48,75.
C. 32,50.
D. 29,25.
Câu 14: Nhúng một thanh Mg vào 200ml dung dịch Fe(NO3)3 1M, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra
cân lại thấy khối lượng thanh tăng 0,8gam. Số gam Mg bị tan ra là:
A. 1,44.
B. 4,80.

C. 8,40.
D. 41,10.
Câu 15: Cho m gam Zn vào 1 lít dung dịch AgNO3 0,4M. Sau một thời gian người ta thu được 38,1gam hỗn hợp
kim loại. Phần dung dịch còn lại đem cô cạn thu được 52,9 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị m là:
A. 0,65gam.
B. 23 gam.
C. 6,5 gam.
D. 13gam.
Câu 16: Ngâm một lá Fe nặng 21,6gam vào dung dịch Cu(NO3)2. Phản ứng xong thu được 23,2 gam hỗn
hợp rắn. Lượng đồng bám vào sắt là:
A. 12,8gam.
B. 6,4gam.
D. 1,6gam.
-5- C. 3,2 gam.
Câu 17: Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hoà tan 32 gam CuSO4. Phản ứng xong thấy khối lượng lá
Zn giảm 0,5%. Khối lượng lá Zn trước khi tham gia phản ứng là:


A. 40gam.
B. 60gam.
C. 13gam.
D. 6,5gam.
Câu 18: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 2,88.
B. 2,16.
C. 5,04.
D. 4,32.
Câu 19: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được 8,16 gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 4,32.
B. 5,76.
C. 5,04.
D. 6,72.
Câu 20: Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hoá trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50gam vào 200ml
dung dịch AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8
gam muối khan. Kim loại M là:
A. Mg.
B. Fe.
C. Cu.
D. Zn.
Câu 21: Một thanh kim loại M hoá trị 2 khi nhúng vào đung dịch Fe(NO3)2 thì khối lượng của thanh giảm 6% so
với ban đầu. Nhưng nếu nhúng thanh kim loại trên vào dd AgNO3 thì khối lượng của thanh tăng 25% so với ban
đầu. Biết độ giảm số mol của Fe(NO3)2 gấp đôi độ giảm số mol của AgNO3. Tên kim loại M là:
A. Zn.
B. Mg.
C. Mn.
D. Cu.
Câu 22: Nhúng một thanh kim loại M hoá trị 2 vào 1120ml dung dịch CuSO4 0,2M sau phản ứng khối
lượng thanh tăng 1,344 gam. Nồng độ CuSO4 còn lại là 0,05M. Tên kim loại M là:
A. Mg.
B. Al.
C. Fe.
D. Pb.
Câu 23: Nhúng thanh kim loại X hoá trị II vào dd CuSO4. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng
giảm 0,05%. Mặt khác cũng lấy thanh kim loại như trên nhúng vào dd Pb(NO3)2 thì khối lượng thanh kim loại tăng
lên 7,1%. Biết số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở hai trường hợp bằng nhau. Kim loại X đó là:
A. Zn.
B. Al.
C. Fe.

D. Cu.
Câu 24: Cho một lượng kim loại M phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4. Sau phản ứng thấy khối
lượng chất rắn thu được gấp 3,555 lần khối lượng M đem dùng. Nếu dùng 0,02 mol A tác dụng với
H2SO4 loãng dư thì thu được 0,672 lít khí ở đktc. Kim loại M là:
A. Zn.
B. Ca.
C. Fe.
D. Al.
Câu 25: Nhúng một thanh kim loại M hoá trị 2 vào dung dịch Fe(NO3)2 sau một thời gian khối lượng
thanh tăng lên 2gam. Nếu nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Cu(NO3)2 thì khkối lượng thanh tăng
5gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và số mol M tham gia phản ứng với Fe(NO3)2 chỉ bằng1/2 khi
phản ứng với Cu(NO3)2. Tên kim loại M là:
A. Zn.
B. Mg.
C. Pb.
D. Ni.
Câu 26: Cho 100 ml dung dịch AgNO3 2a mol/l vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản
ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam
kết tủa. Giá trị của m là
A. 22,96.
B. 11,48.
C. 17,22.
D. 14,35.
*************@**************
2. Giải toán nghiều kim loại tác dụng với dung dịch chứa một muối.
Câu 1: Cho 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam một Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4 khuấy nhẹ cho đến
khi dung dịch mất màu xanh. Nhận thấy khối lượng kim loại sau phản ứng là 1,88g.
Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 ban đầu là:
A. 0,15M.
B. 0,05M.

C. 0,1M.
D. 0,12M.
Câu 2: Hoà tan hỗn hợp bột X gồm 0,1 mol mỗi kim loại Fe và Cu, vào 300ml dung dịch AgNO3 1M.
Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 27,0.
B. 43,2.
C. 35,6.
D. 38,8.
Câu 3: Hoà tan một hỗn hợp bột kim loại có chứa 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch
AgNO3 2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được là:
A. 64,8gam.
B. 54 gam.
C. 20,8 gam.
D. 43,2 gam.
Câu 4: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 54,0.
B. 64,8.
C. 32,4.
D. 59,4.
-6Câu 5: Cho 5,5gam hỗn hợp bột gồm Al, Fe có tỉ lệ mol tương ứng 2:1, vào 300ml dung dịch AgNO3
1M. Khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:


A. 33,95.
B. 35,2.
C. 39,35.
D. 35,39.
Câu 6: Cho a gam hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 dư, khuấy kĩ cho đến khi phản
ứng kết thúc thu được 54 gam kim loại. Mặt khác cũng cho a gam hỗn hợp bột kim loại trên vào dung dịch

CuSO4 dư, khuấy kĩ chi đến khi phản ứng kết thúc thu được (a + 0,5) gam kim loại. Giá trị của a là:
A. 5,9.
B. 15,5.
C. 32,4.
D. 9,6.
Câu 7: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng,
lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn
hợp ban đầu là:
A. 90,28%.
B. 85,30%.
C. 82,20%.
D. 12,67%.
Câu 8: Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng của
Fe trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 37,58%.
B. 64,42%.
C. 43,62%.
D. 56,37%.
Câu 9: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2
mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là:
A. 16,53.
B. 12,00.
C. 6,40.
D. 12,80.
Câu 10: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO 4. Sau một thời gian,
thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H 2SO4 (loãng, dư), sau khi
các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối
duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là:
A. 41,48%.

B. 51,85%.
C. 58,52%.
D. 48,15%.
Câu 11: Cho 0,42 gam hỗn hợp bột Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 3,333 gam chất rắn. Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,168 gam.
B. 0,123 gam.
C. 0,177 gam.
D. 0,150 gam.
*************@**************
3. Giải toán một kim loại tác dụng với dung dịch chứa nhiều muối.
Câu 1: Cho m gam Al vào 100ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,3M. Sau khi phản ứng kết
thúc, thu được một chất rắn nặng 5,16 gam. Giá trị m là:
A. 0,24g.
B. 0,48g.
C. 0,81g.
D. 0,96g.
Câu 2: Cho m gam Al vào 100ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M thu được x gam chất
rắn A. Khi cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,336 lít khí (đktc). Giá trị m và x là:
A. 1,08g, 5,16g.
B. 1,08g, 5,43g.
C. 0,54g, 5,16g.
D. 8,1g, 5,24g.
Câu 3: Cho 3,375 gam Al tác dụng với 150ml dung dịch Y chứa Fe(NO3)3 0,5M và Cu(NO3)2 0,5M, sau
khi kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 6,9.
B. 13,8.
C. 9,0.
D. 18,0.
Câu 4: Cho m gam Mg vào 100 ml dung dịch chứa CuSO4 0,1M và FeSO4 0,1M. Sau khi phản ứng kết thúc,

người ta được dung dịch A (chứa ion 2 kim loại). Sau khi thêm NaOH dư vào dung dịch A được kết tủa B. Nung
B ngoài không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn C nặng 1,20g. Giá trị m là:
A. 0,24g.
B. 0,36g.
C. 0,12g.
D. 0,48g.
Câu 5: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:
A. 2,16.
B. 4,08.
C. 0,64.
D. 2,80.
Câu 6: Nhúng một thanh sắt nặng 100gam vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M.
Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành
đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là:
A. 1,40gam.
B. 0,84gam.
C. 2,16gam.
D. 1,712gam.
Câu 7: Cho m1 gam Al vào 100ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung
dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là:
A. 0,54 và 5,16.
B. 1,08 và 5,16.
C. 1,08 và 5,43.
D. 8,10 và 5,43.
Câu 8: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm
-7- FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau
phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là:



A. 19,5 gam.
B. 17,0 gam.
C. 13,1 gam.
D. 14,1 gam.
Câu 9: Lắc 2,7 gam bột Al trong 200ml dung dịcg chứa Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng hoàn
toàn thu được 9,2 gam chất rắn A gồm hai kim loại và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch
NaOHdư thu được 9 gam kết tủa. Nồng độ ban đầu của hai muối lần lượt là:
A. 0,75M; 0,5M.
B. 0,5M; 0,75M.
C. 0,75M; 0,75M.
D. 0,5M; 0,5M.
Câu 10: Hoà tan 3,23 gam hỗn hợp gồm CuCl2 và Cu(NO3)2 vào nước được dung dịch X. Nhúng thanh
kim loại Mg vào dung dịch X đến khi dung dịch mất màu xanh rồi lấy thanh Mg ra, cân lại thấy tăng
thêm 0,8 gam. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là:
A. 1,15 gam.
B. 1,43 gam.
C. 2,43 gam.
D. 4,03 gam.
Câu 11: Cho 14 gam bột Fe vào 400ml dung dịch X gồm: AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 xM. Khuấy nhẹ
cho tới khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 30,4 gam chất rắn Z. Giá trị của x là:
A. 0,15.
B. 0,125.
C. 0,2.
D. 0,1.
Câu 12: Cho 1 đinh sắt vào 1 lít dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,12M. Sau khi phản ứng kết
thúc được một dung dịch A với màu xanh đã phai một phần và một chất rắn B có khối lượng lớn hơn
khối lượng của đinh sắt ban đầu là 10,4 gam. Khối lượng của cây đinh sắt ban đầu là:
A. 11,2 gam.

B. 5,6 gam.
C. 16,8 gam.
D. 8,96 gam.
Câu 13: Cho m gam Fe vào 100ml dd chứa Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, thu
được dd chứa 2 ion kim loại và được 1 chất rắn có khối lượng bằng (m + 1,6) gam. Giá trị của m là:
A. 0,28.
B. 2,8.
C. 0,56g.
D. 0,92g.
Câu 14: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO 3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được
7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là:
A. 6,40.
B. 5,76.
C. 3,84.
D. 5,12.
Câu 15: Cho m gam Al vào 500 ml dung dịch X gồm: Cu(NO3)2 0,9M, Fe(NO3)3 0,6M. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn nặng (m + 23,7) gam. Giá trị của m là:
A. 13,407 gam.
B. 13,5 gam.
C. 10,8 gam.
D. 15,03 gam.
Câu 16: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là
A. 4,72.
B. 4,48.
C. 3,20.
D. 4,08.
******************@******************
4. Giải toán nhiều kim loại tác dụng với dung dịch chứa nhiều muối

Câu 1: Một hỗn hợp gồm Al và Fe có khối lượng 8,3 gam. Cho X vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,1M và
Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được chất rắn B (hoàn toàn không tác dụng với HCl) và dung dịch C
(hoàn toàn không có màu xanh của Cu2+). Khối lượng chất rắn B và % Al trong hỗn hợp X là:
A. 23,6g; %Al = 32,53. B. 24,8g; %Al = 31,18. C. 25,7g; %Al = 33,14. D. 24,6g; %Al = 32,18.
Câu 2: Cho 6,45 gam hỗn hợp bột X gồm hai kim loại Al và Mg có tỉ lệ mol tương ứng 3: 2 vào 150ml
dung dịch Y chứa Fe(NO3 )2 1M và Cu(NO3)2 1M, khuấy đều cho đến khi kết thúc phản ứng thu được m
gam chất rắn và dung dịch Z. Giá trị của m là:
A. 12,90.
B. 21,90.
C. 19,20.
D. 18,45.
Câu 3: Cho hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200ml dd X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, khi
phản ứng kết thúc được dd Y và 8,12 gam chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho chất rắn Z tác dụng với dd HCl
dư được 0,672 lít H2 (ở đktc). Nồng độ mol của dd AgNO3 và dung dịch Cu(NO3)2 lần lượt là:
A. 0,1M; 0,2M.
B. 0,15M; 0,25M.
C. 0,28M; 0,15M.
D. 0,25M; 0,1M.
Câu 4: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1mol Ag+ đến khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây,
giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên?
A. 1,5.
B. 1,8.
C. 1,2.
D. 2,0.
*********************Hết**********************

-8-




×