Tải bản đầy đủ (.docx) (157 trang)

BÁO cáo ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG môi TRƯỜNG tại NHÀ máy GẠCH NHẸ CHƯNG áp AAC mở RỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 157 trang )

BẢNG GIẢI NGHĨA CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy hóa

BVMT

Bảo vệ môi trường

CN

Công nghiệp

CTNH

Chất thải nguy hại

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CTR

Chất thải rắn

CTNH

Chất thải nguy hại

dBA


Dexi Belt A

DO

Oxy hòa tan

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

GTVT

Giao thông vận tải

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MNP/100ml

Mật độ khuẩn lạc trong 100 mililit

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QLMT

Quản lý môi trường


QTMT

Quan trắc môi trường

SS

Chất rắn lơ lửng

QCVN

Quy chuẩn việt nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TSP

Bụi tổng số

UBND

Ủy ban nhân dân

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

1



MỤC LỤC

2


3


DANH MỤC HÌNH

4


TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
THÔNG TIN CHUNG
NHÀ MÁY GẠCH NHẸ CHƯNG ÁP AAC MỞ RỘNG
Chủ Dự án
Tên công ty: Công ty cổ phần Sông Đà Cao Cường
Tổng giám đốc : Ông Kiều Văn Mát
Địa chỉ: Km 28+100m, Quốc lộ18, phường Phả Lại, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Điện thoại :

03203.3580414

Fax: 03203.582.903

Địa điểm thực hiện dự án
Dự án “Nhà máy gạch nhẹ chưng áp AAC mở rộng” là dự án cải tạo trên mặt bằng
sẵn có của Công ty cổ phần Sông Đà Cao Cường. Vị trí dự án thuộc phường Phả Lại, thị xã

Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tổng diện tích nhà máy là:48030 m 2, trong đó diện tích để xây
dựng bổ sung là 3474 m2.
Vị trí khu đất: Tại thửa đất số 505, tờ bản đồ số 24, phường Phả Lại, thị xã Chí Linh
(Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 v/v cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Công ty cổ phần Sông Đà 12- Cao
Cường của UBND tỉnh Hải Dương).
QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH
Các quy trình sản xuất, vận hành chính của dự án được thể hiện trong bảng sau:
TT

Quy trình sản xuất

Công suất sản phẩm

1

Dây chuyền sản xuất gạch chưng áp

200.000m3/năm

2

Dây chuyền vữa khô trộn sẵn

60.000 tấn/năm

3

Dây chuyền tuyển nổi tro bay


375.000 tấn/năm

4

Dây chuyền sấy tro bay

300.000 tấn/năm

5

Dây chuyền sản xuất gạch cốt liệu

7,5 triệu viên gạch tiêu chuẩn

Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư
Dây chuyền sản xuất gạch chưng áp và vữa khô trọn sẵn là dây chuyền sẵn có của
nhà máy, phần này chỉ đề cập đến dây chuyền mới bổ sung:
a) Quy trình tuyển nổi tro bay

5


Nguyên liệu tro xỉ của nhà máy nhiệt điện

Hệ thống vận chuyển tro xỉ
Bể chứa tro xỉ+ nước
Thuốc tuyển 1

Thùng khuấy điều hòa


Nước thu hồi tái sử dụng
Thuốc tuyển 2

Thùng khuấy tiếp xúc

Nước thu hồi tái sử dụng

Hệ thống tuyển nổi

Dung dịch than

Dung dịch tro bay

Máy lọc than (lọc chân không)

Máy lọc tro bay (lọc chân không)

Tro bay loại

Xỉ than đốt lò

Bãi chứa than
Hệ thống cấp liệu
Hệ thống cấp liệu

Gạch phế

Xi măng

Bãi chứa tro ẩm

Hệ thống cấp liệu Hệ thống cấp liệu

Bụi

b) Quy trình sấy tro bay
Than cám
Lò đốt tầng sôi

Bãi chứa tro ẩm
Hệ thống cân định lượng

Khói lò

Lò sấy tro bay

Hệ thống cấp nước

Khói lò

Cyclon lọc bụi

Máy trộn
Thiết bị vận chuyển

Quạt thổi

Máy ép
Hơi thừa từ nhà máy gạch nhẹ AAC

Silô chứa tro bay


Bụi

Lọc bụi túi vải
Quạt hút

Gạch bán sản phẩm

Xả xitec

Đóng bao

Hệ thống cấp hơi
Hầm dưỡng
c) Quy trình sản xuất gạch cốt liệu

Hơi nước
Ống khói

Sản phẩm gạch
6
Bãi chứa


CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Các tác động môi trường được phân chia theo 2 giai đoạn: xây dựng cơ bản và lắp
đặt thiết bị, dự án đi vào hoạt động.
Tác động trong giai đoạn Dự án đi vào hoạt động
Tác động đến môi trường không khí
 Bụi và khí thải từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm


Thông
số

Nồng độcực đại Cmax (mg/m3)

Vị trí xmax
(m)

TSP

0,003

0,3

SO2

0,0007

0,35

NOx

0,035

CO

0,014

30


VOC

0,01

-

21,25

QCVN 05:2013/BTNMT
(mg/m3) (1h)

0,2

 Bụi từ dây chuyền vữa khô trộn sẵn

7


Tổng lượng bụi phát sinh từ các công đoạn sản xuất của dây chuyền sản xuất vữa khô
là rất lớn, khoảng 3,5 tấn/ngày. Đây vừa là nguồn gây ô nhiễm môi trường, vừa là nguồn gây
thất thoát nguyên vật liệu và sản phẩm. Nếu không có biện pháp xử lý thu hồi sẽ gây tác
động trực tiếp đến sức khỏe cán bộ công nhân viên và giảm lợi ích kinh tế
 Bụi và khí thải phát sinh từ lò hơi của dây chuyền gạch chưng áp

Nồng độ (mg/m3)

Chỉ tiêu

QCVN 19:2009/BTNMT cột B


Lò 2 tấn/h

Lò 4 tấn/h

Lưu lượng khói (m3/s)

1,845

3,746

Bụi

5962

5962

200

SO2

595

595

500

NOx

185


210

850

CO

413

413

1000

 Bụi và khí thải phát sinh từ hệ thống sấy tro bay

T
T

Công đoạn

Hệ số ô nhiễm
(kg/tấn)

1

Vận chuyển bằng băng tải

0,075

2


Chứa trong Silo

0,12

3

Xuất xi măng xuống ô tô téc

0.1

4 Đóng bao
Tác động do nước thải

Công suất
(tấn/ngày)

Tải lượng ô
nhiễm
(kg/ngày)
75
120

1000

100

2.2

2200


Nước thải sản xuất
Lượng nước này được sử dụng tuần hoàn gần như hoàn toàn, chỉ mất mát do bay hơi
và nằm trong sản phẩm sau tuyển.
Nước thải sinh hoạt
Tổng lượng nước thải toàn nhà máy là 10,8 m 3/ngày. Theo kết quả quan trắc môi
trường, các chỉ tiêu BOD, Amoni, coliform trong nước thải sinh hoạt sau bể phốt vượt tiêu
chuẩn cho phép, cụ thể như sau :
Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Thông số
pH
BOD5

Đơn vị
mg/l

N1

QCVN 14:2008/BTNMT mức B, Cmax

8,8

5-9

279

60
8



NH4+_N

mg/l

123,5

12

Coliform

MNP/100ml

46.000

5.000

CTR và CTNH phát sinh
T
T

Tên chất thi

Đơn vị

Khối
lượng

I

Chất thải thông thường


-

Xỉ than

Kg/tháng

108.000

-

Chất thải sinh hoạt

Kg/tháng

4.400

-

Vỏ bao hỏng

Kg/tháng

500

II

Chất thải nguy hại

-


Bộ lọc dầu đã qua sử dụng thải

kg/tháng

100

-

Bóng đèn huỳnh quang thải

Kg/tháng

37,5

-

Pin/ắc quy hỏng
Dầu thủy lực thải
Dầu máy thải
Bao bì chứa dầu, mỡ, hóa chất
Giẻ lau dầu phục vụ sửa chữa

Kg/tháng
kg/tháng
Kg/tháng
Kg/tháng
kg/tháng

62,5

45
185
825
75

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn thi công xây dựng
Quản lý nguồn gây ô nhiễm khi thi công
-

Quản lý thông tin về thiết bị và phương tiện thi công: Quản lý hiệu xuất sử dụng
nhiên liệu. Những thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép đề nghị dừng hoạt
động hoặc buộc phải bảo trì, sửa chữa, nâng cấp.

-

Quản lý chất thải rắn: Các chất thải rắn trong quá trình xây dựng gồm đất, đá, sắt
vụn, bê tông không đủ tiêu chuẩn… giải pháp là thu gom tái sử dụng trong việc bê
tông hóa.

-

Xây dựng nội quy vệ sinh môi trường đối với công nhân thi công tại công trường; quy
định đổ chất thải sinh hoạt, tổ chức các lán trại phù hợp thuận tiện trong việc thu gom.
Đảm bảo vệ sinh môi trường cho công nhân và vùng xung quanh.

9



Giải pháp kỹ thuật

- Giải pháp hạn chế ô nhiễm bụi
-

Phun nước thường xuyên trên công trường vào mùa khô, các loại xe chở nguyên liệu
vào, ra khu vực xây dựng để hạn chế di chuyển của bụi.

-

Che đậy hạn chế rơi vãi đất khi chuyên chở ra vào khu vực thi công

-

Không chuyên chở vật tư, thiết bị vượt quá trọng tải cho phép của phương tiện.

- Giải pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn
Công ty sử dụng các loại xe: máy xúc, ủi, các phương tiện chuyên chở vật tư sẽ hoạt
động tạo nên ô nhiễm tiếng ồn cần:
-

Bố trí thời gian làm việc hợp lý, tránh làm việc vào giờ nghỉ của dân cư, hạn chế vận
chuyển vật liệu trên các tuyến giao thông vào giờ cao điểm, quy định tốc độ hợp lý
cho các loại xe để giảm tối đa tiếng ồn phát sinh, đặc biệt khi đi qua khu dân cư hoặc
vào giờ nghỉ;

-

Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị máy móc, xe đồng thời không sử dụng những loại
xe chuyên dụng đã cũ;


- Giải pháp hạn chế ô nhiễm khí thải
-

Yêu cầu các nhà thầu xây dựng cũng như các nhà thầu phụ liên quan khác không sử
dụng các loại phương tiện không đạt tiêu chuẩn đăng kiểm (TCVN 5947-1996) đối
với các phương tiện vận tải đường bộ và phải thường xuyên giám sát các yêu cầu
này;

-

Bố trí thời gian vận chuyển của các phương tiện vận chuyển hợp lý để giảm thiểu
lượng khí thải. Giám sát chặt chẽ các hoạt động của các nhà thầu, thực hiện các biện
pháp phụ trợ như phun nước tại các đoạn đường dễ phát sinh bụi, đặc biệt là các khu
vực gần khu dân cư, các vị trí xây dựng, nơi tập kết vật liệu và các đoạn đường cắt
ngang qua khu dân cư (đặc biệt trong mùa khô);

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước
Nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt, môi trường đất là do hiện tượng nước mưa chảy
tràn kéo theo dầu, mỡ, từ công trường làm ô nhiễm khu vực quanh công ty.
Sử dụng các nhà vệ sinh sẵn có của Công ty

-

Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

Chất thải rắn trong quá trình xây dựng chủ yếu là vật liệu hư hỏng như gạch vỡ, xi
măng chết, gỗ cốt pha hỏng, các phế liệu bảo vệ bên ngoài thiết bị… Các chất thải rắn vô cơ
là vật liệu xây dựng, đá, cát, sỏi, xi măng chết, trong xây dựng được sử dụng san nền ngay
trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho Dự án, các phế liệu, thùng hộp, tôn, gỗ, vỏ thép

conteno bảo vệ bên ngoài thiết bị được thu gom, tận dụng bán cho người thu mua phế liệu.
10


Chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân viên xây dựng sẽ thu gom bằng các thùng
chứa tạm thời và cuối ngày được chở đến nơi đổ thải quy định của địa phương.
Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trong vận hành
Giảm thiểu ô nhiễm khí

a) Biện pháp xử lý bụi từ dây chuyền vữa khô trộn sẵn
Quy trình xử lý khí thải như sau:

Bụi thất thoát
Chụp hút
Cyclon kép

Bụi thu hồi

Lọc bụi túi vải
Khí sạch
Hệ thống xử lý bụi dây chuyền trộn vữa
Phần bụi phát sinh tại khu vực cấp, vận chuyển và trộn liệu được thực hiện bằng cách
toàn bộ hệ thống trộn được đặt trong buồng kín, phía trên buồng có hệ thống ống dẫn nói
chung với hệ thống lọc bụi. Cấu tạo của hệ thống lọc bụi bao gồm 2 phần là hệ thống lọc bụi
Cyclon và hệ thống lọc bụi túi vải:

b) Biện pháp xử lý khí thải lò hơi
Tuy nhiên để tăng hiệu quả xử lý cũng như SO 2, công ty sẽ cải tạo hệ thống xử lý bụi
và khí thải như sau:


11


Khói thải lò hơi
Vôi

Quạt hút

Bể chứa nước

Buồng lắng bụi có phun ướt
Ống khói cao 15 m
Khói sau xử lý
Hệ thống xử lý khói thải lò hơi

c) Biện pháp giảm thiểu bụi từ từ hệ thống sấy tro bay
Bụi phát sinh tại vị trí bơm liệu lên silo và tại vị trí xả xe téc, đóng bao được trang bị
hệ thống lọc bụi túi. Cụ thể như sau:

Bụi tại vị trí bơm liệu vào
silo

Bụi tại hệ thống xả xe téc
và đóng bao

Quạt hút

Quạt hút

Lọc bụi túi


Bụi thu hồi

Khí sạch

Lọc bụi túi

Khí sạch

d) Xử lý bụi và khí thải từ lò đốt tầng sôi và hệ thống sấy
Như đã trình bày ở chương 3, khói lò từ lò đốt than tầng sôi sau khi đi qua lò sấy
cánh vẩy vẫn còn ô nhiễm bụi. Để xử lý lượng bụi này, Công ty đã lắp đặt hệ thống sấy như
sau:

12


Liệu + Khí nóng
Cyclon lọc bụi

Lọc bụi túi vải

Bụi thu hồi

Quạt hút

Hơi nước, khí sạch
Ống khói
Hệ thống xử lý khí thải hệ thống sấy tro bay
Giảm thiểu ô nhiễm nước

-

Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Trung bình, cần 0,2-0,3 m3 bể tự hoại cho 1 người, với 40 người tăng thêm, công ty
sẽ xây dựng bể tự hoại có tổng dung tích 40*0,3 = 12 m 3 để xử lý lượng nước thải sinh hoạt
phát sinh thêm.
Theo kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau bể phốt tại công ty: Nồng độ một số
thông số BOD, Amoni và Coliform vượt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
14:2008/BTNMT cột B (cụ thể chương 2).
Vì vậy, để giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn nước thải này, do lưu lượng không lớn
khoảng 10,8 m3/ngày, chỉ chiếm khoảng 0.24% so với tổng lượng nước trong bể chứa nước
sạch sau xử lý vì vậy công ty sẽ dẫn lượng nước thải sinh hoạt về chứa nước sạch sau xử lý
của nhà máy, không xả nước thải ra ngoài. Cụ thể như sau:
Nước thải sinh hoạt
Bể tự hoại 3 ngăn
Bể chứa nước sạch sau xử lý

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải sinh hoạt
13


Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn
Biện pháp quản lý lượng CTR và CTNH phát sinh tại dự án
T
T

Tên chất thải

I


Chất thải thông thường

-

Xỉ than

Đơn vị

Khối
lượng

Kg/tháng

108.000

-

Chất thải sinh hoạt

Kg/tháng

4.400

-

Vỏ bao hỏng

Kg/tháng


500

II

Chất thải nguy hại
Bộ lọc dầu đã qua sử
dụng thải
Bóng đèn huỳnh
quang thải
Pin/ắc quy hỏng
Dầu thủy lực thải
Dầu máy thải
Bao bì chứa dầu, mỡ,
hóa chất
Giẻ lau dầu phục vụ
sửa chữa

kg/tháng

100

Kg/tháng

37,5

Kg/tháng
kg/tháng
Kg/tháng

62,5

45
185

Kg/tháng

825

kg/tháng

75

-

Biện pháp quản lý

Đóng gạch cốt liệu
Lưu chứa trong thùng chứa rác khu
vực văn phòng, nhà ăn bằng 03
thùng 200 lít. Thuê tổ vệ sinh môi
trường của địa phương thu gom
hàng ngày
Thuê Công ty CP công nghệ Môi
trường An Sinh thu gom xử lý

Lưu chứa trong kho chứa CTNH
của Công ty rồi thuê Công ty CP
công nghệ Môi trường An Sinh thu
gom xử lý

CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Cam kết chung

-

Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường, Chủ đầu tư dự án cam kết thực hiện các quy
định hiện hành của pháp luật Việt Nam về Bảo vệ môi trường trong quá trình triển
khai và thực hiện dự án: Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, các Luật và văn bản
dưới luật có liên quan: Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ
về quản lý chất thải rắn;.

-

Chủ đầu tư cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của
dự án đến môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng cũng như trong giai đoạn
hoạt động của Dự án theo nội dung đã trình bày trong chương 4 của báo cáo này.

-

Các hoạt động của dự án chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng về quản lý môi
trường của UBND Tỉnh Hải Dương và của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Hải
Dương nhằm đảm bảo phát triển Dự án và bảo vệ môi trường.
14


-

Chủ đầu tư cam kết công khai nội dung Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã
được phê duyệt ở địa phương có dự án để thực hiện giám sát công tác tuân thủ các
cam kết bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê
duyệt.


-

Chủ đầu tư cam kết sẽ tuân thủ phương án quy hoạch theo đúng đồ án quy hoạch đã
được phê duyệt và sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thiết kế công trình đối với
các vấn đề về kiến trúc, cảnh quan các công trình, hệ thống cây xanh trong khu vực
dự án, quy hoạch hệ thống giao thông, quy hoạch hệ thống thoát nước, các phân khu
chức năng trong khu vực dự án.

-

Chủ đầu tư cam kết đảm bảo hệ thống hạ tầng của khu vực dự án bao gồm: hệ thống
cấp thoát nước, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hệ thống thu gom chất thải rắn,
hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc và hoàn thành
các công trình xử lý môi trường trước khi dự án đi vào hoạt động.

Cam kết tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường
Chủ đầu tư cam kết tuân thủ nghiêm túc các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường, cụ thể:

-

Khí thải từ các ống thải của công ty đạt QCVN 19:2009/BTNMT.

-

Chất lượng không khí môi trường làm việc đạt TC 21, TC 19 kèm quyết định
3733/2002/QĐ-BYT

-


Chất lượng không khí môi trường xung quanh đạt QCVN 05:2008/BTNMT; QCVN
06:2008/BTNMT

-

Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt: Cam kết không xả nước thải sản xuất và
nước thải sinh hoạt ra môi trường;

-

Tiếng ồn: khống chế tiếng ồn phát sinh theo tiêu chuẩn tiếng ồn khu vực công cộng,
dân cư theo QCVN 26:2010/BTNMT;

-

Chất thải rắn: sẽ được thu gom và xử lý triệt để, đảm bảo không rơi vãi và phát tán ra
môi trường xung quanh đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường và theo đúng quy
định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn.

-

Chất thải nguy hại: sẽ được thu gom và xử lý theo quy định tại thông tư số
12/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về quản lý CTNH.

Cam kết thực hiện quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường
Trong giai đoạn xây dựng

-


Công tác Quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường sẽ được ưu tiên hàng
đầu trong suốt quá trình thi công xây dựng và trong quá trình dự án đi vào hoạt động;

-

Phun nước thường xuyên, đảm bảo độ ẩm cần thiết trên các đoạn đường vận chuyển
15


nội bộ để chống ô nhiễm bụi.

-

Chủ đầu tư cam kết phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong quá trình thiết kế,
thi công và vận hành các hệ thống xử lý, bảo vệ môi trường;

-

Phối hợp với chính quyền địa phương phối hợp tổ chức quản lý nhân sự theo khu vực
hành chính
Trong giai đoạn hoạt động

-

Trong quá trình hoạt động, Chủ đầu tư cam kết sẽ thực hiện chương trình quản lý và
kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực dự án như đã trình bày trong báo cáo này và
báo cáo định kỳ trình lên Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Hải Dương.

-


Thường xuyên bảo trì bảo dưỡng để đạt được hiệu quả cao, nâng cao năng lực vận
hành hệ thống xử lý chất thải.

-

Kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu thiết kế, đầu tư các thiết bị cảnh báo

-

Thực hiện nghiêm túc các kế hoạch quản lý, tích cực tiến hành cải tiến kỹ thuật

-

Chủ đầu tư cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp
các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án;

-

Chủ đầu tư cam kết hoàn thành các công trình xử lý môi trường trước khi dư án điều
chỉnh bổ sung đi vào hoạt động

-

Chủ đầu tư Cam kết sẽ hoàn thành các công việc dự kiến triển khai, đặc biệt là hoàn
thành xây dựng và vận hành hiệu quả các công trình xử lý môi trường, sau khi báo
cáo ĐTM được phê duyệt.

-


Thực hiện các biện pháp an toàn lao động phù hợp với đặc điểm loại hình hoạt động
của nhà máy, phòng chống các sự cố kỹ thuật, sự cố cháy nổ trong nhà máy.

16


Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý môi trường thực hiện tốt chương trình quan trắc chất
lượng môi trường, giá sát chất thải và ứng phó khi có sự cố xảy raMỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1.

Hoàn cảnh ra đời của dự án

Công ty cổ phần Sông Đà Cao Cường (trước đây là Công ty CP Sông Đà 12Cao Cường) được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận và đăng ký kinh
doanh số 0403000572 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày
17/04/2007.
Năm 2008, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời sử dụng triệt để
nguồn tài nguyên có giá trị được khai thác và chế biến từ phế thải của ngành công
nghiệp năng lượng là tro bay để tạo ra một loại vật liệu xây nhẹ đáp ứng xu thế phát
triển nhà cao tầng ngày càng tăng của ngành xây dựng, làm giảm tải các công trình
dẫn đến giảm chi phí nền móng và hệ thống kết cấu, đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn
thiện và tăng khả năng cách âm, cách nhiệt của tường xây, công ty đã thành lập dự án
đầu tư “Nhà máy gạch nhẹ chưng áp AAC”. Công ty đã tiến hành lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường đã được cấp quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM ngày
31/08/2009. Sau đó công ty đã tiến hành xây dựng thêm nhà máy sản xuất một số sản
phẩm như trong giấy chứng nhận đầu tư.
Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, do có sự tác động của thị trường xây
dựng gặp khó khăn nên nhà máy vẫn sản xuất cầm chừng, cụ thể năm 2013 dây
chuyền trộn vữa khô chỉ đạt 2,89% công suất; dây chuyền sản xuất gạch chưng áp
không có đơn đặt hàng nên không sản xuất.

Để thích ứng với nhu cầu thị trường, cuối năm 2013 công ty đã tiến hành lập
dự án cải tiến chất lượng sản phẩm sẵn có, cụ thể công ty sẽtiến hành bổ sung công
đoạn tuyển nổi tro bay để tận dụng lượng than chưa cháy hết trong tro và sấy tro bay
để tăng chất lượng tro. Ngoài ra để tận dụng gạch vỡ hỏng từ dây chuyền sản xuất
gạch nhẹ chưng áp và tro xỉ lò hơi,công ty sẽ bổ sung dây chuyền gạch cốt liệu.
Dự án này thuộc loại dự án cải tạo, mở rộng theo trích dẫn phụ lục 2 của Nghị
định 29/2011/NĐ-CP. Vì vậy, tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường đã được Quốc hội
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, Luật đầu tư, Luật xây
dựng, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và các
văn bản pháp luật liên quan đối với việc bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng
17


và hoạt động của nhà máy, Công ty cổ phần Sông Đà Cao Cường đã phối hợp với
Viện Phát triển công nghệ, Truyền thông và Hỗ trợ cộng đồng tiến hành lập lại Báo
cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án “Nhà máy gạch nhẹ chưng áp
AAC” tại phường Phả Lại, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Phạm vi dự án
Dự án nhà máy sản xuất gạch nhẹ chưng áp AAC là dự án cải tạo dây chuyền
sản xuất của nhà máy hiện có của Công ty cổ phần Sông Đà Cao Cường. Phạm vi của
dự án sẽ bao gồm cả hai dây chuyền đang hoạt động và dây chuyền đầu tư mới bao
gồm:
+ Dây chuyền đang hoạt động:
-

Nhà máy sản xuất gạch nhẹ chưng áp: 200.000m3/năm

-


Phân xưởng sản xuất vữa khô trộn sẵn: 60.000 tấn/năm

+ Dây chuyền đầu tư mới:

1.2.

-

Phân xưởng sản xuất tro bay ẩm: 375.000 tấn/năm

-

Phân Xưởng sản xuất tro bay khô: 300.000 tấn/năm

-

Phân xưởng sản xuất gạch cốt liệu: 7,5 triệu viên gạch tiêu chuẩn/năm.

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

Công ty cổ phần Sông Đà Cao Cường là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự
án đầu tư.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Cơ sở pháp lý
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được chuẩn bị trên cơ sở tuân
thủ các quy định về luật pháp quốc gia và khung quy định của Việt Nam về các tác
động đến môi trường và xã hội của dự án gồm các tài liệu sau đây:
+ Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005,
ban hành ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006;

+ Luật tài nguyên nước được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ
họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012.
+ Luật hóa chất của quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3, số 17/2012/QH13 ngày
21/11/2007.
18


+ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 quy định về
hoạt động xây dựng.
+ Luật đầu tư số 59/2005/QH được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
khoá XI thông qua ngày 14/6/2005.
+ Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29/11/2005.
+ Luật Đất đai được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 4
thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
+ Luật số: 38/2009/QH12ngày 19/06/2009 sửa đổi bổ, bổ sung một số điều của
các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
+ Luật phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001; có hiệu lực
thi hành từ ngày 04/10/2001.
+ Luật thương mại số 36/2005/QH10 do Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005
quy định Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
+ Luật lao động số 10/2012/QH13, ngày 18 tháng 6 năm 2012 (có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013)
+ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 27 tháng 06 năm 2010
+ Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm
2007.
+ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH 11 ngày 29 tháng 06

năm 2006.
+ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về việc quy
định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường;
+ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn;
+ Nghị định số 108/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

19


+ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
+ Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính Phủ về phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải.
+ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
+ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình
+ Nghị định 83/2009/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định
12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình.
+ Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của chính phủ về thoát nước đô thị
và khu công nghiệp;
+ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường;
+ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

+ Thông tư 09/2009/TT- BXD ngày 21/05/2009 Quy định chi tiết thực hiện một
số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ
về thoát nước đô thị và khu công nghiệp
+ Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của Bộ Xây dựng về việc Quy
định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng.
+ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 về phê duyệt chiến lược Quốc
gia về Quản lí tổng hợp CTR đến 2005 và tầm nhìn đến 2050
+ Quyết định 05/2009/QĐ-UBND về việc Ban hành Quy định về quản lý trật tự
xây dựng công trình trong đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương
+ Quyết định số 3110/QĐ-UBND ngày 31/08/2009 về việc phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch nhẹ
chưng áp AAC tại phường Phả Lại, Thị xã Chí Linh của Công ty cổ phần Sông
Đà 12 Cao Cường
20


+ Quyết định số 55/2008/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về quản lý an
toàn chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
+ Giấy chứng nhận nghiệm thu hệ thống phòng chống cháy số 64/GCN-PCCC
của công an tỉnh Hải Dương cấp ngày 6/12/2011
+ Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại số 30.000107.T của Chi cục bảo vệ
môi trường tỉnh Hải Dương cấp ngày 20 tháng 7 năm 2009.
2.2. Các căn cứ và tài liệu kỹ thuật
 Căn cứ kỹ thuật của dự án
-

Phụ lục 2.1; 2.2; 2.3; 2.4 thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 17/08/2011,
quy định về các nội dung thực hiện báo cáo của một Báo cáo ĐTM.

-


Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường được ban
hành kèm theo:

+ Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường;
+ Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường.
+ Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 về ban hành 8 quy chuẩn
quốc gia về môi trường.
+ Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của BTNMT ban hành
quy định 3 QCVN về môi trường.
+ Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định Quy chuẩn quốc gia về môi trường
+ Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông
số vệ sinh lao động”.
 Các quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng:

+ QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất.
+ QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh
21


+ QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh
+ QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại

+ QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt
+ QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm
+ QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt.
+ QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
+ QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp .
+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
+ QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
+ TCVN 5948-1999: Âm học - Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ
phát ra khi tăng tốc độ. Mức ồn tối đa cho phép.
+ TCVN 3985-1999: Âm học - Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc.
+ TCVN 2622 – 1995: Tiêu chuẩn thiết kế PCCC cho công trình.
+ TCVN 5738 – 2001: Hệ thống báo cháy – yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 3890 –2009: Phương tiện chữa cháy cho nhà và công trình.
 Các nguồn tài liệu do chủ dự án tạo lập

+ Thuyết minh dự án “Nhà máy gạch nhẹ chưng áp AAC mở rộng” của Công ty
cổ phần Sông Đà Cao Cường.
+ Thu thập ý kiến của UBND phường Phả Lại, thị xãChí Linh, tỉnh Hải Dương.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
Các phương pháp ĐTM:

22


-


Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số
liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng Dự
án. Áp dụng trong chương 2 của báo cáo ĐTM.

-

Phương pháp lập bảng liệt kê (Check list): Phương pháp này dựa trên việc lập
bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi
trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác
động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất
cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động
và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết. Áp dụng
trong chương 3 của báo cáo

-

Phương pháp mạng lưới (Networks):Phương pháp này dựa trên việc xác định
mối quan hệ tương hỗ giữa nguồn tác động và các yếu tố môi trường bị tác
động được diễn giải theo nguyên lý nguyên nhân và hậu quả. Bằng phương
pháp này có thể xác định được các tác động trực tiếp (sơ cấp) và chuỗi các tác
động gián tiếp (thứ cấp). Phương pháp này được thể hiện qua sơ đồ mạng lưới
dưới nhiều dạng khác nhau. Áp dụng trong chương 3 của báo cáo ĐTM.

-

Phương pháp đánh giá nhanh (rapid Assessment): Là phương pháp dùng để
xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải,
mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải
lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm. Thông thường và phổ

biến hơn cả là việc sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) và của Cơ quan Môi trường Mỹ (USEPA) thiết lập. Áp dụng trong
chương 3 của báo cáo ĐTM

-

Phương pháp mô hình hóa (Modeling): Phương pháp này là cách tiếp cận toán
học mô phỏng diễn biến quá trình chuyển hóa, biến đổi (phân tán hoặc pha
loãng) trong thực tế về thành phần và khối lượng của các chất ô nhiễm trong
không gian và theo thời gian. Đây là một phương pháp có mức độ định lượng
và độ tin cậy cao cho việc mô phỏng các quá trình vật lý, sinh học trong tự
nhiên và dự báo tác động môi trường, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm. Áp
dụng trong chương 3 của báo cáo ĐTM

-

Phương pháp sử dụng chỉ thị và chỉ số môi trường: Phương pháp chỉ thị môi
trường: là một hoặc tập hợp các thông số môi trường đặc trưng của môi
trường khu vực. Việc dự báo, đánh giá tác động của dự án dựa trên việc phân

23


tích, tính toán những thay đổi về nồng độ, hàm lượng, tải lượng (pollution
load) của các thông số chỉ thị này. Áp dụng trong chương 3 của báo cáo ĐTM
-

Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu
chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Áp dụng trong chương 3,
chương 4 của báo cáo ĐTM;


Các phương pháp khác:
-

Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra hiện trạng hoạt động, môi trường và
công tác BVMT tại khu vực dự án; đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân
tích mẫu. Phương pháp này được áp dụng trong chương 1 và chương 2 của
báo cáo.

-

Phương pháp tham vấn cộng đồng: Phương pháp này sử dụng trong quá trình
phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án để thu
thập các thông tin cần thiết cho công tác ĐTM. Áp dụng trong chương 6, của
báo cáo ĐTM;

4. Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư nhà máy gạch nhẹ chưng áp AAC củaCông ty cổ
phần Sông Đà Cao Cường tại phường Phả Lại, thị xãChí Linh, tỉnh Hải Dương được
tổ chức thực hiện bởi:
 Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM:

Tên đơn vị: Viện Phát triển công nghệ, Truyền thông và Hỗ trợ cộng đồng
Địa chỉ liên lạc: Số 176 Trường Chinh, Quận Đống Đa, Hà Nội
Đại diện: Ông Võ Tuấn Hưng;

Chức vụ: Phó viện trưởngPT

Điện thoại: 04. 35666232


Fax: 04.35666234

Danh sách những người tham gia chính trong quá trình nghiên cứu xây dựng
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư nhà máy gạch nhẹ chưng áp
AAC như sau:
Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo
STT

Họ và Tên

I

Chủ đầu tư

1
II

Kiều Văn Mát

Trình độ chuyên môn
Tổng giám đốc

Đơn vị tư vấn
24


1

Võ Tuấn Hưng


Phó viện trưởng PT

2

Trần Như Đức Hậu

KS Công nghệ môi trường

3

Lương Văn Ninh

KS Công nghệ môi trường

4

Nguyễn Thị Liên

Thạc sĩ Quản lý môi trường

5

Phạm Thị Chung

Thạc sĩ Quản lý môi trường

25



×