Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

ĐỀ CƯƠNG môn GIẢI PHẪU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.47 KB, 63 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN GIẢI PHẪU – SINH LÝ NGƯỜI
CHƯƠNG 2: SINH LÝ TẾ BÀO VÀ MÀNG TẾ BÀO
Mục tiêu:
-

Trình bày đc cấu tạo của màng tb, bào tương và nhân tb
Trình bày đc các chức năng vận chuyển vật chất của màng tb
Trình bày đc nguyên nhân tạo điện thế nghỉ và điện thế hoạt động. Các giai đoạn, sự phát sinh
và sự lan truyền của điện thế hoạt động

Câu 1: Cấu trúc màng tế bào?
Màng tb rất mỏng, đàn hồi, dày 7,5 – 10 nm
Cấu trúc màng tb gồm:
 Lớp lipit kép:
- Thành phần hóa học gồm:
+ Phospholipit có 2 đầu: gốc phosphate  ưa nước, gốc acid  kỵ nước
+ Cholesterol có 2 đầu: gốc huydroxyl  ưa nước, nhân steroid  kỵ nước
 Các đầu kỵ nước quay mặt vào trong gặp nhau
Các đầu ưa nước quay ra ngoài or vào trong tb (nơi có nước)
- Chức năng:
+ Là hàng rào ngăn k cho các chất tan trong nước đi qua (glu, Na+,…)
+ Cho các chất tan trong mỡ (O2, CO2, rượu), các vitamin (A,E,D,K) qua
 Pr màng:
- Gồm pr xuyên màng và pr rìa
- Pr xuyên màng : hình chữ S, kích thước phân tử lớn xuyên qua màng và thò ra 2 mặt
bên của màng, có phần kỵ nước ở giữa, ưa nước ở 2 đầu, sắp xếp tương tự như lớp lipit
kép
 Chức năng :
• Những khoảng trống trong phân tử này làm thành những kênh (lỗ) cho nước,
các chất tan trong nước đi qua
• Có khả năng thấm chọn lọc


• 1 số phân tử pr xuyên màng là những pr mang, có chức năng vận chuyển
tích cực
• 1 số phân tử pr xuyên màng khác lại có hoạt tính enzym
- Pr rìa : kích thước phân tử nhỏ hơn, bám vào đầu phía trong của pr trung tâm
 Chức năng : có hoạt tính và chức năng như enzym
 Các glucid màng:
- Các glucid màng bao giờ cũng kết hợp với pr và lipit dưới dạng glucopr và lucolipid
- Phần pr thì nằm sâu trong bề dày của màng, phần glucid của các phân tử thì thò ra ngoài
màng, nám vào mặt ngoài màng và tạo nên lớp áo glucid
 Chức năng:
• Làm cho toàn bộ lớp áo mặt ngoài tb tích điện âm, đẩy những vật tích điện
âm
• Nhiều glucid là những chất cảm thụ có chức năng gắn hormone
• 1 số glucid màng tham gia pứ miễn dịch
• Làm cho các tb dính vào nhau
Câu 2: Chức năng của màng tế bào?
1 Chức năng chia ngăn
2 Chức năng thông tin
3 Chức năng miễn dịch
4 Chức năng tiếp nhận


5 Chức năng trao đổi chất qua màng
Có 2 hình thức vận chuyển các chất trực tiếp qua màng: khuếch tán và vận chuyển tích cực
1 Khuếch tán (vận chuyển thụ động)
 Khuếch tán đơn thuần
- Là sự vận động liên tục của các hạt vật chất (ion, chất tan, nước) 1 cách ngẫu nhiên từ
nơi có nồng độ cao  nồng độ thấp  các phân tử của chat đó qua màng hay lách qua
khe nhỏ của màng
 Kết quả: làm cân bằng nồng độ 2 bên màng, k tiêu tốn ATP của tb

- Gồm 2 loại: khuếch tán đơn thuần qua lớp lipid của màng và qua kênh pr
- Khuếch tán qua lớp lipid của màng:
+ Với các chất tan trong lipid: các chất tan trong lipid như O2, CO2, rượu… qua màng
rất nhanh và dễ dàng, tốc độ khuếch tán tỉ lệ thuận với độ tan trong lipid
+ Với nước: phần lớn vẫn đi qua màng rất nhanh, 1 phần lớn qua lớp lipid kép, 1 số qua
kênh pr do nước có kích thước phân tử nhỏ và động năng cao  phần kỵ nước của
màng chưa kịp ngăn lại thì phân tử nước đã đi qua màng
+ Với các ion: Na+, K+, H+,…thấm qua lớp lipid kém hơn so với nước 1 triệu lần do
các ion này bị hydrat hóa làm cho kích thước ion tăng lên và điện tích của các ion bị lớp
điện tích lớp lipid kép ngăn cản
- Khuếch tán qua kênh pr:
+ Phân tử pr có kích thước lớn, nằm xuyên màng lipid tạo ra các khe hở, lỗ (kênh) 
các chất có thể khuếch tán 1 cách trực tiếp qua kênh này
+ Các kênh pr có 2 đặc tính :
• Tính thấm chọn lọc : các kênh pr khác nhau có tính thấm chọn lọc cao với 1 or
nhiều ion phân tử đặc hiệu. Ví dụ : kênh Na+ cho Na+ qua
• Sự đóng/ mở kênh pr : giúp kiểm soát khả năng thấm của các kênh bằng 2 cơ chế :
- Đóng mở điện thế : sự thay đổi hình dạng phân tử của kênh phụ thuộc và điện thế
qua màng.
Ví dụ :
Khi trong tb tích điện (-), cổng của kênh Na+ đóng chặt
Khi trong tb mất điện tích (-), cổng của kênh Na+ mở ra đột ngột cho 1 lượng Na+
đi vào trong tb qua kênh
- Đóng mở do chất kết nối (ligand) : xảy ra khi pr receptor gắn với 1 chất khác làm
thay đổi hình dạng phân tử pr và làm đóng or mở cổng của kênh. Chất kết nối đgl
ligand
Ví dụ : tác dụng của acetylcholin trên các kênh acetylchilin. Sự gắn của acetylcholin
làm mở cổng của kênh tạo ra 1 lỗ cho phép mọi phân tử và các ion dương có đường
kính nhỏ hơn lỗ đi qua
 Khuếch tán tăng cường

- Là hình thức vận chuyển trung gian giữa khuếch tán đơn thuần và vận chuyển tích cực.
Hoạt động nhờ chất mang
- Khuếch tán tăng cường và đơn thuần :
+ Giống : k cần tiêu tốn năng lượng, k vận chuyển hết các chất qua màng
+ Khác :
KTTC – tốc độ khuếch tán tăng tới mức tối đa ngay và k tăng lên nữa dù nồng độ chất
khuếch tán tăng
KTĐT – tốc độ khuếch tán tăng tỉ lệ thuận với nồng độ chất khuếch tán
- Khuếch tán tăng cường và vận chuyển tích cực đều có sự tham gia của chất mang
- KT tăng cường diễn ra như sau :


-

-

+ Chất vân chuyển đc gắn vào vị trí nối trên pr mang  pr mang thay đổi hình dạng
trong 1/s và kênh sẽ mở ra ề phía kia của màng
+ Lực nối giữa chất đc vận chuyển với receptor yếu nên chuyển động nhiệt của chất
được vận chuyển sẽ làm nó tách khỏi pr mang  giải phóng vào phía bên đối diện
Những chất đc vận chuyển – khuếch tán nhờ chất mang : glucose, 1 số aa…
2 Vận chuyển tích cực
Là vận chuyển các chất, các ion qua màng (từ ngoài  trong và từ trong  ngoài)
ngược bậc thang nồng độ, điện thế hay áp suất  luôn phải sử dụng năng lượng ATP
của tb và phải có mặt chất mang
Gồm vận chuyển tích cực nguyên phát và thứ phát :
 Vận chuyển tích cực nguyên phát
Là hình thức vận chuyển tích cực sử dụng năng lượng trực tiếp từ ATP
Cơ chế : hoạt động hơm Na+ - K+
• 3 trung tâm nhận Na+ (ở phần pr thò vào trong tb)

• 2 trung tâm tiếp nhận K+ (ở phần pr thò ra ngoài tb)
• Phần thò vào trong giáp với trung tâm gắn Na+ có hoạt tính ATPase
Cơ chế hoạt động :
3 ion Na+ gắn đầu trong
ATP = ADP + năng lượng
ATPase
Pr mang
làm thay đổi hình dạng pr mang
2 ion K+ gắn đầu ngoài
 đẩy Na+ ra, K+ vào

 Vai trò của bơm Na+ - K+ :
Kiểm soát thể tích tb : tb có nhiều ion âm có xu hướng hấp dẫn các ion dương  nhiều
ion trong tb sẽ tạo áp suất thẩm thấu hút nước vào  tb phình to ra và dễ vỡ. Bơm Na+
- K+ tạo dòng ion dương ra ngoài tb nên có tác dụng thẩm thấu đưa nước ra ngoài 
duy trì Vtb
- Tạo điện thế cho màng : 1 vòng bơm đẩy 1 ion dương ra ngoài ( 2Na+ - 2K+)  trong
màng tích điện âm, điện thế màng lúc nghỉ là – 90 mV
 Vận chuyển tích cực thứ phát
- Là loại vận chuyển dùng năng lượng gián tiếp từ ATP. Trong vận chuyển này, các chất
tải cần có sự kết hợp với ion Na+  nồng độ Na+ thấp thì tốc độ vận chuyển các chất sẽ
bị chậm lại
- Gồm 2 giai đoạn :
+ Đồng vận chuyển : vận chuyển các chất đi cùng chiều Na (glu)
+ Vận chuyển ngược (vận chuyển đổi chỗ) : ngược chiều Na (Ca++, H+,…)
Câu 3: Điện thế màng tế bào ?
1 Điện thế nghỉ
- Khái niệm : là sự chênh lệch điện thế qua màng ở trạng thái nghỉ
- Nguyên nhân : phát sinh dòng điện nghỉ
+ Vai trò của bơm Na+ - K+ :

• Cứ mỗi vòng bơm có 3 Na+ đi ra ngoài màng, 2 K+ đi vào trong màng
 Số ion dương ra ngoài nhiều hơn vào trong màng  tạo thêm điện thế âm ở trong
màng
-

+ Sự rò rỉ ion qua màng :
• Bình thường màng tb cho Na+ đi từ ngoài vào trong, K+ đi từ trong ra ngoài
• Ở trạng thái nghỉ, màng tb có tính thấm : K+>> 20 – 100 lần so với Na+
 Mặt ngoài màng mang điện tích dương, trong màng (-)  màng ở trạng thái phân cực


+ Các ion bên trong màng :
• Khi Na+ ra ngoài để lại các ion (-) có kích thước lớn ở lại trong màng như PO42-,
SO42-,…
 Mặt ngoài (+), trong (-)
2 Điện thế hoạt động
- Khái niệm : là quá trình biến đổi rất nhanh của điện thế màng lúc nghỉ. Mỗi điện thế
hoạt động bắt đầu bằng sự biến đổi đột ngột từ điện thế âm lúc nghỉ sang (+) của màng,
rồi quay lại (-) nhanh chóng
- Nguyên nhân : sự biến đổi tính thấm ion của màng, sự hoạt động của các kênh và bơm
(kênh Na, K, các ion khác)
- Sự phát sinh điện thế hoạt động diễn ra qua 4 giai đoạn :
 Giai đoạn khử cực
- Khi đc kích thích, tính thấm của màng đối với Na+ tăng mạnh 500 – 5000 lần cao gấp
10 lần so với K+  dòng Na+ từ dịch ngoại bào vào nguyên sinh chất cao hơn K+ đi
ngược lại  phân bố lại điện tích ở màng, ngoài (-) so với mặt trong màng
 Giai đoạn này chỉ diễn ra trong vài phần vạn s do cổng kênh K+ mở từ từ trong thời
gian tham gia giảm tốc độ Na+ vào tb
 Giai đoạn tái cực
- Vai trò kênh Na+ : do tính thấm của màng đối với ion Na+ giảm  kênh Na+ bắt đầu

đóng, làm giảm Na+ từ ngoài vào trong nguyên sinh chất
- Vai trò kênh K+ : ngược lại, tính thấm của màng đối với ion K+ tăng  kênh K+ mở
rộng, làm tăng dòng K+ từ trong nguyên sinh chất vào dịch gian bào
 Kết quả của việc đóng Na+, mở K+  dẫn tới phân bố lại điện tích giữa mặt trong và
ngoài màng, trong âm, ngoài dương. Điện thế nghỉ được tái tạo với trị số - 90 mV
 Giai đoạn ưu phân cực
- Na+ vẫn đi vào, K+ vẫn từ trong nguyên sinh chất ra dịch gian bào  K+ ở ngoài k kịp
chuyển vào trong màng  màng ngoài càng (+) so với mặt trong
 Giai đoạn giảm phân cực
- K+ chuyển hết từ ngoài màng vào trong nguyên sinh chất, Na+ chưa đc bơm hết từ
nguyên sinh chất ra ngoài màng
 Kết quả : mặt trong màng tích nhiều (+) hơn so với lúc xuất phát điểm sự chênh lệch
điện thế giữa mặt trong và ngoài màng giảm còn – 50 mV  - 60 mV or thấp hơn nữa.


CHƯƠNG 3: SINH LÝ HỌC MÁU VÀ CÁC DỊCH CƠ THỂ
 Mục tiêu:
1. Trình bày được các chức năng của máu
2. Trình bày được sự sinh sản hồng cầu: nơi sinh sản, các giai đoạn,các cơ quan và yếu tố tham
gia,điều hòa sinh sản hồng cầu
3. Trình bày đặc điểm hệ thống nhóm máu ABO, Rh và ứng dụng trong truyền máu và lâm sang
4. Trình bày đặc tính và chức năng các loại bạch cầu
5. Trình bày đặc tính và chức năng của tiểu cầu
6. Nêu được định nghĩa cầm máu và các giai đoạn của cầm máu
7. Trình bày cơ chế, ý nghĩa các giai đoạn của quá trình cầm máu
8. Trình bày được nguồn gốc, thành phần và chức năng của dịch nội bào,dịch ngoại bào (huyết
tương,dịch kẽ,dịch bạch huyết,dịch não tủy,dịch nhãn cầu)

A SINH LÝ MÁU
Câu 1:


Nêu các chức năng chung của máu?

 Chức năng vận chuyển:
-

Máu vận chuyển oxi từ phổi đến các tb của cơ thể và carbon dyoxid từ các tb này về
phổi để thải ra ngoài
- Máu mang chất dinh dương, hormone, chất truyền tin đến các tb của cơ thể
- Máu có vai trò vận chuyển nhiệt và các chất cặn bã đến phổi, thận, da,…để bài tiết ra
ngoài
 Chức năng bảo vệ:
- Khi cơ thể bị trấn thương, máu có thể đông lại để chống mất máu  c/n quan trọng
của tiểu cầu và các yếu tố đông máu
- Trong máu còn có các bạch cầu, kháng thể và hệ thống bổ thể giúp phát hiện và tiêu
diệt các tác nhân lạ khi chúng xâm nhập vào cơ thể
 Chức năng điều hòa:
- Các hormone có trong máu cùng các chất truyền tín hiệu trong hệ thần kinh tham gia
điều hòa hoạt động chức năng của cơ thể nhằm duy trì sự ổn định của nội môi
- Các hệ đệm của máu cũng đóng vai trò quan trọng điều hòa thăng bằng acid-aze, góp
phần duy trì pH máu ổn định trong khoảng 7.35 – 7.45
- Pr và 1 số chất hòa tan có trong huyết tương sẽ tạo ra 1 áp suất thẩm thấu đóng vai trò
quan trọng trong sự vận chuyển nước giữa máu và dịch kẽ  a/h đến thành phần, thể
tích các loại dịch cơ thể
- Máu có chức năng điều hòa thân nhiệt thông qua hình thức vận chuyển nhiệt, giữ cho
t cơ thể chỉ thay đổi trong phạm vi hẹp
Câu 2:
Trình bày điều hòa sản sinh hồng cầu?



1 Các cơ quan và yếu tố tham gia tạo hồng cầu
-

Tủy xương là nơi sinh ra hồng cầu từ những tb gốc
Thận và gan sx ra Erythropoietyn là yếu tố điều hòa quá trình sinh hồng cầu
Tb niêm mạc dạ dày tiết ra yếu tố nội  cần cho sự hấp thụ vitamin B12, là 1 chất
cần cho quá trình tổng hợp DNA của hồng cầu
- Sắt là yếu tố đóng vai trò quan trọng để sản sinh hồng cầu vì tham gia tạo phần hem
của hemoglopin
- A.folic và vitamin B12 có vai trò quan trọng trong sự chin của hồng cầu, cả 2 đều cần
cho sự tổng hợp thymidine triphosphate – tp quan trọng của DNA
- Ngoài ra, aa, các coenzyme như vitamin B6 cũng cần thiết cho qt tổng hợp
hemoglopin
2 Các giai đoạn của quá trình sinh sản hồng cầu

• Tiền nguyên hồng cầu  nguyên hồng cầu ưa bazo  nguyên hồng cầu đa sắc
 nguyên hồng cầu ưa acid  hồng cầu lưới  hồng cầu
- Kích thước các tb giảm dần, tỷ lệ giữa nhân và bào tương giảm dần. Nhân tb dần dần
bị đông đặc và bị đẩy ra ngoài ở gđ nguyên hồng cầu ưa acid
- Sự tổng hợp hemoglopin trong bào tương bắt đầu từ gđ nguyên hồng cầu ưa bazo và
chiếm 34% khối lượng hồng cầu trưởng thành
- Hồng cầu lưới và hồng cầu trưởng thành được tủy xương giải phóng vào máu ngoại vi
 hồng cầu lưới cần 1 – 2 ngày để phát triển thành hồng cầu. bình thường, hồng cầu
lưới tỷ lệ 1 – 2%
- Trong máu ngoại vi, hồng cầu tồn tại ~ 4 tháng  rời khỏi máu và bị các đại thực bào
của lách, gan và tủy xương thực bào và phá hủy
3. Điều hòa quá trình sản sinh hồng cầu
- Khi lượng oxi ở các mô giảm ( V máu giảm, thiếu máu, nồng độ hemoglopin giảm,
…) thì đều kích thích thận và gan sx ra Erythropoietin trong vài phút or vài h.
 Tác dụng của Erythropoietyn:

+ Tăng sự biệt hóa tb gốc đầu dòng hồng cầu thành tiền nguyên hồng cầu
+ Tăng tổng hợp Hp trong tiền nguyên hồng cầu
+ Tăng sự vận động của hồng cầu lưới ra máu ngoại vi
- 1 số hormone như testosterone, T3 và T4 (hocmon tuyến giáp), GH ( hocmon tuyến
yên)  tăng sự tổng hợp Erythropoietyn
- Vai trò của yếu tố Steel: là yếu tố tăng trưởng hiệp đồng chặt chẽ với Erythropoietyn,
giúp kích thích tủy xương tăng sinh hồng cầu chỉ với 1 lượng nhỏ erythropoietin
Câu 3:
Trình bày các kháng nguyên và kháng thể của hệ thống nhóm máu ABO?

 Kháng nguyên A, B
Nhóm máu

K.nguyên

Kháng thể

Kiểu gen

A

A

AntiB

OA, AA

B

B


AntiA

OB, BB

AB

A&B

Ko có cả 2

AB

O

Ko có cả

AntiA và

OO


A&B

AntiB

-

Cơ thể 1 người có thể có kháng nguyên A và B, hoặc chỉ mình KN A or mình KN B
or ko có cả 2 A và B


-

Các KN A, B nằm trên màng hồng cầu

-

Sự vắng mặt hay có mặt của KN A, B là do di truyền. Có 2 gen đồng dạng nằm trên
cặp NST số 9 quy định nhóm máu ABO, 2 gen đồng dạng này có thể là 1 trong 3 loại
A, B, O trên mỗi NST, gen O hầu như ko hoạt động, gen A và B hoạt động mạnh tạo
kháng nguyên trên màng hồng cầu

 Các kháng thể antiA và antiB :
-

Có 2 loại : antiA và antiB

-

Kháng thể nằm trong huyết tương

-

Sinh sản 1 cách tự nhiên

 Cơ sở phân loại nhóm máu :
-

Tên nhóm máu trùng với tên của kháng nguyên nằm trên bề mặt hồng cầu


-

Sự có mặt hay ko có mặt của các kháng nguyên A, B trên màng hồng cầu

-

Sự có hay ko có mặt của kháng thể chống A, B (antiA, antiB) trong huyết thanh

 Hệ thống nhóm máu ABO gồm 4 nhóm : A, B, AB, O

Câu 4:

Trình bày các ứng dụng lâm sàng của nhóm máu ABO?

1. Truyền máu


• Truyền cùng nhóm máu:
-

Quy tắc: “ không để cho kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong máu
người nhận”
Phải truyền cùng nhóm (máu nhóm AA, BB,…)

• Truyền máu khác nhóm:
-

Quy tắc: “ không để cho kháng nguyên người cho bị ngưng kết bởi kháng thể trong
huyết tương người nhận”  đảm bảo nguyên tắc truyền thật chậm, theo dõi cẩn thận với
lượng máu truyền không quá 250 ml

Quan điểm truyền máu hiện nay: truyền máu từng phần.căn cứ theo nhu cầu mà chỉ
truyền những thành phần trong máu thực sự cần thiết như: truyền riêng khối hồng cầu
cho bệnh nhân thiếu máu, tiểu cầu cho bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu, huyết tương
cho bệnh nhân bị bỏng nặng, 1 số yếu tố đông máu.

• Phương pháp xđ nhóm máu:
-

Phương pháp huyết thanh mẫu: trộn huyết thanh mẫu đã biết trước kháng thể với máu
người thử. Dựa vào phản ứng ngưng kết hồng cầu để xđ nhóm máu. Tên của nhóm máu
là tên của kháng nguyên trên màng hồng cầu
Phương pháp hồng cầu mẫu: trộn hồng cầu mẫu đã biết rõ kháng nguyên với huyết
tương or huyết thanh người thử. Dựa vào pứ ngưng kết hồng cầu để xđ kháng thể trong
máu  nhóm máu người thử.

• Tai biến khi truyền nhầm nhóm máu
-

-

Hiện tượng vỡ hồng cầu (vỡ ngay lập tức or sau khi bị ngưng kết). Hồng cầu vỡ sẽ giải
phóng ra Hp. Hp đc chuyển thành bilirubin  về gan  bài tiết theo mật. Nồng độ
bilirubin tăng cao sẽ gây hiện tượng vàng da.
Kẹt thận cấp: xảy ra trong vòng vài phút sau khi truyền nhầm nhóm máu và kéo dài cho
đến khi bệnh nhân chết.
 Cơ chế của kẹp thận trong truyền nhầm nhóm máu là:
+ Phản ứng giữa kháng nguyên – kháng thể của nhóm máu sẽ làm hồng cầu bị vỡ và
giải phóng những hoạt chất trung gian gây co mạch thận
+ Giảm số lượng hồng cầu lưu thông, những chất do hồng cầu vỡ giải phóng như:
histamine, bradykinin, cerotonin gây ra sốc giảm thể tích tuần hoàn, huyết áp tụt, lưu

lượng máu qua thận giảm, lượng nước tiểu giảm có khi bằng ko
+ Nồng độ Hp tự do trong máu tăng cao ( do hồng cầu vỡ ) sẽ được lọc qua màng lọc
cầu thận để vào ống thận, tại đây Hp được tái hấp thu ko hết sẽ lắng đọng trong ống
thận và gây tắc nghẽn nhiều ống thận
2 Ghép cơ quan
Nếu ghép cơ quan giữa 2 người khác nhóm máu  gây ra hiện tượng thải ghép
3 Trong sản khoa
Khi có sự ko hòa hợp giữa máu mẹ và máu con
VD: mẹ nhóm máu O có trong huyết tương kháng thể antiA và mang thai nhóm A.
các kháng thể miễn dịch anti A có thể qua đc nhau thai để vào tuần hoàn thai nhi gây
ngưng kết và vỡ hồng cầu của thai  đứa trẻ bị vàng da vài h sau khi sinh


Câu 5:

Trình bày hệ thống nhóm máu Rh và ứng dụng?

1
-

-

Hệ thông nhóm máu Rh
Sự có mặt hay vắng mặt kháng nguyên Rh là do di truyền
Hầu hết kháng nguyên Rh (C,D,E,c,d,e là các kháng nguyên yếu nên ít có ỹ nghĩa về
mặt lâm sàng từ kháng nguyên D)
Người có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là người Rh dương tính (Rh+), người
ko có kháng nguyên D trên hồng cầu là Rh âm tính (Rh-)
Kháng thể của antiD là kháng thể miễn dịch, bình thường ko có trong huyết tương của
cả người Rh+ và Rh-. Khi truyền máu Rh+ cho Rh- thì người Rh- sẽ sản xuất ra kháng

thể antiD. Nếu lần sau những người Rh- này lại nhận máu Rh+ thì các kháng thể antiD
trong cơ thể họ sẽ làm ngưng kết các hồng cầu người cho Rh+ và sẽ xảy ra pứ truyền
máu  ko đc truyền máu Rh+ cho người nhận Rh- nhưng có thể truyền ngược lại
Tỷ lệ Rh+ rất cao ( 99.92% người VN)  tai biến do ko hòa hợp của nhóm máu Rh rất
hiếm gặp
2 Ứng dụng
trong truyền máu: Rh+ cho người Rh-  sx kháng thể antiD  lần sau những người
Rh- này lại nhận máu Rh+  antiD ngưng kết hồng cầu  ko đc truyền máu Rh+ cho
người nhận Rh- nhưng có thể truyền ngược lại
trong sản khoa: mẹ Rh-, thai Rh+  tai biến khi đứa con sau cũng Rh+  sau 72h sau
sinh đứa con đầu tiên người mẹ đc tiêm antiD

Câu 6:
-

Bạch cầu là những tb có khả năng vận động. chúng di chuyển theo kiểu amip’: tb phóng
ra các tua bào tương bám vào 1 điểm nào đó rồi kéo toàn bộ tb đi theo. Bạch cầu hạt
trung tính và đại thực bào có thê vận động theo kiểu amip’ trong các mô với tốc độ 40
um trong 1’
Bạch cầu có khả năng đi qua các lỗ của thành mao mạch ( cho dù các lỗ này có kích
thước nhỏ hơn bạch cầu ) bằng quá trình xuyên mạch để vào các khoang quanh mạch
máu khi cần thiết
Bạch cầu có hiện tượng thực bào, nhận biết và tiêu diệt các vật thể lạ
Bạch cầu di chuyển theo sự hấp dẫn của các chất hóa học đgl hiện tượng hóa ứng động.
hóa ứng động phụ thuộc vào bậc thang nồng độ của chất gây hóa ứng.

-

Câu 7:
1

-

Trình bày các đặc tính của bạch cầu ?

Chức năng của các loại bạch cầu ?

Bạch cầu hạt trung tính
Tạo ra hàng rào bảo vệ đầu tiên chống lại sự xâm nhập của các VK sinh mủ. chúng có
khả năng vận động và thực bào rất mạnh. Qt thưc bào xảy ra như sau:
+ Đầu tiên tb phải lựa chọn những vật để ăn. Có 3 cách chọn vật bị thực bào
1 Nếu bề mặt của vật xù xì
2 Các vật lạ ko có vỏ bọc và tích điện mạnh
3 Nhờ hệ thống miễn dịch sx ra kháng thể, kháng thể này gắn vào màng VK  qt
opsonin hóa
+ Sau đó, bạch cầu trung tính gắn vào vật lạ rồi phóng chân giả bao vây tạo thành 1
túi kín chứa vật lạ. túi này xâm nhập vào khoang bào tương, tách khỏi màng tb, tạo
thành túi thực bào rồi trôi tự do trong bào tương


+ Các hạt lisosom và các hạt khác trong bào tương sẽ đến tiếp xúc và hòa màng với
túi thực bào rồi trút các enzyme tiêu hóa vào túi thực bào  qt tiêu hóa bắt đầu
-

Các hạt của bạch cầu trung tính cũng chứa các tách nhân giết VK, có khả năng giết hầu
hết VK ngay cả khi chúng ko bị tiêu hóa bởi các enzyme của lisosom
- Sau khi yếu tố xâm nhập và gây trấn thương đã bị kiểm soát, nhiều bạch cầu hạt trung
tính ở lại tham gia làm lành chỗ tổn thương
 Bạch cầu hạt trung tính tăng khi nhiễm khuẩn cấp, bỏng, hoại tử tổ
chức, u ác tính, chảy máu, tan máu cấp, sau cắt lách; giảm sau khi dùng
hóa chất, tia xạ, thiếu B12, a.folic, cường lách

2 Bạch cầu ưa acid
- Ít có khả năng vận động và thực bào hơn bạch cầu hạt trung tính. Bình thường, ko thực
bào VK
- Chức năng: chống ký sinh trùng và chống dị ứng. khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng, số
lượng bạch cầu ưa acid thường tăng rất cao trong cả máu ngoại vi và đặc biệt tập trung
rất nhiều trong mô bị nhiễm ký sinh trùng. Tại đây, bạch cầu ưa acid sẽ gắn vào ký sinh
trùng, rồi giải phóng nhiều chất giết ký sinh trùng như:
1 Giải phóng ra các enzyme thủy phân từ các hạt của tb
2 Giải phóng nhưng dạng oxy hoạt động
3 Giải phóng ra 1 polypeptid có thể giết ký sinh trùng
- Phân bố: tập trung trong các mô xảy ra các pứ dị ứng như các mô quanh phế quản của
người bị hen, ở da nơi có các pứ dị ứng
 Loại bạch cầu này tăng khi nhiễm ký sinh trùng, các bệnh dị ứng, 1 số u
ác tính và giảm trong trường hợp strees nặng, dùng cortinoid
3 Bạch cầu ưa base
- Giải phóng heparin vào máu – là 1 chất chống đông máu có tác dụng làm tan cục máu
đông rất nhỏ ở các mao mạch
- Có vai trò cực kì quan trọng trong 1 số pứ dị ứng vì kháng thể IgE gây pứ dị ứng rất hay
gắn vào bạch cầu ưa base
 Số lượng bạch cầu ưa base tăng trong các bệnh dị ứng
4 Bạch cầu lympho
 Bạch cầu lympho T: CD8+, CD4+
- Các receptor trên bề mặt tb thì cho phép nhận biết đc các kháng nguyên peptid. đó là các
tb có thẩm quyền miễn dịch or các tb hoạt hóa. Các lympho T hoạt hóa này đáp ứng với
kháng nguyên bằng cách tấn công trực tiếp or giải phóng limphokin hấp dẫn bạch cầu
hạt or thông qua qt phân bào tạo ra những dòng lympho đáp ứng với sự hoạt hóa kháng
nguyên
- Vai trò : quan trọng trong hoạt động chức năng của lympho B
 Chức năng đáp ứng miễn dịch của lympo T đc gọi là miễn dịch qua
trung gian tb

VD : người bị AIDS có số lượng lympho T ( CD4+ rất giảm )
 Bạch cầu lympho B :
- 1 số lympho B đc đặc hiệu hóa để nhận biết kháng nguyên nếu sau đó kháng nguyên
này lại xâm nhập cơ thể 1 lần nữa đgl tb nhớ
- Lympho B có thể sống nhiều năm và thực hiện chức năng miễn dịch dịch thể của cơ thể
 Số lượng các bạch cầu lympho nói chung tăng trong 1 số bệnh nhiễm khuẩn, nội tiết và
giảm trong hội chứng suy giảm miễn dịch, suy tủy or do dùng các thuốc ức chế miễn dịch
5 Bạch cầu mono
- Có khả năng vận động và thực bào rất mạnh


-

Vai trò : quan trọng trong sự khởi động quá trình sx kháng thể của bạch cầu lympho B
 bạch cầu mono tăng trong nhiễm khuẩn mạn, các bệnh u ác tính. Giảm trong trương
hợp strees nặng, dùng corticoid, leukenia, dùng các thuốc ức chế miễn dịch và hóa chất

Câu 8 :

Sự khác nhau giữa chức năng thực bào của bạch cầu mono và bạch cầu

trung tính ?
Câu 9:
-

-

Bạch cầu có nguồn gốc từ tb gốc sinh máu vạn năng trong tủy xương. Các tb gốc sinh
máu vạn năng phát triển thành những tb tiền thân dòng lympho và các tb tiền thân dòng
tủy

Các tb tiền thân dòng lympho  tiền lympho B và T, hầu hết bạch cầu lympho rời khỏi
tủy xương trước khi chin. Lympho T trưởng thành trong tuyến ức, lympho B phát triển
và trưởng thành trong các mô bạch huyết ở ruột, lách và tủy xương. Sự tạo thành
lympho đc điều hòa bởi các lymphokin
Những tb tiền thân sẽ tăng sinh và biệt hóa để tạo ra bạch cầu hạt trung tính, bạch cầu
hạt ưa acid, ưa base, bạch cầu mono
Các bạch cầu hạt và bạch cầu mono phát triển và trưởng thành trong tủy xương. Qt sinh
bạch cầu hạt đc kích thích bởi yếu tố gây tăng bạch cầu. nhiều chất hóa học khác đc giải
phóng vào máu khi mô bị tổn thương cũng kích thích qt sinh bạch cầu
Sự sinh bạch cầu hạt, bạch cầu mono đc điều hòa bởi glycopr do nhiều loại tb bên trong
và bên ngoài tủy xương bài tiết

Câu 10:
-

-

Trình bày quá trình sinh bạch cầu ?

Trình bày những đặc tính của tiểu cầu ?

a Khả năng hấp phụ và vận chuyển các chất
Trong qt tiếp xúc, tiểu cầu có khả năng hấp phụ các chất trong huyết tương và các tb của
tổ chức khác  1 lớp khí quyển quanh tiểu cầu  các chất thiết yếu cho qt cầm máu và
đông máu thì được lưu hành đến nơi cần thiết để thực hiện nhiệm vụ
VD: tiểu cầu có khả năng adrenalin…
b Khả năng kết dính
Tiểu cầu có khả năng dàn ra và dính vào 1 số bề mặt như ống nghiệm, bi thủy tinh,
collagen,… do lực hút tĩnh điện giữa tiểu cầu và cơ chất
Hiện tượng dính của tiểu cầu còn có sự tham gia của 1 số yếu tố: Ca, huyết tương,…

Hiện tượng dính tăng lên sau mổ, sau đẻ, sau 1 sự phá hủy tổ chức
1 số chất ức chế sự dính bám tiểu cầu : cocain, quynin, aspirin,…
c Khả năng ngưng tập của tiểu cầu
Tiểu cầu có khả năng kết dính lẫn nhau  kết tụ tiểu cầu  ht ngưng tập tiểu cầu
Nhiều chất có khả năng ngưng tập tiểu cầu : ADP, thrombin, adrenalin, collagen,…
1 số chất gây ức chế ngưng tập tiểu cầu : aspirin, FDP, AMP, adenocin,…
d Khả năng thay đổi hình dạng và giải phóng của tiểu cầu
Sau khi bị ngưng tập  xảy ra 1 loạt các biến đổi, đó là qt thay đổi hình dạng và giải
phóng của tiểu cầu :
(1) tiểu cầu phồng to lên, trải rộng ra, kết dính, ngưng tập, hình thành chân giả, mất
hạt, co lại,…
2 sau đó, tiểu cầu co rút, giải phóng ra 1 loạt các yếu tố serotonin, aderenalin,
histamine,…


 có ý nghĩa quan trọng trong việc tham gia tạo thành đinh cầm máu khi
mạch máu có tổn thương

Câu 11:
-

Bảo vệ thành mạch: cơ chế để tiểu cầu củng cố thành mạch là do tiểu cầu có khả năng
làm non hóa các tb nội màng và củng cố màng của nội mạc qua vai trò của yếu tố tăng
trưởng tb nội mạc nguồn gốc từ tiểu cầu
Tham gia vào qt cầm máu: nhờ có khả năng dính, ngưng tập và giải phóng các chất mà
tiểu cầu đã tham gia rất tích cực vào qt cầm máu
Tham gia vào qt đông máu: sau khi tiếp xúc với collagen, bên cạnh việc dính, ngưng
tập,…để khởi động qt cầm máu, có 1 qt hoạt hóa ngay tại màng tiểu cầu để chuyển yếu
tố XI thành XIh. sau khi có hiện tượng thay đổi hình dạng thì tiểu cầu giải phóng ra 3
yếu tố tiểu cầu có vai trò rất quan trọng trong việc tạo phức hợp IXh, VIIIh, Ca++ trong qt

đông máu

Câu 12:
-

-

Chức năng của tiểu cầu ?

Nêu định nghĩa cầm máu và các giai đoạn của qt cầm máu?

1 Định nghĩa:
Là 1 qt diễn ra nhằm hạn chế or ngăn cản máu chảy ra khỏi mạch khi thành mạch bị tổn
thương.
2 Các giai đoạn
Co mạch tại chỗ:
• Sau khi thành mạch bị tổn thương, mạch máu sẽ co lại để hạn chế lượng máu
thoát ra ngoài. Co mạch còn có tác dụng làm tốc độ lưu chuyển máu chậm lại,
tạo đk cho việc hình thành nút tiểu cầu và cục máu đông
 Cơ chế: + những xung động đau từ nơi mạch bị tổn thương sẽ hoạt hóa
thần kinh giao cảm gây phản xạ co mạch
+ xuất hiện điện thế hoạt động tại vị trí tổn thương, lan truyền dọc theo thành
mạch gây co mạch
+ serotonin và thromboxanA2 đc bài tiết từ tiểu cầu gây tác dụng co mạch
• Tổn thương càng lớn thì mức độ co mạch càng mạnh. Co mạch có thể kéo dài
hàng phút, giờ  tiểu cầu kết dính và kết tụ vào nơi bị thương
Tạo nút tiểu cầu:
• Bình thường tb nội mô thành mạch máu bài tiết prostaxyclin có tác dụng ức chế
kết dính tiểu cầu
• Khi thành mạch bị tổn thương sẽ làm rách lớp nội mô, để lộ lớp collagen tích

điện + ở dưới  tiểu cầu có thể kết dính với thành mạch bị tổn thương do tích
điện – và có receptor với collagen
• Tb nội mô bị tổn thương còn giải phóng ra yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, yếu tố von
winebrand cần cho sự kết dính tiểu cầu
• Khi tiểu cầu đc hoạt hóa, bề mặt trở nên xù xì đồng thời bài tiết yếu tố hoạt hóa
tiểu cầu, ADP và thromboxanA2  làm các tiểu cầu khác lưu động trong máu
kết tụ vs tiểu cầu vừa bị kết dính  tiểu cầu mới kết tụ tiếp tục đc hoạt hóa 


-

-

-

tạo thành nút tiểu cầu  có thể sơ bộ bịt kín tổn thương làm cho máu ngừng
chảy
• Thời gian máu chảy bt ~ 2 – 4’
• Tiểu cầu giảm  tg máu chảy kéo dài (>6’), xuất hiện nhiều nốt xuất huyết dưới
da mà niêm mạc, dễ bị chảy máu khi sang chấn nhẹ
• Số lượng tiểu cầu < 50g/l  chảy máu nặng, <10g/l  chết vì k cầm đc máu
Tạo cục máu đông: đông máu là quá trình máu chuyển từ thể lỏng thành thể đặc, do sự
chuyển fibrinogen  fibrin ko hòa tan và các sợi fibrin này sẽ trùng hợp tạo ra mạng
lưới fibrin giam giữ các thành phần của máu và máu đông lại.
 Các yếu tố đông máu:
Hầu hết các yếu tố đông máu có trong huyết tương dưới dạng tiềm chất ko hoạt động.
Khi được hoạt hóa nó sẽ đóng vai trò của 1 enzym xúc tác cho sự hoạt hóa của các yếu
tố đông máu khác làm cho các pứ của đông máu xảy ra theo kiểu dây chuyền cho đến
khi mạng lưới fibrin đc tạo ra.
Có 13 yếu tố tham gia hình thành cục máu đông.

 Các giai đoạn của quá trình đông máu :
Thời gian đông máu ở người VN bình thường ~ 6 – 9 phút 30 giây, gồm 3 giai đoạn:
Phức hợp prothrombinase ( gđ 1)
Prothrombin

thrombin ( gđ 2)

Fibrinogen
fibrin ( gđ 3)
• Giai đoạn 1 : phức tạp, diễn ra lâu nhất trong quá trình đông máu, xảy ra theo 2 con
đường: nội sinh và ngoại sinh
• Giai đoạn 2:
- Protrombin là 1 globulin huyết do gan sản xuất, là tiền chất ko hoạt động của trombin
- Protrombinase: ion calci sẽ chuyển protrombin thành trombin. Lúc đầu sự chuyển này xảy
ra rất chậm để tạo 1 lượng trombin cần cho máu đông, sau đó trombin sẽ làm tăng quá
trình tạo ra nó bằng cách hoạt hóa yếu tố V và VIII
o V thuộc phức hợp protrombinase
o VIII thuộc phức hợp hoạt hóa yếu tố X và còn giúp ổn định mạng lưới
fibrin
• Giai đoạn 3:
- Fibrinogen là protein huyết do gan sản xuất. Trombin chuyển nó thành fibrin đơn phân.
Sau đó fibrin đơn phân trùng hợp thành mạng fibrin
- Trombin còn hoạt hóa yếu tố V và VIII….
 Mối liên hệ giữa đông máu nội sinh và đông máu ngoại sinh:
- Khi tổn thương mạch máu  khởi động đồng thời cả 2 con đường đông máu : con đường
ngoại sinh là yếu tố III của mô , con đường nội sinh là yếu tố XII hoạt hóa
- Mối liên hệ giữa 2 con đường thể hiện ở tác dụng trombin làm hoạt hóa các yếu tố trong cơ
chế nội sinh. Trombin hoạt hóa VIII và cũng tác dụng trực tiếp lên tiểu cầu làm tiểu cầu kết
tụ và giải phóng các hạt chứa chất chống đông chưa hoạt động. Như vậy sự khởi động đông
máu ngoại sinh cũng gây hoạt hóa đông máu nội sinh .



- Khi máu cho vào ống nghiệm thì chỉ có đông máu nội sinh (yếu tố XII và tiểu cầu hoạt hóa
khi tiếp xúc thành ống nghiệm). Tráng thành ống = silicon thời gian đông máu sẽ dài hàng
giờ
- Đông máu trong lòng mạch là đôi khi do 1 số yếu tố hoạt hóa con đường nội sinh như :
phức hợp KN-KT, 1 số thuốc
 Sự khác nhau giữa con đường nội sinh và ngoại sinh là : con đường ngoại sinh 1 khi phát
động sẽ mang tính bùng nổ, tốc độ của phản ứng đông máu chỉ bị giới hạn bởi lượng
tromboplastin của mô do các mô tổn thương giải phóng và bởi số lượng của yếu tố X, VII, V
trong máu. Chấn thương nặng  đông máu chỉ trong vòng 15s, trong khi con đường nội sinh
mất1-6’

-

Co cục máu đông và tan cục máu đông:
 Co cục máu đông:
• Sau khi máu đông ~1 – 2h, cục máu đông co lại và giải phóng ra toàn bộ dịch của
nó gọi là huyết thanh  làm mép vết thương khép lại gần nhau hơn để tạo đk cho
sự hóa sẹo
 Cơ chế: thrombosthenin, actin, myosin trong tiểu cầu có tác dụng làm tiểu cầu co lại. các pr
này sẽ kéo những gai tiểu cầu đang gắn vào fibrin khiến cho cục máu đông bị ép lại. sự co
cục máu đông đc hoạt hóa bởi thrombin và ion Ca2+
 Tan cục máu đông. Vai trò của plasmin:
• Là hiện tượng cục máu đông tan ra dưới tác dụng của plasmin đc hoạt hóa từ
plasminogen
• Plasmin là 1 enzym có khả năng phân hủy fibrin mạnh, do đó làm tan cục máu
đông
• Những yếu tố có thể hoạt hóa plasminogen là : tPA, urokinace, thrombin, yếu tố
XII hoạt hóa, streptokinace, enzym của lysosom.

 Tan cục máu đông là 1 trong những cơ chế chống đông của chính cơ thể khi có xuất hiện
cục máu đông để ngăn ngừa tắc mạch và tạo điều kiện cho quá trình liền sẹo.
4 DỊCH TẾ BÀO
• Huyết tương
- Nằm trong hệ thống mạch máu, là phần dịch lỏng của máu
- Thành phần và chức năng:
Thành phần
Nước
Pr
Albumin
Globulin
Fibrinogen
Chất hòa tan Na, K, Ca, Mg, Cl,
HCO3, HPO4, SO4.

Chức năng
Dung môi hòa tan, tạo điều kiện cho các hoạt
động hấp thu, vận chuyển và điều nhiệt
Tạo áp suất keo, duy trì cân bằng giữa máu và
mô, điều hòa thể tích máu
Tạo áp suất keo, vận chuyển 1 số hormone
steroid và a.béo
Bảo vệ cơ thể, vận chuyển Fe, lipid, vitamin tan
trong lipid
Do gan sx, hình thành cục máu đông
Tạo điện thế màng, duy trì áp lực thẩm thấu,
điều hòa thể tích dịch cơ thể, CB A-B, đông máu


Các aa, glucose, acid béo, vitamin,

muối khoáng
Chất khí
Hormon, vitamin (coenzyme)
Ure, acid uric, creatinine
Bilirubin, ammonia…


Cung cấp chất dinh dưỡng cho tb, tạo hình, dự
trữ năng lượng và tạo máu
Vận chuyển chủ yếu là CO2 và 1 ít O2
Điều hòa chuyển hóa, tăng trưởng và phát triển
cơ thể
Vận chuyển đến cơ quan bài tiết ra ngoài cơ thể

Dịch kẽ
Nằm trong khoảng kẽ của các tb
Thể tích và thành phần của dịch kẽ phụ thuộc quá trình tđc qua thành mao mạch của
huyết tương và dịch kẽ. các lực tác động chính lên thành mao mạch là:
• Áp suất thủy tĩnh: đẩy nước và chất vào khoảng kẽ, ở đầu tiển động mạch là 30
mmHg, đầu tiểu tĩnh mạch là 10 mmHg
• Áp suất âm dịch kẽ -3 mmHg. Kéo dịch từ mao mạch vào dịch kẽ
• Áp suất keo của huyết tương 28mmHg. Kéo dịch từ khoảng kẽ vào mao mạch
• Áp suất keo dịch kẽ 8mmHg. Kéo dịch từ mao mạch vào khoảng kẽ
 Dịch kẽ có áp suất lọc là 41 – 28 = 13
Dịch kẽ tái hấp thu là 28 – 21 = 7
 Như vậy, theo lý thuyết dịch kẽ quay trở lại mao mạch sẽ ít hơn từ lòng mạch đi vào
khoang kẽ nhưng do số lượng nhiều và tính thấm cao nên 9/10 lượng dịch trở lại mao
mạch, 1/10 trở về hệ thống bạch mạch
 Chức năng của dịch kẽ là mt cho sự tđc giữa tb và máu
• Dịch bạch huyết

- Là dịch kẽ chảy vào hệ thống bạch mạch. Hệ thống bạch mạch bao gồm mao mạch bạch
huyết, tĩnh mạch bạch huyết, ống bạch huyết phải và ống ngực
- Cấu tạo: đặc biệt ở giữa chỗ nối 2 tb nội mô liền kề nhau, cạnh của tb nội mô này
thường trùm lên cạnh tb nội mô kia tạo ra 1 van nhỏ mở về pía trong mao mạch bạch
huyết. van chỉ cho dịch đi qua 1 chiều
- Thành phần dịch bạch huyết tương tự tp dịch kẽ. tuy nhiên 1 số nơi có nồng độ pr cao
hơn như gan, ruột, ống ngực
- Chức năng:
+ bổ trợ đưa trở lại hệ thống tuần hoàn 1 lượng pr lớn và 1 lượng dịch kẽ từ các
khoảng kẽ
+ hấp thụ chất dinh dưỡng từ ống tiêu hóa như lipid, vitamin,…
+ vận chuyển các yếu tố bảo vệ cơ thể như lymphoB, T và các sản phẩm do tb bài tiết
để tiêu diệt VK
• Dịch tủy não
- Chắc k thi 
-


CHƯƠNG 4: GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN
 Mục tiêu:
-

Trình bày được cấu tạo của tim, các mạch máu và các vòng tuần hoàn
Tính chất sinh lý của tim, chu kỳ hoạt động của tim, lưu lượng tim, điều hòa hoạt động
của tim bằng cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch
Tính chất sinh lý của động mạch, huyết áp động mạch, các yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp
động mạch, điều hòa tuần hoàn động mạch bằng cơ chế thần kinh và cơ thể dịch
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuần hoàn tĩnh mạch và sinh lý tuần hoàn tĩnh mạch
Quá trình trao đổi chất ở mao mạch và điều hòa tuần hoàn mao mạch


A GIẢI PHẪU – SINH LÝ TIM
Câu 1: Trình bày cấu tạ của tim?
1

Hình thể ngoài của tim
Tim hình tháp ba mặt, 1 đáy, 1 đỉnh
- Đỉnh tim nằm chếch sáng trái, xuống dưới, trước ngay thành ngực (cách xác định: kẻ 1 đường
nằm giữa xương đòn trái và khoang liên sườn IV – V giao nhau tại đỉnh tim)
- Đáy tim nằm phía trên, quay ra phía sau ứng với mặt sau của 2 tâm nhĩ. Giữa 2 tâm nhĩ có
một rãnh dọc gọi là rãnh gian nhĩ:
+ bên phải rãnh là tâm nhĩ phải – nơi tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đổ vào
+ bên trái rãnh là tâm nhĩ trái hoàn toàn quay ra phía sau, nơi tĩnh mạch phải đổ vào
- 3 mặt của tim:
+ mặt trước (ức sườn)
+ mặt dưới (mặt hoành) liên quan tới cơ hoành và qua cơ hoành liên quan tới thùy trái của
gan và đáy của dạ dày
+ mặt phổi (mặt trái) liên quan với phổi và màng phổi trái
2 Hình thể trong của tim
Tim chia thành 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất
- 2 tâm nhĩ nằm ở phần đáy tim phía sau, được ngăn cách với nhau bởi vách gian nhĩ. Tâm nhĩ
đều có thành mỏng, thông với tâm thất, đều có tĩnh mạch đổ vào
+ tâm nhĩ phải: nhận máu từ 2 tĩnh mạch chủ trên và chủ dưới và từ xoang tĩnh mạch vành.
Thông với tâm thất bởi 3 van lá
+ tâm nhĩ trái: nhận máu từ 4 tĩnh mạch phổi. Thông với tâm thất trái bởi van 2 lá
- 2 tâm thất ngăn với nhau bởi vách gian thất. vách còn có 1 phần rất mỏng ở gần các lỗ nhĩ
thất gọi là phần màng, phần lớn còn lại là phần cơ. Tâm thất có thành dày nhất là tâm thất trái
để làm nhiệm vụ co bóp
+ tâm thất phải: hình tháp 3 mặt (trước, sau, trong), đáy quay ra phía sau và đính ở phía trước,
thể tích nhỏ hơn và thành mỏng hơn, có chức năng đẩy máu từ tâm thất phải vào động mạch
phổi

+ tâm thất trái: có thành dày, hình nón dẹt
 Nhờ các van giữa tâm nhĩ và tâm thất, giữa tâm thất và động mạch nên máu lưu thông 1 chiều
3 Thành tim
- Ngoại tâm mạc: túi kín gồm 2 bao:
• Bao sợi bao bọc phía ngoài tim, có thớ sợi dính vào cơ quan lân cận
• Bao thanh mạc: lá thành ở ngoài và lá tạng ở trong. Giữa 2 lá có 1 xoang ảo chứa dịch
làm cho tim co bóp nhịp nhàng hơn
- Cơ tim:
• loại cơ vân đặc biệt. có cấu tạo giống cơ vân, khác ở chỗ sợi cơ tim có cấu tạo phức tạp,
bên trong tb có nhiều nhân, bên ngoài mỗi sợi có màng riêng bao bọc, dọc 2 bên của


4
-

5

-


-

mỗi sợi kề nhau màng hòa nhau 1 đoạn làm thành 1 cầu lan truyền xung động từ sợi này
sang sợi khác như là 1 tb khổng lồ.
• phần lớn các sợi cơ tim là các sợi co rút, 1 phần nhỏ là các sợi cơ kém đặc hóa mang tính
chất thần kinh đgl “hệ dẫn truyền của tim”  cơ tim co bóp nhanh, nhịp nhàng và tự
động, ko bao h trở nên co cứng
Nội tâm mạc (màng trong tim): mỏng, phủ và dính chặt lên tất cả mặt trong các buồng tim và
liên kết với nội tâm mặc của các mạch máu về tim
Hệ thống dẫn truyền tim

Là hệ thống sợi đặc biệt gồm các sợi cơ kém biệt hóa nằm lẫn bên trong các sợi co rút, giữa
mối liên hệ về giải phẫu và chức năng của tâm nhĩ và tâm thất. Bao gồm:
• Nút xoang nhĩ nằm trong thành của cơ tâm nhĩ phải, ở miệng lỗ tĩnh mạch chủ trên đổ
vào tâm nhĩ phải
• Nút nhĩ thất nằm dưới lớp nội tâm mạc của tâm nhĩ phải, phía cuối vách liên nhĩ
• Bó His tách ra từ nút nhĩ thất, nằm ở mặt phải của nhánh nhĩ thất, đi dọc vách liên thất
hết phần màng của vách liên thất thì chia làm 2 trụ là trụ phải – phân nhánh trong thành
tâm thất phải và trụ trái – phân nhánh trong thành tâm thất trái, phần cuối cùng tỏa ra
nhiều nhánh nằm dưới lớp nội tâm mạc đgl mạng lưới purkinje
Mạch và thần kinh tim
Động mạch nuôi tim
Tim được nuôi dưỡng bởi động mạch vành phải và trái:
• Động mạch vành phải được tách ra từ cung động mạch chủ, chia nhiều nhánh nuôi tim
• Động mạch vành trái cũng tách ra từ cung động mạch chủ, chui qua mặt trước của tim
rồi chia thành 2 nhánh: nhánh gian thất trước nối với động mạch vành phải, nhánh này
đi trong rãnh gian thất trước và phân nhánh vào thành của cả 2 tâm thất; nhánh mũ có
thể nối or k nối với động mạch vành phải, cấp máu cho tâm nhĩ trái và tâm thất trái
Thần kinh tim
Tim được chi phối bởi:
Hệ thống dẫn truyền của tim
Hệ thần kinh tự chủ gồm các sợi giao cảm từ các hạch cổ, các hạch ngực trên và các sợi đối
giao cảm (dây thần kinh X)
Câu 2: Trình bày tính chất sinh lý của cơ tim?

1
-

Tính hung phấn của tim
Là khả năng đáp ứng với kích thích của cơ tim
Tuân theo định luật “ ko or tất cả “. Khi kích thích chưa tới ngưỡng thi tim chưa co, khi kích

thích tới ngưỡng thì tim co với giá trị biên độ tối đa và giữ ở mức này ngay cả khi cường độ
kích thích cao hơn nữa
Sự biến đổi tính hung phấn của cơ tim biểu hiện ở sự biến đổi điện thế màng tb và khả năng
hung phấn của cơ tim
+ khả năng hưng phấn của cơ tim : tuân theo định luật “ko or tất cả”. Tuy nhiên, phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác như nhiệt độ, sức căng của cơ tim và chuyển hóa của tb cơ tim
+ sự biến đổi của điện thế màng:
• Khi chưa hưng phấn, màng tb ở trạng thái phân cực, trong âm ngoài dương
• Khi hưng phấn: màng tb nhanh chóng bị khử cực, ion Na vào trong tb làm mặt trong
dương mặt ngoài âm. Diễn ra trong 1 – 2 ms. Điện thế này duy trì trong 0.2 – 0.3s,
sau đó đột ngột kết thúc và chuyển sang giai đoạn tái cực. Điện thế màng trở về trạng
thái ban đầu


2
-

Tính dẫn truyền của cơ tim
Là khả năng dẫn truyền xung động của sợi cơ tim và của hệ tự động
Từ nút xoang, xung động dẫn truyền đến cơ nhĩ theo kiểu nan hoa với tốc độ 1m/s. Nhĩ phải
co trước nhĩ trái 0.2s
- Hưng phấn từ tâm nhĩ truyền xuống nút nhĩ thất mất khoảng 0.012 – 0.013s với v=0.1 –
0.2m/s. Xung động đc giữu lại ở nút nhĩ thất 0.09 – 0.1s. Đây là thời gian nút nhĩ thất khử
cực
- Tới bó His, v=2m/s. Ở các nhánh: đầu là 3 – 4m/s, cuối là 4 – 5m/s
- Tới bó lưới purkinje có v=5m/s
 Tim hoạt động vừa nhịp nhàng vừa đồng thời
- Trường hợp khi xung động bị tắc nghẽn lại trong hệ thống tự động thì xuất hiện hiện tượng
phong bế: phong bế từng phần và phong bế hoàn toàn
3. Tính trơ có chu kì của tim

- Giai đoạn trơ tuyệt đối: kéo dài 0.27s. Khi tim đang co thì tim ko đáp ứng với bất kì
kích thích nào từ bên ngoài cũng như từ nút xoang đi tới
- Giai đoạn trơ tương đối: kéo dài 0.03s. Cơ tim chỉ có thể đáp ứng với những kích thích
với cường độ cao hơn ngưỡng
- Giai đoạn hưng vượng: kéo dài 0.03s. Trong gđ này, khả năng hưng phấn của tb cơ tim
tăng hơn bình thường, vì vậy kích thích dưới ngưỡng cũng có thể gây đáp ứng, tuy nhiên gđ
này diễn ra rất ngắn
- Giai đoạn phục hồi hoàn toàn: sai tái cực thì màng tb trở lại phân cực. Khả năng hưng
phấn của tb về mức ban đầu
4. Tính nhịp điệu của tim
- Hệ thống tự động sẽ tác động đến cơ tim ( dẫn truyền xung động ) làm cho tim đập chậm có
tần số: co rồi giãn (1 lần đập ) rồi co lại giãn,…đgl tính nhịp điệu của tim
* Cơ chế của tính tự động: điện thế nghỉ của nút xoang là -60mV, cao hơn sợi cơ thất là -90mV.
Sau lần tim đập, ion Na bị rò rĩ vào trong nút xoang từ -60mV thành -40mV, mức ngưỡng tạo
điện thế hoạt động. Do sự rò rỉ ion Na vào sợi nút xoang làm nút này tự nhiên hưng phấn và
hưng phấn theo nhịp điệu đều đặn
- Nút nhĩ thất phát xung động với nhịp điệu riêng, khoảng 40 – 60 nhịp/phút
- Bó His phát xung động 30 – 40 nhịp/phút. Khi cả 2 nhánh bó His bị tổn thương. Tim đập
theo mạng lưới Purkinje phát ra.
Câu 3: Chu kỳ hoạt động của tim?
1
-

-

-

Thì tâm thu
Tâm nhĩ thu: kéo dài ~ 0.1s. Do sự lan tỏa sóng điện thế dẫn nhịp từ nút xoang ra toàn bộ tâm
nhĩ. Tâm nhĩ co. Nhĩ phải co trước nhĩ trái 0.02 – 0.03s. Khi nhĩ thu, áp lực trong tâm nhĩ

tăng cao hơn áp lực trong tâm thất làm cho van nhĩ thất mở rộng để đẩy hết ¼ lượng máu còn
lại ở nhĩ xuống thất ¾ lực hút của thất
Tâm thất thu: kéo dài ~0.3s. Do sóng điện thế lan khắp thất. Thất thu làm áp suất tăng vọt
gồm 2 thời kì:
+ tăng áp: kéo dài 0.08s. Ban đầu áp suất thất > nhĩ làm đống van nhĩ thất nhưng chưa cao
hơn áp suất động mạch nên van tổ chim chưa mở, thời kì này 0.02 – 0.03s, máu ko thoát
được, thất co mà V ko thay đổi đgl co đẳng tích. Cuối thời kì này, áp suất tâm thất tăng cao
làm mở van bán nguyệt
+ tổng máu: 0.25 – 0.3s
Tống máu nhanh 0.012s, 4/5 lượng máu chuyển vào động mạch
Tống máu chậm 0.13s, 1/5 lượng máu còn lại vào động mạch


2

-

-

-

Thì tâm trương
Dài 0.4s, là gđ cả nhĩ và thất đều nghỉ, ko có sóng điện thế nào co cơ. Bắt đầu lúc đóng van
động mạch và kết thúc khi nhĩ bắt đầu co. Thất bắt đầu giãn trong khi nhĩ đang giãn. Áp suất
ở thất giảm thấp hơn ở động mạch, do đó làm đóng van tổ chim. Gđ này gồm 2 thời kì:
Giãn đẳng tích: thất giãn nhưng V ko đổi, áp lực tâm thất giảm làm đóng van tổ chim. Cuối
thời kì giãn đẳng tích, áp suất thất giảm hơn áp suất nhĩ. Trong khi đó, ngày khi tâm nhĩ bắt
đầu giãn, máu từ các tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ, làm áp suất nhĩ tăng dần, kết quả là làm van
nhĩ thất hé mở, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất và giai đoạn đầy máu bắt đầu
Thời kỳ đầy máu nhanh: ~0.09s, màu từ tâm nhĩ chả xuống tâm thất

Thời kỳ đầy máu chậm: ~0.16s, cuối thời kỳ này ¾ lượng máu từ tâm nhĩ đã xuống tâm thất
Câu 4: Lưu lượng tim?
Lưu lượng của tim là lượng máu tim bơm vào động mạch trong 1’  thể tích/phút. Lúc nghỉ
ngơi, lưu lượng tim bình thường là 5l/phút. Khi hoạt động, lưu lượng tim sẽ tăng, tùy mức độ
hoạt động của cơ thể, lưu lượng tim có thể tăng 4 – 5 lần lúc bình thường ( có thể đến
25l/phút )
Q = Qs * fc ( fc: tần số tim, Qs: thể tích tâm thu )
Q = 70ml * 70ml = 4900ml ~ 5l/phút
Thể tích tâm thu: là lượng máu 1 tâm thất đẩy ra khỏi tim trong 1 lần thất thu ( còn đgl 1 nhát
bóp ). Thường lúc nghỉ ngơi V tâm thu là 70ml, V máu trước khi tâm thu ~ 110ml (V cuối
tâm trương). Sau tâm thất thu lượng máu còn lại ~ 40ml (V cuối tâm thu)  hiệu 2 đại lượng
trên đgl V tâm thu 110 – 40 = 70ml. Tỷ lệ % giữa V tâm thu với V cuối tâm tâm trương đgl
phân số tống máu: bình thường ~60%, khi vận cơ mạnh sẽ tăng cao ( V có thể lên tới ~ 150 –
180ml), khi suy tim thì sẽ giảm thấp.
Câu 5: Điều hòa hoạt động của tim?
Điều hòa do các yếu tố bên ngoài tim

1
-

-

Cơ chế thần kinh
Hệ thần kinh thực vật gồm hệ phó giao cảm và hệ giao cảm
+ Hệ phó giao cảm: các sợi phó giao cảm đi tới tim ức chế nút xoang, nút nhĩ thất, do đó khi
hệ phó giao cảm bị kích thích sẽ có biểu hiện:
• Nhịp tim giảm
• Lực co bóp của tim giảm
• Tốc độ dẫn truyền xung động trong tim giảm
• Trương lực cơ tim giảm

• Tính hưng phấn giảm
+ Hệ giao cảm: khi kích thích các sợi giao cảm chi phối hoạt động của tim sẽ làm tăng tần số
tim, tăng lực co, tăng tốc độ dẫn truyền, tăng trương lực cơ tim và tăng hưng phấn
 Cơ chế tác động của hệ thần kinh thực vật : những sợi thần kinh thực vật tác dụng lên tim
ko phải trực tiếp mà thông qua các chất trung gian hóa học do các đầu mút của sợi sau hạch
tiết ra. Hệ phó giao cảm là acetylcholin, hệ giao cảm là noradrenalin
Vai trò của 1 số phản xạ điều hòa tim:
+ Phản xạ giảm áp: khi áp suất ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh tăng, thụ
cảm thể ở đây hưng phấn, xung động theo dây thần kinh cyon và hering đến gần trung khu
hành tủy thì chuyển sang dây X, rồi tới trung khu giảm áp nằm giữa hành tủy gây phản xạ
giảm áp, làm tim đập chậm và huyết áp giảm
+ Phản xạ tim – tim: khi máu dồn về tim nhiều làm V tăng tác động lên thụ cảm V nằm ở gốc
tĩnh mạch chủ đổ vào nhĩ phải. Luồng xung động truyền về trung khu tăng áp ở hành tủy, ức
chế dây thần kinh X, tăng trương lực của thần kinh giao cảm, tăng sức co bóp của cơ tim


+ Phản xạ mắt – tim : ép mạnh vào nhãn cầu sẽ kích thích đầu mút dây thần kinh V rồi kích
thích X, tim đập chậm lại
+ Phản xạ Gollz : đánh mạnh vào vùng thượng vị kích thích X làm tim ngừng đập. Co kéo
mạnh các tạng trong ổ bụng khi phẫu thuật or kích thích mạnh đột suất niêm mạc mũi, họng
như trong gây mê bằng ete cũng làm tim ngừng đập.
2 Cơ chế thể dịch điều hòa tim
- Ảnh hưởng của hormon : hormon tủy thượng thận và các thuốc giống giao cảm làm tăng hoạt
động của tim. Thuốc giống phó giao cảm thì ngược lại. Hormon tuyến giáp làm tim đập
nhanh hơn, cường giáp có thể bị suy tim
- Ảnh hưởng của ion : ion Ca tăng trương lực cơ tim, thiếu ion Ca làm giảm hoạt động của tim.
Ion K máu tăng sẽ làm giảm trương lực cơ tim, dẫn truyền xung động tới thất bị giảm
- Ảnh hưởng của nồng độ CO2 và O2 : nồng độ CO2 tăng, nồng độ O2 giảm thì tim đập nhanh
và ngược lại
- Ảnh hưởng của nhiệt độ cơ thể : sốt thì nhịp tim tăng và ngược lại

B GIẢI PHẪU – SINH LÝ ĐỘNG MẠCH
Câu 1: Cấu tạo : 3 lớp
-

Lớp ngoài hợp thành bởi mô liên kết – sợi chun, chứa nhiều bó sợi tạo keo chạy dọc theo
động mạch, làm cho thành động mạch dai khó bị dập

-

Lớp giữa ngăn cách với lớp ngoài bằng màng ngăn chun ngoài. Lớp giữa dày, do các sợi cơ
trơn, sợi liên kết có khả năng chun giãn theo chiều vòng và các sợi đàn hồi. Ở động mạch cơ
thì sợi cơ trơn nhiều hơn, động mạch chủ sợi đàn hồi nhiều hơn

-

Lớp giữa ngăn cách với lớp trong bằng màng ngăn chun trong. Lớp trong : nội mạc động
mạch, được tạo thành bởi lớp nội mô ở trong cùng ( liên tiếp với màng trong của cơ tim )
 tùy theo vị trí của động mạch đối với tim, chia động mạch thành 2 loại:

-

Động mạch đàn hòi : áo giữa có nhiề lá chun hướng vòng, song song với nhau và nối với
nhau bằng những lá xiên. Giữa 2 lá chun là sợi cơ trơn (động mạch cảnh, động mạch phổi,…)

-

Động mạch cơ : lớp áp giữa có thành phần cơ chiếm ưu thế, ít sợi chun. Đa số động mạch
thuộc loại này

-


Tiểu động mạch là các nhánh nhỏ nhất của động mạch, thành chủ yếu là cơ trơn.
Câu 2: Đặc tính sinh lý của thành động mạch?
1. Tính đàn hồi
- Là tính chất làm cho thành động mạch có khả năng trở về trạng thái ban đầu mỗi khi bị
biến dạng
-

Do các sợi đàn hồi quyết định

- Đóng vai trò quan trọng. Giãn ra trong thời kỳ tâm thu bởi khối lượng máu lớn từ tim đẩy
ra, tự bản thân chúng sẽ co lại trong thời kỳ tâm trương
- Điều hòa lưu lượng máu và làm cho đường kính của mạch máu thích ứng với những thay
đổi của khối lượng máu trong mọi khu vực
-

Thay đổi theo tuổi, tuổi càng cao tính đàn hồi càng giảm


2. Tính co thắt
- Là do các sợi cơ trơn của thành động mạch co lại dưới ảnh hưởng của thần kinh, làm cho
lòng mạch hẹp đi, giảm lượng máu đi qua. Tính chất này làm cho động mạch thay đổi thiết
diện hòa lượng máu đến các cơ quan và điều hòa huyết áp. Tính co thắt cao ở những động
mạch nhỏ vì thành có nhiều sợi cơ trơn.
Câu 3: Huyết áp động mạch và các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp động mạch?

 Huyết áp động mạch là sự chênh lệch áp suất giữa 2 đầu đoạn mạch
1
2
-


3
-

4
-



-

Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu)
Đ/n : là trị số huyết áp động mạch lúc cao nhất trong chu kỳ tim, ứng với lúc tâm thu, nó
phục thuộc vào lực co bóp của tim và V tâm thu
Ý nghĩa: phản ánh lực co của tâm thất là chính
Ở người VN trưởng thành, HATĐ bình thường là 110 mmHg, đc giới hạn 90 – 140 mmHg,
huyết áp tối đa <90 mmHg  huyết áp thấp, >140 mmHg  huyết áp cao
Huyết áp tối thiểu ( HA tâm trương )
Đ/n : là trị số huyết áp thấp nhất trong thời kỳ tâm trương
Ý nghĩa : phản ánh trạng thái trương lực của thành mạch
HATT bình thường là 70 mmHg, đc giới hạn 50 – 90 mmHg, <50 mmHg  huyết áp tối
thiểu thấp, >90 mmHg  huyết áp tối thiểu tăng
 Nếu cả huyết áp tâm thu và tâm trương cùng cao thì gánh nặng cho tim rất lớn, vì suốt
thời gian tâm thất co bóp đều phải vượt qua mức cao của huyết áp tâm trương đó thì mới có
hiệu lực bơm máu đc, nên tâm thất dễ bị phù đại và dễ đi đến suy tim
Huyết áp hiệu số
Đ/n : là độ chênh lệch giữa HATĐ và HATT
Ý nghĩa : phản ánh hiệu lực 1 lần tống máu của tim, đây là điều kiện cho máu tuần hoàn được
trong động mạch
HAHS bình thường là 40 mmHg. Khi vận cơ, HAHS tăng cao ( có thể 70 – 80 mmHg ) để

đưa nhiều máu đến cơ, nhưng khi nghỉ ngơi mà HAHS vẫn cao  hiện tượng tim bị kích
thích, tiêu phí nhiều năng lượng. Khi HAHS giảm thấp ( ~ 20mmHg )  hiện tượng “ kẹp
huyết áp “  lực bơm máu của tim đang rất yếu có thể là do tim co bóp yếu or sức cản ngoại
vi cao, tim phải làm việc quá sức để bù trừ  suy tim
Huyết áp trung bình
Đ/n : là trị số áp suất mà nếu giữ nguyên giá trị ko đổi trong suốt thời gian 1 chu kỳ tim thì
hiệu lực bơm máu bằng đúng 1 chu kỳ hiện thực với áp suất biến động lên cao lúc tâm thu,
xuống thấp lúc tâm trương
HATB = HATT + 1/3 HAHS
Ý nghĩa : phản ánh thực chất hoạt động cơ học của tim, là lực đẩy máu qua hệ thống tuần
hoàn.
HATB thấp nhất lúc mới sinh (70 mmHg) và 110 mmHg ở người già
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Yếu tố của tim :
Lực co bóp của tim : tim đập nhanh thì V tâm thu tăng và lưu lượng tim tăng, do đó huyết áp
tăng
Nhip tim : khi tim đập chậm, V tâm thu ko tăng nên lưu lượng tim giảm và huyết áp giảm.
Khi tim đập nhanh, tuy V ko tăng, nhưng vẫn làm cho lưu lượng tim tăng vì thế huyết áp


tăng. Nhưng khi tim đập nhanh quá (>140 lần/phút), do thời gian tâm trương quá ngắn, máu
ko kịp về tim nên V tâm thu giảm nhiều, làm cho lưu lượng tim giảm và huyết áp giảm
 Yếu tố của máu :
- Độ quánh của máu tăng sẽ làm cho huyết áp tăng và ngược lại. Độ quánh tăng trong các
trường hợp mất nước : ỉa chảy, nôn,…Độ quánh của máu giảm trong các trường hợp : mất pr,

- Thể tích máu tăng sẽ làm lưu lượng tim tăng, huyết áp tăng và ngược lại
Khi mất máu, mất nước  V máu giảm và huyết áp giảm, khi truyền máu, truyền huyết thanh
thì V máu tăng và huyết áp tăng
 Yếu tố của mạch máu :

- Đường kính của mạch máu có ảnh hưởng tới huyết áp. Khi mạch máu co thì huyết áp tăng và
ngược lại
- Trương lực mạch cũng ảnh hưởng tới huyết áp. Mạch máu kém đàn hồi thì sức cản tăng và
ngược lại
 1 số yếu tố khác :
- Tuổi: càng già  huyết áp càng cao theo mức dộ xơ hóa động mạch
- Chế độ ăn : ăn nhiều protid, ăn mặn  huyết áp tăng
- Khi vận động thể lực  huyết áp tăng
Câu 4: Điều hòa tuần hoàn động mạch?
1

Cơ chế thần kinh
 Vai trò của hệ giao cảm :
- Hệ giao cảm gây co mạch : trung tâm vận mạch nằm ở 2 bên chất lưới và hành não và phần
ba lưới của cầu não. Trung tâm phát xung động xuống tủy, qua sợi giao cảm gây co mạch làm
tăng huyết áp. Sợi giao cảm đến tim cũng tác dụng tăng tần số tim, tăng trương lực cơ tim và
huyết áp tăng
- Hệ giao cảm gây giãn mạch : vận hành ở vùng dưới đồi. Khi vận cơ, hệ giao cảm giãn mạch
làm giảm trương lực mạch, tăng lưu lượng máu tới cơ.
 Vai trò của hệ phó giao cảm :
- Các sợi phó giao cảm đi trong dây VII, IX giãn mạch của các tuyến nước bọt, dây X gây giãn
mạch ở các cơ quan nội tạng
- Các sợi phó giao cảm gây giãn mạch ngoại vi nhưng co mạch não, mạch vành
- Các sợi đi trong thành phần của dây cương làm giãn mạch của tạng nằm trong hố chậu
2 Cơ chế thể dịch
 Các yếu tố co mạch :
- Adrenalin và noradrenalin : khi hệ thần kinh giao cảm bị kích thích sẽ kích thích tủy thượng
thận bài tiết adrenalin và noradrenalin  tác dụng trực tiếp gây co mạch và huyết áp tăng.
Tuy nhiên adrenalin làm co mạch dưới da nhưng làm giãn mạch vành, nào, cơ vân nên chỉ
làm tăng huyết áp tối đa. Noradrenalin làm tăng cả HATĐ và HATT

- Hệ renin – angiotensin :
- Máu đến thấn giảm  tb cạnh cầu thận tiết renin + angiotensinnogen  angiotensin I 
angiotensin II có 3 tác dụng :
• Trên mạch máu : co các tiểu động mạch nhanh và mạnh làm tăng sức cản ngoại vi và
tăng huyết áp
• Trên thận : giảm bài tiết xuất muối nước, tăng V dịch ngoại bào, có tác dụng làm huyết
áp tăng dần. Kích thích trực tiếp lên ống thận làm tăng tái hấp thu Na+
• Kích thích lớp cầu vỏ thượng thận tăng bài tiết aldosteron gây giữ muối và nước
 Tóm lại: hệ renin – angiotensin có vai trò điều hòa dài hạn đối với huyết áp do nhiều tác
dụng : trực tiếp co mạch cơ thể cũng như tác dụng gián tiếp lên thận. Chức năng quan trọng


-

nhất của hệ là duy trì ổn định V dịch ngoại bào và huyết áp. Hệ này giữ huyết áp bình
thường mặc dù mức thu nhận muối vào cơ thể dao động rất nhanh
Cơ chế feedback tự duy trì huyết áp : muốn làm tăng V dịch ngoại bào, lưu lượng máu qua
thận tăng  huyết áp tăng, do vậy làm giảm bài tiết renin, thận sẽ giữ muối và nước, dịch
ngoại bào sẽ giảm dần về bình thường, huyết áp về bình thường
- Vasopressin : khi huyết áp giảm, vùng dưới đồi bài tiết nhiều Vasopressin vào máu, gây
co mạch trực tiếp, làm tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp trung bình. Vasopressin còn có
tác dụng tăng tái hấp thu nước ở ống thận, qua đó làm giảm bài xuất nước tiểu của thận ( còn
đgl hormon chống bài niệu ).
 Các yếu tố giãn mạch
Bradykinin : là 1 peptid 9aa, có nhiều trong máu và thể dịch dưới dạng chưa hoạt động.
Dưới td của kallikrein nó trở nên hoạt động  gây giãn mạch, tăng tính thấm của mao mạch
 giảm huyết áp
Histamin : có trong mô cơ thể, td làm giãn mạch, tăng tính thấm mao mạch, làm thoát huyết
tương ra khỏi mao mạch  giảm huyết áp
Prostaglandin : có nhiều loại nhưu A, B, C, D, E, F, I,…có trong mô cơ thể  có td ở các cơ

quan nhưng nhìn chung có td giãn mạch, tăng tính thấm mao mạch  giảm huyết áp.
 Các yếu tố hóa học
Nồng độ ion Ca++ tăng, gây co mạch do Ca++ kích thích co cơ trơn
Nồng độ K+ tăng, gây giãn mạch do ức chế co cơ trơn
Nồng độ Mg++ tăng, gây giãn mạch do ức chế co cơ trơn
Nồng độ O2 trong máu giảm, CO2 trong máu tăng gây giãn mạch
 Như vậy, các yếu tố thể dịch thường có td lên mạch máu or làm co mạch or làm giãn
mạch và do đó có td điều hòa huyết áp. Cơ chế điều hòa này vừa có td tại chỗ, vừa có td
điều hòa chung trên toàn cơ thể

C GIẢI PHẪU – SINH LÝ TĨNH MẠCH
Câu 1: Cấu tạo và chức năng tĩnh mạch?
-

-

-

TM là những mạch máu dẫn từ các cơ quan, tổ chức về 2 tâm nhĩ, nên dòng máu chảy
ngược chiều vs dòng máu động mạch. TM càng gần tim thì đường kính càng lớn
Phần lớn TM thường đi kèm vs các động mạch nằm sâu trong cơ thể, trừ các TM da và
một số TM sâu
Thành TM có cấu tạo 3 lớp giống ĐM nhưng lớp giữa mỏng hơn nhiều, những lá chun
hướng vòng ở đây kém phát triển và ko thấy có màng ngăn chun trong, thành phần cơ
trơn cũng ít hơn ĐM nên khả năng đàn hồi kém, đễ bị xẹp khi TM bị đứt và ko có sự điều
chỉnh dòng máu bằng cách thay đổi đường kính lòng mạch được. Khi TM bị giãn quá
nhiều, khả năng co lại sẽ khó
Thành phần tạo keo phát triển mạnh
Thành TM có nhiều mạch máu nuôi dưỡng hơn thành ĐM. Ở những TM vùng dưới tim
có van TM. Van được xếp thành từng đôi, đối diện ở 2 bên thành. Kkhi lưu thông trong

TM, nếu máu có xu hướng chảy ngược trở lại, hai van bị đẩy sát vào nhau để chặn dòng
máu lại, làm cho máu lưu thông 1 chiều về tim và giảm áp lực máu
TM còn thực hiện chức năng chứa máu, đẩy máu góp phần điều hòa luuw lượng tim
Tiểu TM là những mạch máu dẫn máu từ mao mạch vè các TM, cấu tạo của chúng gần
giống mao mạch, nhưng kích thước lớn hơn


Câu 2: Nguyên nhân của tuần hoàn tĩnh mạch?
1

Sức bơm của tim
-

2

Sức hút của tim
-

3

-

-

Ở các chi, TM thường đi kèm các cơ xương. Khi co, cơ xương sẽ ép vào các TM, phối
hợp vs các van TM chỉ cho máu đi theo 1 chiều về tim
Nhờ sức co của cơ và các van TM mà ở tư thế đứng, áp suất TM chỉ ở mức 25mmHg

Ảnh hưởng của nhịp đập động mạch
-


6

Trong thì thở vào, lồng ngực giãn rộng, áp suất trong khoang màng phổi càng giảm nữa,
giãn TM gây thêm 1 sức hút lên các TM lớn trong lồng ngực làm cho máu trở về tim đc
dễ dàng hơn, đồng thời cơ hoành hạ thấp, áp lực trong ổ bụng tăng lên và dồn máu về tim
Trong thời kì tâm thu, thể tích của tim nhỏ lại, áp suất trong lồng ngực giảm, TM và nhĩ
giãn nên hút máu về tim

Ảnh hưởng của cơ và van tĩnh mạch
-

5

Khi tim co ( tâm thu ) tống máu vào động mạch  sàn van nhĩ thất hạ xuống về phía
mỏm tim, buồng nhĩ sẽ giãn rộng, áp suất nhĩ giảm  hút máu TM về
Khi tim giãn ( tâm trương ), áp suất trong tim giảm, tạo sức hút từ TM về nhĩ và từ nhĩ
xuống thất

Sức hút của lồng ngực
-

4

Khi tâm thất thu bơm máu vào động mạch sẽ gây ra 1 áp suất ở gốc động mạch chủ và
động mạch phổi. áp suất này càng xa tim càng giảm dần: ở cuối hệ động mạch còn 6070mmHg, ở mao mạch là 17-35mmHg, ở đầu TM chỉ còn khoảng 10-15mmHg, càng về
gần tim áp suất càng giảm và đến tâm nhĩ phải thì trở thành âm tính

Một động mạch lớn thường có 2 TM đi kèm, cùng nằm bao xơ. Khi đọng mạch đập sẽ ép
vào thành TM, phối hợp vs các van, đẩy máu TM về tim


Ảnh hưởng của trọng lực
-

Với các TM vùng đầu, cổ trọng lượng của máu giúp máu trở về tim dễ dàng
Với các TM vùng thân, chi càng xa tim áp lực máu TM càng lớn  máu chảy từ nơi có
áp lực thấp đến nơi có áp lực cao

Câu 3: Sinh lý tuần hoàn tĩnh mạch?
1

Áp suất tĩnh mạch trung tâm
-

Áp suất nhĩ phải gọi là áp suất TM trung tâm, là kết quả của cân bằng giữa lượng máu
bơm ra khỏi nhĩ phải và lượng máu từ ngoại vi về nhĩ phải
Áp suất nhĩ phải giảm khi tim bơm khỏe, tăng trong các TH tim bơm yếu nhưu suy tim
nặng, tăng thể tích máu,…
Khi các TM lớn giãn rộng ra thì ở đó ko có sức cản. Khi áp suất nhĩ phải tăng trên
0mmHg, máu dồn lùi, làm phồng các TM lớn
Ở trạng thái đứng im, áp suất nhĩ phải là 0mmHg


2

Chức năng chứa máu của tĩnh mạch
-

3


TM có tính giãn nở cao, thành mạch có nơi phình rộng như lách…  có tới 60% tổng
lượng máu tuần hoàn nằm trong hệ TM, là nơi dự trữ lượng máu dư để cân bằng nội môi

Tuần hoàn tĩnh mạch (lưu lượng máu tĩnh mạch về tim)
-

Công thức tính lưu lượng máu về tim:
VR = ( MSFP – RAP ) / ( RVR)
+ MSFP: áp suất trung bình hệ thống đưa máu về
+ RAP: áp suất nhĩ phải = 0mmHg
+ RVR: sức cản đối với máu TM về = 1,4mmHg

Câu 4: Điều hòa tuần hoàn tĩnh mạch?
-

TM có khả năng co giãn nhưng giãn nhiều hơn co do thành mạch có ít sợi cơ trơn. Có
nhiều yếu tố làm co giã TM:
+ Lạnh, adrenalin, nicotin,… gây co TM
+ Nóng, nồng độ CO2 tăng, cocain, cafein,… gây giãn TM

D TUẦN HOÀN MAO MẠCH (k học kĩ)
1
2
3
4
-

Đặc điểm cấu trúc hệ mao mạch
Đặc điểm của tuần hoàn mao mạch
Trao đổi chất giữa máu và dịch kẽ

Điều hòa tuần hoàn mao mạch bằng cơ chế thể dịch


×