Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.42 KB, 15 trang )

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ
SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ ĐỐI VỚI BỆNH
1.1 Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm
1.1.1 Mầm bệnh
Bệnh truyền nhiễm có đặc tính chung là có tính chất lây lan và do các vi sinh
vật gây nên, các vi sinh vật này được gọi là mầm bệnh.
Mầm bệnh có nhiều loại, mỗi loại thường gây nên một loại bệnh có đặc điểm
riêng. Mầm bệnh gồn có:
- Vi khuẩn: tác động gây bệnh bằng nội hay ngoại độc tố hoặc bằng các cơ chế
hóa lý khác.
- Virus: thường có tính hướng về một tổ chức nhất định, do đó nó có những
biểu hiện giống nhau ở gia súc khác loài.
VD: Virus dại hướng về tổ chức thần kinh trung ương, virus đậu, LMLM hướng
về tổ chức thượng bì.
- Xoắn khuẩn: phần lớn xoắn khuẩn gây nên những bệnh bại huyết, gây sốt định
kỳ và xuất hiện định kỳ xoắn khuẩn trong cơ thể.
- Rickettsia: gây nên những bệnh sốt phát ban do chấy rận truyền đi. Bệnh do
rickettsia thường do miễn dịch mạnh và bền.
- Mycoplasma: gây ra những bệnh lây lan mạnh có hiện tượng mang trùng lâu
dài và gây miễn dịch bền vững.
- Nấm: thường gây nên những bệnh mãn tính và do miễn dịch không bền.
- Nguyên trùng (protozoa): một số nguyên trùng đường máu, ruột có khả năng
gây nên một số bệnh truyền nhiễm. Bệnh không có miễn dịch thực mà chỉ có
miễn dịch có trùng.
1.1.2 Hiện tượng nhiễm trùng
- Khái niệm: hiện tượng nhiễm trùng là hiện tượng sinh vật phức tạp ba82t đầu
bằng cuộc đấu tranh giữa cơ thể bị xâm nhiễm và mầm bệnh, kết quả bệnh có
thể xảy ra.
- Điều kiện của mầm bệnh để gây hiện tượng nhiễm trùng:


1


+ tính gây bệnh: tính gây bệnh là khả năng cần thiết vốn có của mầm bệnh để
gây nên hiện tượng nhiễm trùng. Mầm bệnh thu được khả năng này trong quá
trình tiến hóa và thích nghi của nó trên cơ thể súc vật, khả năng này gắn liền với
đặc tính ký sinh của mầm bệnh và có tính chuyên biệt. Một loại mầm bệnh chỉ
hây được một bệnh nhất định.
+ Độc lực: là biểu hiện cụ thể của tính gây bệnh. Muốn gây nên hiện tượng
nhiễm trùng mầm bệnh cần phải có độc lực, độc lực của mầm bệnh tùy thuộc
vào cá thể và loài gia súc. Độc lực của mầm bệnh không cố định dễ bị biến đổi
do tác động của cơ thể và ngoại cảnh.
+ Số lượng: muốn gây được bệnh, mầm bệnh cần phải có số lượng nhất định, có
mầm bệnh chỉ cần số lượng ít (VK tụ huyết trùng cần 1 con ở thỏ, 2-5 VK
Brucella ở chuột lang, 200-300 triệu VK ở cừu).
+ Đường xâm nhập: mỗi loại mầm bệnh khác nhau, có đường xâm nhập khác
nhau. Một loại mầm bệnh có thể có một hoặc nhiều đường xâm nhập nhưng
trong đó vẫn có một đường xâm nhập chính. Đường xâm nhập thích hợp mầm
bệnh dễ dàng gây bệnh và bệnh thể hiện điển hình.
- Phương thức tác động của mầm bệnh:
Phương thức tác động của vi khuẩn trên cơ thể động vật chủ yếu gồm 2 mặt:
+ Sinh sản cực mạnh, chiếm đoạt vật chất của cơ thể ký chủ để phát triển (vi
Rus, vi khuẩn nhiệt thán)
+ Tác động bằng những chất tiết như giáp mô, yếu tố lan truyền hay khuếch tán,
công kích tố và các men như: hemolinaza, leucocitinaza, colagenaza…
 Độc tố: Ngoại và nội độc tố:
Ngoại độc tố: rất độc nhưng dễ bị phá hủy do tác động của nhiệt độ, ánh sáng
và hóa chất. Cho formalin vào độc tố, độc tố không còn độc nhưng vẫn còn giữ
được tính kháng nguyên.
Nội độc tố: là sản phẩm của nhiều loại vi khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn Gram âm,

khi vi khuẩn bị phá hủy, nội độc tố mới được giải phóng. Nội độc tố không độc
bằng ngoại độc tố nhưng bền vững hơn ngoại độc tố.
Giáp mô: là yếu tô độc lực của vi khuẩn giúp cho vi khuẩn chống lại hiện tượng
thực bào.
Công kích tố: là chất vi khuẩn tạo ra trong quá trình sinh sống của chúng để ức
chế sức đề kháng của cơ thể đặc biệt là ức chế thực bào.

2


Yếu tố lan truyền ( hay khuếch tán)
Là chất có khả năng làm tăng sức thẩm thấu của mô bào làm tăng sức gây bệnh
của nhiều loại vi khuẩn (vk uốn ván, hoại thư sinh hơi, phế cầu khuẩn, liên cầu
khuẩn), bản chất của yếu tố lan truyền là do vi khuẩn gây bệnh có thể sản sinh
men hialuronidaz phân hủy acid hialuronic một polysaccharid có khả năng ngăn
chặn các vật và vi khuẩn gây bệnh lan tràn trong mô bào.
Men: vi khuẩn còn tác động bằng hệ thống các men với một liều rất nhỏ như
chất xúc tác hóa học.
VD: Leucitinaza phân hủy leucitin, colagenaza phân hủy mô liên kết.
- Các loại nhiễm trùng:
+ Nhiễm trùng từ ngoài: mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể gây bệnh
+ Nhiễm trùng từ trong: mầm bệnh có sẳn trong cơ thể khi có những điều kiện
làm giảm sức đề kháng, mầm bệnh tăng độc lực và gây bệnh.
+ Nhiễm trùng đơn thuần: nhiễm trùng do một loại mầm bệnh
+ Nhiễm trùng kết hợp: do hai hay nhiều loại mầm bệnh cùng một lúc (nhiễm
trùng ghép)
+ Nhiễm trùng kế phát: khi một cơ thể đã bị nhiễm trùng và mầm bệnh này tạo
điều kiện cho mầm bệnh thứ hai xâm nhập.
+ Bội nhiễm: khi một loại mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể đang bị nhiễm chính
bệnh đó.

+ Tái nhiễm: khi cơ thể đã khỏi bệnh sau đó lại mắc chính bệnh đó
+ Tái phát: bệnh xuất hiện lần thứ 2 nhưng không có sự nhiễm trùng lần thứ 2
+ Nhiễm trùng huyết: khi mầm bệnh sinh sản và phát triển một thời gian dài
trong máu.
+ Nhiễm mủ huyết: khi các vi khuẩn sinh mũ sinh sản và lan tràn bằng đường
lâm ba và đường máu có thể gây tổn thương ở các cơ quan tổ chức khác nhau.
+ Nhiễm trùng huyết sinh mủ: khi hiện tượng nhiễm trùng huyết và nhiễm mủ
huyết xảy ra cùng một lúc.
+ Nhiễm độc huyết: co một số loại vi khuẩn sinh sản và hình thành độc tố trong
cơ thể nhưng không lan tràn xa tổ chức cư trú, đặc điểm của vi khuẩn này là 2
có độc tố cao và đầu độc cơ thể bằng độc tố.
- Quá trình tiến triển của bệnh truyền nhiễm:
Bệnh truyền nhiễm tiến triển qua 4 giai đoạn:
+ Thời kỳ nung bệnh: là thời gian tính từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể
cho đến khi con vật có biểu hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh. Thời kỳ nung
bệnh của từng loại bệnh khác nhau. Thời kỳ nung bệnh còn tùy thuộc vào
nhiều nguyên nhân như: số lượng và độc lực của mầm bệnh đường xâm nhập và
sức đề kháng của cơ thể.
3


- Thời kỳ khởi phát: ở thời kỳ này các cơ năng của cơ thể đã bị rối loạn, con vật
đã thể hiện những triệu chứng của nhiễm trùng, nhiễm độc như thân nhiệt tăng,
ủ rủ, mệt mỏi, kém ăn, đó là những triệu chứng chung có thể thấy phần lớn các
bệnh truyền nhiễm.
- Thời kỳ toàn phát: do tính hướng tổ chức của mầm bệnh, mầm bệnh đột nhập
và tác động đến các nội tạng nhất định, con vật mắc bệnh xuát hiện đầy đủ các
triệu chứng điển hình của từng loại bệnh. Vì vậy, ở thời kỳ bên cạnh các triệu
chứng chung ngày càng nặng, ta còn thấy triệu chứng và bệnh tích đặc trưng
của bệnh.

- Thời kỳ cuối bệnh: tùy theo sức đề kháng của con vật, một bệnh truyền nhiễm
có thể kết thúc theo nhiều khả năng.
Con vật mắc bệnh có thể chết nếu mầm thắng sức đề kháng của cơ thể
+ Nếu mầm bệnh và sức đề kháng của cơ thể không bên nào thắng bên nào thì:
+ Co thể các triệu chứng bệnh giảm dần, biến thành bệnh mãn tính.
+ Cũng có thể con vật lảnh hẳn về triệu chứng, trở thành con vật lành bệnh
mang trùng.
+ Con vật lành bệnh hoàn toàn: khi sức đề kháng của cơ thể tha81ng1 mầm
bệnh. Các phản ứng miễn dịch bắt đầu chiếm ưu thế, các rối loạn và tổn thương
bắt đầu phục hồi, mầm bệnh dần dần bị diệt và thải trừ ra khỏi cơ thể sau một
thời gian ngằn.
Như vậy, một con vật được coi là lành bệnh truyền nhiễm, có thể nhập đàn trở
lại, phải là con vật lành bệnh hoàn toàn, phải khỏi cả về 3 mặt: hết triệu chứng,
hết bệnh tích và rối loạn chức phận, hết cả mầm bệnh và không bài tiết mầm
bệnh nửa. con vật lành bệnh hoàn toàn mới không nguy hiểm về mặt dịch tiể
học.
- Các thể bệnh:
+ Thể quá cấp tính (ác tình)
Bệnh diễn ra rất nhanh chóng, con vật chết ngay sau khi vừa xuất hiện triệu
chứng, hoặc không kịp xuất hiện triệu chứng. Thể này thường xảy ra ở đầu ổ
dịch. Vật mắc bệnh đã chết, triệu chứng và bệnh tích không điển hình.
+ Thể cấp tính:
Bênh tiến triển dài hơn so với quá cấp tính, kéo dài từ vài ngày tới vài tuần, tỷ
lệ chết cao, triệu chứng và bệnh tích rõ, dễ chẩn đoán
+ Thể mãn tính:
Bệnh kéo dài hàng tháng có khi hàng năm, triệu chứng thường không thấy rõ
hoặc không thấy biểu hiện, tỷ lệ chết thấp, khó chẩn đoán.
+ Thể ẩn:
Con vật không có triệu chứng bệnh nhưng trong phủ tạng có bệnh tích, con vật
mang mầm bệnh rất lâu và bài mầm bệnh thường xuyện ra bên ngoài.

+ Thể không điển hình:
4


Ở thể này triệu chứng và bệnh tích khác với tr ệu chứng và bệnh tích điển hình
của bệnh.
+ Thể khỏe mang trùng:
Con vật khỏe như thường nhưng có mang và bài mầm bệnh ra ngoài.
Các thể trên đều có thể chuyển hóa từ thể này sang thể khác tùy theo sức đề
kháng của cơ thể. Các thể quá cấp, cấp tính gây chết nhanh và nhiều gia súc
nhưng xét về mặt dịch tể học thì nó không nguy hiểm bằng các thể ẩn, thể khỏe
mang trùng vì các thể này khó nhận biết, khó chẩn đoán kịp thời và chính xác
nên có khả năng làm bệnh kéo dài.
1.2 Sức đề kháng của cơ thể
Mầm bệnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh truyền nhiễm nhưng không phải
lúc nào mầm bệnh xâm nhập và cơ thể là có nên bệnh là vì cơ thể có khả năng
chống lại tác hại của mầm bệnh trong một mức độ nhất định, khả năng này
được gọi là sức đề kháng hay khả năng miễn dịch của cơ thể.
1.2.1 Các yếu tố sức đề kháng của cơ thể.
Da, niêm mạc, dịch của các tuyến, gan, lách, lách, hạch lâm ba, hiện tượng
viêm, hiện tượng thực bào (đại thực bào và tiểu thực bào), kháng thể: kháng thể
tự nhiên không đặc hiệu và kháng thể đặc hiệu.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể
- Yếu tố bên trong:
+ Thể chất và loại hình thần kinh:
Thể chất là tổng hợp các đặc điểm hình thái, sinh lý của cơ thể và được quyết
định bởi loại hình thần kinh làm cho con vật có tính phản ứng với môi trường
mạnh hay yếu.
+ Tuổi
Gia súc non: do cơ thể chưa phát triển đầy đủ, hệ thần kinh chưa hoàn thiện, các

chức năng bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng chưa được kiện toàn, do đó gia súc
non đễ mắc môt số bệnh mà gia súc trưởng thành không mắc (heo con tiêu phân
trắng, cúm vịt con, cầu trùng gà, gumboro..)
Gia súc trưởng thành: hệ thần kinh và các cơ năng tự vệ phát triển và được kiện
toàn, tính phản ứng được tăng cường, sức đề kháng cao.
Gia súc già: Mọi cơ năng hoạt động đều kém, tình phản ứng và sức đề kháng
giảm súc. Bệnh xảy ra không điển hình nhưng trầm trọng.
+ Giống: tính cảm thụ của giống cái kém hơn giống đực nhưng đặc điểm cấu
tạo của giống cái và cách sử dụng gia súc cái không hợp lý là nguyên nhân làm
cho chúng dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm như viêm mủ tử cung, viêm vú sẩy
thai truyền nhiễm.
- Các yếu tố bên ngoài
+ Dinh dưỡng:

5


Gia súc không ăn đầy đủ, chất lượng thức ăn kém sức đề kháng của cơ thể
giảm. Trong thức ăn ta cần chú ý các thành phần sau:
Protid: là yếu tố dinh dưỡng đặc biệt quan trọng. Dự trữ protid là hàng rào tự vệ
của cơ thể chống nhiễm trùng vì globulin tiền thân của kháng thể được tổng hợp
từ acid amin. Cho gia súc ăn khẩu phần thức ăn khẩu phần thức ăn có lượng
protein thấp làm cho cường độ tạo kháng thể giảm, tác dụng thực bào giảm, tác
dụng diệt trùng của cơ thể kém. Cho gia súc ăn thức ăn có nhiều protid sẽ làm
tăng lượng vi khuẩn đường ruột, protid thừa trong đưởng ruột sẽ bị phân giải
tạo nên acid uric, sulfuric… ở trạng thái acid hóa sẽ làm tính diệt trùng của dịch
thể, acid thừa sẽ liên kết với muối Ca, P làm xương hao mòn dẫn đến còi xương
làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
Vitamin:
Thức ăn có đầy đủ vitamin sẽ làm tăng sức đề kháng của cơ thể chống nhiễm

trùng.
- Vitamin A: có ý nghĩa quan trọng đối với sức đề kháng của cơ thể. Thiếu
vitamin A cơ thể chậm phát triển, gia súc mệt mõi, kém ăn, khả năng tự vệ của
niêm mạc giảm sút, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sinh dục.
- Vitamin B: Đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa tế bào và quá trình oxy
hóa trong cơ thể. Thiếu vitamin B làm rối loạn trao đổi chất, giảm nhu động tiêu
hóa, kém ăn, hoạt động thực bào yếu.
- Vitamin C: Tham gia vào quá trình oxy hóa khử làm tăng khả năng làm việc
của cơ thể, làm tế bào phục hồi nhanh chóng, tăng cường hoạt động thực bào,
tăng khả năng sản xuất kháng thể và tung hòa chất độc. Thiếu vitamin C súc vật
mệt mõi, kém ăn, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, lượng sữa giảm, mắc bệnh
scorbut ( bò- niêm mạc nhợt nhạt, lợi sưng, chảy máu, răng lung lay và rụng).
- Vitamin D: đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi khoáng, điều
chỉnh sự hấp thu Ca và P để tạo xương. Thiếu vitamin D sẽ gây rối loạn trao đổi
khoáng làm súc vật bị còi xương.
- Muối khoáng: muối khoáng đóng vai trò quan trọng đối với sức đề kháng của
cơ thể. Thiếu muối khoáng sẽ làm rối loạn quá trình khử độc, rối loạn trao đổi
nước, phá hủy tác dụng bảo bệ áp suất thẩm thấu của tế bào làm giảm sức đề
kháng của súc vật.
1.2. 3 Vệ sinh gia súc
Điều kiện vệ sinh gia súc ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của cơ thể.
Nhiều bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra hoặc tái phát do nuôi dưỡng và vệ sinh
kém.
1.2.4 Chuồng trại
Chuồng trại ảnh hưởng đối với gia súc thông qua nhiệt độ và ẩm độ.
Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều gây ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng của
cơ thể gia súc.
6



Ẩm độ trong chuồng cao cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể. Tác
động của ẩm độ liên quan mật thiết đến nhiệt độ.
- Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao: ngăn cản sự tỏa nhiệt của cơ thể làm gia súc dễ bị
cảm lạnh, dễ mắc một số bệnh đường hô hấp.
- Nhiệt độ cao, ẩm độ cao: ngăn cản sự tỏa nhiệt của cơ thể làm gia súc dễ bị
cảm nóng.
Ngoài ra độ thoáng, cường độ chiếu sáng cũng có vai trò quan trọng đối với sức
đề kháng của cơ thể.
- Thoáng khí: nếu chuồng không thông thoáng, các chất độ do cơ thể gia súc
thải ra trong quá trình hoạt động như NH 3, H2S, CO2…gây độc cho gia súc làm
giảm sức đề kháng.
- Ánh sáng: dưới tác động của ánh sáng vừa phải hoạt động bảo vệ da được tăng
cường, chống được bệnh còi xương, ánh sáng mặt trời còn có thể tiêu diệt được
một số mầm bệnh trong chuồng. Tuy nhiên nếu ánh sáng mặt trời quá mạnh,
nhiệt độ quá cao sẽ làm trở ngại sinh lý bình thường của cơ thể, sức đề kháng
của cơ thể giảm sút.
1.2.5 Thức ăn, nước uống: thức ăn, nước uống mất vệ sinh có thể mang mầm
bệnh và độc tố làm gia súc bị trúng độc.
1.2.6 Ký sinh trùng: các loại ký sinh trùng cũng là yếu tố làm giảm sức đề
kháng cũa cơ thể ký chủ do chúng lấy chất dinh dưỡng, tiết độc tố và tác động
gây tổn thương cơ quan nội tạng tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập vào gây
bệnh.

7


CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH SINH DỊCH
2.1 Khái niệm
Quá trình sinh dịch là quá trình bệnh truyền nhiễm lây liên tục từ súc vật bệnh
sang súc vật khỏe. Một vụ dịch muốn phát ra cần phải có 3 yếu tố đó là nguồn

bệnh, nhân tố trung gian và súc vật cảm thụ. Nếu thiếu một trong 3 yếu tố trên
hoặc thiếu sự liên hệ giữa hai trong 3 yếu tố trên quá trình sinh dịch không thể
phát sinh được.
2.2 Các khâu của quá trình sinh dịch
2.2.1 Nguồn bệnh
Theo định nghĩa của Gramasepski, nguồn bệnh là nơi mầm bệnh khu trú và sinh
sản thuận lợi và từ đó trong những điều kiện nhất định mầm bệnh sẽ xâm nhập
vào cơ thể bằng cách này hay cách khác để gây bệnh. Nguồn bệnh có thể chia ra
làm 3 loại:
- Con vật đang mắc bệnh: bao gồm các gia súc, gia cầm, dã thú và người mắc
bệnh ở các thể khác nhau.
- Con vật mang trùng: bao gồm các gia súc, gia cầm, dã thú và người mang
trùng đó là:
+ Gia súc, gia cầm sau khi mắc bệnh khỏi bệnh có miễn dịch hoặc khôn có
mie64mn dịch nhưng có mang mầm bệnh (con vật lành bệnh mang trùng).
+ Gia súc, gia cầm chưa hề mắc bệnh nhưng mang mầm bệnh (con vật khỏe
mang trùng)
- Côn trùng được coi là nguồn bệnh khi chúng có khả năng truyền mầm bệnh từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
2.2.2 Nhân tố trung gian
Bệnh truyền nhiễm có thể gây trực tiếp từ con vật mắc bệnh sang con vật khỏe
do chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau như khi cọ xát (ghẻ, viêm da, đậu…), khi
giao phối (sẩy thai truyền nhiễm), liếm cắn ( bệnh dại). Nhưng có r6at1 nhiều
bệnh truyền nhiễm lây qua nhân tố trung gian truyền bệnh như không khí, thức
ăn, nước uống, đất…
Nhân tố trung gian là khâu thứ 2 của quá trình sinh dịch có vai trò chuyển mầm
bệnh từ nguồn bệnh tới súc vật cảm thụ.
Có rất nhiều nhân tố trung gian truyền bệnh:
- Thức ăn, nước uống: là nhân tố trung gian phổ biến nhất vì đa số bệnh truyền
nhiễm lây qua đường tiêu hóa qua thức ăn và nước uống. Thức ăn, nước uống bị

ô nhiễm là do chất bài tiết của con vật mắc bệnh, đất ô nhiễm, dụng cụ chứa
thức ăn hoặc chế biến thức ăn ô nhiễm, do các gia súc, gia cầm khác, do côn
trùng, chim hoang…

8


- Đất: đất đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan bệnh. Có những vùng đất
đặc biệt thường xuyên chứa mầm bệnh. Đất bị ô nhiễm là do chất bài tiết của
con bệnh, chất thải của cống rãnh, các nhà máy chế biến thú sản, lò sát sinh, do
chôn sát súc vật. Từ đất mầm bệnh qua thức ăn, nước uống hay vết thương vào
cơ thể. Có những loại vi khuẩn có thể sinh sản (vi khuẩn đóng dấu) hoặc những
nha bào vi khuẩn tồn tại khá lâu trong đất ( nha bào uốn ván, nha bào ung khí
thán). Các loại vi khuẩn tồn tại lâu dài trong đất gây những bệnh gọi là bệnh thổ
nhưỡng.
- Không khí: là yếu tố truyền bệnh của đường hô hấp. Mầm bệnh dính vào bụi
và giọt nước được đưa đi rất xa, mức độ tác hại của bụi và giọt nước tùy thuộc
vài độ lớn, số lượng mầm bệnh có chứa trên đó và tùy thuộc vào nhiệt độ, ẩm
độ và sự chuyển động của không khí.
- Côn trùng: như ruồi, muỗi, rận, ve, bọ chét… truyền mầm bệnh theo 2 phương
thức:
+ Phương thức sinh học: mầm bệnh tồn tại, sinh sản trong sinh vật mang trùng
(VD: ve chứa nguyên trùng anaplasma, babesia…muỗi chứa nguyên trùng sốt
rét). Trong trường hợp này côn trùng không những là sinh vật môi giới mà còn
được coi là nguồn bệnh.
+ Phương thức cơ học: Côn trùng mang mầm bệnh trên chân, thân, vòi hút hoặc
ống tiêu hóa (VD: Ruồi nhà có thể làm lây bệnh lao, dịch tả heo, lở mồm long
móng…)
- Các loại động vật khác: như chó, mèo, loài gậm nhấm, dã thú, chim…. Mầm
bệnh dính vào chân, đầu, thân của các loài gia súc này và được truyền đi. Dã

thú còn là nguồn tồn trữ dịch bệnh.
- Người: đặc biệt là những người trực tiếp với gia súc như công nhân, cán bộ
thú y. Mầm bệnh dính vào quần áo, chân tay, giầy dép…
- Dụng cụ chăn nuôi: Tất cả các đồ vật, dụng cụ dùng trong chăn nuôi hoặc tiếp
xúc với gia súc đều có thể truyền mầm bệnh.
- Sản phẩm gia súc: thịt, sữa, da, xương, lông, sừng, móng.
- Sản phẩm nông nghiệp: cỏ rơm, khoai, hạt giống.
2.2.3 Súc vật cảm thụ
Đây là khâu thể thiếu được của quá trình sinh dịch. Sức cảm thụ của con vật đối
với bệnh là điều kiện bắt buộc để dịch phát sinh và phát triển. Sức cảm thụ của
động vật đối với bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng. Do đó việt làm mất tính cảm
thụ của gia súc bằng việc làm tăng sức đề kháng không đặc hiệu ( nuôi dưỡng,
chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh..) và sức đề kháng đặc hiệu (tiêm phòng) là biện
pháp chủ động và tích cực nhằm xóa bỏ khâu thứ 3 của quá trình sinh dịch, làm
dịch bênh không phát sinh được.
2.3. Cơ chế và phương thức truyền bệnh
1.3.1 Cơ chế truyền bệnh
9


Mầm bệnh lây lan từ con vật bệnh sang con vật khỏe theo một quy luật nhất
định đó là quy luật hay cơ chế truyền bệnh, bao gồm:
- Nơi khu trú đầu tiên của mầm bệnh: đó là nơi mầm bệnh gặp những điều kiện
thuận lợi đầu tiên để sinh sản và từ đó cũng là nơi đảm bảo cho mầm bệnh được
bài ra ngoài cơ thể. Nơi khu trú đầu tiên có tính chất chuyên biệt với từng loại
mầm bệnh. VD: Nơi khu trú đầu tiên của bệnh lao là phổi, bệnh dại là tuyến
nước bọt.
- Nơi khu trú đầu tiên của mầm bệnh ảnh hưởng cách bài mầm bệnh khỏi cơ
thể.
+ Nơi khu trú đầu tiên là phổi, mầm bệnh được bài ra ngoài theo nước mủi,

đờm.
+ Nơi khu trú đầu tiên là máu, mầm bệnh được bài ra ngoài theo côn trùng hút
máu.
- Cách bài mầm bệnh ra ngoài quyết định nơi tồn tại của mầm bệnh ở ngoại
cảnh.
+ Mầm bệnh được bài ra ngoài qua nước bọt, nước mũi thì nó sẽ tồn tại ở không
khí.
+ Mầm bệnh được bài ra ngoài qua phân thì nó sẽ tồn tại ở đất, nước, cây cỏ.
- Nơi tồn tại của mầm bệnh và nơi khu trú đầu tiên của mầm bệnh quyết định
phương thức xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể. VD: mầm bệnh ở đất, nước,
nơi khu trú đầu tiên là ruột, mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường qua
đường tiêu hóa.
1.3.2 Phương thức truyền bệnh
Có 2 phương thức:
- Phương thức truyền bệnh trực tiếp: bệnh truyền thẳng từ con vật bệnh sang
con vật khỏe không cần các nhân tố trung gian.
Vd: bệnh xảy thai truyển nhiễm, bệnh dại
Trong phương thức truyền bệnh này thường mầm bệnh có sức đề kháng yếu.
- Phương thức truyền bệnh gián tiếp: trong phương thức này mầm bệnh phải
thông qua các nhân tố trung gian mới có thể truyền bệnh được.
Vd: bệnh dịch tả (qua thức ăn, nước uống).
Có những bệnh bắt buột phải lây qua phương thức này. Vd: bệnh ký sinh trùng
đường máu.
Căn cứ vào cơ thể truyền bệnh có thể chia thành 4 phương thức truyền bệnh
chính:
+ truyền theo đường tiêu hóa: phân – miệng
+ Truyền theo đường hô hấp: không khí- mũi
+ Truyền theo đường máu: máu- côn trùng hút máu – máu
+ Truyền qua da và niêm mạc


10


Dựa vào phương thức truyền bệnh, người ta phân loại bệnh truyền nhiễm theo
các nhóm nhất định để có biện pháp phòng trừ thích hợp.
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh dịch:
2.4.1 Các yếu tố tự nhiên:
Ảnh hưởng có lợi hoặc không có lợi đến các khâu trong quá trình dịch như sau:
- Ảnh hưởng đến nguồn bệnh
+ Nguồn bệnh là gia súc, gia cầm. Điều kiện thiên nhiên ảnh hưởng đến thức
ăn, phương thức chăn nuôi, làm ảnh hưởng đến sức đề kháng làm tăng hoặc
giảm nguồn bệnh.
+ Nguồn bệnh dã thú, côn trùng: yếu tố thiên nhiên quyết định vùng cư trú, sự
phát triển về loài, về số lượng và sự hoạt động của chúng.
+ Ngoài ra nhân tố thiên nhiên còn ảnh hưởng đến mầm bệnh thông qua nguồn
bệnh (ảnh hưởng đến độc lực của mầm bệnh), mầm bệnh ở ngoài ở ngoài thiên
nhiên thì các nhân tố tự nhiên làm tăng hoặc giảm số lượng mầm bệnh, làm
chúng phân tán rộng hay hẹp.
2.4.2 Ảnh hưởng đến các nhân tố trung gian
- Đối với các nhân tố trung gian không phải là sinh vật: yếu tố thiên nhiên ảnh
hưởng đến thời gian tồn tại và mức độ phân tán của mầm bệnh.
- Đối với các nhân tố trung gian là sinh vật: yếu tố thiên nhiên ảnh hưởng đến
sự sinh sản và phát triển về loài, số lượng và sự hoạt động của chúng, làm tăng
hoặc giảm vai trò truyền bệnh của chúng (chim, gậm nhấm, dã thú, côn trùng,
các động vật khác…)
2.4.3 Ảnh hưởng đến gia súc cảm thụ
Các yếu tố thiên nhiên ( khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ…) tác động làm
tăng hoặc giảm sức đề kháng của cơ thể gia súc làm sức cảm thụ đối với bệnh
của đàn thay đổi.
2.4.4 Các nhân tố xã hội

Bệnh truyền nhiễm là một hiện tượng sinh vật, nhưng dịch bệnh lại xảy ra
trong một xã hội nhất định và chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội bao gồm
điều kiện ăn ở, đời sống vật chất, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, tập quán
xã hội, hoạt động kinh tế…. điều ảnh hưởng đến dịch bệnh của gia súc.
2.5. Hình thức và tính chất của dịch
2.5.1 Hình thức của dịch
- Dịch lẻ tẻ: số con vật phát bệnh phát bệnh lẻ tẻ trong một thời gian dài.vd:
bệnh tụ huyết trùng, bệnh uốn ván.
- Dịch địa phương: dịch phát ra giới hạn trong một địa phương, một vùng,
không lan rộng, vd: bệnh nhiệt thán.
- Dịch: bệnh phát ra và lan rộng trong phạm vi một huyện, tỉnh trong thời gian
ngắn.Vd: bệnh dịch tả lợn.

11


- Dịch lớn: bệnh phát ra ồ át, lan tràn rất nhanh và rất rộng, trong thời gian ngắn
lan ra hàng mấy tỉnh, có khi cả nước hoặc nhiều nước. vd: bệnh dịch tả trâu bò,
bệnh lỡ mồm long móng.
2.5.2 Tính chất của dịch
- Tính chất mùa:mùa ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cò, ảnh hưởng đến số
lượng và chất lượng thức ăn gia súc, ảnh hưởng đến nhân tố trung gian truyền
bệnh là sinh vật, ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể gia súc, ảnh hưởng đến
sự tồn tại của mầm bệnh trong cơ thể và ngoại cảnh, làm dịch bệnh có tính chất
mùa.
Vd: mùa mưa thường thấy bệnh nhiệt thán, giao mùa từ năng sang nưa, thường
gặp bệnh tụ huyết trùng.
+ Mùa mưa: thời tiết ấm áp, nưa nhiều thuận lợi cho cây trồng và rau cỏ phát
triển nhưng mùa mưa là những mùa thuận lợi cho một số mầm bệnh phát triển,
Vd: vi khuẩn tụ huyết trùng phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, nha bào

nhiệt thán do mưa và nước ngập đưa từ lòng đất lên mặt đất, do đó mùa mưa
thường gặp các bệnh như tụ huyết trùng, nhiệt thán, heo con tiêu phân trắng…
+ Mùa khô:cây cỏ cằn cỏi, gia súc thiếu thức ăn, một số mầm bệnh giữ được
dộc lực ngoài thiên nhiên, mùa mưa là nhiều loại bệnh do virus nhu dịch tả trâu
bò, dịch tả heo, newcastle…
- Tính chất vùng: một số bệnh truyền nhiễm xảy ra có tính chất vùng là do thời
tiết, đất đai, cây cỏ… ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể gia súc, , ảnh
hưởng đến sự phát triển của nhân tố trung gian truyền bệnh.
+ Vùng núi: khí hậu thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn, cũng thuận lợi cho sự
phát triển của côn trùng (ruổi trâu, ruồi vàng, ve, bọ chét…) nhiều bệnh ký sinh
trùng đường máu xảy ra.
+ Vùng trung du: thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn, là vùng thường xảy ra các
bệnh ký sinh trùng đường máu.
+ Vùng đồng bằng: có nhiều điều kiện phát triển chăn nuôi tiểu gia súc, thường
xảy ra các bệnh dịch tả heo, newcastle, tự huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng
heo, đóng dấu heo.
- Tính chất chu kỳ: Một số bệnh dịch gia súc xuất hiện theo chu kỳ nhất định
khi con người chưa tác động đến. VD: bệnh dịch tả trâu bò 3-5 năm, bệnh dịch
tả heo 2-3 năm.
- Sở dĩ bệnh có tính chât chu kỳ la do sự biến đổi tính cảm thụ của gia súc có
tính chất chu kỳ. Sau một trân dịch, số gia súc còn lại được miễn dịch, tính cảm
thụ của cả đàn đối với bệnh giảm đến mức thấp nhất. Sau đó, do sinh sản thêm,
nhập thêm những gia súc chưa được miễn dịch, gia súc lành bệnh trước kia đã
hết miễn dịch. Tính cảm thụ của cả đàn tăng tăng lên, khi gặp các điều kiện
thuận lợi thì dịch phát ra.
Tính chất chu kỳ cũng biểu hiện rõ rêt đối với dịch bệnh của giả thú.
12


CHƯƠNG 3.

PHÒNG CHÓNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
3.1 Nguyên lý
Bệnh truyền nhiễm xẩy ra được là do 3 khâu của quá trình sinh dịch: nguồn
bệnh, nhân tố trung gian truyền bệnh và súc vật cảm thụ, và có sự liên hệ giữa 3
khâu đó, thiếu một trong 3 khâu hoặc thiếu sự liên hệ giữa 2 trong 3 khâu thì
dịch bệnh không xảy ra được.
3.2 Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm
Các biện pháp phòng bệnh đều nhằm mục đích phòng dịch xuất hiện. Cần thực
hiện các biện pháp hợp tác động đến nhiều khâu, nhiều mặt của quá trình sinh
dịch
3.2.1 Biện pháp đối với nguồn bệnh
Phát hiện gia súc mang trùng
Cách ly triệt để các con vật đã phát hiện có mang trùng.
Giết hoặc điều trị dự phòng các gia súc có mang trùng.
Đối với những con vật mang trùng là dã thú hay côn trùng thì phải dùng mọi
biện pháp tiêu diệt và ngăn ngừa chúng tiếp xúc với gia súc, gia cầm.
3.2.2 Biện pháp đối với nhân tố trung gian
Xóa bỏ nhân tố trung gian, chủ yếu là các biện pháp vệ sinh thức ăn, nước
uống, chuồng trại, thân thể gia súc, tiêu độc, tiêu diệt côn trùng và chuột.
- Tiêu độc:
Nhằm mục đích tiêu diệt mầm bệnh trên các nhân tố trung gian
+ Các cách tiêu độc
Tiêu độc cơ giới: làm giảm số lượng mầm bệnh hoặc làm giảm những chất thích
hợp cho sự tồn tại mầm bệnh và làm tăng hiệu lực tác dụng của các phương
pháp khác, thường thực hiện trước hoặc sau các biện pháp tiêu độc khác.
Tiêu độc vật lý: Có nhiều phương pháp như dùng ánh sang mặt trời, nhiệt độ
cao (lửa, nước đun sôi, hơi nước, tia tử ngoại…).
Tiêu độc hóa học: là phương pháp dùng rộng rãi nhất trong thú y. Các hóa chất
dùng để tiêu độc phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Có khả năng tiêu diệt nhiều loại mầm bệnh

Ít độc đối với người và gia súc
Dễ hòa tan trong nước
Không làm hỏng dụng cụ
Dễ sử dụng, rẽ tiền
Các hóa chât thường dùng dưới 3 dạng:
Dạng dung dịch: dạng dùng phổ biến dùng lau chùi, ngâm rửa, phun tắm.
Dạng khí: dùng xông chuồng, tủ ấp trứng, phòng thí nghiệm

13


Dạng bột: dùng để rắc nền chuồng, lối đi, sân chơi, tác dụng kém hơn hai
dạng trên.
+ Phương pháp tiêu độc:
Tiêu độc chuồng trại: Phải tiêu độc cơ giới trước khi tiêu độc hóa học. Hóa chất
thường dùng là sữa vôi 10-20%, clorur vôi 5020%, formol 2-5%, sud 4-5%.
Có thể dùng nước sôi dội, chèm lửa, rắc hoặc quét vôi để tiêu độc.
Tiêu độc phương tiên vận chuyển: dùng nước rửa sạch sau đó rửa lại bằng các
thuốc sát trùng, sau 2-3 giờ dội lại bằng nước nóng.
Tiêu độc phân:
Đốt: trong trường hợp phân bị nhiễm mầm bệnh có sức đề kháng cao.
Dùng hóa chất: it2 dùng vì bất tiên, tốn kém, không đạt mục đích tiêu độc, gây
trở ngại cho việc dùng phân bón. Dùng clorur vôi 20%, sữa vôi 20%.
Dùng nhệt sinh vật: là phương pháp tiên lợi dùng để tiêu độc phân gia súc mắc
bệnh truyền nhiễm do các vi khuẩn không có nha bào gây nên.
Tiêu độc nước: clor, clorur vôi.
Tiêu độc đất: không chăn thả trong một thời gian.
Dùng hóa chất: sữa vôi 20%, vôi bột, sud 5%..
Tiêu độc lò ấp: lau bằng KOH 1%. Trước khi ấp trứng phải tiêu độc bằng
formol.

Tiêu độc dụng cụ chăn nuôi:
Dụng cụ rẽ tiền: đốt
Dụng cụ bằng kim khí: hơ lửa
Dụng cụ bằng vải: đun sôi 30-90 phút
Có thể dùng các dung dịch hóa chất để ngâm, rửa dụng cụ.
- Tiêu diệt côn trùng và chuột:
Nguyên tắc chung trong công tác tiêu diệt côn trùng và chuột là:
+ Dựa vào đặc điểm sinh lý của chúng để tìm cách hạn chế sinh sản và tiêu diệt
chúng ở những giai đoạn sinh trưởng.
+ Có biện pháp thích hợp đối với từng loại côn trùng
+ Cần sử dụng lực lượng đông đảo quần chúng tham gia, có kế hoạch cụ thể.
3.2.3 Biện pháp đối với gia súc cảm thụ
Vệ sinh phòng bệnh và cải tiến kỹ thuật chăn nuôi nhằm làm tăng sức đề kháng
không đặc hiệu.
Tiêm phòng nhằm làm tăng sức đề kháng đặc hiệu của gia súc. Đây là biện
pháp phòng bệnh và tích cực vì làm cho cơ thể tự sản sinh hay tiếp nhận những
chất kháng trùng. Thuốc tiêm phòng là vaccine hoặc kháng huyết thanh.
3.3 Biện pháp chống bệnh truyền nhiễm
3.3.1 Đối với nguồn bệnh
- Đối với con vật mắc bệnh: phải phát hiện sớm, khai báo nhanh, cách ly kịp
thời và điều trị triệt để.
14


- Đối với con nghi lây: điều tra và phát hiện những con tiếp xúc trực tiếp với
con ốm do nuôi chung, chăn dắt chung hoặc tiếp xúc với sinh vật môi giới và
ngoại cảnh chứa căn bệnh. Những súc vật trên phải được cách ly trong thời gian
nung bệnh dài nhất. Phải khám nghiệm lâm sàng, tiêm thuốc khẩn cấp hoặc
điều trị dự phòng và tiến hành tiêu độc.
3.3.2 Đối với nhân tố trung gian

Tiêu độc, tiêu diệt côn trùng và chuột và các biện pháp ngăn cản nhân tố trung
gian đó lan rộng.
3.3.3 Biện pháp đối với gia súc cảm thụ
Phân loại gia súc khỏe, gia súc nghi lây và gia súc bệnh để có biện pháp xử lý
phù hợp. Cấm vận chuyển, mổ thịt và bán chạy gia súc.
Những gia súc bệnh được loại thải hay cách ly để điều trị.
Những gia súc nghi lây phải được cách ly để theo dõi hoặc điều trị dự phòng.
Tiêm phòng chóng dịch gia súc khỏe trong ổ dịch và các vùng lân cận.
Đối với những con nghi lây trong ổ dịch có thể tiêm kháng huyết thanh cùng
một lúc với vaccine để tạo miễn dịch nhanh chóng nhưng phải tiêm ở hai nơi
khác nhau và chỉ ứng dụng đối với vaccine chết.
Đối với gia súc khác loài nhưng cảm thụ với bệnh cũng cần được tiêm vaccine.

15



×