Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Giáo phận tây đàng ngoài trong mối quan hệ chính trị xã hội thế kỷ XVIII XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI TRONG MỐI QUAN HỆ
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI THỂ KỶ XVIII - XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI TRONG MỐI QUAN HỆ
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI THỂ KỶ XVIII - XIX

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Đỗ Quang Hƣng

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện Luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn
đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Phƣơng Thảo


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trƣớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và
chân thành nhất tới thầy hƣớng dẫn luận văn của tôi, Giáo sƣ, Tiến sĩ Đỗ
Quang Hƣng, Trong hơn hai năm qua kể từ khi nhận lời hƣớng dẫn luận văn
cho tôi, thầy đã tạo mọi điều kiện, động viên, kiên nhẫn hƣớng dẫn và giúp đỡ
tôi tận tình để hoàn thành tốt luận văn này. Xin cám ơn Khoa Lịch sử, Phòng
sau đại học, Trƣờng đại học Khoa học xã hội và Nhăn văn đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi làm việc để tiến hành tốt luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban quản lý thƣ viện Đại
chủng viện Thánh Giuse và thƣ viện chủng viện Cổ Nhuế - Hà Nội, xin cảm
ơn linh mục quản hạt Hà Nam, linh mục quản lý trung tâm hành hƣơng Sở
Kiện đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu phục vụ luận văn.
Xin cảm ơn bạn bè và gia đình, đồng nghiệp đã luôn bên tôi, cổ vũ và
động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vƣợt qua và hoàn thành tốt luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG
NGOÀI TỪ NĂM 1627 ĐẾN 1679 ................................................................ 6

1.1 Hoạt động truyền giáo của các vị thừa sai dòng Tên ở Đàng
Ngoài từ năm 1627 đến năm 1659 .............................................................. 6
1.1.1 Hoạt động truyền giáo của các thừa sai dòng Tên từ năm 1627
đến năm 1648 .............................................................................................. 6
1.1.2 Cuộc vận động của linh mục Alexandre de Rohodes tại Rome
cho việc thiết lập các khu vực đại diện Tông tòa ở Việt Nam.................. 12
1.1.3 Cuộc vận động của linh mục Alexandre de Rohodes tại Pháp
cho việc thiết lập các khu vực đại diện Tông tòa ở Việt Nam.................. 13
1.2 Thiết lập giáo phận Tông tòa Đàng trong và giáo phận Tông
tòa Đàng Ngoài năm 1659.......................................................................... 14
1.2.1 Hội thừa sai Pari với việc thành lập hai giáo phận tông tòa ở
Việt Nam ................................................................................................... 14
1.2.2 Thành lập Giáo phận Tây Đàng Ngoài ............................................ 24
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 27
CHƢƠNG 2: GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII – XIX ...... 29

2.1 Tổ chức của Giáo phận Tây Đàng Ngoài thế kỷ XVIII - XIX ......... 29
2.1.1 Tổ chức điều hành giáo phận ........................................................... 29
2.1.2. Tổ chức nhân sự của Giáo phận Tây Đàng Ngoài .......................... 31
2.1.3. Thủ phủ Giáo phận Tây Đàng Ngoài .............................................. 34
2.1.4 Các chủng viện................................................................................. 41
2.1.5 Các Dòng tu ..................................................................................... 42
2.2 Sinh hoạt tâm linh của Giáo phận Tây Đàng Ngoài thế kỷ
XVIII - XIX................................................................................................. 49
2.2.1 Sinh hoạt tâm linh của giáo phận trƣớc khi có các sắc chỉ cấm đạo ..... 49
2.2.2 Sinh hoạt tâm linh của giáo phận từ sau sắc chỉ cấm đạo ban

hành 1833 đến trƣớc khi ngƣời Pháp hoàn thành quá trình xâm lƣợc
Việt Nam 1884 .......................................................................................... 51


2.2.3 Sinh hoạt tâm linh của giáo dân Giáo phận Tây Đàng Ngoài
trong thời kỳ Pháp thuộc ........................................................................... 55
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 57
CHƢƠNG 3: GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI TRONG MỐI QUAN
HỆ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI THẾ KỶ XVIII – XIX .................................... 58

3.1. Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị thế kỷ
XVIII - XIX................................................................................................. 58
3.1.1 Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ với triều đình
phong kiến Việt Nam trƣớc năm 1802 ..................................................... 58
3.1.2 Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ với triều đình
phong kiến Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1858 ................................... 65
3.1.3 Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong Quan hệ với Triều đình
phong kiến nhà Nguyễn sau năm 1858 đến hiệp ƣớc Psatenotre
(1884) ........................................................................................................ 76
3.1.4. Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ chính trị với
triều đình phong kiến nhà Nguyễn và Thực Dân Pháp............................. 77
3.2. Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ xã hội thế kỷ
XVIII - XIX................................................................................................. 88
3.2.1 Giáo phận Tây Đàng Ngoài trong mối quan hệ với vấn đề nghi
lễ truyền thống của ngƣời Việt và với tôn giáo bạn ................................. 88
3.2.2 Các hoạt động xã hội nhằm cải thiện đời sống và góp phần
nâng cao dân trí ......................................................................................... 92
3.3.3. Tổ chức Công giáo tiến hành tại Việt Nam và các hoạt động
giúp cộng đồng chống lại dịch bệnh và đói nghèo. .................................. 96
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................... 100

KẾT LUẬN................................................................................................ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 106
PHỤ LỤC .................................................................................................. 110


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XVIII - XIX, thế kỷ nghi nhận nhiều biến động của lịch sử Việt
Nam, khi thực dân Pháp đang tìm mọi cách và bằng mọi thủ đoạn đẩy mạnh
hơn quá trình xâm lƣợc thuộc địa, hòng chiếm và biến Việt Nam thành thuộc
địa của chúng.
Một trong nhƣng bƣớc đi và là công cụ để thực dân Pháp đẩy mạnh hơn
quá trình ấy là Đạo Công giáo, một tôn giáo mới có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ
thứ XVI, nhƣng chỉ thực sự có đƣợc chỗ đứng vững chắc từ khi các thừa sai
Dòng tên và hội thừa sai Paris có mặt. Với nhiều nỗ lực của các vị thừa sai
dòng tên và sự hy sinh vô vị lợi của linh mục Alexandơ Rhoder đạo Công
giáo có đƣợc chỗ đứng trong xã hội Việt Nam. Và trở thành một bộ phận của
giáo hội hoàn vũ vào năm 1659 khi Giáo hoàng Alexandre VII ký sắc lệnh
thành lập hai giáo phận Tông tòa Đàng trong và tông tòa Đàng Ngoài. Từ đó
giáo hội Việt Nam không ngừng vƣơn lên mặc dù gặp không ít những khó
khăn thử thách. Ngày 25/11/1679 Đàng Ngoài đƣợc chia thành Đông Đàng
Ngoài và Tây Đàng Ngoài lấy sông Hồng làm ranh giới. Phía Đông sông
hồng là Đông Đàng Ngoài thuộc quyền Giám mụcDeydier và phía tây sông
Hồng là Tây Đàng Ngoài thuộc quyền Giám mụcDe Bouges. Giáo phận Tây
Đàng Ngoài tồn tại một thời gian. Ngày 17/3/1846, Giáo hoàng Gregorio XVI
ký sắc lệnh “Ex Debito Pastoralis” thành lập hai địa phận mới, chia từ địa
phận Tây Đàng Ngoài thành Địa phận địa phận Vinh (Tokin Meriodinale) và
địa phận địa phận Hà Nội (Tokin Occidentale)
Đƣợc thành lập và tồn tại trong thời không dài nhƣng mang nhiều ý
nghĩa vì đây là giai đoạn đƣợc coi là bƣớc đệm cho sự ra đời của các giáo

phận sau này. Cũng là giai đoạn mà đạo Công giáo có nhiều đụng độ về chính
trị, xã hội. Chính vì ý nghĩa trên nên ngƣời nghiên cứu quyết định lựa chọn đề
tài: GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI TRONG MỐI QUAN HỆ CHÍNH
1


TRỊ - XÃ HỘI THẾ KỶ XVIII - XIX, cho luận văn thạc sĩ của mình. Do giới
hạn về thời gian, điều kiện và năng lực nên tác giả luận văn chỉ tập trung đi
sâu nghiên cứu mối quan hệ chính trị - xã hội của giáo phận Tây Đàng Ngoài
ở thế kỷ XIX. Với tƣ cách là một học viên cao học và cũng là một Kitô hữu,
tác giả luận văn hy vọng qua đề tài sẽ tập hợp lại khối tài liệu viết và bƣớc
đầu đƣa ra những nhận xét đánh giá về mối quan hệ giữa giáo phận với tình
hình chính trị - xã hội thế kỷ XVIII - XIX. Qua đó ngƣời đọc ở cả hai bên có
cái nhìn tổng quát từ đó tự đƣa ra cho mình những nhận xét và đánh giá chung
về mối quan hệ giữa Giáo phận Tây Đàng Ngoài và tinh hình chính trị - xã
hội Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX.
2. Lịch sử Nghiên cứu vấn đề
Những công trình nghiên cứu về công cuộc truyền giáo và lịch sử hình
thành các giáo phận có thể kể đến nhƣ: bộ sách của Linh mục Trƣơng Bá Cần
về Lịch sử Phát triển Công giáo ở Việt Nam (sách gồm 2 tập do NXB Tôn
Giáo Hà Nội xuất bản năm 2008), Tập sách đã nêu khá rõ ràng về công cuộc
truyền giáo của các giáo sĩ và sự hình thành Giáo phận Tây Đàng Ngoài cùng
những sinh hoạt tâm linh khác của giáo phận.
Những tác phẩm nghiên cứu chung về lịch sử giáo hội Công giáo Việt
Nam trong đó phải kể đến cuốn sách của Linh mục Bùi Đức Sinh: Lịch sử
Giáo Hội Công giáo, Nguyễn văn Kiệm với: Sự du nhập của Đạo thiên chúa
vào Việt Nam từ thế kỷ XVII – XIX, Phan Phát Huồn với: Việt Nam giáo sử đã
cho ta cách nhìn chúng nhất về đạo Công giáo ở Việt Nam trong chiều dài của
lịch sử dân tộc.
Trong đó phải kể đến tác phẩm của Nguyễn Khắc Xuyên: Lược sử giáo

phận Hà Nội, linh mục đã có những tổng hợp, đánh giá khá rõ ràng về các
sinh hoạt chung của giáo phận. Các tổ chức, hội đoàn, các dòng tu. Tác phẩm
của Jean Michaud: French Missionary Expansion in Colonial Upper Tonkin
(Bản dịch: Công Cuộc Truyền Giáo Ở Bắc Kỳ Trong Thời Thuộc Địa) đƣợc
2


dịch bởi Nguyễn Trí Cảm, tác phẩm Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dâ tại
Việt Nam của Cao Huy Thuần cũng đã phản ánh đậm nét sự hữu quan giữa
các Giám mục phụ trách Giáo phận Tây Đàng Ngoài với sự xâm lƣợc Bắc Kỳ
của thực dân Pháp.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến khối lƣợng những tác phẩm,
những bài báo khoa học và cùng các công trình nghiên cứu đồ sộ về Đạo
Công giáo ở Việt Nam của GS. TS Đỗ Quang Hƣng nhƣ: Một số vấn đề đạo
Thiên chúa ở Việt Nam, Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhà nước và
giáo hội, Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam – Lý luận và thực tiễn,
hay bài viết: Công giáo và dân tộc nước ta trong bối cảnh đất nước đi lên
CNXH. những công trình nghiên cứu khai thác rất nhiều tƣ liệu từ các trung
tâm lƣu trữ, thƣ viện lớn nên đã cung cấp rất nhiều giá trị khoa học, góp phần
làm sáng rõ mối tƣơng quan giữa đạo Công giáo với các vấn đề chính trị - xã
hội của đất nƣớc trong quá khứ cũng nhƣ hiện tại. Từ đó ngƣời viết có đƣợc
nền tảng kiến thức vững chắc để tiến nghiên cứu đề tài luận văn.
Nguồn tƣ liệu báo chí, tập san…cũng mang đến những giá trị tham
khảo hữu ích. Các bài khảo cứu của các tác giả nhƣ: Đỗ Quang Hƣng,
Nguyễn Hồng Dƣơng, Nguyễn Văn Kiệm, Nguyễn Mạnh Dũng, Ngô Quốc
Đông, Trần Văn Toàn, Lê Tuấn Đạt, Dƣơng Thị Thùy Linh,…chủ yếu đƣợc
đăng trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Tôn giáo, nguyệt san Công
giáo và dân tộc,… dù chƣa đề cập trực tiếp đến Giáo phận Tây Đàng Ngoài
trong các mối quan hệ chính trị - xã hội, nhƣng đều đã khai thác những khía
cạnh liên quan đến đời sống sinh hoạt tâm linh của giáo phận.

Với khối lƣợng các công trình nghiên cứu đồ sộ, khai thác mọi khía
cạnh của đạo Công giáo đã cho tác giả luận văn cái nhìn bao quát nhất về đạo
Công giáo ở Việt Nam trong quá khứ và hiện tại. Qua đó tác giả cũng nhận
thấy cần khai thác, nghiên cứu và đi sâu hơn vào từng giáo phận để đƣa ra
những nhận xét, đánh giá về sự ảnh hƣởng và tác động qua lại giữa đạo Công
3


giáo và đời sống xã hội Việt Nam, chính vì vậy mà trong luận văn này tác giả
muốn muốn hƣớng đến đối tƣợng nghiên cứu cụ thể đó là: Giáo phận Tây
Đàng Ngoài để từ đó thấy rõ hơn Đạo Công giáo đã thiết lập và duy trì các
mối quan hệ với chính quyền phong kiến, cùng các tổ chức xã hội khác nhƣ
thế nào.
3. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất: Tìm hiểu và làm sáng rõ một giai đoạn của đạo Công giáo tại
Giáo phận Tây Đàng Ngoài (từ việc thành lập giáo phận đến cơ cấu tổ chức,
sinh hoạt của giáo dân), giai đoạn đƣợc coi là bƣớc đệm, làm nền tảng, cơ sở
cho sự ra đời của các giáo phận Hà Nội sau này.
Thứ hai: Tìm hiểu quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức - sinh hoạt tâm
linh của giáo dân Giáo phận Tây Đàng Ngoài để thấy đƣợc mối quan hệ giữa
giáo phận với tình hình chính trị, xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVIII - XIX
Cuối cùng: rút ra cái nhìn toàn diện hơn về Công giáo Việt Nam nói
chung và Công giáo Giáo phận Tây Đàng Ngoài thế kỷ XVIII - XIX trong các
mối quan hệ chính trị - xã hội thế kỷ XVIII - XIX.
4. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu tình hình chính trị và xã hội Việt Nam và
đạo Công giáo tại Giáo phận Tây Đàng Ngoài thế kỷ XVIII – XIX.
Cùng với đó tác giả tập chung nghiên cứu và phân tích những tác động
đạo Công giáo của giáo phận Tây Đàng Ngoài lên tình hình chính trị, xã hội

thế kỷ XVIII – XIX
Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Thế kỷ XVII, XVIII, XIX
- Không gian: Giáo phận Tây Đàng Ngoài và chế độ phong kiến Việt
Nam ở các thế kỷ XVII, XVIII, XIX.

4


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các tƣ liệu thành văn có sẵn trên sách, báo, tạp chí, kỷ yếu
khoa học, kỷ yếu của các giáo phận, tủ sách Công giáo từ nguồn internet…
Để thu thập có hiệu quả những nguồn tài liệu trên, tác giả sử dụng các
phƣơng pháp: phân tích, tổng hợp, phƣơng pháp phân loại hệ thống hoá, mô
hình hoá.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, phần mở đầu, kết luận, mục
lục, danh lục tài liệu tham khảo; luận văn của tôi gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG
NGOÀI TỪ NĂM 1533 ĐẾN NĂM 1679
CHƢƠNG 2:GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI KỶ XVIII - XIX
CHƢƠNG 3: GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI TRONG MỐI
QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI THẾ KỶ XVIII - XIX

5


CHƢƠNG 1:
QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP GIÁO PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI
TỪ NĂM 1627 ĐẾN 1679

1.1 Hoạt động truyền giáo của các vị thừa sai dòng Tên ở Đàng
Ngoài từ năm 1627 đến năm 1659
1.1.1 Hoạt động truyền giáo của các thừa sai dòng Tên từ năm 1627
đến năm 1648
Tháng 2 năm 1626 linh mục Badinotti đi theo một tàu buôn từ Macao
đến Đàng Ngoài để tìm hiểu khả năng truyền giáo tại vùng đất Đàng Ngoài.
Nghe tin có tàu buôn của ngƣời Bồ Đào Nha đến Thăng Long chúa Trịnh đã
đón và tiếp đãi cách nồng hậu. Linh mục Badinotti rất vui mừng vì điều đó và
nhận thấy có nhiều triển vọng truyền giáo ở vùng đất Đàng Ngoài. Mặc dù đã
có rất nhiều lần đƣợc vào yết kiến nhà vua và gặp gỡ các quan lại cùng sƣ sãi,
nhƣng không thể nào bày tỏ đƣợc nguyện vọng cũng nhƣ giảng giải đạo lý
đƣợc. Linh mục cảm thấy hoàn toàn bất lực, vì vậy, linh mục đã cho ngƣời
đƣa thƣ vào miền nam khẩn khoản yêu cầu các giáo sĩ thông thạo tiếng Việt
ra miền Bắc truyền giáo. Đây quả đúng là một cơ hội thuận lợi cho các giáo sĩ
vì họ đã có ý định ra Đàng Ngoài truyền giáo từ lâu. Trở về Ma cao sau hơn 2
tháng ở Đàng Ngoài nhƣng linh mục Baldinotti không thu đƣợc kết quả gì vì
bất đồng ngôn ngữ, nên ông khẩn thiết thúc giục các bề trên của mình nhanh
chóng gửi các thừa sai truyền giáo đến Đàng Ngoài.
Các vị thừa sai chủ yếu dựa vào các thuyền buôn để đến Việt Nam
truyền giáo. Tuy nhiên công cuộc truyền giáo đến Đàng Ngoài lúc này không
hề dễ dàng bởi: “vì những thƣơng gia đã tới Đàng Ngoài lần trƣớc, bị lỗ lã
nhiều nên làm cho những ngƣời khác chán nản, đến độ không ai muốn đi sang
Đàng Ngoài một lần nữa, bởi không hy vọng có lời mà còn rất có thể bị lỗ”
[4, tr. 111]. Nhƣng cuối cùng cũng có một thƣơng gia chấp nhận trang bị một

6


chiếc tàu với đầy đủ lƣơng thực cho các giáo sĩ. Linh mục Pedro Marquez và
Alexandre de Rohodes đƣợc cử đi theo chuyến tàu này. Cả linh mục Pedro

Marquez và Alexandre de Rohodes đều có kinh nghiệm trong việc truyền giáo
ở Đàng trong, đặc biệt trong đó là Linh mục Alexandre de Rohodes rất thông
thạo tiếng Việt. Chính vì thế linh mục đƣợc coi là ngƣời đặt nền móng cho
công cuộc truyền giáo của Dòng Tên ở Đàng Ngoài.
Ngày 19/03/1627 tàu đến Cửa Bạng. Chúa Trịnh mặc dù đang chuẩn bị
quân để đánh chúa Nguyễn ở Đàng trong nhƣng vẫn cho thuyền ra Cửa Bạng
để đón hai giáo sĩ. Ngày 6/04/1627 hai giáo sĩ Pedro Marquez và Alexandre
de Rohodes đã đến yết kiến nhà vua và bằng lòng cho hai giáo sĩ ở lại Đàng
Ngoài. Chúa Trịnh Tráng rất phục linh mục Đắc Lộ, một ngƣời ngoại quốc
nhƣng lại nói tiếng Việt rất sành sỏi.
Ngày 2/07/1629 hai linh mục đã tới Kẻ Chợ và ở lại đây hoạt động. Với
tất cả khả năng của mình, với tài nói tiếng Việt, sự am hiểu phong tục tập
quán ngƣời bản xứ và những kinh nghiệm học hỏi đƣợc ở Đàng Trong linh
mục Alexandre de Rohodes đã thu đƣợc nhiều kết quả trong hành trình truyền
giáo tới xứ Đàng Ngoài. Cho tới cuối tháng 3/1629 đến đầu tháng 5/1930 hai
linh mục phải lên tàu về Ma cao. Trong khoảng thời gian ba năm hai tháng
đó, hai linh mục đặc biệt là linh mục Alexandre de Rohodes không bỏ qua bất
kỳ một cơ hội truyền giáo nào dù là trên tàu, ở chợ, lúc yết kiến nhà vua, gặp
các quan lại, các sƣ sãi, hay bất cứ chỗ nào có ngƣời tụ tập…giảng ngày,
giảng đêm, ba buổi ban sáng, ba buổi ban tối… không đem giáo lý trừu tƣợng
khô khan cho họ học thuộc lòng. Linh mục thƣờng nhắc nhƣ một điệp khúc:
cái gì phải thì ta theo, cái gì không phải lẽ thì ta chớ. Linh mục cố gắng trình
bày giáo lý theo khía cạnh hợp lý của nó, và thƣờng bắt đầu bài giảng của
mình bằng những quan niệm dân gian về một tạo hóa.
Kết quả thu đƣợc sau ba năm truyền giáo, con số thu đƣợc là khoảng
5.000 ngƣời [4, tr. 136], kết quả đã đặt đƣợc cơ sở cho công cuộc truyền giáo
7


sau này. Đặc biệt là tổ chức các thầy giảng hay kẻ giảng, họ là những giáo

hữu tân tòng, độc thân, thoát lý gia đình để giúp việc cho các giáo sĩ trong
những công việc không cần tới chức vụ linh mục. Linh mục Alexandre de
Rohodes đánh giá rất cao sự cộng tác của họ trong công cuộc truyền giáo.
Để công cuộc truyền giáo thu đƣợc nhiều kết quả và phù hợp với văn
hóa, phong tục và đặc biệt là khả năng tiếp thu của ngƣời Việt, linh mục
Alexandre de Rohodes đã soạn một hệ thống kinh sách và nghi lễ tùy từng đối
tƣợng. Đối với ngƣời chƣa biết đạo có sách “sách giảng tám ngày cho kẻ
muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo thánh Đức chúa trời” bằng hai tiếng La
ngữ và Việt ngữ nhằm giúp các thừa sai truyền đạo dễ dàng hơn. Với giáo
hữu ngƣời Việt lúc đó chỉ có chữ Hán và chữ Nôm còn chữ Quốc ngữ chƣa
phổ biến. Linh mục Alexandre de Rohodes đã cho chép sách đó ra chữ Nôm
cho các giáo hữu, nhất là để cho các Thầy giảng sử dụng. Với những kinh
nguyện đƣợc chép thành sách đó, các giáo hữu có thể học thuộc, đọc chung
trong gia đình sáng, tối. Ngày 27/04/1630 hai linh mục rời Thăng Long để
theo tàu về Ma cao và mang theo thƣ của các giáo hữu gửi Giáo hoàng
Urbano VIII với mong muốn tiếp tục gửi các giáo sĩ sang Đàng Ngoài.
Theo nguyện vọng của kitô hữu Đàng Ngoài chƣa đầy một năm sau
một đoàn truyền giáo khác đã đƣợc gửi tời Đàng Ngoài. Có lẽ vì nhìn thấy
công cuộc truyền giáo Đàng Ngoài có nhiều thuận lợi nên trung tâm truyền
giáo Dòng tên ở Ma cao đã liên tục gửi nhiều đoàn truyền giáo tới đây. Từ
năm 1631 đến 1648 có 30 thừa sai Dòng tên tới Đàng Ngoài, và một linh mục
kinh lƣợc đƣợc gửi đến Đàng Ngoài để thẩm tra tại chỗ về khả năng lớn lao
của một vùng truyền giáo mới. Đây có thể coi là những năm bƣớc đầu có thu
hoạch lớn.
Sau một thời gian hoạt động tự do, chính quyền Đàng Ngoài đã trục xuất
các linh mục Alexandre de Rohodes và Marquez một cách rất quyết liệt nhƣng
lại đón tiếp tƣơng đối rộng rãi các giáo sĩ đƣợc cử tới thay họ sau đó. Họ đƣợc
8



đón tiếp rất trọng thị, đƣợc mời tham dự lễ cấp phát bằng tiến sĩ ở Văn Miếu và
các buổi triều yết. Với sự ƣu ái đó và theo nhƣ lời linh mục Cardim kể thì chỉ ít
lâu sau đó đã làm truyền đạo cho đƣợc 1003 ngƣời [4, tr. 142] Tuy nhiên sự
đón tiếp trọng thị và những ƣu ái của chính quyền Đàng Ngoài giành cho các vị
thừa sai Dòng tên chỉ là sự “trao đổi” qua lại theo phƣơng thức hai bên cùng có
lợi, khi một bên không còn nhìn thấy điểm lợi trong sự trao đổi ấy thì ắt sẽ tìm
cách để dừng lại cuộc “trao đổi” này. Thật vậy sau khi những tàu Bồ Đào Nha
sắp nhổ neo, tất cả các giáo sĩ cùng đƣợc lệnh phải lên tàu trở về Ma cao. Sau
rất nhiều lần thƣơng thuyết chỉ có hai giáo sĩ đƣợc phép ở lại nhƣng với điều
kiện là không đƣợc giảng đạo cho bất cứ ai.
Lí giải cho sự thay đổi thái độ này linh mục Alexandre de Rohodes cho
rằng: đến lúc này vì nhận thấy ngƣời Bồ Đào Nha rất trung thành và kiên trì
không từ bỏ liên minh cố hữu của họ với Đàng Trong, nên chính quyền Đàng
Ngoài liền thôi không tỏ ra thân thiện và báo cho các giáo sĩ phải theo tàu Bồ
Đào Nha về nƣớc.
Hai linh mục đƣợc ở lại Đàng Ngoài Gaspar Amaral và Antonio Fotes,
họ đƣợc ở lai với tƣ cách ngƣời Bồ Đào Nha, chứ không phải nhƣ những nhà
truyền giáo. Tuy nhiên, bằng khả năng sự nhanh nhẹn họ đã thay phiên nhau
vào chầu nhà Vua để cho nhà Vua nghĩ là họ không đi truyền đạo nữa nhƣng
thực chất, họ vẫn lẽn lút đi giúp đỡ các giáo dân trong điều kiện cần thiết.
Mặc dù việc hai linh mục Gaspar và Fotes tự ý lấy sáng kiến mặc y phục quan
lại mà không phải mặc tu phục dòng đã gây nên nhiều tranh cãi nhƣng hai
linh mục có những lí giải của riêng mình rằng: tất cả chỉ làm việc để phục sự
Thiên Chúa. Quả đúng nhờ sự thích nghi và hòa nhập này mà các thừa sai
Dòng Tên đã có mặt liên tục và hợp pháp trong thời gian dài để tổ chức và chỉ
huy công cuộc truyền giáo một cách có hiệu quả ở Đàng Ngoài.
Cho đến cuối năm 1632 có đến 20.000 ngƣời theo đạo [4, tr. 144]. Đến
thời điểm này Công giáo Đàng Ngoài tƣơng đối yên ổn và đƣợc dễ dãi hoạt
9



động. Vua Lê – chúa Trịnh thực ra chỉ mặn mà với các thừa sai dòng tên trong
những năm đầu hoạt động, sau đó bắt đầu nghi kỵ và dè dặt, xa cách nhƣng
chƣa thấy sự quyết liệt nào. Sau hai mƣơi năm hoạt động (1627 – 1647), Công
giáo Đàng Ngoài đã phát triển tới mức làm cho nhà cầm quyền quan tâm. Vì
thế từ cuối năm 1649 cho tới những năm cuối cùng hoạt động của các thừa sai
dòng tên (1663) là một giai đoạn khó khăn đối với Công giáo Đàng Ngoài.
Năm 1649 là cuộc bách hại đầu tiên với Công giáo Đàng Ngoài (theo
nghi nhận của linh mục Marini một thừa sai hoạt động ở Đàng Ngoài từ năm
1647 – 1658). Cuộc bách hại này đã làm nhiều nhà thờ bị triệt hạ, nhiều giáo
dân bị sách nhiễu. Tuy nhiên cuộc cấm đạo năm 1649 không quá gay gắt và
triệt để nên ngay cuối năm 1649 các thừa sai đã có thể bắt đầu hoạt động trở
lại, tất nhiên sự hoạt động này lần phải thận trọng và ít phô trƣơng, ồn ào hơn.
Đến tháng 7 – 1658 một lệnh trục xuất các thừa sai đƣợc ban hành, sáu
thừa sai dòng tên phải ra đi giữa sự ngậm ngùi, xót thƣơng của các giáo hữu.
Sau lần trục xuất này ở Đàng Ngoài chỉ còn lại hai linh mục. Nhƣng họ cũng
không đƣợc phép tiến hành bất cứ một nghi thức nào, thậm chí chúa Trịnh
Tạc bắt họ sống biệt lập, bên cạnh đó có các thầy giảng ngƣời bản xứ vẫn tiếp
tục công cuộc truyền giảng tin mừng. Cho đến cuối năm 1663 các sinh hoạt
tâm linh vẫn đƣợc duy trì ở mức hạn chế.
Hoạt động truyền giáo của các thừa sai chính thức chấm dứt từ sau lệnh
trục xuất ngày 12-11-1663. Ba thừa sai Dòng Tên còn lại ở Thăng Long là
Borges, Tissanier và Albier đƣợc lệnh phải rời khỏi Đàng Ngoài và không cho
một giáo hữu nào đƣợc phép tiễn đƣa. Cũng sau lệnh trục xuất này vào: “mùa
đông tháng mƣời năm quí mão (1663) Cảnh Trị năm thứ nhất cấm ngƣời
trong nƣớc theo học đạo Hoa Lang” [4, tr. 172]
Đến đây, có thể nói rằng thời kỳ khai phá, những bƣớc đi đầu tiên đặt
nền móng cho công cuộc truyền giảng tin mừng ra vùng đất Đàng Ngoài của
các thừa sai Dòng Tên đã chấm dứt.
10



Sau ba mƣơi bẩy năm truyền giáo ở Đàng Ngoài là một thời gian
ngắn, nhƣng là một bƣớc dài trong việc đạo Công giáo gia nhập vào Việt
Nam. Các thừa sai Dòng Tên đã tạo nên cho giáo hội Việt Nam những cộng
đồng Ki tô hữu đông đúc, theo số liệu thống kê của Hội truyền giáo Nƣớc
ngoài Paris thì con số giáo hữu Đàng Ngoài cho tính đến năm 1663 là
80.000 ngƣời đó là con số không hề nhỏ cho sự cố gắng nỗ lực và những khó
khăn mà các thừa sai Dòng Tên đã gặp phải trong suốt thời kỳ truyền giáo ở
mảnh đất xứ Đàng Ngoài.
Tuy nhiên theo số liệu thống kê trong cuốn lƣợc sử địa phận Hà Nội
của tác giả Hồng Nhuệ - Nguyễn Khắc Xuyên thì con số giáo dân đông hơn
gấp nhiều lần:
Năm

Thời

Số

Số

giáo dân

nhà thờ

Sách trích dẫn

1627

Đắc Lộ, Marquez


1.200

HTTG Tr37

1628

Nt

2000

Nt

1629

Nt

3.500

Nt

1630

Nt

5000

LSVQĐN tr163

Các thày giảng


3.340

LSVQĐN tr170

1630
1631
1639

D‟Amaral

1641

Nt

108.000 120 nhỏ

Marini (nguyên Hồng tr 226

1646

Morelli

200.000

Marini (nguyên Hồng tr 204

1648

Nt


195.000 200+nhà xứ

Marini (nguyên Hồng tr 206

1657

Nt

350.000

Hành trình tới Đàng Ngoài tr339

1660

Borges, tissanier

320.000

Hành trình tới Đàng Ngoài tr 339

1660

Kinh thành Kẻ Chợ

10.000

Hành trình tới Đàng Ngoài tr 345

82.500 100 lớn


11

LSVQĐN tr188


Đây là một cộng đồng đông đúc, sống động có tổ chức, đƣợc trang bị
để tồn tại và phát triển, nhƣng mới chỉ là những cộng đồng tách biệt, có thể là
men, nhƣng không phải là men trong bột, mà men bên cạnh bột. Sự hội nhập
của những Kitô giáo vào xã hội Việt Nam ngay từ đầu đã gặp phải nhiều khó
khăn. Những khó khăn đó, dần dần trở thành bách hại, truy lùng, săn đuổi và
dẫn tời kỳ thị tôn giáo.
Mặc dù bị cấm cách và bách hại, nhƣng đạo vẫn đƣợc duy trì và không
ngừng phát triển. Nhƣ vậy, có thể nói công cuộc truyền giáo của các thừa sai
Dòng Tên ở đầu thế kỷ XVII đã thực sự đặt nền móng vững chắc cho một
giáo hội cơ cấu sẽ hình thành trong giai đoạn mới.
Công cuôc truyền giáo của các vị thừa sai Dòng Tên đã phát triển đến
một giai đoạn mới, nó đòi hỏi phải có một cơ cấu và nhân sự phù hợp. Không
phải chỉ cần có thêm các thừa sai, mà phải có các Giám mục để phong chức
linh mục tại chỗ. Ngƣời đã đặt vấn đề này của Công giáo Việt Nam ở Rôma
không ai khác là linh mục Đắc Lộ. Nhƣng trƣớc đó nhiều năm, tòa thánh cũng
đã nhận thấy cần phải tổ chức và cơ cấu lại nhân sự truyền giáo trên thế giới,
theo một chiều hƣớng chủ động hơn, chứ không thể phó mặc cho Vua Bồ Đào
Nha hay Tây Ban Nha nhƣ trƣớc. Do đó vấn đề của Việt Nam mà thừa sai
Alexandre de Rohodes đặt ra đƣợc giải quyết tƣơng đối sớm.
1.1.2 Cuộc vận động của linh mục Alexandre de Rohodes tại Rome
cho việc thiết lập các khu vực đại diện Tông tòa ở Việt Nam
Ngày 2/8/1650, sau nhiều cố gắng nỗ lực linh mục Alexandre de
Rohodes đã trình bày đƣợc với Bộ Truyền giáo về nhu cầu của công cuộc
truyền giáo tại Việt Nam: Một giáo hội với hơn 300.000 tín hữu đòi hỏi 300

đến 400 linh mục thừa sai; lấy đâu ra số thừa sai đó? Làm sao chuyên chờ
đƣợc số thừa sai đó (500 đồng tiền vàng cho một đầu ngƣời), một vài thừa sai
ngoại quốc vào đó đã khó khăn, làm sao có thể đem vào 300 – 400 ngƣời
đƣợc? giải pháp tốt nhất là cử một vài giám mục đến để phong chức linh mục
12


cho ngƣời bản xứ. Và không nên đặt các giám mục có tòa (Évêque
résidentiael) để khỏi đụng chạm tới quyền bảo trợ của vua Bồ Đào Nha, mà
chỉ nên gửi các giám mục hiệu tòa (Évêque titulaire) làm đại diện tông tòa
(vicaire apostolique), do Tòa thánh tự ý sai phái hoặc triệu hồi. Tháng 5/1652
khi chƣa thấy kết quả gì, linh mụcAlexandre de Rohodes lại gửi tới Giáo
hoàng Innocent X một bản thỉnh nguyện lặp lại những điều đã trình bày với
Bộ Truyền giáo. Linh mục khẩn thiết kêu đến Giáo hoàng quan tâm đến một
cộng đoàn ngƣời đông đúc chƣa đƣợc nhận lãnh bí tích Thêm Sức, lại đang
sống trong thời kì bị cấm cách. Linh mục bảo đảm rằng các kitô hữu Việt
Nam rất kiên cƣờng. Trong 100 thầy giảng ở Đàng Ngoài có thể chọn đƣợc
nhiều ứng viên linh mục.
Ngày 30/07/1652, Bộ Truyền giáo họp dƣới sự chủ trì của đức Giáo
hoàng, nhƣng cũng chỉ đi đến kết luận là cần gửi linh mục triều tới miền
truyền giáo này để nhằm mục đích thanh tra tình hình tại chỗ. Vị Linh mục
thanh tra này có thể sẽ là đại diện Tông tòa đầu tiên.
Tòa thánh cũng nhận thấy cần phải trực tiếp đảm nhận công cuộc
truyền giáo chứ không thể khoán trắng cho Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha
cùng các Dòng tu lớn. Chính vì thế mà kế hoạch do linh mục Alexandre de
Rohodes trình bày rất phù hợp với ý đồ của bộ Truyền Giáo.
Nhƣ vậy về mặt cơ bản công cuộc vận động của linh mục Alexandre de
Rohodes cho giáo hội Việt Nam bƣớc đầu đã có kết quả. Mặc dù không nhƣ
linh mục mong muốn nhƣng đó cũng là một tín hiệu tốt cho giáo hội Việt Nam.
1.1.3 Cuộc vận động của linh mục Alexandre de Rohodes tại Pháp

cho việc thiết lập các khu vực đại diện Tông tòa ở Việt Nam
Ngày 11/09/1652 linh mục Alexandre de Rohodes sang Pháp để tìm
ứng viên Giám mục. Trong “hành trình truyền giáo” linh mục Alexandre de
Rohodes nói ông thực sự không muốn trở lại Việt Nam một mình, bởi vì đã
già và cũng sắp xuống mộ, nên ông nghĩ là tới Pháp để tìm thêm một thừa sai
13


và tìm cách để có đƣợc các giám mục, và còn thêm một mục đích nữa không
kém phần quan trọng là vận động tài chính. Ở đất nƣớc này dƣờng nhƣ mọi
thứ quá thuận lợi với linh mục Đắc Lộ, ông tìm đƣợc những linh mục trẻ đăng
ký đi truyền giáo tại Việt Nam. Đặc biệt ông gặp đƣợc ba linh mục có thể là
ứng viên Giám mục, trong đó có linh mục Pallu, Ngƣời chính là Giám mục
đại diện Tông tòa Đàng Ngoài sau này.
Nhƣng điều may mắn nhất cho linh mục Alexandre de Rohodes lần
sang Pháp đã gặp đƣợc Vua Louis XIV và Hoàng hậu cùng nhiều mệnh phụ
phu nhân giàu có bậc nhất trong triều đình, vì vậy vấn đề tài chính đã đƣợc
khắc phục, linh mục nhanh chóng báo tin vui này cho Bộ Truyền Giáo. Nhƣ
vậy là những cố gắng nỗ lực cuối cùng của linh mục Alexandre de Rohodes
cho giáo hội Việt Nam cũng đã đƣợc đến đáp, duy chỉ có điều sau lần vận
động này ông không còn đƣợc quay lại Việt Nam để tiếp tục công việc mà
phải sang Ba Tƣ và mất ở đó vào ngày 5/11/1660.
1.2 Thiết lập giáo phận Tông tòa Đàng trong và giáo phận Tông tòa
Đàng Ngoài năm 1659
1.2.1 Hội thừa sai Pari với việc thành lập hai giáo phận tông tòa ở
Việt Nam
Chính quyền thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã nhận từ
Giáo Hoàng đặc quyền để truyền giáo trên những phần đất đã chinh phục theo
hệ thống Padroado Real tức bảo hộ trực thuộc hoàng gia dành cho Bồ Đào
Nha và bảo hộ thực sự dành cho Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Rôma bất bình với

chế độ bảo hộ trực thuộc hoàng gia, bởi việc truyền giáo là của Giáo Hội mà
phải tùy thuộc vào thế lực chính trị và quyền quyết định của nhà vua Tây Ban
Nha hay Bồ Đào Nha.
Rôma nghi ngờ về hiệu quả truyền giáo nơi các dòng tu nhƣ Đa Minh
hay Phanxicô. Họ bị tổn thƣơng nặng nề qua những vụ bách hại. Họ không
thành công trong việc đào tạo giáo sĩ địa phƣơng để những giáo sĩ bản quốc
14


đảm nhận trách nhiệm truyền giáo và họ sẽ ít bị tổn thƣơng vì bách hại. Rôma
quyết định gửi những giám mục, những ngƣời sẽ chú tâm phát triển giáo sĩ
địa phƣơng coi nhƣ một lối thoát cho tƣơng lai.
Linh mục Alexandre de Rohodes viết “Chúng tôi có đầy đủ lý do để sợ
rằng những gì đã xảy ra ở Giáo Hội Nhật Bản thì có thể sẽ xảy ra nơi Giáo
Hội Annam, vì những vua chúa ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ rất có quyền và sành
chinh chiến. Tòa Thánh cần gửi những chủ chăn đến những miền Đông
Phƣơng này nơi mà Kitô hữu gia tăng thật nhanh chóng. Nếu không có Giám
mục ngƣời ta chết không đƣợc lãnh bí tích gì cả, thật là tại hại!”
Năm 1622, Giáo Hoàng Grêgôriô XV, muốn lấy lại quyền kiểm soát
công việc truyền giáo, Linh mục đã thiết lập Thánh Bộ Truyền Bá Đức tin
nhằm mang đức tin Công giáo không chỉ đến anh em ngoài Công giáo nhƣ
Tin lành, nhƣng còn đến dân cƣ ở Châu Mỹ và Á Châu. Để thực hiện điều
nầy, Roma thiết lập Đại Diện Tông Tòa, có nhiệm vụ nhận chỉ thị trực tiếp từ
Roma, đồng thời dễ thiết lập giáo sĩ địa phƣơng.
Những thế kỷ XVII và XVIII đã có những gay cấn giữa thuộc địa và
truyền giáo. Sự thiết lập Hội Thừa Sai Paris là một cố gắng của Rôma để điều
chỉnh và phát huy sứ mạng truyền giáo.
Sau chuyến truyền giáo ở Việt Nam, linh mục Alexandre de Rohodes
yêu cầu gửi số đông thừa sai đến Viễn Đông, Linh mục đƣợc Giáo Hoàng
Innocente đồng ý gửi linh mục triều và giám mục đi làm thừa sai. Đồng thời

linh mục Alexandre de Rohodes cũng nhận đƣợc sự trợ tài chính từ tổ chức
“Bạn đồng hành của Bí Tích Thánh Thể” để thiết lập Hội Thừa Sai Pari. Ông
thu phục đƣợc các linh mục triều thiện nguyện ngay tại Pari nhƣ linh mục
Francois Pallu, Pierre Lambert de la Motte. Đây là những thành viên đầu tiên
của Hội và họ đƣợc gửi sang Viễn Đông nhƣ Đại Diện tông tòa.
Ngày 29 tháng 7 năm 1658, hai vị sáng lập Hội Thừa Sai Pari đƣợc tấn
phong Giám Mục tại Vatican, Giám mục Pallu, Giám Mục hiệu tòa
15


Heliopolis, Giám Mục Đại Diện Tông Tòa của Bắc Phần và Giám mục
Lambert de la Motte, Giám Mục hiệu tòa Beirut, Đại diện tông tòa Nam Kỳ.
Ngày 9/9/1659 cũng bằng một sắc thƣ, Giáo hoàng Alexandre VII giao nhiệm
vụ cho Giám mục Pallu cai quản các tỉnh Đàng Ngoài với một số tỉnh của
Trung Quốc và Lambert cai quản các tỉnh Đàng Trong với một số tỉnh của
Trung Quốc. Theo đó khu vực đại diện tông tòa Đàng Ngoài (Vicariat
apostolique du Tonkin), ở phía Bắc sông Gianh, đặt dƣới quyền cai quản của
giám mục Pallu. Khu vực dại diện tông tòa Đàng trong (Vicariat apostolique
de la Cochinchine), ở phía nam sông Gianh, đặt dƣới quyền cai quản của
Giám mụcLambert.
Tất cả những giám mục đều là giám mục hiệu tòa của in partibus
infidelium, tức những phần đất của ngƣời không có đức tin, hay nói khác đi là
rất xa xôi, để tránh sự đố kỵ của những giám mục đƣợc thiết lập qua hệ thống
thuộc địa. Năm 1658 Hội đƣợc tổ chức “Bạn Đồng hành của Bí Tích Thánh
thể” thành lập chính thức nhằm truyền giáo cho những phần đất không có ảnh
hƣởng Kitô giáo, cũng nhƣ thiết lập giáo hội và hàng giáo sĩ địa phƣơng.
Ngày 10/11/1659, Bộ Truyền giáo trao cho các giám mục đại diện tông
tòa bản chỉ thị về những việc phải làm trong khi đi đƣờng và khi tới vùng
truyền giáo.
Bộ Truyền giáo dặn dò các giám mục và đoàn tùy tùng là trƣớc khi đi

cùng nhƣ trong khi đi phải giữ bí mật về danh tánh, chức vụ và mục đích
chuyến đi, phải tránh đi qua các vùng do ngƣời Bồ Đào Nha kiểm soát. Khi
tới nơi các giám mục đại diện tông tòa có bốn nhiệm vụ chính:
1. Đào tạo linh mục bản xứ
2. Tôn trọng văn hóa và tập tục địa phƣơng
3. Không xen vào việc chính trị
4. Không quyết định một điều gì quan trọng mà không xin ý kiến của Bộ
truyền giáo, nhất là trong việc tuyển chọn các giám mục bản quốc.
16


Khi đặt chân đến Việt Nam các giám mục gặp không ít những khó
khăn. Đầu tiên phải kể đến sự chống đối của ngƣời Bồ Đào Nha và các giáo sĩ
Dòng tên vì, theo sự phân vùng của Giáo hoàng Alexandre VI năm 1493 thì
tất cả các giám mục thừa sau ở vùng châu phi và châu Á đều do triều đình Bồ
Đào Nha cắt cứ và đài thọ. Nhƣng sự chống đối này cũng không là gì đáng
ngại, vì thế lực của Bồ Đào Nha càng ngày càng xuống dốc, sự chống đối
nguy hiểm và tai hại hơn chính là sự chống đối của các giáo sĩ Dòng Tên, là
những ngƣời có công khai phá công cuộc truyền giáo ở đây, trong nhiều chục
năm. Trƣớc tiên là sự chống đối của các giáo sĩ Dòng Tên ngƣời Bồ Đào Nha,
sau là hầu nhƣ tu sĩ của tất cả các nƣớc, kể cả nƣớc Pháp.
Hai bên đã tìm cách dụ dỗ, dọa dẫm, lôi kéo các thầy giảng và các giáo
hữu đứng về phía mình, ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Các giám mục đại diện tông tòa đã phải nhiều lần kêu cứu với Rôma.
Tòa thánh Rôma luôn luôn ủng hộ thừa sai của mình bằng nhiều sắc chỉ.
Nhƣng các giáo sĩ Dòng Tên vẫn viện lẽ rằng tất cả các sắc chỉ đó không hề
đích thị bãi bỏ quyền bảo trợ của Bồ Đào Nha. Họ vẫn trƣng dẫn giấy ủy
quyền của tòa giám mục Malaca cho Đàng Trong và của toà giám mục Macao
cho Đàng Ngoài để tiếp tục công việc mục vụ của mình.
Cuối cùng để giải quyết sự việc tranh chấp này. Ngày 29/1/1680, theo đề

nghị của Bộ Truyền giáo, Giáo hoàng Innocent VI chỉ thị cho bề trên tổng
quyền của Dòng Tên triệu hồi tu sĩ của mình đang hoạt động truyền giáo ở Việt
Nam phải tức tốc về Rôma và không đƣợc cử ngƣời thay thế. Các giáo sĩ đó là
Ferreira và Fuciti ở Đàng Ngoài và Candone và Acosta ở Đàng Trong.Với biện
pháp này quyền hạn của các giám mục đại diện tông tòa đƣợc xác lập.
Giám mục Francois Pallu đại diện tông tòa Đàng Ngoài
Khu vực đại diện Tông tòa Đàng Ngoài đƣợc giao cho giám mục Pallu,
năm 1659, bao gồm phần đất từ phía bắc sông Giang cho tới giáp ranh với
Trung Quốc, nghĩa là tất cả các giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội ngày nay.
17


Prancois Pallu chào đời tại thành phố Tours, đƣợc rửa tội ngày
31.8.1626, trong một gia đình quý tộc và vị vọng nhất nhì thành phố này. Ông
nội ngài, rồi sau đó thân phụ ngài, là thị trƣởng thành phố. Gia đình linh mục
gồm 18 anh chị em, mà linh mục là ngƣời thứ 10. Trong số những anh chị em
của linh mục sống đƣợc, 4 ngƣời đi lập gia đình và 7 ngƣời đi tu: 2 linh mục
Dòng Tên, 3 nữ tu và 2 linh mục triều, kinh sĩ. Hai linh mục Dòng Tên là linh
mụcJacques (1616-1697) và linh mụcCésar (1625-1702), cả hai đều là anh
của Francois. Sau những năm thơ ấu và vị thành niên tại thành phố Tours,
Pallu lên đại học tại Paris, trong học viện Clermont (Louis-le-Grand) của các
linh mụcDòng Tên bảy năm: 3 năm triết học và 4 năm thần học. Trong thời
gian này, linh mục là một trong 5 thành viên đầu tiên của hiệp hội “Các Bạn
Hiền”: Francois Pallu, Francois de Laval, Henri Boudon, Bernard Gontier và
Luc Fermanel de Favery. Năm 1649, ông gia nhập Hiệp hội Thánh Thể Paris
và chịu chức linh mục tháng 9.1650 tại Paris
Đầu tháng 5.1656, Pallu nhận đƣợc thƣ của linh mụcVincent de Meur
từ Paris mời đi hành hƣơng sang Rôma. Pallu tới Paris và cùng Vincent de
Meur lên đƣờng hành hƣơng, Tháng 5 năm sau là năm 1657, phái đoàn 5 linh
mục ngƣời Pháp mới có thể lên tàu sang Ý mà tới đƣợc Rôma vào ngày 3

tháng 6. Ngày 17.7.1657, phái đoàn 5 linh mục ngƣời Pháp đƣợc vào yết kiến
Giáo hoàng Alexandre VII. Đại diện đoàn, linh mụcVincent de Meur đọc bài
diễn văn thỉnh nguyện Tòa Thánh gửi giám mục sang Việt Nam. Kết quả khả
quan là ĐGH cho lập một ủy ban đặc biệt để lo việc này gồm 4 vị Hồng Y là:
Rospigliosi, Spada, Albizzi và Azzolini.
Ngày 18.11.1657, linh mụcLambert de la Motte tới Rôma. Khi Pallu và
Lambert ở Rôma chung với nhau, các linh mục đã cùng soạn ra một chƣơng
trình để thỉnh xin Thánh Bộ cho lập một chủng viện chuyên về việc truyền
giáo Đông Nam Á. Đó là lần đầu tiên.

18


Ngày 13.5.1658, ủy ban bốn Hồng Y (do Giáo hoàng Alexandre VII lập
ra năm trƣớc) đề nghị Pallu và Lambert làm giám mục. ngày 8.6, Giáo hoàng
chuẩn nhận đề nghị trên. Ngày 29.7, Giáo hoàng ký đoản sắc phong Pallu làm
giám mục hiệu tòa Héliopolis, và Lambert làm giám mục hiệu tòa Bérythe. Ngày 17.8, Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin chỉ định Giám mụcPallu làm đại
diện tông tòa Đàng Ngoài. Ngày 17.11.1658, tại Rôma, Pallu chịu chức giám
mục từ tay Đức Hồng Y Antonio Barberini, bộ trƣởng Thánh bộ Truyền bá
Đức tin.
Ngày 09.09.1659, Đức Giáo Hoàng Alexandre VII ban sắc lệnh “Super
Cathedram” đặt Giám mục Pallu làm Đại diện Tông toà xứ Đàng Ngoài và
Giám mục Lambert, Đàng Trong. Ngày 10.11.1659, Thánh bộ Truyền bá Đức
tin gửi cho các tân giám mục một huấn thị rất nổi tiếng quen gọi là “Huấn Thị
năm 1659”. Ngày 11.06.1660, Giám mục Lambert chịu chức giám mục tại
Paris, trong nhà nguyện Sainte Marie của dòng Thăm Viếng.
Ngày 08.11.1661, Giám mụcPallu rời Paris lên đƣờng truyền giáo.
Nhƣng giám mục chƣa một lần đƣợc đặt chân lên phần đất đƣợc giao cho
mình cai quản và chăm sóc. Mặc dù cũng đã có rất nhiều lần muốn đặt chân
đến Đàng Ngoài nhƣng lần vì chính quyền chúa Trịnh đang thực hiện chính

sách cấm đạo gắt gao, lần vì yếu tố thời tiết Giám mục đã không thể một lần
đặt chân lên vùng đất truyền giáo Đàng Ngoài. Năm 1679 sau khi vận động
xong vấn đề tranh chấp với các thừa sai Dòng Tên, giám mục Pallu xin từ
chức đại diện tông tòa Đàng Ngoài và đƣợc bổ nhiệm làm đại diện tông tòa ở
Trung Quốc và Phúc Kiến ngày 29.10.1684. Là một nhà truyền giáo lớn, có
công đầu trong việc thiết lập và củng cố tổ chức đại diện tông tòa là một cơ
chế linh động của công cuộc truyền giáo ở thời điểm bấy giờ. Linh mục cũng
là ngƣời có cái nhìn truyền giáo phù hợp với xu thế của thời đại.
Linh mục đã từng chỉ cho các thừa sai của minh là phải học tiếng bản
quốc, phải thu thập kinh sách và kinh nghiệm của các nhà truyền giáo đi
19


×