Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Đồ án tổng hợp động lực Thiết kế chế tạo và cải tiến xe kẻ vạch đường giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 38 trang )

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ XE ĐA NĂNG THI CÔNG SƠN VẠCH KẺ
ĐƯỜNG VÀ CẮT MẶT ĐƯỜNG
1.1.Giới thiệu chung về xe đa năng
1.1.1. Giới thiệu chung
Những năm gần đây hệ thống giao thông ở Việt Nam ngày càng phát triển các dự án
xây dựng Đường, cầu mở rộng để đáp ứng nhu cầu giao thông ngày một tăng, những
con đường chất lượng tốt và các lộ giới xuyên quốc gia đang được xây dựng với sự trợ
giúp của công nghệ mới. Những phương tiện an toàn tiên tiến đang được ứng dụng vào
các hệ thống giao thông hiện đại nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Những
phương tiện này bao gồm các tín hiệu có thể nhận thấy được trên đường, các vật phản
xạ ánh sáng, các trụ phân cách đường, hệ thống vạch kẻ đường điều khiển giao thông.
Nhưng để có được các tín hiệu đó trên đường thì cần một loại máy, xe thi công nên
những vạch đường giúp người tham gia giao thông biết được.
Trong đề tài được giao này chúng em đã khảo sát và kiểm nghiệm thực tế về loại xe
kẻ vạch tại Việt Nam, cũng như là xu hướng phát triển của loại xe này tại Việt Nam để
đi đến quyết định nghiên cứu và cải tiến loại xe này vừa đáp ứng những nhu cầu cần
thiết của con người vừa giúp con người đỡ khó khăn hơn trong quá trình thi công kẻ
vạch đường.
1.1.2 .Sơ lược về sự phát triển của các loại xe thi công sơn vạch kẻ
đường tại Viêt Nam
Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay thì việc thi công
sơn vạch kẻ đường đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó góp phần giải quyết một số
lượng công việc lớn thay cho con người. Ở nước ta thì xe sơn vạch du nhập vào từ
những năm đầu của thập kỷ 90 chủ yếu là của nước Trung Quốc. Tuy nhiên trong
những năm gần đây thì xe sơn vạch kẻ đường xuất hiện khá nhiều trên thị trường Việt
Nam với nhiều loại, nhiều mẫu mã khác nhau đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa
các hãng nhằm cải tiến phương tiện này với sự hiện đại, có giá trị cao, có nhiều tính
năng ưu việt, cho năng suất và hiệu quả sử dụng cao.
Trước đây, khi chưa có sự xuất hiện của các loại xe thi công kẻ vạch đường một
lượng lớn công trình giao thông cần phải huy động với một số lượng rất lớn các công
nhân. Nhưng từ khi xe xuất hiện thì số công nhân đã được giảm đi với số lượng đáng


kể và cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì số lượng công nhân sẽ được
giảm đi đến mức tối thiểu, lúc đó máy móc sẽ thay công nhân làm việc.
Nước ta vốn dĩ là một nước có nền công nghiệp chậm phát triển, nói chung cho đến
nay thì chưa sản xuất được các loại xe kẻ vạch. Do vậy các xe kẻ vạch được sử dụng ở
nước ta hiện nay chủ yếu là được nhập từ nước ngoài về nên hiệu quả khai thác và sử
dụng nó chưa được cao. Ngày nay do đòi hỏi về chất lượng công trình, thời gian và
công nghệ thi công, xây dựng,… nên các loại máy mới và hiện đại được nhập về khá
nhiều. Do đó đặt ra một vấn đề phải nắm bắt được công nghệ của các loại máy đó, hiểu
và sử dụng được nó, phát huy được hết hiệu quả của nó.


Hiện nay các loại xe thi công sơn vạch kẻ đường hiện đại có tính năng kỹ thuật tốt,
hiệu quả sử dụng cao được nhập về nước ta từ các hãng nổi tiếng như: Graco (Mỹ),…
1.1.3. Những điều kiện thực tại của xe vạch kẻ đường hiện nay ở Việt
Nam và trên thế giới
Trên thế giới, đặc biệt là các nước có trình độ phát triển cao, giao thông được ví như
một nguồn sống chủ yếu của nước đó, bởi có nhiều đường sá thì hàng hoá sẽ được lưu
thông nhanh, đặc biệt là trên các tuyến đường phải có những vạch phân làng cho xe
chạy, bởi vì phải phân làn thì phương tiện tham gia giao thông mới có thể thông suốt
nhanh được, tiết kiệm được thời gia vận chuyển. Vì vậy vạch kẻ đường ở các nước
phát triển có một vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần phát triển đất nước và
đặc biệt hơn là họ đã sản xuất ra những chiếc xe kẻ vạch đường tân tiến hơn trước. Với
một người công nhân họ có thể điều khiển phương tiện kẻ vạch trong một quãng
đường thi công dài mà không cần dùng nhiều sức lực giúp hạn chế một lượng lớn số
người công nhân cùng tham gia thi công trên một tuyến đường.
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam xu hướng hội nhập vẫn còn hạn chế. Các nhà đầu tư
chưa chú trọng lớn đến vấn đề kẻ vạch đường giao thông, chỉ biết chú trọng đến đồng
tiền. Vẫn bỏ ra một lượng lớn công nhân cùng thi công trên một tuyến đường thay vì
so với các nước phát triển. Họ đã không cập nhật liên tục về loại các loại máy thi công
mới nhất, nếu có cập nhật thì các nhà đầu tư không dám chắc sử dụng máy móc thiết

bị tân tiến đó.
1.1.4. Phân loại các loại máy sơn vạch kẻ đường
Hiện nay số lượng và chủng loại xe kẻ vạch đường ở nước ta khá nhiều nên việc
phân loại để quản lý nó cũng quan trọng. Xe kẻ vạch đường đang sử dụng ở nước ta
hiện nay chủ yếu là của các hãng như: Trung Quốc, Mỹ, Malaysia,… với chủng loại
rất đa dạng và phong phú.
• Xe kẻ vạch đường thường được phân loại theo cơ cấu di chuyển, cơ cấu điều khiển,
kết cấu của bộ phận công tác, …
 Phân loại theo cơ cấu di chuyển: có hai loại
- Xe kẻ vạch dùng cơ cấu đẩy: được dùng chủ yếu trong các trường hợp như: tốc
độ di chuyển chậm, hay phải di chuyển, quãng đường thi công ngắn, làm việc ở
những nơi có khối lượng công việc không tập trung, giá thành vừa phải cho nên
được sử dụng rộng rãi.
- Xe kẻ vạch dùng cơ cấu điều khiển: sử dụng cho quãng đường thi công dài, tốc
độ di chuyển nhanh, làm việc ở những nơi có khối lượng công việc tập trung
lớn, những nơi thi công nhỏ hẹp. Tuy nhiên giá thành sản xuất xe khá cao nên
hầu như điều kiện đưa vào sử dụng thi công thấp.
 Phân loại theo cơ cấu điều khiển: có hai loại
- Điều khiển bằng cáp: sử dụng cáp để điều khiển bộ phận công tác làm việc theo
yêu cầu làm việc.
- Điều khiển bằng tay: trực tiếp điều khiển bộ phận công tác thông qua cần kéo,
đẩy phù hợp với yêu cầu làm việc.


 Phân loại theo kết cấu bộ phận công tác:
Bộ phận công tác dùng súng phun sơn: súng phun được dùng để phun sơn ra từ
thùng chứa nhiên liệu thống qua hệ thống bơm tạo áp suất để phun sơn lên bề
mặt đường thi công.
- Bộ phận công tác dùng cơ cấu in: sơn được đưa vào bàn in, thực hiện quá trình
in thi công kẻ vạch trên mặt đường thông qua nguyên lý ép và ma sát.

• Công dụng.
Xe kẻ vạch đa năng là một loại xe quan trọng, giúp đỡ chúng ta trong quá trình thi
công kẻ vạch tạo ra những vạch đường phân làn cho phương tiện lưu thông, tránh được
nhiều tai nạn, an toàn cho người tham gia giao thông. Bên cạnh đó thì việc cắt đường
cũng đóng một vai trò quan trọng không kém đó là loại bỏ những đoạn đường hư hỏng
nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
Xe đa năng có thể thực hiện một số công việc sau:
- Tiến hành kẻ vạch đường để phân làn giao thông.
- Định vị tim đường để phân vạch.
1.2. Những đặc điểm của xe đa năng thi công vạch kẻ đường
1.2.1. Đặc điểm của xe thi công sơn vạch kẻ đường
Xe thi công vạch kẻ đường là một loại xe đã được cải tiến từ những loại xe cũ nhằm
tạo ra những hiệu quả và năng suất thi công tốt nhất. Đảm bảo quá trình thi công được
xảy ra liên tục không bị gián đoạn, hạn chế tối đa những yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình kẻ vạch.
Khi nói đến của xe kẻ vạch thì sẽ có một số đặc điểm chính:
-

- Hiểu quả thi công cao.
- Năng suất thi công lớn.
- Đảm bảo quãng đường thi công dài.
- Qúa trình nấu chảy nguyên liệu.
1.2.2. Các giai đoạn thi công vạch kẻ đường
1.2.2.1. Chuẩn bị bề mặt thi công
Làm bề mặt, loại bỏ bụi, dầu mỡ và các chất bẩn khác bằng khí nén, chổi máy hoặc
chổi quét thủ công.
Làm sạch các lớp sơn đã sơn trước đây bám dính yếu có khả năng bong tróc bằng
dụng cụ đục mài và máy chuyên dụng.
a/ Bề mặt phải khô :
- Không được thi công sơn nhiệt dẻo khi hơi ẩm vẫn còn trên bề mặt. Hơi ẩm là yếu

tố có hại đối với sự bám dính của sơn với mặt đường.
- Thời gian chờ sau khi ngừng mưa là 24 giờ đối với bề mặt bê tông và sau 12 giờ
đối với bề mặt nhựa đường.
- Nên kiểm tra hàm ẩm đường bằng máy chuyên dụng.


b/ Nhiệt độ môi trường:
Sơn nhiệt dẻo không nên thi công nếu nhiệt độ không khí dưới 12.8°C và nhiệt độ
bề mặt dưới 10°C. Việc thi công cũng không nên diễn ra nếu có gió lạnh dưới 7.2°C.
Nếu nhiệt độ không đúng sẽ gây ảnh hưởng đến độ bám dính.
1.2.2.2. Thi công sơn lót
- Trên bề mặt có lớp sơn cũ bị phồng rộp thì phải xử lý bằng dụng cụ chuyên dụng
trước khi tiến hành thi công sơn lót.
- Nếu bề mặt sơn đường cũ có không có chỗ phồng rộp thì có thể thi công sơn lót
trực tiếp lên bề mặt sơn cũ.
- Lớp lót phải thật khô rồi mới thi công sơn nóng, nếu thi công khi sơn lót còn ướt,
sơn sẽ bị bốc cháy.
- Đối với đường mới nhưng quá bẩn, nên dùng sơn lót để tăng độ bám dính.
- Định mức: 200g/m2.
- Dùng chổi cọ, rulo để thi công sơn lót .
- Lớp sơn lót phải thấm sâu vào toàn bộ các vết lõm trên bề mặt đường.
- Quá trình sơn phải đảm bảo kỹ thuật, lớp sơn lót phải có chiều rộng lớn hơn chiều
rộng của lớp sơn phủ nóng tiếp theo.
1.2.2.3. Thi công sơn Hotmelt
a/ Đun sơn
- Nồi lớn có thể tích 20kg/lần.
- Đổ sơn vào 30% thể tích nồi. Khi bột chuyển dần thành dạng lỏng thì thêm từ từ
và khuấy liên tục đến khi nhiệt độ đạt 204°C hoặc 177°C. Xác định nhiệt độ bằng cách
sử dụng nhiệt kế.
- Phải thi công trong 30 phút sau khi nhiệt độ đạt 204°C hoặc 177°C

- Cho tiếp sơn vào nồi nấu khi lượng sơn trong thùng còn 1/3.
- Ngưng khuấy khi nhiệt độ giảm xuống dưới 157°C, không đun nóng khi lượng sơn
trong nồi còn quá ít và đun lâu sơn sẽ bị cháy và chuyển mày sơn.
- Sau khi sơn đạt yêu cầu, chuyển sang thi công.
b/ Thi công
- Nồi nấu và cơ cấu in phải được vệ sinh sạch trước khi thi công.
- Cơ cấu in phải được điều chỉnh độ dày theo đúng yêu cầu kỹ thuật thi công.


- Khi chảy hoàn toàn, sơn sẽ đi qua hệ thống lưới lọc và chảy vào cơ cấu in, tại đây
sơn được bảo tồn ở nhiệt độ tối thiểu. Từ bộ phận cơ cấu in, sơn được ép trải lên bề
mặt đường.
- Thi công có rắc thêm hạt phản quang, phải đồng bộ và trải đều. Hạt phải rắc ngay
khi sơn và ngập sâu 60% trên bề mặt sơn.
Lưu ý:
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công.
- Tại hiện trường thi công, phải lắp đặt hàng rào chắn, biển báo, đèn tín hiệu với
khoảng cách an toàn đủ xa để lưu ý xe cộ qua lại.
- Trong quá trình thi công, công nhân phải mang tất cả các vật dụng bảo hộ an toàn
cần thiết như: kính, găng tay chịu nhiệt, tạp dề, giày an toàn, mặt nạ, kính che mắt, áo
phản quang và các thiết bị bảo hộ khác.
- Luôn giữ một thùng đá lạnh và thuốc trị phỏng cấp thời theo bên mình khi làm
việc, trong trường hợp sơn nhiệt dẻo dính vào cơ thể thì dùng đá làm lạnh ngay vùng
bị phỏng.
- Nhiệt độ không thấp hơn 2040C cho phun mỏng và 177°C trãi dày, không được
cao quá 227°C.
- Nếu phun dày, hạ nhiệt độ xuống 177°C – 191°C.
- Thời gian đun tối đa là 6 giờ, bao gồm cả thời gian trong các nồi chuyển tiếp.
- Phải khuấy liên tục trong quá trình thi công.
- Chỉ nấu lại 3 lần. Nếu nhiều hơn số lần cho phép, sơn sẽ biến từ màu trắng thành

màu kem và thành màu cỏ úa.
- Nồi nấu luôn phải đậy kín.
- Phải vệ sinh nồi nấu khi bị cháy, tránh đun nóng nồi có chứa lượng nhỏ sơn nhiệt
dẻo quá lâu để tránh trường hợp sơn chuyển màu do bị than hóa.
- Sau khi thi công xong, sơn thừa phải xả bỏ vào tấm tôn để nguội, không được để
trong xe ép sơn. Sau đó đập nhỏ và tận dụng lại.
Chương 2 : QUÁ TRÌNH CHẾ TẠO MÔ HÌNH XE ĐA NĂNG
2.1 Giai đoạn chuẩn bị vật liệu, phương pháp gia công các chi tiết.
2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị vật liệu


Vật liệu

Loại

Sắt
Sắt
Sắt
Sắt
Thùng
Bánh xe

u
v
Hộp
Tấm
inox
Lốp hơi,
đúc


Trục bánh
xe
Trục
thùng sơn
Ổ bi
Dây đai

Chiều dài Chiều cao Chiều dày
x rộng
(cm)
(cm)
(cm)
280
0,3
1200
0,2
500
0,2
100 x 100
0,3
40
0,1

Đường kính
(Ø)

Số lượng

40
35, 15


1
1
1
2
1
5

55

20

2

35

20

1

20/42

11

B40, B30

2

Trục,gối
đỡ

Hình
thang

Bảng 2.1. Một số chi tiết chính cần sử dụng trong quá trình chế tạo mô hình.

2.1.2.Phương pháp gia công các chi tiết của các hệ thống trên xe kẻ
vạch đường
Trong việc chế tạo mô hình này chúng em đã sử dụng một số phương pháp gia công
để tạo nên các chi tiết trong hệ thống kẻ vạch đường:
- Phương pháp hàn điện.
- Phương pháp gò thủ công.
- Tạo nên các mối liên kết bu lông, vít cấy nhờ phương pháp khoan.
- Phương pháp gia công cắt gọt các nguyên vật liệu.

2.2 Quy trình chế tạo các chi tiết chính trên xe
2.2.1 Quy trình chế tạo khung sườn
T
T

NỘI DUNG

HÌNH VẼ MINH HỌA

DỤNG
CỤ

YÊU CẦU
KỸ
THUẬT



1

2

3

- Chuẩn bị
phôi : chuẩn bị
thép u có độ
dày 3mm, sắt
v 2mm , sắt
hộp 0,25 mm,
sắt tấm
0,45mm
- Đọc bản vẽ.
- Cắt đúng
kích thước
như bản vẽ
thiết kế.
Gá đính kết
cấu:
- Tạo mặt
phẳng cần
thiết trước khi
hàn.
- Đính hai đầu
và kích thước
mối đính là
50mm.

- Kiểm tra tất
cả các mối
đính và khắc
phục khuyết
tật ( nếu có ).
Tiến hành quá
trình gia công:
- Tiến hành
hàn các mối
hàn của kết
cấu sau khi đã
gá đính.
- Hàn theo thứ
thứ tự đường
hàn, khi hàn
phải bố trí các
đường hàn
ngược chiều
nhau để giảm
ứng suất và
biến dạng.
- Sau khi hàn
song tiến hành
làm sạch.

- Thước
lá, thước
dây,
thước
góc.

- Máy cắt
sắt.
- Máy cắt
bosch.
- Trang
thiết bị
bảo hộ.

- Các thiết
bị hoạt
động tốt.
- Phôi đảm
bảo đúng
kích thước.
- Làm cho
phôi thẳng,
phẳng, làm
sạch.

- Máy
hàn .
- Búa.
- Máy
mài.
- Trang
thiết bị
bảo hộ.

- Mối đính
đảm bảo

kích thước
độ bền.
- Liên kết
sau khi gá
đính không
được cong,
vênh, lệch
mép, đảm
bảo kích
thước đúng
yêu cầu.

- Máy
hàn .
- Búa.
- Que
hàn E308
có đường
kính d=
2.6mm
va d =
3.2mm.
- Trang
thiết bị
bảo hộ.

- Hàn
đúng trình
tự các
đường hàn.

- Các
đường hàn
phải đảm
bảo yếu tố
kỹ thuật.
- Sau khi
hàn song
phải kiểm
tra lại mối
hàn và kích
thước.
- Đảm bảo
an toàn cho
người và
trang thiết
bị.


4

Kiểm tra toàn
bộ sản phẩm :
- Đánh sạch xỉ
và kim loại
bắn tóe.
- Kiểm tra và
khắc phục
khuyết tật
( nếu có).


- Kiểm tra các
mối liên kết có
đảm bảo.
- Kiểm tra sự
ổn định của
khung sườn,
cũng như là
khả năng chịu
tải trọng

- Thước
lá, thước
dây.
- Búa gõ
xỉ, bàn
trải sắt.
- Trang
thiết bị
bảo hộ
lao động.
- Dụng
cụ
chuyên
dụng.

- Đảm bảo
đúng kích
thước và
yêu cầu kỹ
thuật.

- Đo đạc và
kiểm tra
các bộ
phận.
- Đảm bảo
các cơ cấu
luôn giữ sự
ổn định khi
chuyển
động.

2.2.2. Bộ phận chứa và cung cấp nhiên liệu cho việc kẻ vạch
Bộ phận chứa và cung cấp nhiên liệu gồm 2 bộ phận: Thùng chứa sơn và bàn in ( hay
bộ phận công tác ).
2.2.2.1 Thùng chứa sơn.
Thùng chứa sơn có 2 chức năng chính là chứa sơn và cung cấp sơn cho bộ phận
công tác để thực hiện quá trình kẻ vạch. Ngoài 2 chức năng chính đo thùng chứa còn
có 2 công tác là khoáy sơn để sơn được hòa trộn đều và là nơi được dùng để nấu sơn.
Với các chức năng đó thùng chứa được làm từ loại vật liệu là inox trắng dày 1 mm.
Dựa vào các đặc tính và độ dày của vật liệu thì thùng hoàn toàn có thể chịu được trọng
lực từ sơn trong thùng, lực khoáy thừ trục khoáy và các thể chịu được nhiệt độ cao
trong quá trình nấu sơn để sơn trong thùng đủ nhiệt độ công tác.
Yêu cầu về độ tròn và độ kín cao nên thùng được làm từ người thợ có tay nghề cao.
Phương pháp được sử dụng để chế tạo thùng chứa là gò kết hợp cùng hàn gió đá.
Nắp thùng được chế tạo một cách đặt biệt. Với 2 phần nữa nắp hai bên, ở giữa là
thanh sắt. Thanh sắt với chức năng là phần gá đỡ cho trục khoáy. Hai nữa nắp hai bên
được gắn với thanh sắt đỡ bằng 4 bản lề được chia đều.
Trục khoáy sau khi đươc chế tạo bên ngoài thì được lắp vào thùng với bi ở chính
giữa đáy thùng để trục khoáy xoay dễ dàng hơn. Ở bên trên nắp thì thanh sắt được
khoan lỗ lớn nằm ở chính giữa và được lắp ổ bi và đầu trục khoáy được lắp vào đây.

Ở một bên thùng được tạo 1 cửa với kích thước 10x7 cm. Cửa này có rãnh hai bên
để đóng mở và thay đổi lưu lượng sơn cung cấp cho bộ phận công tác khi cần.


A-A

Hình 2.1. Hình ảnh mặt cắt thùng chứa nguyên liệu sau khi gia công.

A

A

2.2.2.2. Bộ phận công tác ( bàn in ).
Bàn in với chức năng là bộ phận công tác chính của xe. Là nơi thực hiện quá trình
kẻ vạch đường. Nên quá trình chế tạo phải được hiện một cách cẩn thận và chính xác.
Sau khi chế tạo sau khung chính với kích thước….. tạo nên hình hộp chữ nhật để
chứa sơn từ thùng chứa nhiên liệu. Sau đó tiến hành làm cửa ra , với chức năng hạn
chế và điều chỉnh dòng lưu lượng chảy của sơn từ trong khung chính ra đến miệng bàn
in. Cửa ra được làm theo cơ cấu lõ xo bật khi mở ra thì dùng lực đẩy cần về một bên
khi muốn đóng lại thì thả tay thì của sẽ tự đóng lại.
Sau khi hoàn thành cửa ra thì tiếp theo là hàn miệng ra cửa bàn in được chế tạo sẵn
và khung chính.
Công đoạn cuối cùng để hoàn thành bàn in đó là việc chế tạo hai cửa ngắt sơn ở đầu
miệng bàn in. Cửa ngắt sơn số 1 được làm từ 1 miếng thép hình chữ nhật được đặt
nằm ngang, việc đóng mở cũng được chế tạo theo cơ cấu lò xo bật giống với cửa ra.
Cửa ngắt số 2 cũng sử dụng lò xo, nhưng được gắn vào cây sắt kéo lên sẽ mở, thả ra sẽ
đóng.

Hình 2.2. Cơ cấu in sau quá trình chế tạo.



2.2.3. Thiết kế hệ thống cung cấp năng lượng cho quá trình hoạt động của xe.
Hệ thống cung cấp năng lượng cho xe gồm 2 bộ phận: Máy phát điện và bộ hạ điện
áp.
Máy phát điện được đặt sau thùng chứa sơn. Trước khi đặt máy phát điện vào thì
dưới khung được đặt 1 lớp xu dày với chức năng là là hạn chế độ rung từ máy phát
điên ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong xe. Sau khi đặt máy phát điện vào ta sử
dụng các chân chữ U giữ chân của máy phát điện được lắp chặt với khung sườn
Bộ hạ điện áp được lắp bên trên máy phát điện, được lắp chặt với khung sườn bằng
các bu lông, và được đặt gần đầu ra của máy phát điện.

Hình 2.3. Bộ phận tạo nhiệt cung cấp năng lượng cho quá trình nấu

2.3. Công đoạn lắp rắp các bộ phận, chi tiết khung sườn.
2.3.1. Khung trước.
Sơ đồ lắp ráp:

Hình 2.4. Sơ đồ lắp ráp khung sườn trước.

Các bước thực hiện:
Bước 1: Sau khi khung sườn chính đượ chế tạo thì tiến hanh lắp các bánh xe. Với
hai bánh cố định thì được lắp với khung thông qua hai gối đỡ, bánh dẫn hướng được
siết chặt vòa khung nhờ 4 bu lông.


Bước 2: Máy phát được lắp vào phần khung chữ nhật ngay trước tay lái, được cố
định bằng các cùm chữ U.
Bước 3: Bộ hạ áp được lắp ngay trên máy phát.
Bước 4: Bắt vít cố định đế và đặt hệ thống cung cấp nhiệt vào đế.
Bước 5: Đặt thùng chứa sơn lên trên hệ thống cung cấp nhiệt.

Bước 6: Lắp khung gá và motor khoáy trên thung chứa sơn và thực hiện cho ăn
khớp trục khoáy và motor khoáy bằng bộ truyền xích.
Bước 7: Khung bàn in được lắp với khung chính thông qua 2 bu lông.
Bước 8: Đặt bàn in vào khung theo vị trí của hai thanh đỡ.
Bước 9: Lắp các bộ phận phụ các của xe.
2.3.2. Khung sau.
Sơ đồ lắp ráp:

Hình 2.5. Sơ đồ lắp ráp khung sườn sau.

Các bước thực hiện:
Bước 1: Lắp hai bánh xe vào khung
Bước 2: Lắp gá đỡ motor và cố định bằng 4 bu lông.
Bước 3: Đặt motor lên gá đỡ và siết ốc cô định.
Bước 4: Bắt vít cố định ghế ngồi lên khung.
Sau khi thực hiện các công việc lắp ráp các chi tiết lên khung. Thì thực hiện công
việc nối hai khung lại bằng chốt, thông qua các ổ bi.
2.4. Giai đoạn cho xe chạy thử nghiệm, xem xét đánh giá và bổ sung sữa chữa.
Sau khi hoàn thành việc chế tạo, lắp ráp toàn bộ khung sườ và các bộ phận, chi tiết
của xe. Tiến hành đưa xe vào hoạt động thử nghiệm. Vì là quá trình hoạt động thử
nghiệm nên sẽ cho tất cả các bộ phận của xe hoạt động tối đa. Nhằm có thể xem xét
đánh giá và tìm ra các sai sót để điều chỉnh và sữa chữa.
Các tiêu chí đánh giá gồm:
Kiểm tra khi xe hoạt động tối đa công suất thì các bộ phận, chi tiết có được lắp ráp
và cố định chắc chắn không. Nếu không thì xem xét điều chỉnh lại cho chắc chắn.
Khi máy phát điện hoạt động sẽ tạo ra độ rung, tác động lên khung sườn và các bộ
phận khác trên xe. Xem xét lại khâu giảm rung cho máy phát có hiệu quả không. Nếu
không thì thực hiện thêm các biệ pháp giảm rung.
Hệ thống cung cấp nhiệt có cung cấp đủ nhiệt cho quá trình nấu không. Nếu vẫn
xảy ra hiện tượng bị tản nhiệt lớn thì tăng thêm độ kín cho hệ thống.



Khi motor khoáy hoạt động trục khoáy có bị rơ không, có đủ lực để khoáy trộn
đều sơn không. Nếu chưa đảm bảo thì điều chỉnh.
Trong quá trình công tác, bàn in làm việc có đảm bảo đúng theo yêu cầu ban đầu
đề ra không.
Khớp nối giữa hai khung có đảm bảo cho việc đánh lái dễ dàng và truyền động từ
motor đẩy ở khung sau không.
Dựa trên các tiêu chí trên để thực hiện việc đánh giá quá trình hoạt động của xe có
ổn định không. Và xem xét, bổ sung, sữa chữa nếu cần.
Chương 3: KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM, LỰA CHỌN CÁC LOẠI NGUYÊN
LIỆU TRÊN THỊ TRƯỜNG SỬ DỤNG CHO QUÁ TRÌNH SƠN VẠCH
3.1. Giới thiệu về các loại sơn kẻ vạch đường
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại sơn vạch với nhiều mẫu mã khác nhau,
có loại sơn có thể đùng để phun, có loại sơn dùng để nấu, ... Thông qua quá trình khảo
sát thực tế nhóm nghiên cứu đã tìm ra một số loại sơn nhiệt dẻo phục vụ cho nhu cầu
kẻ vạch đường.
Một số loại sơn kẻ vạch:
 Sơn nhiệt dẻo hotmelt-kova.
- Sơn Hotmelt là loại sơn giao thông có độ bám dính cực cao được dùng để kể len
đường và dải phân cách trong hệ thống đường giao thông.
- Sơn cực trắng, có độ sáng và độ phản quang tốt.
- Sơn Hotmelt dạng bột được sử dụng khi nấu chảy ở nhiệt độ 180°C – 200°C và được
ép ra thành vạch sơn trên đường với cường độ và độ dày nhất định.
- Sơn khô nhanh giúp giảm thời gian giải phóng mặt đường sau khi thi công.
- Có thể tạo nên độ dày mong muốn như thi công sơn gờ giảm tốc ở khu vực nguy
hiểm.
- Trước khi thi công Sơn Nhiệt Dẻo (Hotmelt) KOVA, bề mặt thi công phải được phủ
1 lớp Sơn Lót KL-M. Sơn lót KL-M được tổng hợp từ các loại nhựa thiên nhiên, nhựa
tổng hợp có gốc Hydrocarbon. Sơn có tác dụng tăng độ bám dính cho Sơn Nhiệt Dẻo

(Hotmelt) KOVA.


Hình 3.1. Bề mặt sơn nhiệt dẻo sau khi đã thi công.

Tiêu chí
Màu sắc
Độ kháng chảy (Độ chảy trung bình,% đo
ở 400C)
Độ phát sáng
Thời gian khô (Nhiệt độ 32 ± 20C, độ
dày 2mm)
Độ bền nhiệt (Độ phát sáng đo được sau
khi duy trì vật liệu ở 2000C trong 6 giờ)
Độ mài mòn (Khối lượng hao hụt do mài
mòn sau 500 vòng mài mòn dưới tải
trọng 1kg)
Độ bám dính
Hàm lượng hạt thủy tinh
Hàm lượng chất tạo màng

Thông số kỹ thuật
Màu vàng Y12
7,2%
50,1%
1,25 phút
45,6%
0,194 gr
1,27 Mpa
20,09%

18,24%

Bảng 3.1. Bảng thông số kỹ thuật của sơn hotmelt-kova.
 Sơn nhiệt dẻo của hãng Synthetic Hot Melt Road Marking Co.,Ltd.

Vật liệu dẻo nhiệt kẻ vạch đường SYNTHETIC dạng bột chất lượng cao theo tiêu
chuẩn BS 3262 được cấu thành từ bột nguyên sinh an-pha-tic hydro-các bon dẻo hoá
cùng dầu khoáng, bột màu chịu nhiệt cùng các hạt bi thuỷ tinh phản quang được trộn
sẵn các phụ gia và chất độn calcided trắng.
Bột Synthetic dễ nung chảy và dễ dàng áp dụng lên bề mặt bê tông cũng như
asphalt bằng phương pháp cán trải hoặc phun áp lực để tạo nên những vạch kẻ đường
có độ bền màu cao với độ kết dính hoàn hảo, khả năng chống trượt và hệ số phản
quang cao.
Màu
Trắng
Vàng
Chỉ tiêu
Tỷ trọng
2.00
2.00
Điểm chảy
99°C - 105°C
101°C - 106°C


Điểm phát sáng
Thời gian khô
Độ kháng chảy
Độ lắng đọng
Chống trượt

Hệ số phát sáng

Lớn hơn 240°C
3 Phút ở 32°C
Nhỏ hơn 4%
Không (Sau 2 giờ, tại
200°C )
Lớn hơn 60
Lớn hơn 75

Lớn hơn 240°C
3 Phút ở 32°C
Nhỏ hơn 4%
Không (Sau 2 giờ, tại 200°C )
Lớn hơn 60
Lớn hơn 50

Bảng 3.2. Bảng thông số kỹ thuật của sơn nhiệt dẻo của hãng Synthetic Hot Melt Road Marking
Co.,Ltd.
 Sơn giao thông nhiệt dẻo phản quang DPI.

DPI THERMOPLASTIC ROADLINER (SƠN PHẲNG) được sản xuất theo tiêu
chuẩn BS3262, trên cơ sở gốc nhựa tổng hợp hydrocacbon, bột màu trắng titan
dioxide, vàng crômat, bột phụ trợ kết hợp với bi phản quang tạo hiệu quả phản xạ cao
khi có nguồn sáng chiếu vào. Sơn khô nhanh, có độ bền trượt cao, chịu mài mòn, chịu
hoá chất, xăng dầu, chịu thời tiết tốt, không độc hại với người thi công và môi trường,
được sử dụng để sơn các dải phân cách, chỉ giới tạo độ an toàn cho các phương tiện
tham gia giao thông.
Sản phẩm đã được sử dụng tại các nước Malaysia, Trung Đông, Thái Lan, Trung
Quốc,... và trên các quốc lộ 1, 18, 5, 39, 14, đường HCM ... tại Việt Nam.

Tiêu chí
Loại sơn.
Lĩnh vực áp dụng.
Màu sắc.
Độ phủ lý thuyết (tại độ
dày 1,5 - 2 mm).
Phủ bi phản quang
Thời gian khô (tại độ
dày1,5 - 2mm)
Nhiệt độ thi công
Nhiệt độ an toàn tối đa

Thông số kỹ thuật
Gốc nhựa tổng hợp hydrocacbon
Sơn giải phân cách, chỉ giới giao thông trên nền đường
beton, beton asphalt ...
Trắng, vàng.
3,0 - 4,0 kg/m2
0,3 - 0,5 kg/m2
Nhiệt độ: 20°C - 30°C Khô bề mặt: 1-3 phút 3-5 phút
Nhiệt độ thi công: 185 + 15°C
230°C

Bảng 3.3. Bảng thông số kỹ thuật của loại sơn DPI.

3.2. Ưu nhược điểm các loại dung dịch
Mỗi loại sơn đều có những tính chất riêng của nó. Tuỳ thuộc vào điều kiện sử dụng
trên các mặt đường khác nhau mà mỗi loại sơn đều có những tính chất riêng biệt mà
các nhà sản xuất đã tạo ra loại sơn đó. Tuy nhiên chúng đều có mục đích giống nhau là
giúp cho người tham gia giao thông nhận biết được làn đường và giữ an toàn, trật tự

khi tham gia giao thông. Sơn nhiệt dẻo có một số ưu điểm đáng chú ý là:
- Khả năng kết dính tốt
- Độ bền và ổn định nhiệt tốt.
- Quan sát rõ cả ngày lẫn đêm.


- An toàn cho môi trường.
- Độ chống trượt cao.
- Nhanh khô.
- Độ cứng và chống lão hóa tốt.
- Chi phí thấp.
- Chống hoà tan với nhựa trãi đường.
- Dễ nhận biết ngay cả khi trời tiết xấu.
- Khả năng che lấp tuyệt vời.
- Chống trơn trượt.
Không phải loại sơn nào cũng có ưu điểm song vẫn tồn tại bên cạnh đó là những
khuyết điểm nhằm hạn chế việc kẻ vạch đường:
- Sơn nhanh khô.
- Sơn phải được trộn đều trước khi đưa vào thùng sơn.
- Cần phải duy trì lượng nhiệt ổn định.
3.4. Đánh giá và chọn lựa loại dung dịch phù hợp
Sau quá trình kiểm nghiệm và khảo sát thực tế nhóm đã quyết định chọn loại sơn thi
công là loại sơn hotmelt-kova. Loại sơn này đã đáp ứng được nhiệt độ cần thiết của
mô hình tạo ra. Thông qua bộ biến trở nhiệt thì nhiệt độ cung cấp phục vụ cho thùng
chứa nguyên liệu khá cao.
Sơn Hotmelt là loại sơn giao thông có độ bám dính cực cao được dùng để kể len
đường và dải phân cách trong hệ thống đường giao thông.
Sơn cực trắng. Có độ sáng và độ phản quang tốt.
Sơn Hotmelt dạng bột được sử dụng khi nấu chảy ở nhiệt độ 180oC – 200oC và
được ép ra thành vạch sơn trên đường với cường độ và độ dày nhất định.

Sơn khô nhanh giúp giảm thời gian giải phóng mặt đường sau khi thi công.
Có thể tạo nên độ dày mong muốn như thi công sơn gờ giảm tốc ở khu vực nguy
hiểm.
Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, và các nước châu Âu, qua tổng kết hệ sơn giao
thông vạch phân làn xe và sơn gờ làm giảm tốc độ có thể làm giảm đến 60% tai nạn.
Sơn có thể được thi công kèm theo hạt phản quang để nhận thấy rõ vào ban đêm lúc
trời mưa tăng tầm nhìn cho lái xe.


Hình 3.2. Hình ảnh về loại sơn nhiệt dẻo.

Chương 4: KIỂM NGHIỆM GIỮA THỰC TẾ VÀ LÝ THUYẾT VỀ MẶT
THIẾT KẾ TỔNG THỂ XE SƠN VẠCH KẺ ĐƯỜNG DÙNG CƠ CẤU IN
4.1. Các thông số của xe
a. Khung trước:

Hình 4.1. Khung trước.
Khung chính: 900x500 mm.
Khung thùng sơn : Chân: 4 x 298 mm.
Vành giữ: 2 x Ø402 mm.
Bánh xe : Đường kính: 2 x Ø467mm x 70mm.


Trọng lượng: 2kg.
Bánh dẫn hướng: Đường kính : Ø130* 35 mm.
Tải trọng : 280 kg.
Tổng chiều cao : 172 mm.
Kích thước : 110* 110 mm.
Kích thước lỗ bắt bu lông : 90* 90 mm.
Khung phụ: 2 x 400mm x 500mm.

Trục lái, trục bánh xe: Ø20mm
b. Khung sau.

Hình 4.2. Khung sau.
Khung chính: 400mm x 350mm.
Khớp nối: 2 x 263mm.
Ổ bi khớp nối: Ø21mm.
Bánh xe: Đường kính: 2 x Ø467mm x 70mm; Trọng lượng: 2kg.
Trục bánh xe: Ø20mm.
Giá đỡ mô tơ: 120mm x 124mm, 68mm x 120mm.
c. Khung bàn in.


Hình 4.3. Khung bàn in.
Khung chính: Nữa trên: 385mm x 175mm x 2.
Nữa dưới: 120mm x 350 mm x 2.
Thanh nối: 230mm x 4.
Khung gá bánh xe: 175mm x 180mm.
Bánh xe: Đường kính: Ø70mm x 40mm.
Tải trọng: 180kg.
Tổng chiều cao: 164mm.
d. Thùng chứa sơn:

Hình 4.4. Thùng chứa sơn.
Thùng sơn: Ø670mm x 970mm.
Máng sơn: 150mm x 210mm x 150mm.


Cửa mở sơn: 230mm x 220mm.
e. Bàn in.


Hình 4.5. Bàn in.
Bụng chứa sơn: 10mm x 10mm x 20mm.
Miệng sơn ra: 40mm x 80mm.
Trục cửa mở miệng sơn ra: Ø6mm.
f. Động cơ máy nổ Diesel và mô tơ di chuyển.

Động cơ xe đạp điện 3 pha.
Loại động cơ: D4 – Đông phong.
Xuất xứ: Trung Quốc.

Hình 4.6. Máy nổ D4

Kiểu động cơ: 1 Piston.
Công suất:4 HP.
Số vòng quay: 1500 vòng/phút.

Công suất 350W.
Điệp áp 48V
– 20Ah.
Hình 4.7.
Mô tơ điện.
Điện áp cung cấp 220W – 50Hz.


4.2. Kháo sát một số trọng lực tiêu biểu trên xe
Theo khảo sát mô hình thì phần lớn lực xuất hiện trên toàn xe là trọng lực từ các bộ
phận chi tiết tác dụng lên khung sườn. ngoài ra còn một vài lực khác như lực được tạo
ra từ độ rung của máy nổ khi hoạt động, lực đạp phanh, lực từ bàn cắt... Nhưng trong
phần này chỉ nêu một lưc tiêu biểu. Việc khảo sát, tính toán và xác định các lực xuất

hiện trên xe rất quan trọng, nhằm tính toán sức bền cho toàn bộ xe.
Để tính toán được trọng lực xuất hiện trên xe ta sử dụng công thức P = 10 x m.
4.2.1. Khung trước

Hình 4.8. Vị trí tác dụng của các trọng lực lên khung trước.
Trọng lực từ bộ phận phát điện:
Trọng lực máy nổ: Khối lượng 45kg. P = 10 x 45 = 450N.
Trọng lực mô tơ phát điện: Khối lượng 15kg. P = 10 x 15 = 150N.
Trọng lực mâm nhiệt và thùng chứa sơn: Tổng khối lượng 10kg. P = 10 x 10 = 100N.


Trọng lực từ hệ thống khung và in: Tổng khối lượng 15kg . Nhưng vì có bánh xe riêng
và chỉ gá một bên vào khung chính nên trọng lực khung chính phải chịu là ½ tổng khối
lượng của hệ thống. P = 15/2 x 10 = 75N.
4.2.2. Khung sau

Hình 4.9. Vị trí tác dụng của trọng lực lên khung sau.
Trọng lực từ mô tơ điện: Khối lượng 17kg. P = 10 x 17 =170N.
Trọng lực người điều khiển. Khối lượng người điều khiển 45 70 Kg. Nên trọng lực sẽ
dao động trọng khoảng 450 700 N.
Chương 5: KHẢO SÁT VÀ KIỂM TRA NHIỆT ĐỘ CUNG CẤP CHO QUÁ
TRÌNH NẤU
5.1. Khảo sát nhiệt độ của các loại sơn nhiệt dẻo
5.1.1. Sơn nhiệt dẻo hotmelt-kova
Sơn Hotmelt dạng bột được sử dụng khi nấu chảy ở nhiệt độ 180 – 200 và được ép
ra thành vạch sơn trên đường với cường độ và độ dày nhất định.
Được chia thành 3 loại với 3 tiêu chuẩn khác nhau
a) Sơn hotmelt theo TCVN

Tên tiêu chí

Mầu sắc: Vàng
Thời gian khô ( Nhiệt độ
32 , độ dày 2mm )
Nhiệt độ hóa mềm
Độ kháng chảy ( Độ chảy
trung bình, % đo ở 40
Khối lượng riêng

Kết quả
Y12
1,25 phút

Yêu cầu kĩ thuật
Y12÷Y14
2 phút

97
7,2%

85
10%

2,06g/ml

0,05g/ml


Bảng 5.1. Thông số kỹ thuật sơn Sơn hotmelt theo TCVN.
b) Sơn nhiệt dẻo theo tiêu chuẩn JIS


Được sử dụng cho các đường cao tốc, đường liên tỉnh… Áp dụng cho mọi bề mặt
bê tông, nhựa đường cũ hoặc mới.
Phù hợp với khí hậu Việt Nam, ở những vùng nóng sơn không bị biến dạng.
Thông số kỹ thuật:
Tên tiêu chí
Thời gian khô (32
Nhiệt độ chảy mềm
Độ phát sáng

Kết quả
1,5 phút
100
79,2%

Yêu cầu ký thuật
3
80
75%

Bảng 5.2. thông số kỹ thuật sơn hotmelt nhiệt dẻo theo tiêu chuẩn JIS.

5.1.2. Sơn nhiệt dẻo của hãng Synthetic Hot Melt Road Marking Co.,Ltd.
Màu
Điểm chảy
Điểm phát sáng
Thời gian khô

Trắng
99°C - 105°C
Lớn hơn 240°C

3 Phút ở 32°C

Vàng
101°C - 106°C
Lớn hơn 240°C
3 Phút ở 32°C

Bảng 5.3. Thông số sơn nhiệt dẻo của hãng Synthetic Hot Melt Road Marking Co.,Ltd.

5.1.3. Sơn giao thông nhiệt dẻo phản quang DPI
Là loại sơn gốc nhựa tổng hợp hydrocacbon. Được sử dụng để sơn giải phân cách,
chỉ giới giao thông trên nền đường bê tông, nhựa đường….
Nhiệt độ thi công
Thời gian khô ( tại độ dày 1,5 – 2 mm )

185°C , tối đa 200°C
20°C
30°C
1 – 3 phút
3 – 5 phút

Bảng 5.4. Thông số sơn nhiệt dẻo phản quang DPI.

Từ việc khảo sát các loại sơn vạch kẻ đường trên thị trường ta có thể thấy được rằng
nhiệt độ nóng chảy và có thể thi công của từng loại sơn là khác nhau.
Nhưng để mô hình có thể thích ứng và thi công với nhiều loại sơn khác nhau tùy
theo yêu cầu của nhà thi công thì hệ thông cung cấp nhiệt sẽ được điều chỉnh nhiệt độ
cho từng loại sơn khác nhau khi cần. Khung nhiệt độ thay đổi : 85°C t 200°C.
5.2. Các bước thực hiện quá trình đo nhiệt độ từ bộ phận nấu sơn.
5.2.1. Sơ đồ khái quát quá trình thực hiện.


Chuẩn bị
các thiết bị
cung cấp
nhiệt cho

Chuẩn bị
dụng cụ đo
nhiệt

Cấp điện cho
dụng cụ đo
nhiệt và hệ
thống cung cấp
nhiệt


Kết luận

Ngừng đo
khi đạt được
nhiệt độ
như mong
muốn

Đo nhiệt độ
bên trong đáy
thùng theo chu
kì 5 phút/ lần


Hình 5.1. Sơ đồ thực hiện quá trình đo nhiệt.

5.2.2. Các bược thực hiện.
Quá trình đo đạt và kiểm tra nhiệt độ của hệ thống cung cấp nhiệt cho quá trinh nấu
sơn được thực hiện với các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hệ thống cung cấp nhiệt và dụng cụ đo nhiệt.
Bước 2: Đo nhiệt độ ban đầu của nồi nấu sơn.
Bước 3: Cấp điện cho hệ thống cung cấp nhiệt.
Bước 4: Đo nhiệt độ của nồi nấu sơn cứ 5 phút 1 lần
Bước 5: Khi nhiệt độ đo được đạt đến khung nhiệt độ cần thiết thì ngưng việc đo
nhiệt.
Bước 6: Tổng kết các kết quả đo được và đáng giá.
5.3. Tổng hợp kết quả và đánh giá.
5.3.1. Kết quả và đánh giá nhiệt độ thu được khi hệ thống không chịu tải.
Nhiệt độ đo được khi cho hệ thống cung cấp nhiệt hoạt động không chịu tải là như
sau:


Thời gian đo
( phút )

0

5

10

15

20


24
26
28

102
120
135

235
240
260

332
350
376

470
475
480

Nhiệt độ
thu được (°C )
Lần đo 1
Lần đo 2
Lần đo 3

Bảng 5.5. Nhiệt độ hệ thống cung cấp nhiệt khi không chịu tải.

Biểu đồ:


Hình 5.2. Biểu đồ nhiệt độ khi hệ thống cung cấp nhiệt không chịu tải.

Nhìn từ những số liệu và biểu đồ ta có thể thấy rằng khi hệ thống cung cấp nhiệt
không chịu tải thì nhiệt độ tăng nhanh và tăng cao.
Tốc độ tăng nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nếu nhiệt độ môi trường cang
cao thì tốc độ tăng nhiệt sẽ tăng nhanh hơn so với khi nhiệt độ môi trương thấp với
cùng một thời gian.
Nhiệt độ từ hệ thống khá cao. Nếu tiếp tục cấp điện cho hệ thống thì theo thời gian
nhiệt độ cũng sẽ tăng theo. Nhưng điều đo là hoàn toàn không nên vì sẽ làm ảnh
hưởng đến tuổi thọ của hệ thống.
5.3.2. Kết quả và đánh giá nhiệt độ thu được khi hệ thống cấp nhiệt chịu
tải.
Sau khi thực hiện quá trình đo nhiệt độ của hệ thống cung cấp nhiệt cho quá trình
nấu sơn. Nhóm đã thu được nhiệt độ thông qua các lần đo như sau:
Thời gian
( phút )
Nhiệt độ
đo được (°C)
Lần đo 1
Lần đo 2
Lần đo 3

0

5

10

15


20

60
87
105
70
92
120
77
105
138
Bảng 5.5 Kết quả đo nhiệt độ thu được.

190
207
220

24
26
28

Biểu đồ:

Hình 5.2.Biểu đồ nhiệt độ đo được khi hệ thống chịu tải.


Theo kết quả nhiệt độ thu được từ hệ thống cung cấp nhiệt cho quá trình nấu sơn.
Ta có thể thấy rõ rằng, nhiệt độ tăng theo thời gian. Ban đầu khi mới cấp điện thì nhiệt
độ tăng nhanh và đều. Nhưng từ phút thứ 10 trở đi nhiệt độ có sự tăng vọt.

Và độ tăng nhiệt độ của đấy thùng cũng khác nhau khi nhiệt độ môi trường khác
nhau. Cụ thể tốc độ tăng nhiệt của thùng sẽ tăng nhanh hơn khi nhiệt độ môi trường ở
mức 28°C so với 24°C.
Ta thấy rằng ban đầu nhiệt độ của đáy thùng sơn chỉ ở nhiệt độ môi trường sau khi
đun 20 phút thì nhiệt độ đã đạt như muốn.
Dựa theo khung nhiệt độ khi thi công của các loại sơn là 85°C t 200°C. Thì nhiệt độ
từ hệ thống cung cấp nhiệt khi thực nghiệm đo đạt và thu được kết quả như trên hoàn
toàn đủ khả năng cấp nhiệt cho quá trình nấu sơn cho từng loại sơn khác nhau trong
quá trình thi công. Và nhiệt độ được điều chỉnh tùy theo đặc điểm của từng loại sơn
thông qua nút điều chỉnh nhiệt độ. Nhằm uy trì nhiệt độ cần thiết để thi công cũng như
không làm cháy sơn khi vượt quá nhiệt độ.
Chương 6: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TRÊN XE
6.1. Điện cung cấp cho quá trình nấu nguyên liệu.
1

2

3
AC ~

22O

4

5

7

6


Hình 6. Sơ đồ đấu dây bộ phận tạo nhiệt dùng trên xe.
1- Nguồn điện xoay chiều 220v; 2- Đèn báo; 3- Rờ le bảo vệ; 4- Biến trở nhiệt hình vòng cong;
5- Biến trở nhiệt dạng mâm; 6- Biến trở nhiệt dạng thẳng; 7- Công tắc.


×