Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

BÀI GIẢNG CHI TIẾT TÌM KIẾM CỨU NẠN BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI(BDA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 101 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI
BỘ MÔN: ĐIỀU ĐỘNG TÀU
KHOA: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN

BÀI GIẢNG
TÌM KIẾM CỨU NẠN

TÊN HỌC PHẦN
: TÌM KIẾM CỨU NẠN
MÃ HỌC PHẦN
: 11310
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
DÙNG CHO SV NGÀNH: BẢO ĐẢM ANH TOÀN HÀNG HẢI

HẢI PHÒNG,2010
1


MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

TRANG

Chương 1. Giới thiệu về hệ thống tìm kiếm cứu nạn
Hàng hải

11


1.

Tổ chức hệ thống phối hợp TKCN Hàng hải

11

1.1.

Khái niệm và phân loại hoạt động TKCN

11

1.2.

Cơ sở pháp luật đối với công tác TKCN

11

2.

Mô hình tổ chức TKCN

17

2.1.

Mô hình tổ chức TKCN do IMO xây dựng

17


2.2.

Mô hình tổ chức hệ thống TKCN Việt Nam

18

2.3.

Hệ thống phối hợp TCKN hàng hải Việt Nam

19

Chương 2.Thông tin liên lạc trong tìm kiếm cứu nạn
hàng hải

21

1.

Thông tin liên lạc trong TKCN hàng hải

21

1.1.

Tầm quan trọng và cơ cấu của hệ thống thông tin

21

1.2.


Các đài thông tin duyên hải

22

2.

Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn toàn cầu

23

2.1.

Chức năng của hệ thống GMDSS

23

2.2.

Các thành phần và phân vùng hoạt động của GMDSS

24

2.3.

Hệ thống thông tin vệ tinh di động INMARSAT

25

2.4.


Hệ thống thông tin vệ tinh địa cực

27

3.

Phối hợp hoạt động thông tin liên lạc trong TKCN

31

3.1.

Trung tâm phối hợp TKCN đầu tiên

31

3.2.

Chỉ dẫn liên lạc trong tìm kiếm cứu nạn

32

3.3.

Xác định khu vực TKCN

32

3.4.


Liên lạc giữa RCC và RSC

33

3.5.

Liên lạc giữa tàu và máy bay

33

3.6.

Liên lạc hiện trường

33

3.7.

Liên lạc giữa OSC và RCC hay RSC

34

4.

Giới thiệu một số hệ thống thông tin TKCN hàng hải khác

34

4.1.


Hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp

34

4.2.

Hệ thống ICO

35

4.3.

Hệ thống IRIDIUM

35
2


4.4.

Hệ thống thông tin di động cá nhân toàn cầu

35

4.5.

Giới thiệu hệ thống điều hành phối hợp TKCN

36


4.6.

Hệ thống hỗ trợ GIS

36

4.7.

Hệ thống cơ sở dữ liệu

37

4.8.

Hệ thống TRACKING

38

4.9.

Hệ thống máy tính và các thiết bị khác

38

4.10.

Giới thiệu hệ thống nhận dạng tự động

38


Chương 3. Nghiệp vụ phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng
hải

40

1.

Các bước hoạt động TKCN

40

1.1.

Các cấp độ của hoạt động TKCN

40

1.2.

Phân tích các tình huống

40

1.3.

Hành động ban đầu

41


1.4.

Lập kế hoạch tìm kiếm

41

1.5.

Tổ chức TKCN

42

1.6.

Kết thúc hoạt động tìm

42

2.

Lập kế hoạch tìm kiếm

42

2.1.

Đánh giá tình hình

42


2.2.

Những hành động sai khi xảy ra tai nạn

44

2.3.

Độ trôi dạt trên biển

44

3.

Xác định khu vực tìm kiếm

45

3.1.

Phương pháp xác định nhanh khu vực tìm kiếm

45

3.2.

Xác định khu vực tìm kiếm theo điểm chuẩn

46


3.3.

Xác định khu vực tìm kiếm theo đường chuẩn

47

4.

Tổ chức tìm kiếm

48

4.1.

Khái niệm

48

4.2.

Độ rộng tìm kiếm tối đa

48

4.3.

Chỉ huy phối hợp hiện trường

51


4.4.

Các phương pháp tìm kiếm trên biển

52

4.5.

Phân công nhiệm vụ tìm kiếm trên biển

59

5.

Tổ chức cứu nạn

60

6.

Kết thúc hoạt động TKCN

69
3


6.1.

Kết thúc vụ TKCN


69

6.2.

Hoãn hoạt động TKCN

69

6.3.

Lưu trữ hồ sơ vụ việc

70

YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG CHI TIẾT
4


Tên học phần: TÌM KIẾM CỨU NẠN

Loại học phần : 1

Bộ môn phụ trách giảng dạy: Bộ môn Điều động tàu.
Khoa phụ trách: ĐKTB.
Mã học phần: 11310

Tổng số TC: 3

TS tiết


Lý thuyết

Thực hành/ Xemina

Tự học

Bài tập lớn

Đồ án môn
học

45

45

0

0

0

0

Điều kiện tiên quyết
Sinh viên phải học qua các môn học : Thuỷ nghiệp - Thông hiệu, An toàn lao
động hàng hải.
Mục tiêu của học phần:
Sinh viên nắm được các nguyên tắc, nắm vững công tác chuẩn bị, hành động để
tìm kiếm cứu nạn trong các trường hợp tàu bị sự cố.
Nội dung chủ yếu

- Các phương pháp tìm kiếm cứu nạn.
- Các công ước về tìm kiếm cứu nạn.
- Các hệ thống và trang thiết bị phục vụ cho việc tìm kiếm cứu nạn.
Nội dung chi tiết:
PHÂN PHỐI SỐ TIẾT

TÊN CHƯƠNG MỤC
Chương 1. Giới thiệu về hệ thống
tìm kiếm cứu nạn Hàng hải
1.Tổ chức hệ thống phối hợp TKCN
Hàng hải

TS

LT

10

9

Xemina

BT

KT
1

4

1.1.Khái niệm và phân loại hoạt động

TKCN
1.2.Cơ sở pháp luật đối với công tác
TKCN
2.Mô hình tổ chức TKCN

5

2.1.Mô hình tổ chức TKCN do IMO
xây dựng
2.2.Mô hình tổ chức hệ thống TKCN
Việt Nam
2.3.Hệ thống phối hợp TCKN hàng hải
5


Việt Nam
Chương 2.Thông tin liên lạc trong
tìm kiếm cứu nạn hàng hải
1.Thông tin liên lạc trong TKCN hàng
hải

15

14

1

2

1.1.Tầm quan trọng và cơ cấu của hệ

thống thông tin
1.2.Các đài thông tin duyên hải
2.Hệ thống thông tin an toàn và cứu
nạn toàn cầu

5

2.1.Chức năng của hệ thống GMDSS
2.2.Các thành phần và phân vùng hoạt
động của GMDSS
2.3.Hệ thống thông tin vệ tinh di động
INMARSAT
2.4.Hệ thống thông tin vệ tinh địa cực
3.Phối hợp hoạt động thông tin liên lạc
trong TKCN

5

3.1.Trung tâm phối hợp TKCN đầu
tiên
3.2.Chỉ dẫn liên lạc trong tìm kiếm cứu
nạn
3.3.Xác định khu vực TKCN
3.4.Liên lạc giữa RCC và RSC
3.5.Liên lạc giữa tàu và máy bay
3.6.Liên lạc hiện trường
3.7. Liên lạc giữa OSC và RCC hay
RSC
4.Giới thiệu một số hệ thống thông tin
TKCN hàng hải khác


2

4.1.Hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp
4.2.Hệ thống ICO
4.3.Hệ thống IRIDIUM
4.4.Hệ thống thông tin di động cá nhân
toàn cầu
6


4.5.Giới thiệu hệ thống điều hành phối
hợp TKCN
4.6.Hệ thống hỗ trợ GIS
4.7.Hệ thống cơ sở dữ liệu
4.8.Hệ thống TRACKING
4.9.Hệ thống máy tính và các thiết bị
khác
4.10.Giới thiệu hệ thống nhận dạng tự
động
Chương 3. Nghiệp vụ phối hợp tìm
kiếm cứu nạn hàng hải
1.Các bước hoạt động TKCN

20

19

1


4

1.1.Các cấp độ của hoạt động TKCN
1.2.Phân tích các tình huống
1.3.Hành động ban đầu
1.4.Lập kế hoạch tìm kiếm
1.5.Tổ chức TKCN
1.6.Kết thúc hoạt động tìm
2.Lập kế hoạch tìm kiếm

4

2.1.Đánh giá tình hình
2.2.Những hành động sai khi xảy ra tai
nạn
2.3.Độ trôi dạt trên biển
3.Xác định khu vực tìm kiếm

4

3.1.Phương pháp xác định nhanh khu
vực tìm kiếm
3.2.Xác định khu vực tìm kiếm theo
điểm chuẩn
3.3.Xác định khu vực tìm kiếm theo
đường chuẩn
4.Tổ chức tìm kiếm

4


4.1.Khái niệm
4.2.Độ rộng tìm kiếm tối đa
4.3.Chỉ huy phối hợp hiện trường
7


4.4.Các phương pháp tìm kiếm trên
biển
4.5.Phân công nhiệm vụ tìm kiếm trên
biển
5.Tổ chức cứu nạn

2

6.Kết thúc hoạt động TKCN

1

6.1.Kết thúc vụ TKCN
6.2.Hoãn hoạt động TKCN
6.3.Lưu trữ hồ sơ vụ việc

Nhiệm vụ của sinh viên: Lên lớp đầy đủ và chấp hành mọi quy định của
Nhà trường.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005. Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2006
2. Công ước Quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển năm 1979 (International
Convention on Maritime Search and Rescue, 1979 – SAR 79)
3. Công ước Quốc tế về thống nhất một số quy tắc về Luật có liên quan đến việc
trợ giúp và cứu hộ trên biển (International Convention for the Unification of

Certain Rules of law relating to assistance and Salvage at sea)
4. Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển (United Nations Convention the
Law of the sea - 1982)
5. Công ước quốc tế về bảo vên an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS
- 1974)
6. Giáo trình nghiệp vụ TKCN Hàng hải – Vinamarine 2004
7. Inmarsat Maritime Comunications handbook issue 2 của tổ chức Inmarsat
1995
8. Sổ tay tìm cứu thương thuyền – Merchant ship search and rescue manual
9. IAMSAR Manual – IMO/ICAO London 1998
10. Tuyển tập các văn bản pháp luật về hàng hải tập 1,2,3,4. Nhà xuất bản Giao
thông vận tải
11. Quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên bỉên (Ban hành kèm theo quyết
định số 103/2007/QĐ – TTg ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ)
Hình thức và tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Thi viết rọc phách
- Thời gian làm bài: 75 phút.
Thang điểm : Thang điểm chữ A,B,C,D,F.
8


Điểm đánh giá học phần: Z=0,2X+0,8Y.
Bài giảng này là tài liệu chính thức và thống nhất của Bộ môn Điều động tàu,
Khoa Điều khiển tàu biển và được dùng để giảng dạy cho sinh viên.
Ngày phê duyệt:

GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
9



-

Tìm kiếm cứu nạn: TKCN
Phòng chống lụt bão: PCLB
Khu vực tìm kiếm cứu nạn: Search and Rescue Region – SRR
Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không: ATS
Các đài thông tin duyên hải: CRS
Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải: MRCC
Trung tâm phối hợp cứu nạn: Rescue Sub – Centre – RSC
Đơn vị cứu nạn: Rescue Unit – SRU
Chỉ huy hiện trường: On – Scene Commander – OSC
Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu: GMDSS
Vô tuyến điện thoại: VHF
Hệ thống gọi chọn số: DSC
Hệ thống thông báo hàng hải: NAVTEX
Hệ thống gọi nhóm tăng cường: EGC
Trạm bờ: Coast Earth Station – CES
Trạm mặt đất: Land Earth Station – LES
Trạm phân bổ mạng: Network Coordination Centre – NCC
Trung tâm điều hành vệ tinh: Satellite Control Centre – SCC
Trung tâm điều hành mạng: Network Operation Centre – NOC
Trạm đài tàu: Ship Earth Station – SES
Trạm di động bờ: Land Mobile earth Station – LMS
Trạm đài máy bay: Aero Earth Station – AES
Trạm xử lý khu vực: Local User Terminal – LUT
Trung tâm điều hành: Mission Control Centre – MCC
Hệ thống nhận dạng tự động: Automatic Identification System – AIS
Vị trí dự đoán: Deadreconing Position – DR
Vệ tinh quỹ đạo thấp: Low Earth Orbit – LEO

Vệ tinh quỹ đạo trung bình: Medium Earth Orbit – MEO
Vệ tinh quỹ đạo cao: Hight Earth Orbit – HEO

Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TÌM KIẾM
10


CỨU NẠN HÀNG HẢI
1. TỔ CHỨC HỆ THỐNG PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỨU NẠN
HÀNG HẢI
1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM CỨU NẠN
Khái niệm chung:
Tìm kiếm (Search): Là hoạt động nghiệp vụ, thông thường được phối hợp
bởi một Trung tâm phối hợp cứu nạn hoặc Trung tâm phối hợp cứu nạn khu vực,
thông qua việc sử dụng các phương tiện và nhân lực sẵn có để xác định vị trí của
các tàu gặp nạn hoặc nạn nhân.
Cứu nạn (Rescue): Một hoạt động nhằm sơ tán các nạn nhân và chăm sóc
y tế ban đầu hoặc đáp ứng các nhu cầu khác cho họ, sau đó đưa họ đến nơi an
toàn. Cứu nạn là hoạt động có tính chất xã hội phục vụ mục đích nhân đạo khác
với Cứu hộ (Salvage) là hình thức hoạt động kinh tế, nhằm mục đích cứu tàu, tài
sản, trục vớt tài sản bị chìm đắm vì lợi nhuận do các hãng cứu hộ chuyên trách
đảm nhận.
Hoạt động tìm kiếm cứu nạn (Search and Rescue Operation): Thực hiện
việc giám sát tai nạn, thông tin, phối hợp và các nghiệp vụ TKCN bao gồm cả tư
vấn y tế, hỗ trợ y tế ban đầu hoặc sơ tán y tế thông qua việc sử dụng các nguồn
lực công cộng hoặc tư nhân, gồm cả việc phối hợp hoạt động của các máy bay,
tàu biển hoặc phương tiện, cơ sở vật chất khác.
Phân loại tìm kiếm cứu nạn trên biển căn cứ vào phạm vi hoạt động và
nhiệm vụ của nó được chia thành:
Tìm kiếm cứu nạn xa bờ (Offshore SAR service) với nhiệm vụ là tìm

kiếm và cứu người, cứu tàu cũng như những đối tượng tài sản khác đang bị đe
doạ nguy hiểm trên vùng biển ở cách xa bờ.
Tìm kiếm cứu nạn ven bờ (Coastal SAR service) là tìm kiếm và cứu nạn
những người đang bị lâm nạn, các tàu đang bị rủi ro ở ven bờ hoặc các đối tượng
khác gặp tai nạn mà hoạt động TKCN có thể tiến hành ngay từ phía đất liền.
Hoạt động tìm kiếm và cứu nạn của thế giới nói chung và của từng quốc
gia nói riêng được tiến hành trên từng vùng biển phải được quy định để đảm bảo
hoạt động tìm kiếm và cứu nạn có hiệu quả trên cả vùng biển xa bờ và ven bờ.
Việc xác lập các khu vực TKCN (SAR AREA) và các vùng tìm và cứu (Search
and Rescue Regions - SRR) được IMO và các quốc gia phân chia quy định.
1.2.CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TÌM KIẾM CỨU NẠN
1.2.1. Các văn bản luật pháp quốc tế quy định về tìm kiếm và cứu nạn trên biển:
Công ước quốc tế về thống nhất một số Quy tắc về Luật có liên quan đến
việc trợ giúp và cứu hộ trên biển (International Convention for the Unification
of Certain Rules of law relating to assistance and Salvage at sea) ký tại Brussel
ngày 23/9/1910. Điều 11 nêu:“Mọi Thuyền trưởng phải điều động tàu mình chạy
11


tới với khả năng có thể được mà không gây nguy hiểm thật sự nào cho tàu của
mình, cho thuyền viên và hành khách để cứu giúp bất kỳ người nào mà mình
biết họ đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển, kể cả đối với kẻ thù…”.
Công ước quốc tế về biển cả năm 1958 (The Convention on the High sea,
1958). Điều 12 (2) nêu: “Mọi quốc gia ven biển phải đẩy mạnh việc thiết lập và
duy trì một tổ chức tìm kiếm cứu nạn tương xứng và có hiệu quả liên quan đến
an toàn trên biển và nơi mà có yêu cầu như vậy bằng cách phối hợp giữa các
vùng với nhau và với các nước láng giềng cho mục đích này”.
Công ước quốc tế về bảo vệ an toàn sinh mạng con người trên biển. Điều
15 chương V của SOLAS, 74 nêu:
“ Mỗi Chính phủ ký kết có trách nhiệm áp dụng tốt các biện pháp cần

thiết để đảm bảo việc quan sát từ bờ biển và cứu nạn những người gặp tai nạn
trên biển gần bờ của họ. Những biện pháp này phải bao gồm việc thiết lập, sử
dụng và duy trì những phương tiện cứu sinh trên biển được coi là cần thiết và có
thể thực hiện được, căn cứ vào mật độ tàu qua lại và tình trạng hàng hải nguy
hiểm và ở mức độ có thể được, phải đảm bảo đủ các phương tiện để phát hiện và
cứu người.
Mỗi Chính phủ ký kết có trách nhiệm giới thiệu các tài liệu có liên quan
đến các phương tiện cứu nạn của mình hiện có và các dự án thay đổi các phương
tiện đó, nếu có.”
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (United Nations Convention
the Law of the sea - 1982). Điều 98 của Công ước đã quy định:
Mọi quốc gia đòi hỏi Thuyền trưởng của một chiếc tàu mang cờ của nước
mình, trong chừng mực có thể làm được mà không gây nguy hiểm nghiêm trọng
cho con tàu, cho đoàn thuỷ thủ hay cho hành khách trên tàu, phải:
Giúp đỡ bất kỳ ai đang gặp nguy hiểm trên biển.
Hết sức nhanh chóng đến cứu những người đang bị nguy cấp nếu như
được thông báo là những người này cần được giúp đỡ, trong chừng mực mà
người ta có thể chờ đợi một cách hợp lý là Thuyền trưởng phải xử lý như thế.
Trong trường hợp xảy ra tai nạn đâm va, giúp đỡ chiếc tàu bị nạn, đoàn
thuỷ thủ và hành khách của nó trong phạm vi có thể, cho chiếc tàu đó biết tên và
cảng đăng ký của tàu mình và cảng gần nhất mà tàu mình sẽ cập bến.
Tất cả các quốc gia ven biển tạo điều kiện dễ dàng cho việc thành lập và
hoạt động của một cơ quan thường trực về tìm kiếm và cứu nạn thích hợp và có
hiệu quả, để đảm bảo an toàn hàng hải và hàng không, và nếu có thể thì dàn xếp
có tính khu vực, để thực hiện mục đích nói trên.
Công ước Quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển năm 1979 (International
Convention on Maritime Search and Rescue – SAR 79)

12



Nghị quyết A.406 (X) thông qua ngày 17/1/1979 Đại hội đồng của Tổ
chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã quyết định tổ chức Hội nghị quốc tế để xem xét
và thông qua một Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn hàng hải được tổ chức
tại Hamburg từ ngày 9 đến 27/4/1979 đã thông qua Công ước quốc tế về tìm
kiếm và cứu nạn trên biển năm 1979.
1.2.2. Nội dung của Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn hàng hải
Công ước có 8 điều khoản và 1 phụ lục
Các điều khoản quy định của Công ước là những quy định về thủ tục,
pháp lý. Phần quan trọng của Công ước chính là phần phụ lục. Phụ lục gồm 6
chương:
Chương 1: Các thuật ngữ và định nghĩa:
Chương này nêu lên các định nghĩa về Khu vực tìm kiếm cứu nạn (Search and
Rescue Region – SRR), các Trung tâm phối hợp cứu nạn (Rescue Coordinatinon
Centre – RCC), các Tiểu Trung tâm phối hợp cứu nạn (Rescue Sub Centre –
RSC), Đơn vị cứu nạn (Rescue Unit – SRU), Người chỉ huy hiện trường (On –
Scene Commander – OSC).
Chương 1 cũng nêu lên các giai đoạn của trong tìm kiếm cứu nạn như sau:
Giai đoạn nghi vấn (Uncertainly Phase): Tình huống còn chưa xác định
được sự an toàn của một con tàu và người trên đó.
Giai đoạn báo động (Alert Phase): Tình huống mà tồn tại sự lo lắng về sự
an toàn của một con tàu và người trên đó.
Giai đoạn tai nạn (Distress Phase): Tình huống mà hiện tại có cơ sở để
xác định rằng tàu hoặc người bị đe doạ nghiêm trọng và đòi hỏi có sự giúp đỡ
ngay.
Chương 2: Tổ chức.
Chương này xác định và yêu cầu các thành viên phải đảm bảo xây dựng
các tổ chức cần thiết để cung cấp dịch vụ TKCN thích hợp đối với người gặp
nguy hiểm trên vùng biển ven bờ của nước mình, với các nội dung:
Tổ chức dịch vụ TKCN quốc gia.

Vị trí, địa chỉ các trung tâm cứu nạn và vùng trách nhiệm cứu nạn.
Các đơn vị cứu nạn chính.
Xây dựng các quy định về phối hợp hoạt động TKCN.
Thành lập các Trung tâm và tiểu Trung tâm cứu nạn.
Cung cấp phương tiện và thiết bị của các đơn vị cứu nạn.
Chương 3: Hợp tác.
Hợp tác giữa các quốc gia: Công ước quy định chi tiết về việc tạo điều
kiện cho nhau để phối hợp tìm kiếm và cứu nạn giữa các quốc gia láng giềng và
với các cơ quan hàng không.
Chương 4: Các biện pháp.
13


Nêu các yêu cầu liên quan đến thông tin liên lạc và các yêu cầu về việc
lập kế hoạch hành động hoặc chỉ dẫn và sự sẵn sàn ứng cứu của các đơn vị cứu
nạn.
Chương 5: Trình tự tác nghiệp.
Chương này nêu các bước trong việc tiếp nhận và truyền các Thông tin
liên lạc về tìm kiếm và cứu nạn, việc phân biệt các giai đoạn tai nạn và các bước
hành động đối với các RCC và RSC trong các giai đoạn tai nạn cho đến khi kết
thúc và đình chỉ các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.
Chương này còn nêu các hành động phối hợp tìm kiếm và cứu nạn tại
hiện trường và việc chỉ định chỉ huy tại hiện trường cũng như trách nhiệm của
người chỉ huy hiện trường, người phối hợp TKCN trên biển.
Chương này cũng nêu lên việc xác định khu vực tìm kiếm và cứu nạn,
phương pháp tìm kiếm và cứu nạn và xử lý khi tìm kiếm thành công cũng như
tìm kiếm không thành công.
Chương 6: Hệ thống thông báo tàu.
Nêu yêu cầu thiết lập hệ thống thông báo tàu, các yêu cầu của báo cáo để
phục vụ cho việc tổ chức tìm kiếm và cứu nạn.

1.2.3. Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về tìm kiếm cứu nạn hàng
hải:
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005:
Điều 50 quy định:
“…Thuyền trưởng có nghĩa vụ đáp ứng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ
tàu, người và các tài sản khác trên tàu biển…”
“…Thuyền trưởng có nghĩa vụ tìm kiếm và cứu nạn những người đang
trong tình trạng nguy hiểm trên biển, nếu thực hiện nghĩa vụ này không gây
nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và những người đang ở trên tàu của mình…”
Điều 51 quy định:
“…Trường hợp tàu biển đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển thù có
quyền yêu cầu cứu nạn và sau khi thoả thuận với các tàu đến cứu nạn, có quyền
chỉ định tàu cứu hộ”
Điều 55 quy định:
“…Ngay sau khi xảy ra các tai nạn hàng hải, phát hiện các tai nạn hàng
hải hoặc sự kiện đặc biệt liên quan đến an toàn hàng hải tại khu vực mà tàu hoạt
động, Thuyền trưởng có nghĩa vụ thông báo ngay cho nhà chức trách nơi gần
nhất biết”.
Theo Quyết định 65/2005/QĐ – BGTVT ngày 30/11/2005 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên
và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.
Điều 8 khoản 5 quy định:
14


Trường hợp có người rơi xuống biển, Thuyền trưởng phải kịp thời áp
dụng các biện pháp có hiệu quả để tìm cứu người bị nạn, đồng thời báo cáo cho
Chủ tàu và thông báo cho các tàu thuyền khác đang hành trình gần khu vực đó
tìm kiếm và cứu giúp. Chỉ được phép cho tàu rời khỏi khu vực có người đang bị
mất tích sau khi đã cố gắng tìm kiếm nhưng xét thấy không còn hy vọng. Thời

gian và các biện pháp tiến hành tìm cứu phải được ghi vào Nhật ký Hàng hải.
Điều 8 khoản 6 quy định:
Khi nhận được tín hiệu cấp cứu hoặc khi phát hiện có tàu bị nạn, Thuyền
trưởng có nhiệm vụ nhanh chóng điều động tàu đến cứu trợ nếu việc cứu trợ này
không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu, hàng hoá và Thuyền viên của mình.
Tàu chỉ được phép tiếp tục hành trình khi đã nhận được thông báo của tàu bị nạn
không cần cứu giúp. Thời gian, vị trí tàu bị nạn và lý do đến hoặc không đến cứu
trợ phải được ghi vào Nhật ký Hàng hải.
Khi cứu trợ tàu bị nạn, Thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp có
hiệu quả để cứu người…
Nghị định của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng Hàng hải. Ban
hành Nghị định số 71/2006/NĐ – CP ngày 25/07/2006 của Chính phủ.
Điều 43 quy định:
“Việc cứu người và tàu thuyền bị nạn xảy ra tại cảng là nghĩa vụ bắt buộc
đối với mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền và các phương tiện khác khi đang hoạt
động ở trong cảng biển.
Khi phát hiện tai nạn hoặc nguy cơ xảy ra tai nạn thì người phát hiện phải
lập tức phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và tiến hành ngay các biện pháp cứu
nạn phòng ngừa phù hợp để cứu người, tài sản và hạn chế tổn thất.
Khi có tai nạn xảy ra, Thuyền trưởng các tàu có liên quan và thuyền
trưởng các tàu thuyền khác phải tổ chức kịp thời việc tìm kiếm, cứu nạn những
người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và khẩn trương tiến
hành các biện pháp cần thiết để cứu người, tàu, hàng hóa…”
Quyết định số 780/Ttg ngày 23/10/1996 về việc thành lập UBQG tìm
kiếm cứu nạn trên không và trên biển Việt Nam và Quyết định số 63/2000/QĐ –
Ttg về việc đổi tên và bổ sung nhiệm vụ cho UBQG tìm kiếm cứu nạn của Thủ
tướng Chính Phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban là:“ Chịu trách
nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tìm kiếm cứu nạn người và phương tiện bị
lâm nạn trên không, trên biển và vùng trách nhiệm tiếp giáp giữa Việt nam và
các nước…”.

Quyết định số 56/2005/ QĐ – BGTVT ngày 28/10/2005 Bộ GTVT về Tổ
chức và hoạt động của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt
Nam. Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ của Trung tâm:“ Chịu trách
nhiệm trực tiếp chỉ huy và điều hành các lực lượng, đơn vị thuộc ngành hàng hải
15


phối hợp tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời tham gia phối hợp với các lực lượng liên
quan trong và ngoài ngành để tiến hành hoạt động tìm kiếm và cứu nạn trên biển
dưới sự điều hành của UBQG tìm kiếm cứu nạn”.
Các quyết định số 1255,1256 và 1257QĐ/TCCB – LĐ ngày 20/11/1996
của Cục trưởng Cục HHVN về việc thành lập các Trung tâm phối hợp TKCN
Hàng hải khu vực I, II và III. Quyết định cũng như quy định chức năng nhiệm
vụ của các Trung tâm khu vực : “ Chịu trách nhiệm trực tiếp và điều hành các
lực lượng, đơn vị thuộc chuyên ngành hàng hải tại khu vực đồng thời phối hợp
các lực lượng có liên quan trong và ngoài ngành để tiến hành tìm kiếm và cứu
nạn trên biển trong khu vực trách nhiệm được phân công…”
Quyết định 103/2007/QĐ – TTg ngày 12/7/2007 “Ban hành quy chế phối
hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển”. Quy chế này bao gồm 32 điều quy định chia
làm 5 chương. Chương một: Các quy định chung được quy định từ điều 1 đến
điều 5. Chương hai: Phối hợp về thông tin trong hoạt động tìm kiếm phối hợp
tìm kiếm cứu nạn trên biển được quy định từ điều 6 đến điều 10. Chương ba: Tổ
chức phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển được quy định từ điều 11 đến điều 16.
Chương bốn: Trách nhiệm phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển của
các tổ chức và cá nhân được quy định từ điều 17 đến điều 29. Chương năm:
Điều khoản thi hành được quy định từ điều 30 đến điều 32.
1.2.4. Các hiệp định hàng hải giữa Việt Nam và nước ngoài:
Trong tất cả các hiệp định hàng hải được Chính phủ Việt Nam ký kết với
Chính phủ các nước khác đều có điều khoản cam kết cung cấp mọi sự giúp đỡ
lẫn nhau đối với các tàu thuyền của các bên bị nạn trên các vùng biển trách

nhiệm của mỗi quốc gia. Chẳng hạn như điều 11 của Hiệp định hàng hải ký giữa
Việt Nam với Trung Quốc ghi rằng:“Khi tàu thuyền của mỗi bên ký kết gặp nạn
trong vùng nước hoặc bến cảng của mỗi bên ký kết thì nhà chức trách chủ quản
của bến ký kết đó dành cho người trên tàu, tàu, hàng hoá và tài sản đó sự giúp
đỡ cần thiết…”
Điều IX của Hiệp định Hàng hải ký giữa Việt Nam và Malaysia.
Điều 16 của Hiệp định Hàng hải ký giữa Việt Nam và Philippines
Điều IX của Hiệp định Hàng hải ký giữa Việt Nam và Singapore.
Điều IX của Hiệp định Hàng hải ký giữa Việt Nam và Indonesia.
Điều IX của Hiệp định Hàng hải ký giữa Việt Nam và Thái Lan.
Điều 15 của Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ giữa Chính phủ
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân
dân Trung Hoa ký ngày 25 tháng 12 năm 2000.

16


2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC TÌM KIẾM CỨU NẠN
2.1. MÔ HÌNH TỔ CHỨC TKCN DO IMO XÂY DỰNG
Vì cơ cấu hành chính khác nhau nên các quốc gia không thể có cùng một
mô hình thống nhất do tổ chức TKCN trên biển. Mô hình tổ chức TKCN trên
biển phụ thuộc nhiều vào các phương tiện sẵn có, loại hình và mật độ giao thông
cũng như đặc điểm của từng khu vực.

NHÀ NƯỚC
(Government)

UBQG VỀ TKCN
(Head of SAR Service)


TRUNG TÂM PHỐI HỢP TKCN
(RCC)

TRUNG TÂM PHỐI HỢP TKCN KHU VỰC
(RSC)

Các nguồn lực TKCN
(SAR resources)
Hình 1.1: Mô hình về TKCN do IMO xây dựng
Vùng tìm kiếm cứu nạn:
Hiện nay sau khi đã có thoả thuận của các nước thành viên của IMO đã
tiến hành phân chia biển của thế giới thành 16 vùng tìm kiếm cứu nạn như
Vùng 1: Vùng biển Bắc đại tây dương
Vùng 2: Vùng biển Bắc
Vùng 3: Vùng biển Baltic
Vùng 4: Vùng biển Đông nam Đại tây dương
Vùng 5: Vùng biển Đông bắc Đại tây dương
17


Vùng 6: Vùng biển Đông bắc Thái bình dương
Vùng 7: Vùng biển Tây bắc Thái bình dương
Vùng 8: Vùng biển Đông nam Thái bình dương
Vùng 9: Vùng biển Nam Thái bình dương
Vùng 10 A: Vùng biển Tây bắc Ấn độ dương
Vùng 10 B: Vùng biển Tây Ấn độ dương
Vùng 10 C: Vùng biển Đông Ấn độ dương
Vùng 11: Vùng biển Caribe
Vùng 12 A: Vùng biển Địa trung hải
Vùng 12 B: Vùng biển Hắc hải

Vùng 12 C: Vùng biển Bắc băng dương
Việt Nam nằm trong vùng tìm kiếm cứu nạn số 7 của IMO: Vùng biển
Tây bắc Thái bình dương. Vùng 7 gồm các nước sau: Nga, Nhật, Trung Quốc,
Triều Tiên, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Việt Nam, Malaixia,
Philipine, Indonesia và các quần đảo thuộc địa trong vùng. Nhật Bản là nước
giúp đỡ về thu thập thông tin tìm kiếm cứu nạn trong vùng. Vùng tìm kiếm cứu
nạn trên biển của Việt Nam là vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
của Việt Nam bao gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(Mục 9 điều 2 Quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển số 103/ 2007/ QĐ –
TTg ngày 12/7/2007)
2.2.MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG TKCN HÀNG HẢI VIỆT NAM
a) Uỷ ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia
Uỷ ban quốc gia về TKCN là tổ chức Nhà nước cao nhất về lĩnh vực TKCN ở
Việt Nam, có chức năng chỉ đạo trực tiếp các Trung tâm phối hợp TKCN
chuyên ngành hàng không, hàng hải, thuỷ sản…và phối hợp các lực lượng
chuyên nghiệp và không chuyên trong tất cả các hoạt động có liên quan đến
TKCN và phòng chống thảm hoạ nói chung. Uỷ ban quốc gia thay mặt chính
phủ để tiếp xúc, quan hệ với các nước, các tổ chức khu vực và trên thế giới cũng
như tổ chức và hướng dẫn các hoạt động TKCN quốc gia.
Các trung tâm phối hợp TKCN chuyên nghành gồm 4 trung tâm:
- Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải
- Trung tâm phối hợp cứu nạn hàng không dân dụng,
- Trung tâm phòng chống lụt bão và TKCN thuỷ sản,
- Trung tâm phối hợp cứu nạn dầu khí
Các trung tâm phối hợp TKCN chuyên ngành có nhiều Trung tâm phối hợp
TKCN khu vực.
b) Các lực lượng không chuyên
Các lực lượng không chuyên đặt dưới sự huy động và điều hành nghiệp vụ
của Uỷ ban quốc gia TKCN là các lực lượng thuộc các Bộ, ngành như Bộ Quốc

18


phòng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành
dầu khí…, các Ban chỉ đạo PCLB và TKCN địa phương và các lực lượng không
chuyên khác có thể huy động tham gia các hoạt động TKCN.
2.3. HỆ THỐNG PHỐI HỢP TKCN HÀNG HẢI VIỆT NAM
a) Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam
Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam được thành lập theo quyết
định số 2628/QĐ-TCCB-LĐ ngày 02/10/1996 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải.Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam trực thuộc Cục hàng hải Việt
Nam và chịu sự điều hành trực tiếp về mặt nghiệp vụ của Uỷ ban quốc gia
TKCN.
Các Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải khu vực:
Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải khu vực I: Hải Phòng
Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải khu vực II: Đà Nẵng
Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải khu vực III: Sài Gòn
b) Các Tiểu Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải
Được thành lập theo Quyết định 2628QĐ/TCCB ngày 2/10/1996 của Bộ
trưởng GTVT. Các tiểu trung tâm khu vực bao gồm 20 tiểu khu vực sau:
Khu vực I: Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh.
Khu vực II: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Quy
Nhơn, Nha Trang.
Khu vực III: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp,
Mỹ Tho, Cà Mau, Kiên Giang.

19



CÂU HỎI ÔN TẬP
CÂU 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TÌM KIẾM CỨU NẠN?
CÂU 2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC TKCN DO IMO XÂY DỰNG?
CÂU 3. MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG TKCN HÀNG HẢI VIỆT NAM?
CÂU 4. HỆ THỐNG PHỐI HỢP TKCN HÀNG HẢI VIỆT NAM?
20


Chương 2. THÔNG TIN LIÊN LẠC TRONG
TÌM KIẾM CỨU NẠN HÀNG HẢI
1. THÔNG TIN LIÊN LẠC TRONG HOẠT ĐỘNG TKCN
1.1.TẦM QUAN TRỌNG VÀ CƠ CẤU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN
TKCN
Thông tin liên lạc là yếu tố đặc biệt quan trọng, chỉ có nó mới đáp ứng khả
năng để công tác TKCN hoạt động một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Nó có
thể cung cấp ngay lập tức các thông tin báo động cho RCC, cho phép RCC điều
các nguồn lực khác nhau đến các vùng tìm kiếm không bị chậm trễ và duy trì sự
liên lạc hai chiều với những người bị nạn.
Tổ chức TKCN nhận được thông tin về một tai nạn hàng hải đã xảy ra hoặc
có khả năng xảy ra, một cách trực tiếp hoặc thông qua các trạm thu phát thông
tin báo động chuyển các báo động về tai nạn đến RCC hoặc RSC. Các thông tin
thu thập được qua các trạm báo động và các nguồn khác phải được chuyển ngay
tới RCC và RSC, hai tổ chức này sẽ quyết định phương thức TKCN. Mặt khác
RCC và RSC phải có khả năng thông tin liên lạc trực tiếp hoặc gián tiếp để chỉ
đạo thực hiện TKCN.
RCC/RSC

Thiết bị TKCN

Trạm báo động


Người, phương tiện
bị nạn báo động
Hình 2.1: Hệ thống thông tin liên lạc trong TKCN
Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống thông tin TKCN:
Giúp người gặp nạn kịp thời báo động tình trạng tai nạn xảy ra cho hệ
thống TKCN.
Nhận các tín hiệu báo động từ các thiết bị của người gặp nạn.
Trao đổi thông tin với người gặp nạn và giữa các nhân viên phối hợp
TKCN(SMC), nhân viên phối hợp hiện trường (OSC) và các thiết bị TKCN
nhằm phối hợp trợ giúp các trường hợp TKCN.
Định vị và chuyển tiếp tín hiệu để cho phép các đơn vị TKCN (SRU) thực
hiện công việc TKCn từ những trang thiết bị mà người gặp nạn sử dụng.
Báo động nhanh chóng và tự động.
21


Các báo động phải hoàn chỉnh và dễ hiểu: Thông tin trong các thông điệp
báo động phải trọn vẹn, chính xác và dễ hiểu để người nhận, xử lý đúng với các
báo động khi có tai nạn xảy ra.
Phải tuyệt đối tuân thủ quy trình sử dụng trang thiết bị để tránh dẫn đến
báo động sai, báo động giả.
Để khắc phục những bất đồng ngôn ngữ hay để thực hiện những thông tin
liên lạc trong các tình huống đặc biệt sử dụng Bộ luật tín hiệu quốc tế, các quy
tắc quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển và từ vựng hành hải tiêu chuẩn.
Các phương tiện của các đơn vị TKCN phải mang theo những tài liệu trên để sử
dụng.
1.2. CÁC ĐÀI THÔNG TIN DUYÊN HẢI VIỆT NAM
Hệ thống các đài thông tin duyên hải Việt Nam hiện nay nằm trong tổ
chức của Công ty thông tin điện tử hàng hải Việt Nam – VISHIPEL

Các đài thông tin duyên hải Việt Nam đã tham gia vào mạng lưới các đài
thông tin duyên hải quốc tế, được đăng ấn trong danh bạ các đài duyên hải (List
of Coast station) và danh bạ các đài vô tuyến xác định và các nghiệp vụ đặc biệt
(List of Radio determination and Special service), hệ thống bao gồm:
Đài thông tin duyên hải Quảng Ninh (Hạ Long)
Vĩ độ: 20043’N; kinh độ: 107005’E.
Đài thông tin duyên hải Cửa Ông (Cẩm Phả).
Vĩ độ: 13030’N; kinh độ: 107022’E.
Đài thông tin duyên hải Hải Phòng
Vĩ độ: 20043’N; kinh độ: 106044’E.
Đài thông tin duyên hải Đà Nẵng
Vĩ độ: 16005’N; kinh độ: 108013’E.
Đài thông tin duyên hải Qui Nhơn
Vĩ độ: 13045’N; kinh độ: 109013’E.
Đài thông tin duyên hải Nha Trang
Vĩ độ: 12015’N; kinh độ: 109012’E.
Đài thông tin duyên hải Vũng Tàu
Vĩ độ: 10019’N; kinh độ: 107004’E.
Đài thông tin duyên hải TP Hồ Chí Minh
Vĩ độ: 10046’N; kinh độ: 106039’E.
Đài thông tin duyên hải Cần Thơ
Vĩ độ: 10000’N; kinh độ: 105044’E.
Theo quy định về phối hợp thông tin hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Ngoài
các đài duyên hải, hệ thống rađa biển, hệ thống thông tin chuyên ngành khác, hệ
thống thông tin hàng không có quy định về sử dụng kênh liên lạc, tần số, nội
dung điện cấp cứu…chi tiết từ điều 6 đến điều 10 của Quy chế phối hợp tìm
kiếm cứu nạn (QĐ 103/2007)

22



2.HỆ THỐNG THÔNG TIN AN TOÀN VÀ CỨU NẠN
HÀNG HẢI TOÀN CẦU (GLOBLE MARITIME DISSTRESS
SAFETY SYSTEM - GMDSS)
Năm 1979, Hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu đã được thiết
lập dưới dạng bổ sung và sửa đổi cho công ước SOLAS 74. Những bổ sung và
sửa đổi này đã có hiệu lực kể từ tháng 2 năm 1992, Hệ thống GMDSS được áp
dụng từng phần, cho đến tháng 2 năm 1999 thì được áp dụng toàn bộ.
Hệ thống GMDSS là hệ thống thông tin liên lạc có ba đặc trưng lớn, đó là
hệ thống thông tin liên lạc hàng hải mới, mang tính toàn cầu và tính tổ hợp.
2.1. CHỨC NĂNG THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG GMDSS
Tất cả các áp dụng GMDSS được trang bị sao cho có thể thực hiện những
chức năng thông tin liên lạc sau đây:
Phát thu tín hiệu cấp cứu tàu - bờ.
Thu phát tín hiệu cấp cứu giữa các tàu với nhau.
Thu phát các thông tin liên lạc phục vụ TKCN.
Thu phát các thông tin hiện trường.
Thu phát tín hiệu định vị.
Thu phát thông tin an toàn hàng hải MSI.
Thu phát thông tin vô tuyến thông thường.
Thu phát thông tin giữa các tàu với nhau.
Như vậy ngoài thông tin liên lạc cấp cứu giữa tàu với bờ và với các tàu
khác, hệ thống GMDSS còn đưa ra những khái niệm mới về các chức năng
thông tin.
Báo động cấp cứu:
Tín hiệu báo động cứu nạn được thông báo khẩn cấp tới nơi có khả năng
phối hợp cứu nạn đó là một RCC hoặc các tàu hoạt động trong vùng lân cận.
Khi một RCC nhận được tín hiệu báo động cứu nạn, qua một đài thông tin
duyên hải hoặc một đài bờ mặt đất, RCC sẽ chuyển tiếp tín hiệu báo động cứu
nạn tới một đơn vị TKCN, và các tàu lân cận trong vùng tàu bị nạn. Sự phối hợp

thông tin trong GMDSS được thiết lập để cho phép thực hiện thông tin báo động
cấp cứu theo cả ba chiều từ tàu đến bờ, từ tàu đến tàu và từ bờ đến tàu trên tất cả
các vùng biển.
Thông tin liên lạc phục vụ TKCN:
Đó là những thông tin cần thiết cho sự phối hợp giữa các tàu và máy bay
tham gia vào hoạt động TKCN tiếp sau tín hiệu báo động cứu nạn bao gồm các
thông tin giữa các RCC với người điều hành hiện trường hoặc người điều phối
tìm kiếm mặt biển trong vùng xảy ra tai nạn.
Trong các hoạt động TKCN, các bức điện được thông tin theo cả hai
chiều, bằng phương thức telex hoặc thoại, khác với bức điện báo động cấp cứu
chỉ được phát một chiều.
Thông tin hiện trường:
Là thông tin liên lạc có liên quan đến hoạt động TKCN bằng các phương
thức vô tuyến điện thoại hay telex trên các tần số được quy định riêng ở dải song
MF và VHF.
Thu phát tín hiệu định vị:
23


Chức năng thông tin này làm tăng khả năng cứu nạn. Nó được sử dụng để
nhanh chóng xác định vị trí hay vị trí người bị nạn, tàu và máy bay cứu hộ có thể
nhận được những tín hiệu dễ nhận biết từ các tín hiệu phát đi từ tàu bị nạn.
Trong GMDSS, chức năng này được thực hiện bằng thiết bị phát đáp rađa
(SART) hoạt động trên dải tần 9 GHz trong hầu hết các EPIRB vệ tinh được sử
dụng để thông tin trở về các cơ sở TKCN.
Thông tin an toàn hàng hải:
Hệ thống GMDSS cung cấp dịch vụ phát đi những thông báo hàng hải
quan trọng, các bản tin khí tượng dự báo thời tiết trên các dải tần số khác nhau
để đảm bảo tầm hoạt động là xa nhất.
Thông tin thông thường:

Chức năng thông tin này được thiết kế để phục vụ cho thông tin công
cộng mang tính chất thương mại giữa tàu và bờ và các tàu khác. Đó là các thông
tin liên quan đến hoạt động của tàu, quản lý tàu, giao dịch giữa tàu với cảng, đại
lý, hoa tiêu, các cơ quan cung ứng tàu biển…
Thông tin giữa các tàu với nhau:
Là thông tin giữa các buồng lái của các tàu với nhau, thông thường bằng
phương thức vô tuyến điện thoại VHF.
2.2. CÁC THÀNH PHẦN VÀ PHÂN VÙNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ
THỐNG GMDSS.
Hệ thống GMDSS chia biển và đại dương thành bốn vùng như sau:
Vùng biển A1: Là vùng nằm trong tầm hoạt động của ít nhất một trạm
VHF bờ biển có dịch vụ gọi chọn số DSC. Thông thường nằm trong phạm vi
cách bờ từ 25 đến 30 hải lý.
Vùng biển A2: Là vùng ngoại trừ vùng A1, nằm trong tầm hoạt động của
ít nhất một trạm MF bờ biển có dịch vụ gọi chọn số DSC. Thông thường nằm
trong vùng cách bờ từ 150 đến 200 hải lý.
Vùng biển A3: Là vùng, ngoại trừ vùng A1 và A2, nằm trong vùng thuê
bao của các vệ tinh địa tĩnh của tổ chức hàng hải quốc tế. Vùng bao phủ song
của các vệ tinh INMARSAT kéo từ vĩ độ 70N đến 70S.
Vùng biển A4: Là các vùng biển còn lại ngoại trừ vùng biển A1, A2, và
A3. Về cơ bản thì đó là các vùng gần địa cực.
Các thành phần của hệ thống GNDSS:
Hệ thống vệ tinh INMARSAT.
Hệ thống vệ tinh báo động và định vị tàu thuyền đang gặp nạn CONPAS
– SARSAT.
Hệ thống gọi chọn số DSC trên các dải tần VHF/HF/MF
Hệ thống thông báo hàng hải – NAVTEX.
Hệ thống gọi nhóm tăng cường EGC.
Phao báo động định vị khẩn cấp vị trí gặp nạn EPIRB của vệ tinh
CONPAS – SARSAT, EPIRB của vệ tinh INMARSAT và EPIRB.

Máy phát đáp rađa SART.
Vô tuyến điện thoại FM sóng cực ngắn (VHF).

24


Căn cứ vào sự giống nhau về việc sử dụng, cũng như tầm hoạt động và
khả năng hoạt động, có thể chia các hệ thống thành phần của GMDSS theo các
nhóm sau đây:
Thông tin vô tuyến vệ tinh bao gồm các hệ thống: INMARSAT,
CONPAS – SARSAT, EPIRB.
Liên lạc vô tuyến tầm xa trên làn sóng ngắn 4 – 30 MHz, nhóm này bao
gồm: hệ thống telex NBDP và FEC, gọi chọn số DSC và vô tuyến điện thoại.
Liên lạc vô tuyến tầm trung (băng sóng trung): Hệ thống gọi chọn số DSC
và vô tuyến điện thoại.
Liên lạc vô tuyến tầm gần (tần số 156 – 174MHz): vô tuyến điện thoại
sóng cực ngắn, hệ thống gọi chọn số DSC.
Hệ thống thông tin an toàn hàng hải (MSI): tức là thông tin về vị trí tàu,
thông báo hành trình của tàu, dự báo thời tiết…Hệ thống này bao gồm
NAVTEX làm việc ở tần số 518 KHz, gọi nhóm tăng cường EGC, hệ thống
thông báo hàng hải bằng sóng ngắn.
Mạng liên lạc vô tuyến mặt đất phục vụ tìm kiếm và cứu nạn SAR.
2.3.HỆ THỐNG THÔNG TIN VỆ TINH DI ĐỘNG IMARSAT
Tổ chức hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh toàn cầu IMARSAT
(International Maritime Satellite organization) được thành lập vào năm 1979
Tháng 10 năm 1994, IMARSAT đã đổi tên thành Tổ chức thông tin vệ
tinh di động quốc tế (International Mobile Satellite organization), ngày 15 tháng
4 năm 1999. Tổ chức IMARSAT chính thức đã được tư nhân hoá và trở thành
công ty IMARSAT đăng ký hoạt động tại Anh và trụ sở ở London.
Cấu trúc của hệ thống IMARSAT

Hệ thống IMARSAT bao gồm 3 khâu: khâu vệ tinh, khâu mặt đất và khâu
sử dụng gồm các đài mặt đất.
Khâu vệ tinh:
Khâu vệ tinh là phần chính của hệ thống, bao gồm 4 nhóm vệ tinh viễn
thông và một số vệ tinh dự trữ khác. Các vệ tinh này bay ở các độ cao khoảng
35870 km. Trên quỹ đạo này các vệ tinh chuyển động cùng tốc độ quay cùng
trái đất, vì thế vị trí của nó là cố định tương đối so với trái đất. Như thế các
anten trên mặt đất đều có thể duy trì liên lạc được với vệ tinh.
Các vệ tinh của IMARSAT được điều khiển bởi Trung tâm điều khiển vệ
tinh (Satellite Control Centre - SCC) tại London.
Mỗi nhóm vệ tinh có một vùng bao phủ trên bề mặt trái đất, mà mỗi anten
cố định hay di động nằm trong vùng đó có thể hướng thẳng lên và liên lạc với vệ
tinh ấy. Bốn nhóm vệ tinh bao phủ bốn vùng đại dương là:
Vùng Đông - Đại Tây Dương: AOR – E (Atlantic Ocean Region - East) –
15.5W
Vùng Tây - Đại Tây Dương: AOR – W (Atlantic Ocean Region - West) –
15.5W
Vùng Ấn Độ Dương : IOR (Indian Ocean Region) – 64.5E
Vùng Thái Bình Dương: POR (Pacific Ocean Region) – 178E

25


×