Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài tiểu luận bộ môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.76 KB, 18 trang )

BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
---------------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN
BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
GVHD

: Ths. Dương Văn Thành

NGÀNH: ĐTVT

Hà Nội – 2013

1


BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

MỤC LỤC
Trang

MỤC LỤC

2

PHẦN I: Trình bày về các phương pháp thu thập thông tin phi thực nghiệm.


3

1.1. Phương pháp quan sát

3

1.2. Phương pháp phỏng vấn

4

1.3. Phương pháp hội nghị
1.3.1. Các loại hội nghị
1.3.2. Kỷ yếu khoa học

5

1.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

8

PHẦN II: ĐỀ XUẤT VÀ XÂY DỰNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU “QUY
HOẠCH MẠNG VÔ TUYẾN WCDMA”

11

2.1. Lý do chọn đề tài

11

2.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu, khảo sát


12

2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

12

2.4. Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu

13

2.5. Gỉa thuyết khoa học của đề tài đồ án
2.6. Phương pháp nghiên cứu

14

2.7. Cái mới của đề tài đồ án

14

2.8. Dàn ý nội dung của đồ án

15

2.9. Kế hoạch, tiến độ thực hiện đề tài đồ án

16

2.10. Chuẩn bị các phương tiện nghiên cứu (tài liệu, thiết bị. chi phí).


17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

18

2


BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Phần 1: Trình bày, giới thiệu về thu thập thơng tin bằng phương
pháp phi thực nghiệm.
Phương pháp phi thực nghiệm (non-empirical method) là tên gọi chung cho
một nhóm phương pháp thu thập thơng tin, trong đó người nghiên cứu khơng được gây
bất cứ tác động nào vào đối tượng khảo sát và môi trường bao quanh đối tượng khảo
sát làm thay đổi trạng thái của đối tượng.
Nhóm phương pháp phi thực nghiệm rất phong phú: quan sát, phỏng vấn, hội
nghị, điều tra.

1.1. Quan sát
Quan sát là phương pháp được sử dụng cả trong nghiên cứu khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội và các nghiên cứu công nghệ.
Trong phương pháp này, người nghiên cứu chỉ quan sát những gì đã và đang tồn
tại mà không can thiệp gây biến đổi trạng thái của đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên,
nhược điểm cơ bản của quan sát khách quan là sự chậm chạp và thụ động.
Các phương pháp quan sát thông dụng được áp dụng trong nhiều bộ mơn khoa
học có thể hình dung theo phân loại như sau:
-


Theo mức độ chuẩn bị, quan sát được phân chia thành quan sát có chuẩn bị trước và
quan sát không chuẩn bị (bất chợt, ngẫu nhiên bắt gặp).

-

Theo quan hệ giữa người quan sát và người bị quan sát, quan sát được phân chia
thành quan sát khơng tham dự (ghi chép lại những gì quan sát được) và quan sát có
tham dự (hịa nhập vào đối tượng khảo sát như một thành viên).

-

Theo mục đích nắm bắt bản chất đối tượng quan sát, quan sát được phân chia thành
quan sát hình thái, quan sát cơng năng, quan sát hình thái-cơng năng.

Theo mục đích xử lý thơng tin, quan sát được phân chia thành quan sát mô tả,
quan sát phân tích.
Theo tính liên tục của quan sát, quan sát được phân chia thành quan sát liên tục,
quan sát định kỳ, quan sát chu kỳ, quan sát tự động theo chương trình.

3


BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trong quan sát, người nghiên cứu có thể quan sát bằng nhiều cách trực tiếp xem,
nghe, nhìn; sử dụng các phương tiện ghi âm, ghi hình; sử dụng các phương tiện đo
lường.

1.2. Phỏng vấn
Phỏng vấn là đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin.

Thực chất, phỏng vấn giống như quan sát gián tiếp bằng cách hỏi lại kết quả từ người
đã quan sát đối tượng khảo sát.
Trong phỏng vấn, trước hết cần chọn người đối thoại. Người đối thoại có thể là
người rất am hiểu, ít am hiểu, hoặc hồn tồn khơng am hiểu lĩnh vực nghiên cứu. Họ
có thể cho ý kiến về những khía cạnh rất khác nhau.
Sau khi đã lựa chọn được người đối thoại, cần phân tích tâm lý đối tác.Trước mỡi
đối tác, người nghiên cứu cần có những cách tiếp cận tâm lý khác nhau. Chẳng hạn:
người có nhiều hiểu biết về điều tra thường sẵn sàng cộng tác; người nhút nhát thường
khơng dám trả lời; người có q khứ phức tạp thường dè dặt; người khôi hài thường
cho những câu trả lời có độ tin cậy thấp; người ba hoa thường hay đưa vấn đề đi lung
tung; người có bản lĩnh tự tin thái quá thường rất kín kẽ, biết dấu một cách nhất quán
mọi suy nghĩ.
Trong phỏng vấn người ta chia ra các loại, như phỏng vấn có chuẩn bi trước;c
phỏng vấn không chuẩn bị trước; trao đổi trực tiếp; trao đổi qua điện thoại; có loại
phỏng vấn để biết;có loại phỏng vấn sâu để khai thác chi tiết hơn về một chủ đề.
Tuy nhiên, dù phỏng vấn thế nào, thì cách đặt câu hỏi cũng là điều cần đặc biệt
coi trọng, vì nó có ảnh hưởng quyết định tới kết quả phỏng vấn. Lưu ý trong cách đặt
câu hỏi, nên hỏi vào việc người ta làm, tránh đòi hỏi người ta đánh giá hoặc hỏi vào
những vấn đề nhạy cảm.

1.3. Hội nghị
Nội dung phương pháp hội nghị là nêu câu hỏi trước một nhóm chuyên gia để
nghe họ tranh luận, phân tích. Đặc điểm chung của hội nghị khoa học là nêu vấn đề,
thảo luận, ghi nhận mà khơng kết luận dưới hình thức một nghị quyết. Ưu điểm của
phương pháp hội nghị là được nghe những ý kiến phản bác nhau. Song, nhược điểm

4


BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


của phương pháp hội nghị là ý kiến hội nghị thường hay bị chi phối bởi những người
có tài hùng biện và những người có địa vị xã hội cao tương đối so với nhóm.
Để khắc phục mặt nhược điểm, người ta thường dùng phương pháp tấn công não
(brainstorming), là phương pháp do A. Osborn (Mỹ) khởi xướng. Người tổ chức tấn
công não cần tạo bầu khơng khí tự do tư tưởng, thoải mái tinh thần, khơng ai được thể
hiện khích lệ, tán thưởng hoặc châm biếm, chỉ trích.
Để nâng cao hiệu quả tấn công não, người ta tấn công não phân nhóm bằng cách
chia nhỏ nhóm để tấn cơng não, lấy kết quả tấn cơng não nhóm trước làm dữ liệu để
tấn cơng não cho nhóm sau.Gọi đó là phương pháp Delphi.

1.3.1 Các loại hội nghị
Tuỳ tính chất của việc đưa một nội dung được thảo luận mà có nhiều loại hội
nghị khoa học được tổ chức:
Bàn tròn (roundtable): Là hình thức sinh hoạt khoa học thường xuyên và thẳng
thắn nhất của đề tài nhằm thảo luận và tranh luận những vấn đề khoa học.
Hội thảo khoa học: Là cụm từ được sử dụng tương đương với seminar trong
tiếng Anh, là loại hội nghị khoa học khơng lớn với mục đích đưa ra một số vấn đề khoa
học nhất định để thảo luận, tranh luận.
Còn một loại hội thảo khác, tiếng Anh gọi là symposium. Đó là một loại seminar,
nhưng là loại hội thảo được tổ chức trong nhiều hội thảo kế tục nhau, không định kỳ,
để thảo luận những vấn đề gần nhau hoặc giống nhau, nhưng đang còn cần tiếp tục
thảo luận.
Lớp huấn luyện (tiếng Anh: workshop hoặc school workshop, cũng gọi là
school seminar, tiếng Nga: shkolư-seminar), là một sinh hoạt khoa học, trong đó,
những chuyên gia có uy tín được mời trình bày các chun đề. Người tham gia được
mời đến chủ yếu là để học tập, song cũng có thể được yêu cầu thực hiện một số sinh
hoạt khác, chẳng hạn, trình bày báo cáo kinh nghiệm để hiểu sâu sắc thêm vấn đề được
trình bày tại lớp huấn luyện; thảo luận để nắm vững và biết cách vận dụng những
chuyên đề đã được nghe.

Hội nghị khoa học, là cụm từ được sử dụng tương đương với conference trong
tiếng Anh, là loại seminar đa chủ đề, được tổ chức khoảng từ 3 đến 5 năm một lần, với
5


BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

số lượng tới hang trăm người, gồm các nhà nghiên cứu, các nhà cơng nghệ và các nhà
quản lý. Ngồi ra cũng có thể có các nhà hoạt động xã hội, các tổ chức xã hội, các nhà
lãnh đạo hoặc các chính khách lớn.Tại hội nghị có một số báo cáo được chỉ định. Có
thể có những phiên họp tồn thể, cũng có thể chia thành các phân ban (session) để thảo
luận sâu một số chuyên đề.
Hội nghị khoa học thường có nhiều mục tiêu, như tổng kết một giai đoạn nghiên
cứu; ra tuyên bố về một hướng nghiên cứu; tập hợp lực lượng cho những nghiên cứu
mới và quan trọng.
Tại hội nghị khoa học có một số báo cáo được chỉ định trước. Có thể có những
phiên họp tồn thể, cũng có thể chia thành các phân ban (session) để thảo luận một số
chuyên đề. Phân ban cũng có thể được tổ chức dưới dạng các seminar, workshop,
dialogue, symposium, v.v…
Tiến trình hội nghị. Thông thường hội nghị khoa học thường đơn giản, ít hoặc
khơng có các nghi lễ ngoại giao. Sau phần các thủ tục khai mạc là đến các báo cáo.
Cơng việc liên quan báo cáo thường bao gồm:
-

Thút trình của báo cáo viên..
Câu hỏi của hội nghị và trả lời của tác giả.
Bình luận của các thành viên hội nghị và của chủ toạ.
Bổ sung của các thành viên.
Khuyến nghị của các thành viên đối với báo cáo.
Ghi nhận của chủ toạ về những ý kiến đã và chưa nhất trí.


1.3.2 Kỷ yếu khoa học
Kỷ yếu khoa học là ấn phẩm cơng bố các cơng trình, các bài thảo luận trong
khuôn khổ các hội nghị khoa học hoặc trong một giai đoạn hoạt động của một tổ chức
khoa học.Kỷ yếu được cơng bố nhằm mục đích ghi nhận hoạt động của một hội nghị
hoặc một tổ chức, tạo cơ hội để người nghiên cứu công bố kết quả nghiên cứu và thiết
lập quan hệ với đồng nghiệp.
Cơ cấu chung của kỷ yếu có thể bao gồm:
PhầnI. PHẦN BÌA
Bìa chính

6


BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

-

Tên hội nghị (Kỷ yếu hội nghị)
Địa danh, ngày, tháng, năm tổ chức hội nghị.

Bìa lót
-

Bìa lót là một trang trắng, chỉ ghi một-hai dịng chữ tên của kỷ yếu.

Bìa phụ
-

Tên hội nghị (Kỷ yếu hội nghị)

Địa danh, ngày, tháng, năm tổ chức hội nghị.
Cơ quan chủ trì/Cơ quan đăng cai/Cơ quan tài trợ/Cơ quan đỡ đầu.
Ban tổ chức/Ban điều hành

Phần II. PHẦN HỒ SƠ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ
Hồ sơ tổ chức hội nghị
-

Giấy triệu tập lần I, lần II
Thư từ của các cơ quan hữu quan: Cơ quan đỡ đầu, cơ quan tài trợ, cơ quan
cam kết tham gia

Chương trình hội nghị
-

Chương trình chính thức
Chương trình các chun đề hoặc các phân ban
Các chương trình tự chọn

Danh sách thành viên:
-

Thành viên chính thức
Thành viên dự thính
Khách mời

Phần nghi thức:
-

Lời khai mạc

Phát biểu ý kiến của các nhân vật quan trọng
Phát biểu ý kiến của các khách mời

Phần III. PHẦN CÁC BÁO CÁO VÀ THÔNG BÁO KHOA HỌC

7


BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Báo cáo khoa học:
-

Báo cáochính và các báo cáo chuyên đề/báo cáo phân ban
Tóm tắt các báo cáo khơng kịp gửi trước hoặc khơng có điều kiện in tồn văn

Thơng báo khoa học
-

Các thơng báo có ý nghĩa chung
Các thơng báo theo chun đề/thơng báo phân ban

Phần IV. PHẦN PHỤ ĐÍNH
-

Biên bản hội nghị
Thư ghi nhớ sau hội nghị
Các văn kiện chuyên khảo sau hội nghị
Thoả thuận chung về hợp tác sau hội nghị (nếu có)
Địa chỉ các thành viên tham gia hội nghị


1.4. Điều tra bằng bảng hỏi
Điều tra bằng bảng hỏi vốn là phương pháp của xã hội học, nhưng đã được áp dụng
phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Về mặt kỹ thuật của phương pháp điều tra bằng bảng
hỏi có ba loại cơng việc phải quan tâm: chọn mẫu, thiết kế bảng câu hỏi và xử lý kết
quả.
Thứ nhất: Chọn mẫu
Việc chọn mẫu phải đảm bảo vừa mang tính ngẫu nhiên, vừa mang tính đại diện,
tránh chọn mẫu theo định hướng chủ quan của người nghiên cứu.
Thứ hai: Thiết kế bảng câu hỏi
Có hai nội dung được quan tâm trong khi thiết kế bảng câu hỏi: (1) Các loại câu
hỏi; và (2) Trật tự logic của các câu hỏi. Một số loại câu hỏi thông dụng trong các cuộc
điều tra được trình bày trong Bảng 1:
Bảng 1(a):Câu hỏi kèm phương án trả lời "có" và "khơng".
1.

Anh/Chị đã hoặc đang sử dụng dịch vụ mobile
internet 3G của các nhà mạng tại nước ta cung cấp
hay khơng ?

8

Có Khơng


BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nếu câu trả lời là không, xin trả lời câu 2
Nếu câu trả lời là có, xin trả lời từ câu 3
Bảng 1(b)Câu hỏi kèm nhiều phương án trả lời

2.

Nếu câu trả lời là không, xin
cho biết lý do

 Chất lượng mạng 3G cịn thấp
 Phí sử dụng cịn cao
 Khơng có nhu cầu sử dụng

3.

Nếu câu trả lời là có, xin cho
biết Anh/Chị hài lịng về những
điểm nào?

 Chất lượng sóng tốt
 Vùng phủ sóng rộng
 Giá cước hợp lý
 Do nhu cầu cá nhân

Bảng 1(c) Câu hỏi kèm phương án trả lời có trọng số
4.

Anh/Chị có đồng tình với ý kiến cho rằng
chất lượng dịch vụ mạng chưa đúng như
cam kết của nhà cung cấp?

 Có  Khơng

5.


Nếu có, thì đánh giá chất lượng bằng việc cho điểm vào các phương án
trả lời, trong đó điểm cao nhất thể hiện mức độ tốt nhất:
5.1.

Tốc độ download/upload đạt yêu cầu

1

2

3

4

5

5.2.

Chất lượng sóng khi vào vùng bị
che lấp (nhà cao tầng, núi đồi…)

1

2

3

4


5

1

2

3

4

5

5.3.

Đường truyền ổn định

Bảng 1(d) Những câu hỏi mở, để người điền phiếu trả lời tùy ý
6.

Nếu có thể, xin Anh/Chị đề xuất một số ý kiến về các biện pháp để nâng cao
chất lượng dịch vụ, điều chỉnh giá cước hay biện pháp tháo gỡ các khó khăn
trong việc sớm triển khai mạng 4G tại nước ta:
……………………………………………………………………………

9


BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

……………………………………………………………………………


Các loại câu hỏi phải đảm bảo khai thác cao nhất ý kiến của cá nhân từng người
được hỏi.
Tốt nhất, phải đặt câu hỏi vào những công việc cụ thể liên quan đến cá nhân mỗi
người. Tránh đặt những câu hỏi yêu cầu người ta đánh giá về người khác, chẳng hạn,
“Nhân viên ở đây có n tâm cơng tác khơng?”, hoặc những câu hỏi ở tầm quá khái
quát, chẳng hạn: "Phương pháp dạy và học ở Việt Nam có hợp lý hay khơng ?".
Ngồi ra, một bộ phận nhất thiết khơng thể thiếu, đó là phần phân tích cơ cấu xã
hội.Phần này giúp người nghiên cứu phân tích ý kiến của các tầng lớp xã hội khác
nhau.
Cách tổ chức câu hỏi vừa mang tính kỹ thuật, vừa mang tính nghệ thuật vận dụng
các phép suy luận logic trong các cuộc điều tra.
Thứ ba: Xử lý kết quả điều tra
Kết quả điều tra được xử lý dựa trên cơ sở thống kê tốn.Có nhiều cách tiếp
cận.Hoặc là mỡi người nghiên cứu tự học cách xử lý toán học, nếu cảm thấy tự mình
hứng thú. Song cũng có thể tìm kiếm sự cộng tác của các đồng nghiệp về thống kê
toán, hoặc những chuyên gia chuyên về các phương pháp xã hội học.
Hiện nay chương trình xử lý thống kê trên máy đã được sử dụng một cách phổ biến.
Đó là chương trình SPSS (Statistic Package for Social Studies). Chương trình này sẽ
giúp giảm nhẹ rất nhiều công việc xử lý các kết quả điều tra.

PHẦN 2: ĐỀ XUẤT VÀ XÂY DỰNG ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU “ QUY HOẠCH MẠNG VÔ TUYẾN WCDMA”

2.1. Lý do chọn đề tài đồ án

10


BỘ MƠN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Cùng hịa chung với sự tăng trưởng mạnh không ngừng của phát triển kinh tế xã
hội Việt Nam nói chung và thị trường viễn thơng nói riêng, trong những năm qua nước
ta đã có nhiều bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực viễn thông trở thành một trong
những ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế
xã hội nói chung của đất nước.
Bằng việc hàng loạt các nhà mạng đã tham gia vào cuộc chạy đua nhằm cung cấp
cho khách hàng các tiện ích di động hiện đại nhất với chất lượng dịch vụ cao nhất. Thị
trường di động 3G hiện đang bước vào giai đoạn cạnh tranh căng thẳng nhất, tính đến
thời điểm hiện tại đã có 3 nhà mạng chính thức cung cấp các tiện ích 3G cho khách
hàng là Vinaphone, Mobifone, Viettel, ngoài ra một số nhà mạng khác. Với xu thế
chung phát triển thuê bao di động tại Việt Nam và nhu cầu tăng cao về các dịch vụ số
liệu tốc độ cao như: video call, hội nghị truyền hình, tin nhắn đa phương tiện...của
khách hàng trong thời gian tới, mạng vơ tuyến trên tồn quốc nói chung và khu vực cụ
thể nói riêng cần phải gấp rút thực hiện nâng cấp và xây dựng hạ tầng mạng. Trong q
trình phát triển mạng các nhà mạng ln quan tâm hàng đầu đến vấn đề quy hoạch
mạng 3G và coi đây là yếu tố tiên quyết đến chi phí xây dựng mạng, chất lượng dịch
vụ … Vậy nên em chọn đê tài này để nghiên cứu với mục đích sẽ tiếp thu được những
kiến thức bổ ích và đưa ra các vấn đề để tối ưu một cách hiệu quả nhất trong việc quy
hoạch một mạng WCDMA hiện nay.

2.2. Khách thể, đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
Khách thể nghiên cứu: Là những sinh viên, giảng viên đang theo học và
nghiên cứu chuyên ngành viễn thông, mạng trong các trường đại học, cao đẳng, các kỹ
sư hay cá nhân đang làm việc trong lĩnh vực mạng vô tuyến, truyền thông…
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chủ yếu phân tích các vấn đề về vùng phủ, dung
lượng, các yếu tố liên quan đồng thời đưa ra các vấn đề để tối ưu một cách hiệu quả
nhất trong việc quy hoạch một mạng WCDMA hiện nay.
Đối tượng khảo sát: Các giảng viên, thạc sĩ, tiến sĩ khoa Điện tử - Viễn thông
trong trường đại học, các kỹ sư đang làm việc tại các công ty trong lĩnh vực mạng, viễn

thông..

11


BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên các giải pháp kỹ
thuật trong mạng WCDMA, nêu lên các vấn đề về việc quy hoạch mạng vô tuyến:
Phương pháp trải phổ DSSS
Các mã sử dụng trong UMTS
Giao diện vô tuyến và các loại kênh trong WCDMA
Điều khiển công suất và chuyển giao trong hệ thống WCDMA.
Phân tích được quỹ đường truyền, mơ hình truyền sóng, tính tốn bán kính cell và
diện tích cell, xác định dung lượng cell để từ đó áp dụng tính tốn quy hoạch.
Phạm vi và quy mơ nghiên cứu: khảo sát cụ thể yêu cầu thực tế qua tình hình
kinh tế, xã hội, tình hình phát triển mạng viễn thông tại khu vực các quận nội thành TP
Hà Nội. Trên cơ sở đó, dự báo và tính tốn nhu cầu dung lượng, vùng phủ để xây dựng
thiết kế chi tiết mạng truy nhập vô tuyến WCDMA tại khu vực các quận nội thành. Từ
đó sử dụng phần mềm mơ phỏng, tính tốn số lượng node B cho khu vực này.

2.4. Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu cơng nghệ 3G và thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình quy hoạch mạng 3G.
- Phân tich vùng phủ: phân tích mơ hình truyền sóng Hata-Okumura và WalfischIkegami để áp dụng vào trong các điều kiện quy hoạch cụ thể, phân tích hệ số tải của
đường truyền để xác định lại bán kính cell, tính số cell và đây là thơng số quan trọng
dùng trong thuật tốn tối ưu số cell.
- Phân tích dung lượng: từ nhu cầu thực tế phân tích dung lượng từng vùng để xác

định dung lượng cực đại cho một cell, số cell cho một vùng. Cuối cùng là tối ưu lại số
cell sau khi đã phân tích vùng phủ và phân tích dung lượng để đi đến lựa chọn số cell
cuối cùng cho một vùng cần tính tốn.

12


BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Mục đích của quy hoạch mạng lưới là đảm bảo hiệu suất và tối ưu hóa mạng.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Hiểu được cấu trúc của mạng vơ tuyến WCDMA. Từ đó để làm cơ sở cho việc
nhận định tầm quan trọng của nó trong tổng thể mạng để có những bước đi tiếp theo.
- Nắm được cách quy hoạch 1 mạng nói chung và quy hoạch mạng 3G nói riêng.
Nắm bắt được quá trình, phương pháp và các bước để quy hoạch và tối ưu mạng 3G.
- Phân tích được những yêu cầu và nguyên tắc thực hiện quy hoạch mạng 3G ứng
với đặc trưng, xác định địa lý vùng cụ thể, đưa ra các cơng thức tính tốn dung lượng,
vùng phủ, sử dụng hai mơ hình thực nghiệm cụ thể Hata-Okumura và WalfischIkegami.
- Sử dụng phần mềm mô phỏng viết bằng Visual Basic 6 tính tốn số lượng node
B cần phục vụ cho vùng phủ và nhu cầu về dung lượng cho khu vực thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Giúp người đọc có thể hiểu tổng thể về mạng 3G WCDMA đang được khai thác
tại Việt Nam.
- Tối ưu một cách hiệu quả nhất trong việc quy hoạch một mạng WCDMA hiện
nay.

2.5. Giả thuyết khoa học của đề tài đồ án
- Hệ thống thông tin di động WCDMA ra đời là một bước tiến lớn trong hệ thống
thông tin truyền thông: kỹ thuật WCDMA cho phép cùng một lúc nhiều thuê bao sử
dụng chung phổ tần, khi đó tín hiệu mỡi th bao truyền đi được phân tách với nhau

bằng các mã trực giao với nhau. Đồng thời có thể cung cấp nhiều dịch vụ với các yêu
cầu chất lượng khác nhau (như thoại, video và packet data) trên một kết nối.

13


BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA giúp tăng hiệu năng hệ thớng: tối ưu hố
hiệu năng mạng, mở rộng vùng phủ, dung lượng và đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch
vụ trên cơ sở thực tế.
- Quy hoạch mạng để dự phòng tài nguyên mạng cho tương lai: Trong thực tế cho
thấy sự phát triển nhanh của thuê bao và các dịch vụ mới khiến các nhà khai thác mạng
luôn phải đối mặt với các khó khăn khơng nhỏ. Do đó việc quy hoạch cho tương lai là
rất cần thiết và rất quan trọng để tránh việc mở rộng thường xun, bởi vì dự phịng
cho phép cung cấp lưu lượng bổ sung trong trường hợp thuê bao tăng trưởng nóng hay
sự đột biến về lưu lượng tại một thời điểm.

2.6. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào những kiến thức học được từ bộ môn “Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học” để áp dụng vào thực tiễn lựa chọn những phương pháp thích hợp.
Quy hoạch mạng vơ tuyến WCDMA là cơng việc phức như định kích cỡ, quy
hoạch lưu lượng và vùng phủ, tối ưu hố mạng…Tuy nhiên về cơ bản nó phát triển dựa
trên những cái cũ và hiện tại WCDMA là một công nghệ truy nhập vô tuyến được phát
triển mạnh ở Châu Âu. Do vậy có thể tìm đọc rất nhiều tài liệu, thông tin, các bài báo,
bài nghiên cứu viết về vấn đề này trên internet, sách vở, v.v..
Việc nghiên cứu cũng cần sự trợ giúp về sự hiểu biết từ các thầy cô giáo trong
trường. Đồng thời cũng cần tiếp thu từ những người đã tìm hiểu và làm nó từ trước để
có thể học hỏi được kinh nghiệm, đúc rút được những kiến thức cho mình. Từ đó xây
dựng nên cái mới trên nền tảng những cái có sẵn, đồng thời cũng sáng tạo nên những

phương pháp để góp phần tạo nên sự phong phú và phát triển công nghệ.

2.7.

Cái mới của đề tài đồ án

Với mạng 3G quá trình quy hoạch và tối ưu / tái quy hoạch là một q trình liên
tục. Khi hồn thành quy hoạch dung lượng và vùng phủ sóng và một mạng được xây
dựng, những thiết bị đầu cuối được đưa vào mạng và cho phép kiểm soát hiệu suất
mạng. Quá trình này là quá trình liên tục đảm bảo hiệu suất và tối ưu hóa. Mục đích
của quy hoạch mạng lưới là kiểm sốt và tối đa hóa ảnh hưởng của ba tham số đó.
14


BỘ MƠN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Q trình quy hoạch và tối ưu hố mạng có thể thực hiện một cách tự động bằng
cách sử dụng các công cụ thơng minh và các phần tử mạng.
Phân tích được những yêu cầu và nguyên tắc thực hiện quy hoạch mạng 3G ứng
với đặc trưng, xác định địa lý vùng cụ thể, đưa ra các cơng thức tính tốn dung lượng,
vùng phủ.
Sử dụng phần mềm mô phỏng viết bằng Visual Basic 6 tính tốn số lượng node B
cần phục vụ cho vùng phủ.

2.8.

Dàn ý nội dung của đồ án

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC MẠNG VÔ TUYẾN WCDMA
1.1. Tổng quan về mạng thông tin di động 3G WCDMA

1.2. Nguyên lý trải phổ trong hệ thống WCDMA
1.3. Các loại mã được dùng trong hệ thống WCDMA
1.4. Các loại kênh trong UTRAN
1.4.1. Các kênh logic
1.4.2. Các kênh vật lý
1.4.3. Các kênh truyền tải
1.5. Điều khiển công suất
1.6. Chuyển giao trong hệ thống WCDMA
CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH MẠNG VÔ TUYẾN WCDMA
2.1 Giới thiệu chung về quy hoạch mạng
2.2 Một số đặc điểm cần lưu ý trong quy hoạch mạng
2.2.1. Dự báo nhu cầu dịch vụ/thuê bao
2.2.2. Dự báo lưu lượng
2.2.3. Dự phòng cho tương lai
2.3. Các hoạt động cụ thể của định cỡ mạng WCDMA
2.3.1. Phân tích vùng phủ
2.3.2. Xác định kích thước ơ
2.3.3. Tính bán kính, diện tích phủ sóng và quy hoạch vị trí các cell
2.4. Phân tích dung lượng
2.4.1. Tính tốn hệ số tải
2.4.2. Mơ hình tính tốn dung lượng Erlang B
15


BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.5. Truyền dẫn cho Node B
2.6. Tối ưu mạng
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH MƠ PHỎNG TÍNH TỐN QUY HOẠCH MẠNG
3G CHO KHU VỰC TP HÀ NỘI

3.1. Đặc điểm chung về Thành phố Hà Nội
3.2. Thiết kế vào tối ưu mạng
3.3. Tính tốn quy hoạch mạng cho khu vực nội thành
3.3.1. Tính số Node B để có thể phủ sóng được tồn bộ khu vực
3.3.2. Tính số lượng cell theo yêu cầu vùng phủ sóng
3.4 Chương trình mơ phỏng tính tốn
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2.9.

Kế hoạch tiến độ thực hiện đề tài đồ án

Đố án tốt nghiệp được thực hiện trong khoảng 10 tuần
Kế hoạch thực hiện đồ án:
-

Tìm, đọc, dịch tài liệu, chuẩn bị thiết bị cần thiết (thời gian 3 tuần).
Lập dàn ý chi tiết nội dung cần làm (thời gian 1 tuần).
Tham khảo các thầy cô trong khoa, thầy cô hướng dẫn đồ án và các kỹ sư
trong ngành (thời gian 2 tuần)
Viết, thực hiện đồ án (thời gian 3 tuần)
Hỏi ý kiến thầy cô, người đi trước về đồ án vừa viết (khoảng vài ngày)
Bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thành đồ án (thời gian 1 tuần)

2.10. Chuẩn bị các phương tiện nghiên cứu (tài liệu, thiết bị,
- Tài liệu:
• Mượn sách thư viện nhà trường, thầy cơ giảng dạy
• Mua sách ở thư viện, hiệu sách, cửa hàng tài liệu trực tuyến.

• Tải, đọc tài liệu, sách báo trên internet
• Tài liệu chia sẻ từ bạn bè.
- Thiết bị thí nghiệm:

16

chi phí)


BỘ MƠN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC




Máy tính cá nhân
Download và cài đặt các phần mềm, công cụ giả lập cần thiết (Matlap, GNS3,

Packet Tracer, Wireshark v.v..)
Các thiết bị lưu trữ di động (USB, thẻ nhớ)
Các thiết bị đo đạc thực nghiệm (nếu có thể), sổ tay cá nhân.
Chi phí:
Tính tốn và lập kế hoạch hợp lý để giảm thiểu chi phí thấp nhất có thể mà vẫn



-

hồn thành tốt đồ án.
• Xin kinh phí hỡ trợ từ trường đại học
• Chi phí cá nhân

• Hỡ trợ từ cá nhân nhóm hoặc cơ quan đang quan tâm nghiên cứu đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Harri Holma and Antti Toskala (2007), WCDMA for UMTS – HSPA Evolution

and LTE, John Wiley&Sons Ltd.
2. Nguyễn Phạm Anh Dũng (2001), Thông tin di động thế hệ 3, Nhà xuất bản bưu
điện, Hà Nội.
3. PGS.TS. Vũ Cao Đàm (2012), Bài giảng môn học phương pháp luận nghiên

cứu khoa học, Học viện công nghệ bưu chính viễn thơng, Hà Nội.
4. TS. Đào Quang Chiểu, Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Học
viện cơng nghệ bưu chính viễn thơng, Hà Nội.
5. Trang web hỗ trợ:

17


BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

18



×