Nghiên cứu khoa học
GVHD : Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
Mục lục
Danh mục bảng biểu..................................................................................................3
CHƯƠNG MỞ ĐẦU.....................................................................................................5
0.1. Định mức của các công tác được nhà nước công bố chính thức.........................5
0.2. Định mức của các công tác được các công ty xây dựng riêng.............................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................9
1.1. Giới thiệu.................................................................................................................... 9
1.2. Các loại định mức......................................................................................................9
1.2.1. Định mức kinh tế - kỹ thuật:................................................................................................. 9
1.2.2. Định mức dự toán xây dựng công trình...............................................................................9
1.2.3. Định mức cơ sở................................................................................................................. 11
1.2.4. Định mức chi phí tỷ lệ ....................................................................................................... 12
1.3. Cách xác định định mức .........................................................................................13
1.3.1. Phương pháp lập định mức xây dựng mới của công trình ...............................................13
1.3.2. Điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công khi vận dụng các
định mức xây dựng công bố........................................................................................................ 19
1.4. Đo bóc khối lượng công trình.................................................................................20
CHƯƠNG 2: THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU..........................................................23
1.5. Quy trình thu thập số liệu........................................................................................23
1.6. Số liệu thu thập .......................................................................................................23
1.6.1. Công trình chung cư lô A Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM....................23
1.6.2. Công trình Chung cư Ehome 3_Tây Sài Gòn đường Hồ Ngọc Lãm, Phường An Lạc,
Quận Bình Tân............................................................................................................................ 27
1.6.3. Công trình trường Trung học cơ sở Huỳnh Khương Ninh số 59_61 đường Huỳnh Khương
Ninh, Phường Đakao, Quận 1..................................................................................................... 31
1.6.4. Công trình nhà ở kiên cố số 76/22/6 Tôn Thất Thuyết, P.16, Q.4.....................................35
1.6.5. Công trình nhà ở kiên cố số 21H Cư Xá Ngân Hàng, P. Tân Thuận Tây, Q.7..................38
1.6.6. Công trình nhà ở kiên cố D12 KDC Hai Thành đường Tên lửa, Phường Bình Trị Đông, Q.
Bình Tân...................................................................................................................................... 43
1.6.7. Công trình Nhà biệt thự, Quận 2.......................................................................................44
1.6.8. Công trình nhà ở gia đình 2B Nguyễn Tuyển, Phường Bình Trưng Tây,Q.2....................46
1.6.9. Công trình nhà ở kiên cố Thửa 318 đường 39, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2...........49
1.6.10. Công trình văn phòng Licogi 9.........................................................................................51
CHƯƠNG 2: Phân tích chi tiết các định mức.........................................................52
2.1. Các mã hiệu định mức sử dụng trong khuôn khổ nghiên cứu này lần lượt là:..52
2.1.1. Phân tích chi tiết các định mức:........................................................................................ 53
2.2. Tổng hợp số liệu......................................................................................................58
2.3. Điều chỉnh giá các loại vật liệu xây dựng. ...........................................................65
2.3.1. Giá vật liệu xây dựng......................................................................................................... 65
2.3.2. Điều chỉnh giá Nhân công, Máy Thi Công.........................................................................66
KCĐNhóm: Hệ số chuyển đổi nhóm nhân công (được chia tại mục A.1.8, Nghị
định 205/2004/NĐ-CP.)..............................................................................................66
Bộ đơn giá áp dụng cho phạm vi công trường tại TP.HCM................................66
KĐCNC: Hệ số trượt giá NC (Áp dụng CV 9427/SXD – QLKTXD).......................66
2.3.3. Chi phí máy thi công:......................................................................................................... 67
Chương Mở đầu
Trang 1
Nghiên cứu khoa học
GVHD : Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
2.3.4. Điều chỉnh giá nhân công, máy thi công............................................................................67
2.4. Bộ đơn giá theo quyết định 104/2006/ QĐ-UBND (bộ đơn giá 104)......................68
2.5. Tính toán so sánh giá thành các công tác.............................................................71
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................82
3.1. Kết luận..................................................................................................................... 82
3.2. Kiến nghị:................................................................................................................. 82
3.3. Hạn chế:.................................................................................................................... 82
Tài liệu tham khảo....................................................................................................84
Chương Mở đầu
Trang 2
Nghiên cứu khoa học
GVHD : Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1 Số liệu thu thập thực tế công tác “Sản xuất lắp dựng cốt thép móng, đường
kính cốt thép > 18mm”...................................................................................................25
Bảng 2.2 Số liệu thu thập thực tế từ công tác lắp dựng coffa móng .............................26
Bảng 2.3 Số liệu thu thập thực tế từ công tác đổ bê tông móng....................................26
Bảng 2.4: Số liệu thu thập thực tế từ công tác “Sản xuất lắp dựng cốt thép móng,
đường kính cốt thép > 18mm”........................................................................................28
Bảng 2.5 Số liệu thu thập thực tế từ công tác lắp dựng coffa móng..............................29
Bảng 2.6 Số liệu thu thập thực tế từ công tác đổ bê tông móng....................................31
Bảng 2.7 Số liệu thu thập thực tế từ công tác lắp dựng cốt thép móng.........................32
Bảng 2.8 Số liệu thu thập thực tế từ công tác lắp dựng coffa móng..............................33
Bảng 2.9 Số liệu thu thập thực tế từ công tác đổ bê tông móng....................................34
Bảng 2.10 Số liệu thu thập thực tế từ công tác đổ bê tông móng..................................36
Bảng 2.11 Số liệu thu thập thực tế từ công tác xây tường.............................................37
Bảng 2.12 Số liệu thu thập thực tế từ công tác tô tường................................................37
Bảng 2.13 Số liệu thu thập thực tế từ công tác lắp dựng coffa móng............................39
Bảng 2.14 Số liệu thu thập thực tế từ công tác xây tường gạch thay thế coffa móng...40
Bảng 2.15 Số liệu thu thập thực tế từ công tác đổ bê tông móng (bê tông tươi)...........41
Bảng 2.16 Số liệu thu thập thực tế từ công tác xây tường.............................................41
Bảng 2.17 Số liệu thu thập thực tế từ công tác tô tường................................................42
Bảng 2.18 Số liệu thu thập thực tế từ công tác lắp dựng coffa móng............................43
Bảng 2.19 Số liệu thu thập thực tế từ công tác đổ bê tông móng..................................44
Bảng 2.20 Số liệu thu thập thực tế từ công tác xây tường.............................................45
Bảng 2.21 Số liệu thu thập thực tế từ công tác tô tường................................................45
Bảng 2.22 Số liệu thu thập thực tế từ công tác xây tường.............................................47
Bảng 2.23 Số liệu thu thập thực tế từ công tác tô tường................................................48
Bảng 2.24 Số liệu thu thập thực tế từ công tác xây tường.............................................49
Bảng 2.25 Số liệu thu thập thực tế từ công tác tô tường................................................50
Bảng 2.26 Số liệu thu thập thực tế từ công tác tô tường ...............................................51
Phân tích chi tiết các định mức.......................................................................................52
Bê tông móng, rộng <=250cm, đá 1x2 Mác 250 (độ sụt 6-8). Mã hiệu AF.11214.......58
Chương Mở đầu
Trang 3
Nghiên cứu khoa học
GVHD : Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
Sản xuất lắp dựng cốt thép móng, đường kính cốt thép <= 18mm. mã hiệu AF.61120
.........................................................................................................................................58
Sản xuất lắp dựng cốt thép móng, đường kính cốt thép > 18mm. mã hiệu AF.61130..59
Bê tông móng, đổ bằng máy bơm bê tông tự hành, rộng <=250cm, đá 1x2 Mác 300.
Mã hiệ AF.31115............................................................................................................59
Bê tông móng, đổ bằng máy bơm bê tông tự hành, rộng >250cm, đá 1x2 Mác 300. Mã
hiệu AF.31125.................................................................................................................60
Xây tường bằng gạch ống 8x8x19, dày<= 10cm, cao <= 16m, vữa xi măng Mác 75.
Mã hiệu AE.63124..........................................................................................................61
Trát tường trong, chiều dày trát 1,5cm, vữa xi măng Mác 75. Mã hiệu AK.21224......62
Trát tường ngoài, chiều dày trát 1,5cm, vữa xi măng Mác 75. Mã hiệu AK.21124......62
SXLD, tháo dỡ ván khuôn thép, cây chống gỗ cho bê tông đổ tại chỗ Tường, cột
vuông, chữ nhật, xà dầm, giằng, cao <=16m. mã hiệu AF.82111.................................63
Giá vật liệu xây dựng......................................................................................................64
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giá công tác mã hiệu AF.11214.................70
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giá công tác mã hiệu AF.61120.................71
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giá công tác mã hiệu AF.61130.................72
Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giá công tác mã hiệu AF.31115.................73
Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giá công tác mã hiệu AF.31125.................74
Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giá công tác mã hiệu AE.63124.................75
Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giá công tác mã hiệu AE.63124.................76
Biểu đồ 8: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giá công tác mã hiệu AK.21224.................77
Biểu đồ 9: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giá công tác mã hiệu AK.21124.................78
Biểu đồ 10: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giá công tác mã hiệu AF.82111...............79
Biểu đồ 11: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giá công tác mã hiệu AE.63124...............81
Chương Mở đầu
Trang 4
Nghiên cứu khoa học
GVHD : Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
0.1. Định mức của các công tác được nhà nước công bố chính thức
Trong khoảng thời gian 1995-2005, sự bùng nổ của trong lĩnh vực xây
dựng thay đổi một cách nhanh chóng. Để đáp ứng nhu cầu thiết yếu Nhà nước
ta đã liên tiếp bàn hành các văn bản liên quan đến “Định mức dự toán xây
dựng” ví dụ như:
−
Quyết định 1242/1998/QĐ-BXD ngày 24/11/1998. ban hành
−
"Định mức dự toán xây dựng cơ bản"
Quyết định 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/07/2005. Ban hành
−
"Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng".
Công văn 1776 /BXD-VP, ngày 16 tháng 08 năm 2007. công bố
−
Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng.
Công văn 1784/BXD-VP, “Định Mức Vật Tư Trong Xây
Dựng”, ngày 16 tháng 08 năm 2007
0.2. Định mức của các công tác được các công ty xây dựng riêng
Với lý do các nhà thầu xây dựng phản ánh sự bất hợp lý về sự hao phí
vật liệu trong các công tác được lập torng định mức mà các công ty vật liệu xây
dựng đã tự nghiên cứu và xác lập các cấp phối riêng cho mỗi công ty.
CÔNG TY XI MĂNG FICO TÂY NINH
•
Cát có model độ lớn >2
Loại vữa
Mác vữa
Vữa xi măng
cát vàng
25
50
75
100
125
Chương Mở đầu
Vật liệu dùng cho 1 m3 vữa
XM (kg)
Cát (m3)
88,09
1,19
163,02
1,16
227,02
1,13
297,02
1,11
361,04
1,08
Trang 5
Nghiên cứu khoa học
GVHD : Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
•
Cát có model độ lớn từ 1.5-2
Loại vữa
Mác vữa
Vữa xi măng cát
mịn
25
50
75
100
125
Vật liệu dùng cho 1 m3 vữa
XM (kg)
Cát (m3)
96,1
1,18
176,02
1,14
247,02
1,12
320,03
1,09
389,04
1,06
CÔNG TY XI MĂNG VICEM HÀ TIÊN
•
Giới thiệu cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa, bê tông khi dùng xi măng
PCB.40, PCHS40 và cát mịn.
1m3
Vữa xây tô mác 75
Vữa bê tông mác
200
Vữa bê tông mác
250
Vữa bê tông mác
300
Đá dăm Cát vàng Xi măng PCB40 Nước sạch
1,090 m3
247 kg
110 lít
0,86 m3
0,483 m3
278 kg
185 lít
0,85 m3
0,466 m3
324 kg
185 lít
0,84 m3
0,450 m3
370 kg
185 lít
CÔNG TY XÂY DỰNG KIẾN TRÚC WEDO
•
Mác bê
tông
Mác 150
Mác 200
Mác 250
Mác 300
Cấp phối bê tông sử dụng đá 1×2
Bê tông, đá 1×2, sản xuất bằng máy trộn, đổ thủ công
Xi măng Cát vàng Đá dăm
Nước (lít) Phụ gia
PCB30
1×2
dẻo hoá
kg
m3
m3
lít
kg
288,025
0,505325 0,913275
189,625
350,55
0,480725
0,89995
189,625
415,125
0,4551
0,886625
189,625
449,975
0,4551
0,886625
178,35
22,49875
Vật liệu
khác
%
1
1
1
1
(Lưu ý: Mác 300 ít khi làm được khi dùng máy trộn thủ công, nên tham khảo sử dụng
bê tông thương phẩm bên dưới)
Chương Mở đầu
Trang 6
Nghiên cứu khoa học
GVHD : Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
Mác 150
Mác 200
Mác 250
Mác 300
Bê tông, đá 1×2, sản xuất qua dây chuyền trạm trộn, đổ bằng cẩu
Xi măng
Đá dăm
Phụ gia
Vật liệu
Cát vàng
Nước (lít)
PCB30
1×2
dẻo hoá
khác
kg
m3
m3
lít
kg
%
303,4
0,486875 0,903025
199,875
1
370,025
0,46125
0,88765
199,875
1
444,85
0,425375
0,87945
199,875
1
469,45
0,4346
0,882525
185,525
23,4725
1
(Lưu ý: Sản xuất qua dây truyền trạm trộn có thể sản xuất được mác cao hơn với cấp
phối đá khác)
•
Mác 150
Mác 200
Mác 250
Mác 300
Cấp phối bê tông sử dụng đá 1×2
Bê tông, đá 2×4, sản xuất bằng máy trộn, đổ thủ công
Xi măng
Đá dăm
Phụ gia
Cát vàng
Nước (lít)
PCB30
1×2
dẻo hoá
kg
m3
m3
lít
kg
272,65
0,5084
0,913275
179,375
331,075
0,482775
0,90405
179,375
393,6
0,4633
0,8856
179,375
466.38
0.42
0.87
184.5
22,49875
Vật liệu
khác
%
1
1
1
1
(Lưu ý: Mác 300 ít khi làm được khi dùng máy trộn thủ công, nên tham khảo sử dụng
bê tông thương phẩm bên dưới)
Bê tông, đá 2×4, sản xuất qua dây chuyền trạm trộn, đổ bằng cần cẩu
Xi măng
Đá dăm
Phụ gia
Vật liệu
Cát vàng
Nước (lít)
PCB30
1×2
dẻo hoá
khác
kg
m3
m3
lít
kg
%
Mác 150
288.03
0,48995
0,90405
189,625
2
Mác 200
350.55
0,466375 0,888675
189,625
2
Mác 250
415.13
0,437675
0,87945
189,625
2
Mác 300
437.68
0,452025 0,882525
173,225
21,88375
2
Ngoài ra còn có các bài nghiên cứu khoa học của sinh viên như:
“Nghiên cứu thiết kế cấp phối vữa lỏng mác cao dùng xử lý mối nối cấu kiện bê
tông bán tiền chế trong xây dựng dân dụng”. Sinh viên thực hiện: Hồ Công Tiến,
Đinh Việt Thanh
2. Lý do hình thành đề tài:
• Khi khoa học ngày càng tiến bộ, yêu cầu của con người ngày càng hoàn
thiện hơn, lĩnh vực xây dựng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Các công
Chương Mở đầu
Trang 7
Nghiên cứu khoa học
GVHD : Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
trình ngày càng lớn hơn, cao hơn. Chất lượng phải đi kèm với thời gian. Do
đó một số biện pháp thi công truyền thống đã không còn hiệu quả, đồng thời
có những công tác mới chưa được xác lập trong định mức gây khó khăn cho
công đoạn lập dự toán của công trình.
• Các tổ chức tập thể, cá nhân có những phản ánh về sự thiếu khách quan của
bộ định mức 1776 /BXD-VP (Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần
xây dựng) về giá nhân công thấp, vật liệu xây dựng thấp hơn so với giá bán
thực tế bên ngoài.
• Khi đi thực tập tốt nghiệp ở các dự án, nhóm quan sát thấy có sự chênh lệch
giữa định mức thức tế và định mức xây dựng, Đồng thời cũng có sự khác
biệt giữa công trường với công trường."
• Sau quá trình tìm tòi và tham khảo, nhóm đã quyết định thực hiện nghiên
cứu “Xác Định Hao Phí Thực Tế Cho Một Số Công Tác Thi Công Và So
Sánh Với Định Mức Hao Phí”
1.
Mục tiêu nghiên cứu
• Nghiên cứu xác định định mức thi công ngoài thực tế công trình đố với các
công tác phần ngầm (coffa móng, cốt thép móng, bê tông móng) và phần
hoàn thiện (xây tường, tô tường trong, tô tường ngoài).
• Thống kê và so sánh các số liệu thu thập tại công trường với các định mức
trong Công văn 1776 /BXD-VP, ngày 16 tháng 08 năm 2007. Công bố Định
mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng.
2.
Đối tượng nghiên cứu
• Nghiên cứu định mức của các công tác bê tông móng và công tác xây tô.
• Các công trình nhà cao tầng và nhà phố.
3.
Phạm vi nghiên cứu
• Nghiên cứu tập trung ở Thành Phố Hồ Chí Minh
• Nghiên cứu tập trung ở nhà cao tầng và nhà phố.
• Nghiên cứu tập trung ở các công tác bê tông móng và công tác xây tô.
Chương Mở đầu
Trang 8
Nghiên cứu khoa học
GVHD: Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Giới thiệu
•
Định mức xây dựng là số lượng vật tư, nhân công, máy thi công cần thiết
để hoàn thành một công tác xây dựng. Định mức xây dựng bao gồm cả các thành
phần hao phí trong quá trình thi công phát sinh ra.
•
Định mức xây dựng công trình được quy định trong Nghị định
112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình [9] và Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ
xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
•
Điều 12 [9] quy định định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế - kỹ
thuật và định mức chi phí tỷ lệ.
•
Bộ Xây dựng công bố Định mức dự toán xây dựng công trình để các cơ
quan, tổ chức cá nhân liên quan sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ
Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
1.2. Các loại định mức
•
Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức
chi phí tỷ lệ.
1.2.1.
Định mức kinh tế - kỹ thuật:
o Định mức kinh tế - kỹ thuật là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân
công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm: định mức dự toán xây dựng công trình
phần xây dựng, lắp đặt, khảo sát, sửa chữa, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết
cấu xây dựng và các định mức xây dựng khác.
o Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm: định mức dự toán xây dựng công
trình (phần xây dựng, lắp đặt, khảo sát, sửa chửa, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và
kết cấu xây dựng) và các định mức cơ sở.
1.2.2.
Định mức dự toán xây dựng công trình
o Định mức dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là Định mức dự
toán) là định mức kinh tế - kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Trang 9
Nghiên cứu khoa học
GVHD: Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như 1m3
tường gạch, 1m3 bê tông, 1m2 lát gạch, 1 tấn cốt thép, 100m dài cọc v.v… từ
khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng (kể cả những hao phí cần
thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng
liên tục, đúng quy trìnhm quy phạm kỹ thuật).
o Định mức dự toán xây dựng công trình là cơ sở để lập đơn giá xây dựng
công trình
o Định mức dự toán được lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây
dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế- thi công – nghiệm thu; mức cơ giới hóa
chung trong nganh xây dựng; trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành xây dựng (các vật liệu mới, thiết bị và
công nghệ thi công tiến tiến v.v…).
1.2.2.1. Nội dung:
♦
Định mức dự toán xây dựng công trình thể hiện mức hao phí về
vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công
tác xây dựng, từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng.
♦
Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ.
Các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyên cần cho việc hoàn
thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
♦
Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động của công nhân
trực tiếp và phục vụ theo cấp bậc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng
công tác xây dựng.
♦
Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dungjmays và thiết bị thi
công chính và phụ để hoàn thành một đơn cị khối lượng công tác xây dựng.
1.2.2.2. Hệ thống định mức dự toán xây dựng:
Theo khoản 1, 2, 3, 4 Điều 13 [9], cố thể hiểu rằng hệ thống định mức dự toán
xây dựng công trình gồm 3 loại sau:
♦ Định mức dự toán xây dựng do Bộ Xây dựng công bố: Là định mức dự
toán các công tác xây dựng, lắp đặt… phổ biến, thông dụng có ở các loại hình
công trình xây dựng.
− Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng, Công bó kèm
theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng;
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Trang 10
Nghiên cứu khoa học
GVHD: Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
− Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần lắp đặt, Công bó kèm
theo văn bản số 1777/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng;
♦ Định mức dự toán xây dựng do các Bộ (có xây dựng chuyên ngành),
UBND các tỉnh công bố; Là định mức dự toán cho các công tác chưa có trong hệ
thống định mức do Bộ Xây dựng công bố.
− Định mức dự toán chuyên ngành xây dựng mơ than, hầm lò, ban hành
kèm theo Quyết định số 47/QĐ-BCN ngày 24/10/2001 của Bộ Công nghiệp;
− Định mức dự toán chuyên ngành lắp đặt thiết bị công trình thủy điện,
ban hành kèm theo Quyết định số 2289/QĐ-NLDK ngày 24/10/2001 của Bộ
Công nghiệp;
− Định mức dự toán chuyên ngành bưu chính viễn thông, ban hành kèm
theo Quyết định số 23/2005/QĐ-BCVT ngày 24/10/2001 của Bộ Bưu chính
Viễn thông…
♦ Định mức dự toán xây dựng công trình: là những định mức dự toán của
tất cả các công tác xây dựng, lắp đặt… cần thiết phù hợp với yêu cầu kỹ thuật,
điều kiện thi công và biện pháp thi công của công trình làm cơ sở để lập đơn giá
xây dựng công trình.
− Bộ định mức dự toán xây dựng công trình thủy điện Yaly;
− Bộ định mức dự toán xây dựng công trình thủy điện Sơn La;
− Bộ định mức dự toán xây dựng Nhà máy xi măng Bút Sơn…
1.2.3.
Định mức cơ sở
1.2.3.1. Định mức vật tư
♦
Định mức vật tư là mức hao phí từng loại vật liệu để cấu thành một đơn
vị khối lượng công tác xây dựng (1m3 tường xây gạch, 1m2 lát gạch…) hoặc 1
loại cấu kiện hay kết cấu xây dựng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn xây
dựng, quy phạm thiết kế - thi công của Nhà nước. Ví dụ: Định mức vật tư trong
xây dựng, ban hành kèm theo Công văn số 1784/BXD-CP ngày 16/8/07 của Bộ
Xây dựng quy định:
− Định mức vật tư trong xây dựng là định mức kinh tế - kỹ thuật thể hiện
về mức hao phí từng loại vật liệu để cấu thành nên một đơn vị khối lượng
công tác xây lắp (1m3 tường xây gạch, 1m2 lát gạch,…) hoặc một loại cấu
kiện hay kết cấu xây dựng (một bộ vì kèo, một kết cấu vì chống lò…) phù
hợp với yêu cầu kỹ thuật, thiết kế và thi công.
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Trang 11
Nghiên cứu khoa học
GVHD: Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
− Định mức vật tư được lập trên cơ sở các quy chuẩn xây dựng, quy phạm
thiết kế, thi công, nghiệm thu và kết quả áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ xây dựng, công nghệ vật liệu xây dựng.
1.2.3.2. Đinh mức lao động
♦
Định mức lao động là hao phí lao động trực tiếp (theo các loại cấp bậc
thợ hoắc từng loại cấp bậc thợ cần phải tác nghiệp) để thực hiện từng công việc
cụ thể của công tác xây dựng, lắp đặt… với lao động có trình độ chuyên môn
tương ứng làm việc trong điều kiện bình thường.
1.2.3.3. Định mức năng suất máy thi công
♦
Định mức năng suấy máy thi công là số lượng sản phẩm do máy, thiết
bị thi công hoàn thành trong một đơn vị thời gian (giờ máy, ca máy…).
1.2.3.4. Một số chỉ tiêu, định mức khác của máy và thiết bị thi công
♦
Nguyên giá của máy và thiết bị thi công, số ca, giờ máy hoạt động trong
năm;
♦
Định mức tỷ lệ khấu hao, sửa chửa, tiêu hao nhiên liệu, năng lượng,
lương và cấp bậc của công nhân điều khiển máy, thiết bị thi công… được tính
toán cho từng loại, nhóm máy, thiết bị thi công phù hợp với yêu cầu kỹ thuật,
điều kiện thi công của công trình:
♦ Thời gian sử dụng máu bao gồm thời gian làm việc của máy để thực hiện
nhiệm vụ sản xuất theo đúng quy trình thi công và đảm bảo chất lượng sản phẩm
(kể cả thời gian ngừng máy không thể tránh khỏi, thời gian ngừng máy phục vụ
kỹ thuật, ngừng máy liên quan đến đặc điểm kĩ thuật và tổ chức thi công, thời
gian ngừng máy do nhu cầu tự nhiên của công nhân điều khiển và phục vụ máy).
♦ Thời gian làm việc của công nhân điều khiển và phục vụ máy được định
mức bao gồm: thời gian thực hiện nhiệm vị chuẩn kết và tác nghiệp, thời gian
nghỉ do yêu cầu kĩ thuật và tổi chức thi công, thời gian nghĩ do nhu cầu tự nhiên.
1.2.4.
Định mức chi phí tỷ lệ
o Định mức chi phí tỷ lệ dùng để xác định chi phí của một số loại công
việc trong hoạt động xây dựng bao gồm: định mức chi phí quản lý dự án, chi phí
tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí nhà
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Trang 12
Nghiên cứu khoa học
GVHD: Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công và một số định mức chi phí tỷ lệ
khác.
1.3. Cách xác định định mức
Phương pháp lập định mức kinh tế - kỹ thuật được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục số 5
Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng
1.3.1.
Phương pháp lập định mức xây dựng mới của công trình
o Định mức xây dựng mới của công trình được xây dựng theo trình tự sau:
Bước 1. Lập danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới của công trình chưa có
trong danh mục định mức xây dựng được công bố
−
Mỗi danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới phải thể hiện rõ đơn vị tính
khối lượng và yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thi công chủ yếu của
công tác hoặc kết cấu.
Bước 2. Xác định thành phần công việc
−
Thành phần công việc phải nêu rõ các bước công việc thực hiện của từng công
đoạn theo thiết kế tổ chức dây chuyền công nghệ thi công từ khi bắt đầu đến khi
hoàn thành, phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công và phạm vi thực hiện
công việc của công tác hoặc kết cấu.
Bước 3. Tính toán xác định hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công
* Các phương pháp tính toán:
Tính toán định mức hao phí của các công tác xây dựng mới thực hiện theo một
trong các phương pháp sau:
Phương pháp 1. Tính toán theo các thông số kỹ thuật trong dây chuyền công
nghệ
−
Hao phí vật liệu: xác định theo thiết kế và điều kiện, biện pháp thi công công
trình hoặc định mức sử dụng vật tư được công bố.
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Trang 13
Nghiên cứu khoa học
GVHD: Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
−
Hao phí nhân công: xác định theo tổ chức lao động trong dây chuyền công nghệ
phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công của công trình hoặc tính toán theo
−
định mức lao động được công bố.
Hao phí máy thi công: xác định theo thông số kỹ thuật của từng máy trong dây
chuyền hoặc định mức năng suất máy xây dựng được công bố và có tính đến
hiệu suất do sự phối hợp của các máy thi công trong dây chuyền.
Phương pháp 2. Tính toán theo số liệu thống kê - phân tích
−
Phân tích, tính toán xác định các mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công
−
từ các số liệu tổng hợp, thống kê như sau:
Từ số lượng hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công thực hiện một khối
lượng công tác theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ của công trình đã và
−
đang thực hiện.
Từ hao phí vật tư, sử dụng lao động, năng suất máy thi công đã được tính toán
−
từ các công trình tương tự.
Từ số liệu công bố theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên
môn nghiệp vụ.
Phương pháp 3. Tính toán theo khảo sát thực tế
−
Tính toán xác định các mức hao phí từ tài liệu thiết kế, số liệu khảo sát thực tế
của công trình (theo thời gian, địa điểm, khối lượng thực hiện trong một hoặc
nhiều chu kỳ...) và tham khảo định mức sử dụng vật tư, lao động, năng suất
−
máy được công bố.
Hao phí vật liệu: tính toán theo số liệu khảo sát thực tế và đối chiếu với thiết kế,
−
quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật.
Hao phí nhân công: tính theo số lượng nhân công từng khâu trong dây chuyền
sản xuất và tổng số lượng nhân công trong cả dây chuyền, tham khảo các quy
−
định về sử dụng lao động.
Hao phí máy thi công: tính toán theo số liệu khảo sát về năng suất của từng loại
máy và hiệu suất phối hợp giữa các máy thi công trong cùng một dây chuyền,
tham khảo các quy định về năng suất kỹ thuật của máy.
Nội dung tính toán các thành phần hao phí
Tính toán định mức hao phí về vật liệu
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Trang 14
Nghiên cứu khoa học
GVHD: Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
+
Định mức hao phí vật liệu cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công
tác hoặc kết cấu xây dựng kể cả hao hụt vật liệu được phép trong quá trình thi
+
công, gồm:
Vật liệu chủ yếu (chính): như cát, đá, xi măng, gạch ngói, sắt thép,.... trong
công tác bê tông, xây, cốt thép, sản xuất kết cấu,... là những loại vật liệu có giá
trị cao và chiếm tỷ trọng lớn trong một đơn vị khối lượng hoặc kết cấu thì qui
+
định mức bằng hiện vật và tính theo đơn vị đo lường thông thường.
Vật liệu khác (phụ): như xà phòng, dầu nhờn, giẻ lau... là những loại vật liệu có
giá trị nhỏ, khó định lượng chiếm tỷ trọng ít trong một đơn vị khối lượng hoặc
kết cấu thì qui định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí của các loại vật liệu
+
chính.
Định mức hao phí vật liệu được xác định trên cơ sở định mức vật liệu được công
bố hoặc tính toán theo một trong ba phương pháp nêu trên.
Tính toán hao phí vật liệu chủ yếu
Công thức tổng quát xác định định mức hao phí vật liệu (VL) trong định mức
xây dựng là:
VL = QV x Khh + QV LC x KLC x Ktđ (5.1)
Trong đó:
- QV: Số lượng vật liệu sử dụng cho từng thành phần công việc trong định mức
(trừ vật liệu luân chuyển), được tính toán theo một trong ba phương pháp trên;
Đối với vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì số lượng vật liệu được
xác định từ tiêu chuẩn thiết kế,... ví dụ bê tông tính theo mác vữa thì trong đó đá dăm,
cát, xi măng, nước tính từ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN), hoặc tiêu chuẩn
của công trình,...
Đối với vật liệu phục vụ thi công theo thiết kế biện pháp tổ chức thi công được
xác định theo kỹ thuật thi công và số lần luân chuyển theo định mức vật tư được công
bố hoặc tính toán đối với trường hợp chưa có trong định mức vật tư.
- QVLC: Số lượng vật liệu luân chuyển (ván khuôn, giàn giáo, cầu công tác...) sử
dụng cho từng thành phần công việc trong định mức được tính toán theo một trong ba
phương pháp trên;
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Trang 15
Nghiên cứu khoa học
GVHD: Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
- Khh: Định mức tỷ lệ hao hụt vật liệu được phép trong thi công:
Khh = 1 + Ht/c (5.2)
Ht/c: Định mức hao hụt vật liệu trong thi công theo các quy định trong định mức
vật tư được công bố, theo khảo sát, theo thực tế của các công trình tương tự, hoặc theo
kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp vụ đối với những
vật tư chưa có trong định mức.
Định mức hao hụt được qui định cho loại vật liệu rời, vật liệu bán thành phẩm
(vữa xây, vữa bê tông) và cấu kiện (cọc, dầm đúc sẵn).
- KLC: Hệ số luân chuyển của loại vật liệu cần phải luân chuyển quy định trong
định mức sử dụng vật tư. Đối với vật liệu không luân chuyển thì K LC=1. Đối với vật liệu
luân chuyển thì KLC < 1.
Hệ số luân chuyển của vật liệu luân chuyển được xác định theo công thức sau:
h × (n − 1) + 2
2n
(5.3)
Trong đó:
- h: Tỷ lệ được bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi;
- n: Số lần sử dụng vật liệu luân chuyển (n > 1);
- Ktđ: Hệ số sử dụng thời gian do tiến độ thi công công trình là hệ số phản ánh
việc huy động không thường xuyên hoặc tối đa lượng vật liệu để hoàn thành công tác xây
dựng theo đúng tiến độ. Hệ số này chỉ ảnh hưởng đến vật liệu luân chuyển, ví dụ như huy
động giàn giáo, côp pha, cây chống...
Khi biện pháp thi công sử dụng một lần hoặc nhiều lần thì bổ sung thêm hệ số này cho
phù hợp với điều kiện xây dựng công trình. Hệ số này được tính theo tiến độ, biện pháp thi
công hoặc theo kinh nghiệm của tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ.
Tính toán hao phí vật liệu khác
Đối với các loại vật liệu khác (phụ) được định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với
tổng chi phí các loại vật liệu chính định lượng trong định mức xây dựng và được xác
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Trang 16
Nghiên cứu khoa học
GVHD: Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
định theo loại công việc, theo số liệu kinh nghiệm của chuyên gia hoặc định mức trong
công trình tương tự.
+ Tính toán định mức hao phí về lao động
Định mức hao phí lao động trong định mức xây dựng được xác định trên định
mức lao động cơ sở (thi công) được công bố hoặc tính toán theo một trong ba phương
pháp trên.
- Đơn vị tính của định mức lao động cơ sở là giờ công.
- Đơn vị tính của định mức lao động trong định mức xây dựng là ngày công. Mức
hao phí lao động được xác định theo công thức tổng quát:
NC = ∑ (tgđm x Kcđđ) x 1/8
(5.4)
Trong đó:
- tgđm : Định mức lao động cơ sở: là mức hao phí lao động trực tiếp xây dựng
cho một đơn vị tính khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng cụ thể;
- Kcđđ : Hệ số chuyển đổi định mức xây dựng.
Hệ số này được tính từ định mức lao động cơ sở (thi công) chuyển sang định mức
xây dựng hoặc lấy theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn.
Trị số này phụ thuộc vào nhóm công tác, loại tổ hợp đơn lẻ hay hỗn hợp mà đưa ra
các hệ số khác nhau tuỳ theo loại công tác, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công cụ thể và
thường trong khoảng từ 1,05 ÷1,3.
- 1/8: Hệ số chuyển đổi từ định mức giờ công sang định mức ngày công.
+ Tính toán định mức hao phí về máy xây dựng
Định mức hao phí về máy thi công trong định mức xây dựng được xác định trên cơ
sở định mức năng suất máy thi công được công bố hoặc tính toán theo một trong ba
phương pháp trên.
Đơn vị tính của định mức năng suất máy thi công là giờ máy, ca máy,...
Tính toán hao phí máy thi công chủ yếu
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Trang 17
Nghiên cứu khoa học
GVHD: Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
Công thức tổng quát xác định định mức hao phí về ca máy, thiết bị xây dựng:
M=
1
x Kcđđ x Kcs
Q CM
(5.5)
Trong đó:
- QCM: Định mức năng suất thi công một ca máy xác định theo một trong ba
phương pháp trên.
- Kcđđ: Hệ số chuyển đổi định mức xây dựng.
Hệ số này được tính từ định mức năng suất máy thi công chuyển sang định mức xây
dựng hoặc lấy theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp vụ.
Trị số này phụ thuộc vào nhóm công tác, loại tổ hợp đơn lẻ hay hỗn hợp mà phân ra
các hệ số khác nhau tuỳ theo loại công tác, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công cụ thể và
thường trong khoảng từ 1,05 ÷1,3.
- Kcs: Hệ số sử dụng năng suất là hệ số phản ánh việc sử dụng hiệu quả năng suất của
tổ hợp máy trong dây chuyền liên hợp, hệ số này được tính toán theo năng suất máy thi
công của các bước công việc và có sự điều chỉnh phù hợp khi trong dây chuyền dùng
loại máy có năng suất nhỏ nhất.
Tính toán hao phí máy và thiết bị xây dựng khác
Đối với các loại máy và thiết bị xây dựng phụ được định mức bằng tỷ lệ phần trăm so
với tổng chi phí các loại máy chính định lượng trong định mức xây dựng và được xác
định theo loại công việc theo kinh nghiệm của chuyên giá hoặc định mức trong công
trình tương tự.
+ Phương pháp 4. Kết hợp các phương pháp trên
Khi sử dụng phương pháp này, có thể vận dụng cách tính một trong 3 phương
pháp trên để xác định định mức hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công cho công
tác chưa có trong hệ thống định mức dự toán được công bố.
Bước 4. Lập các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, lao
động, máy thi công
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Trang 18
Nghiên cứu khoa học
GVHD: Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
Tập hợp các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các khoản mục hao phí về vật
liệu, nhân công và máy thi công.
Mỗi tiết định mức gồm 2 phần:
- Thành phần công việc: qui định rõ, đầy đủ nội dung các bước công việc theo
thứ tự từ khâu chuẩn bị ban đầu đến khi kết thúc hoàn thành công tác hoặc kết cấu xây
dựng, bao gồm cả điều kiện và biện pháp thi công cụ thể.
- Bảng định mức các khoản mục hao phí: mô tả rõ tên, chủng loại, qui cách vật liệu
chủ yếu trong công tác hoặc kết cấu xây dựng, và các vật liệu phụ khác; loại thợ; cấp bậc
công nhân xây dựng bình quân; tên, loại, công suất của các loại máy, thiết bị thiết bị chủ
yếu và một số máy, thiết bị khác trong dây chuyền công nghệ thi công để thực hiện hoàn
thành công tác hoặc kết cấu xây dựng.
Trong bảng định mức, hao phí vật liệu chủ yếu được tính bằng hiện vật, các vật
liệu phụ tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí vật liệu chính; hao phí lao động tính
bằng ngày công không phân chia theo cấp bậc cụ thể mà theo cấp bậc công nhân xây
dựng bình quân; hao phí máy, thiết bị chủ yếu được tính bằng số ca máy, các loại máy
khác (máy phụ) được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí của các loại máy, thiết bị
chủ yếu.
Các tiết định mức xây dựng được tập hợp theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây
dựng và thực hiện mã hoá thống nhất.
1.3.2. Điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công
khi vận dụng các định mức xây dựng công bố
Khi vận dụng các định mức xây dựng được công bố, nhưng do điều kiện thi công hoặc
biện pháp thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình hoặc cả ba yếu tố này có một
hoặc một số thông số chưa phù hợp với quy định trong định mức xây dựng được công
bố thì điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công có liên
quan cho phù hợp với công trình.
1.3.2.1. Cơ sở điều chỉnh
♦
♦
Điều kiện, biện pháp thi công của công trình.
Yêu cầu về kỹ thuật và tiến độ thi công của công trình...
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Trang 19
Nghiên cứu khoa học
GVHD: Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
1.3.2.2. Phương pháp điều chỉnh
1.3.2.2.1. Điều chỉnh hao phí vật liệu
- Đối với hao phí vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì căn cứ qui định, tiêu
chuẩn thiết kế của công trình để tính toán hiệu chỉnh.
- Đối với vật liệu biện pháp thi công thì hiệu chỉnh các yếu tố thành phần trong định
mức công bố theo tính toán hao phí từ thiết kế biện pháp thi công hoặc theo kinh
nghiệm của chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên môn.
1.3.2.2.2. Điều chỉnh hao phí nhân công
Tăng, giảm thành phần nhân công trong định mức công bố và tính toán hao phí theo
điều kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc các tổ chức
chuyên môn
1.3.2.2.3. Điều chỉnh hao phí máy thi công
- Trường hợp thay đổi do điều kiện thi công (điều kiện địa hình, khó, dễ, tiến độ nhanh
chậm của công trình,...) thì tính toán điều chỉnh tăng, giảm trị số định mức theo điều
kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên
môn.
- Trường hợp thay đổi do tăng hoặc giảm công suất máy thi công thì điều chỉnh theo
nguyên tắc: công suất tăng thì giảm trị số và ngược lại.
Định mức chi phí tỷ lệ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
1.4.
Đo bóc khối lượng công trình
“Hướng dẫn đo bóc khối lượng công trình” phải thực hiện theo QĐ 788/QĐ – BXD
• Công tác bê tông
−
Khối lượnng bê tông được đo bóc, phân loại riêng theo phương
thức sản xuất bê tông (bê tông trộn tại chổ, bê tông thương phẩm), theo loại bê
tông sử dụng (bê tông đá dăm, bê tông át phan, bê tông chịu nhiệt, bê tông bền
sunfat), kích thước vật liệu (dá, sỏi, cột), mác xi măng, mắc bê tông, theo chi tiết
bộ phần kết cấu móng, tường, cột), theo chiều dày khối bê tông, theo chiều cao
công trình, theo cấu kiện bê tông (bê tông đúc sẵn), theo đièu kiện thi công và
biên pháp thi công. Đối với một số công tác bê tông đặc biệt còn phả được đo
bóc, phân loại theo cấu kiện chiều cao cấu kiện, đường kính cấu kiện.
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Trang 20
Nghiên cứu khoa học
GVHD: Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
−
Khối lượng bê tông được đo bóc là toàn bộ kết cấu bê tông kể cả
các phần nhô ra, không trừ cấc kết cấu kim loại dạng lập thể, cốt thép, dây buộc,
các chi tiết tương tự và phải trừ đi các khe co giản, lổ rỗng trên bề mặt kết cấu bê
tông có thể tích lớn hơn 0.1 m3 và chổ giao nhau được tính một lần.
−
Đối với khối lượng bê tông xi măng, khối lượng đo bóc có thể
tổng hợp theo đợn vị tính phù hợp bao gồm cả khối lượng cốt và ván khuôn.
−
Những yêu cầu đặc biệt về các biện pháp, bảo dưỡng hoặc biện
pháp kỹ thuật xử lý đặc biệt theo thiết kế hoặc theo tiêu chuẩn quy phạm cần
được ghi rõ tỏng bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công
trình.
• Công tác ván khuôn
−
Khối lượng ván khuôn được đo bóc, phân loại riêng theo yêu cầu
thiết kế, chất liệ sử dụng làm ván khuôn.
−
Khối lượng ván khuôn dược đo bóc theo bề mặt tiếp xuc giữa ván
khuôn và bê tông (kể cả các phần ván khuôn nhô ra theo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc
chỉ dẫn) và phải trừ ra khe co giãn, các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có
diện tích > 1m2, chổ giao nhau giữa mống và dầm, cột với tường, dầm với dầm,
đầm với cột….được tính một lần.
−
Đối với khối lượng ván khuôn tấm lớn (kích thước 1.5m x 2m)
khi thi công theo yêu cầu kỹ thuật không phải trừ diện tích ván khuôn các lỗ rổng
trên bề mặt kết cấu bê tông.
• Công tác cốt thép
−
Khối lượng cốt thép phải được đo boc, phân loại theo loại thép
(thép thường và thép dự ứng lực, thép trơn, thép vằn), mác thép, nhóm thép,
đường kính cốt thép theo chi tiết bộ phận kết cấu (móng tường cột) và điều kiện
thi công. Một số công tác cốt thép đặc biệt còn phải được đo bóc, phân loại theo
chiều cao tiết diện.
−
Khối lượng cốt thép được đo bóc bao gồm khối lượng cốt thép,
mối nối chồng, mối ren, nối ống, miếng đệm, con kê, bu lông liên kết và khối
lượng cốt thép biện pháp thi công như thép chồng giữa hai lớp thép nếu có.
−
Các thông tin cường độ tiêu chuẩn, hình dạng bề mặt và các đặc
điểm về nhân dạng khác cần được ghi rõ trong bảng tính toán, đo bóc khối lượng
công trình, hạng mục công trình.
• Công tác hoàn thiện
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Trang 21
Nghiên cứu khoa học
GVHD: Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
−
Khối lương công tác hoàn thiện được đo bóc, phân loại theo công
việc cần hoàn thiện (trát, ốp, lát, sơn, làm cửa, làm trần..), theo chủng loại đặc
tính kỹ thuật vật liệu sử dụng hoàn thiện (loại vữa, mác vữa, loại gỗ, loại đá..),
theo chi tiết bộ phận kết cấu (dầm, cột, tường, trụ, trần, mái.....), theo điều kiện
thi công và biện pháp thi công.
−
Khối lượng công tác hoàn thiện khi đo bóc phải trừ đi khối lượng
các lỗ rỗng, khoảng trống không phải hoàn thiện có diện tích >0.5m2 và các chổ
giao nhau được tính một lần.
−
Khối lương công tác hoàn thiện có thể được đo bóctheo khối
lượng tổng hợp theo nhóm công việc như 1 m 2 hoàn thiện gồm trát và sơn, trát và
ốp, láng và lát…
−
Các thông tin về đặc tính kỹ thuật của vật liệu cần được ghi rõ
tring bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình.
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Trang 22
Nghiên cứu khoa học
GVHD: Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
CHƯƠNG 2:
THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
1.5. Quy trình thu thập số liệu
Phương pháp
thu thập số
liệu
Phương pháp
trực quan
Quan sát và ghi chép
lại các số liệu tại
công trình
Phương pháp
tham khảo
Tham khảo từ
lý thuyết
Thông tin từ các
môn học như kinh
tế xây dựng, quản
lý xây dựng
Từ các nguồn văn
bản chính thống của
nhà nước
Tham khảo từ
thực tế
Các nhà thầu
chính và nhà
thầu phụ
Các công
nhân làm
việc tại công
trường
1.6. Số liệu thu thập
1.6.1. Công trình chung cư lô A Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Quận 7, TP.
HCM
1.6.1.1. Giới thiệu tổng quan công trình
Chủ đầu tư: tư công ty cổ phần Bảo Gia
Nhà Thầu: Công ty Xây dựng An Phong
Quy mô (mặt bằng) công trình: 11,000 m2
Chương 2: Thu thập và xử lý số liệu
Trang 23
Nghiên cứu khoa học
GVHD: Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
Hình 2.1 Ảnh phối cảnh toàn công trình
1.6.1.2. Công tác thi công cốt thép móng
Hình 2.2 Ảnh thi công hoàn tất cốt thép dầm và đài móng
Chương 2: Thu thập và xử lý số liệu
Trang 24
Nghiên cứu khoa học
GVHD: Ths Nguyễn Hoài Nghĩa
BẢNG 2.1 Số liệu thu thập thực tế công tác “Sản xuất lắp dựng cốt thép móng, đường
kính cốt thép > 18mm”
Nội dung công việc - Thành phần hao phí
Sản xuất lắp dựng cốt thép móng, đường kính cốt
thép > 18mm
Vật liệu xây dựng
+ Thép Đk <=18 mm
+ Dây thép
+ Que hàn VN
Nhân công
+ Nhân công bậc 3,5/7 (Nhóm 1)
Máy thi công
+ Biến thế hàn xoay chiều - công suất 23,0 kW
+ Máy cắt uốn cốt thép - công suất 5,0 kW
Đơn vị
Tính
Thực tế
Tấn
4.5
Kg
Kg
Kg
4579
8
x
Công
8
Ca
Ca
x
0.5
1.6.1.3. Lắp coffa và cây chống móng
Hình 2.3 Ảnh thực tế khi lắp dựng coffa và cây chống cho đài móng
Chương 2: Thu thập và xử lý số liệu
Trang 25
Ghi chú
Áp dụng
mã hiệu
AF.61130
cho công
tác này