Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền và lãi suất tại khu vực đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN TẤN HUY

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG,
CUNG TIỀN VÀ LÃI SUẤT TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Chuyên ngành

: Kinh tế học

Mã số chuyên ngành

: 60 03 01 01

N ƣờ

ƣớn

n

o



TS N u ễn Văn G áp

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


1


TÓM TẮT
Trƣớc bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, các nƣớc tại khu vực
Đông Nam Á đang có những bƣớc chuyển mình vƣợt bậc trong những năm gần đây để
đáp ứng đƣợc nhiều mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của con ngƣời.
Tại khu vực tăng trƣởng nhanh nhƣ khu vực Đông Nam Á, các nhân tố nhƣ cung tiền,
lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng là những nhân tố rất quan trọng và có tác động mạnh đến
diễn biến của tình hình kinh tế. Do đó, việc tìm hiểu tác động giữa ba nhân tố này rất
cần thiết vì nó giúp định hƣớng cho các nhà làm chính sách có những cách điều hành
phù hợp hơn với các mục tiêu dài hạn. Thông qua phƣơng pháp áp dụng mô hình tự hồi
quy vector (VAR) và các phép phân tích liên quan trong bài nghiên cứu, tác giả đã thu
đƣợc kết quả về mối liên hệ này nhƣ sau:
Đối với các nƣớc có thu nhập cao và trung bình cao ở Đông Nam Á nhƣ Singapore,
Malaysia và Thái Lan, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cung tiền và lãi suất có mối
liên hệ hai chiều một cách chặt chẽ với nhau, và tác động từ cung tiền đến lãi suất có
cƣờng độ mạnh hơn. Ở một khía cạnh khác, lãi suất cũng có mối liên hệ hai chiều với
chỉ số giá tiêu dùng, điều này bắt nguồn từ cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở các
nƣớc này hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt là kênh lãi suất. Trong mối liên hệ giữa cung
tiền và chỉ số giá tiêu dùng, chỉ có cung tiền gây tác động lên chỉ số giá; mối liên hệ này
phù hợp với quan điểm của Friedman về chênh lệch giữa cung tiền và sản lƣợng.
Đối với các nƣớc có thu nhập trung bình thấp và thấp tại Đông Nam Á nhƣ
Indonesia, Phillipines, Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar lại cho thấy kết quả
khác biệt hơn. Mối liên hệ giữa cung tiền và lãi suất cũng cho thấy có tồn tại tác động
hai chiều giữa hai nhân tố này, trong đó tác động lãi suất đến cung tiền có cƣờng độ yếu
hơn. Mặc khác, chỉ số giá tiêu dùng có tác động mạnh đến lãi suất tại khu vực của các
nƣớc này; trong khi đó, lãi suất lại không gây bất cứ tác động lên chỉ số giá tiêu dùng
do cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại nhóm nƣớc này chƣa hiệu quả, và kênh lãi suất lại hoạt
động có cƣờng độ yếu. Về phần mối liên hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và cung tiền, kết

quả cũng cho thấy không tồn tại bất cứ mối liên hệ nào giữa hai nhân tố. Kết quả trên
bắt nguồn từ sản lƣợng tăng cao hơn so với cung tiền trong một khoảng thời gian dài,
kết quả này phù hợp với trƣờng hợp ngƣợc lại trong quan điểm của Friedman.

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB (Asian Development Bank)

Ngân Hàng Phát Triển Châu Á

ASEAN (Association of Southeast
Asian Nations)

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

BIS (Bank for International Settlements)

Ngân hàng Thanh Toán Quốc Tế

CPI (Consumer price index)

Chỉ số giá tiêu dùng

ECB (European Central Bank)

Ngân Hàng Trung Ƣơng Châu Âu


ECM (Error Correction Model)

Mô hình hiệu chỉnh sai số

GDP (Gross Domestic Product)

Tổng sản phẩm quốc nội

GNI (Gross National Income)

Tổng thu nhập quốc nội

IMF (International Monetary Fund)

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế

OLS (Ordinary Least Squares)

Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu

RGDP (Real Gross Domestic Product)

Tổng sản phẩm quốc nội thực

SVAR(Structural Vector Auto-regression) Mô hình tự hồi quy vector cấu trúc
USA (The United States of America)

Hoa Kỳ

USD (United States Dollar)


Đồng đô la Mỹ

VAR (Vector Auto-regression)

Mô hình tự hồi quy vector

VARMA (Vector Auto-regression
Moving Average)

Mô hình tự hồi quy vector trung bình trƣợt

VECM (Vector Error Correction Model)

Mô hình hiệu chỉnh sai số vector

WB (World Bank)

Ngân Hàng Thế Giới

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1-1: Phân loại các nhóm nƣớc trong khu vực Đông Nam Á theo thu nhập. ..... 3
Bảng 4-1: Kết quả thống kê mô tả biến động CPI tại các nƣớc Đông Nam Á ......... 32
Bảng 4-2: Kết quả thống kê mô tả biến động cung tiền tại các nƣớc Đông Nam Á 33
Bảng 4-3: Kết quả thống kê mô tả biến động lãi suất tại các nƣớc Đông Nam Á.... 34
Bảng 4-4: Kết quả kiểm định tính dừng đối với Nhóm 1 ......................................... 35

Bảng 4-5: Kết quả xác định độ trễ tối ƣu đối với Nhóm 1 ....................................... 35
Bảng 4-6: Kết quả mô hình tự hồi quy vector (VAR) đối với Nhóm 1 .................... 36
Bảng 4-7: Kết quả kiểm định nhân quả Granger đối với Nhóm 1 ............................ 39
Bảng 4-8: Kết quả phân rã phƣơng sai đối với Nhóm 1 ........................................... 40
Bảng 4-9: Kết quả kiểm định tính dừng đối với Nhóm 2 ......................................... 41
Bảng 4-10: Kết quả xác định độ trễ tối ƣu đối với Nhóm 2 ..................................... 41
Bảng 4-11: Kết quả mô hình tự hồi quy vector (VAR) đối với Nhóm 2 .................. 42
Bảng 4-12: Kết quả kiểm định nhân quả Granger đối với Nhóm 2 .......................... 45
Bảng 4-13: Kết quả phân rã phƣơng sai đối với Nhóm 2 ......................................... 46

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2-1: Sơ đồ cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ .............................................. 16
Hình 3-1: Sơ đồ mô tả tác động giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu .......... 30
Hình 4-1: Kết quả hàm phản ứng xung của CPI đối với lãi suất tại Nhóm 1 ........... 37
Hình 4-2: Kết quả hàm phản ứng xung của cung tiền đối với CPI và lãi suất tại
Nhóm 1 ........................................................................................................................... 37
Hình 4-3: Kết quả hàm phản ứng xung của lãi suất đối với CPI và cung tiền tại
Nhóm 1 ........................................................................................................................... 38
Hình 4-4: Sơ đồ mối liên hệ giữa CPI, cung tiền, và lãi suất tại Nhóm 1 ................ 39
Hình 4-5: Kết quả hàm phản ứng xung của CPI đối với CPI tƣơng lai và lãi suất tại
Nhóm 2 ........................................................................................................................... 43
Hình 4-6: Kết quả hàm phản ứng xung của cung tiền đối với lãi suất và cung tiền
tƣơng lai tại Nhóm 2....................................................................................................... 43
Hình 4-7: Kết quả hàm phản ứng xung của lãi suất đối với cung tiền và lãi suất
tƣơng lai tại Nhóm 2....................................................................................................... 44
Hình 4-8: Sơ đồ mối liên hệ giữa CPI, cung tiền và lãi suất tại Nhóm 2 ................. 46

Hình 4-9: Sơ đồ mối liên hệ CPI, cung tiền, lãi suất của các nƣớc Đông Nam Á ... 47
Hình 4-10: Đồ thị thể hiện cung tiền và GDP của các nƣớc Nhóm 1 ...................... 50
Hình 4-11: Đồ thị thể hiện cung tiền và GDP của các nƣớc Nhóm 2 ...................... 51

vii


MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC ................................. i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................iii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................... vii
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................... 1
1.2. Vấn đề nghiên cứu: ................................................................................................. 1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 2
1.4. Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................ 2
1.5. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu: .......................................................................... 3
1.6. Kết cấu của luận văn:.............................................................................................. 4

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......... 5
2.1. Chỉ số giá tiêu dùng: ............................................................................................... 5
2.1.1 Khái quát về chỉ số giá tiêu dùng: ................................................................... 5
2.1.2 Cách tính chỉ số giá tiêu dùng: ........................................................................ 5
2.1.3 Mối liên hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát:.......................................... 7
2.2. Cung tiền M2: ......................................................................................................... 7

2.2.1 Khối lƣợng tiền: ............................................................................................... 7
2.2.2 Số nhân tiền: .................................................................................................... 9
2.2.3 Lý thuyết định lƣợng tiền tệ: ......................................................................... 10
2.3. Lãi suất: ................................................................................................................ 12
2.3.1 Khái quát về lãi suất: ..................................................................................... 12
2.3.2 Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực: ............................................................. 13
2.3.3 Hiệu ứng Fisher: ............................................................................................ 13
2.4. Tổng quan về cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại Đông Nam Á .................................... 15
2.5. Tổng quan nghiên cứu: ......................................................................................... 17
viii


2.5.1 Nghiên cứu của Ooi (2011): .......................................................................... 17
2.5.2 Nghiên cứu của Lê Việt Hùng và Pfau (2009): ............................................. 18
2.5.3 Nghiên cứu của Morsink và Bayoumi (2003): .............................................. 18
2.5.4 Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013): ......................................... 19
2.5.5 Nghiên cứu của Amin (2011): ....................................................................... 19
2.5.6 Nghiên cứu của Hwee Kwan Chow (2004): .................................................. 20
2.5.7 Nghiên cứu của Raghavan, Athanasopoulos và Silvapulle (2009): .............. 20
2.5.8 Nghiên cứu của Holod (2000): ...................................................................... 21
2.5.9 Nghiên cứu của Pomenkova và Kapounek (2009): ....................................... 22
2.5.10 Nghiên cứu của Hakim và Dahalan (2010): .................................................. 22
2.5.11 Nghiên cứu của Raghavan và Silvapulle (2008): .......................................... 22
2.5.12 Nghiên cứu của Ahmed và Suliman (2011): ................................................. 23
2.5.13 Nghiên cứu của Ihsan và Anjum (2013): ....................................................... 24
2.5.14 Nghiên cứu của Georgantopoulos và Tsamis (2011): ................................... 24

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 26
3.1. Dữ liệu nghiên cứu: .............................................................................................. 26
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 26

3.2.1 Kiểm định tính dừng: ..................................................................................... 27
3.2.2 Xác định độ trễ tối ƣu: ................................................................................... 28
3.2.3 Mô hình tự hồi quy vector (VAR): ................................................................ 28
3.2.4 Hàm phản ứng xung: ..................................................................................... 29
3.2.5 Kiểm định nhân quả Granger: ....................................................................... 29
3.2.6 Phân rã phƣơng sai: ....................................................................................... 30
3.3. Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 30

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 32
4.1. Thống kê mô tả: .................................................................................................... 32
4.2. Kết quả nghiên cứu đối với nhóm 1: .................................................................... 34
4.2.1 Kiểm định tính dừng: ..................................................................................... 35
4.2.2 Xác định độ trễ tối ƣu: ................................................................................... 35
4.2.3 Mô hình VAR: ............................................................................................... 36
4.2.4 Hàm phản ứng xung: ..................................................................................... 36
4.2.5 Kiểm định nhân quả Granger: ....................................................................... 39
4.2.6 Phân rã phƣơng sai: ....................................................................................... 40
4.3. Kết quả nghiên cứu đối với nhóm 2: .................................................................... 41
ix


4.3.1 Kiểm định tính dừng: ..................................................................................... 41
4.3.2 Xác định độ trễ tối ƣu: ................................................................................... 41
4.3.3 Mô hình VAR: ............................................................................................... 42
4.3.4 Hàm phản ứng xung: ..................................................................................... 42
4.3.5 Kiểm định nhân quả Granger: ....................................................................... 45
4.3.6 Phân rã phƣơng sai: ....................................................................................... 46
4.4. So sánh kết quả nghiên cứu giữa Nhóm 1 và Nhóm 2 ......................................... 47
4.4.1 So sánh mối liên hệ cung tiền và lãi suất:...................................................... 48
4.4.2 So sánh mối liên hệ chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất: ..................................... 48

4.4.3 So sánh mối liên hệ chỉ số giá tiêu dùng và cung tiền:.................................. 49

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................. 53
5.1. Kết luận:................................................................................................................ 53
5.2. Khuyến nghị: ........................................................................................................ 54
5.3. Hạn chế: ................................................................................................................ 54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 56
PHỤ LỤC A: BẢNG DỮ LIỆU ......................................................................... 61
PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ MÔ HÌNH ................................................................. 65

x


CHƢƠNG 1
1.1. Lý do

GIỚI THIỆU

ọn đề tà :

Hòa chung với bƣớc phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới trong những năm
gần đây, các nƣớc tại khu vực Đông Nam Á đang có những bƣớc chuyển mình vƣợt bậc
để đáp ứng đƣợc nhiều mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của con
ngƣời. Theo Brown (2013), với tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm hơn
năm phần trăm, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Áđang đại diện cho một trung
tâm kinh tế và thƣơng mại phát triển mạnh trên thế giới trong hiện tại và tƣơng lai. Trên
phƣơng diện kinh tế vĩ mô,tại khu vực tăng trƣởng nhanh nhƣ khu vực Đông Nam Á,
các nhân tố nhƣ cung tiền, lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng là những nhân tố rất quan trọng
và có tác động mạnh đến diễn biến của tình hình kinh tế.Sự thay đổi cung tiền và lãi

suất sẽ gây tác động làm thay đổi nhiều chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô nhƣ tỷ lệ lạm phát, hạn
mức tín dụng, đầu tƣ, chi tiêu….Trong khi đó, chỉ số giá thay đổilại gây ảnh hƣởng đến
nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác nhƣ về tiêu dùng, đầu tƣ,sản lƣợng sản xuất, xuất
nhập khẩu, tỷ giá hối đoái….Theo các nghiên cứu trƣớc đây, trƣờng phái kinh tế học
Keynes cho rằng lãi suất và đầu tƣ là những nhân tố chính ảnh hƣởng đến giá và sản
lƣợng, và cung tiền chỉ là nhân tố thứ yếu. Ngƣợc lại với quan điểm trên,trƣờng phái
Trọng Tiền lại xem sự thay đổi về cung tiền rất quan trọng, có thể chi phối nhiều đến
giá, và là nguồn gốc của biến động kinh tế.
Nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn về tác động lẫn nhau của cung tiền, lãi suất và chỉ
số giá tiêu dùng một cách đầy đủ hơn trên phạm vi khu vực Đông Nam Á, tác giả quyết
định chọn đề tài “Mối liên hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền và lãi suất tại khu vực
Đông Nam Á” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Vấn đề n

ên ứu:

Các nhân tố chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền, và lãi suất có tác động mạnh mẽ đến
nhiều nhân tố kinh tế vĩ mô đối với mỗi quốc gia. Chính vì vậy, nhiều chính phủ thƣờng
tác động lên cung tiền và lãi suất thông qua chính sách tiền tệ nhằm thực hiện đƣợc các
mục tiêu nhƣ kỳ vọng. Tuy nhiên, việc làm này không phải lúc nào cũng phát huy tính
hiệu quả vì các nhân tố trên còn chịu sức ép của nhiều nhân tố khác trong nền kinh tế
buộc các chỉ tiêu này thay đổi, và bản thân của chính các nhân tố này cũng gây sức ép
làm biến đổi lẫn nhau. Do đó, việc nắm rõ mức độ tác động giữa các nhân tố này sẽ
1


giúp các nhà làm chính sách có những hƣớng điều hành tốt hơn khi áp dụng chính sách
tiền tệ vào nền kinh tế.
Vấn đề nghiên cứu của đề tài là phân tích mối liên hệ giữa ba nhân tố chỉ số giá tiêu
dùng, cung tiền và lãi suất dựa trên mô hình tự hồi quy vector (VAR) kết hợp với phép

kiểm định nhân quả Granger đối với hai nhóm nƣớc tại khu vực Đông Nam Á: nhóm
nƣớc có thu nhập cao và trung bình cao, nhóm nƣớc có thu nhập trung bình thấp và
thấp. Thông qua việc phân đánh giá xem các nhân tố chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền và
lãi suất có liên hệ với nhau hay không, tác giả còn đánh giá các tác động của các nhân
tố này ảnh hƣởng lẫn nhau nhƣ thế nào và so sánh sự khác biệt giữa các quốc gia có nền
kinh tế phát triển khác nhau.
Dựa vào kết quả nghiên cứu về mức độ tác động khác nhau giữa ba nhân tố này, các
nhà làm chính sách tại khu vực Đông Nam Á sẽ có thể đƣa ra chính sách điều hành kinh
tế phù hợp, đáp ứng với mục tiêu phát triển đề ra, tránh đƣợc rủi ro có sự biến động
trong nền kinh tế quá lớn bắt nguồn từ sự biến động chỉ số giá, cung tiền và lãi suất.
1.3. Mụ t êu n

ên ứu

Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài tập trung vào ba mục tiêu cụ thể sau đây:
Tìm hiểu, phân tích đánh giá mối liên hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền và lãi
suất tại khu vực Đông Nam Á.
Phân tích mức độ ảnh hƣởng lẫn nhau của ba nhân tố chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền
và lãi suất.
So sánh sự khác biệt trong mối liên hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền và lãi
suất đối với các nhóm nƣớc có thu nhập khác nhau.
1.4. Câu ỏ n

ên ứu

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu nhƣ trên, nội dung của luận văn cần phải trả lời
đƣợc ba câu hỏi sau đây:
Mối liên hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền và lãi suất tại khu vực Đông Nam
Ánhƣ thế nào ?
Mức độ ảnh hƣởng lẫn nhau giữa giữa chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền và lãi suất tại

khu vực Đông Nam Á ra sao ?
Có sự khác biệt nhƣ thế nào trong quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền và lãi
suất giữa các nƣớc có thu nhập khác nhau ?
2


1.5. P ạm v và đố tƣợn n

ên ứu

Phạm vi nghiên cứu đƣợc thực hiện trên khu vực Đông Nam Á với đối tƣợng là 9
nƣớc trong khu vực này bao gồm: Myamar, Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore,
Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Theo thông tin từWorld Bank (2013), tổ chức này dựa vào tổng thu nhập quốc nội
(GNI) theo bình quân đầu ngƣời năm 2012 để xếp loại nền kinh tế của quốc gia trên thế
giới. Theo đó, sự phân chia các nhóm nƣớc theo thu nhập đƣợc chia làm 4 nhóm sau:
Nhóm thu nhập thấp: Dƣới 1,036 USD.
Nhóm thu nhập trung bình thấp: từ 1,036 USD đến 4,085 USD.
Nhóm thu nhập trung bình cao: từ 4,086 USD đến 12,615 USD.
Nhóm thu nhập cao: 12,616 USD trở lên.
Các nền kinh tế thu nhập thấp và thu nhập trung bình đôi khi đƣợc gọi là nền kinh tế
đang phát triển. Các nền kinh tế từ các nhóm còn lại có mức phát triển cao hơn.
Từ dữ liệu GNI của Ngân Hàng Thế Giới, 9 nƣớc khu vực Đông Nam Á trong phạm
vi nghiên cứu đƣợc phân chia theo nhóm thu nhập nhƣ sau:
Bảng 1-1: Phân loạ á n óm nƣớc trong khu vự Đôn N m Á t eo t u n ập.

Nhóm nƣớc

Quốc gia


Nhóm nƣớc có thu nhập cao

Singapore
Malaysia
Nhóm nƣớc có thu nhập trung bình cao
Thái Lan
Indonesia
Nhóm nƣớc có thu nhập trung bình thấp Philippines
Việt Nam
Lào
Nhóm nƣớc có thu nhập thấp
Myanmar
Campuchia

GNI bình quân
đầu ngƣời (2012)
51,090 USD
9,820 USD
5,250 USD
3,420 USD
2,950 USD
1,550 USD
1,270 USD
1,126 USD
880 USD

Nguồn: Dữ liệu từ ngân hàng thế giới được tác giả tổng hợp
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế - IMF (2013) đã chỉ ra rằng mục tiêu chủ yếu của chính sách
tiền tệ tại Singapore là đảm bảo giá cả ổn định làm cơ sở cho việc tăng trƣởng kinh tế
bền vững. Trong đó, việc quản lý kỳ vọng lạm phát và ngăn chặn lạm phát leo thang

luôn là thách thức chủ yếu mà chính sách tiền tệ phải đối mặt trong suốt quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế dựa trên năng suất.Ở một phạm vi khác, Gan và Yu (2009)
đã đề cập trong nghiên cứu trƣờng hợp của Malaysia rằng ổn định giá cả là mục tiêu
3


quan trọng nhất của chính sách tiền tệ phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát và hạn
chế rủi ro từ lạm phát tại nƣớc này. Tại Thái Lan, Bank of Thailand (2013) cho rằng
mục tiêu dài hạn của việc ổn định tài chính là mục tiêu ổn định giá cả và mất cân bằng
tài chính, trong đó chú trọng sử dụng công cụ truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua
kênh lãi suất để kiểm soát tỷ lệ lạm phát và cung tiền trong dài hạn.
Dựa vào phân loại các nƣớc Đông Nam Á theo thu nhập và mục tiêu trong chính
sách tiền tệ, tác giả phân chia phạm vi nghiên cứu thành hai nhóm:
Nhóm nƣớc có thu nhập cao và trung bình cao (Nhóm 1): Singapore, Malaysia và
Thái Lan.
Nhóm nƣớc có thu nhập trung bình thấp và thấp (Nhóm 2): Indonesia, Philippines,
Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia.
Từ sự phân chia này, tác giả sẽ áp dụng mô hình tự hồi quy vector (VAR), phép
kiểm định nhân quả, hàm phản ứng xung và phân tích phân rã phƣơng sai cho từng
nhóm trên. Thông qua phƣơng pháp này tác giả có thể đánh giá mức độ khác nhau giữa
hai phạm vi kinh tế, từ đó có những giải pháp phù hợp hơn đối với các nƣớc có điểm
tƣơng đồng với nhau.
1.6. Kết ấu ủ luận văn:
Chƣơng 1- GIỚI THIỆU: tác giả trình bàyvề lý do lựa chọn đề tài, vấn đề nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và xác định phạm vi – đối tƣợng nghiên
cứunhằm mục đích định hƣớng cho quá trình thực hiện nội dung của đề tài.
Chƣơng 2-CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU: tác giả khái
quát nội dung lý thuyết về các nhân tố nhƣ chỉ số giá, cung tiền, và lãi suất, lý thuyết
định lƣợng tiền tệ, hiệu ứng Fisher, và cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại các nƣớc
khu vực Đông Nam Á, cùng các nghiên cứu trƣớc.

Chƣơng 3-PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: tác giả nêu ra cách tính toán số liệu và
mô hình nghiên cứu đối với đề tài.
Chƣơng 4-KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:tác giả trình bày các kết quả từ mô hình
nghiên cứu. Thông qua kết quả này, tác giả phân tích,đánh giá, so sánh kết quả với lý
thuyết trƣớc đây, từ đó làm cơ sở để đƣa ra kết luận và khuyến nghị.
Chƣơng 5-KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:tác giả dựa vào kết quả nghiên cứu để
đƣa ra các kết luận. Đồng thời từ kết quả này, các khuyến nghị đƣợc nêu ra nhƣ làm gợi
ý chính sách đối với các nƣớc Đông Nam Á.
4


CHƢƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. C ỉ số

á t êu ùn

2.1.1 Khái quát về chỉ số giá tiêu dùng:
Theo Office for National Statistics, Anh Quốc (2013), chỉ số giá tiêu dùng (CPI)là

thƣớc đo chi phí mua các gói đại diện của hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ bởi các hộ
gia đình trong một khoảng thời gian liên quan đến mốc thời gian gốc.
Theo Bureau of Labor Statistics, USA (2013), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thƣớc đo
của sự thay đổi trung bình theo thời gian trong giá thanh toán của ngƣời tiêu dùng cho
một giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng.
Chỉ số giá tiêu dùng có ba chức năng quan trọng:
 Xác định giá chung là cao hơn, thấp hơn hay ổn định theo thời gian.

 Tính toán tỷ lệ lạm phát hàng năm.
 Chuyển đổi giá trị danh nghĩa thành giá trị thực.

Chỉ số CPI đƣợc xem nhƣ thƣớc đo đƣợc sử dụng phổ biến nhất đối với tỷ lệ lạm
phát và đôi khi đƣợc xem nhƣ là một chỉ số về hiệu quả của các chính sách kinh tế
của chính phủ. Nó cung cấp thông tin về sự thay đổi giá trong nền kinh tế của quốc
gia đến chính phủ, trong kinh doanh, trong lao động và tầng lớp nhân dân nhƣ một
yếu tố định hƣớng để đƣa ra quyết định kinh tế.

2.1.2 Cách tính chỉ số giá tiêu dùng:
Bản chất của chỉ số giá tiêu dùng là đo lƣờng mức giá trung bình của các loại
hàng hóa. Tuy nhiên, mỗi loại hàng hóa có tầm quan trọng khác nhau nên tỷ trọng
của các mặt hàng chiếm trong giỏ hàng cũng khác nhau. Kết quả là sản phẩm càng
chiếm tỷ trọng lớn thì sự thay đổi giá của nó sẽ ảnh hƣởng nhiều đến mức giá chung.
Vì vậy, Dƣơng Tấn Diệp (2007) cho rằng khi tính chỉ số giá tiêu dùng cần phải lấy
tỷ trọng của từng loại hàng hóa làm trọng số. Công thức tổng quát tính chỉ số giá
tiêu dùng nhƣ sau:
Chỉ số giá tiêu dùng = ∑(tỷ lệ tăng giảm giá sản phẩm i) x (tỷ trọng sản phẩm i)(1)

5


Hill & Diewert (1998) đƣa ra ý kiến rằng chúng ta có thể tính toán chỉ số giá tiêu
dùng bằng cách tính số bình quân gia quyền theo công thức Laspeyres của giá cả của kỳ
báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở nhƣ sau:
Σq t xp t
CPIt(%) = 0i i0 x100%
Σq xp
i i


(2)

Trong đó:
q it chỉ số lƣợng sản phẩm i tại thời điểm t.

p it chỉ giá sản phẩm i tại thời điểm t.
q i0 chỉ số lƣợng sản phẩm i tại thời điểm kỳ gốc.
p i0 chỉ giá sản phẩm i tại thời điểm kỳ gốc.

Ngoài ra, khi tính chỉ số giá theo công thức Laspeyres, chúng ta cần phải chú ý
những điểm sau:
 Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, ngƣời ta sẽ xác định lƣợng hàng hoá,
dịch vụ tiêu biểu mà một ngƣời tiêu dùng điển hình mua.
 Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi
thời điểm.
 Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh.
Quan điểm của Miller (2011) cho thấy do sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên khi tính
toán CPI có những hạn chế sau đây:
 CPI không phản ánh đƣợc độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định.
Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì ngƣời
tiêu dùng sẽ có xu hƣớng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ mà
tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này làm CPI đã đánh giá
cao hơn thực tế mức giá.
 CPI không phản ánh đƣợc sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử dụng
giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị tiền
tệ có thể mua đƣợc các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không phản ánh đƣợc sự gia
tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế.

6



 Không phản ánh đƣợc sự thay đổi của chất lƣợng hàng hoá vì nếu mức giá của
một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhƣng chất lƣợng cũng tăng tƣơng ứng thậm
chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lƣợng hàng hoá dịch vụ
nhìn chung đều có xu hƣớng đƣợc nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.

2.1.3 Mối liên hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát:
Mối quan hệ giữa lạm phát và chỉ số CPI có nguồn gốc từ việc sử dụng chỉ số CPI
nhƣ một công cụ để đo lƣờng mức độ lạm phát trong nền kinh tế. Về mặt định nghĩa,
lạm phát là tình trạng mà mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục trong một khoảng
thời gian nhất định (Dƣơng Tấn Diệp, 2007). Trong khi đó, CPI lại là chỉ số phản ánh
mức biến động của giá cả hàng hóa. Do đó, nhiều quốc gia đã dùng chỉ số giá tiêu dùng
CPI để tính tỷ lệ lạm phát. Liên quan đến mối quan hệ giữa lạm phát và chỉ số CPI, tỷ
lệ lạm phát đối với các yếu tố đƣợc xem xét sẽ bao gồm trong báo cáo của phép đo chỉ
số CPI vào cuối mỗi tháng, và dựa vào chỉ số CPI này ngƣời ta có thể bắt đầu tính tỷ lệ
lạm phát vào cuối năm. Tỷ lệ lạm phát có thể tính dựa vào chỉ số CPI nhƣ sau:
Tỷ lệ lạm phát năm t (%) =

CPI t - CPI t -1
x100%
CPI t -1

(3)

Trong đó:
CPIt: chỉ số giá tiêu dùng tại năm t.
CPIt-1: chỉ số giá tiêu dùng tại năm t -1.
Chính vì mối liên hệ trên, những biến động của giá cả hàng hóa nói chung đều có
tác động đến tỷ lệ lạm phát, và cũng từ những biến động này, tỷ lệ lạm phát thay đổi
theo, từ đó gây ra tác động đến các nhân tố khác trong nền kinh tế.

2.2. Cung tiền M2:

2.2.1 Khối lượng tiền:
Quan điểm về khối lƣợng tiền đƣợc đƣa ra nhằm nghiên cứu tác động của tiền đối
với nền kinh tế. Sự tác động này diễn ra trên cơ sở thay đổi mức cung tiền và mức cầu
tiền. Do đó, để đo lƣờng lƣợng cung và cầu về tiền ngƣời ta thƣờng sử dụng khái niệm
khối lƣợng tiền. Dƣới đây là một vài định nghĩa cơ bản.

7


Cơ sở tiền(lƣợng tiền mạnh) là toàn bộ lƣợng tiền quy ƣớc đƣợc phát hành nằm
dƣới hai dạng là tiền mặt ngoài ngân hàng và lƣợng tiền dự trữ trong ngân hàng
(Blanchard & Fischer, 1989).
H = Cp + R

(4)

Trong đó:
H: Cơ sở tiền
Cp: Tiền mặt ngoài ngân hàng
R: Lƣợng tiền dự trữ trong ngân hàng.
Cung tiền M1: là mức cung tiền mà tổng số tiền có khả năng thanh toán. Nó bao
gồm tiền mặt đang lƣu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng
thƣơng mại (Parkin & Rush, 2008).
M1= Cp + D

(5)

Trong đó:

M1: Cung tiền M1
Cp: Tiền mặt ngoài ngân hàng
D: Lƣợng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng.
Nhƣ vậy, mức cung tiền M1 lớn hơn nhiều so với lƣợng tiền cơ sở, bởi hoạt động
tạo ra tiền ngân hàng của hệ thống ngân hàng thƣơng mại.
Mức cung tiền M1 trƣớc hết đƣợc quyết định quy mô của lƣợng tiền cơ sở và sau đó
là khả năng tạo ra tiền của hệ thống ngân hàng thƣơng mại nhờ số nhân tiền tệ.
Cung tiền M2: là mức cung tiền trong nền kinh tế; trong đó bao gồm luôncung tiền
M1 và các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Các khoản tiền gửi bao gồm các tài
khoản tiết kiệm và giấy chứng nhận tiền gửi tiết kiệm (Petroff, 1990).
M2 = M1 + F

(7)

Trong đó:
M2: Cung tiền M2
M1: Cung tiền M1
F: Lƣợng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.
8


Nhƣ vậy, cung tiền M2 phản ánh luôn những biến động trong cung tiền M1 và cả cơ
sở tiền H. Sự phản ánh này cho thấy rõ những biến động của các nhân tố khác nhƣ
lƣợng tiền dự trữ, tiền gửi ngân hàng… Từ đó đánh giá đƣợc tác động của lƣợng cung
tiền trong nền kinh tế.

2.2.2 Số nhân tiền:
Số nhân tiền là hệ số phản ánh khối lƣợng tiền đƣợc tạo ra từ một đơn vị cơ sở tiền
(Dƣơng Tấn Diệp, 2007).
Ban đầu chúng ta có:

M1= Cp + D

(8)

H = Cp + R

(9)

Trong đó:
H: Cơ sở tiền.
Cp: Tiền mặt ngoài ngân hàng
R: Lƣợng tiền dự trữ trong ngân hàng.
M1: Cung tiền M1
D: Lƣợng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng.
Lập tỷ số (8)/(9):
M1 C p  D

H
Cp  R

(10)

Tiếp theo chúng ta chia tử và mẫu của vế phải cho D:
Cp

D

M1 D D

Cp R

H

D D

(11)

Trong công thức trên, ta quy định Cp/D là cp là tỷ lệ tiền mặt và R/D là rb là tỷ lệ dự
trữ. Biểu thức trên nhƣ sau:
M1 

cp  1
cp  rb

xH

Từ công thức trên, ta đặt

(12)
cp  1
c p  rb

là kM

M1= kM x H

(13)
9


Khi đó kM gọi là số nhân tiền.

Dựa vào công thức trên, ta có thể nhận thấy cung tiền M1 tỷ lệ thuận với cơ sở tiền.
Vì vậy, sự gia tăng cơ sở tiền 1% sẽ làm tăng cung tiền đúng 1%.
Tỷ lệ dự trữ càng thấp thì ngân hàng cho vay càng nhiều và tạo thêm càng nhiều tiền
từ một đồng dự trữ. Bởi vậy, sự cắt giảm tỷ lệ dự trữ càng làm tăng số nhân tiền cũng
nhƣ cung tiền và ngƣợc lại (Mankiw, 2011).
Tỷ lệ tiền mặt càng thấp, công chúng giữ càng ít tiền cơ sở, các ngân hàng dự trữ
nhiều tiền mặt dƣới dạng dự trữ và tạo ra càng nhiều tiền. Do đó, sự cắt giảm tỷ lệ tiền
mặt cũng nhƣ cung ứng tiền tệ và ngƣợc lại (Mankiw, 2011).

2.2.3 Lý thuyết định lượng tiền tệ:
Lý thuyết định lƣợng tiền tệ là lý thuyết kinh tế trong đó nghiên cứu mối quan hệ
giữa những thay đổi trong cung tiền và mức giá dài hạn của hàng hoá. Lý thuyết nói
rằng tăng lƣợng tiền trong nền kinh tế cuối cùng sẽ dẫn đến một tỷ lệ phần trăm tăng
tƣơng ứng về giá của sản phẩm và dịch vụ. Việc tính toán đằng sau lý thuyết định lƣợng
tiền tệ dựa trên phƣơng trình của Fisher (1922):
M x V=P x T
Trong đó:

(14)

M: Số lƣợng tiền
V: Tốc độ chu chuyển tiền
P: Giá
T: Số lần giao dịch

Một khó khăn nhất đối với các nhà kinh tế khi sử dụng mô hình trên là đo lƣờng số
lần giao dịch T. Chính vì vậy theo Patinkin (1972), Friedman đã kế thừa phƣơng trình
của Irving Fisher và đã đƣa ra kết quả là có thể thay thế biến số lần giao dịch T bằng
biến sản lƣợng. Phƣơng trình định lƣợng nhƣ sau:
(15)


M xV = P xY

Tốc độ chu chuyển tiền cho chúng ta biết số lần tiền đi vào thu nhập trong một
khoảng thời gian nào đó.Phƣơng trình định lƣợng cho thấy sự gia tăng số lƣợng tiền
trong nền kinh tế biểu hiện một trong ba biến số: mức giá phải tăng, sản lƣợng phải

10


tăng, hoặc tốc độ lƣu thông tiền tệ phải giảm. Do đó, trong nhiều trƣờng hợp tốc độ lƣu
thông tiền tuơng đối ổn định.
Về mức giá cân bằng và tỷ lệ lạm phát, Friedman đƣa ra những lý giải rằng tốc độ
chu chuyển tiền tệ tƣơng đối ổn định.Vì tốc độ chu chuyển tiền tệ tƣơng đối ổn định,
nên khi Ngân Hàng trung ƣơng thay đổi cung tiền (M), nó gây ra sự thay đổi tƣơng ứng
trong giá trị sản lƣợng danh nghĩa (P.Y). Trong đó, sản lƣợng hàng hoá và dịch vụ của
nền kinh tế (Y) đƣợc xác định bởi các nhân tố sản xuất và trình độ công nghệ hiện tại.
Khi Ngân Hàng Trung Ƣơng thay đổi cung tiền (M) và gây ra những thay đổi tƣơng
ứng trong giá trị sản lƣợng danh nghĩa ( P.Y ), thì sự thay đổi này phản ánh lại trong sự
thay đổi của mức giá (P).Do vậy, khi Ngân Hàng Trung Ƣơng tăng cung ứng tiền một
cách nhanh chóng thì lạm phát cao.
Humphrey (1997) đã lý giải rằng từ phƣơng trình trên, Friedman đƣa ra phƣơng
trình định lƣợng dƣới dạng tỷ lệ thay đổi nhƣ sau:
(16)

%M + %V = %P + %Y

Trong trƣờng hợp tốc độ chu chuyển tiền là cố định (%V=0) thì khi đó mức giá sẽ
phụ thuộc vào hai nhân tố còn lại là cung tiền và sản lƣợng. Trong điều kiện sản lƣợng
không đổi thì khi cung tiền M thay đổi sẽ kích thích giá P thay đổi theo tỷ lệ tƣơng

ứng.Đối với nhiều nƣớc, ngay cả trongnhững năm tồi tệ nhất, thu nhập thực tế hiếm khi
giảm nhiều hơn hai hoặc ba phần trăm. Khi các nƣớc lạm phát cao và lạm phát thấp
đƣợc so sánh với nhau, sự khác biệt về gia tăng cung tiền giữa các nƣớc đƣợc nhận thấy
có chênh lệch một cáchrõ rệt hơn so với sự khác biệt về tăng trƣởng, hoặc sản lƣợng
thực tế và tốc độ chu chuyển tiền. Kết quả là tỷ lệ gia tăngcung tiền là yếu tố chính chi
phối đến sự khác biệt trong tỷ lệ lạm phát giữa các nƣớc. Nƣớc có lạm phát cao là nƣớc
có tốc độ tăng trƣởng tiền nhanh.
Từ nghiên cứu của mình, Friedman (1992) đã đƣa ra hai quan điểm quan trọng:
 "Lạm phát luôn luôn và ở khắp mọi nơi là một hiện tƣợng tiền tệ": Friedman đã lý
giải rằng tốc độ tăng trƣởng quá mức của cung tiền sẽ gây áp lực lạm phát.
 Nếu cung tiền tăng nhanh hơn sản lƣợng, nền kinh tế sẽ trải qua lạm phát: Ý nghĩa
chính củaquan điểm này là sự dao động dài hạn của mức giá đƣợc xác định chủ yếu
bởi sự dao động lƣợng tiền thừa tăng nhanh hơn sản lƣợng thực tế.

11


2.3. Lãi suất:

2.3.1 Khái quát về lãi suất:
Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi đƣợc ngƣời vay trả cho việc sử dụng tiền mà
họ vay từ một ngƣời cho vay. Cụ thể, lãi suất là phần trăm tiền gốc phải trả cho một
số lƣợng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ (thƣờng đƣợc tính theo năm). Ví dụ,
một công ty nhỏ vay vốn từ một ngân hàng để mua tài sản mới cho doanh nghiệp
của mình, và ngƣợc lại ngƣời cho vay nhận đƣợc tiền lãi theo lãi suất quy định cho
việc trì hoãn sử dụng các khoản tiền và thay vào đó bằng việc cho vay nó cho ngƣời
vay. Lãi suất thƣờng đƣợc thể hiện nhƣ một tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong một
khoảng thời gian một năm (Parkin & Rush, 2008).
Lãi suất là những tín hiệu có ảnh hƣởng đến kênh của quỹ tiền tệ để ngƣời có nhu
cầu hoặc ngƣời vay từ các nhà cung cấp hoặc ngƣời tiết kiệm, trực tiếp hoặc qua trung

gian tài chính. Kể từ khi lãi suất và thời gian liên quan chặt chẽ, khái niệm "thời gian là
tiền bạc" là hữu ích trong việc tìm hiểu mối liên kết cung-cầu tài chính và việc xác định
lãi suất (Trainer, Richard D. C, 2002).

Clark (2006) &Tuman(2012) đã đƣa ra những quan điểm về các nguyên nhân
làm cho lãi suất bị thay đổi nhƣ sau:
 Lợi ích chính trị ngắn hạn: Giảm lãi suất có thể cung cấp cho nền kinh tế một
tăng trƣởng ngắn hạn. Trong các điều kiện bình thƣờng, hầu hết các nhà kinh tế
nghĩ rằng cắt giảm lãi suất sẽ chỉ cung cấp một lợi ích ngắn hạn trong hoạt động
kinh tế, sẽ nhanh chóng bị triệt tiêu bởi lạm phát. Sự tăng trƣởng nhanh chóng có
thể ảnh hƣởng đến các cuộc bầu cử. Hầu hết các nhà kinh tế ủng hộ các ngân
hàng trung ƣơng độc lập để hạn chế ảnh hƣởng của chính trị tới lãi suất.
 Tiêu thụ bị hoãn lại: Khi tiền đƣợc vay mƣợn thì ngƣời cho vay trì hoãn việc chi
tiêu tiền vào các hàng hóa tiêu dùng. Theo thuyết ƣu tiên thời gian thì mọi ngƣời
thích hàng hóa hiện nay hơn là hàng hoá về sau, vì thế trong một thị trƣờng tự do
sẽ có một lãi suất dƣơng.
 Kỳ vọng lạm phát: Hầu hết các nền kinh tế nói chung biểu lộ sự lạm phát, có
nghĩa là một số lƣợng tiền nhất định mua đƣợc ít hàng hóa hơn trong tƣơng lai
so với nó mua đƣợc trong hiện tại. Ngƣời vay cần phải bù đắp cho ngƣời cho
vay vì việc này.
12


 Đầu tƣ thay thế: Ngƣời cho vay có thể lựa chọn việc sử dụng tiền của mình trong
các đầu tƣ khác nhau. Nếu anh ta chọn một kiểu đầu tƣ, anh ta bỏ qua các hoàn
vốn từ tất cả những đầu tƣ khác. Các đầu tƣ khác nhau cạnh tranh thực sự để
giành nguồn tiền bạc.

 Rủi ro đầu tƣ: Luôn luôn có một rủi ro là ngƣời vay sẽ phá sản, bỏ trốn, chết,
hoặc vỡ nợ khoản vay. Điều này có nghĩa là một ngƣời cho vay thƣờng tính

một phí bù đắp rủi ro để đảm bảo rằng, xuyên suốt các đầu tƣ của mình, anh
ta đƣợc bồi thƣờng cho những khoản đầu tƣ thất bại.
 Ƣu tiên thanh khoản: Mọi ngƣời đều muốn các nguồn lực sẵn có của họ dƣới
hình thức ngay lập tức có thể trao đổi, chứ không phải dƣới hình thức cần có thời
gian để thực hiện.
 Thuế: Vì một số thu nhập từ tiền lãi có thể phải chịu thuế, ngƣời cho vay có thể
đòi hỏi một lãi suất cao hơn để bù đắp cho sự mất mát này.

2.3.2 Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực:
Lãi suất danh nghĩa là thuật ngữ tài chính và kinh tế học để chỉ tỷ lệ lãi trên giá
trị danh nghĩa của một khoản tiền vay hoặc đầu tƣ... với hàm ý nó là tỷ lệ lãi chƣa
đƣợc điều chỉnh ảnh hƣởng của lạm phát hoặc ảnh hƣởng của việc tính lãi
kép(Stearns,1991).
Lãi suất thực đo lƣờng sức mua của biên lai tiền lãi, đƣợc tính bằng cách điều
chỉnh lãi suất danh nghĩa đƣợc tính để đƣa lạm phát vào hạch toán.
Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có mối liên hệ thông qua phƣơng trình Fisher:
(17)

(1+r)x(1+i)=(1+R)
Trong đó:
r: lãi suất thực tế
i: tỷ lệ lạm phát
R: lãi suất danh nghĩa.

Theo Nguyễn Thị Kim Thanh (2011), lãi suất danh nghĩa và lạm phát có mối quan
hệ cùng chiều với nhau. Khi lạm phát có xu hƣớng tăng thì lãi suất danh nghĩa cũng
tăng để đảm bảo mức lãi suất thực đƣợc chấp nhận. Điều này gây ra lãi suất thực có ảnh
hƣởng đến các kỳ vọng và hoạt động chi tiêu và đầu tƣ.
13



Theo Phillips (2006), nếu kỳ vọng tỷ lệ lạm phát cao, thì mọi ngƣời sẽ mong
muốnlãi suất danh nghĩa cao hơn đối với các khoản đầu tƣ của họ.Điều này lý giải cho
lý do tại sao bất cứ ai quyết định đầu tƣ hay không nếu họ không biết rõ xu hƣớng của
lãi suất thực ?Mặc dù không có ai biết rằng lãi suất thực nhƣ thế nào, nhƣng lãi suất
danh nghĩa có thể phần nào phản ánh đƣợc xu hƣớng của lãi suất.
Nghiên cứu của Barth và Ramey (2000) đã cho thấy rằng chính sách tiền tệ ảnh
hƣởng đến sự phát triển giá trong nƣớc thông qua tác động của nó đối với lãi suất thị
trƣờng. Bằng cách tăng lãi suất danh nghĩa, Ngân hàng thƣờng tạo ra sự gia tăng lãi
suất ngắn hạn khác, và điều này làm cho lãi suất dài hạn, mặc dù sự tƣơng tác với lãi
suất danh nghĩa, có thể biến động một cách phức tạp hơn. Kỳ vọng lạm phát cũng dẫn
tới sự gia tăng đối với mức lãi suất thực dài hạn. Điều này gây ra ảnh hƣởng tới thu
nhập sau thuế của cá nhân và doanh nghiệp và làm tăng chi phí tài chính cho chi tiêu.
Khi đó, Tổng cầu sẽ có xu hƣớng giảm dần.
Agnello (2007) đã đề cập trong nghiên cứu của mình rằng khi lãi suất thực có chiều
hƣớng tăng sẽ làm cho tổng cầu có xu hƣớng giảm do khi đầu tƣ với lãi suất cao thì khả
năng sinh lời sẽ thấp. Điều này làm cho sự đầu tƣ trong nền kinh tế bắt đầu giảm, song
song đó tiêu dùng cũng có xu hƣớng giảm do nền kinh tế khó khăn hơn. Thông qua việc
nắm đƣợc xu hƣớng của lãi suất danh nghĩa, các nhà đầu tƣ và ngƣời dân có thể phần
nào dự báo xu hƣớng của lãi suất thực. Có đƣợc thông tin về lãi suất thực, các nhà đầu
tƣ bắt đầu cân nhắc có nên quyết định đầu tƣ hay không. Một rủi ro khác, mà trong
nghiên cứu tác giả còn đề cập đến là đôi khi việc kiểm soát cung tiền của chính phủ
cũng gây ảnh hƣởng lớn. Bởi vì, khi cung tiền thay đổi kéo theo giá thay đổi làm cho
lạm phát hiện tại thay đổi và kỳ vọng về lạm phát tƣơng lai cũng thay đổi theo. Chính
điều này làm cho xu hƣớng của lãi suất thực luôn luôn biến động và tạo ra nhiều khó
khăn trong vấn đề dự báo.

2.3.3 Hiệu ứng Fisher:
Theo Mankiw(2011), lãi suất mà ngân hàng trả ngƣời gửi tiền (cho vay) là lãi suất
danh nghĩa và mức độ gia tăng của sức mua là lãi suất thực. Lãi suất danh nghĩa chỉ có

thể điều chỉnh để thích ứng với lạm phát dự kiến. Hiệu ứng Fisher có thể đƣợc biểu
diễn chính xác hơn dƣới dạng:
i=r+π
14

(18)


Trong đó:
i: lãi suất danh nghĩa.
r: lãi suất thực.
π: tỷ lệ lạm phát dự kiến.
Lý thuyết chỉ ra rằng lãi suất thực là hoàn toàn độc lập so với hai nhân tố còn lại. Vì
vậy, nếu tỷ lệ lạm phát tăng, lãi suất thực tế cuối cùng cũng tăng; tƣơng tự nhƣ vậy, nếu
lạm phát giảm, lãi suất thực sẽ giảm.
Theo lý thuyết định lƣợng tiền tệ, nếu cung tiền tệ tăng 1% thì lạm phát sẽ tăng 1%.
Theo đẳng thức Fisher, 1% tăng lên của lạm phát sẽ tạo ra 1% tăng lên của lãi suất danh
nghĩa. Đây chính làmối quan hệ một – một giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa.
Một vấn đề phát sinh khi kiểm định cho hiệu ứng Fisher là thiếu biện pháp đo lƣờng
trực tiếp cho lạm phát kỳ vọng. Vì lý do này, một biến thay thế cho kỳ vọng lạm phát
phải đƣợc sử dụng. Trong những năm qua, một số phƣơng pháp đã đƣợc sử dụng xem
nhƣ biến thay thế cho mức dự kiến lạm phát. Phần lớn các nghiên cứu ban đầu về tác
động Fisher sử dụng một số hình thức nhƣ độ trễ phân phối trên tỷ lệ lạm phát trong
quá khứ để thay thế cho kỳ vọng lạm phát.
Nhiều nhà kinh tếtranh luận vấn đề hiệu ứng Fisher về vai trò của nó đối với lạm
phát trong nhiều thập kỷ. Sự mâu thuẫn của kết quả và ý kiến từ các nhà nghiên cứu
trƣớc đó vẫn còn hiệu lực trong việc xác định mối quan hệ đáng kể giữa lãi suất danh
nghĩa và tỷ lệ lạm phát dự kiến. Một số cung cấp bằng chứng để hỗ trợ hiệu ứng Fisher
trong khi một số ngƣời khác không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ nào. Vì vậy, không có
sự thống nhất về lý thuyết hiệu ứng Fisher.

2.4. Tổn qu n về ơ

ế tru ền

n t ền tệ tạ Đôn N m Á

Theo Kuttner và Mosser (2002), cơ chế truyền dẫn tiền tệ là quá trình mà Ngân hàng
trung ƣơng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ tác động đến mục tiêu điều hành
thông qua lãi suất và cung tiền, qua đó đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng là kiểm soát lạm
phát, tăng trƣởng kinh tế và hạn chế thất nghiệp.
Sơ đồ sau sẽ mô tả rõ nét hơn cấu trúc của cơ chế truyền dẫn tiền tệ đối với một nền
kinh tế:

15


Lãi suất chính thức

Lãi suất thị trƣờng

Lãi suất kỳ vọng

Cung tiền &Tín dụng

Giá tài sản

Lãi suất ngân hàng

Lƣơng và giá cố định


Tỷ giá hối đoái

Cung và cầu hàng hóa & lao động

Giá trong nƣớc

Giá nhập khẩu

Tỷ lệ lạm phát

Nguồn: ECB – European Central Bank
Hình 2-1 Sơ đồ ơ

ế truyền d n chính sách tiền tệ

Mục tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ là để giữ lạm phát gần với mục tiêu lạm
phát kiểm soát là 2%, qua đó giúp tăng trƣởngkinh tế bền vững. Công cụ kiểm soát lạm
phát chính của ngân hàng là chính sách lãi suất của nó. Những thay đổi về lãi suất này
ảnh hƣởng đến hàng loạt hoạt động kinh tế thông qua cơ chế truyền dẫn tiền tệ trong đó
bao gồm 4 kênh chính: kênh tín dụng, kênh tài sản, kênh tỷ giá và kênh lãi suất.Những
thay đổi trong chính sách lãi suất ảnh hƣởng đến lãi suất thƣơng mại, giá tài sản, tỷ giá
hối đoái, và kỳ vọng về lãi suấttrong tƣơng lai, tăng trƣởng kinh tế và lạm phát – những
nhân tốảnh hƣởng đến giá tài sản và tỷ giá hối đoái.
Ở các nƣớc ở khu vực Đông Nam Á, cơ chế truyền dẫn tiền tệ đóng vai trò rất quan
trọng vì nó là công cụ hữu hiệu của các chính phủ khi ban hành chính sách tiền tệ để tác
động lên nền kinh tế.
Đối với trƣờng hợp của Singapore,nghiên cứu Hwee Kwan Chow (2004) cho thấy
cơ chế truyền dẫn tiền tệ có vai trò quan trọng với nền kinh tế của Singapore.Nhà nƣớc
Singapore đã sử dụng có hiệu quả các cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ bằng cách sử
dụng kênh tỷ giá phù hợp nên kênh tỷ giá có tác động mạnh mẽ nhất, kế tiếp kênh lãi

suất cũng có ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế khi ban hành chính sách tiền tệ.
16


Malaysia và Thái Lan lại có một số điểm khác so với Singapore, nghiên cứu của
Kuang (2008)và Hesse (2007)đã chỉ ra rằng cơ chế truyền dẫn tiền tệ có tác động mạnh
đến nền kinh tế của hai nƣớc này; trong đó, kênh lãi suất có tác động mạnh mẽ nhất. Do
đó, chính phủ hai nƣớc này dùng lãi suất nhƣ một công cụ chính để duy trì mức giá ổn
định và kiểm soát lạm phát.
Ở trƣờng hợp của Philippines, nghiên cứu của Guinigundo (2008) cho rằng cơ chế
truyền dẫn tiền tệ ở Philippines chƣa thật sự lớn đối với các tác nhân trong nền kinh
tế.Kênh truyền dẫn tiền tệ có tác động lớn nhất trong cơ chế truyền dẫn là kênh tín dụng
và kênhgiá tài sản.
Về phần Indonesia, theo Goeltom (2008), hiệu quả của kênh lãi suất đối với
ảnhhƣởng đến nền kinh tế thực bị hạn chế. Trong khi đó, các kênh tỷ giá không gây ra
tác động đáng kể bởi vì sau khi trải qua những thay đổi,nền kinh kế đã xây dựng hệ
thống tỷ giá hối đoái thả nổi. Các kênh lãi suất vẫn hoạt động chƣa đƣợc tốt trong việc
truyền chính sách tiền tệ vì cƣờng độ của nó đã bị ảnh hƣởng bởi các điều kiện hoạt
động trong hệ thống ngân hàng và các rủi ro cao.
Xét cho trƣờng hợp của Việt Nam, Bhattacharya (2013) đã đƣa ra lập luận từ kết
quả nghiên cứu rằng cơ chế truyền dẫn tiền tệ có ảnh hƣởng rất yếu đối với nền Việt
Nam; từ đó gây ra hậu quả là lãi suất hầu nhƣ không gây ra bất cứ tác động nào đến lạm
phát. Trong khi đó, nghiên cứu của Lê Việt Hùng và Plaf (2009) cho thấy rằng các kênh
lãi suất đóng vai trò rất nhỏ trong việc truyền tải chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Thay
vào đó, các kênh tỷ giá và tín dụng đóng một vai trò tƣơng đối hơn.
2.5. Tổng quan nghiên cứu:

2.5.1 Nghiên cứu của Ooi (2011):
Bài báo của Ai-Yee Ooi (2011): “Mối liên hệ tác động giữa tiền, sản lƣợng, lãi suất
và giá: Trƣờng hợp của Malaysia” (Dynamics linkages among money, output, interest

rate and price:The case in Malaysia). Trong bài báo, Ooi đã dùng phép kiểm định đồng
tích hợp kết hợp với phép kiểm định nhân quả Granger cho bộ dữ liệu theo quý từ năm
1980 đến năm 2008. Kết quả kiểm định cho thấy, cung tiền và lãi suất có mối quan hệ
tƣơng hỗ với nhau, và cung tiền có tác động đến giá và sản lƣợng; nhƣng ngƣợc lại, giá
lại không có tác động đến cung tiền. Ngoài ra, lãi suất cũng có tác động đến sản lƣợng
nhƣng không có tác động đến giá. Thông qua kết quả của nghiên cứu, Ooi chỉ ra rằng
17


×