VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT
QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2015
Môn: Lịch sử - Lớp 12
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 7 tháng 11 năm 2015
=====================
Câu 1: (3,0 điểm)
Vì sao các nước Đồng minh (Liên Xô, Mỹ, Anh) lại tổ chức Hội nghị quốc tế
Ianta (2-1945)? Nêu và nhận xét những quyết định quan trọng của Hội nghị này.
Câu 2: (2,0 điểm)
Nêu những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX và phân tích
tác động của nó đối với các nước đang phát triển.
Câu 3: (3,0 điểm)
Xác định mốc thời gian tìm ra con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Phân
tích những yếu tố tác động đến việc khẳng định con đường cứu nước mới của Người.
Câu 4: (2,0 điểm)
Hãy đánh giá vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với cách
mạng Việt Nam trong những năm 1925 - 1929.
------------------- HẾT------------------(Đề thi gồm 01 trang)
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh .............................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:........................................................................................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 2:........................................................................................
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2015
Môn: Lịch sử - Lớp 12
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Yêu cầu chung:
- Trình bày rõ ràng, diễn đạt lưu loát. Ở từng nội dung, tuỳ theo mức độ trình bày và
diễn đạt cho điểm từ 0 đến tối đa.
- Giám khảo chấm theo hướng mở: Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác
nhau nhưng làm nổi rõ nội dung yêu cầu, giám khảo vẫn cho điểm đến tối đa.
Câu hỏi
Câu 1
Đáp án
Vì sao các nước Đồng minh (Liên Xô, Mỹ, Anh) lại tổ chức Hội nghị
quốc tế Ianta (2-1945)? Nêu và nhận xét những quyết định quan trọng
của Hội nghị này.
a. Vì sao…
- Đầu năm 1945, chiến tranh TG II… kết, nhiều vấn đề quan trọng đặt ra
với các nước Đồng minh là: Nhanh chóng đánh bại CN phát xít; tổ chức
lại thế giới sau CT; phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
- Từ ngày 4-11/2/1945, HN quốc tế diễn ra tại Ianta (Liên Xô)… Anh, Mĩ,
Liên Xô để giải quyết các vấn đề trên.
b. Những quyết định…
- Các nước thống nhất việc tiêu diệt phát xít Đức và quân phiệt Nhật…
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoàn bình và an ninh TG
- Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân phát xít và
phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
+ Ở châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền đông nước Đức; đông
Béc lin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng
miền tây nước Đức, tây Béc lin và các nước Tây Âu. Vùng đông Âu thuộc
phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng
của Mĩ. Áo và Phần Lan là những nước trung lập.
+ Ở châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô để tham
chiến chống Nhật Bản; giữ nguyên hiện trạng Mông Cổ; Khôi phục quyền
lợi của nước Nga bị mất trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904; trả
lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần
đảo Curin.
+ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản; Ở bán đảo Triều Tiên…; Trung
Quốc…; Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á)…
thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây
c. Nhận xét
- Hội nghị thực chất là sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên
Xô. Đồng thời là sự phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng
giữa các nước thắng trận, có liên quan tới hoà bình, an ninh và trật tự thế
giới về sau
- Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau
đó của 3 cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô đã trở thanh khuôn khổ của trật tự
thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm 1945-1947, thường
Điểm
3.00
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Câu 2
Câu 3
được gọi là trật tự 2
cực Ianta. Theo đó, thế giới được chia thành hai phe do 2 siêu cường Mĩ
và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
- Từ sự phân chia này đã dẫn tới tình trạng đối đầu Đông – Tây và cuộc
chiến tranh lạnh trong nhiều thập kỉ tiếp theo
Nêu những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX và
phân tích tác động của nó đối với các nước đang phát triển.
a. Những biểu hiện
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, thể hiện nền
kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn
nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là
những công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh
trên thị trường trong và ngoài nước.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế
và khu vực như: IMF, WB,WTO, EU, NAFTA, ASEAN, APEC, ASEM…
b. Tác động…
- Tác động tích cực: Thúc đẩy mạnh và nhanh sự phát triển và xã hội hóa
của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần chuyển biến
cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức
cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế…
- Tác động tiêu cực: Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào hố ngăn
cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước; làm cho mọi mặt hoạt
động và đời sống của con người kém an toàn, hoặc tạo nguy cơ đánh mất
bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia…
Xác định mốc thời gian tìm ra con đường cứu nước của Nguyễn
Ái Quốc. Phân tích những yếu tố tác động đến việc khẳng định con
đường cứu nước mới của Người.
a. Mốc thời gian…
- Sau nhiều năm bôn ba, trải nghiệm, tìm kiếm, tháng 7/1920, Nguyễn Ái
Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
thuộc địa của Lênin. Luận cương giúp Người tìm thấy con đường cứu
nước đúng đắn cho dân tộc ta – “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác – con đường cách mạng vô sản”…
- Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ
phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp…
b. Phân tích những yếu tố…
- Yếu tố thời đại đầy biến động đã giúp Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu lí
luân và khảo sát thực tiễn để tìm kiếm, xác định một con đường cứu nước
đúng đắn…
+ Cuối K XIX, đầu TK XX, CNTB chuyển sang CNĐQ, nhiều mâu thuẫn
xảy ra: Mâu thuẫn giữa các nước ĐQ với với các nước ĐQ dẫn tới
CTTG1, mâu thuẫn giữa ĐQ với các dân tộc thuộc địa, dẫn tới sự phát
triển của phong trào giải phóng dân tộc; mâu thuẫn giữa TS và VS dẫn tới
sự phát triển của PTCN và CM xã hội. Trong quá trình tìm đường cứu
nước, bằng những khảo sát thực tế từ chính các nước tư bản (Anh, Mĩ,
0.25
2.00
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Câu 4
Pháp trông những năm
1911-1917), Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được bản chất của CNTB và
từ đó không chọn con đường CMTS…
+ CM tháng Mười Nga thành công (1917) là cuộc cách mạng vô sản, đồng
thời là CM giải phóng dân tộc đã mở ra con đường giải phóng dân tộc cho
các dân tộc bị áp bức, vì thế NAQ tin tưởng và đi theo con đường CM
tháng Mười…
+ Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế 3) được thành lập, các Đảng
Cộng sản ra đời: ĐCS Pháp (1920), ĐCS Trung Quốc (1921)…
- Xuất phát từ yêu cầu giải phóng dân tộc:
+ Các phong trào yêu nước, đấu tranh của nhân dân ta chống TD Pháp
theo nhiều con đường khác nhau nhưng bị thất bại… Sự thất bại của phong
trào yêu nước cuối TK XIX theo hệ tư tưởng phong kiến và sự thất bại của
phong trào yêu nước đầu TK XX theo khuynh hướng DCTS không thể
thắng lợi…
+ Cách mạng Việt Nam đang có sự khủng hoảng về đường lối cứu
nước…, đặt ra yêu cầu bức thiết là cần tìm ra con đường cứu nước mới…
- Yếu tố chủ quan:
+ Do trí tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén của NAQ... Người khâm phục
tinh thần yêu nước của ông cha, của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Hoàng Hoa Thám nhưng không tán thành con đường cứu nước của các bậc
tiền bối…
+ Trong quá trình tìm đường cứu nước, NAQ đã kết hợp nghiên cứu lí
luận và khảo sát thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới, rút ra nhiều kết
luận: CMTS là cách mạng chưa đến nơi… Người tìm thấy con đường cứu
nước mới trong Luận cương của Lênin, từ đó đã quyết định lựa chọn con
đường cứu nước cho dân tộc ta theo khuynh hướng vô sản…
Hãy đánh giá vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với
cách mạng Việt Nam trong những năm 1925 - 1929.
- Hội VNCMTN đã truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc về Việt
Nam, từng bước giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước
đầu thế kỉ XX…
- Góp phần chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời Đảng Cộng sản
Việt Nam; có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức Tân Việt, nhất là về đường
lối giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản…
- Hoạt động của Hội VNCM TN làm cho GCCN ngày càng giác ngộ,
phong trào công nhân ngày càng phát triển, chuyển sang đấu tranh tự giác;
khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc
Việt Nam…
- Hội VNCMTN là tổ chức tiền thân, một bước chuẩn bị về mặt tổ chức
cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
-------------------- Hết --------------------
(Đáp án gồm 03 trang)
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
2.00
0.5
0.5
0.5
0.5
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT
LƯỢNG LẦN 2 - KHỐI 12
NĂM HỌC 2015- 2016
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (3 điểm)
Hãy phân tích: điều kiện lịch sử, thành phần lãnh đạo, lực lượng tham gia, phương
pháp và hình thức đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến
tranh thế giới thứ hai.
Câu 2 (2.5 điểm)
Trình bày sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Lý giải nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Nhật
Bản?
Câu 3 (3 điểm)
Trình bày sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929. Vì sao phải
thống nhất các tổ chức cộng sản này lại? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với Hội nghị hợp nhất
các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
Câu 4 (1.5 điểm)
Trình bày những hoạt động chính của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam từ năm 1919
đến năm 1930.
-------------- Hết -------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……….……….….……………. Số báo danh:……………
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN
LẠC
Câu
Câu 1
(3 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KSCL LẦN 2 KHỐI 12 NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Lịch sử
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
Nội dung trình bày
Điểm
Hãy phân tích: điều kiện lịch sử, thành phần lãnh đạo, lực lượng
tham gia, phương pháp và hình thức đấu tranh của phong trào giải
phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
a. Điều kiện lịch sử
- Sau CTTG II, các nước châu Á là nơi tập trung mọi mâu thuẫn
của thời đại ..... Mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp hết sức
căng thẳng.
- Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh. Giai cấp
vô sản phát triển về số lượng, trưởng thành về chất lượng, với sự
xuất hiện của hàng loạt các Đảng Cộng sản... Giai cấp tư sản dân
tộc không ngừng lớn mạnh...
- CTTG II kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít quân
phiệt, các nước đế quốc có nhiều thuộc địa ở Đông Nam Á cũng
suy yếu bởi chiến tranh, sự lớn mạnh của hệ thống XHCN cùng
với phong trào cộng sản quốc tế có tác động cổ vũ mạnh mẽ cho
sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNA.
- ĐNA trở thành nơi sôi động nhất trong chiến tranh lạnh, nơi đối
đầu quyết liệt nhất giữa hai lực lượng quốc tế......
Như vậy, ĐNA có những điều kiện khách quan và chủ quan
thuận lợi cho sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc.
b. Thành phần lãnh đạo:
-Một số nước do giai cấp vô sản lãnh đạo, đại biểu của nó là
Đảng Cộng sản đã đi đến thắng lợi như VN, Lào...
- Nhiều nước do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo như In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin, Mã Lai... tất cả đều giành độc lập với mức độ khác
nhau...
c. Lực lượng tham gia:
- Lực lượng tham gia là đông đảo quần chúng nhân dân gồm:
nông dân, trí thức, công nhân, tiểu tư sản, phong kiến tư sản hóa,
tư sản dân tộc...
- Là những nước thuộc địa, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công
nghiệp còn non trẻ nên nông dân là lực lượng đông đảo, còn công
nhân chỉ đóng vai trò quan trọng.
1đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.75đ
0.5đ
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Câu 2
(2.5 điểm)
d.
Phương
0.75đ
pháp và hình thức đấu tranh:
- Diễn ra dưới nhiều hình thức, tùy vào điều kiện lịch sử từng
nước và tác động chủ quan, khách quan. Tuy nhiên có hai
phương pháp và hình thức đấu tranh chủ yếu là bạo lực và
không bạo lực.
- Hình thức bạo lực cách mạng được sử dụng dưới hai hình
thức: bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang và kết hợp cả hai
hình thức đó, như Việt Nam, Cam-pu-chia...
- Hình thức đấu tranh hòa bình, ít đổ máu, sau độc lập còn phải
đấu tranh bảo vệ độc lập, chống lại các nước thực dân trên lĩnh
vực kinh tế, chính trị, ngoại giao...
Trình bày sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Lý giải nguyên
nhân phát triển của nền kinh tế Nhật Bản?
1. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản :
- Thất bại trong CTTG II, Nhật Bản bị mất hết thuộc địa,
đất nước lại bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân
quản. Kinh tế Nhật bị chiến tranh tàn phá nặng nề: 34%
máy móc, 25% công trình, 80% tàu biển... bị hư hại, sản
xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng ¼ so với mức trước
chiến tranh.
- Từ 1945-1950, kinh tế Nhật phát triển chậm chạp và phụ
thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mĩ. Nhưng sau nhờ chiến tranh
Triều Tiên (5-1950), công nghiệp Nhật phát triển mạnh mé
hẳn lên nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mĩ.
- Từ những năm 60 trở đi, khi Mĩ tiến hành chiến tranh xâm
lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật lại có thêm cơ hội để đạt
được bước phát triển “thần kì” đuổi kịp rồi vượt các nước
Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới sau Mĩ.
- Từ những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba
trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thé giới, dự trữ vàng
và ngoại tệ của Nhật đã vượt xa Mĩ. Hàng hóa của Nhật từ
đó có sức cạnh tranh lớn và có mặt khắp thị trường thế
giới.
- Như vậy, từ một nước chiến bại, nhưng sau vài ba thập
niên, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế,
nhiều người gọi đó là “thần kì Nhật Bản”.
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Câu 3
(3 điểm)
2. Nguyên nhân
1đ
dẫn tới sự phát triển của kinh tế Nhật Bản
Mỗi
- Nhật Bản lợi dụng những nguồn lợi từ bên ngoài để phát
2ý
triển như nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở
0.25đ
Triều Tiên, Việt Nam...
- Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân
tố quyết định hàng đầu.
- Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
- Các công ti có tầm nhìn xa trông rộng . quản lí tốt, có tiềm
lực và sức cạnh tranh cao.
- Biết lợi dụng những thành tựu của khoa học – kỹ thuật để
tăng năng suất, hạ giá thành, năng cao chất lượng sản
phẩm.
- Chi phí cho quốc phòng thấp, biên chế nhà nước gọn nhẹ
nên có điều kiện tập trung phát triển kinh tế.
- Những cải cách dân chủ sau chiến tranh đã tạo điều kiện
cho kinh tế Nhật phát triển.
- Truyền thống tự lực tự cường vươn lên xây dựng đất nước
giàu mạnh trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn của
nhân dân Nhật Bản.
Trình bày sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929.
Vì sao phải thống nhất các tổ chức cộng sản này lại? Vai trò của
Nguyễn Ái Quốc với Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
1. Sự
ra
đời của các tổ chức cộng sản năm 1929
- Sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng
+ Từ cuối 1928-đầu 1929, sự phát triển của phong trào công nhân
và phong trào đấu tranh của nhân dân đòi hỏi phải thành lập một
chính đảng của giai cấp vô sản. Cuối tháng 3-1929, chi bộ cộng
sản đầu tiên được thành lập tại Hà Nội. Chi bộ mở cuộc vận động
để thành lập một đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên.
+ Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VNCMTN... Tháng 6-1929,
Đông Dương cộng sản đảng được thành lập thông qua Tuyên
ngôn, tiếp tục mở rộng tổ chức.
- Sự ra đời của ANCSĐ
Đông Dương cộng sản đảng ra đời đã thúc đẩy sự ra đời của hai
tổ chức còn lại. Tháng 8-1929, các cán bộ tiên tiến trong Tổng bộ
và kì bộ Nam Kỳ của Hội VNCMTN cùng quyết định lập
ANCSĐ. Tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng. Tháng 111929, ANCSĐ họp đại hội để thông qua đường lối chính trị và
bầu BCHTW đảng.
- Sự ra đời của DDCSLĐ
Tháng 9-1929, những người giác ngộ trong Tân Việt CMĐ tuyên
bố Đông Dương cộng sản liên đoàn chính thức thành lập.
Chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng đã có ba tổ chức cộng sản lần
lượt ra đời ở nước ta.
2. Vì sao phải thống nhất các tổ chức cộng sản này lại
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc đó phản ánh xu thế phát
triển khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, đã
đáp ứng được nguyện vọng của giai cấp công nhân, của các tầng
lớp nhân dân lao động và của cả dân tộc. Các tổ chức cộng sản
trên đã nhanh chóng phát triển tổ chức cơ sở đảng và quần chúng
trong nhiều địa phương, trực tiếp tổ chức lãnh đạo các cuộc đấu
tranh của quần chúng, thúc đẩy phong trào đấu tranh theo con
đường cách mạng vô sản.
- Nhưng các tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh
hưởng với nhau, công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách
mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn. Yêu cầu cấp thiết đặt ra
cho cách mạng nước ta lúc này là phải có một đảng thống nhất
trong cả nước để lãnh đạo phong trào.
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- Nguyễn Ái
ĐỀ THI
THỬ
QUỐC
SỞ GD&ĐT
Quốc đãBẮC
thựcGIANG
hiện vai trò lịch sử thống
nhất
cácTHPT
tổ chức
cộngGIA
sảnLẦN 1
Môn: LỊCH SỬ 12
TRƯỜNG
LIÊNQuốc.
tạiTHPT
HươngNGÔ
Cảng-SĨTrung
học 2015-2016
3. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại HộiNăm
nghị...
1đ
Thời gian làm bài: 90 phút
- Với tư cách là phái viên của QTCS có quyền quyết định các vấn
(không kể thời gian phát đề)
đề về cách mạng Đôgn Dương, người có uy tín lớn đối với các
nhà hoạt động cách mạng và nhân dân Việt Nam, Nguyễn Ái
Quốc đã chủ động triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ
chức cộng sản.
- Người đã có công thống nhất các tổ chức cộng sản thành một
Đảng cộng sản duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiện của Đảng bao gồm...
- Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 4
Trình bày những hoạt động chính của giai cấp tư sản dân tộc Việt
(1.5 điểm) Nam từ năm 1919 đến năm 1930
- Năm 1919, tư sản Việt Nam tổ chức tẩy chay hàng Hoa
Kiều, mở cuộc vận động “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại 0.25đ
hóa”. Năm 1923, ...chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất
cảng lúa gạo ở Nam Kì. Năm 1923, thành lập Đảng Lập
hiến....
- Trên cơ sở hạt nhân là nhà xuất bản Nam Đồng thư xã, ngày 0.5đ
25-12-1927, Nguyễn Thái Học,....thành lập Việt Nam Quốc
dân đảng....
- Tháng 2-1929, tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà 0.25đ
Nội....
- Tháng 2-1930, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái .... sự thất bại của
khởi nghĩa Yên Bái kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt 0.5đ
Nam Quốc dân đảng, chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư
sản trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
-----HẾT-------
Câu 1 (3.0 điểm)
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Trình bày nội dung
của Hội nghị Ianta (T2/1945). Qua đó đánh giá tác động của nó đối với tình hình thế giới.
Câu 2 (3.0 điểm)
Từ nội dung chiến lược phát triển kinh tế chung của năm nước sáng lập ASEAN sau
khi giành độc lập đến năm 2000, em hãy rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển của
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Câu 3 (2.0 điểm)
Vì sao Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai? Vai trò, tác
dụng của khoa học- kĩ thuật đối với nền kinh tế Mĩ.
Câu 4 (2.0 điểm)
Trình bày hiểu biết của em về một tổ chức liên kết chính trị- kinh tế lớn nhất hành
tinh. Là một học sinh, em cần làm gì để thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức
đó ?
----------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.............................................. Số báo danh: .......................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ
THPT QUỐC GIA LẦN 1
Môn: LỊCH SỬ 12
Câu
Nội dung cần đạt
Câu 1 Trình bày nội dung của Hội nghị Ianta (T2/1945). Qua đó đánh giá
Điểm
3.0
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
tác động của nó đối
với tình hình thế giới.
* Nội dung
- Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới 2 bước vào giai đoạn kết thúc,
nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi các nước đồng minh cần giải quyết.
-Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945 , một hội nghị quốc tế đã được triệu tập
tại Ianta (Liên xô) với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc Liên
xô, Mĩ, Anh.
Nội dung:
- Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa
quân phiệt Nhật -> kết thúc chiến tranh
- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế
giới
- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia
phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á
-Những quyết định của hội nghị I-an-ta đã trở thành khuôn khổ của trật
tự thế giới mới, thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta".
+ Biểu hiện (năm 1949 hai nước Đức ra đời; Châu Âu hình thành 2 chế
độ KT, CT đối lập nhau; khu vực khác cũng phân chia thành hai hệ
thống xã hội )
Câu 2 Từ nội dung chiến lược phát triển kinh tế chung của năm nước sáng
lập ASEAN sau khi giành độc lập đến năm 2000, em hãy rút ra bài
học kinh nghiệm với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Gåm Thái Lan, Malaixia, Xingapo,
Philippin và Inđônêxia). Chiến lược phát triển kinh tế chung của 5 nước
sáng lập ASEAN gồm: chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh
tế hướng ngoại.
Nội
Chiến lược KT hướng nội
Chiến lược KT hướng ngoại
dung
Thời
Từ những năm 50, 60 của Từ những năm 60, 70 thế kỉ
gian
thế kỉ XX
XX trở đi
Mục nhanh chóng xoá bỏ nghèo Tiến hành công nghiệp hoá
tiêu
nàn, lạc hậu, xây dựng nền lấy xuất khẩu làm chủ đạo
kinh tế tự chủ.
Nội
dung
- Tiến hành công nghiệp hoá
thay thế nhập khẩu
- Lấy thị trường trong nước
làm chỗ dựa để phát triển
- Mở cửa nền kinh tế, thu hút
vốn và công nghệ tiên tiến của
nước ngoài, xuất khẩu hàng
hoá.
0.5
0.5
1.5
0.25
0.25
3.0
0.5
0.25
0.5
0.5
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
sản xuất
Thành Đạt được một số thành tựu
tựu
bước đầu về kinh tế - xã hội,
sản xuất đã đáp ứng được
nhu cầu cơ bản của nhân dân
trong nước, phát triển một số
ngành chế biến, chế tạo.
Tốc độ tăng trưởng của 5
nước này khá cao; trong
những năm 70 của thế kỉ XX,
tốc độ tăng trưởng của
Inđônêxia là 7% - 7,5%,
Malaixia là 7,8%, Xingapo là
12% (1966-1973) …
Hạn
Thiếu vốn, nguyên liệu và Khủng hoảng, cạnh tranh.
chế
công nghệ, chi phí cao dẫn
đến thua lỗ, tệ tham nhũng,
quan liêu phát triển…
Bài học kinh nghiệm với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
- Xây dựng kinh tế tự chủ; Mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài; Xây
dựng nền kinh tế mạnh, tăng cường quốc phòng, chống tệ quan liêu,
tham nhũng.
Câu 3 Vì sao Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần
hai ? Vai trò, tác dụng của khoa học- kĩ thuật đối với nền kinh tế
Mĩ.
* Vì sao Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai
- Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nhà bác học lỗi lạc trên thế
giới sang Mĩ, vì ở đây có điều kiện hòa bình và phương tiện đầy đủ để
nghiên cứu.
- Chính phủ Mĩ lại có chính sách thu hút các nhà khoa học đến làm việc.
Chỉnh phủ đầu tư lớn cho giáo dục và khoa học kĩ thuật.
* Vai trò, tác dụng của khoa học- kĩ thuật đối với nền kinh tế Mĩ.
- Thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, đời sống vật chất và tinh
thần của người dân Mĩ có nhiều thay đổi.
- KHKT không chỉ thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mà còn ảnh hưởng
lớn trên toàn thế giới.
Câu 4 Trình bày hiểu biết của em về một tổ chức liên kết chính trị- kinh tế
lớn nhất hành tinh. Là một học sinh, em cần làm gì để thúc đẩy mối
quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức đó ?
* Tổ chức liên kết chính trị- kinh tế lớn nhất hành tinh là Liên minh
châu Âu (EU)
- Quá trình hình thành và phát triển:
Ngày 25-3-1957, sáu nước trên đã kí Hiệp ước Rôma, thành lập “Cộng
đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế Châu Âu”
(EEC).
0.5
0.25
0.5
2.0
0.5
0.5
0.5
0.5
2.0
0.25
0.25
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Ngày 1-7-1967, ba tổ
chức trên được hợp nhất thành “Cộng đồng Châu Âu” (EC).
Ngày 7-12-1991, các nước EC kí Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu
lực từ ngày 1-1-1993, đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU) với 15
nước thành viên.
Liên minh Châu Âu từng bước đi tới hợp nhất (nhất thể hoá) về chính
trị và kinh tế như: thành lập Nghị viện Châu Âu (từ năm 1979); ngày 11-1999, phát hành đồng tiền chung Châu Âu (Euro) và chính thức được
sử dụng ở nhiều nước EU từ ngày 1-1-2002 thay cho đồng bản tệ.
- Mục tiêu: không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh
vực kinh tế, tiền tệ mà cả trong lĩnh vực chính trị.
- Vai trò
Ngày nay, Liên minh Châu Âu là tổ chức liên kết khu vực về kinh tếchính trị lớn nhất hành tinh, chiếm1/4 GDP của thế giới, có trình độ
khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất.
* Liên hệ
- Tích cực học tập, trau dồi kiến thức về kinh tế, Lịch sử, văn hóa Việt
Nam để giới thiệu với bạn bè quốc tế. Tích cực tìm hiểu về Liên minh
châu Âu …
0.25
0.25
0.25
0.75
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 2NĂM 2015-2016
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
Môn : LỊCH SỬ 12
Thời gian làm bài: 60 phút không kể thời gian phát đề
(Đề thi gồm có 01 trang)
Câu 1 (3,5 điểm)
Trình bày những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa 2 siêu cường Liên Xô và Mĩ,
giữa 2 phe XHCN và TBCN. Vì sao Liên Xô và Mĩ lại quyết định chấm dứt “Chiến tranh
lạnh”?
Câu 2 (3,5 điểm)
Toàn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ngày nay và tác
động của nó đối với các nước.
Câu 3 (3,0 điểm)
Trình bày sự phân hóa, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp
trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần 1.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
------------------Hết-------------------
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên:……………………………………..; SBD……………………………………
SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC
HDC KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
LẦN 2 NĂM HỌC 2015-2016
Môn: LỊCH SỬ 12
Câ
u
Đáp án
Điểm
1
Trình bày những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa 2 siêu cường Liên
Xô và Mĩ, giữa 2 phe XHCN và TBCN. Vì sao Liên Xô và Mĩ lại quyết
định chấm dứt “Chiến tranh lạnh”?
* Các sự kiện:
- Đầu những năm 70 của thế kỉ XX xu thế hòa hoãn Đông- Tây xuất hiện với
những cuộc thương lượng Xô- Mĩ.
- Ngày 9-11-1972, hai nước Đức kí kết tại Bon hiệp định về những cơ sở quan
hệ giữa Đông Đức và Tây Đức, làm cho tình hình ở Tây Âu bớt căng thẳng.
3,5
0,5
0,5
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
2
3
- Năm 1972 Xô- Mỹ
thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, kí hiệp ước ABM, SALT-1, đánh dấu sự
hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lược giữa hai
cường quốc.
- Tháng 8- 1975, 35 nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã kí hiệp ước Hen-xin-ki
khẳng định quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo nên một
cơ chế giải quyết các vấn đề lien quan tới hòa bình an ninh ở châu lục này.
* Nguyên nhân:
- Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều mặt.
- Đức, Nhật Bản, Tây Âu vươn lên mạnh trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt
với Mĩ.
- Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng trì trệ…Do đó Xô- Mỹ muốn thoát
khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
Toàn cầu hóa là gỉ? Nêu những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ngày
nay và tác động của nó đối với các nước.
- Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ…
0,5
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế…
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia…
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành tập đoàn lớn, nhất là các công ty
khoa học kĩ thuật nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong
và ngoài nước…
- Sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu
vực. Các tổ chức này ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vần đề
kinh tế chung của thế giới và khu vực…
- Tác động tích cực:
- Tác động tiêu cực:
Trình bày sự phân hóa, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các
giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần 1.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Là giai cấp thống trị cũ đã đầu hàng, được đế
quốc nuôi dưỡng làm tay sai là chỗ dựa của Pháp, là kẻ thù là đối tượng của
cách mạng. Tuy nhiên sau cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân
Pháp ...Đã phân hóa làm 3 bộ phận…
- Giai cấp tư sản: Hình thành sau chiến tranh thế giới lần 1, trong quá trình phát
triển đã phân hóa làm hai bộ phận:
+ Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với chủ nghĩa đế quốc nên đi với đế
quốc phản bội quyền lợi dân tộc, là đối tượng của cách mạng
+ Tư sản dân tộc: Có khuynh hướng kinh doanh độc lập: Bạch Thái Bưởi,
Nguyễn Hữu Thu, Trương Văn Bền,…Có tinh thần yêu nước nhưng do lực
lượng kinh tế nhỏ yếu, không kiên định, dễ thỏa hiệp
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3,0
0,5
0,5
0,5
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- Giai cấp nông dân:
Chiểm 90% dân số, là lực lượng chính sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống xã
hội. Nhưng họ lại bị áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa…Vì vậy họ căm
thù đế quốc, phong kiến, giàu lòng yêu nước…Là động lực quan trọng của
cách mạng.
- Giai cấp công nhân: Ra đời trong quá trình khai thác thuộc địa của Pháp,
trước chiến tranh thế giới lần 1 có 1o vạn Sau chiến tranh lên tới 22 vạn. Đây là
giai cấp có đủ điều kiện nắm quyền lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Vì
giai cấp công nhân ngoài 3 đăc điểm của công nhân thế giới họ còn có 5 đặc
điểm riêng của công nhân Việt nam…
- Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và do
sự phát triển của xã hội Việt Nam dẫn tới sự phân hóa xã hội sâu sắc, mỗi giai
cấp có địa vị chính trị khác nhau nên có thái độ cách mạng khác nhau
0,5
0,5
0,5
------------------HẾT------------------
SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
MÔN: LỊCH SỬ 12
Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1: (3,0 điểm)
Trình bày những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn
(1952-1973) và cho biết nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Từ đó, hãy rút ra bài học cho
Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay?
Câu 2: (2,5 điểm)
Lập bảng so sánh hai tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc
dân Đảng theo nội dung: Đường lối chính trị, Địa bàn hoạt động, Phương thức hoạt động, Lực lượng tham
gia và kết quả. Từ kết quả đó em hãy rút ra nhận xét về vị trí của hai tổ chức Đảng đó trong phong trào dân
tộc dân chủ 1925-1930.
Câu 3: (2,5 điểm)
Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam từ ngày 6/1 đến ngày 8/2/1930. Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 4: (2,0 điểm)
Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh của
cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương như thế nào trong phong trào dân chủ 1936 –
1939? Điều kiện lịch sử nào đã dẫn đến những quyết định đó của Đảng Cộng sản Đông
Dương?
--------------------------- Hết -------------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Câu 1
Ý
a
Nội dung
Trình bày những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế Nhật Bản giai đoạn (1952-1973). Từ đó, hãy rút ra bài
học cho Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh
tế hiện nay?
Nguyên nhân…..
- Con người được coi là nhân tố quyết định hàng đầu……
- Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước………
- Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt
nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao………………….
- Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học- kĩ thuật hiện đại
để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm…
- Chi phí cho quốc phòng của Nhật thấp, nên có điều kiện tập
trung vốn đầu tư cho kinh tế……………………
- Nhật Bản tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như
Điểm
3
điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
nguồn viện trợ của Mĩ, lợi dụng chiến tranh ở Triều Tiên (1950-1953) và ở
Việt Nam (1954-1975) để làm giàu………
* Nguyên nhân quan trọng nhất
0,5
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Con người được coi
là nhân tố quyết định hàng đầu………
Bài học cho Việt Nam
- Coi trọng việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ và giáo dục.
- Phát huy nhân tố con người, đạo đức lao động, sử dụng tối đa tiềm năng
sáng tạo của con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phát huy truyền
0,5
thống tự lực tự cường.
- Tăng cường vai trò Nhà nước trong quản lí kinh tế: Lựa thời cơ xây dựng
chiến lược kinh tế, thay đổi linh hoạt cơ cấu kinh tế, sử dụng có hiệu quả
vốn đầu tư của nước ngoài vào các ngành then chốt, mũi nhọn…
0,5
- Quản lí doanh nghiệp một cách năng động, có hiệu quả. Biết thâm nhập thị
trường thế giới, đạt hiệu quả cao trong cạnh tranh.
Câu 3
a
b
Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung của Hội nghị thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 6/1 đến ngày 8/2/1930. Nêu
vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Hoàn cảnh lịch sử
Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu
tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển mạnh
mẽ,……….
Năm 1929 ở Việt Nam xuất hiện ba tổ chức cộng sản .....tuy
nhiên các tổ chức đó hoạt động riêng rẽ đặt ra yêu cầu cấp thiết
là phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng.
Trước tình hình đó Nguyễn Ái Quốc với chức trách là phái viên
của Quốc tế Cộng sản, Người từ Xiêm về Trung Quốc đứng ra
triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản từ
ngày 6/1 - 8/2/1930 tại Cửu Long - Hương Cảng - Trung Quốc.
Nội dung của Hội nghị
Nguyễn Ái Quốc phân tích tình hình, phê phán những quan điểm
sai lầm của mỗi tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình
hội nghị.
Hội nghị thảo luận và nhất trí với ý kiến của Nguyễn Ái Quốc là
thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất
lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của
Đảng… do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Nhân dịp Đảng ra đời, Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi công
nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh, anh chị em bị
đàn áp, bóc lột đấu tranh. Đến 24/2/1930, theo đề nghị của Đông
Dương Cộng sản liên đoàn, tổ chức này được gia nhập Đảng
Cộng sản Việt Nam.
2,5
diểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
c
Vai trò của Nguyễn
Ái Quốc
- Tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc....con đường 0,25
cách mạng vô sản......................
- Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập 0,25
Đảng….
Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và soạn thảo chính cương 0,25
vắn tắt, điều lệ vắn tắt…………..
Lập bảng so sánh hai tổ chức cách mạng : Hội VNCM Thanh niên và 2,5đ
Câu 3
Việt Nam Quốc dân Đảng theo nội dung: Đường lối chính trị, Địa bàn hoạt
động, Phương thức hoạt động, Lực lượng tham gia và kết quả. Từ kết quả
đó em hãy rút ra nhận xét về vị trí của hai tổ chức Đảng đó trong phong
trào dân tộc dân chủ 1925-1930.
a
So sánh
Nội dung
Đường lối chính trị
VNCMTN
VNQDĐ
Theo khuynh hướng Lúc đầu chưa rõ ràng
VS ngay từ đầu
Địa bàn hoạt động
về sau chuyển sang lập
0,5
trường dân chủ tư sản
Thành lập rở nước Chủ yếu hoạt động ở
ngoài sau đó chuyển Bắc kì
0,25
trọng tâm hoạt động
về nước có cơ sở ở cả
Phương
thức
3 kì.
hoạt - Coi trọng công tác
động
tuyên
động
truyền,
quần
- Nặng về bạo động,
vận ám sát, sau khi bị động
chúng, thì chuyển sang khởi
0,5
NAQ rất chú trọng vào nghĩa mặc dù chưa có
đào tạo huấn luyện sự chuẩn bị chu đáo.
cán bộ nòng cốt cho
Lực lượng tham gia
cách mạng
- Chú trọng vận động
- Chú trọng đến binh
0,25
các tầng lớp cơ bản lính người Việt trong
trong nhân dân lao quân đội Pháp
Kết quả
động
Phân hóa thành những
Là một Đảng cách
tổ chức cộng sản để mạng
sau đó hợp nhất thành
0,5
theo
khuynh
hướng dân chủ tư sản
Đảng cộng sản Việt đã tan rã sau cuộc
Nam
b
khởi nghĩa Yên Bái
Nhận xét
Điều này cho thấy thắng lợi của khuynh hướng vô sản và thất bại của
0,5
khuynh hướng tư sản, đó là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử phản ánh
xu thế khách quan của cách mạng Việt nam.
Câu 4
Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ và phương 2đ
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
a
b
pháp đấu tranh của
cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương như thế nào trong
phong trào dân chủ 1936 – 1939? Điều kiện lịch sử nào đã dẫn
đến những quyết định đó của Đảng Cộng sản Đông Dương?
Nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh…
- Nhiệm vụ
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông 0,25
Dương là đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
+ Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản 0,25
động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân
sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình.
- Phương pháp đấu tranh: kết hợp các hình thức đấu tranh công 0,25
khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
Điều kiện lịch sử…
- Thế giới:
+ Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, thế lực phát xít cầm 0.25
quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản, chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến
tranh thế giới.
+ Tháng 7 – 1935, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII xác 0.25
định nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh,
bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.
+ Tháng 6 – 1936, Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi 0.25
hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa, trong đó có Đông
Dương…
- Trong nước:
+ Ở Việt Nam, nhiều đảng phái chính trị hoạt động, tranh giành 0.25
ảnh hưởng trong quần chúng, trong đó Đảng Cộng sản Đông
Dương là chính đảng mạnh nhất. Sau Đại hội Đảng lần thứ nhất
(3 – 1935), các tổ chức cơ sở Đảng và phong trào quần chúng đã
được phục hồi, sẵn sàng bước và phong trào đấu tranh mới.
+ Những năm 1936 – 1939, kinh tế Việt Nam phục hồi và phát 0.25
triển, nhưng vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp. Đời sống của
đa số nhân dân gặp khó khăn, vì thế họ hăng hái tham gia phong
trào đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương.
------------------------------------Hết --------------------------------------