Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

“ đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thạch châu – huyện lộc hà – tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.73 KB, 53 trang )

GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
---   ---

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ THẠCH CHÂU, HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

Sinh viên thực hiện

Giáo viên hướng dẫn

Lê Quang An
Lớp K43- KTNN
Niên khóa: 2009-2013

Th.s Lê Thị Quỳnh Anh

Huế, 03/2013

1


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết, tôi xin chân thành gửi lời
cám ơn tới lãnh đạo, tập thể các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Kinh tế Huế
đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện thành công để tài.
- Cô giáo: Lê Thị Quỳnh Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình
trong suốt quá trình thự c tập, nghiên cứu và hoàn tất khóa luận tốt nghiệp.
- Lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Huế, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy
tôi trong suốt thời gian học, trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện
giúp đỡ về mặt tư liệu để có thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp và nghề nghiệp trong
tương lai.
- UBND xã Thạch Châu, ban khuyến nông xã Thạch Châu, cán bộ và nhân dân
các thôn Đức Châu, Tiến Châu, Bằng Châu… đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học
hỏi kinh nghiệm thực tế tiến hành điều tra thu thập số liệu để nghiên cứu đề tài.
- Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã
chia sẻ, động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập, kiến thức và khả năng còn hạn chế nên nội dung đề tài
này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và bạn bè giúp đỡ, góp
ý để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
LÊ QUANG AN

MỤC LỤC
2


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................4
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................8
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................50

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................4
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................8
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................50

3


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BQC : Bình quân chung
BVTV : Bảo vệ thực vật
CX : Chiêm xuân
DT: Diện tích
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
ĐNB : Đông nam bộ
ĐVT : Đơn vị tính
HTX : Hợp tác xã
NS: Năng suất
SL : Sản lượng
TD & DHMT : Trung du và duyên hả miền trung
TL : Tỷ lệ

VM : Vụ mùa
UBND : Ủy ban nhân dân

4


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam luôn đòi hỏi tăng trưởng cao
và liên tục để đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm trong nước và phục vụ xuất khẩu
với lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Góp phần tạo nên mục tiêu trên phụ thuộc vào
nỗ lực sản xuất nông nghiệp ở các địa phương trong cả nước. Là một trong những tỉnh
nghèo nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh không có nhiều điều kiện tự nhiên ưu
đãi trong sản xuất nông nghiệp.
Xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh là một xã nông nghiệp vốn được
xem là một vùng quê nghèo trong đó sản xuất lúa vẫn là cây trồng thứ yếu sau lạc và
một số cây hoa màu khác để đảm bảo nhu cầu lương thực cho người dân. Những năm
trước đây, sản xuất lúa của địa phương vẫn còn gặp một số khó khăn như thiếu vốn sản
xuất, trình độ và chất lượng lao động nông nghiệp còn hạn chế, số lượng lao động
nông nghiệp đang giảm dần do chuyển sang các ngành nghề lĩnh vực khác. Bên cạnh
đó, đất sản xuất nông nghiệp đang bị Nhà nước thu hồi nhằm xây dựng nhà ở, các khu
quy hoạch và các công trình khác. Những thách thức trên khiến sản xuất chủ yếu vẫn
còn mang tính tự tính đảm bảo lương thực chứ mức độ sản xuất hàng hóa vẫn chưa
thực sự cao.
Mặc dù vậy, cùng với xu thế chung của cả nước nền nông nghiệp nói chung, Thạch
Châu đã và đang áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, nghiên cứu áp
dụng trồng các giống lúa mới năng suất, chất lượng cao và đem lại những kết quả khả

quan trong việc cải thiện đời sống người nông dân. Bên cạnh đó việc phục tráng và
phát triển các giống lúa cổ truyền có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu, đất
đai và tập quán canh tác của người dân địa phương đang là việc làm cần thiết và cấp
bách để gìn giữ bảo tồn giống quý. Với những nỗ lực của chính quyền và người dân

5


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

trong xã, những năm qua ngành sản xuất lúa của miền quê này đã có nhiều khởi sắc
nhất định và từng bước đi lên.
Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã
Thạch Châu – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh” nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế sản
xuất lúa ở xã và tìm hiểu những khó khăn và nguyên nhân của chúng đề làm cơ sở đưa
ra một số giải pháp chủ yếu khắc phục góp phần nâng cao năng suất lúa cũng như
nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.
2. Mục đích nghiên cứu:
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất lúa nói riêng.
• Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở các nông hộ trên địa bàn xã Thạch Châu
– huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh
• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các
nông hộ.
3. Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp điều tra thu thập số liệu:
-

Điều tra số liệu:


+ Chọn địa điểm điều tra: căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tôi đã chọn
điều tra ở các xóm 1, xóm 2, xóm 4 của xã Thạch Châu – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà
Tĩnh.
+ Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 50 hộ. Tất cả các hộ được chọn theo
phương pháp ngẫu nhiên không lặp.
-

Thu thập số liệu:

+ Sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc thiết kế phiếu điều tra phỏng
vấn và tiến hành phỏng vấn trực tiếp 50 hộ được lựa chọn ngẫu nhiên.
+ Thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ Ủy ban nhân dân xã Thạch Châu, sách,
báo, internet....
• Phương pháp phân tổ: Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau như mức đầu tư chi
phí, quy mô đất đai …của các hộ điều tra mà tiến hành điêu tra

6


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

• Phương pháp phân tích thống kê: Từ các số liệu thu thập được, vận dụng các
phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phương pháp so sánh để phân
tích sự khác biệt giữa mức đầu tư, năng suất lúa thu được các vụ sản xuất
• Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Để có thể thực hiện và hoàn thành đề tài
này tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của các cán bộ UBND xã, cán bộ
HTX nông nghiệp xã Thạch Châu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
• Đối tượng nghiên cứu: Do khả năng và thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và các nhân tố ảnh hưởng đến kết

quả và hiệu quả sản xuất lúa của một số nông hộ ở các xóm thuộc xã Thạch Châu –
huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh
• Phạm vi nghiên cứu:
-

Không gian: đề tài tập trung nghiên cứu một số nông hộ sản xuất lúa trên địa
bàn xã Thạch Châu
Thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã
Thạch Châu ở hai vụ Chiêm Xuân, vụ Mùa năm 2012.

7


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế:
Từ trước đến nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Có các
quan điểm như:
• Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là
thước đo trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như
của tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội.
• Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là một phạm trù kinh tế, biểu hiện quan hệ so
sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.
Nếu nhìn nhận một cách khái quát thì có thể cho rằng: Hiệu quả kinh tế hay hiệu
quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế theo

chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất
nhắm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là chỉ tiêu tương dối được biểu hiện bằng kết
quả sản xuất so với chi phí sản xuất (chỉ tiêu hiệu quả thuận) hoặc ngược lại (chỉ tiêu
hiệu quả nghịch).
Hiệu quả kinh tế là mục tiêu chính của các hoạt động kinh tế. Bản chất của hoạt
động kinh tế là gia tăng giá trị, trong đó,việc tiết kiệm chi phí là một trong những biện
pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tiết kiệm chi phí không có nghĩa là hạn
chế chi tiêu mà là sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả nhất.

8


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

Nhìn chung, hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế. Và để tìm
hiểu về hiệu quả kinh tế, người ta thường thông qua hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
phân bổ, trong đó:
-

Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị đầu vào
hay nguồn lực sử dụng vào hàm sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ.
- Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu
vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí về
đầu vào hay nguồn lực.
Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt đốngản xuất kinh
doanh, ta cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động
sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh là những gì đạt được sau một quá
trình sản xuất nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của người sản xuất
kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể là những đại lượng cân

đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận,…và cũng có thể là
các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng, hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín
của người sản xuất kinh doanh, là chất lượng sản phẩm,…Như thế, kết quả bao giờ
cũng là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, hiệu quả về sản xuất
kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả ( đầu ra) và chi phí (các
nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là : hiệu
quả kinh tế nói chung và hiệu quả của kinh tế của sản xuất kinh doanh nói riêng là mục
tiêu hay là phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế, nhiều lúc người ta sử dụng các
chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác, người ta lại sử
dụng chúng như công cụ để nhận biết “ khả năng” tiến tới mục tiêu chung cần đạt
được.
1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế:
Các nguyên tắc:
Nguyên tắc về mối quan hệ về mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả: tiêu chuẩn hiệu quả
được tính trên cơ sở mục tiêu hiệu quả. Phân tích hiệu quả của một phương án nào đó
luôn luôn dựa trên phát triển mục tiêu. Phương án có hiệu quả cao nhất khi nó đóng
góp nhiều nhất cho việc thực hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất.
Nguyên tắc tính chính xác, tính khoa học: Để đánh giá hiệu quả của phương án cần
được trên các hệ thống chỉ tiêu có thể lượng hoá được hoặc không lượng hoá được tức
9


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

là phân tích định lượng chưa đủ đảm bảo tính chính xác, chưa cho phép phản ánh được
mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà chủ thể quan tâm.
Nguyên tắc về tính giản đơn và tính thực tế: Theo nguyên tắc này, những phương
pháp tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở của các số liệu
thông tin thực, đơn giản, dễ hiểu.
Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán dựa trên cơ sở yếu tố đầu vào và

yếu tố đầu ra.
Dựa trên kết quả thu được và chi phí bỏ ra, hiệu quả kinh tế được xác định bằng
các phương pháp sau:
Dạng thuận : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và
chi phí bỏ ra:

Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra
Công thức này cho biết nếu bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu
đơn vị kết quả, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực.
Dạng nghịch : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa chi phí bỏ ra và
kết quả thu được.

Trong đó:
h: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được

10


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

C: Chi phí bỏ ra
Công thức này cho biết để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu
đơn vị chi phí.
Hai loại chỉ tiêu này mang ý nghĩa khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với
nhau, cùng được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu trên còn được gọi
là chỉ tiêu toàn phần.

1.1.2. Giá trị kinh tế và đặc điểm kỹ thuật của cây lúa
1.1.2.1. Giá trị dinh dưỡng
Tinh bột: Hàm lượng tinh bột 62,4%. Là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị nhiệt
lượng của lúa là 3594 ca lo. Tinh bột được cấu tạo bởi Amylo se và amylopectin.
Amylose có cấu tạo mạch thẳng và có nhiều ở gạo tẻ. Amylopectin có cấu tạo mạch
ngang và có nhiều ở gạo nếp.
Protêin: Các giống lúa Việt Nam có hàm lượng Protêin chủ yếu trong khoảng 7- 8%.
Các giống lúa Nếp có hàm lượng prôtêin cao hơn lúa tẻ.
Lipit: Chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo đã xát chỉ còn 0,52%
Vitamin: Trong lúa gạo còn có 1số vi ta min nhất là vitamin nhóm B như B1, B2,B6, ,
PP... lượng vitamin B1 là 0,45 mg/100 hạt ( trong đó ở phôi 47%, vỏ cám 34,5%, hạt
gạo 3,8%).
1.1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật:
- Chuẩn bị hạt giống: Hạt giống phải khô, sạch, chắc mẩy, thuần, đúng giống, đồng
nhất về kích cỡ, không bị lẫn những hạt giống khác, không bị lẫn hạt cỏ và tạp chất.
Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không mang mầm bệnh nguy
hiểm.Tỉ lệ nảy mầm cao, đạt 85% trở lên.
- Ngâm ủ hạt giống: thực hiện tốt kỹ thuật ngâm ủ hạt giống sẽ có tỷ lệ nảy maanmf
cao, loại bỏ được một số loại bệnh hại và kí sinh trên hạt.
 Ngâm hạt: Để hạt nảy mầm cần phải ngâm hạt hút đủ độ ẩm cần thiết. Thời
gian ngâm tùy thuộc nhiệt độ, 1-2 ngày ở vụ mùa, 2-3 ngày ở vụ đông xuân.
11


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

Trong quá trình ngâm, hạt hô hấp yếm khí, thiếu ô xy làm nước chua, cần phải
thay nước mỗi ngày một lần.
 Ủ thúc mầm: Sau khi hạt đã hút đủ nước, đem ủ, để hạt nảy mầm. Trong quá
trình ủ, nên định kỳ vảy nước và trộn đảo hạt để hạt nẩy mầm đều.

 Khi hạt đã nhú mầm, nên xen kẽ “ngày ngâm đêm ủ” để phát triển cân đối
mầm và rễ. Vụ mùa, hè thu chỉ cần ủ nứt nanh, vụ đông xuân cần có mầm dài
hơn.
-

Làm đất gieo mạ: Đất cày ngả sớm, bừa 4-6 lần, nhuyễn và sạch cỏ. Nếu đất chua
có thể bón vôi 15-20 kg/ sào Bắc Bộ. Bón lót 3- 4 tạ phân chuồng, 7-10 kg supe
lân, 2 kg urê và 3kg kali/ sào.Lên luống rộng 1,2 - 1,4 m, có rãnh thoát nước, mặt
luống phẳng ở vụ đông xuân, mặt luống hơi vồng ở vụ mùa để dễ thoát nước.

-

Gieo mạ: Hạt giống sau khi xử lí, ngâm ủ nảy mầm đều là đem gieo. Mật độ và kỹ
thuật gieo: Vụ đông xuân gieo 40-45 kg/ sào Bắc bộ, vụ mùa ít hơn( tùy theo
giống, thời vụ và khối lượng hạt). Gieo hơi chìm hạt, nhất là vụ đông xuân để
chống rét, sau gieo có thể phủ một lớp tro mộc ( 8-10 kg/sào).

-

Kỹ thuật chăm sóc lúa cây:
 Làm cỏ: Khi cây lúa bén rễ hồi xanh thì bắt đầu làm cỏ kết hợp với sục bùn và
bón thúc. Sau đó tuỳ vào giống lúa ngắn hay dài ngày có thể tiếp tục làm cỏ sục
bùn từ 1-2 lần nữa và kết thúc trước khi lúa bước vào thời kỳ làm đòng. Làm cỏ
sục bùn có tác dụng diệt cỏ dại, vùi phân tránh mất đạm, bổ sung ô xy cho rễ, làm
đứt rễ già và kích thích ra rễ mới. Làm cỏ bằng tay, cào răng đẩy tay.
 Trừ rong rêu: Những ruông lúa có nhiều rong rêu thì nên trừ bằng cách tháo cạn
nước 5-6 ngày kết hợp bón vôi bột (5-10 kg/ha), hoặc phun CuSO4 5-10% vào
ngày nắng từ 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 ngày, hoặc dùng MCPA dung dịch
0,4% phun 500 lít/ ha.
 Bón thúc

Bón thúc đẻ nhánh: Khi lúa bén rễ hồi xanh kết hợp với làm cỏ đợt I, bón 50
-60 % lượng đạm


12


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

Bón đón đòng: Trước trỗ 30 -35 ngày. Bón đón đòng có tác dụng xúc tiến phân
hóa gié và hoa nhằm đạt số hạt / bông cao.


Bón nuôi đòng: Tiến hành vào thời gian trước trỗ 12-15 ngày. bón nuôi đòng có
tác dụng tăng tỉ lệ hạt chắc và khối lượng hạt


 Tưới nước: Tuỳ điều kiện cụ thể mà có thể đảm bảo chế độ nước phổ biến như
sau: duy trì mức nước < 5 cm vào thời kỳ sau cấy đến thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu, >
20cm vào thời kỳ cuối đẻ nhánh để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Nếu lúa tốt, sinh
trưởng mạnh thì nên rút nước phơi ruộng, hạn chế dinh dưỡng cũng có tác dụng
làm giảm đẻ nhánh vô hiệu. Duy trì 5-10 cm nước vào thời kỳ làm đòng đến chín
sữa. Sau thời kỳ chín sữa có thể rút nước, lúa tiếp tục vào chắc, thuận lợi cho khâu
thu hoạch.
Trường hợp lúa xấu hoặc trên đất chua , mặn, phèn, phải duy trì mực nước 5-6 cm
để hạn chế phèn, mặn.
 Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ
sâu bệnh kịp thời.
-


Thu hoạch:
 Thu hoạch thủ công: Liềm các loại là công cụ chủ yếu và được sử dụng phổ
biến tại các hộ gia đình, trang trại nhỏ.
 Thu hoạch cơ giới: Sử dụng các máy gặt cải tiến loại vừa và nhỏ để thu hoạch
lúa.
 Đập, tuốt lúa: Đập lúa bằn tay, trục lúa bằng trục đá có trâu bò kéo, tuốt lúa
bằng máy đạp chân, bằng máy tuốt thủ công nhỏ hoặc bằng máy tuốt lúa.

-

Phơi sấy, cất trữ bảo quản:
 Phơi sấy: yêu cầu phơi khô để hạt có hàm lượng nước đạt < 13%, cũng như
không cho mầm bệnh phát triển và hoạt động. Có thể sử dụng 2 phương pháp
phơi sấy chủ yếu sau:

13


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

Phơi bằng ánh sáng mặt trời: hạt lúa nói chung có thể được phơi bằng ánh sáng
tự nhiên, độ dầy 3-7 cm, thường xuyên đảo hạt để hạt khô đều, tránh cường độ
ánh sáng mạnh.
Phương pháp làm khô bằng hệ thống quạt không khí nóng: Hạt lúa có thể làm
khô băng hệ thống sấy có thổi không khí nóng với nhiệt độ 40 - 450c, thời gian
sấy tùy thuộc vào ẩm độ hạt khi thu hoạch, nhiệt lượng cung cấp, cũng như
khối lượng hạt cần xử lý.
 Cất trữ bảo quản: Sau khi lúa đã phơi khô, quạt sạch trấu, hạt lép, đóng vào bao
để bảo quản trong kho chuyên dụng. Kho bảo quản phảI được khử trùng, dọn
sạch trước khi cất trữ. Ở các hộ gia đình nên cho thóc vào bồ, thùng phi hoặc

thùng tôn đặt ở nơI khô ráo, thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra ẩm mốc, mọt
và chuột. Nếu bị dịch hại và ẩm mốc cần phải xử lí ngay.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam:
Là một đất nước gắn liền với nền văn minh lúa nước, người dân Việt Nam đã gắn
liền với cây lúa qua hằng thế kỷ. Tuy đang trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại
hóa đất nước, Việt Nam vẫn tiến hành sản xuất nông nghiệp một cách có hiệu quả, tình
trạng thiếu lương thực đã không còn tồn tại mà thay vào đó Việt Nam đã trở thành một
trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Mặc dầu diện tích giảm dần qua các năm nhưng với những áp dụng khoa học kỹ
thuật kết hợp những biện pháp canh tác hợp lý, đồng thời đưa những giống lúa mới
năng suất tăng đáng kể và làm cho sản lượng cũng tăng theo qua các năm. Diễn biến
thay đổi về diện tích, năng suất và sản lượng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1: Kết quả sản xuất lúa của Việt Nam giai đoạn 2010- 2012
Chỉ Tiêu

ĐVT

Diện tích 1000 ha
Năng
suất

Tạ/ha

2010

2011

2012


2011/2010

2012/2011

SL

TL (%)

SL

TL (%)

7489,4

7655,4

7753,2

166

102,2

97,8

101,28

53,2

55,4


56,3

2,2

104,14

0,9

101,62

14


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

Sản
lượng

Triệu tấn

40,0

42,4

43,7

2,4

106


1,3

103,07

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Diện tích gieo trồng có xu hướng tăng nhưng không đáng kể do chuyển đổi diện
tích nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả sang trồng lúa, khai hoang… Diện tích tích lúa
cả năm giai đoạn 2010 –2012 đã tăng 263,8 nghìn ha (từ 7489,4 ha lên 7753,2 ha). Cụ
thể diện tích trồng lúa tăng 166 nghìn ha năm 2011 so với năm 2010, tương ứng với
tăng 2,2%. Còn năm 2012, diện tích trồng lúa có xu hướng tăng, nhưng tốc độ tăng ít
hơn so với năm trước, cụ thể diện tích năm 2012 tăng 97,8 nghìn ha, tương ứng với
1,28% so với năm 2011.
Năng suất lúa qua 3 năm có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, trong giai đoạn
2010 tới 2012 tăng 3,1 tạ/ ha. Cụ thể qua các năm như sau: năng suất lúa năm 2011 so
với năm 2010 tăng 2,2 tạ/ha, tương ứng tăng 4,14%, còn năng suất lúa năm 2012 so
với năm 2011 cũng có xu hướng tăng, nhưng ít hơn tốc độ tăng của năm 2011 so với
năm 2010, cụ thể tăng 0,9 tạ/ ha, tương ứng với 1,62%.
Sản lượng lúa cả năm 2012 đạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm trước
do diện tích và năng suất đều tăng. Theo nguồn thông tin từ Tổng cục thống kê, trong
sản xuất lúa năm 2012, sản lượng lúa đông xuân đạt gần 20,3 triệu tấn, tăng 510,4
nghìn tấn so với vụ đông xuân trước do diện tích tăng 27,6 nghìn ha và năng suất tăng
1,1 tạ/ha. Sản lượng lúa hè thu đạt 14 triệu tấn, tăng 573,3 nghìn tấn do diện tích đạt
2659,8 nghìn ha, tăng 70,3 nghìn ha (Riêng diện tích lúa thu đông tại các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long tăng 31,3 nghìn ha); năng suất đạt 52,5 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha. Sản
lượng lúa mùa ước tính đạt gần 9,4 triệu tấn, tăng 179,6 nghìn tấn, chủ yếu do năng
suất tăng 0,9 tạ/ha.
Nhìn chung ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam có được kết quả như vậy là
nhờ việc thực hiện các chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, thực
hiện việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà đặc biệt là khoa học về di truyền
giống lúa có vai trò rất to lớn. Bộ giống lúa thường xuyên được chọn lọc lai tạo, giữ

gìn và bỗ sung, thay thế nhằm để bảo tồn những giống quý, có năng suất cao, phẩm
chất tốt và phù hợp với từng điều kiện tự nhiên khác nhau bởi những giống lúa khác
nhau, loại bỏ những giống kém chất lượng, hiệu quả kinh tế thấp, đồng thời tích lũy và

15


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

tái tạo, phát triển những bộ giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được
với từng điều kiện bất lợi của môi trường.
Qua bảng chúng ta thấy, diện tích trồng lúa ở nước ta tăng qua các năm. Năm
2012 so với 2010 tăng 263,8 nghìn ha do nhà nước có chính sách khai hoang mở rộng
diện tích và chuyển đổi một số diện tích từ 2 vụ lên 3 vụ trong năm. Bên cạnh diện tích
gieo trồng thì năng suất cũng tăng lên rõ rệt, trong năm 2010 vùng có năng suất đạt
cao nhất là Đồng bằng Sông Hồng 59.2 tạ/ha, tiếp đến là đồng bằng sông Cửu Long
54.3 tạ/ha. Sở dĩ năng suất 2 vùng này cao hơn các vùng khác là do lượng phù sa của 2
con sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long bồi đắp, đất đai màu mỡ kết hợp với
người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, giống có năng suất cao, khả năng chống chịu bệnh tốt đem lại hiệu quả kinh
tế cao.
Bảng 1.2: Diện tích và năng suất lúa các vùng ở Việt Nam giai đoạn 2010-2012
2010
Vùng

DT
(nghìn
ha)

2011

NS

DT

(tạ/ha) (nghìn ha)

2012
NS

DT

NS

(tạ/ha)

(nghìn ha)

(tạ/ha)

Tổng

7489,4

53,2

7655,4

55,4

7753,2


56,3

ĐBSH

1150,1

59,2

1144,5

61

1140

61,9

TD & MNPB

666,4

46,3

670,7

48,1

677,9

49


BTB&DHMT

1214,1

50,7

1229,2

53

1250,1

55

Tây Nguyên

217,8

47,8

228,9

47,2

239,2

47

ĐNB


295,1

44,8

293,8

46,4

290,8

46,9

ĐBSCL

3945,9

54,7

4089,3

56,9

4155,2

57,9

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

16



GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước. Nhờ có điều kiện tự
nhiên thuận lợi, trình độ thâm canh cao, người dân áp dụng giống ngắn ngày có năng
suất cao nên ở đây có thể sản xuất 3 vụ/năm trong khi các vùng khác chỉ sản xuất
được 2 vụ/năm. Sản xuất lúa ở đây ở đây chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu trong khi đó
ở các vùng khác chỉ để tiêu dùng trong vùng. Ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia thì trong những năm qua, Việt nam đã đạt được những thành tựu trong xuất
khẩu gạo. Cụ thể, trong năm 2010, nước ta đã xuất khẩu được 6.75 triệu tấn gạo, cao
nhất từ trước đến nay.
Nhìn vào bảng sản lượng lúa của các vùng của Việt Nam giai đoạn 2010-2012
nhìn chung sản lượng lúa có tăng (2011/2010 tăng 2319,3 ngàn tấn,2012/2011 tăng
1375,1 ngàn tấn).Đồng bằng sông cửu long vẫn chiếm tỷ trọng sản lượng cao nhất cả
nước(trên 50%) liên tục trong nhiều năm liền,sau là đồng bằng sông Hồng.
Trong năm qua do thời tiết diễn biến phức tạp,khô hạn diễn ra ở hầu hết các địa
phương,cùng với hạn hán,lũ lụt và sâu bệnh đã ảnh hưởng lớn đến diện tích gieo trồng
và sản lượng lúa nhiều địa phương trên cả nước như vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải
Miền Trung.
Bảng 1.3: Sản lượng lúa của các vùng ở Việt Nam giai đoạn 2010-2012
Vùng

2010

2011

2012

SL

(1000
tấn)

TL
(%)

SL (1000
tấn)

TL
(%)

SL
(1000 tấn)

TL
(%)

Tổng

40005,6

100

42324,9

100

43700


100

ĐBSH

6805,4

17,01

6979,2

16,49

7012,5

16,05

TD & MNPB

3087,8

7,72

3225,0

7,62

3475,5

7,95


BTB&DHMT

6152,0

15,38

6515,6

15,39

6745,4

15,44

Tây Nguyên

1042,1

2,6

1056,3

2,50

1070,8

2,45

ĐNB


1322,7

3,31

1362,5

3,22

1370,5

3,14

ĐBSCL

21595,6

53,98

23186,3

54,78

24025,3

54,98

17


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh


(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tuy nhiên do có nhiều biện pháp đối phó với hạn hán,sâu bệnh,việc áp dụng nhiều
loại giống lúa mới nên sản lượng lúa vẫn tăng liên tục trong 3 năm liền.
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh:
Tình hình sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh trong những năm qua có những
khởi sắc, nhiều quy hoạch, định hướng phát triển ngành được tập trung triển khai thực
hiện như quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh rau, mô hình
cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng giá trị tăng thêm, ứng dụng quy trình sản xuất GAP;
hoạt động chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng tập trung, giảm dần chăn nuôi
nhỏ lẻ, phân tán… từng bước thay đổi nhận thức, phương thức sản xuất của người
nông dân, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp, nhất là nông sản, thủy sản.
Tuy nhiên, do chi phí đầu vào tăng cao, ảnh hưởng của thời tiết, tình hình dịch
bệnh; vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn nước, quy mô phát triển các mô hình sản
xuất mới chưa phát triển mạnh, chất lượng vật tư nông nghiệp chưa được kiểm soát
chặt chẽ, công nghệ giảm tổn thất sau thu hoạch chưa phát triển, công tác tuyên truyền,
khuyến cáo, định hướng phát triển sản xuất chưa thực sự hiệu quả;, chưa hình thành
các mối liên kết sản xuất – dự trữ - tiêu thụ cho nên vấn đề được mùa, mất giá, được
giá, mất mùa khó khắc phục,… đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất và thu
nhập của người nông dân.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong những năm
gần đây, tình hình sản xuất lúa có nhiều tín hiệu lạc quan. Diện tích, năng suất, sản
lượng có xu hướng tăng qua các năm, đạt mức cao nhất vào năm 2011 và tiếp tục giữ
vững trong năm 2012. Năng suất lúa năm 2011 đạt 52,72 tạ/ha, tăng 5,84 tạ/ha so với
năm 2010; sản lượng đạt 2,55 triệu tấn, tăng 391.000 tấn so với năm 2010. Vụ Đông
Xuân năm 2011-2012 năng suất đạt 61,2 tạ/ha, vụ Hè Thu năm 2012 đang thu hoạch
khoảng 60% diện tích, năng suất ước đạt 52,7 tạ/ha.
Bảng 1.4 : Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn Hà Tĩnh 3 năm qua
Chỉ tiêu

Diện tích
Sản lượng
Năng suất

ĐVT
2010
2011
2012
Nghìn ha
460,538
483,687
532,067
Nghìn tấn
2159
2550
2970
Tạ/ha
46,88
52,72
55,82
( Báo cáo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh)
18


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

Trước năm 2011, tình hình tiêu thụ lúa gạo cả nước nói chung và của tỉnh Hà
Tĩnh nói riêng chưa gắn kết được đầu vào và đầu ra, doanh nghiệp xuất khẩu không có
kho dự trữ, cơ sở xay, xát, khi có hợp đồng thì tranh mua, tranh bán làm cho giá lúa
gạo trong nước biến động mạnh, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người nông

dân. Cụ thể:
Năm 2009, giá thành sản xuất lúa khoảng 3.246 đồng/kg. Giá thu mua lúa thông
dụng phổ biến từ 4.100 - 4.800 đồng/kg, tương ứng với mức lãi của người nông dân từ
26,3% - 47,8%. Năm 2010, giá thành sản xuất lúa khoảng 3.573 đồng/kg. Giá thu mua
lúa thông dụng từ 3.900 - 4.400 đồng/kg, tương ứng với mức lãi từ 09,1% - 23,1%. Từ
cuối năm 2010, Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất
khẩu gạo yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải có đủ năng lực kho chứa tối thiểu
5.000 tấn thóc, có hệ thống sấy, cơ sở xay, xát tối thiểu 10 tấn thóc/giờ mới được tham
gia xuất khẩu gạo trực tiếp; đồng thời, Chính phủ đã thực hiện chủ trương mua tạm trữ
lúa, gạo vào thời điểm thu hoạch rộ, đã góp phần tổ chức lại tình trạng lưu thông lúa
gạo trên thị trường, từ đó tác động tích cực đến giá thu mua lúa, gạo. Nhìn chung, giá
thu mua lúa gạo trên thị trường cơ bản đảm bảo mức lãi tối thiểu cho người nông dân
theo chủ trương của Chính phủ. Cụ thể năm 2011 là năm thắng lợi của người nông
dân, được mùa, được giá; giá thành sản xuất lúa khoảng 3.960 đồng/kg. Giá thu mua
lúa thông dụng từ 5.200 - 7.000 đồng/kg, tương ứng mức lãi từ 31,3% - 76,7%; lúc cao
nhất giá lúa từ 7.400 - 7.500 đồng/kg; lúa hạt dài 4218 lúc cao nhất khoảng 7.700
đồng/kg. Tám tháng đầu năm 2012, giá thành sản xuất lúa vụ Đông Xuân năm 20112012 là 3.611 đồng/kg. Giá thu mua vào thời điểm thấp nhất khoảng 5.300 đồng/kg,
tương ứng mức lãi khoảng 46,7%. Vào thời điểm đầu vụ, đầu ra khó khăn, giá xuất
khẩu giảm, lượng tồn kho tạm trữ vụ Đông Xuân năm 2011 – 2012 tại các doanh
nghiệp còn khá lớn; đồng thời, một số thay đổi về quy định thủ tục đăng ký hợp đồng
xuất khẩu gạo thơm đã ảnh hưởng đến tiến độ ký hợp đồng, giao hàng của các doanh
nghiệp,… làm cho giá thu mua lúa, gạo trong nước giảm thấp; lúa thông dụng khoảng
4.900 đồng/kg, tương ứng mức lãi khoảng 12,5%; lúa hạt dài 6976 khoảng 5.100
đồng/kg, tương ứng mức lãi khoảng 17%. Tiếp tục chương trình mua tạm trữ tối đa 01
triệu tấn quy gạo vụ Đông Xuân năm 2011-2012, Chính phủ đã chỉ đạo kịp thời mua
tạm trữ tối đa 500.000 tấn quy gạo vụ Hè Thu năm 2012 và giá xuất khẩu trên thị
trường thế giới có xu hướng tăng trở lại nên giá lúa, gạo đã tăng. Giá mua lúa ngày
21/8/2012 loại IR 50404 khoảng 5.900 đồng/kg, lúa hạt dài 6.976 khoảng 6.300
đồng/kg. Với mức giá này, người dân lãi khoảng 35%.
19



GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa
1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá đặc điểm chung của nông hộ:
• Tuổi: Tuổi tác gắn liền với sức khỏe, kinh nghiệm, năng lực sản xuất, khả năng
đưa ra quyết định… của mỗi hộ nông dân.
• Giới tính: Quyết định đến chất lượng, thời gian công việc được hoàn thành,
cũng như cơ sở cho sự phân công lao động trong nông nghiệp.
• Trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả
năng nhận thức, lối sống, khả năng tiếp thu và ứng dụng những đổi mới về phương
pháp, về kỹ thuật sản xuất.
• Tổng số nhân khẩu: Nhân khẩu là một khái niệm để đề cập đến số người trong
một gia đình. Mức nhân khẩu là điều kiện cho việc huy động lực lượng lao động vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp.
• Tổng số lao động: Lao động là nhân tố hàng đầu đối với việc tiến hành các hoạt
động sản xuất. Lao động càng nhiêu thì gia đình càng chủ động hơn trong quá trình
sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nó cũng tạo gánh nặng trong giải quyết việc làm.
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất:
• Chi phí đầu tư ban đầu/sào.
• Chi phí đầu tư giống/sào.
• Chi phí đầu tư phân bón/sào.
• Chi phí đầu tư thuốc bảo vệ thực vật/sào.
• Chi phí lao động/sào.
• Chi phí đầu tư thủy lợi/sào.
• Chi phí thuê máy móc/sào.
• Chi phí khác/sào.
1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá nguồn lực của nông hộ:
• Quy mô đất đai.

20


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

• Quy mô vốn.
• Quy mô trang bị tư liệu sản xuất.
1.3.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất lúa:
• GO (Giá trị sản xuất): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất do lao động sáng tạo
ra trong một thời kỳ nhất định. Nó bao gồm thu nhập của người dân từ sản phẩm chính
và sản phẩm phụ của cây lúa
GO thường tính theo công thức sau:
GO =
Trong đó:

Qi là lượng sản phẩm i sản xuất ra
Pi là giá sản phẩm loại i

• IC (Chi phí trung gian): Bao gồm những khoản chi phí vật chất và dịch vụ thuê
ngoài được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Cụ thể gồm chi phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thuê lao
động ( làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch), các khoản thủy lợi phí, thuê máy
móc, thuê đất và thuê khác.
• VA (Giá trị gia tăng): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí
trung gian một hoạt động sản xuất kinh doanh.
VA = GO - IC
1.3.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa:
-

-


-

Năng suất lúa: phản ánh khối lượng lúa tạo ra trên một diện tích trong một năm
hay một chu kỳ sản xuất.
N = Q/S
Trong đó: Q: sản lượng lúa trong một năm/ một chu kỳ sản xuất
S: là diện tích.
Tổng chi phí sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC) : cho biết một đơn vị chi
phí trung gian bỏ ra tạo ra bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. Tỉ lệ GO/IC càng lớn
chứng tỏ hiệu quả hoạt động nuôi xen ghép càng cao.
Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC) : cho biết một đơn vị chi phí
trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.
21


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

-

Giá trị gia tăng trên tổng giá trị sản xuất: cho biết trong một đồng giá trị sản
xuất được tạo ra thì có bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
Lợi nhuận trên tổng chi phí ( Pr/TC) : thể hiện một đồng chi phí bỏ ra thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận.

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ THẠCH CHÂU, HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

2.1. Điều kiện tự nhiên của xã Thạch Châu
2.1.1. Vị trí địa lý:

Thạch Châu là xã vùng biển cửa huyện Lộc Hà với tổng diện tích 735,55 ha, được
giới hạn như sau:


Phía bắc giáp xã Thạch Bằng với chiều dài 4.804 m.
22


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh





Phía nam giáp xã Mai Phụ với chiều dài 5.943 m.
Phía đông giáp xã Thạch Bàn huyện Thạch Hà với chiều dài 1382 m.
Phía tây giáp xã Thạch Mỹ với chiều dài 3325 m.

2.1.2. Địa hình, địa mạo:
Thạch Châu thuộc vùng đồng bằng Bắc trung bộ, nằm ở trung tâm huyện Lộc Hà.
Nhìn chung địa hình ở đây tương đối bằng phẳng. Phía đông được bao bọc bởi sông
cửa Sót, không bị chia cắt bởi khe suối nên thuận lợi cho việc bố trí các công trình xây
dựng giao thông, thuỷ lợi cũng như bố trí cây trồng vật nuôi.
2.1.3. Thời tiết, khí hậu:
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng khí hậu vùng bắc trung bộ có
đặc điểm chung là: khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nhưng do kiến tạo đặc thù
về địa hình đã làm cho khí hậu phân hoá mạnh mẽ và trở nên khắc nghiệt. Mùa nắng
gió Tây Nam nóng gắt, mùa đông lạnh và khô.
Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 có gió Tây Nam nên rất nóng và khô gây hạn
hán, nhiệt độquân lên tới 320C, đặc biệt có những đợt nóng kéo dài, có khi nhiệt độ lên

tới 39-400C. Vì vậy vào thời kỳ này thường xảy ra khô hạn, gây ảnh hưởng đến sản
xuất nông nghiệp. Cuối mùa nắng vào khoảng tháng 9,10 thường có bão lụt.
Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có gió Đông Bắc kèm theo mưa phùn
và lạnh. Nhiệt độ trung bình xuống dưới 200C, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10
0
C. Số ngày mưa trung bình ở đây cũng khá cao từ 120 đến 140 ngày. Nhìn chung
lượng mưa phân bố khong đều, tập trung vào các tháng mùa hè và thường kết thúc
muộn, tổng lượng mưa 5 tháng mùa đông chỉ chiếm 26% lượng mưa cả năm.

2.1.4. Chế độ thủy văn:
Thạch Châu là xã đồng bằng ven biển một phần nhỏ ngập mặn. hệ thống thuỷ lợi
kênh mương còn nghèo nàn, chưa được đầu tư, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó
khăn chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên là chủ yếu. Hàng năm phải chịu ảnh hưởng
của khí hậu thời tiết thất thường, làm cho quá trình sản xuất lúa của người dân gặp
nhiều khó khăn.

23


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1. Tình hình sử dụng đất đai:
Trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, nó vừa là
đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất, chất lượng và quy mô diện tích đất sản xuất
quyết định trực tiếp đến kết quả của quá trình sản xuất. Hoạt động sản xuất nông
nghiệp được tiến hành trên những thửa đất. Đất đai làm nền móng làm chỗ dựa làm
chỗ đứng cho sự sản xuất trong đó có cả con người, đặc biệt nó đóng vai trò cung cấp
chất dinh dưỡng cho cây trồng. Điều đó cho thấy vai trò đặc biệt của nó. Vì vậy việc
quản lý và sử dụng đất đai trong quỹ đất hiện tại là việc rất quan trọng cần phải sử

dụng đúng mục đích với từng loại đất khác nhau.
Theo tài liệu thống kê ta thấy xã Thạch Châu có diện tích đất tự nhiên là 734,57 ha.
Đất đai trên địa bàn xã có thành phần cơ giới chủ yếu là đất cát chua. Toàn xã có các
loại đất chính sau:
- Đất gây sâu chủ yếu phân bố ở vùng trũng giáp ranh xã Thạch Mỹ và Mai Phụ.
Phân bố đất đai của xã phù hợp với các loại cây trồng ngắn ngày như lạc, rau màu.
Diện tích trồng lúa của xã chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Tình hình sử dụng đất được phân bổ theo bảng sau:
a- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Năm 2011, diện tích đất nông nghiệp là 419,3 ha chiếm 66,88% tổng diện tích
đất tự nhiên toàn xã. Trong đó:
- Đất trồng lúa: diện tích 320,18 ha, chiếm 43,59% tổng diện tích đất nông
nghiệp.

Bảng 2.1: Tình hình phân bố đất của xã Thạch Châu năm 2011
STT
Mục đích sử dụng
Tổng diện tích đất tự nhiên(ha)
I
Đất Nông nghiệp
1
Đất sản xuất nông nghiệp
1.1 Đất trồng cây hàng năm
1.1.1 Đất trồng lúa
1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác
24

Diện tích(ha)
734.57
491,3

429,64

Cơ cấu(%)
100
66,88
58,49

334,05
302,18
13,87

45,48
43,59
1,89


GVHD: Lê Thị Quỳnh Anh

1.2
2
3
4
5
II
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15

Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất làm muối
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất trụ sở cơ quan,công trình
Đất sản xuất phi nông nghiệp
Đất giao thông
Đất thủy lợi
Đất cơ sở văn hóa
Đất cơ sở y tế
Đất cơ sở và giáo tạo
Đất chợ
Đất di tích thắng cảnh
Đất cơ sở thể dục thể thao
Đất xử lý rác thải
Đất tôn giáo tín ngưỡng
Đất nghĩa trang nghĩa địa

Sông suối và mặt nước chuyên dùng

95,59
23,7
20,64
17,14
0,18
227,24
36,39
0,95
0,08
50,23
14,86
1,36
3,05
7,45
0,46
0,1
2,1
2,62
16,21
91,48

13,01
3,32
2,81
2,33
0,02
30,94
4,95

0,13
0,01
6,84
2,02
0,19
0,42
1,01
0,06
0,01
0,29
0,34
2,21
12,45

III

Đất chưa sử dụng

16,30

2,18

(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội của Xã)
- Đất trồng cây hàng năm khác: diện tích 13,87 ha, chiếm 1,89% tổng diện tích
đất nông nghiệp.
- Đất trồng cây lâu năm: diện tích 95,59 ha, chiếm 13,01% tổng diện tích đất
nông nghiệp.
- Đất trồng rừng lâm nghiệp: diện tích 23,7 ha, chiếm 3,32% tổng diện tích đất
nông nghiệp.
- Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích 17,14 ha, chiếm 2,33% tổng diện tích đất

nông nghiệp.
- Đất nông nghiệp khác: diện tích 0,18 ha, chiếm 0,02% tổng diện tích đất nông
nghiệp.
b- Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
25


×