Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

CÔNG NGHỆ 7 CHỈNH SỬA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.58 KB, 3 trang )

CÔNG NGHỆ 7
1) Mục đích của chế biến và bảo quản nông sản?
- Mục đích của chế biến nông sản:
+ Chế biến nông sản là làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.
- Mục đích của bảo quản nông sản:
+ Bảo quản nông sản để hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của
nông sản.
2) Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ?
- Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ:
+ Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu bệnh.
+ Xen canh sử dụng hợp lí đất, ánh sáng và giảm sâu bệnh.
+ Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch.
3) Thế nào là giống vật nuôi? Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi?
- Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc
điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính
di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
- Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi:
+ Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
+ Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng, sản phẩm chăn nuôi.
5) Nguồn gốc của thức ăn vật nuôi? Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi?
- Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng.
- Thức ăn vật nuôi có nước và chất khô. Phần chất khô của thức ăn có: protein, lipit,
gluxit, chất khoáng, vitamin.Tùy loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh
dưỡng khác nhau.
6) Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hóa thế nào?
-Nước được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
-Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các axit amin.
-Lipit được hấp thụ dưới dạng các glyxerin và axit chất béo.
-Gluxit được hấp thụ dưới dạng đường đơn.
-Muối khoáng được hấp thu dưới dạng các ion khoáng.
-Các vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.


7) Vì sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? Nêu một số phương pháp chế biến
thức ăn vật nuôi?

-Phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi vì:
+Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, để vật nuôi thích ăn, ăn
được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ
chất độc hại.
+Dự trữ thức ăn nhằm giữ thức ăn lâu hỏng, và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật
nuôi.
-Các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:
+Phương pháp vật lí.
+Phương pháp hóa học.


+Phương pháp vi sinh học.
+Phương pháp phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp.
8) Nêu phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein và gluxit?
- Phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein:
+ Chế biến sản phẩm nghề cá.
+ Nuôi giun đất.
+ Trồng xen, tăng vụ cây họ đậu.
- Phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit:
+ Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.
10) Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non? Nêu cách phòng trị, trị
bệnh cho vật nuôi?

- Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non:
+ Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
+ Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
+ Chức năng miễn dịch chưa tốt.

- Phòng trị bệnh cho vật nuôi:
+ Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi.
+ Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin.
+ Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
+ Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh
ở vật nuôi.
+ Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.
12) Vai trò, nhiệm vụ chính của nước nuôi thủy sản? Đặc điểm của nước nuôi thủy
sản? Em hãy tóm tắt tính chất lí học, hóa học của nước nuôi thủy sản?

– Vai trò của nước nuôi thủy sản:
- Nuôi thủy sản cung cấp thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp, chế
biến xuất khẩu và các ngành sản xuất khác, đồng thời làm sạch môi trường nước.
– Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản:
+ Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi.
+ Cung cấp thực phẩm tươi, sạch.
+ Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản.
– Đặc điểm của nước nuôi thủy sản:
+ Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ.
+ Khả năng điều hòa chế độ nhiệt của nước.
+ Thành phần: ô-xi (O2) thấp và cacbonic (CO2) cao.
– Tính chất lí học của nước nuôi thủy sản:
+ Nhiệt độ.
+ Độ trong.
+ Màu nước.
+ Sự chuyển đổi của nước.
– Tính chất hóa học của nước nuôi thủy sản:



+ Các chất khí hòa tan.
+ Các chất muối hòa tan.
+ Độ pH.
13) Sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên?
– Thức ăn tự nhiên: là thức ăn có sẵn trong nước, gồm có: vi khuẩn; thực vật thủy
sinh; động vật phù du; động vật đáy và mùm bã hữu cơ.
– Thức ăn nhân tạo: là thức ăn do con người cung cấp trực tiếp cho tôm, cá. Có 3
nhóm: thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn hỗn hợp.
14) Mục đích của phòng bệnh và chữa bệnh cho tôm, cá?
– Mục đích của phòng bệnh: Tạo điều kiện cho tôm, cá luôn khỏe mạnh, sinh trưởng
phát triển tốt, không nhiễm bệnh.
– Mục đích của chữa bệnh: Là dùng thuốc để tiêu diệt những tác nhân gây bệnh cho
tôm,cá để chúng khỏe mạnh trở lại.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×