Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.07 KB, 35 trang )

BÁO CÁO
MÔN KINH TẾ THÔNG TIN

ĐỀ TÀI 2
Chủ trương chính sách phát triển công nghệ
thông tin ở Việt Nam.
GVHD:

LÊ THANH HUỆ

SINH VIÊN THỰC HIỆN

LỚP TIN KINH TẾ K57


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

HÀ NỘI-2015
BẢN PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 2
1. Mở đầu, tổng kết
2. Các chủ trương chính sách phát triển CNTT Việt Nam từ năm 2011 trở về
trước.
3. Hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT
4. Định hướng CNTT đến năm 2020

2

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam



MỤC LỤC
1. Sự cần thiết của đề tài..............................................................................................................6
2. Mục tiêu của đề tài...................................................................................................................6
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................................7
4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................7
1. Giai đoạn trước năm 1996.......................................................................................................8
3. Giai đoạn từ năm 2001-2005.................................................................................................10
4. Giai đoạn từ năm 2006-2010.................................................................................................13
5. Giai đoạn từ năm 2011 tới nay...............................................................................................17
Bước sang giai đoạn năm 2011, Đảng, Nhà nước ta vẫn luôn giữ quan điểm Phát triển công
nghiệp điện tử trở thành một trong các ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế với định
hướng xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, góp phần thúc đẩy quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công nghệ thông tin sẽ cùng với các thành phần kinh tế khác
góp phần phát triển đất nước ta. Để đạt được mục tiêu đó Nhà nước ta đã ban hành các văn bản
pháp luật: Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý
đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; thông tư số 01/2011/TTBTTTT ngày 04/01/2011 về Công bố Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ
quan nhà nước; thông tư số 02/2011/TT-BTTTT ngày 04/01/2011 về Quy định nội dung giải
quyết sự cố trong quá trình thực hiện đầu tư, bảo hành, vận hành các dự án ứng dụng CNTT sử
dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; thông tư số 06/2011/TT-BTTTT ngày 28 tháng 02 năm
2011 Quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng CNTT; thông tư liên tịch số
07/2011/TTLT-BTNMT-BNV ngày 30/01/2011 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,cơ
cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Công nghệ thông tin trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường; thông tư số 01/2011/TT-NHNN ngày 21 tháng 02 năm 2011về Quy định việc đảm bảo
an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; Thông tư số
30/2011/TT-BTTTT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông : Quy định
về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành CNTT và
truyền thông; Thông tư số 32/2011/TT-BTTTT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ Thông tin và
Truyền thông : Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành CNTT và truyền thông
bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy; Thông tư số 18/2012/TT-BLĐTBXH ngày 8

tháng 8 năm 2012 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội : Ban hành danh mục thiết bị dạy
nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Cơ điện nông thôn; Cơ điện
tử; Điện tử công nghiệp; CNTT (Ứng dụng phần mềm); Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính;
Thiết kế đồ họa; Thương mại điện tử; Kỹ thuật xây dựng; Cấp, thoát nước; Gia công và thiết kế
sản phẩm mộc; Thông tư số 06/2013/TT-BTTTT ngày 01 tháng 05 năm 2013của Bộ Thông tin
và Truyền thông : Quy định chế độ báo cáo định kỳ về tình hình ứng dụng CNTT của cơ quan
nhà nước vv…................................................................................................................................17
B. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CNTT VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020........................................................20
I. Hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT...............................................................................20
1. Công nghiệp công nghệ thông tin..........................................................................................20
1.1. Công nghiệp phần cứng – điện tử.......................................................................................21
1.2Công nghiệp phần mềm........................................................................................................22
1.3.Nội dung số..........................................................................................................................23

3

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam
Ngành nội dung số hóa tại viêt nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự tham gia của tập
đoàn viễn thông quân đội viettel trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền đã tạo
ra sự chuyển biến tích cực. Số lượng thuê bao truyền hình cáp năm 2013 tăng hơn 1,1 triệu
thuê bao nâng tổng doanh thu dịch vụ truyền hình năm 2013 lên đến 276,43 triệu USD tăng
38% so với 2012. Bên cạnh đó còn rất nhiều mảng khác của ngành nội dung số đang không
ngừng phát triển.........................................................................................................................23
2. Ứng dụng công nghệ thông tin...............................................................................................23
2.1. Trong cơ quan Nhà nước...................................................................................................23
2.2. Trong doanh nghiệp............................................................................................................24

3. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin.....................................................................................24
4. Hạ tầng công nghệ thông tin..................................................................................................25
II . Định hướng CNTT đến năm 2020.......................................................................................27
1. Mục tiêu.................................................................................................................................27
1.1. Mục tiêu chung..................................................................................................................27
1.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................................27
a) Về nguồn nhân lực CNTT.....................................................................................................27
b) Về công nghiệp CNTT..........................................................................................................27
c) Về hạ tầng viễn thông băng rộng...........................................................................................28
d) Về phổ cập thông tin..............................................................................................................28
đ) Về ứng dụng CNTT...............................................................................................................28
e) Về xây dựng doanh nghiệp và phát triển thị trường CNTT-TT.............................................28
2. Quan điểm chỉ đạo.................................................................................................................28
3. Các nhiệm vụ cần giải quyết..................................................................................................29
4. Các giải pháp chính sách chiến lược......................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................34

4

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

MỞ ĐẦU
Vào tháng 2/1946 hai ông J.Presper Eckert và John Mauchly đã đưa ra giới thiệu
chiếc máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới. Chiếc máy tính ENIAC (electronic
numerical integrator and computer) của họ có khả năng xử lý được 5000 phép tính
trong mỗi giây, nhanh hơn bất kỳ thiết bị nào ở thời điểm đó.
Rob Hurle - giáo sư tại Đại học Quốc gia Australia (ANU), được xem là người

đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển Internet tại Việt Nam với việc trình bày ý
tưởng của mình với các sinh viên Việt Nam đã từng du học tại Úc và mang một
chiếc "modem" to bằng "cục gạch" sang Việt Nam năm 1991 để thử nghiệm. Sau
đó, ông Rob Hurle cùng với ông Trần Bá Thái, Viện Công nghệ thông tin tại Hà
Nội (IOIT) tiến hành thí nghiệm kết nối các máy tính ở Úc và Việt Nam thông qua
đường dây điện thoại, ông cũng viết một phần mềm mới cho hệ thống UNIX để có
thể sử dụng modem liên lạc sang Việt Nam. Thí nghiệm thành công và năm 1992,
IOIT Hà Nội có hộp thư điện tử riêng với "đuôi" ở tận Úc (.au) để trao đổi e-mail
với ông Rob và có lẽ đó là lần đầu tiên người ở Việt Nam gửi e-mail ra nước
ngoài. Tháng 9 năm 1993, ông Rob và một đồng nghiệp Việt kiều ở Đại học
Tasmania tới Hà Nội dự hội thảo để bàn về kế hoạch phát triển Internet tại Việt
Nam. Năm 1994, với tiền tài trợ của Chính phủ Úc, ông Rob và các đồng nghiệp
tại ANU mua tặng Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 1 chiếc máy
tính đầu tiên tại Việt Nam và modem và thực hiện việc kết nối Internet qua
cổng.au. Ông Rob cũng là một trong những người đầu tiên nghĩ tới và được ủy
quyền việc đăng ký tên miền .vn cho VN thay cho tên miền.au (Australia). Đến
năm 1995, nhu cầu sử dụng Internet tại Việt Nam tăng quá lớn và tiền tài trợ từ
Chính phủ Úc không còn đủ chi dụng, nên bắt đầu thu tiền của người VN sử dụng
Internet và thương mại hóa Internet, ông Rob và các đồng nghiệp ở IOIT bắt đầu
hợp tác với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) để phát triển
dịch vụ.
Như vậy, sau 2 năm thử nghiệm cung cấp dịch vụ điện thư, vào năm 1994, Viện
Công nghệ thông tin IOIT (qua công ty NetNam được họ thành lập) trở thành nhà
cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam, với dịch vụ thư điện tử dưới tên
miền quốc gia .vn. Các dịch vụ dựa trên thư điện tử như diễn đàn, liên lạc nội bộ,
thư viện điện tử... được cung cấp cho hàng ngàn khách hàng chỉ sau 1 năm giới
thiệu. Các dịch vụ khác như thiết kế Web, FTP, TelNet... được NetNam cung cấp
đầy đủ khi Internet được chính thức cho phép hoạt động tại Việt Nam từ 1997.
Tháng 11 năm 1997, VNPT, NetNam, và 3 công ty khác trở thành những nhà cung
cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên tại Việt Nam.


5

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

1. Sự cần thiết của đề tài
Trong vài thập kỷ vừa qua,Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam. Đặc biệt, từ
năm những năm 90 đến nay, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
phát triển CNTT ngày càng được nhấn mạnh và được cụ thể hóa bằng nhiều văn
bản quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã
hội về vai trò của CNTT đối với công cuộc đổi mới đất nước CNTT là một trong
các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ
cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới
hiện đại. Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức
mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới,
phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc
phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học giúp cho các cộng đồng
CNTT tại Việt Nam nắm được các chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về
phát triển CNTT qua các giai đoạn từ trước năm 1996; 1996-2000; 2001-2005 và
từ 2006 đến nay. Hơn nữa, đề tài cũng nêu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về phát triển CNTT thông qua mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và định
hướng đến năm 2020.

2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về phát triển CNTT tại Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là:
+ Tình hình phát triển công nghệ thông tin ở nước ta
+ Nêu rõ các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển CNTT qua từng giai
đoạn: Trước năm 1996, 1996-2000, 2001-2005 và 2006 2010.Các kết quả đạt được
về phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam đến năm 2011.

6

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

+ Nêu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua mục
tiêu, quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ và các giải pháp chính sách về phát triển
CNTT tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
+ Hệ thống lại các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật GDĐT và Luật CNTT.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn
giúp mọi người có được cách nhìn tổng quan về chủ trương,chính sách của Đảng
và Nhà nước về phát triển CNTT tại Việt Nam.Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng
cung cấp cho các nhà quản lý có những căn cứ để hoạch định chính sách chiến
lược và xây dựng các kế hoạch, đề án, dự án phát triển CNTT cho đơn vị mình phù
hợp với các chủ trương phát triển CNTT của Đảng và Nhà nước đã đưa ra.Ngoài
ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng giúp cho cộng đồng CNTT tại Việt Nam có
được những hiểu biết nhất định về tình hình và xu thế phát triển CNTT tại Việt
Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, phạm vi nội dung chính sẽ tập trung nghiên cứu
các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển, ứng dụng CNTT
thông qua một số văn bản tiêu biểu của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt
Nam.Phạm vi thời gian sẽ tập trung nghiên cứu các chủ chương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về phát triển, ứng dụng CNTT thông qua các giai đoạn từ năm
2011 trở về trước, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

7

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

A. CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CNTT TẠI VIỆT NAM
TỪ NĂM 2011 TRỞ VỀ TRƯỚC
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT tại Việt
Nam từ năm 2011 trở về trước có nhiều thay đổi qua các giai đoạn và ngày càng
được quan tâm và đầu tư phát triển một cách toàn diện. Đảng và Nhà nước ta đã
ban hành rất nhiều các Chủ trương, Chính sách khác nhau để phát triển CNTT
nhưng trong phạm vi bài báo cáo này chúng tôi chỉ xin được giới thiệu những chủ
trương chính sách tiêu biểu, quan trọng nhất mà thôi. Các chủ trương, chính sách
đó có thể chia thành một số giai đoạn chính sau đây:
1. Giai đoạn trước năm 1996
Văn bản tiêu biểu nhất trong giai đoạn này chính là Nghị quyết số 49/CP ngày
04/08/1993 của Chính phủ về phát triển CNTT của nước ta trong những năm 90.
Nghị quyết số 49/CP đã khái quát tình hình CNTT của nước ta, khẳng định quan
điểm, mục tiêu và nội dung phát triển CNTT ở nước ta đến năm 2000 và đề ra biện

pháp lớn để thực hiện chủ trương quan trọng này. Chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước tại Nghị quyết số 49/CP đã nêu rõ “... tích cực xây dựng ngành
công nghiệp CNTT thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất
nước...”.
Những chủ trương để phát triển vông nghệ thông tin trong giai đoạn này là:
1- Tạo nguồn thông tin và chuẩn hoá các thông tin phát sinh trong xã hội.
2- Chuẩn hoá đối với thiết bị nhập ngoại trong lĩnh vực CNTT
3- Trao đổi và bảo vệ thông tin
4- Chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế
5- Sử dụng chuyên gia, cố vấn người nước ngoài và chuyên gia, cố vấn là
người Việt Nam ở nước ngoài.
6- Hỗ trợ và huy động vốn cho phát triển CNTT
7- Ưu đãi trong việc sử dụng phương tiện viễn thông đối với các hoạt động
khoa học và giáo dục
8- Bảo vệ sở hữu trí tuệ và quyền tác giả
8

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

2. Giai đoạn từ năm 1996-2000
Để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển
CNTT trong những năm 90, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số
211/TT ngày 07/04/1995 phê duyệt Chương trình quốc gia về CNTT giai đoạn
1996-1998. Trong nghị định này đã nêu rõ mục tiêu tiêu chung của việc xây dựng
và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta đến năm 2000: “ Xây dựng những nền
móng bước đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về thông tin trong xã hội có
khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thông tin trong quản lý nhà nước và

trong các hoạt động kinh tế - xã hội; đồng thời tích cực xây dựng ngành công
nghiệp công nghệ thông tin thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn
của đất nước, góp phần chuẩn bị cho nước ta có vị trí xứng đáng trong khu vực khi
bước vào thế kỷ 21”.
Các mục tiêu này được cụ thể hóa thành các nội dụng sau:
" 1. Phát triển các nguồn tiềm lực và xây dựng kết cấu hạ tầng về công nghệ
thông tin, để ngành công nghệ thông tin có đủ năng lực thực hiện các dự án về tin
học hoá và được ứng dụng sâu rộng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đồng thời
xây dựng từng bước vững chắc ngành công nghiệp công nghệ thông tin của nước
nhà.
2. Thực hiện các dự án tin học hoá chủ chốt trong quản lý nhà nước và trong
các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin trong sự
nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền sản xuất và kinh tế của nước ta”.
Đến tháng 04/2000, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao không chính thức lần
thứ 4 tại Singapore, Chính phủ đã ký kết Hiệp định khung E-ASEAN, trong đó,
Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử. Bên cạnh đó,
chủ trương phát triển CNTT, đặc biệt công nghiệp phần mềm luôn được ưu tiên
phát triển.Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển công
nghiệp phần mềm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày
05/06/2000 về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005.
Nghị định định đã nêu nên mục tiêu: “Xây dựng công nghiệp phần mềm thành một
ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hoá và phát

9

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam


triển bền vững các ngành kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và
đảm bảo an ninh quốc gia.
Phát huy tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam, đặc biệt là của thế hệ trẻ,
chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho những thập kỷ tới.
Phấn đấu đến năm 2005 đạt giá trị sản lượng khoảng 500 triệu USD”.
3. Giai đoạn từ năm 2001-2005
Trong giai đoạn này, nhận thức của toàn xã hội về CNTT đã được nâng lên, hạ
tầng kỹ thuật và truyền thông đã được trang bị và phát triển theo hướng hiện đại,
nguồn nhân lực về CNTT cũng tăng lên. Tuy nhiên, CNTT của Việt Nam tại thời
điểm này vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn
so với nhiều nước trên thế giới và khu vực.
Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã ra
Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển
CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhằm tạo môi trường thuận lợi cho công nghệ thông tin phát triển Chính phủ
đã ban hành nghị định Số 55/2001/NĐ-CP Về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch
vụ Internet kèm theo đó là thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư số
04/2001/TT-TCBĐ ngày 20/11/2001 của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính,
Viễn thông) về hướng dẫn thi hành Nghị định số 55/2001/NĐ/CP ngày 23/8/2001
của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ truy nhập Internet, dịch
vụkết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet trong Bưu chính, Viễn thông.
Để cụ thể hóa nhiệm vụ này và đồng bộ hóa với Chương trình cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số
112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 Phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành
chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 với mục tiêu chính “đến năm 2005, về cơ bản
phải xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thông tin điện tử của Đảng và Chính
phủ..." nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và
chính quyền địa phương các cấp”. Được cụ thể hóa bằng các văn bản: Quyết định
số 137/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập


10

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

Ban Điều Hành Đề án tin học hóa quản lý hàng chính nhà nước giai đoạn 20012005; Quyết định số 27/2002/QĐ-TTg ngày 5/2/2002của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hàng quy chế làm việc của Ban Điều Hành đề án tin học hóa quản lý hành
chính nhà nước giai đoạn 2001- 2005.
Thực hiện nghị quyết số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58
CT/TW của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa giai đoạn 2001-2005, Bộ
Tài Chính ban hành thông tư số 99/2001/TT/BTC hướng dẫn việc ưu tiên kính phí
để ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Cùng với đó đảng và nhà nước ta cũng rất chú trọng phát triển nguồn nhân lưc
cho công nghệ thông tin với chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ
giáo dục và đào tạo vầ việc tăng cương giảng dạy, đào tạo và ừng dụng công nghệ
thông tin cho ngành giáo dục giai đoạn 2001- 2005. Các chủ trương chính sách
được nhà nước ta ban hành nhằm mục đích phất triển lĩnh vực CNTT như quyết
định số 95/2002/QĐ-TTg, quyết định số 72/2002/QĐ-TTg ngày 10/06/2012; quyết
định số 176/2002/QĐ-TTg ngày 03/12/2002…và còn rất nhiều các thông tư, chỉ
thị, nghị định khác được Nhà nước ta ban hành trong 2003 thể hiện rõ đường lối
chủ trương, chính sách phát triển CNTT thành một ngành mũi nhọn của đất nước.
Trong năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 119/2003/QĐTTg ngày 11/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể
ứng dụng công nghệ thông tin ngành tài chính đến năm 2010; Chính phủ ban hành
nghị định số 75/2003/NĐ-CP ngày 26/06/2003 về việc tổ chức và hoạt động của
Thanh tra Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin; quyết định số

217/2003/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm 2003 về giá
cước dịch vụ bưu chính viễn thông; quyết định 272/2003/QĐ-TTg ngày 31 tháng
12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học
và công nghệ Việt Nam tới năm 2010; chỉ thị số 06/ 2003/CT-BBCVT của bộ
trưởng bộ Bưu chính, Viễn thông về kế hoạch triển trai chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX về Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực Bưu chính Viễn
thông và Công nghệ thông tin… Từ các văn bản pháp luật mà Đảng, Nhà nước ta
11

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

và các bộ, ban, ngành từ Trung ương tới địa phương đã ban hành trong năm 2003
đã cho thấy CNTT đã được chú trọng phát triển, ứng dụng sâu rộng trong mọi lĩnh
vực.
Đồng thới, bước sang năm 2004 CNTT vẫn tiếp tục là ngành mũi nhon trong
phát triển đất nước với quyết định số 331/QĐ-TTg ngày 06/04/2004 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
tới năm 2010 với các mục tiêu sau: “Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ
thông tin là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam; Đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin theo hướng
hội nhập và đạt trình độ quốc tế; Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế nhằm
thu hút các nguồn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin”.
Ngoài ra còn có: quyết định số 235/QĐ-TT ngày 02/03/2004 phê duyệt dự án tổng
thể “ứng dụng và phát triển phần mền nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 20042008”; quyết định số 179/2004/QĐ-TT ngày 06/10/2004 về việc phê duyệt Chiến
lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm

2015 và định hướng tới năm; tờ trình số 2563/BBCVT-VLC ngày 24/12/2004 của
Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về “Chiến lược phát triển công nghệ thông
tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Năm
2004, Nhà nước ta đã có cái nhìn chiến lược, dài hạn cho phát triển CNTT, đây vừa
là cơ hội tốt và cũng vừa là thách thức đối với nhành CNTT của nước ta.
Năm 2005 được đánh dấu là năm mốc quan trọng nhất của CNTT Việt Nam
với nhiều văn bản pháp luật quan trọng được ban hành: quyết định số
191/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án “hỗ trợ doanh
nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn
2005-2010”; quyết định số 27/2005/QĐ-BBCVT ngày 11/08/2005 về quản lý và
sủ dụng tài nguyên internet; quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 phê
duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010; quyết
định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đến năm 2010 và
định hướng tới năm 2020.

12

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

Một bộ luật cũng không kém phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển CNTT
nước ta đó chính là luật “Sở hữu trí tuệ”. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành luật “Sở hữu trí tuệ” số 50/2005/QH11. Luật sở hữu trí
tuệ bảo quyền sở hữu đối với những sang chế đối với những sang chế về mặt công
nghệ phần cứng, phần mềm, các dụng cụ thiết bị có liên quan tới CNTT…và tất cả
các sang chế lien quan tới CNTT. Nó góp phân làm tăng các sáng chế trong lĩnh
vực CNTT; tạo đông lực phát triển CNTT.

Cũng trong giai đoạn này, một đạo luật quan trọng đã được Quốc hội khóa XI
thông qua đó chính là Luật Giao Dịch Điện Tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005,
quy định về Giao dịch điện tử trong hoạt động CQNN; trong lĩnh vực dân sự, kinh
doanh, thương mại và các lĩnh vực khác (bộ luật này được nói rõ trong phần II của
báo cáo này).
4. Giai đoạn từ năm 2006-2010
Chủ trương, chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt
Nam tiếp tục được nhấn mạnh và cụ thể hóa bằng một văn bản quan trọng nhất
trong lĩnh vực CNTT đó chính là Luật CNTT của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2006. Để cụ thể hóa và đưa các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT đã nêu trên đi
vào cuộc sống, trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các
Bộ đã ban hành hàng loạt các văn bản hướng dẫn quan trọng.
Theo Điều 5 luật CNTT số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2006 đưa ra Chính sách
của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:
1. Ưu tiên ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng,
an ninh; thúc đẩy công nghiệp công nghệ thông tin phát triển thành ngành kinh tế
trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.
3. Khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin.

13

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam


4. Ưu tiên dành một khoản ngân sách nhà nước để ứng dụng công nghệ thông
tin trong một số lĩnh vực thiết yếu, tạo lập nền công nghiệp công nghệ thông tin và
phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
5. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia.
6. Có chính sách ưu đãi để tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin đối với nông nghiệp; nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo; người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn.
7. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin.
8. Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế; khuyến khích hợp tác với tổ chức,
cá nhân Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về công nghệ thông tin
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
2. Xây dựng, ban hành, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ
thông tin.
3. Quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin.
4. Tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia.
5. Quản lý và tạo điều kiện thúc đẩy công tác hợp tác quốc tế về công nghệ
thông tin.
6. Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông
tin.
7. Xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định liên quan đến sản phẩm, dịch
vụ công ích trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
8. Xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định về việc huy động nguồn lực
công nghệ thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh và các trường hợp khẩn cấp quy
định tại Điều 14 của Luật này.
14


Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

9. Quản lý thống kê về công nghệ thông tin.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong
lĩnh vực công nghệ thông tin.
Để việc thực thi luật CNTT đạt được kết quả cao nhất rất nhiều các văn bản
pháp luật khác đã được ban hành: quyết định số 32/2006/QĐ-TTg về việc phê
duyệt quy hoạch phat triển viễn thông và internet Việt Nam đến năm 2010; Quyết
định số 169/2006/QĐ-TTg ngày 17/07/2006; nghị định số 115/2006/NĐ-CP ngày
04/10/2006 vầ việc tổ chức và hoạt động thanh tra Bưu chính, Viễn thông và Công
nghệ thông tin;; Quyết định số 223/2006/QĐ-TTg ngày 04/10/2006; quyết định số
20/2006/QĐ-BBCVT về danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng bị cấm; quyết
định số 40/2006/QĐ-BTM ngày 29/12/2006 về việc ban hành kế hoạch tổng thể
ứng dụng và phát triển CNTT ngành thương mại đến năm 2010...
Luật công nghệ thông tin được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật: Chỉ thị
số 07 /CT-BBCVT ngày 04/10/2006 về triển khai luật Công nghệ thông tin; nghị
định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện
một số điều của luật Công nghệ thông tin về Công nghiệp công nghệ thông tin;
quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007 phê duyệt chương trình phát triển
công nghiệp phần mềm Việt Nam tới năm 2010; quyết định số 56/2007/QĐ-TTg
ngày 03/05/2007 phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt
Nam tới năm 2010; nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 về quy định xử
phạt hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin; nghị định số 64/2007/NĐ-CP
ngày 10/04/2007 về ứng dụng của CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;
quyết đinh số 13/2007/QĐ-BBCVT ngày 15/6/2007 Về việc phê duyệt Quy hoạch
phát triển công nghệ thông tin và truyền thông vùng kinh tế trọng điểm Trung đến

năm 2010 và định hướng đến năm 2020; quyết đinh số 14/2007/QĐ-BBCVT ngày
15/6/2007 Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền
thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020; quyết đinh số 15/2007/QĐ-BBCVT ngày 15/6/2007 Về việc phê duyệt Quy
hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 1605/QĐ-TTG
ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chương trình quốc gia về
ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;
15

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

quyết định số 1755/QĐ-TTG ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ : Phê
duyệt Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông";
vv…
Tóm lại, giai đoạn 2006-2010 chính là giai đoạn thực hiện tốt nhất việc hoàn
thiện cơ bản về môi trường pháp lý trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam.

16

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

5. Giai đoạn từ năm 2011 tới nay
Bước sang giai đoạn năm 2011, Đảng, Nhà nước ta vẫn luôn giữ quan điểm

Phát triển công nghiệp điện tử trở thành một trong các ngành công nghiệp quan
trọng của nền kinh tế với định hướng xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu thị trường
trong nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
công nghệ thông tin sẽ cùng với các thành phần kinh tế khác góp phần phát triển
đất nước ta. Để đạt được mục tiêu đó Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp
luật: Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về
quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; thông tư
số 01/2011/TT-BTTTT ngày 04/01/2011 về Công bố Danh mục tiêu chuẩn kỹ
thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước; thông tư số 02/2011/TTBTTTT ngày 04/01/2011 về Quy định nội dung giải quyết sự cố trong quá trình
thực hiện đầu tư, bảo hành, vận hành các dự án ứng dụng CNTT sử dụng nguồn
vốn ngân sách nhà nước; thông tư số 06/2011/TT-BTTTT ngày 28 tháng 02 năm
2011 Quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng CNTT; thông tư liên tịch
số 07/2011/TTLT-BTNMT-BNV ngày 30/01/2011 Hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn,cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Công nghệ thông tin trực
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; thông tư số 01/2011/TT-NHNN ngày 21
tháng 02 năm 2011về Quy định việc đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ
thông tin trong hoạt động ngân hàng; Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31
tháng 10 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông : Quy định về chứng nhận
hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành CNTT và
truyền thông; Thông tư số 32/2011/TT-BTTTT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ
Thông tin và Truyền thông : Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên
ngành CNTT và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy;
Thông tư số 18/2012/TT-BLĐTBXH ngày 8 tháng 8 năm 2012 của Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội : Ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độ trung cấp
nghề, trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Cơ điện nông thôn; Cơ điện tử; Điện tử
công nghiệp; CNTT (Ứng dụng phần mềm); Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính;
Thiết kế đồ họa; Thương mại điện tử; Kỹ thuật xây dựng; Cấp, thoát nước; Gia
công và thiết kế sản phẩm mộc; Thông tư số 06/2013/TT-BTTTT ngày 01 tháng 05
năm 2013của Bộ Thông tin và Truyền thông : Quy định chế độ báo cáo định kỳ về
tình hình ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước vv…

17

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

KẾT LUẬN
Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về "Phát triển CNTT ở
Việt Nam trong những năm 90" đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử
phát triển CNTT của nước ta.
Đến năm 2000, nhận thức của toàn xã hội về vai trò và ý nghĩa quan trọng của
CNTT đã được nâng lên một bước nhưng vẫn còn rất hạn chế.Nguồn nhân lực về
CNTT tại Việt Nam tăng lên đáng kể nhưng chất lượng đào tạo, trình độ chuyên
môn chưa thể đáp ứng được yêu cầu thực tế của xã hội. Hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT
phát triển nhanh theo hướng hiện đại hoá nhưng chưa đáp ứng được các yêu cầu về
tốc độ, chất lượng và giá cước cho ứng dụng và phát triển CNTT... Vì vậy, đánh
giá chung về tình hình phát triển CNTT của Việt Nam đến năm 2000 vẫn còn ở
tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước
trên thế giới và trong khu vực. Trước tình hình phát triển CNTT ở nước ta như
vậy,Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh
ứng dụng và phát triển.
CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây có thể
coi là một trong những văn bản quan trọng nhất đã khẳng định rõ các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT tại Việt Nam. Chỉ thị số 58CT/TW ban hành được coi là bước phát triển mới trong tư duy lý luận và sự lãnh
đạo của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW, việc ứng dụng và phát triển CNTT ở
nước ta đã có những tiến bộ rõ rệt, đóng góp bước đầu cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, cải cách hành chính,... Thông qua hàng loạt các chương trình, kế
hoạch, đề án, dự án ứng dụng và phát triển CNTT. Đến năm 2010, nhận thức về

tầm quan trọng của CNTT được nâng cao trong xã hội. Hệ thống tổ chức quản lý
nhà nước về CNTT đã từng bước được kiện toàn. Môi trường pháp lý tương đối
hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng và phát triển CNTT. Cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và truyền thông đã đạt trình độ hiện đại về công nghệ, đáp ứng tốt
nhu cầu cơ bản của xã hội. Ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN trong
công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng như trong công tác chuyên môn đã từng
bước đổi mới. Ứng dụng CNTT trong xã hội, người dân và doanh nghiệp đã có
những chuyển biến tích cực. Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT phát triển
18

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

nhanh cả về quy mô và hình thức đào tạo. Công nghiệp CNTT-TT đã thực sự trở
thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của nền kinh tế quốc dân. Mặc dù đã
đạt nhiều thành tựu quan trọng song kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được một
số mục tiêu và chỉ tiêu cơ bản đề ra trong Chỉ thị 58-CT/TW đó là CNTT vẫn chưa
trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế -xã
hội ở nước ta.CNTT của Việt Nam vẫn còn tụt hậu khá xa so với các nước tiên tiến
trong khu vực, chưa đạt mục tiêu “CNTT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu
vực”. Việc ứng dụng CNTT chưa có tác dụng đổi mới hẳn lề lối làm việc, chưa tạo
được thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân. Thị trường công nghiệp
CNTT còn nhỏ. Năng lực quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chưa theo kịp tình
hình phát triển.Đầu tư cho ứng dụng CNTT còn ít, chia các khoản đầu tư nhỏ. Các
hệ thống còn bị cô lập, thiếu tính tương hợp, không thành hệ thống thống nhất, trao
đổi thông tin còn rất kém, không có chìa khóa nào để chuẩn hóa,...Tóm lại, trong
các giai đoạn đã trình bày ở trên, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
luôn luôn xác định CNTT phải trở thành động lực quan trọng góp phần thực hiện

thắng lợi mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010. Việc
nhìn nhận, tổng kết, đánh giá lại việc thực hiện Chỉ thị số 58 -CT/TW là rất quan
trọng để định hướng ngành CNTT-TT tiếp tục phát triển trong giai đoạn tới, góp
phần tích cực vào việc thực hiện thành công chiến lược đưa đất nước cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

19

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

B. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CNTT VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
Các chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước về CNTT trong
10 năm tới được thể hiện khá rõ nét trong các văn bản mới được ban hành gần đây,
tiêu biểu là Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/08/2010 phê duyệt Chương trình
quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN giai đoạn 2011-2015 và
Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam trở
thành nước mạnh về CNTT và truyền thông” (sau đây gọi tắt là Đề án nước mạnh).
Các văn bản đã nêu rất rõ mục tiêu và quan điểm chỉ đạo,các nhiệm vụ và các giải
pháp phát triển CNTT tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến
năm 2020.
I. Hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT
1. Công nghiệp công nghệ thông tin
Tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin năm 2013 đạt gần 39,500
triệu USD tăng 55,3% so với năm 2012. Sự tăng trưởng cao này tiếp tục do sự duy
trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng của lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử với
doanh thu của ngành công nghiệp công nghệ thông tin.

Công nghiệp phần mềm và nội dung số cũng tăng trưởng nhưng tốc độ khiêm
tốn tương ứng là 12,7% và 13,9% so với 2012.
Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp công nghệ thông tin có sự tăng trưởng
vượt bậc từ năm 2012 so với năm 2013 phần lớn là do doanh thu phần cứng mang
lại.

20

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam
Biểu đồ 1:Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp công nghệ thông tin

1.1. Công nghiệp phần cứng – điện tử

Biểu đồ 2: Doanh thu phần cứng, điện tử

Năm 2013, công nghiệp phần cứng điện tử đạt doanh số khoảng 36.700 triệu
USD, tăng 59,7% so với năm 2012. Sự tăng trưởng mạnh này do doanh thu từ các
doanh nghiệp như Samsung, Canon, Intel…
Bộ TT&TT cho biết xuất khẩu sản phẩm CNTT trong năm 2013 đạt 34,76 tỷ
USD, tăng trên 51,7% so với năm 2012, trong đó xuất khẩu điện thoại chiếm gần
63%, và đặc biệt tổng kim ngạch xuất khẩu đã cao hơn nhập khẩu gần 8,4 tỷ USD.
Những con số ấn tượng này được ghi nhận nhờ vào hoạt động hiệu quả của 2 nhà
máy sản xuất điện thoại của Samsung (SEV) tại Bắc Ninh và Thái Nguyên. Năm
2013, lần thứ 2, SEV là doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, với kim
ngạch đạt 23,9 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

21


Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

1.2Công nghiệp phần mềm

Biểu đồ 3: Doanh thu công nghiệp phần mềm

Khởi đầu năm 2013 đã có đủ những tín hiệu vui cho ngành công nghiệp phần
mềm nước nhà. Thị trường thế giới đã phục hồi và tạo ra những bước đi đúng
đắn hợp lý cho công nghiệp phần mềm Việt Nam. Sự phát triển mai sau của
ngành công nghiệp này sẽ còn kỳ vĩ, khi nền kinh tế Việt Nam tái cơ cấu được
theo đúng định hướng thị trường. Có nghĩa là công nghiệp phần mềm phục vụ
cho nền kinh tế quốc dân, chứ không phải chỉ trông chờ vào giải ngân mấy đơn
đặt hàng của Chính phủ.

22

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

1.3.Nội dung số

Biểu đồ 4:Doanh thu công nghiệp nội dung số

Ngành nội dung số hóa tại viêt nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự tham

gia của tập đoàn viễn thông quân đội viettel trong lĩnh vực kinh doanh dịch
vụ truyền hình trả tiền đã tạo ra sự chuyển biến tích cực. Số lượng thuê bao
truyền hình cáp năm 2013 tăng hơn 1,1 triệu thuê bao nâng tổng doanh thu
dịch vụ truyền hình năm 2013 lên đến 276,43 triệu USD tăng 38% so với
2012. Bên cạnh đó còn rất nhiều mảng khác của ngành nội dung số đang
không ngừng phát triển.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin
2.1. Trong cơ quan Nhà nước
Theo sách trắng năm 2014 công bố:
-Tỷ lệ máy vi tính trên tổng số cán bộ công chức (%) là 86,72% ở cơ quan bộ,
ngang bộ cơ quan thuộc chính phủ và 89,7% ở tỉnh/thanh phố trực thuộc trung
ương.
- 93,31%máy tính trong cơ quan Bộ và 97,20% máy tính trong cơ quan
tỉnh/thành phố được kết nối Internet.
23

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

- 30/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 63/63 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có trang/cổng thông tin điện tử.
- 100% cơ quan nhà nước có mạng nội bộ.
- 100% cơ quan nhà nước đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin.
- Dịch vự tăng trưởng về cả số lượng và số địa phương triển khai dịch vụ công
mức độ 1,2 chiếm đa số với gần 102.000 dịch vụ. Số lượng dịch vu công mức độ 3
năm 2013 là 2366 (tăng gần gấp rưỡi so với năm 2012 là 1662 và số lượng dịch vụ
công mức độ 4 năm 2013 là 111 tăng đọt biến so với 2012
2.2. Trong doanh nghiệp

Theo số liệu sách trắng 2014:
- 99% doanh nghiệp có kết nối Internet trong đó 79% là sử dụng mạng ADSL.
- 97% doanh nghiệp đã và đang sử dụng thư viện điện tử thường xuyên trong các
tác vụ hằng ngày.
- 83% sử dụng phần mền diệt virut, 74% sủ dụng phần mền tài chính kế toán và
48% sử dụng phần mền quản lý nhân sự.
- 42% doanh nghiệp có website trong đó doanh nghiệp có website dẫn đầu vẫn là
các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, bất động sản (73%); giáo dục
đào tạo (68%); công nghệ thông tin và truyền thông (63%) và Hà Nội vẫn dẫn đầu
cả nước.
- 17% tham gia sàn giao dịch điện tử trong đó lĩnh vực bất động sản và công
nghiệp là chủ yếu chiếm lần lượt 37% và 30%.
- 46% doanh nghiệp thường xuyên sủ dụng các dịch vụ công trực tuyến với 87%
đánh giá hài long với dịch vụ.
3. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin
- Lao động ngành công nghiệp CNTT lên tới trên 441 nghìn, công ngiệp phần
cứng là trên khoảng 248 nghìn người,công nghiệp phần mềm là 89 nghìn người,
công nghiệp nội dung số là 67 nghìn người .
- Hết năm 2013 cả nước có 290 trường đại học cao đẳng và 228 trường cao
24

Nhóm 2


Chủ trương chính sách phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

đẳng nghề trung cấp nghề đào tạo viễn thông, CNTT với tổng chỉ tiêu đạt trên
80.000 sinh viên và học viên.

Biểu đồ 5: Số lượng trường ĐH, CĐ có đào tạo về CNTT


4. Hạ tầng công nghệ thông tin
Theo số liệu Sách trắng 2014 cung cấp:

Biểu đồ 6: Số thuê bao di động/100 dân

- Từ năm 2009 đến năm 2012 số thuê bao di động /100 dân có xu hướng tăng.
Nhưng đến năm 2013 do các nhà mạng thắt chặt việc sử dụng các thuê bao di
dộng, loại bỏ cái thuê bao rác nên số thuê bao di động/ 100 dân đã giảm đi đáng kể.
- Đến cuối năm 2013, cả nước đạt số thuê bao di động/100 dân là 137,93%
trong khi số thuê bao cố định/100 dân chỉ đạt 7,5%giảm dần qua các năm.

25

Nhóm 2


×