Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy các bài của chương các hợp chất vô cơ nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 9a trường THCS biên giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.45 KB, 31 trang )

Trường THCS Biên Giới

Sáng kiến kinh nghiệm

MỤC LỤC
Trang

.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

1


Trường THCS Biên Giới

Sáng kiến kinh nghiệm
DANH MỤC VIẾT TẮT

CNH

: Công nghiệp hóa

HĐH

: Hiện đại hóa

SGD

: Sở giáo dục và đào tạo


THCS

: Trung học cơ sở

SGK

: Sách giáo khoa

BGD

: Bộ giáo dục và đào tạo

ĐDDH

: Đồ dùng dạy học

BTNB

: Bàn tay nặn bột

PTHH

: Phương trình hóa học

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

2


Trường THCS Biên Giới


Sáng kiến kinh nghiệm
LỜI NGỎ


Nghị quyết TW4 khóa VII đã xác định: Phải khuyến khích tự học, phải áp
dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Nghị quyết TW2 khóa VIII tiếp tục
khẳng định: Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng
các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm
điều kiện, thời gian tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên.
Trong quá trình giảng dạy, song song với công tác giảng dạy thì việc nghiên
cứu khoa học là một công việc hết sức quan trọng. Đây là cơ hội tốt để giáo viên
có điều kiện thâm nhập vào kho tàng tri thức khoa học của nhân loại, có điều kiện
tích lũy, mở rộng tầm hiểu biết vốn là vô hạn của con người.
Nghiên cứu khoa học vừa là niềm say mê, vừa là trách nhiệm của mỗi người
đang đi trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Thế giới khách quan bao gồm những
sự vật hiện tượng vô cùng phong phú và đa dạng, là nguồn khám phá bất tận của
con người, nghiên cứu là đi sâu vào bản chất của vấn đề hay đi sâu vào một khía
cạnh cụ thể.
Đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay, coi nghiên cứu khoa học là công việc
hết sức quan trọng, là trách nhiệm của mỗi người. Vì thế đứng trên cương vị là
người trực tiếp giảng dạy tôi đã mạnh dạn đi vào “Vận dụng phương pháp bàn
tay nặn bột vào dạy các bài của chương các hợp chất vô cơ nhằm nâng cao chất
lượng cho học sinh lớp 9A trường THCS Biên Giới” .Đây là phương pháp đã
được áp dụng tại một số nước trên thế giới và đạt hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên ở
Việt Nam nói chung phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi cũng như tỉnh
Tây Ninh nói riêng, giáo viên chưa được tập huấn vì vậy rất mong
nhận được sự đóng góp chân thành của Anh(Chị) đồng nghiệp cũng như các cấp

ngành để đề tài hoàn thành tốt hơn.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

3


Trường THCS Biên Giới

Sáng kiến kinh nghiệm

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày 09/12/2000 Kì họp Quốc Hội khóa X đã thông qua việc thực hiện đổi
mới phương pháp chương trình giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40/2000/QH
X trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học với yêu cầu: “ phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” đồng thời nâng cao năng
lực tự học, tự bồi dưỡng, khả năng thích ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Một
trong những yếu tố then chốt trong cải cách giáo dục của các quốc gia trên thế giới
hiện nay là sự phát triển mang tính chuyên nghiệp của đội ngũ giáo viên. Giáo
viên không chỉ là một trong những biến số cần được thay đổi để phát triển hoàn
thiện nền giáo dục mà còn là tác nhân thay đổi quan trọng nhất trong công cuộc cải
cách giáo dục của đất nước. Bên cạnh đó một đội ngũ không thể thiếu để thực hiện
công tác đổi mới phương pháp dạy – học đó là học sinh, học sinh là người chủ
động , sáng tạo để tìm, phát hiện, khám phá ra những thông tin mới thông qua sự
hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy thách thức lớn nhất đặt ra cho mỗi nhà trường
hiện nay là làm thế nào để dạy cho học sinh sự chủ động và sáng tạo trong việc
tiếp cận tri thức, có kĩ năng vận dụng tri thức vào cuộc sống, giải quyết những vấn

đề nảy sinh. Giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh mà
cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức để đảm bảo cho việc tự
học suốt đời.
Nghị quyết Đại Hội VIII của Đảng đề ra: Từ nay đến năm 2020 đưa nước ta
cơ bản thành một nước công nghiệp hiện đại. Mục tiêu CNH, HĐH là xây dựng
nước ta thành nước có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí,
quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng văn minh... Nhân tố quyết định thắng lợi của CNH, HĐH
và hội nhập quốc tế là con người. Nguồn lực con người phát triển về cả số lượng
lẫn chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Một xã hội mà tri thức
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

4


Trường THCS Biên Giới
Sáng kiến kinh nghiệm
trở thành yếu tố hàng đầu và là tài nguyên có giá trị nhất vì vậy giáo dục và đào
tạo đã trở thành nhân tố phát triển xã hội cho sự phát triển nhanh chóng và bền
vững của mỗi quốc gia, thực tiễn này làm cho nhiệm vụ giáo dục của mỗi nhà
trường phải điều chỉnh kéo theo những thay đổi tất yếu của nội dung mà còn phải
thay đổi cả phương pháp dạy học. Các môn học nói chung và môn Hóa học nói
riêng cần rèn cho học sinh tính năng động, sáng tạo bằng cách dạy học phát huy
tính tích cực chủ động trong việc tiếp nhận tri thức mới thông qua việc hình thành
cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo là một
mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức đang dần dần
chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới. “ Bàn tay nặn bột” là một phương pháp
dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên khi
mà học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học,

hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học qua đó bước đầu tạo cho học sinh sự
linh hoạt, hứng thú học tập, các em có sự thích ứng trong cuộc sống.
Để có lớp người như vậy, giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò then chốt mà
đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà
trường hay nói cách khác chất lượng giáo dục trong nhà trường là thước đo đánh
giá mức độ hoàn thành kế hoạch của mỗi nhà trường, vì vậy bản thân mỗi giáo
viên cần nỗ lực hơn nữa “Là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” để tìm ra
nhiều phương pháp mới, nghiên cứu mới cho học sinh noi theo.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và nhu cầu thực tiễn nêu trên qua quá trình trực
tiếp giảng dạy với mong muốn mở rộng hiểu biết, đem đến nguồn tri thức cho
người học một cách chủ động, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng bộ môn tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy
các bài của chương các hợp chất vô cơ nhằm nâng cao chất lượng bộ môn cho
học sinh lớp 9A trường THCS Biên Giới”.
Mục tiêu của phương pháp là tạo nên tính tò mò, phát huy sự tìm tòi, suy
nghĩ tích cực, khắc sâu kiến thức, đồng thời phương pháp bàn tay nặn bột còn chú
ý đến việc rèn kỹ năng thông qua ngôn ngữ nói, viết nhằm tạo ra hứng thú học tập,
nâng cao chất lượng bộ môn cho học sinh như đã nói ở trên.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

5


Trường THCS Biên Giới
2. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu:

Sáng kiến kinh nghiệm

- Học sinh lớp 9A trường THCS Biên Giới.

- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin đưa ra biện
pháp thực hiện kết hợp với việc giám sát, đánh giá kết quả, rút ra kinh nghiệm
cho bản thân.
• Đọc tài liệu: Tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài.
• Điều tra: Thông qua thái độ học tập, chất lượng học tập bộ môn qua
từng giai đoạn.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Lớp 9A trường THCS Biên Giới.
- Về thời gian: Từ ngày 23/8/2014 đến giữa HK II.
4. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
Vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy các bài ở chương các
hợp chất vô cơ nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
5. Hiệu quả áp dụng:
Học sinh tự rút ra được kiến thức mới qua các thí nghiệm hoặc tự nghiên
cứu thông tin hoặc qua quan sát một số hiện tượng, qua đó giải thích được một số
hiện tượng trong tự nhiên, khắc sâu kiến thức từ đó chất lượng bộ môn được nâng
lên.
6. Phạm vi áp dụng:
Có thể áp dụng được ở các bộ môn cho tất cả các trường trong huyện, tỉnh.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

6


Trường THCS Biên Giới

Sáng kiến kinh nghiệm

B. NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận:
1.1. Dựa trên cơ sở thực hiện tinh thần một số công văn chỉ đạo của
ngành:
- Nghị quyết số 04/2000/NQ - QH của Quốc Hôi ngày 09/12/2000 về việc
thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục.
- Quyết định số 3859/QĐ- BGD & ĐT ngày 28/7/2006 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Công văn 1687/SGD về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học :
2014-1015 “ Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”.
1.2. Dựa trên một số quan niệm về bộ môn:
a. Mục tiêu của phương pháp bàn tay nặn bột:
Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh.
Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp bàn tay nặn bột còn
chú ý nhiều đến việc rèn kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học
sinh.
b. Cơ sở khoa học của phương pháp bàn tay nặn bột:
- Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi - nghiên cứu: Là một phương pháp dạy
và học xuất phát từ sự hiểu biết về cách thức học tập của học sinh cũng như kỹ
năng mà học sinh cần nắm vững. Phương pháp này cũng dựa trên sự tin tưởng
rằng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng học sinh thực sự hiểu được những gì
được học không phải là một quá trình học tập hời hợt với động cơ học tập hài lòng
mà dạy học khoa học dựa trên sự tìm tòi nghiên cứu với động cơ học tập được xuất
phát từ sự hài lòng của học sinh sau khi đã học và hiểu được gì đó, không quan
tâm đến lượng thông tin được ghi nhớ trong một thời gian ngắn ngược lại những ý
tưởng hay khái niệm dẫn đến sự hiểu biết ngày càng sâu hơn cùng với sự lớn lên
của học sinh.
- Bản chất của phương pháp bàn tay nặn bột là một vấn đề cốt lõi, quan
trọng. Học sinh tiếp cận vấn đề đặt ra qua tình huống, nêu giả thuyết, các nhận
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo


7


Trường THCS Biên Giới
Sáng kiến kinh nghiệm
định ban đầu của mình, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu, đối chiếu các
nhận định, đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với các nhóm khác. Tuy
nhiên học sinh cũng có thể không cần tiến hành thí nghiệm mà học sinh có thể
quan sát trên mẫu vật, hình ảnh để rút ra kiến thức, nếu không phù hợp phải quay
lại điểm xuất phát. Trong quá trình này học sinh luôn phải động não, hoạt động
tích cực. Con đường tìm ra kiến thức của học sinh cũng đi lại gần giống quá trình
tìm ra kiến thức mới của các nhà khoa học.
c. Mối quan hệ giữa phương pháp bàn tay nặn bột với phương pháp dạy
học khác.
- Ngày nay chúng ta thấy xuất hiện khá nhiều phương pháp và hình thức dạy
học mới: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án, dạy học theo
góc... với nhiều kỹ thuật tổ chức cho học sinh hoạt động. Trong quá trình dạy học,
học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng
hoạt động học tập của học sinh theo một chiến lược hợp lý sao cho học sinh tự chủ
chiếm lĩnh tri thức.
- Giáo viên, học sinh và tư liệu dạy học:
Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự
trao đổi, tranh luận với nhau và sự tranh luận với giáo viên. Hành động học của
học sinh với tư liệu hoạt động dạy học là sự thích ứng của học sinh với tình huống
học tập, đồng thời là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Sự trao đổi, tranh
luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên nhằm tranh thủ sự hỗ
trợ xã hội từ phía giáo viên và tập thể học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao
đổi định hướng trực tiếp với học sinh. Giáo viên là người tổ chức, cung cấp tư liệu
nhằm tạo tình huống cho hoạt động học tập của học sinh, giáo viên có vai trò tổ

chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh với tư liệu, sự trao đổi, tranh
luận của học sinh với nhau.
Theo quan điểm hiện đại thì dạy học là dạy giải quyết vấn đề. Trong quá
trình dạy học , giáo viên tổ chức hành động chiếm lĩnh tri thức của học sinh phỏng
theo tiến trình của chu trình sáng tạo khoa học.Ta có thể hình dung diễn biến của
hoạt động dạy học như sau:
+ Giáo viên tổ chức tình huống, nảy sinh vấn đề cần giải quyết, cần tìm tòi.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo
8


Trường THCS Biên Giới
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Học sinh tự chủ tìm tòi giải quết vấn đề đặt ra với sự theo dõi, định
hướng, giúp đỡ của giáo viên.
+ Giáo viên chỉ đạo sự tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, kiểm tra
kết quả học tập.
Điểm tương đồng của phương pháp bàn tay nặn bột so với các phương pháp
dạy học tích cực khác là ở chỗ đều nhằm tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực,
tự lực giải quyết vấn đề tuy nhiên điểm khác biệt của phương pháp BTNB so với
các phương pháp khác là ở chổ các tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề là
những sự vật hay hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm
nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó. Đặc biệt còn chú trọng giúp học
sinh bộc lộ quan niệm ban đầu để tạo ra các mâu thuẫn nhận thức làm cơ sở đề
xuất các câu hỏi giả thuyết, các phương án thí nghiệm nếu được tiến hành thì đó là
các thí nghiệm do chính các em đề xuất với các thí nghiệm đơn giản, dễ tìm, dễ
thực hiện. Thông qua các hoạt động như vậy phương pháp BTNB nhằm chiếm lĩnh
dần các khái niệm khoa học, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết, nói.
d. Cơ sở sư phạm của tiến trình dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột:
Phương pháp bàn tay nặn bột đề xuất một tiến trình sư phạm ưu tiên xây

dựng những tri thức bằng khai thác, thực nghiệm và thảo luận. Đó là sự thực hành
khoa học bằng hành động, hỏi đáp, tìm tòi, thực nghiệm, xây dựng tập thể chứ
không phải phát biểu lại các kiến thức có sẵn xuất phát từ sự ghi nhớ thuần túy.
Học sinh tự mình thực hiện các thí nghiệm, các suy nghĩ và thảo luận để hiểu được
các kiến thức cho chính mình.
Học sinh học tập nhờ hành động, cuốn hút mình trong hành động. Học sinh
học tập tiến bộ dần bằng cách tự nghi vấn. Học sinh học tập bằng hỏi đáp với các
học sinh cùng lớp bằng cách trình bày quan điểm cá nhân của mình, đối lập với
quan điểm của bạn và về các kết quả thực nghiệm để kiểm tra sự đúng đắn và tính
hiệu lực của nó.
Giáo viên, tùy theo tình hình, từ một câu hỏi của học sinh có thể đề xuất
những tình huống cho phép tìm tòi một cách có lí lẽ. Giáo viên hướng dẫn học
sinh chứ không làm thay. Giáo viên giúp đỡ học sinh làm sáng tỏ và thảo luận
quan điểm của mình, đồng thời chú ý tuân thủ việc nắm bắt ngôn ngữ, giáo viên
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

9


Trường THCS Biên Giới
Sáng kiến kinh nghiệm
cho học sinh phát biểu những kết luận có ý nghĩa từ các kết quả thu được, đối
chiếu chúng với các kiến thức khoa học.
e. Không khí làm việc trong lớp học:
Phương pháp BTNB khuyến khích học sinh xây dựng kiến thức thông qua
làm việc chung, tiến hành thí nghiệm, chia sẽ ý tưởng, khác với một số phương
pháp dạy học, giáo viên luôn bận tâm học sinh phải đưa ra câu trả lời đúng.
Để có một bầu không khí học tập sôi nổi trong lớp, giáo viên cần xây dựng
không khí làm việc và mối quan hệ giữa các học sinh dựa trên sự tôn trọng lẫn
nhau và đối xử công bằng giữa các học sinh trong lớp. Tránh tuyệt đối luôn khen

ngợi quá mức một vài học sinh nào đó hoặc để học sinh khá, giỏi trong lớp luôn
làm thay công việc của cả nhóm, tạo cơ hội làm việc cho các học sinh khác. Giáo
viên cần chú ý bao quát lớp, khuyến khích các học sinh có ý tưởng tốt nhưng còn
rụt rè không giám trình bày.
Không khí làm việc tốt là giáo viên tạo được sự thoải mái cho tất cả các học
sinh và việc học không trở nên là một điều gì đó căng thẳng, các học sinh tham gia
và yêu thích hoạt động.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Về học sinh:
Qua quan sát theo dõi tình hình học tập bộ môn, qua kháo sát chất lượng
giữa học kỳ và kết quả các tiết kiểm tra ở khối 9 trường THCS Biên Giới tôi nhận
thấy:
* Ưu điểm:
+ Đa số học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong học tập bộ
môn, có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp
+ Các em nắm vững kiến thức lý thuyết thông qua đó giải thích được một số
hiện tượng hoặc vận dụng lý thuyết để giải bài tập
+ Học sinh rất tích cực trong các hoạt động thực nghiệm, thảo luận nhóm,
trao đổi ý kiến với các bạn cùng lớp.
+ Có nhiều em đưa ra những câu hỏi, giải thích hiện tượng liên quan đến
cuộc sống hàng ngày của chúng ta rất hay.
+ Một số học sinh có khả năng diễn đạt, trình bày lưu loát, logic.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

10


Trường THCS Biên Giới
* Tồn tại:


Sáng kiến kinh nghiệm

Bên cạnh học sinh tích cực học tập thì còn rất nhiều học sinh:
+ Thái độ và ý thức học tập chưa cao do ý thức chủ quan.
+ Học sinh chưa đầu tư nhiều trong việc học lý thuyết.
+ Một bộ phận học sinh trung bình, yếu thường chưa nắm vững hoặc quên
đi kiến thức lý thuyết cơ bản do các em chưa có kỹ năng tự tìm tòi, tự mình khám
phá tri thức thông qua các phương pháp dạy học mới mà giáo viên áp dụng, từ đó
chất lượng bộ môn còn thấp.
+ Đa số các em chưa chủ động trong việc tự mình tiếp cận tri thức mới,
chưa tích cực nghiên cứu, chủ yếu trong chờ vào quá trình truyền đạt từ giáo viên.
+ Đây là môn học các em mới được làm quen ở lớp 8 chỉ với những kiến
thức cơ bản là tìm hiểu khái niệm nhưng ở lớp 9 các em đi tìm hiểu chuyên sâu
hơn, với lượng kiến thức nhiều vì vậy đa số các em hầu như không nhớ kiến thức
lý thuyết để vận dụng từ đó các em rụt rè không giám đưa ra ý kiến tranh luận với
các bạn, chất lượng bộ môn vì thế cũng chưa được nâng lên.
+ Đa số các em chưa tự mình hình dung ra những nội dung gì trong bài học
(chưa có sự chuẩn bị tốt ở nhà), chưa được đưa ra các ý kiến đề xuất ban đầu, chủ
yếu các nội dung mà các em biết được qua sự dẫn dắt, chuyển ý của giáo viên khi
vào từng mục của bài học.
2.1. Về giáo viên
- Việc đổi mới phương pháp dạy học đôi khi còn lúng túng về kỹ thuật thực
hiện trong việc đổi mới phương pháp.
- Thực hiện đổi mới phương pháp nhiều năm liền cùng với việc áp dụng rất
nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học. Tuy nhiên bản thân giáo viên nhận thấy
chưa phát huy hết năng lực tự học, khả năng sáng tạo ở các em.
- Trong việc đổi mới phương pháp, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là
người hướng dẫn tuy nhiên giáo viên chủ yếu là người thay thế các em diễn đạt
thành lời, học sinh chưa thật sự được rèn luyện kỹ năng diễn đạt.
- Một bộ phận giáo viên chưa thật sự chú tâm trong việc đổi mới phương

pháp, năng lực giảng dạy còn yếu kém vì thế mà chưa chuẩn bị đầy đủ ĐDDH,
hình ảnh tư liệu từ mạng Internet, nhất là các ĐDDH tự làm hoặc ĐDDH liên môn
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

11


Trường THCS Biên Giới
Sáng kiến kinh nghiệm
để phục vụ cho công tác giảng dạy, cũng chính từ đó các em chưa pát huy hết năng
lực tự học, chưa bộc lộ hết quan điểm của các em.
2.3. Về phía gia đình học sinh:
Do điều kiện kinh tế đa số các gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên các bậc
phụ huynh chưa quan tâm sâu sát, chưa đôn đốc nhắc nhở các em trong học tập vì
thế mà tinh thần tự học của các em chưa cao, chưa có tính tự giác.
2.4. Sự cần thiết của đề tài:
Từ những cơ sở lý luận và thực tiển trên cho thấy để học sinh học tập tốt
môn Hóa học, nâng cao chất lượng dạy và học cần thiết phải tổ chức cho các em tự
chiếm lĩnh nguồn tri thức mới, phải có tinh thần tự học thông qua việc tự mình
nghiên cứu thông tin, nêu ra được các vấn đề cần nghiên cứu, tự làm được các thí
nghiệm đồng thời các em tranh luận, chất vấn nhau hoặc với giáo viên sau đó tự
trình bày nội dung mà mình thu thập được.
Điều này ta có thể bắt gặp được ở các phương pháp dạy học khác tuy nhiên
điểm tương đồng của phương pháp bàn tay nặn bột so với các phương pháp dạy
học tích cực khác là ở chổ đều nhằm tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tự
lực giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, điểm khác biệt của phương pháp BTNB so với
các phương pháp khác là ở chổ các tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề là
những sự vật hay hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm
nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó. Đặc biệt còn chú trọng giúp học
sinh bộc lộ quan niệm ban đầu để tạo ra các mâu thuẫn nhận thức làm cơ sở đề

xuất các câu hỏi giả thuyết, các phương án thí nghiệm nếu được tiến hành thì đó là
các thí nghiệm do chính các em đề xuất với các thí nghiệm đơn giản, dễ tìm, dễ
thực hiện, chính điểm khác biệt của phương pháp BTNB cũng là sự cần thiết mà
đề tài đưa ra nghiên cứu.
3. Nội dung vấn đề:
Các giải pháp trong quá trình sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột như sau:
+ Điểm khác biệt của phương pháp bàn tay nặn bột là ở chổ các tình huống
xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề là những sự vật hay hiện tượng của thế giới thực
tại do đó giáo viên là người tổ chức để các em tự đưa ra tình huống xuất phát hoặc
do chính các em tự điều khiển nhau để đưa ra tình huống xuất phát, nêu vấn đề,
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

12


Trường THCS Biên Giới
Sáng kiến kinh nghiệm
thông qua đó các em tự đề xuất các thí nghiệm, hướng khắc phục, giải thích hiện
tượng liên quan đến cuộc sống.
+ Ví dụ: Trong hoạt động 3 của bài “Một số Oxit quan trọng”, Học sinh tự
mình đưa ra các tình huống, thông qua đó các em tự tay tiến hành thí nghiệm đơn
giản của bột vôi với nước, bột vôi với dung dịch Axit từ đó giải thích hiện tượng
trong cuộc sống, thông qua một số hiện tượng trong cuộc sống các em tự lĩnh hội
tri thức mới.
Tuần: 2
Tiết : 3
Bài 2
MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hs biết được:

- Tính chất , ứng dụng, điều chế canxi oxit.
2. Kỹ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của canxi oxit.
- Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của canxi oxit.
- Tính thành phần % về khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai chất.
3. Thái độ:
- Hs thấy được lợi ích của bộ môn và yêu thích môn học.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Tính chất hóa học của canxi oxit, phản ứng điều chế canxi oxit.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Hoá chất: CaO, H2O, HCl.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, muỗng thuỷ tinh, ống hút, kẹp gỗ.
- Tranh sơ đồ lò nung vôi công nghiệp, thủ công.
2. Học sinh: Kiến thức về Oxit, phản ứng phân hủy.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

13


Trường THCS Biên Giới
2. Kiểm tra miệng

Sáng kiến kinh nghiệm

3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 3: Tìm hiểu hoá tính của CaO A. CANXI OXIT (CaO)

(10p)

I. CANXIOXIT CÓ NHỮNG

GV cho học sinh các nhóm tự nêu vấn đề TÍNH CHẤT GÌ ?
xuất phát dưới sự điều khiển của một học
sinh trong lớp được chọn bất kỳ.

1. Tính chất vật lí:
- Canxi oxit là chất rắn, màu

Học sinh này có nhiệm vụ ghi lại các câu trắng, nóng chảy ở 2.5850C.
hỏi nêu vấn đề của các bạn bằng sơ đồ trên
bảng, sau đó nhờ giáo viên tiếp tục điều
khiển tiết học..

2. Tính chất hóa học:

- Vì sao vôi sống để lâu ngày trong không
khí bị chết (cứng) ?

a. Tác dụng với nước (phản

- Vì sao trước khi nuôi tôm,cá lại phải bón ứng tôi vôi)
vôi?

Phương trình hoá học:

- Ổ những nơi đất bị nhiễm phèn em CaO + H2O → Ca(OH)2
thường thấy người ta rải vôi?


Canxi hiđroxit

- Nước vôi để lâu ngày sẽ có lớp màng Ca(OH)2 tan ít trong nước. Phần
mỏng, cứng trên mặt nước ?

tan tạo thành dung dịch bazơ (gọi

- Vôi chết là chết luôn hay do biến đổi chất? là nước vôi trong).
Có thể thực hiện các thí nghiệm nào để
chứng minh tính chất CaO?

b. Tác dụng với Axit
Phương trình hoá học:

HS: Để giải thích được những đề xuất đưa ra CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
ta sẽ thực hiện thí nghiệm gì ?
GV: Vậy theo các em để có dung dịch nước

Canxi clorua
c. Tác dụng với oxit axit

vôi ta cần làm gì? Làm bằng cách nào? Sử Phương trình hoá học:
dụng dụng cụ gì cho thí nghiệm?

CaO + CO2 → CaCO3

HS: Hòa tan bột vôi vào trong nước bằng
cách dùng chén sứ ( cốc thủy tinh) đựng bột
vôi, dùng muỗng sắt lấy bột vôi, dùng ống

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

Kết luận:
Canxi oxit là oxit bazơ
14


Trường THCS Biên Giới
nhỏ giọt nhỏ nước vào cốc hoặc chén sứ đựng

Sáng kiến kinh nghiệm

bột vôi.
- Để biết được vì sao nước bị nhiễm phèn ta
thường bón vôi ta thực hiện thí nghiệm cho
dung dịch Axit vào bột vôi.
HS: Nêu cách thực hiện các thí nghiệm,
Các nhóm thực hiện hai thí nghiệm: đại diện
nhóm đề xuất dụng cụ, hóa chất
HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm.
TN1: Cho CaO tác dụng với H2O.
TN2: Cho CaO tác dụng với HCl.
- Khi cho nước vào bột vôi ta thấy có hiện
tượng gì?
HS: Bột vôi tan chảy trong nước (tan chảy ít).
- Ta rút ra được gì về có tính chất hóa học
của CanxiOxit?
HS: Tác dụng với nước
- Giải thích vì sao dung dịch nước vôi để lâu
ngày trong không khí lại có lớp màng ?

HS: Giải thích theo sự hiểu biết của mình
GV tổng kết, bổ sung .
- Để dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột cần chú trọng nhiều đến hoạt động
thảo luận, hoạt động tìm tòi, nghiên cứu. trong quá trình thảo luận để rèn cho các
em ý thức học tập tích cực, tự giác, rèn kỹ năng tự trình bày nội dung kiến thức
mình lĩnh hội được thì không nhất thiết phải phân công nhóm trưởng hoặc thư ký
tạo cho các em cảm thấy tất cả các thành viên trong nhóm là ngang bằng nhau về
trình độ, nhận thức, không có tư tưởng thủ lĩnh đồng thời như thế các em còn lại sẽ
không ỷ lại vào nhóm trưởng, thư ký trình bày quan điểm thay cho mình mà tự bản
thân các em phải nghiên cứu, trao đổi, trình bày nội dung vừa lĩnh hội được thông
qua sự diễn đạt của chính các em, luân phiên nhau đưa ra ý kiến tranh luận theo
nhiều cách : có thể là trả lời theo thứ tự 2,4,6 hoặc 1,3,5 hoặc đối mặt, hoặc vị trí
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

15


Trường THCS Biên Giới
Sáng kiến kinh nghiệm
bên phải, bên trái…cứ thế các em sẽ không bao giờ trốn tránh trách nhiệm của
mình trong tiết học được, đồng thời tạo cho các em sự tự tin, khả năng diễn đạt,
khả năng ứng xử trước đám đông.
Ví Dụ :
Bài 3
Tuần: 3
Tiết: 5.
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT

I.


MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Tính chất hóa học của axit : Tác dụng với quì tím, với bazơ, oxit bazơ và
kim loại.
- Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H 2SO4 loãng và H2SO4 đặc
(tác dụng với kim loại, tính háo nước). Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công
nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit nói
chung.
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit HCl, H 2SO4 trong phản
ứng.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn và có ý thức cẩn thận khi làm thí
nghiệm.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Tính chất hóa học của axit.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo Viên:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

16


Trường THCS Biên Giới
Sáng kiến kinh nghiệm
- Hoá chất: Dung dịch HCl, quỳ tím, dung dịch H 2SO4, Zn, Cu(OH)2,
NaOH, Fe2O3.
- Dụng cụ: Đế sứ, ống hút, muỗng thuỷ tinh, kẹp sắt.

2. Học sinh : Kiến thức về axit, xem và soạn bài ở nhà
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
2. Kiểm tra miệng:
1. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
* Hoạt động 1: Vào bài (5P)

NỘI DUNG BÀI HỌC

Giáo viên đưa ra tình huống: Các em
biết được những thông tin gì về Axit?
HS: Tham gia thảo luận trong nhóm trả
lời.
HS các nhóm lần lượt đưa ra các thông
tin về axit, các nhóm bổ sung.
? Khái niệm axit.
? Tên gọi axit
? Tính chất hóa học .
? Ứng dụng
? Phân loại
Thông qua các ý kiến đề xuất, giáo viên
giới thiệu nội dung bài

I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

* Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa 1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị
học của axit

(25P)


GV giao cho các nhóm một số hóa Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím
chất ở thí nghiệm 1,2,3,4,5 (không thành đỏ.
giao dụng cụ)
HS các nhóm thảo luận tìm ra thí
nghiệm axit lần lượt phản ứng với 2. Axit tác dụng với kim loại
các chất, đề xuất các dụng cụ cần
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

17


Trường THCS Biên Giới
thiết cho thí nghiệm.

Sáng kiến kinh nghiệm

HS các nhóm sẽ luân phiên nhau trả PTHH:
lời kết quả, đưa ra ý kiến nhận xét,

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

tranh luận, mỗi học sinh trả lời, hoặc

Kẽm sunfat

nhận xét một lần theo thứ tự số chẳn,

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2


nếu hết sẽ đến số lẽ hoặc các em tự
mời nhau tranh luận,

Magiê clorua
Kết luận:

GV nhận xét, tổng kết yêu cầu các
nhóm làm thí nghiệm.

Dd Axit + nhiều kim loại→ Muối +
H2.

HS : Các nhóm tiến hành thí nghiệm
và báo cáo hiện tượng thí nghiệm.
Rút ra kết luận qua thí nghiệm.

3. Aitx tác dụng với bazơ: (Phản ứng

Mỗi cá nhân đều ghi lại tính chất, sau trung hoà)
đó cùng nhau thống nhất trong nhóm
về tính chất hóa học của axit.

PTHH:

Đại diện mỗi cá nhân trong nhóm

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

trình bày một tính chất hóa học của


NaOH + HCl → NaCl + H2O

Axit, Viết phương trình hóa học cho
mỗi tính chất, mỗi nhiệm vụ là một
học sinh.

Kết luận:

Axit + Bazơ →Muối +

Bài tập: Trình bày phương pháp hoá nước.
học để phân biệt các dung dịch: NaCl, 4. Axit tác dụng với Oxit bazơ:
NaOH, HCl.

PTHH :

?.. Gọi 1 Hs trình bày phương pháp

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

nhận biết.
- Rút ra kết luận chung.

Kết luận: Axit + Oxit bazơ →Muối +

GV lưu ý: Một số kim loại không phản nước.
ứng với dung dịch axit: Cu, Ag, Hg, Au
và HNO3, H2SO4 đặc, nóng tác dụng với
nhiều kim loại nhưng không giải phóng
khí H2.

? Vì sao những đồ vật bằng kim loại khi
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

18


Trường THCS Biên Giới
để ngoài sương hoặc trời mưa lại bị gỉ

Sáng kiến kinh nghiệm

sét ?
HS: trả lới cá nhân, do axit tác dụng với
kim loại.
GV yêu cầu học sinh viết PTHH của
Al, Fe tác dụng dung dịch HCl.
HS: Lên bảng viết PTHH
GV nhận xét, bổ sung, sửa sai(nếu có).
GV cho học sinh giải thích vì sao lại
có mưa axit ? tác hại của mưa axit?
cách khắc phục?
GV cho học sinh tranh luận tìm ra
câu trả lời, ưu tiên cho những học
sinh trung bình, yếu có thể trả lời,
sau đó đến học sinh khá, giỏi.
Các nhóm cùng tranh luận, đưa ra
nhận xét của từng cá nhân.
GV nhận xét, tổng kết.
- Ngoài ra trong một tiết học để học sinh bộc lộ được quan điểm, điểm xuất
phát, khả năng diễn đạt của mình, giáo viên có thể dùng những hình ảnh, nên chọn

những hình ảnh sinh động, gần gũi với các em, màu sắc đẹp, rõ nét có liên quan
đến nội dung bài học như dự đoán nội dung bài, giáo dục ý thức, rèn kỹ năng có
thế sẽ giúp học sinh nắm bắt nội dung bài học gồm có bao nhiêu nội dung kiến
thức, tự các em có thể trình bày nội dung bằng sơ đồ tư duy.
Ví Dụ: Trước khi dạy bài “ Một số muối quan trọng” giáo viên giới thiệu
hình ảnh cho học sinh quan sát qua đó các em tự suy nghĩ để đề xuất vấn đề đặt ra
- ? Phục vụ nhu cầu du lịch.
- ? Sử dụng dùng làm gia vị.
- ? Một số loại thức ăn có sử dụng muối.
- ? Dùng sản xuất xà phòng.
- ? Muối có ở đâu.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

19


Trường THCS Biên Giới
- ? Phương pháp khai thác muối.

Sáng kiến kinh nghiệm

- ? Ứng dụng của muối.
- ? Cách sử dụng muối Iot.
- ? Một số thức ăn dùng kèm với muối.
- ? Một số loại thức ăn có chứa muối độc.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

20



Trường THCS Biên Giới

Sáng kiến kinh nghiệm

Bài 10
Tuần: 8
Tiết : 15
MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết được:
- Một số tính chất và ứng dụng của natri clorua (NaCl) và kali nitrat
(KNO3).
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được một số muối cụ thể.
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn thông qua liên hệ thực
tế
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Ứng dụng của NaCl.
III. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Muối NaCl hạt
Học sinh: Kiến thức thực tế về muối NaCl, KNO3..
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng:
3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
* Hoạt động 1: Vào bài. (5p)


NỘI DUNG BÀI HỌC

GV cho học sinh quan sát hình ảnh có liên
quan đến bài muối, học sinh đưa ra các đề
xuất ban đầu về nội dung kiến thức cần
học trong bài, những nội dung kiến thức
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

21


Trường THCS Biên Giới
liên quan đến bài muối.

Sáng kiến kinh nghiệm

- ? Phục vụ nhu cầu du lịch.
- ? Sử dụng dùng làm gia vị.
- ? Một số loại thức ăn có sử dụng muối.
- ? Dùng sản xuất xà phòng.
- ? Muối có ở đâu.
- ? Phương pháp khai thác muối.
- ? Ứng dụng của muối.
- ? Cách sử dụng muối Iot.
- ? Một số thức ăn dùng kèm với muối
- ? Thức ăn có chứa muối độc.
GV giới thiệu bài mới .
Học sinh dự đoán nội dung kiến thức của bài MUỐI NATRI CLORUA
bằng sơ đồ tư duy


1. Trạng thái thiên nhiên

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về muối natri - Trong tự nhiên, muối ăn
clorua (30p)

(NaCl) có trong nước biển,

GV cho học sinh quan sát các hình ảnh trong lòng đất (muối mỏ).
giáo viên đã chiếu lên màn hình.
GV: Thông qua các đề xuất mà các em đã 2. Cách khai thác:
đưa ra, các nhóm thảo luận để tìm ra
thông tin nào đúng, thông tin nào sai, rút - Cho nước biển vào ruộng
ra được nội dung kiến thức gì?

muối để nước bay hơi từ từ,

-HS các nhóm tiến hành thảo luận.

ta thu được muối kết tinh.

Mỗi học sinh đều ghi lại thông tin mà nhóm
đã trao đổi để đi đến thống nhất ý kiến.

- Muối mỏ: đào sâu đến mỏ

HS: Mỗi cá nhân trong nhóm đưa ra ý kiến muối, ta lấy muối và nghiền
của mình, các nhóm khac cùng tranh luận

nhỏ, tinh chế để có muối


GV: Tổng hợp các ý kiến, ghi bằng sơ đồ sạch.
trên bảng
GV: Dựa trên các thông tin mà học sinh đưa
ra để tổng kết, rút ra nội dung kiến thức
thông qua một số câu hỏi mà giáo viên đặt
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

22


Trường THCS Biên Giới
lại cho học sinh.

Sáng kiến kinh nghiệm

?- Trong tự nhiên Muối ăn có ở đâu?
?- Trong nước biển, NaCl được khai thác
bằng cách nào?
- Cho bay hơi nước biển trong ruộng
muối.
?- Muối mỏ trong lòng đất thì được khai thác
bằng cách nào?
?- Làm thế nào để có muối sạch? Trong đời
sống, muối ăn được dùng làm gì?
GV liên hệ nghề sản xuất muối để hướng
nghiệp, giáo dục ý thức bảo quản thực
phẩm, an toàn thực phẩm.
?- Theo em vì sao ta thường ngậm muối
vào buổi tối hoặc sáng trước khi ngủ dậy ?


3. Ứng dụng:

HS: Răng chắc hơn do được bổ sung - Làm gia vị, bảo quản thực
Canxi, Clo có khả năng diệt khuẩn.

phẩm.

HS: Nêu lên một số loại thức ăn có chứa - Sản xuất: Na, Cl2, H2,
muối độc, một số loại thức ăn nhanh có NaOH,

NaClO,

Na2CO3,

chứa nhiều muối, tránh không sử dụng NaHCO3… để sản xuất ra
nhiều gây bệnh tim mạch, sỏi thận, tăng nhiều sản phẩm có nhiều ứng
huyết áp

dụng trong đời sống, trong

HS: Nêu tác dụng của việc sử dụng muối công nghiệp.
Iot.
?- Liên hệ phần sản xuất NaOH, cho biết
ứng dụng của NaCl trong sản xuất?
?- Theo em các ứng dụng quan trọng của
NaCl?
HS: Sản xuất thủy tinh, Sản xuất xà phòng.
- Cần có sự kết hợp với một số trò chơi phát huy năng lực cá nhân kết hợp
với hoạt động nhóm thể hiện sức mạnh đồng đội như: trò chơi chung sức, đi tìm ẩn
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo


23


Trường THCS Biên Giới
Sáng kiến kinh nghiệm
số, ai thông minh hơn, ai là triệu phú vì đây là những chương trình truyền hình
thực tế đa số các em đều rất thích sẽ tạo được sự hứng thú trong các em, tránh đi
sự nhàm chán, nâng cao chất lượng giờ học nói riêng, chất lượng bộ môn nói
chung.
Bài: 7
Tuần: 6
Tiết: 11
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết được:
- Tính chất hoá học chung của bazơ ( tác dụng với chất chỉ thị màu, với
axit); tính chất hóa học riêng của bazô tan (kiềm) (tác dụng với oxit axit và với
dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân
hủy).
2. Kỹ năng:
- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazo không
tan.
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của bazơ, tính chất riêng của
bazơ không tan
- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của bazơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức cẩn thận, lòng yêu thích bộ môn .
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Tính chất hóa học của bazơ.

III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hoá chất: Dung dịch NaOH, Cu(OH)2, quỳ tím, phenolphtalêin.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, chén sứ, đũa thuỷ tinh, ống hút, lưới
aniăng, kiềng 3 chân
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

24


Trường THCS Biên Giới

Sáng kiến kinh nghiệm

2. Học sinh: - Định nghĩa, phân loại, gọi tên bazơ (lớp 8).
- Tính chất hoá học của oxit, axit đã học.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
2. Kiểm tra miệng:
3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

NỘI DUNG BÀI HỌC

25



×