Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

1 số trò chơi dành cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.41 KB, 35 trang )

1 SỐ TRÒ CHƠI DÀNH CHO TRẺ MẦM NON
Trò chơi: “Chạy tiếp cờ”
 Mục đích:
- Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.
 Chuẩn bị:
- 2 lá cờ, 2 ghế học sinh.
 Luật chơi:
- Phải cầm được cờ và chạy vòng quanh ghế.
 Cách chơi:
- Cho trẻ làm 2 nhóm bằng nhau.
- Trẻ xếp thành hàng dọc. Hai cháu ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ các cháu đứng
2m. khi cô hô: “hai, ba”, trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyển
cờ cho bạn thứ 2 và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ 2 phải chạy ngay lên và
phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ 3. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là
thắng cuộc. Ai không chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy
từ đầu.
Trò chơi: “Tung bóng”
 Mục đích:
- Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự khéo léo.
 Luật chơi:
- Ném bắt bóng bằng 2 tay. Ai bị rơi 2 lần phải ra ngoài 1 lần chơi.
 Cách chơi:
- 5 – 7 trẻ vào 1 nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ mỗi nhóm đứng thành vòng tròn. Một
trẻ cầm quả bóng tung cho bạn. Bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu
cháu phải chú ý bắt bóng để bóng không bị rơi, vừa tung bóng vừa đọc, mỗi nhịp tung cho
bạn 1 câu:
Quả bóng con con
Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn
Quả bóng tròn tròn
Em tung bạn đỡ


Bạn tung bạn đỡ
Tung cao cao nữa
Tung cao cao nữa
Bạn bắt rất tài
Em bắt rất tài.
Cô bảo cả hai
Chúng em đều giỏi.
Trò chơi: “ Thi đi nhanh ”
 Mục đích:
- Phát triển cơ bắp, tính tự tin.
 Chuẩn bị:
- 4 sợi dây dài khoảng 0,5m.
- Vẽ 2 đường thẳng song song dài 3m, rộng 0,25m.
- 2 khối hộp nhỏ.
 Luật chơi:


- Đi không được chạm vạch.
 Cách chơi:
- Chia trẻ 2 nhóm, mỗi nhóm có 2 sợi dây.
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc ở 1 đầu đường thẳng, đầu kia đặt khối hộp nhỏ. Buộc 2
đầu dây vào nhau sao cho trẻ có thể xỏ chân vào dễ dàng. Lần lượt cho 2 trẻ đứng đầu hàng
xỏ chân vào dây. 2 trẻ đầu tiên xuất phát cùng 1 lúc, trong lúc di chuyển, trẻ không được làm
sợi dây tuột ra khỏi chân. Khi đến đầu kia, trẻ phải nhảy qua khối hộp rồi tháo dây chạy về
đưa cho trẻ thứ 3. Lúc đó bạn thứ 2 đã có sẵn dây ở chân tiếp tục đi lên. Thi xem nhóm nào
nhanh và không bị giẫm vạch là thắng cuộc.
- Lưu ý: chỉ cần lần đầu xuất phát cùng nhau, trẻ số 1 về hàng trước thì trẻ số 2 tiếp tục
đi lên. Cô giáo khuyến khích các nhóm đi nhanh và chạy nhanh.
Trò chơi: “Kéo co”
 Mục đích:

- Rèn sức mạnh cho trẻ, giáo dục tinh thần tập thể và tính kỷ luật
 Chuẩn bị:
- Vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa 2 đội, 2 cây gậy.
 Luật chơi:
- Đội nào giẫm chân lên vạch chuẩn trước là thua cuộc.
 Cách chơi:
- Cho xếp 4 hàng dọc, từng cặp 2 đội đối diện nhau. Cháu đứng đầu từng đội cầm vào
gậy, ngay vạch chuẩn. Các bạn còn lại ôm hông nhau, khi nghe tín hiệu tất cả kéo mạnh về
phía mình.
- Đội nào giẫm chân lên vạch chuẩn trước là thua cuộc.
Trò chơi: “ Chuyền bóng ”
 Chuẩn bị:
- 2 quả bóng
 Luật chơi:
- Không được chuyền nhảy cóc. Mà phải chuyền lần lượt từ bạn nọ đến bạn kia.
 Cách chơi:
- Trẻ xếp thành 2 hàng dọc ( số trẻ bằng nhau và tương đương sức nhau)
- Hai cháu đứng đầu cầm bóng chuyền cho mình theo cách sau:
1. Chuyền 2 bên: chuyền từ trên xuống dưới theo hướng tay phải, rồi chuyền ngược lên
bên trái.
2. Chuyền bằng hai tay qua đầu đến bạn cuối cùng, rồi chuyển ngược lên qua chân đến
bạn đầu hàng.
- Nhóm nào xong trước là thắng cuộc.
3/ Trò chơi: “ Cáo ơi ngủ à ”
 Mục đích:
- Luyện vận động chạy, phản xạ nhanh.
- Giáo dục lòng dũng cảm và biết thương yêu bạn.
 Chuẩn bị:
- Một cái mũ cáo
 Luật chơi:



- Ai bị cáo chạm vào người coi như bị bắt, phải về nhà cáo chờ bạn đến cứu. Ai đến cứu
bạn phải chạm vào người bạn.
 Cách chơi:
- Chọn 1 cháu nhanh nhẹn làm cáo ngồi vào vòng tròn chính giữa. Các bạn khác cầm tay
nhau đi xung quanh nói “Cáo ơi ngủ à!” Khi nghe các bạn hỏi lần 2 thì cáo kêu Hừm! Hừm!
Tất cả lò cò tản ra xung quanh. Cáo nhảy lò cò đuổi bắt, ai bị bắt phải chờ bạn cứu. Đổi vai
cáo chơi tiếp.
Trò chơi “Bỏ giẻ”
- Cách chơi:
Trẻ ngồi vòng tròn 10 – 12 trẻ, ngồi xổm thành vòng tròn. Chọn 1 trẻ làm người đi bỏ
giẻ (1 miếng vải, khăn mùi xoa). Người bỏ giẻ đi sau lưng các bạn, giấu kín giẻ để không để
không ai nhìn thấy rồi bỏ giẻ sau lưng 1 bạn nào đó. Nếu bạn bị bỏ giẻ không biết thì người
bỏ giẻ đi hết 1 vòng đến chổ bạn bị bỏ giẻ cầm giẻ lên đập nhẹ vào vai bạn, bạn đó phải đứng
dậy chạy 1 vòng và người bỏ giẻ chạy đuổi theo, nếu bạn bị bỏ giẻ về được chổ cũ người bỏ
giẻ tiếp tục đi bỏ giẻ.
Trò chơi “Đổi khăn”
 Mục đích:
- Rèn trẻ nhảy bật, tính nhanhn nhẹn.
 Chuẩn bị:
- Trẻ xếp
 Luật chơi:
- Ai bị cáo chạm vào người coi như bị bắt, phải về nhà cáo chờ bạn đến cứu. Ai đến cứu
bạn phải chạm vào người bạn.
 Cách chơi:
- Chọn 1 cháu nhanh nhẹn làm cáo ngồi vào vòng tròn chính giữa. Các bạn khác cầm tay
nhau đi xung quanh nói “Cáo ơi ngủ à!” Khi nghe các bạn hỏi lần 2 thì cáo kêu Hừm! Hừm!
Tất cả lò cò tản ra xung quanh. Cáo nhảy lò cò đuổi bắt, ai bị bắt phải chờ bạn cứu. Đổi vai
cáo chơi tiếp.

 Trò chơi: “Về đúng địa chỉ”
- Cô cho cháu cầm tranh lô tô về gia đình múa hát đi vòng quanh lớp. Khi nghe cô gõ tín
hiệu “Về nhà” thì cháu cầm lô tô gia đình có 3 người về nhà số 3, cầm lô tô gia đình có 4, 5
người về nhà số 4, 5. (Cháu chơi)
Cô gõ cửa kiểm tra.
Nghe tiết tấu tìm đồ vật
Các cháu ngồi vòng tròn, chọn 1 cháu đi ra ngoài, cô đặt 1 đồ chơi hay 1 đồ dùng sau lưng 1
cháu, rối cả lớp cùng cô hát vỗ tay bình thường, cháu đi theo vòng tròn. Khi đến chỗ cô đặt
đồ vật nghe tiết tấu thì tìm đồ vật ngay. Nếu nghe tiết tấu mà không tì
Trò chơi: “Nhảy tiếp sức”
- Cho trẻ xếp 2 hàng dọc trước vạch chuẩn, khi nghe hiệu lệnh cháu thứ 1 của cả 2 hàng
nhảy liên tiếp vào vòng lên đến ống cờ đổi cây cờ khác, rồi chạy nhanh về đưa cờ cho bạn kế
tiếp. Bạn tiếp tục như thế cho đến hết hàng. Hàng nào xong trước đổi đúng cờ là thắng.
Bịt mắt đá bóng
 Mục đích:
- Luyện sự định hướng, óc quan sát chú ý.


 Chuẩn bị:
- 2 mũ chụp kín mắt.
- 2 quả bóng đặt cách vạch chuẩn 2m.
 Luật chơi:
- Đá bóng rồi mới giở mũ chụp ra được.
- Ai mở mũ chụp ra trước không được chơi tiếp nữa.
 Cách chơi:
- Chia trẻ thành 2 nhóm, xếp 2 hàng ngang ở 2 bên. Cho trẻ lên chơi, mỗi lần 2 trẻ.
Trước khi bịt mắt cho trẻ quan sát kỹ vị trí của quả bóng. Khi có hiệu lệnh 2 trẻ bước tiến về
quả bóng dùng chân đá vào bóng. Ai đá trúng bóng được khen. Bạn nào chơi xong về đứng
cuối hàng, các bạn khác chơi đến hết lượt.
Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng (Cách 2)

- Cô đặt 3 vòng tròn trên sàn lớp.
- Cô chọn 5 cháu chơi.
- Trẻ nghe hát đi quanh các vòng, cô qui định đến 1 câu trong bài hát có từ cuối là từ nào
đó thì cháu nhảy nhanh vào vòng. Mỗi vòng 1 cháu, ai không nhảy được vào vòng phải lò cò
qua 3 vòng.
“Chuyền trứng”
 Mục đích:
- Rèn sự khéo léo nhanh nhẹn cho trẻ, giáo dục tinh thần tập thể và tính kỷ luật.
 Chuẩn bị:
- 2 thìa con (Muỗng ăn cơm của trẻ).
- 2 quả trứng gà (Bằng nhựa).
- Vẽ 2 vòng tròn cách vạch xuất phát 3m.
 Luật chơi:
- Trên đường đi không được làm rơi trứng.
 Cách chơi:
- Chia trẻ thành 2 nhóm xếp thành 2 hàng dọc dưới vạch chuẩn cách vạch chuẩn 3m.
Mỗi cháu đứng đầu cầm 1 cái thìa và 1 quả trứng. Khi có hiệu lệnh đặt quả trứng vào thìa,
cầm thẳng tay và đi về phía trước vòng tròn, bước vào vòng tròn và quay về cũng như lượt đi
đầu, đưa cho bạn tiếp theo rồi xuống đứng cuối hàng. Cháu thứ 2 tiếp tục như cháu thứ nhất
lần lượt cho đến hết. Nhóm nào chuyền xong trứng trước là thắng cuộc.
- Nếu cả 2 nhóm cùng bị rơi trứng thì nhặt lên đi tiếp.
- Nhóm nào ít lần rơi hơn là thẳng cuộc.
- Cho cháu chơi.
Trò chơi: “Người đưa thư”
 Mục đích:
- Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.
 Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 1 thẻ chấm tròn.
- Các thẻ vẽ số lượng đồ vật tương ứng với các thẻ chấm tròn bỏ vào 1 cái làn.
- 1 bộ thẻ chữ số từ 1 – 10.

 Luật chơi:
- Người đưa thư chọn đúng số lượng đồ vật và chữ số tương ứng với số nhà.


 Cách chơi:
- Cho trẻ ngồi thành hình vòng cung. Phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chấm tròn. Chọn 1 cháu làm
người đưa thư cầm làn thẻ số, vừa đi vừa đọc:
Này bạn ơi
Tôi đưa thư
Từ nơi xa
Đến nơi đây
Nào bạn hãy cho biết số nhà.
- Đọc đến câu cuối cùng đến bạn nào bạn ấy giơ thẻ số nhà của mình lên. Người đưa thư
chọn tất cả những thẻ có số lượng đồ vật và chữ số tương ứng đưa cho người đó. Nếu làm sai
không được đưa thư nữa mà đổi vai chơi cho người khác. Sau đó lại tiếp tục đi đưa thư. Mỗi
người đưa thư chỉ đưa từ 2 – 3 số nhà. Nếu đến số nhà mà trong làn không có thẻ có số lượng
tương ứng thì trả lời: “Nhà bác không có thư”. Và tiếp tục đi sang nhà khác.
- Có thể thay thẻ số lượng đồ vật bằng các tranh lôtô đồ vật, con vật để cho trẻ phân loại.
Trò chơi: “ Về đúng nhà mình ”
 Chuẩn bị:
- 3 thẻ: 1 thẻ có 5 chấm tròn, 1 thẻ có 4 chấm tròn, 1 thẻ có 3 chấm tròn.
- Tranh lô tô: 5 tranh gia đình có 5 người (bố, mẹ và 3 con) ; 3 tranh gia đình có 3 người
(bố, mẹ và 1 con) ; 4 tranh gia đình có 4 người (bố, mẹ và 2 con). (Nếu không có tranh lô tô
thì thay thẻ có chấm tròn)
- Vẽ 3 vòng tròn bằng nhau và để vào mỗi vòng tròn 1 thẻ. Có chấm tròn.
 Luật chơi:
- Trẻ phải tìm được đúng nhà mình.
- Thí dụ: Trẻ cầm tranh gia đình 5 người phải chạy đúng về nhà gắn thẻ có 5 chấm tròn.
 Cách chơi:
- Phát cho 12 cháu, mỗi cháu 1 tranh lô tô về gia đình. Cháu xem lô tô và nhận nhà có số

chấm tròn bằng số người trong gia đình.
- Cho trẻ đi xung quanh, vừa đi vừa hát. Khi có tín hiệu: “Trời mưa”, các cháu chạy
nhanh về đúng nhà của mình.
- Cô có thể hỏi trẻ nhà cháu có mấy người, cháu về đúng nhà chưa ? Hoặc gia đình cháu
là gia đình đông con hay ít con ?
Trò chơi: “ Thi xem ai nói đúng ”
 Chuẩn bị:
- 1 quả bóng to.
 Luật chơi:
- Trẻ phải dùng từ khái quát hoặc cụ thể theo yêu cầu của trò chơi.
 Cách chơi:
- Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô đứng ở giữa cầm 1 quả bóng, cô vừa tung bóng cho
từng trẻ vừa nói tên 1 thứ hoa, quả hoặc con vật, đồ vật nào đó. Các cháu phải nói được từ
khái quát hoặc từ cụ thể của loại quả đó.
- Ví dụ:
+ Cô tung bóng cho cháu A và nói: “Cà rốt”. Cháu A trả lời: “Củ cà rốt”


+ Hoặc cô nói: “Thược dược”. Trẻ nói: “Hoa thược dược”
+ Hoặc cô nói: “Gà”. Trẻ nói: “Gia cầm”
+ Hoặc cô nói: “Sư tử”. Trẻ nói: “Thú rừng”.. Sau đó có thể yêu cầu, ngược lại. Cô nói
hoa, quả trẻ phải kể được tên 1 số loại hoa hoặc quả.
Trò chơi: “ Bóng bay ”
 Luật chơi:
- Trẻ hành động theo đúng nhịp của bài thơ.
 Cách chơi: Dạy cho trẻ thuộc lời
Bóng bay xanh
Bóng bay đỏ
Bay nhanh theo gió
Bay nhanh theo gió

Nhẹ tay, nhẹ tay
Nhẹ tay, nhẹ tay
Kẻo mà bóng bay
Kẻo mà bóng bay
Vỡ ngay
Vỡ ngay
Bùm.
Bùm.
- Trẻ cầm tay nhau thành vòng tròn vừa đi vừa đọc: “Bóng bay xanh” đi
chậm. “Bay nhanh theo gió” đi nhanh hơn, tay giơ cao vòng tròn chụm sát
với nhau. “Nhẹ tay, nhẹ tay” tay hạ xuống. “Kẻo mà bóng bay” đi lùi ra phía
sau, mở rộng vòng tròn. “Vỡ ngay” nhún chân ngồi thụp xuống và cùng nói
“Bùm”, tay giơ cao đưa sang hai bên làm động tác bóng vỡ. Trò chơi tiếp tục
đọc lời thơ, đổi tên màu bóng.
Trò chơi: “ Trời tối trời sáng ”
 Luật chơi:
- Khi nghe tín hiệu “Trời tối”, tất cả phải nhắm mắt và ngồi xuống (làm
động tác ngủ).
 Cách chơi:
- Cho trẻ đi tự do trong phòng giả làm đàn gà con đi kiếm mồi hai tay
giơ cao vừa vẫy tay vừa kêu “Chiếp, chiếp”. Khi có tín hiệu “Trời tối” thì tất
cả chạy về chỗ ngồi của mình (nếu để tập nhận chỗ ngồi) hoặc ngồi thụp
xuống đất nghiêng đầu áp 2 bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ. Cho trẻ nhắm
mắt khoảng 30 giây sau đó cô nói: “Trời sáng”, trẻ đưa hai tay lên mồm và
bắt chước tiếng gà gáy “ò ó o”. Trò chơi tiếp tục khoảng 3 – 4 lần.
Trò chơi: “ Bắt bướm ”
 Chuẩn bị:
- Cắt 1 con bướm to bằng bìa buộc vào sợi dây dài 50cm và đầu kia
buộc vào một cái que dài 80cm.
 Luật chơi:

- Chỉ cần chạm tay vào con bướm, coi như bắt được bướm.
 Cách chơi:
- Cho trẻ đứng xung quanh cô. Cô cầm cần có con bướm và nói: “Các
cháu xem này: có con bướm đang bay (cô giơ lên, hạ xuống), bây giờ các
cháu hãy nhảy lên cao để bắt được bướm”. Cô giơ lên, hạ xuống ở nhiều chỗ


khác nhau cho trẻ vừa nhảy lên cao, vừa nhảy được xa. Ai chạm tay vào con
bướm coi như đã bắt được bướm.
- Trò chơi tiến hành trong 1 -2 phút.
Trò chơi: “Hãy làm lại như cũ”
 Chuẩn bị:
- 1 số đồ vật: cây, gấu, thỏ, vịt, gà, lợn hoặc ôtô, búp bê, bóng,…
 Luật chơi:
- Không được mở mắt khi đang chuyển chỗ đồ chơi.
 Cách chơi:
- Cô giáo giơ đồ chơi cho trẻ gọi tên, gọi 1 trẻ lên bày theo yêu cầu của
cô. Ví dụ: Cây thông ở giữa, phía trước là vịt, sau là gà, bên phải là gấu, bên
trái là thỏ.
- Trẻ nhắm mắt, cô đổi chỗ 1 – 2 đồ chơi. Trẻ mở mắt nói xem có gì đã
thay đổi, thay đổi thế nào. Gọi 1 trẻ xếp lại như cũ.
- Trẻ nhắm mắt, cô thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác, trẻ mở mắt ra,
nói xem cái gì đã được thay thế, ở vị trí nào ?
- Lúc đầu chỉ đổi chỗ 1 – 2 đồ chơi sau đó tăng dần.
- Có thể dùng những đồ chơi khác ở lớp có.
Trò chơi: “Hoa nào quả ấy”
 Chuẩn bị:
- 4 – 5 bộ lô tô hoa quả (có thể vẽ vào bìa cứng, mỗi bộ có một loại hoa,
quả khác nhau. Ví dụ: hoa bưởi, quả bưởi, hoa chanh, quả chanh, hoa mướp,
quả mướp,…)

 Luật chơi:
- Xếp đúng hoa nào quả ấy.
 Cách chơi:
- Phát cho mỗi cháu 1 bộ lô tô hoa và quả. Sau đó cho các cháu chọn
hoa của quả nào thì để vào quả ấy. Thi xem ai chọn và xếp đúng, nhanh.
- Lưu ý: Có hể chọn lô tô về lá và cây, về các con vật để chơi trò chơi
“Lá nào, cây ấy”, hay “Mẹ nào, con ấy”.
Trò chơi: “Cửa hàng bán hoa”
 Chuẩn bị:
- Hoa thật hoặc tranh ảnh của 1 số loại hoa: Thược dược, cẩm chướng,
hoa hồng, lay ơn, đồng tiền, hoa cúc. (Lưu ý đến các loại hoa của địa
phương)
 Luật chơi:
- Không nói tên hoa mà tả lại được nét đặc trưng của loại hoa định mua.
- Lắng nghe và bổ sung những điểm còn thiếu.
 Cách chơi:
- Tổ chức thành 1 quầy bán hoa, chọn 1 trẻ làm 1 người bán hoa. Trẻ
khác làm người mua. Người đến mua không được nói tên hoa mà phải tả lại


nét đặc trưng của loại hoa đó. Ví dụ: Người mua nói: “Bán cho tôi bông hoa
màu hồng, cành có gai và lá có răng cưa”. Người bán hiểu theo lời mô tả và
đưa hoa cho người mua (Hoa hồng).
- Nếu người mua nói chưa rõ, thì các bạn khác bổ sung chi tiết cho rõ
hơn. Người bán phải đưa đúng hoa thì người mua mới cầm. Nếu người bán
đưa không đúng thì người mua mô tả lại lần thứ hai, người bán vẫn đưa
không đúng thì phải đổi vai chơi.
Trò chơi: “Người chăn nuôi giỏi”
 Chuẩn bị:
- 4 mũ giấy các con vật: gà, lợn, thỏ, trâu.

- 4 bộ tranh lô tô, mỗi bộ gồm: bó rơm, cỏ, rau, củ cà rốt, thóc, chậu
đựng cám.
 Luật chơi:
- Đưa đúng thức ăn cho các con vật.
 Cách chơi:
- Cách 1:
+ Cô để 4 bộ tranh lô tô thức ăn của các con vật trên bàn.
+ Chọn 4 trẻ đóng vai 4 con vật, khi có hiệu lệnh: “Đi kiếm ăn” thì cả
“4 con vật” chạy lên bàn chọn thức ăn cho mình (gợi ý cho trẻ chọn các loại
thức ăn mà các con vật đó ăn được). Ví dụ: Thỏ ăn cà rốt, rau, cỏ,…
+ Khi chọn xong trẻ lần lượt giơ cao tranh lô tô lên đầu và nói tên con
vật mà trẻ đóng và thức ăn của nó (Ví dụ: Tôi là thỏ, tôi ăn cà rốt, ăn rau, ăn
cỏ,…) sau đó để tranh lại về chỗ. Cô gọi 1 vài trẻ chơi tiếp.
- Cách 2:
+ Cho 4 trẻ đóng vai 4 con vật ngồi ở 1 phía. Cô phát cho cả lớp tranh
lô tô gồm có: bó rơm, rau, cỏ, cà rốt, thóc, chậu đựng cám. Mỗi cháu là 1
người chăn nuôi xem kĩ bộ lô tô của mình xem mình sẽ cho con vật nào ăn,
khi có hiệu lệnh của cô: “Cho vật ăn” thì những cháu nào có thức ăn tương
ứng các con vật ở trên, chạy lại đưa cho con vật đó ăn.
- Ai sai bị ra ngoài 1 lần chơi, nếu đúng tất cả trẻ đó sẽ là những “Nhà
chăn nuôi” giỏi.
Trò chơi: “Chồng nụ chồng hoa”
 Cách chơi:
- 4 trẻ chơi với nhau: 2 trẻ làm nhiệm vụ nhảy. 2 trẻ ngồi đối diện
nhau, duỗi 2 chân, 1 bàn chân của cháu B chồng lên ngón chân của cháu A
(bàn chân dựng đứng). 2 trẻ nhảy qua rồi lại nhảy về. Sau đó cháu A lại
chồng 1 nắm tay lên ngón chân cháu B làm “nụ”, 2 trẻ lại nhảy qua, nhảy về.
Rồi cháu B lại dựng đứng tiếp 1 bàn tay lên trên bàn tay “nụ” để làm “hoa”.
2 trẻ nhảy nếu chạm vào “nụ, hoa” thì mất lượt đi phải ngồi thay cho trẻ
ngồi. Nếu nhảy không chạm vào “nụ, hoa” thì được trẻ ngồi cõng chạy 1

vòng. Sau đó chơi tiếp tục – đổi vai cho nhau.
Trò chơi: “Tặng quà cho bạn”


 Chuẩn bị:
- Nhiều loại đồ dùng đồ chơi cho cả cháu trai và cháu gái: búp bê, bóng,
ôtô, máy bay, làn, nơ, quần, áo, váy,… (số lượng đủ cho cả lớp).
 Luật chơi:
- Chọn đúng đồ chơi, đồ dùng mà bạn khác giới thích và cần thiết cho
bạn đó.
 Cách chơi:
- Trước khi chơi, cô cho trẻ bàn bạc với nhau xem các bạn trai, bạn gái
thường thích chơi đồ chơi gì ? Cần những đồ dùng gì. Sau đó, cô đặt tất cả
đồ dùng lên bàn. Cho 3 – 5 trẻ gái lên chọn những đồ chơi mà bạn trai thích
và đồ dung bạn trai cần. Khi chọn xong đem xuống tặng cho các bạn trai mà
mình thích.
- Sau đó cho bạn trai tìm quà tặng bạn gái.
- Sau khi kết thúc trò chơi, cô có thể nhấn mạnh thêm con trai, con gái
cần những đồ dùng khác nhau và có những ý thích về các trò chơi và đồ chơi
thông thường cũng khác nhau.
Trò chơi: “Tìm bạn”
 Luật chơi:
- Mỗi bạn cần phải tìm nhanh và đúng cho mình 1 người bạn: bạn trai
phải tìm cho mình 1 bạn gái, bạn gái phải tìm cho mình 1 bạn trai.
- Không xô đẩy nhau khi chơi.
 Cách chơi:
- Số bạn trai, gái phải bằng nhau.
- Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Tìm bạn thân”. Khi hát hết bài hoặc khi
đang hát nghe cô ra hiệu lệnh: “Tìm bạn thân” thì mỗi trẻ tìm cho mình 1
người bạn. Các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát, đến khi cô nói “Đổi bạn”

thì trẻ phải tách và tìm cho mình 1 bạn khác theo đúng luật chơi.
- Trò chơi tiếp tục 3 – 4 lần.
- Mỗi lần chơi, cô khuyến khích những trẻ tìm bạn nhanh và đúng.
Trò chơi: “Hãy tìm đồ vật có dạng hình này”
 Chuẩn bị:
- 1 bộ hình bằng bìa: Hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật.
- 1 số đồ chơi, đồ dùng có các hình trên và xếp quanh lớp.
 Luật chơi:
- Tự tìm các đồ dùng, đồ chơi có hình tương ứng do cô giáo yêu cầu.
- Ai tìm thấy trước tiên là người đó thắng cuộc.
 Cách chơi:
- Cho cả lớp ngồi thành hình chữ U. Mỗi lần chơi, cô chọn 5 trẻ và đưa
1 hình lên (Ví dụ: Hình tròn), rồi yêu cầu trẻ tìm ở xung quanh lớp cho cô
những đồ chơi, đồ dùng có dạng hình tròn. Các cháu khác theo dõi xem bạn
nào tìm được đầu tiên hoặc bạn nào bị nhầm. Sau đó chọn 5 cháu khác và
yêu cầu tìm hình khác.
- Sau đó nâng cao yêu cầu bằng cách: 1 lần chơi yêu cầu nhóm trẻ đó
chọn 2 – 3 hình 1 lúc.


Trò chơi: “Đây là cái gì ? Làm bằng gì ?”
 Chuẩn bị:
- 1 số đồ dùng đồ chơi làm bằng nhựa, gỗ, nhôm.
 Luật chơi:
- Nói được tên nguyên liệu đồ dùng đồ chơi.
 Cách chơi:
- Cô cầm đồ chơi và hỏi trẻ: “Đây là cái gì ? Làm bằng gì ?” Ai nói
đúng thì được cầm đồ vật. Ai nhận được nhiều đồ vật là thắng.
- Khi trẻ đã chơi thạo, cho tất cả các đồ vật vào 1 cái túi. Cô giáo yêu
cầu trẻ tìm các đồ vật theo từng chất liệu. Ví dụ: Lấy những đồ vật làm bằng

nhựa. Khi lấy ra ngoài rồi cô cho trẻ nhắc lại tên đồ vật đó, chất liệu làm ra
đồ vật đó. Ai lấy đúng tiếp tục chơi, ai làm sai mất lượt chơi.
Trò chơi: “Tung bóng”
 Mục đích:
- Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự khéo léo.
 Luật chơi:
- Ném bắt bóng bằng 2 tay. Ai bị rơi 2 lần phải ra ngoài 1 lần chơi.
 Cách chơi:
- 5 – 7 trẻ vào 1 nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ mỗi nhóm đứng
thành vòng tròn. Một trẻ cầm quả bóng tung cho bạn. Bạn bắt xong lại tung
cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu cháu phải chú ý bắt bóng để bóng
không bị rơi, vừa tung bóng vừa đọc, mỗi nhịp tung cho bạn 1 câu:
Quả bóng con con
Chúng em đều giỏi.
Quả bóng tròn tròn
Quả bóng con con
Em tung bạn đỡ
Quả bóng tròn tròn
Tung cao cao nữa
Bạn tung bạn đỡ
Bạn bắt rất tài
Tung cao cao nữa
Cô bảo cả hai
Em bắt rất tài.
Trò chơi: “Đua ngựa”
 Luật chơi:
- Ai không nâng cao đùi khi chạy, người đó bị thua cuộc.
 Cách chơi:
- Cho trẻ đứng thành 2 – 3 tổ. Cô giáo nói: Các cháu giả làm các “con ngựa”. Bây giờ
chúng ta chơi đua ngựa, khi chạy các cháu nhớ làm động tác chạy như ngựa phi. Bằng cách

nâng cao đùi lên. Thi xem ai làm giống ngựa phi nhất và nhanh nhất sẽ là người thắng
cuộc.
- Sau đó cho trẻ chạy khoảng 20m rồi quay lại. Mỗi lần 3 cháu của 3 tổ, thi đua xem
tổ nào có nhiều con ngựa phi nhanh.
Trò chơi: “Ô tô và chim sẻ”
 Yêu cầu:
- Rèn luyện kỹ năng nhảy bật bước nhỏ bằng 2 chân.


 Chuẩn bị:
- Vòng tròn đường kính 50cm làm vô lăng ô tô.
 Luật chơi:
- Khi nghe thấy tiếng ô tô thì chim sẻ phải nhảy lên 2 bên lề bên phải của mình.
 Cách chơi:
Chọn 2 cháu làm ô tô, các cháu còn lại làm chim sẻ. Các cháu chim sẻ nhảy kiếm ăn trên
đường ô tô chạy. Khi nghe còi ô tô bim bim thì nhảy nhanh sang 2 bên vỉa hè để tránh ô tô.
Khi ô tô đi qua chim sẻ nhảy xuống kiếm ăn tiếp.
Trò chơi: “Thuyền và bến”
 Yêu cầu:
- .
 Chuẩn bị:
- Gấp cho mỗi cháu 1 cái thuyền có màu khác nhau (từ 3 – 5 màu)
 Luật chơi:
- Thuyền vào đúng bến theo đúng tín hiệu.
 Cách chơi:
- Trò chơi có thể tổ chức ngoài trời. Cô nói: “Tất cả các thuyền hãy ra khơi đánh cá”.
Các cháu làm động tác chèo thuyền hoặc làm động tác thuyền vượt sóng. Khi nào nghe cô
nói: “Trời sắp có bão to”, thì tất cả các “thuyền” sẽ về bến của mình (thuyền màu nào về
bến có cờ màu ấy)
- Lần sau cô đổi chỗ các bến và các cháu đổi thuyền cho nhau.

Trò chơi: “Người tài xế giỏi”
 Yêu cầu:
- .
 Chuẩn bị:
- Mỗi cháu 1 túi cát.
- Vẽ 1 vòng tròn ở cuối lớp giả làm bến xe.
 Luật chơi:
- Tài xế đưa xe đi và về đúng tín hiệu.
- Ai làm đổ hàng phải ra ngoài 1 lần chơi.
 Cách chơi:
- Phát cho mỗi cháu 1 túi cát. Các cháu làm “ô tô” đi chở hàng. “Ô tô” đúng cách bến
3 – 4m, khi có hiệu lệnh “ô tô đi chở hàng”, tất cả các cháu đặt túi cát lên đầu đi xung
quanh lớp vừa đi vừa làm động tác lái ô tô và kêu “bim, bim, bim”, đi cẩn thận sao cho
hàng không bị rơi. Khi nghe hiệu lệnh: “chở hàng về kho” thì các “ô tô” đi nhanh về bến
để đổ hàng xuống (trên đường đi, ai không bị rơi túi cát được công nhận là người tài xế
giỏi). Sau đó lại cầm túi cát đội lên đầu và trò chơi tiếp tục.
Trò chơi: “Trời mưa”
- Cho cháu vừa đi vừa hát “Trời mưa trời nắng”. Khi nào nghe hiệu lệnh của cô thì
phải chạy nhanh về chỗ ngồi trú mưa. Ai không tìm được chỗ thì ra ngoài 1 lần chơi.
Trò chơi: “Bốn mùa”
 Mục đích:
- Rèn luyện sự tập trung chú ý của cháu.
 Chuẩn bị:


- Cho cả lớp xếp 1 vòng tròn to.
 Luật chơi:
- Cháu phải tập trung chú ý nghe hiệu lệnh của cô, ai không làm đúng thì bị phạt nhảy
lò cò.
 Cách chơi:

- Cô nói mùa xuân, cháu nói hoa nở và làm động tác bướm bay.
- Cô nói mùa thu, cháu làm động tác lá rơi.
- Cô nói mùa đông, cháu làm động tác lạnh.
- Mùa hè cháu làm động tác nóng nực.
Trò chơi dân gian "Ném vòng cổ chai"
* Chuẩn bị:
- 3 cái chai.
- 9 cái vòng đường kính từ 15 đến 20 cm.
Làm bằng tre hoặc nhựa (tùy theo đích ném nếu đích là vật có cổ to thì vòng phải to sao
cho lọt được vào cổ vật làm đích).
* Cách chơi: Đặt 3 cái chai thành một hàng thẳng cách nhau 50 đến 60 cm. Vẽ vạch chuẩn
cách chai từ 100 đến 150 cm (tùy theo khả năng và mức độ chơi ở các lần khác nhau mà
tăng dần khoảng cách). Người chơi xếp 3 hàng đứng dưới hàng kẽ, mỗi lần chơi cho 3
người ném, mỗi người ném 3 vòng, thi xem ai ném được nhiều vòng lọt vào cổ chai là
người đó thắng cuộc.
NÉM CÒN
1. CHUẨN BỊ
- Vòng thể dục cột theo hàng ngang cách nhau 50 cm.
- Quả còn bằng vải.
- Rổ đựng còn.
2. CÁCH CHƠI
- Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm từ 6 – 7 trẻ), cho trẻ đứng thành hàng ngang dưới
vạch xuất phát.
- Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ cầm quả còn chạy đến vạch mức cô đã vạch sẵn, nhảy lên
ném quả còn vào vòng tròn, sau đó chạy về lấy quả còn khác chạy lên ném tiếp. Trẻ chơi
cho đến khi hết quả còn trong rổ.
* Yêu cầu:
- Khi số quả còn ttrong rổ đã hết, cô cho trẻ dừng lại, đi nhặt hết những quả còn đã ném bỏ
lại vào rổ và tiếp tục chơi.
- Cho trẻ chơi liên tục trong khoảng 10 – 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.

Bịt mắt đá bóng
1.Chuẩn bị:
+ 2 mũ chụp kín hoặc 2 khăn bịt mắt.


+ 2 quả bóng đặt cách vật chuẩn 2m (cách nhau 1m).
2. Luật chơi:
+ Đá bóng rồi mới được bỏ khăn
+ Ai kéo khăn trên bịt mắt trên đường đi không được chơi tiếp nữa.
3. Cách chơi:
+ Chia trẻ thành hai nhóm xếp thành hai hàng ngang ở hai bên lớp (gần vạch chuẩn). GV
mời hai trẻ lên chơi, đứng đối diện với bóng. Trước khi bịt mắt cho trẻ quan sát kĩ vị trí của
quả bóng. Khi có hiệu lệnh: " hai - ba" thì hai trẻ tiến về qủa bóng. Ai đá trúng, các bạn vỗ
tay hoan hô. Ai chơi xong đứng về cuối hàng, các bạn khác tiếp tục chơi cho đến hết lượt.
Khi trẻ đã chơi nhuần nhuyễn thì nâng cao yêu cầu, bằng cách sau khi quan sát và bịt mắt,
cô giáo bế trẻ quay đúng một vòng rồi đặt trẻ ở vị trí cũ và hô " hai - ba" để trẻ đá bóng.
Cướp cờ.
Mục đích chơi:
Góp phần giáo dục:
_Kỹ năng chạy, tránh, đuổi bắt, dừng, chuyển hướng hợp lý.
_Sức nhanh và khéo léo.
_Tinh thần tập thể, can đảm, tôn trọng kỷ luật chơi.
Cách chơi:
Không hạn chế người chơi, ít nhất từ 7-9 người.(cử 1 người làm trưởng nhóm)
Chọn sân chơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng.Giữa sân vẽ 1 vòng tròn rộng từ 2025cm;ở giữa đặt cành lá, mảnh vải, chiếc khăn…để làm vật tranh cướp (cờ).Ở mỗi đầu sân
vẽ 1 vạch ngang làm mốc, cách vòng tròn từ 6 đến 7m.
Bắt đầu chơi:
Người chơi ở mỗi đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc(hai hàng đứng
đối diện nhau).
Từng đội điểm số từ 1 đến hết.Mỗi người phải nhớ kỹ số của mình.

Trưởng trò (người điều khiển) đứng giữa sân chơi, ngoài vòng tròn còn có cờ và không
làm ảnh hưởng hai bên chạy lên hoặc chạy về, lần lượt gọi một số nào đó.
Ví dụ: Khi người quản trò gọi tên số nào thì số ở 2 đội sẽ chạy nhanh lên cướp cờ.Ai cướp
được cờ thì chạy về phe mình thì bạn kia phải đuổi theo,cố gắng đập vào người bạn đó.Nếu
đập được vào người bạn cầmcờ thì thắng.
Trưởng trò lại gọi tiếp 2 bạn cùng số khác lên chơi.Cứ thế cho đến hết.Cuối cùng cộng
điểm lại, bên nào nhiều điểm hơn là thắng tuyệt đối.
Luật chơi:
Chỉ được chạy lên cướp cờ khi gọi đúng số của mình.Bạn nào chạy sai số là trừ một
điểm.
Chỉ được đập nhẹ vào tay, vai, người bạn bên đối phương cầm cờ.
Khi người cầm cờ chạy về qua vạch đích thì không được đập nữa.
Rồng rắn lên mây
Một bé đứng ra làm thầy thuốc, những bé còn lại sắp hàng một, tay bé sau nắm vạt áo hoặc
đặt trên vai của bé phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa
đi vừa hát:


Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Bé đóng vai thầy thuốc trả lời:
- Thầy thuốc đi chơi ! (Hoặc đi chợ, đi câu cá , đi vắng...).
Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
- Có !
Và bắt đầu đối thoại như sau. Thầy thuốc hỏi:
- Rồng rắn đi đâu?
Bé đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.

- Con lên mấy ?
- Con lên một
- Thuốc chẳng hay
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay.
Bịt mắt bắt dê
Thông thường, trò chơi này thích hợp cho các bé ở độ tuổi từ 6 - 15. Các bé quây lại thành
một vòng tròn, số lượng tùy ý, sau đó bịt mắt một bé bằng khăn sao cho không nhìn thấy gì
và cho bé đó đứng giữa vòng tròn.
Khi bắt đầu, tất cả các bé chạy quanh bé bị bịt mắt đến khi được hô "dừng lại" thì tất cả
đều phải dừng lại, không được di chuyển nữa. Bây giờ, bé bị bịt mắt bắt đầu đi vòng quanh
để bắt một người trong số đó còn các bé khác thì tìm cách tránh và tạo tiếng động để đánh
lạc hướng. Người bị bắt và bị đoán đúng tên sẽ phải thay vào vị trí của người "bắt dê", còn
nếu đoán sai thì bé đó vẫn sẽ tiếp tục bị bịt mắt và đi bắt tiếp.
Kéo cưa lừa xẻ
Bạn và bé có thể ngồi đối diện, nắm chặt tay nhau sau đó vừa hát vừa kéo tay qua lại trông
giống như đang cưa gỗ.
Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần theo nhịp bài hát:
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ.
Những trò chơi trên đây đều là dạng mở rộng, càng nhiều bé tham gia thì trò chơi sẽ càng
vui, khuyến khích được trẻ tham gia vào hoạt động tập thể, đồng thời rèn luyện thể lực cho
trẻ khi chạy nhảy và hoạt động nhiều.
Thả đỉa ba ba.
Mục đich chơi:
Góp phần giáo dục kỹ năng chạy, đuổi, dịch chuyển nhanh theo nhiều phương hướng khác
nhau.



Tố chất nhanh, khéo léo
Sự can đảm, quyết đoán, ý thức tổ chức và sự giúp đỡ bảo vệ lẫn nhau.
Hiểu biết về tự nhiên môi trường.
Cách chơi:
Vẽ một vòng tròn rộng 3m hoặc vẽ 2 đường thẳng song song, cách nhau 3m để làm
sông(tùy theo số lượng người chơi để vẽ sông to hay nhỏ)
Khoảng 10 đến 12 bạn chơi, đứng thnàh vòng tròn quay mặt vào trong.Chọn một bạn vào
trong vòng tròn vừa đi vừa đọc bài đồng dao:
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo tiền như nước
Đổ mắm đổ muối
Đổ chuối hạt tiêu
Đổ niêu nước chè
Đổ phải nhà nào
Nhà đấy phải chịu
Cứ mỗi tiếng hát lại đập nhẹ vào vai một bạn.Tiếng cuối cùng rơi vào ai thì bạn đó phải
làm đỉa.
“Đỉa” đứng vào giữa sông,người chơi tìm cách lội qua sông, vừa lội vừa hát: “Đỉa ra xa
tha hồ tắm mát.” Đỉa phải chạy đuổi bắt người qua sông.Nếu chạm được vào ai(bạn chưa
lên bờ) thì coi như bị chết, phải làm đĩa thay, trò chơi lại tiếp tục
Luật chơi:
Giáo viên hướng dẫn cử một bạn ra đọc bài ca chọn đĩa.
Người đọc bài ca phải lưu loát hấp dẫn.mỗi tiếng ca phải chỉ đúng vào một bạn, không
được bỏ sót bạn nào.
Đỉa phải chạy được trong ao hoặc sông, không được lên bờ.Người phải lội qua ao,

không được đi hoặc đứng mãi trên bờ.
Đỉa chạm vào bất cứ phần thân thể của ai khi họ còn trong ao thì người đó phải bị chết,
vào làm đĩa thay.
Với một khoảng thời gian mà đĩa không bắt được ai thì đổi bạn làm đĩa, trò chơi lại tiếp
tục.
1. Chèo Thuyền.

Luật chơi:
_Hướng dẫn trẻ vận động với sự phối hợp động tác cho nhịp nhàng.
Cách chơi:
_Giáo viên hướng dẫn cho trẻ gồi xuống đất thành hàng dọc theo từng nhóm từ 5
đến 10 trẻ.
_Cho chân trẻ dạng hình chữ V, em nọ ngồi sát em kia, 2 tay bám vào vai bạn


ngồi trước.Mình hơi gập chúi về phía trước, rồi lại ngửa người ra phía sau, vừa đẩy vừa nói
: “Chèo thuyền, hò dzô ta.Chèo thuyền, dzô ta!”

2. Đua Ngựa
Mục đích:
Phát triển cơ bắp.
Cách chơi:
Cho trẻ đứng thành 2-3 tổ. Cô giáo nói: "Các cháu giả làm các con ngựa. Bây giờ chúng
ta chơi đua ngựa. Khi chạy, các cháu nhớ làm động tác chạy như ngựa phi bằng cách nâng
cao đùi lên. Thi xem ai làm giống ngựa phi nhất và nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc".
Sau đó, cho trẻ chạy khoảng 20m rồi quay lại. Mỗi lần 3 cháu của 3 tổ cùng chơi, thi đua
xem tổ nào có nhiều con ngựa phi nhanh.
3. Chạy Tiếp Cờ
Mục đích: Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.
Chuẩn bị

2 lá cờ, 2 ghế học sinh.
Luật chơi
Phải cầm được cờ và chạy vòng quanh ghế.
Cách chơi
-Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau.
-Trẻ xếp thành hàng dọc. Hai cháu ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ các cháu đứng
2m. Khi cô hô: "Hai, ba", trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về
chuyền cờ cho bạn thứ hai và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ hai phải
chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba. Cứ như vậy, nhóm
nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai không chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì
phải quay trở lại chạy từ đầu.
4. CHẠY TIẾP SỨC
1. CHUẨN BỊ
- Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi.
- Kẻ 2 vạch mức song song cách nhau 8 – 10 m, dài khoảng 3 – 4 m.
- Số gậy nhỏ bằng số hàng của 1 bên vạch mức (2, 3, 4 gậy).


2. CÁCH CHƠI
- Chia trẻ thành các nhóm nhỏ, xếp thành hàng dọc đứng 2 bên vạch xuất phát (2, 3 hoặc 4
hàng). Mỗi trẻ đầu hàng bên trái cầm một cây gậy nhỏ.
- Khi có hiệu lệnh của cô, nhũng trẻ cầm gậy ở hàng bên trái chạy nhanh sang trao gậy cho
những trẻ đầu hàng bên phải, sau đó chạy đến xếp cuối hàng bên phải. Những trẻ nhận
được gậy nhanh chóng chạy sang đưa cho bạn số 2 của hàng bên trái rồi chạy xếp cuối
hàng đó. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết.
* Yêu cầu:
- Đội nào trước, hàng ngũ ngay ngắn, đội đó thắng.
- Cho trẻ chơi trong khoảng 10 – 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
5. Nhảy Qua Suối Nhỏ
Mục đích

Rèn luyện sự khéo léo, tự tin, phản xạ nhanh.
Chuẩn bị
- Vẽ một con suối nhỏ, có chiều rộng 35-40cm.
- Một số bông hoa bằng nhựa.
Cách chơi
Cô vẽ một con suối có chiều rộng 35-40cm. Một bên suối để các bông hoa rải rác. Cho
trẻ đi lại nhẹ nhàng trong nhóm, nhảy qua suối hái hoa trong rừng. Khi nghe hiệu lệnh
"nứoc lũ tràn về", trẻ nhanh chóng nhảy qua suối về nhà. Ai hái đựoc nhiều hoa là ngừoi
đó thắng cuộc. Ai thua cuộc sẽ phải hát hoặc đọc thơ theo yêu cầu của các bạn trong nhóm.
6. Bịt Mắt, Bắt Người Rung Chuông
Mục đích
- Giúp trẻ phát triển giác quan, khả năng định hướng trong không gian.
- Rèn luyện khả năng phán đoán và góp phần phát triển tư duy cho trẻ.
Chuẩn bị
- Số khăn bịt mắt ít hơn số trẻ tham gia chơi 1 chiếc.
- 1 cái chuông hoặc xúc xắc.
Cách chơi
Tất cả trẻ tham dự chơi đều bị bịt mắt, đi lại tự do trong khu vực sân chơi, trừ 1 trẻ không
bị bịt mắt. Khi có lệnh chơi, trẻ không bị bịt mắt cầm chuông, vừa đi vừa lắc cho chuông
kêu. Trẻ bị bịt mắt nghe tiếng chuông rung tìm bắt cho được người cầm chuông. Còn trẻ
cầm chuông tìm cách tránh để không bị bắt. Trẻ nào bắt được người rung chuông sẽ làm
nhiệm vụ thay người rung chuông. Sau một thời gian chơi, nếu không bắt được người rung
chuông, trò chơi phải dừng lại, thay người cầm chuông, trẻ cầm chuông không bị bắt là trẻ
giỏi.
Lưu ý
- Chỉ khi bị đối phương sờ được vào người thì trẻ rung chuông mới bị bắt.
- Trẻ cầm chuông luôn phải chuyển động, không được đứng tại chỗ.


- Mỗi bước đi đều phải có tiếng chuông kêu.

7. Mèo Đuổi Chuột
Mục đích
Phát triển các cơ vận động, khả năng khéo léo, nhanh nhẹn khi vận động.
Chuẩn bị
Sân trường (hoặc bãi cỏ mềm, bãi đất).
Cách chơi
Trẻ tham gia chơi nắm tay nhau thành một vòng tròn. Chọn hai trẻ, một trẻ làm mèo, một
trẻ làm chuột. Chuột đứng trong vòng tròn, mèo đứng ngoài. Trò chơi bắt đầu bằng cuộc
đối thoại giữa mèo và chuột.
- Mèo nói: Ta là mèo đây.
- Chuột nói: Ta là chuột đây.
- Mèo nói: Ta sẽ bắt chuột.
- Chuột nói: Bắt ta sao được.
Lời thách cuối cùng của chuột, chính là dấu hiệu bắt đầu cuộc chơi. Lúc này mèo đuổi bắt
chuột, chuột phải luồn lách chui qua vòng tròn để lẩn tránh không cho mèo bắt. Nếu mèo
bắt được chuột, 2 trẻ đổi vai trò cho nhau. Nếu mèo không bắt được chuột, sau một thời
gian chơi quy định sẽ thay 2 trẻ khác làm mèo và chuột.
Lưu ý
- Mèo không được chặn đầu đường chuột.
- Mèo phải chạy, tìm theo đúng đường chuột chạy, không được bỏ sót những chỗ chuột đã
đi qua.
- Trẻ làm vòng tròn tạo điều kiện cho chuột chạy và gây khó khăn cho mèo đuổi bằng cách
nâng tay lên, hạ tay xuống.
- Trò chơi này đối với trẻ mẫu giáo lớn cũng chỉ nên chơi khoảng chừng 5-7 phút/1 lần
chơi, mẫu giáo bé không nên chơi.
8. Truyền Tin
Mục đích
- Nhận biết các loại thực phẩm.
- Rèn luyện khả năng lắng nghe và ghi nhớ.
Chuẩn bị

- Lô tô các loại thực phẩm, 4 tranh to và 4 nhóm thực phẩm.
Cách chơi
- Cô cho trẻ ngồi thành 4 nhóm (4 hàng dọc) và mỗi nhóm cử 1 bạn làm đại diện cho
nhóm. Cô cho mỗi trẻ đại diện xem 1 tấm lô tô. Các trẻ này phải ghi nhớ thẻ lô tô của mình
và chạy về chỗ.
Khi về đến hàng của mình, mỗi trẻ sẽ nói thầm trong tai của trẻ kế tiếp, trẻ nhận được tin
sẽ truyền vào tai của trẻ tiếp theo cho đến trẻ cuối cùng.


Trẻ cuối cùng chọn loại thực phẩm vừa nghe được chạy lên gắn vào nhóm tương ứng. Đội
thắng là đội nhận được tin nhắn chính xác và chọn đúng loại thực phẩm.
9. Phân Nhóm Thực Phẩm Theo Yêu Cầu
Mục đích
- Trẻ biết chọn thực phẩm theo yêu cầu.
- Phân biệt được từng loại thực phẩm theo nhóm (vitamin, tinh bột, đạm, chất béo).
Chuẩn bị
- Các loại rau quả, gà, vịt, cá, tôm, ngô, khoai, sắn, dầu, mỡ, lạc, vừng, gạo,... (làm bằng
nhựa hoặc lô tô dinh dưỡng).
- 4 cái rổ to để trẻ đựng thực phẩm.
Luật chơi và cách chơi
Cô chia trẻ thành 4 đội chơi (tượng trưng cho 4 nhóm thực phẩm), mỗi đội có số trẻ bằng
nhau và đặt tên cho từng nhóm:
- Nhóm 1: Giàu chất đạm.
- Nhóm 2: Giàu chất tinh bột.
- Nhóm 3: Giàu chất béo.
- Nhóm 4: Giàu chất vitamin và muối khoáng.
Cô nói: Đi chợ, đi chợ.
Tất cả trẻ: Mua gì, mua gì?
Cô: Mua thực phẩm giàu chất đạm.
Nhóm 1 chọn thực phẩm tôm, cá...

Cô nói: Đi chợ, đi chợ.
Trẻ: Mua gì, mua gì?
Cô: Mua thực phẩm giàu chất tinh bột.
Nhóm 2 chọn thực phẩm ngô, khoai, sắn...
Cô nói: Đi chợ, đi chợ.
Trẻ: Mua gì, mua gì?
Cô: Mua thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng.
Nhóm 4 chọn thực phẩm các loại rau, quả.
Cô tổ chức cho trẻ chọn thực phẩm theo yêu cầu. Sau đó, đổi các nhóm chơi cho nhau. Mỗi
lượt chơi đội nào chọn được nhiều thực phẩm và đúng theo quy định thì đội đó sẽ thắng.
10. Bán Các Con Vật
Mục đích
- Củng cố và mở rộng sự hiểu biết của trẻ về các loài động vật.
- Giáo dục trẻ biết giá trị dinh dưỡng của các con vật đối với cuộc sống con người.
Chuẩn bị
- Tranh lô tô hoặc các con vật bằng nhựa: vịt, lợn, chó, tôm, cua, ốc, cá ... mỗi loại từ 8-10
tranh.
- Dạy trẻ đọc thuộc các câu đố về các con vật trước khi chơi.
Luật chơi


- Khi đến quầy hàng bán các con vật, người mua hàng không được nói tên các con vật mà
phải đọc câu đố về con vật mình muốn mua.
- Người bán hàng nghe xong câu đố phải đoán ra được con vật mà người mua hàng cần.
Cách chơi
Bày tranh lô tô (hoặc các con vật bằng nhựa) thành một cửa hàng bán các con vật cho 3-5
trẻ chơi bán hàng. Một hoặc hai trẻ đóng vai người bán hàng, các trẻ khác đóng vai người
đi mua hàng. Trẻ không được nói tên các con vật mà phải đọc câu đố về con vật mình định
mua và người bán hàng phải đoán được câu đố nói về con gì và đưa con vật đó cho người
mua.

Ví dụ: Người mua hàng nói:
"Bác bán cho tôi con vật như thế này:
Con gì có cánh
Mà lại biết bơi
Ngày xuống ao chơi
Đêm về đẻ trứng".
Đêm về đẻ trứng?"
Người bán hàng: "Ồ, đó là con vịt đấy, quầy hàng tôi có bán vịt" và lấy tranh lô tô con vịt
hoặc con vịt bằng nhựa đưa cho người mua hàng.
Người bán hàng nói tiếp: "Thịt vịt rất giàu chất đạm, rất bổ dưỡng cho cơ thể của bác".
Người mua hàng khác lại nói:
"Bác bán cho tôi con như thế này:
Con gì tám cẳng hai càng
Chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày?".
Người bán hàng nói: "Đó là con cua, cửa hàng của tôi có đấy. Trong cua có rất nhiều đạm
và canxi, giúp cho xương chắc và khỏe. Chúc bác nấu ăn thật ngon!".
Chú ý: Nếu người bán hàng không đoán đúng câu đố thì người mua đọc lại câu đố thêm lần
nữa. Nếu người bán hàng vẫn chưa đoán được thì phải đổi vai.
11. Chuyển Thực Phẩm Về Kho
Mục đích
- Trẻ nhận biết các loại thực phẩm và phân loại theo các nhóm khác nhau.
- Giáo dục trẻ tính tổ chức, kiên trì, kỉ luật, phối hợp khi chơi.
Chuẩn bị
- 4 ngôi nhà tượng trưng nhà kho chứa các loại thực phẩm.
Các loại thực phẩm:
+ Gạo, ngô, khoai, đường (đóng gói).
+ Vừng, lạc, dầu mỡ (đóng gói vào hộp).
+ Các loại tôm cua cá, con gà, con lợn, quả trứng bằng nhựa.
+ Các loại rau, củ, cà rốt, cà chua, cam, xoài, dưa, nho đựng vào 2 rổ.
- Mỗi trẻ một cái bao tải vải sạch.



Luật chơi
- Chuyển đúng các loại thực phẩm đã phân theo nhóm về đúng kho của mình.
- Đội nào chuyển được nhiều và đúng thì đội đó thắng.
Cách chơi
4 đội chơi, mỗi đội 3-5 trẻ đứng tại vạch xuất phát cách điểm lấy hàng 3-5m. Trẻ di chuyển
bằng cách bỏ 2 chân vào trong bao tải sạch. Khi nghe hiệu lệnh "1-2-3" thì trẻ nhảy bao
đến chỗ có thực phẩm và lấy một thực phẩm theo yêu cầu chuyển về kho (cô gợi ý cho trẻ
cách chọn thực phẩm).
Ví dụ: Nhóm 1: chọn thực phẩm cung cấp chất béo (vừng, lạc, dầu, mỡ...).
Nhóm 2: Chọn thực phẩm cung cấp chất đạm (tôm, cua cá, thịt...).
Nhóm 3: Chọn thực phẩm cung cấp chất bột đường (gạo, khô, khoai,...).
Nhóm 4: Chọn thực phẩm cung cấp vitamin và muối khoáng (cà rốt, cà chua, rau cải,...).
Mỗi lần trẻ chỉ được chuyển một thực phẩm. Khi bạn chuyển được thực phẩm về kho của
mình rồi thì trẻ thứ hai tiếp tục lên chơi. Cứ lần lượt như vậy đến hết thời gian.
Trong khi chuyển hàng, mà làm rơi thực phẩm hoặc bạn thứ nhất chưa mang về đến kho
mà bạn khác đã di chuyển hàng đều không được tính lần đó.
Sau mỗi lần chơi, cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả của mỗi đội chơi.
Lưu ý: Đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
12. Tìm Người Họ Hàng
Mục đích
- Trẻ nhận biết các loại thực phẩm cùng nhóm , biết một nhóm có nhiều thực phẩm khác
nhau.
- Phát triển khả năng quan sát và phản xạ nhanh.
Chuẩn bị
Lô tô dinh dưỡng có đủ thức ăn ở 4 nhóm dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, chất bột,
vitamin và muối khoáng), xắc xô.
Luật chơi
Chọn thực phẩm cùng nhóm theo yêu cầu của cô.

Cách chơi
Cô cho 10-16 trẻ lên chơi, mỗi trẻ tự chọn cho mình một thực phẩm cầm trên tay. Cho trẻ
đi xung quanh vòng tròn, cô đứng ở giữa lắc xắc xô đồng thời cầm một thực phẩm bất kì
trong 4 nhóm dinh dưỡng giơ lên và nói giá trị dinh dưỡng của nhóm thực phẩm đó. Trẻ ở
ngoài phải quan sát, nếu mình cầm thực phẩm cùng nhóm đó thì nhảy nhanh vào vòng tròn,
các bạn không cùng nhóm thực phẩm sẽ đứng ở ngoài. Cô dừng lắc xắc xô và cùng trẻ
kiểm tra, trẻ nào sai thì nghỉ một lần chơi.
Khi trẻ đã chơi thành thạo, cô cho một trẻ lên làm thay cô và tiếp tục trò chơi với các nhóm
thực phẩm khác.


Ví dụ: Cô giơ lô tô con cá thì các trẻ có lô tô vẽ con cá, con tôm, trứng, lợn, gà ... (giàu
chất đạm) sẽ giơ tay và nói: Thực phẩm giàu chất đạm, trẻ nhảy nhanh vào vòng tròn tìm
người họ hàng.
13. Đội Nào Nhanh
Mục đích
Trẻ biết thực hiện quy trình chế biến của một món ăn.
Chuẩn bị
Một số tranh vẽ về các bước chế biến của một số món ăn đơn giản (tranh bé tập làm nội
trợ).
Luật chơi
Trong cùng một thời gian, đội nào ghép được các tranh rời theo thứ tự đúng các bước chế
biến món ăn nhanh hơn, đội đó sẽ thắng.
Cách chơi
Trong cùng một thời gian, cô tổ chức cho 2 hoặc 3 đội cùng tham gia chơi. Mỗi đội sẽ cử 1
bạn lên chọn một rổ đựng các tranh rời về quy trình chế biến một món ăn. Đội nào ghép
nhanh và đúng sẽ thắng.
Ví dụ: Quy trình pha bột đậu.
+ Bỏ 2 thìa bột đậu.
+ Thêm 2 thìa đường.

+ Rót 2/3 nước chín để ấm.
+ Khuấy đều.
+ Uống.
14. Album Thực Phẩm
Mục đích
- Giúp trẻ nhận biết các nhóm thực phẩm.
Chuẩn bị
- Tạp chí, lịch cũ, tranh ảnh, bìa, sách báo cũ có tranh ảnh về các loại thực phẩm, keo (hồ
dán).
Cách chơi
- Cô trò chuyện với trẻ về những thực phẩm mà trẻ thích nhất. Cho trẻ chọn 1 thực phẩm,
sau đó cô chia trẻ thành các nhóm có cùng sở thích (trẻ thích ngô, sắn, đường,...) sẽ vào 1
nhóm, trẻ thích tôm, cua, cá thịt sẽ vào 1 nhóm...
- Cô chỉ cho mỗi nhóm 1 số tạp chí, lịch cũ, tranh ảnh, báo cũ, 1 tấm bìa để trẻ tự tìm thực
phẩm của nhóm mình cắt ra và dán 2 tờ đều.
- Cuối cùng cô cùng trẻ tập hợp các nhóm thực phẩm lại với nhau thành album thực phẩm
để ở góc học tập cho cả lớp cùng xem.


15. Tìm Những Hình Giống Nhau
Mục đích
- Giúp trẻ nhận biết và làm quen với các loại thực phẩm.
- Giúp trẻ phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ.
Chuẩn bị
- Thẻ bài lô tô có hình các loại thực phẩm như cá, cua, tôm, quả lê, xoài, chuối, cà
chua,...Mỗi loại thực phẩm có 2 lô tô giống nhau.
Luật chơi
- Trẻ lật 2 hình lô tô giống nhau sẽ được chơi tiếp, nếu lật 2 hình lô tô khác nhau thì phải
đặt úp thẻ lại và các bạn khác lên chơi.
- Bạn nào thu về nhiều thẻ nhất thì bạn đó thắng.

Cách chơi
- Cô xáo trộn đều các thẻ bài, úp tất cả lên mặt bàn, có thể xếp thành hàng hoặc xếp tùy ý.
Trẻ chơi đầu tiên lật thẻ bài, khi lật thẻ phải để cho người cùng chơi nhìn thấy hình, nếu
thấy 2 hình giống nhau thì được thu về và được quyền lật tiếp 2 thẻ tiếp theo cho đến khi
thấy 2 hình khác nhau thì phải đặt úp thẻ lại ngay vị trí cũ.
- Trẻ thứ hai lên chơi cũng lật lần lượt 2 thẻ sao cho có được 2 hình giống nhau. Trò chơi
được tiếp tục như thế đến khi tất cả các thẻ được thu về. Người thu về nhiều thẻ nhất là
người thắng cuộc.
16. Bé Ăn Gì Cho Răng Khỏe
Mục đích
Trẻ nhận biết những nhóm thực phẩm có lợi cho răng.
Chuẩn bị
- Các loại thực phẩm như trái cây, kẹo, bánh, đường, sữa, cà rốt, tôm, cua, cá, rau bắp cải...
- Hai khuôn mặt thỏ đang há miệng chờ ăn.
Luật chơi
Đội nào chọn đúng yêu cầu, nhanh và nhiều thực phẩm hơn, đội đó sẽ thắng cuộc.
Cách chơi
Chia trẻ tham gia chơi làm 3 đội. Khi trẻ nghe hiệu lệnh của người điều khiển, trẻ sẽ chọn
một trong nhiều loại thực phẩm có lợi cho răng và chạy lên cho thỏ ăn. Hết thời gian quy
định, đội nào chọn được nhiều thực phẩm đúng, có lợi cho răng thì đội đó thắng.
Ví dụ:
Các thực phẩm có lợi cho răng: trái cây, cà rốt, tôm, cua, cá ...
17. Chọn Thức Ăn Có Lợi Cho Răng


Mục đích
- Trẻ biết thức ăn nào có lợi cho răng và thức ăn nào có hại cho răng.
- Rèn luyện kĩ năng phân biệt, phân nhóm.
- Phát triển các cơ vận động và khả năng khéo léo khi vận động.
Chuẩn bị

- Các loại thực phẩm, trong đó có loại có lợi và có hại cho răng (hoặc tranh vẽ-lô tô làm
bằng bìa) và các loại thực phẩm khác.
- Các chướng ngại vật: vòng nhỏ hoặc hộp giấy...
- Rổ đựng thực phẩm hoặc bảng gắn lô tô.
Luật chơi
Đội nào lấy được nhiều thực phẩm và đúng yêu cầu trong thời gian quy định, đội đó thắng
cuộc.
Cách chơi
- Bốc thăm: Tất cả trẻ tham gia chơi được chia thành 2 đội. Một đội chọn thức ăn có lợi
cho răng, đội kia chọn thức ăn có hại cho răng.
Ví dụ:
Thực phẩm có lợi cho răng: cua, cá, bắp cải, sữa, trứng...
Thực phẩm có hại cho răng: khúc mía, sôcôla, đường, kẹo...
- Mỗi đội đứng thành 1 hàng dọc (2 đội có số trẻ bằng nhau), khi nghe hiệu lệnh, trẻ vượt
qua chướng ngại vật và đến chọn loại thực phẩm theo thẻ của đội mình, mang về bỏ vào rổ
rồi chạy về, đập vào tay bạn tiếp theo. Hết thời gian quy định, cô cho trẻ đếm số thực phẩm
mà mỗi đội lấy được theo đúng yêu cầu. Đội nào lấy được nhiều hơn, đội đó thắng.
18. Chọn Nhanh Thực Phẩm Cùng Nhóm
Mục đích
Trẻ nhận biết các loại rau, củ, quả, con vật và tác dụng của các loại rau, củ, quả, con vật
Chuẩn bị
Mỗi trẻ một rổ tranh lô tô về các loại thực phẩm như rau, củ, quả, con vật.
Luật chơi
Sau khi cô nói giá trị dinh dưỡng của một loại thực phẩm nào, trẻ phải tìm các loại thực
phẩm cùng nhóm với thực phẩm đó.
Cách chơi
Khi cô nói tên rau, củ, quả, con vật giàu chất dinh dưỡng gì thì trẻ phải chọn hết các tranh
cùng nhóm rau, củ, quả, con vật giàu chất dinh dưỡng đó. Trẻ nào chọn sai phải ra ngoài
một lần chơi. Ví dụ:
Cô nói: Quả giàu vitamin C, giúp cho da đẹp mịn màng, trẻ phải chọn đúng các loại cam,

chanh, bưởi, táo ...
Cô nói: Rau giàu vitamin và muối khoáng, trẻ chọn rau ngót, rau muống, mùng tơi ...
Cô nói: Thức ăn giàu chất đạm bổ dưỡng cơ thể, trẻ chọn thịt gà, thịt vịt, thịt lợn, thịt


chó ...
Cô nói: Thực phẩm giàu chất đạm và canxi giúp cứng xương, trẻ chọn cua, cá, ốc, tôm...
19. Tiếng Của Ai
Mục đích
Giúp phát triển các giác quan cho trẻ, khả năng phán đoán chính xác và góp phần phát triển
tư duy cho trẻ.
Chuẩn bị
Sân trường (bãi cỏ hoặc khoảng đất rộng).
Cách chơi
Trẻ tham gia chơi đứng thành một vòng tròn, cách nhau một cánh tay. Một trẻ bịt mắt đứng
giữa vòng tròn.
Khi có hiệu lệnh, trẻ đứng ở vòng tròn nhảy một chân (nhảy lò cò) di chuyển theo hình
vòng tròn. Khi nghe trẻ bị bịt mắt đứng ở giữa vỗ tay 3 tiếng, tất cả đều dừng lại. Trẻ bị bịt
mắt chỉ tay về bất cứ hướng nào, trúng phải bạn nào ở hướng đó, thì bạn đó chạy lại nắm
tay trẻ bị bịt mắt và chờ lệnh của trẻ bị bịt mắt.
Nếu trẻ bị bịt mắt hỏi "Con vịt kêu thế nào?", thì bạn đó phải trả lời "cạc, cạc, cạc ...". Sau
khi trả lời, trẻ trở về vị trí cũ và trẻ bị bịt mắt cần phải suy nghĩ và đoán xem bạn vừa trả
lời là ai.
Nếu trẻ đoán đúng, 2 trẻ sẽ đổi vị trí và vai trò cho nhau. Nếu đoán không đúng, trò chơi
lại tiến hành lần khác và không thay đổi trẻ bịt mắt.
20. Bé Tập Làm Họa Sĩ
Mục đích
- Trẻ nhận biết và gọi tên các bộ phận của cơ thể.
Chuẩn bị
- Giấy A3 hoặc bảng.

- Bút dạ hoặc sáp màu.
Luật chơi
- Người sau không được vẽ lại chi tiết mà người trước đã vẽ.
- Trong cùng một thời gian (1 phút), đội nào vẽ được nhiều bộ phận, hoàn thành sớm hơn
và đẹp hơn, đội đó thắng cuộc.
Cách chơi
Chia trẻ thành 2-4 đội, số trẻ mỗi đội như nhau. Các đội đứng xếp hàng dọc tại vạch xuất
phát (vạch xuất phát cách bảng 5-7m, tùy độ tuổi).
Người điều khiển vẽ lên bảng hình mặt người nhưng thiếu các chi tiết. Trẻ có nhiệm vụ vẽ
tiếp các bộ phận khác. Khi người điều khiển hô "Bắt đầu", trẻ đầu tiên chạy lên bảng của
đội mình vẽ một chi tiết (Ví dụ: mắt). Sau đó, trẻ cầm bút chạy về trao cho trẻ thứ hai, rồi


×