Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Học thuyết mác về hình thái kinh tế xã hội con đường cổ sinh học và con đường bào thai học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.17 KB, 9 trang )

Nhóm 01 – Dân sự - CH23NC – A1

MỤC LỤC

1


Nhóm 01 – Dân sự - CH23NC – A1

I. MỞ ĐẦU
Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội không chỉ xác định các yếu tố cấu
thành hình thái kinh tế - xã hội (lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng), mà còn xem xét xã hội trong quá trình biến đổi và phát triển không
ngừng. Con đường cổ sinh học và con đường bào thai học đóng những vai trò khác
nhau trong sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia khác nhau, và
thực tế đã chứng minh điều đó.
II. NỘI DUNG
1. Con đường cổ sinh học và con đường bào thai học
Con đường cổ sinh học là con đường tuần tự, tiến hóa, là con đường của loài
con đường của loài. Con đường bào thai học là con đường của cá thể, là con đường
rút gọn của loài. Con đường cổ sinh học có thể kéo dài hàng tỷ năm nhưng đi theo
con đường bào thai học thì có thể rút gọn, bỏ qua nhiều giai đoạn.
Cả hai con đường trên đều có vai trò quan trọng, không chỉ trong sự phát triển
tự nhiên mà cả xã hội. Không có con đường cổ sinh học thì không có con đường bào
thai học, còn con đường bào thai học giúp cho sự phát triển trên được rút ngắn đi rất
nhiều lần, nó đóng vai trò quan trọng trong sự vận động phát triển kinh tế xã hội của
các quốc gia trong thời đại ngày nay.

2. Thực tế hai con đường trong sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển
nối tiếp nhau từ thấp đến cao. Tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế -



2


Nhóm 01 – Dân sự - CH23NC – A1

xã hội. Sự vận động thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử đều
do tác động của các quy luật khách quan, đó là quá trình lịch sử tự nhiên của xã hội.
Hình thái kinh tế – xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt không ngừng tác
động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã
hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy
luật xã hội khác. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà các hình thái
kinh tế – xã hội vận động phát triển từ thấp đến cao. Nguồn gốc sâu xa của sự vận
động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chính sự phát
triển của lực lượng sản xuất đã quyết định, làm thay đổi quan hệ sản xuất. Đến lượt
mình, quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi theo, và do
đó mà hình thái kinh tế – xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế – xã hội mới
cao hơn, tiến bộ hơn.
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì trong lịch sử loài người đã và sẽ tuần tự xuất
hiện 05 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao đó là: cộng sản nguyên thủy, chiếm
hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và quá độ sang xã hội chủ nghĩa – giai đoạn
đầu của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa (được xem xét đầy đủ theo con
đường cổ sinh học). Ví dụ, các nước Ý, Đức, Hy Lạp, trong quá trình phát triển của
mình, các nước này đã phát triển qua các hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ
đến hình thái kinh tế - xã hội phong kiến đến hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ
nghĩa. Việc vận động, phát triển theo tuần tự từ thấp đến cao, không bỏ qua hình thái
kinh tế nào người ta gọi là sự phát triển hình thái kinh tế xã hội theo con đường cổ
sinh học.
Mặc dù chỉ ra một cách sâu sắc sự thay thế nhau liên tục của các hình thái kinh

tế - xã hội như một tiến trình lịch sử - tự nhiên, nhưng C. Mác và Ph. Ăng-ghen, cũng
đã dự báo khả năng bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đối với một số nước trong những
điều kiện lịch sử cụ thể. Thật vậy, trong Lời tựa cho Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
(viết cho bản tiếng Nga năm 1882), C. Mác nói rằng: “Bây giờ, thử hỏi công xã Nga,
3


Nhóm 01 – Dân sự - CH23NC – A1

các hình thức thật ra đã bị phá hoại ghê gớm ấy của chế độ công hữu ruộng đất
nguyên thủy, có thể chuyển thẳng sang hình thức cao, hình thức công hữu cộng sản
chủ nghĩa được không? Hay là, trái lại, trước hết nó cũng phải trải qua cái quá trình
tan rã giống như quá trình mà tiến trình lịch sử của phương Tây phải trải qua?
Ph. Ăng-ghen trong tác phẩm Sách báo của giới lưu vong khẳng định rằng:
“Liệu sở hữu công xã có thể dùng làm điểm xuất phát của một hoạt động dân tộc bỏ
qua toàn bộ thời kỳ tư bản chủ nghĩa để lập tức biến chủ nghĩa cộng sản nông dân
Nga thành chế độ sở hữu công cộng xã hội chủ nghĩa hiện đại về mặt tư liệu sản
xuất..., được hay không?... Thắng lợi của giai cấp vô sản Tây Âu đối với giai cấp tư
sản và gắn liền với điều đó, việc thay thế nền sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng nền sản
xuất do xã hội quản lý, - đó là điều kiện tiên quyết tất yếu để nâng công xã lên cùng
một trình độ phát triển như vậy”.

Phát triển tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin khẳng định: “Đối
với các dân tộc lạc hậu hiện nay đang trên con đường giải phóng và sau chiến tranh
đã có một bước tiến bộ, mà khẳng định rằng nền kinh tế quốc dân của những dân tộc
đó nhất định phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, chúng ta có cho
như vậy là đúng hay không? Chúng tôi cho rằng không đúng... Quốc tế cộng sản còn
phải xác định và chứng minh trên lý luận cho một nguyên tắc đó là: với sự giúp đơ
của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xôviết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không
phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.


4


Nhóm 01 – Dân sự - CH23NC – A1

Sự tác động của các quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế - xã hội
phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao – đó là con đường phát triển chung của nhân
loại. Song, con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy
luật chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự nhiên, về chính trị, về truyền
thống văn hoá, điều kiện quốc tế v.v... Chính vì vậy, lịch sử phát triển của nhân loại
hết sức phong phú và đa dạng. Xét từng quốc gia, dân tộc thì do những đặc điểm về
lịch sử không phải quốc gia nào cũng phải trải qua tất cả các hình thái kinh tế xã hội
theo một sơ đồ chung, điển hình các quốc gia Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam,…lại phát
triển theo con đường bỏ qua một hoặc vài hình thái kinh tế xã hội (xem xét sự phát
triển hình thái kinh tế xã hội của các quốc gia này theo con đường bào thai học).

5


Nhóm 01 – Dân sự - CH23NC – A1

Việt Nam là một quốc gia tiêu biểu cho con đường bào thai học. Trong quá
trình phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, Việt Nam không trải qua hình thái
chiếm hữu nô lệ và tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Song, không
qua tư bản chủ nghĩa không có nghĩa là vứt bỏ, là phủ định sạch trơn mọi thành tựu
của văn hóa và văn minh, mọi tiến bộ khoa học - kỹ thuật mà loài người đã đạt được
trong tư bản chủ nghĩa. Đảng và nhà nước nhận thấy chúng ta có thể kế thừa những
kinh nghiệm phát triển của những quốc gia đi trước, thực hiện chiến lược “đi tắt, đón
đầu”, chúng ta có đủ khả năng về kinh nghiệm và bản lĩnh để tiến thẳng lên chủ nghĩa

xã hội mà không nhất thiết phải tuần tự phát triển theo các hình thái kinh tế xã hội

Song điều đó khiến chúng ta gặp không ít khó khăn, vì nếu theo tuần tự phát
triển mới có thể tạo dựng được cơ sở vật chất đầy đủ nhằm tiến tới một xã hội mới

6


Nhóm 01 – Dân sự - CH23NC – A1

hoàn thiện hơn. Bởi vậy con đường trực tiếp lên xã hội chủ nghĩa là không có khả
năng, nhưng con đường phát triển rút ngắn theo cách gián tiếp là quá độ lên chủ nghĩa
xã hội là con đường hiện thực. Do toàn bộ những điều kiện khách quan và chủ quan
quy định, Việt Nam thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội “bỏ qua” chế độ tư bản chủ
nghĩa là một tất yếu. Nhưng để thực hiện thành công chúng ta cần phải chú ý những
vấn đề cơ bản là: phải nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan. Có
quan niệm đúng đắn về vấn đề “bỏ qua”. Có chủ trương thực hiện đúng đắn. Phát huy
được đầy đủ các nhân tố chủ quan. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần phải thấy
rõ việc lựa con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở
nước ta như là một quá trình lịch sử – tự nhiên; Phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển
kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội; Xây dựng và phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đảng cộng sản Việt Nam là một nhân tố có vai
trò quyết định đối với việc thúc đẩy sự phát triển nhanh của đất nước theo con đường
xã hội chủ nghĩa, chúng ta có cơ sở khoa học để tin tưởng rằng con đường quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường hợp với quy luật và có
khả năng thực hiện. Việt Nam hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,
sau đó lãnh đạo nhân dân tiến hành đổi mới.

7



Nhóm 01 – Dân sự - CH23NC – A1

III. KẾT LUẬN
Như vậy, dựa vào thực tế lịch sử cho thấy khả năng “phát triển rút ngắn” là
hoàn toàn phù hợp với quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh
tế xã hội. Con đường bào thai học đóng vai trò trực tiếp và quan trọng trong tình hình
phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia ngày nay, nhưng không vì thế mà vai trò
chủ đạo của con đường cổ sinh học bị mất đi. Mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã
và đang vận dụng những con đường này để có thể phát triển một cách nhanh nhất, đến
hình thái phát triển xã hội cao hơn.

8


Nhóm 01 – Dân sự - CH23NC – A1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và
nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nhà xuất bản Đại học sư
phạm.
Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc
gia;
Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia, Giáo trình triết

học Mác – Lê nin, Nxb. Chính trị quốc gia, 2013

9



×