Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức và mối quan hệ giữa chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.03 KB, 11 trang )

A. MỞ ĐẦU
Hoạt động nhận thức là hoạt động phản ánh sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan. Có thể nói nhờ có hoạt động nhận thức mà con người làm chủ được tự
nhiên, làm chủ được xã hội và làm chủ được chính bản thân mình. Quan niệm về
nhận thức, quá trình nhận thức và bản chất và bản chất của nhận thức, trong lịch sử
triết học từ trước đến nay đã xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau hết sức phong
phú và đa dạng. Tuy nhiên, những quan điểm này phần lớn đều mắc phải những sai
lầm, phiến diện khi nhìn nhận về nhận thức. Kế thừa, sửa chữa và phát triển những
quan điểm sai lầm về nhận thức của các nhà triết học đi trước, chủ nghĩa duy vật
biện chứng đã có quan điểm đúng đắn về các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận
thức và mối quan hệ giữa chúng. Để tìm rõ hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng
em xin lựa chọn đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về các
giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức và mối quan hệ giữa chúng”.
B. NỘI DUNG
I.
Khái quát chung các quan điểm về nhận thức trong lịch sử hình
thành và phát triển triết học
1. Khái quát chung về nhận thức
Lý luận nhận thức được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của con
người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về con đường, phương
pháp nhận thức…Từ trước đến nay, vấn đề nhận thức luôn là một trong những bộ
phận cơ bản của khoa học triết học. Tất cả các trào lưu triết học đều xuất phát từ
thế giới quan của mình để đưa ra những hệ thống quan điểm nhất định về vấn đề
nhận thức.
Khi trình bày quan niệm về nhận thức, trong lịch sử triết học đã xuất hiện
nhiều quan niệm khác nhau. Nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rất
phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ, vòng khâu và hình thức khác nhau.
1


Song đây chính là con đường biện chứng của quá trình nhận thức: “đi từ trực quan


sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Với việc
đưa nội dung này vào lý luận nhận thức, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác –
Lênin đã tạo nên một bước chuyển biến trong triết học nói chung và trong nhận
thức nói riêng.
2. Quan điểm về nhận thức của một số trào lưu triết học trước Mác
Quan niệm về nhận thức, quá trình nhận thức và bản chất của nhận thức
trong quá trình nhận thức và bản chất của nhận thức, trong lịch sử triết học từ trước
đến nay đã xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau hết sức phong phú và đa dạng.
Có thể nói, mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học, tức vấn đề mối
quan hệ giữa tư duy và tồn tại, vật chất và ý thức là điểm xuất phát của lý luận
nhận thức.
Những người theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng ý thức con người là
tồn tại thực tế còn sự vật, hiện tượng và quá trình của thế giới chỉ có trong cảm
giác, trong khái niệm của chủ thể, trong cái tôi, do ý thức sinh ra. Xuất phát từ chỗ
phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, chủ nghĩa duy tâm khách
quan coi nhận thức là sự "hồi tưởng lại" của linh hồn bất tử về "thế giới các ý
niệm" hoặc là sự "tự ý thức về mình của ý niệm tuyệt đối". Nói chung, những người
theo chủ nghĩa duy tâm xuất phát từ sự công nhận ý thức là tính thứ nhất, vật chất
là tính thứ hai, đều cho rằng ý thức sản sinh ra vật chất.
Khác với chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan,
những người theo thuyết hoài nghi coi nhận thức là trạng thái hoài nghi về sự vật
và biến sự nghi ngờ về tính xác thực của tri thức thành một nguyên tắc của nhận
thức. Đến thời kỳ cận đại, khuynh hướng này phủ nhận khả năng nhận thức của

2


con người. Họ cho rằng con người chỉ nhận thức được các thuộc tính bề ngoài, còn
bản chất bên trong của sự vật thì không thể nhận thức được.
Kể cả chủ nghĩa duy vật của Phơ - bách, một chủ nghĩa duy vật được C.Mác

và Ăngghen đánh giá rất cao cũng không thoát khỏi những quan niệm phiếm diện,
hẹp hòi về nhận thức. Chính vì vậy mà trong "Luận cương về Phơ – bách”, C. Mác
đã nêu lên một nhận định có tính tổng kết về hạn chế của chủ nghĩa duy vật và triết
học trước đó về nhận thức rằng: "Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy
vật từ trước tới nay - kể cả chủ nghĩa duy vật của Phơ - bách là sự vật, hiện thực
khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm
giác của con người, là thực tiễn, không nhận thức được về mặt chủ quan".
Đối với các quan điểm trên, chủ nghĩa duy vật thừa nhận khả năng nhận thức
của con người và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu
óc của con người. Tuy nhiên do hạn chế bởi tính trực quan, siêu hình nên chủ nghĩa
duy vật trước Mác đã coi nhận thức là sự phản ánh trực quan, là bản sao chép
nguyên xi trạng thái bất động của sự vật. Họ chưa thấy được vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức.
Như vậy có thể nói, tất cả các trào lưu triết học trước Mác – Lê Nin đều
quan niệm sai lầm hoặc phiến diện về nhận thức, những vấn đề về lý luận nhận
thức chưa được giải quyết một cách khoa học, đặc biệt chưa thấy được vai trò của
thực tiễn đối với nhận thức.
3. Quan điểm về nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã tạo ra cuộc cách mạng trong
lý luận nhận thức. Bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý, phát triển một cách sáng
tạo và được chứng minh bằng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, của thực

3


tiễn xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết biện chứng duy vật
về nhận thức. Học thuyết này ra đời dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với cảm giác,
tư duy và ý thức của con người.
Hai là, thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người. Không có

cái gì là không thể nhận thức được, mà chỉ có cái con người chưa nhận thức được
nhưng sẽ nhận thức được. Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan
bởi con người, là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc con người về hiện thực
khách quan. Thế giới vật chất tồn tại khách quan ở ngoài độc lập với ý thức con
người, tác động vào các giác quan sinh ra cảm giác, từ đó hình thành ý thức.
Ba là, nhận thức không phải là một hành động tức thời, đơn giản, máy móc
và thụ động, mà là một quá trình biện chứng tích cực, tự giác và sáng tạo. Quá
trình phản ánh ấy diễn ra theo con đường “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Đó cũng chính là quá trình nhận thức
đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, đi từ hiện tượng đến bản chất và
từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.
Bốn là, coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là
động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
Dựa trên những nguyên tắc cơ bản đó, chủ nghĩa duy vậy biện chứng khẳng
định: nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế
giới khách quan vào trong đầu óc của con người trên cơ sở thực tiễn.

4


II.

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về các giai đoạn cơ bản
của quá trình nhận thức và mối quan hệ giữa chúng.
1. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về các giai đoạn cơ bản
của quá trình nhận thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi nhận thức không phải là sự phản ánh giản

đơn, thụ động, mà là một quá trình gắn liền với hoạt động thực tiễn. Quá trình đó
đã được Lênin chỉ ra như sau:

"Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức
hiện thực khách quan".
Theo Lênin, quá trình nhận thức trải qua hai giai đoạn là nhận thức cảm tính
(trực quan sinh động) và nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng).
a. Giai đoạn nhận thức cảm tính (còn gọi là trực quan sinh động)
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Nhận thức
cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người. Trong đó con
người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến
giác quan của họ. Ở giai đoạn này tri thức mang tính hiện tượng, bề ngoài, chưa đi
sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng nhưng là cơ sở cho giai đoạn nhận thức cao
hơn. Giai đoạn nhận thức cảm tính có các hình thức: cảm giác, tri giác và biểu
tượng.
Cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện
tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm
giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hóa những năng
lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố của ý thức. Chính vì thế mà Lênin đã
viết: "Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan". Nếu dừng lại ở
cảm giác thì con người mới hiểu được thuộc tính cụ thể, riêng lẻ của sự vật. Điều
5


đó chưa đủ; bởi vì, muốn hiểu biết bản chất của sự vật phải nắm được một cách
tương đối trọn vẹn sự vật. Vì vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao
hơn.
Tri giác là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật đó đang trực tiếp
tác động vào các giác quan. Tri giác nảy sinh dựa trên cơ sở của cảm giác, là sự
tổng hợp của nhiều cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức
cao hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn về sự vật. Trong tri giác chứa đựng cả những
thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Trong khi đó,

nhận thức đòi hỏi phải phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu là thuộc tính
không đặc trưng và phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó không còn trực tiếp tác
động lên cơ quan cảm giác con người. Do vậy nhận thức phải vươn lên hình thức
nhận thức cao hơn.
Biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn
nhận thức cảm tính. Đó là hình ảnh có tính đặc trưng và tương đối hoàn chỉnh còn
lưu lại trong bộ óc người về sự vật khi sự vật đó không còn trực tiếp tác động vào
các giác quan. Biểu tượng được hình thành nhờ sự phối hợp, bổ sung lẫn cho nhau
của các giác quan nhưng đã có sự tham gia của các yếu tố phân tích, tổng hợp và ít
nhiều mang tính chất trừu tượng hóa. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực
tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Hạn chế của nó là chưa khẳng định được
những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc
phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.
Như vậy cảm giác, tri giác và biểu tượng là những giai đoạn kế tiếp nhau của
hình thức nhận thức cảm tính. Trong nhận thức cảm tính đã tồn tại cả cái bản chất
lẫn không bản chất, cả cái tất yếu và ngẫu nhiên, cả cái bên trong lẫn bên ngoài về
sự vật. Nhưng ở đây, con người chưa phân biệt được cái gì là bản chất với không
bản chất, đâu là tất yếu với ngẫu nhiên, đâu là cái bên trong với cái bên ngoài. Yêu
6


cầu của nhận thức đòi hỏi phải tách ra và nắm lấy cái bản chất, tất yếu, bên trong,
chỉ có chúng mới có vai trò quan trọng cho hoạt động thực tiễn và nhận thức của
con người. Do đó, nếu dừng lại ở nhận thức cảm tính sẽ gặp phải mâu thuẫn giữa
một bên là thực trạng chưa phân biệt được đâu là cái bản chất, tất yếu, bên trong,
đâu là cái không bản chất, ngẫu nhiên bên ngoài với một nhu cầu tất yếu phải phân
biệt được những cái đó thì con người mới có thể nắm được quy luật vận động và
phát triển của sự vật. Khi giải quyết mâu thuẫn ấy, nhận thức sẽ vượt lên một trình
độ mới, cao hơn về chất, đó là tư duy trừu tượng (còn gọi là nhận thức lý tính).
b. Giai đoạn nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng)

Giai đoạn nhận thức lý tính là giai đoạn tiếp theo của quá trình nhận thức, là
mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người phản ánh những thuộc tính
bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hiện thực khách quan một cách
gián tiếp. Nhờ các thao tác này mà quá trình nhận thức tách khỏi đối tượng nhưng
vẫn bảo đảm tính chân lý của tri thức. Giai đoạn này có các hình thức: khái niệm,
phán đoán, suy lý.
Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc
tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng
hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay một lớp sự vật. Vì vậy, các
khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác
động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. Nó chẳng những
rất linh động, mềm dẻo mà còn là "điểm nút" của quá trình tư duy trừu tượng, là cơ
sở để hình thành phán đoán. Ví dụ: khái niệm dân tộc có nhiều nghĩa, trong đó có
hai nghĩa chính: nghĩa rộng và nghĩa hẹp (nghĩa khoa học, hiện đại). Theo nghĩa
rộng dân tộc là khái niệm dùng để chỉ các tộc người. Theo nghĩa hẹp, dân tộc là
hình thức cộng đồng người ổn định, bền vững, được hình thành trong lịch sử lâu

7


dài, trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, về lãnh thổ, về kinh tế và về văn hoá biểu
hiện trong tâm lý, tính cách dân tộc.
Phán đoán là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để
khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng. Ví
dụ câu: "Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng" là một phán đoán. Bởi vì ở đó
có sự liên kết khái niệm "dân tộc Việt Nam" với khái niệm "anh hùng". Sự liên kết
ấy khẳng định thuộc tính "anh hùng" trong dân tộc Việt Nam.
Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được phân chia làm ba
loại là phán đoán đơn nhất (ví dụ: đồng dẫn điện), phán đoán đặc thù (ví dụ: đồng
là kim loại) và phán đoán phổ biến (ví dụ: mọi kim loại đều dẫn điện). Phán đoán

phổ biến là hình thức thể hiện sự bao quát rộng lớn nhất về đối tượng.
Nếu chỉ dừng lại ở phán đoán thì nhận thức chỉ mới biết được mối liên hệ
giữa cái đơn nhất với cái phổ biến, chưa biết được giữa cái đơn nhất trong phán
đoán này với cái đơn nhất trong phán đoán kia và chưa biết được mối quan hệ giữa
cái đặc thù với cái đơn nhất và cái phổ biến. Chẳng hạn qua các phán đoán thí dụ
nêu trên ta chưa thể biết ngoài đặc tính dẫn điện giống nhau thì giữa đồng với các
kim loại khác còn có các thuộc tính giống nhau nào khác nữa. Để khắc phục hạn
chế đó, nhận thức lý tính phải vươn lên hình thức nhận thức suy luận.
Suy lý là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra
tri thức mới bằng phán đoán mới. Ví dụ, nếu liên kết phán đoán "Kim loại thì dẫn
điện" với phán đoán "Sắt là kim loại" ta rút ra được một phán đoán mới là "Sắt dẫn
điện". Điều kiện để có bất cứ một suy lý nào là phải trên cơ sở những tri thức đã có
dưới dạng những phán đoán, đồng thời tuân theo quy tắc logic của các loại hình
suy luận: Suy luận quy nạp (đi từ cái riêng đến cái chung), suy luận diễn dịch (đi từ
cái chung đến cái riêng, cái cụ thể). Tính chân thực của phán đoán kết luận phụ

8


thuộc vào tính chân thực của phán đoán tiền đề cũng như tính hợp quy luật của quá
trình suy luận.
2. Mối quan hệ giữa các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức theo

quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn cơ bản
của quá trình nhận thức, hợp thành chu trình nhận thức. Trên thực tế, chúng thường
diễn ra đan xen vào nhau trong một quá trình nhận thức; song chúng có những
nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Mối quan hệ giữa hai giai đoạn cơ bản quá trình
nhận thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là có sự thống nhất, có
sự khác biệt nhưng không tách biệt , có mối quan hệ chặt chẽ và bổ trợ lẫn nhau

Hai giai đoạn nhận thức này có sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất của cả
hai giai đoạn nhận thức này thể hiện ở việc chúng đều nhằm mục đích phục vụ cho
việc nhận thức ngày càng sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Chúng đều cùng phản ánh
thế giới vật chất, có cùng cơ sở sinh lý duy nhất là hệ thần kinh của con người và
đều cùng chịu sự chi phối của thực tiễn xã hội.
Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ
chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý
tính. Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự
vật. Nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý
tính. Lê Nin nói: “không có cảm giác thì không có quá trình nhận thức nào cả”.
Nhận thức lý tính phải dựa trên nhận thức cảm tính, gắn chặt với nhận thức cảm
tính, thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính. Dù nhận thức lý tính có trừu tượng và
khái quát đến đâu thì nội dung của nó cũng chứa đựng các thành phần của nhận
thức cảm tính. Bởi vì nhận thức cảm tính phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các
giác quan của chủ thể nhận thức, phản ánh bề ngoài phản ánh cả cái tất nhiên và
ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất. Những nhận thức này đã trở thành
9


nguyên liệu cho nhận thức lý tính trong quá trình nhận thức đối với sự vật, hiện
tượng đi sâu vào bản chất. Ngược lại, nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm
tính làm cho nhận thức cảm tính tinh vi, nhạy bén và chính xác hơn. Nhận thức
cảm tính chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu
bên trong của sự vật mà chỉ nhận thức được những phản ảnh bề ngoài. Khi quá
trình nhận thức lặp lại với nhiều sự vật, hiện tượng qua quá trình cảm tính và lý
tính, dần dần sẽ khiến nhận thức cảm tính trở nên nhạy bén hơn đối với từng sự
vật, hiện tượng nhất định.
Tuy nhiên, giữa nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính có sự khác nhau để
chúng ta có thể phân biệt được hai giai đoạn này, đó là nhận thức cảm tính là giai
đoạn thấp, là cơ sở của nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính là sự phản ánh mang

tính chất trực quan, chưa có sự khái quát hóa, hệ thống hóa. Ngược lại, nhận thức
lý tính là giai đoạn cao, phản ánh khách thể một cách gián tiếp, khái quát đem lại
những tri thức về bản chất và quy luật của khách thể. Nhận thức lý tính giúp cho
nhận thức cảm tính chính xác hơn.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý của các học thuyết đã có, khái
quát các thành tự khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết
biện chứng duy vật về ý thức. Học thuyết này ra đời đã tạo ra một cuộc cách mạng
trong lý luận nhận thức vì đã xây dựng được những quan điểm khoa học đúng đắn
về bản chất của nhận thức và các giai đoạn của nhận thức. Việc tìm hiểu và nghiên
cứu về các giai đoạn nhận thức và mối quan hệ giữa chung theo quan điểm duy vật
biện chứng có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận, giúp chúng ta nắm
được quy luật khách quan của quá trình nhận thức đồng thời đây cũng chính là
phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn.
D.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
10


1. Giáo trình triết học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB. Lao động – Xã hội, Hà
Nội, 2005;
2. V.I.Lênin.Sđd.,t.29, tr.192-193;
3. o/2014/03/thuyet-bat-kha-tri-la-gi.html
4. />
11




×