Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

khaùc bieät thu nhaäp cuûa hoä troàng thanh long vaø hoä troàng luùa ôû huyeän haøm thuaän baéc tænh bình thuaän

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 108 trang )

BỢ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỚ HỜ CHÍ MINH
-------------------------------------------------

NGUYỄN NGỌC ANH

KHÁC BIỆT THU NHẬP CỦA HỘ TRỒNG THANH LONG
VÀ HỘ TRỒNG LÚA Ở HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
TỈNH BÌNH THUẬN

Chun ngành
Mã sớ chun ngành

: Kinh tế học
: 60 03 01 01

ḶN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Minh Hà

Thành phớ Hồ Chí Minh, năm 2015


iii
TÓM TẮT

Đề tài “Khác biệt thu nhập của hộ trồng thanh long và hộ trồng lúa ở
huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận” nhằm phân tích các yếu tố tác động
đến thu nhập của hộ gia đình trồng thanh long, phân tích các yếu tố tác động đến thu
nhập của hộ gia đình trồng lúa, tìm ra sự khác biệt trong thu nhập của hộ từ việc


trồng thanh long và thu nhập của hộ từ việc trồng lúa, từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm cải thiện thu nhập của hộ trồng thanh long và hộ trồng lúa ở huyện Hàm
Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận; đồng thời làm giảm sự khác biệt trong thu nhập của hộ
từ việc trồng thanh long và thu nhập của hộ từ việc trồng lúa; góp phần phát triển
kinh tế xã hội ở địa phương.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức. Kỹ thuật thảo luận nhóm, phỏng vấn ý kiến chuyên gia được sử
dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến đề tài
nghiên cứu, là căn cứ quan trọng để đưa ra mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu chính
thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia
đình có trồng thanh long và hộ gia đình có trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu bằng
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh sách đã được biết trước, với kích
thước mẫu hợp lệ là 300 quan sát (150 quan sát đối với hộ trồng thanh long và 150
quan sát đối với hộ trồng lúa). Dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích thống kê
mô tả, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến và sử dụng kỹ thuật phân rã Oaxaca Blinder cho mô hình tuyến tính để tìm ra sự khác biệt thu nhập của hộ từ việc trồng
thanh long và thu nhập của hộ từ việc trồng lúa.
Kết quả nghiên cứu đã xác định 8 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ từ
việc trồng thanh long gồm: giới tính của chủ hộ; thành phần dân tộc của chủ hộ;
kinh nghiệm trồng thanh long của chủ hộ; tham gia hội đoàn thể; sử dụng phân hữu
cơ; diện tích đất trồng thanh long; số lao động trong hộ; vay vốn từ các định chế
chính thức. Đồng thời cũng đã xác định được 7 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ từ việc trồng lúa gồm: giới tính của chủ hộ; thành phần dân tộc của chủ hộ; kinh
nghiệm trồng lúa của chủ hộ; kiến thức khuyến nông của chủ hộ; tham gia hội đoàn


iv
thể; diện tích trồng lúa; vay vốn từ các định chế chính thức. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có sự khác biệt khá lớn giữa thu nhập của hộ từ việc trồng thanh long và thu
nhập của hộ từ việc trồng lúa.
Qua kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cho

hộ gia đình, chính quyền địa phương tham khảo để có những giải pháp cụ thể và
khả thi nhằm cải thiện thu nhập cho hộ gia đình trồng thanh long và hộ gia đình
trồng lúa ở huyện Hàm Thuận Bắc, làm giảm sự khác biệt trong thu nhập của hộ từ
việc trồng thanh long và thu nhập của hộ từ việc trồng lúa, góp phần phát triển kinh
tế xã hội ở địa phương.


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. xiii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Lý do nghiên cứu .................................................................................................. 1
1.2. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.5. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4
1.6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 6
1.8. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ......................................................................... 6
1.9. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................... 8
2.1. Các khái niệm ....................................................................................................... 8

2.2. Các mô hình lý thuyết có liên quan .................................................................... 10
2.2.1. Lý thuyết về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp .............................. 10
2.2.2. Lý thuyết về thu nhập .............................................................................. 11


vi
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình từ sản xuất nông nghiệp .. 12
2.3.1. Các yếu tố liên quan đến chủ hộ ............................................................ 12
2.3.2. Yếu tố liên quan đến hộ gia đình ............................................................ 15
2.3.3. Yếu tố liên quan đến kỹ thuật trồng trọt ................................................. 16
2.3.4. Yếu tố liên quan đến chính sách ............................................................. 16
2.4. Tổng quan các nghiên cứu trước ........................................................................ 17
2.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước .................................................................... 17
2.4.2. Các nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam .................................................. 18
2.5. So sánh sự giống và khác nhau giữa nghiên cứu của tác giả với các nghiên
cứu trước ........................................................................................................... 19
2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................... 20
2.7. Tóm tắt chương 2 .............................................................................................. 22
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................... 23
3.1. Tổng quan về kinh tế xã hội của huyện Hàm Thuận Bắc .................................. 23
3.2. Thực trạng trồng thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc ...................................... 25
3.2.1. Giới thiệu về cây thanh long................................................................... 25
3.2.2. Diện tích thanh long ............................................................................... 26
3.3. Tình hình sản xuất lúa ở huyện Hàm Thuận Bắc ............................................... 26
3.4. Tóm tắt chương 3 .............................................................................................. 28
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 29
4.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 29
4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 31
4.3. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 33
4.4. Phương pháp phân rã Oaxaca – Blinder ............................................................. 40

4.5. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 42


vii
4.5.1. Nguồn dữ liệu thu thập ........................................................................... 42
4.5.2. Phương pháp chọn mẫu và xác định kích thước mẫu ............................ 42
4.5.3. Mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 43
4.5.4. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 44
4.6. Tóm tắt chương 4 ............................................................................................... 44
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................... 45
5.1. Kết quả nghiên cứu định lượng .......................................................................... 45
5.1.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ................................................. 45
5.1.2. Phân tích tương quan và phân tích hồi quy mô hình các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ từ việc trồng thanh long ........................... 61
5.1.2.1. Kiểm định sự tương quan và mức độ phù hợp của mô hình
(Hộ trồng thanh long) ..................................................................... 61
5.1.2.2. Phân tích kết quả các biến trong mô hình hồi quy (Hộ trồng
thanh long) ...................................................................................... 65
5.1.3. Phân tích tương quan và phân tích hồi quy mô hình các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ từ việc trồng lúa .......................................... 70
5.1.3.1. Kiểm định sự tương quan và mức độ phù hợp của mô hình
(Hộ trồng lúa) ............................................................................... 70
5.1.3.2. Phân tích kết quả các biến trong mô hình hồi quy (Hộ trồng
lúa) ................................................................................................ 74
5.2. Sự khác biệt thu nhập của hộ từ việc trồng thanh long và thu nhập của hộ
từ việc trồng lúa .................................................................................................. 79
5.2.1. Ước lượng thu nhập trung bình của hộ trồng thanh long và hộ
trồng lúa ................................................................................................ 79
5.2.2. Sự đóng góp của mỗi biến đối với sự khác biệt về thu nhập giữa hộ
trồng thanh long và hộ trồng lúa........................................................... 80

5.2.2.1. Sự khác biệt do các đặc tính tạo ra (do các biến tạo ra) .............. 81


viii
5.2.2.2. Sự khác biệt do hệ số hồi quy được ước lượng và do sự phân
biệt đối xử .................................................................................... 82
5.3. Tóm tắt chương 5 ............................................................................................... 84
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................. 85
6.1. Kết luận .............................................................................................................. 85
6.2. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 86
6.3. Kiến nghị ............................................................................................................ 86
6.4. Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 92
Phụ lục ...................................................................................................................... 97


ix
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Các xã, thị trấn trong vùng nghiên cứu....................................................... 5
Bảng 3.1. Diện tích thanh long huyện Hàm Thuận Bắc qua các năm 2010-2014 .... 26
Bảng 3.2. Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa ở huyện Hàm Thuận Bắc qua
các năm 2010-2014 ................................................................................. 27
Bảng 4.1: Tóm tắt các biến trong mô hình và cơ sở chọn biến ................................. 34
Bảng 4.2: Mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 43
Bảng 5.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình phân tích các yếu tố tác
động đến thu nhập của hộ từ việc trồng thanh long................................. 45
Bảng 5.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình phân tích các yếu tố tác
động đến thu nhập của hộ từ việc trồng lúa ............................................. 46
Bảng 5.3: Quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng thanh long với giới tính của chủ

hộ ............................................................................................................. 48
Bảng 5.4: Mối quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng lúa với giới tính của chủ hộ..... 48
Bảng 5.5: Quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng thanh long với thành phần dân
tộc của chủ hộ .......................................................................................... 49
Bảng 5.6: Mối quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng lúa với thành phần dân tộc
của chủ hộ ................................................................................................ 49
Bảng 5.7: Mối quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng thanh long với trình độ học
vấn của chủ hộ ........................................................................................ 50
Bảng 5.8: Quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng lúa với trình độ học vấn của
chủ hộ....................................................................................................... 51
Bảng 5.9: Mối quan hệ giữa thu nhập với kinh nghiệm trồng thanh long của
chủ hộ....................................................................................................... 52
Bảng 5.10: Mối quan hệ giữa thu nhập với kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ ........ 52


x
Bảng 5.11: Quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng thanh long với kiến thức
khuyến nông của chủ hộ .......................................................................... 53
Bảng 5.12: Quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng lúa với kiến thức khuyến nông
của chủ hộ ................................................................................................ 54
Bảng 5.13: Quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng thanh long với việc tham gia
hội đoàn thể của chủ hộ ........................................................................... 54
Bảng 5.14: Quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng lúa với việc tham gia hội đoàn
thể của chủ hộ .......................................................................................... 55
Bảng 5.15: Quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng thanh long với việc sử dụng
phân hữu cơ.............................................................................................. 56
Bảng 5.16: Quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng lúa với việc sử dụng phân hữu
cơ.............................................................................................................. 56
Bảng 5.17: Quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng thanh long với quy mô diện
tích đất canh tác của hộ ............................................................................ 57

Bảng 5.18: Quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng lúa với quy mô diện tích đất
canh tác của hộ......................................................................................... 58
Bảng 5.19: Quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng thanh long với số lao động
trong hộ .................................................................................................... 58
Bảng 5.20: Quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng lúa với số lao động trong hộ ........ 59
Bảng 5.21: Quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng thanh long với việc vay vốn từ
các định chế chính thức ........................................................................... 60
Bảng 5.22: Quan hệ giữa thu nhập từ việc trồng lúa với việc vay vốn từ các
định chế chính thức .................................................................................. 61
Bảng 5.23: Hệ số tương quan (Hộ trồng thanh long) ................................................ 62
Bảng 5.24: Bảng kiểm tra hệ số VIF (Hộ trồng thanh long) ..................................... 63
Bảng 5.25: Chỉ số R2 điều chỉnh của mô hình (Hộ trồng thanh long) ...................... 64
Bảng 5.26: ANOVA (Hộ trồng thanh long) .............................................................. 64


xi
Bảng 5.27: Kết quả hồi quy của mô hình (Hộ trồng thanh long) .............................. 65
Bảng 5.28: Hệ số tương quan (Hộ trồng lúa) ............................................................ 71
Bảng 5.29: Bảng kiểm tra hệ số VIF (Hộ trồng lúa) ................................................. 72
Bảng 5.30: Chỉ số R2 điều chỉnh của mô hình (Hộ trồng lúa) .................................. 73
Bảng 5.31: ANOVA (Hộ trồng lúa) .......................................................................... 73
Bảng 5.32: Kết quả hồi quy của mô hình (Hộ trồng lúa) .......................................... 74
Bảng 5.33: So sánh mức độ tác động của các biến trong mô hình thu nhập của
hộ trồng thanh long và mô hình thu nhập của hộ trồng lúa ..................... 78
Bảng 5.34: So sánh giá trị trung bình của hộ trồng thanh long và hộ trồng lúa ....... 79
Bảng 5.35: Ước lượng thu nhập của hộ trồng thanh long và hộ trồng lúa và sự
khác biệt giữa 2 nhóm sau khi hồi quy .................................................... 80
Bảng 5.36: Sự khác biệt thu nhập giữa hộ trồng thanh long và hộ trồng lúa do
các biến tạo ra .......................................................................................... 81
Bảng 5.37: Sự khác biệt thu nhập do hệ số hồi quy được ước lượng và do sự

phân biệt đối xử giữa hộ trồng thanh long và hộ trồng lúa ..................... 82


xii
DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ từ việc trồng thanh long
và thu nhập của hộ từ việc trồng lúa. ......................................................... 21
Hình 3.1: Bản đồ ranh giới hành chính huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình
Thuận ......................................................................................................... 24
Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 30


xiii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GTTB

: Giá trị trung bình

Ha

: Héc ta

UBND

: Ủy ban nhân dân



1

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Nội dung chương mở đầu sẽ trình bày tổng quan về lý do nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu và kết cấu luận văn.
1.1. Lý do nghiên cứu
Hàm Thuận Bắc là huyện thuần nông của tỉnh Bình Thuận, sản xuất nông
nghiệp còn chiếm tỷ trộng lớn, thu nhập bình quân đầu người có xu hướng gia tăng
qua từng năm, tuy nhiên thu nhập của hộ nông dân nhìn chung vẫn còn thấp và chưa
ổn định. Song song với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, lãnh đạo huyện
Hàm Thuận Bắc luôn chú trọng đến các giải pháp nâng thu nhập cho hộ nông dân
bằng nhiều hình thức, trong đó có giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những
diện tích đất phù hợp cho từng loại cây trồng chủ lực của địa phương (Huyện ủy
Hàm Thuận Bắc, 2015).
Những năm qua, cây thanh long trồng tại Bình Thuận nói chung và tại huyện
Hàm Thuận Bắc nói riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, hiện nay, nông dân
nhiều nơi trong tỉnh đang chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng
cây thanh long, trong đó có huyện Hàm Thuận Bắc (Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt
Nam, 2014). Từ năm 2011 đến nay nhân dân trong huyện đã trồng mới 3.700 ha
thanh long, nâng tổng diện tích thanh long đã trồng từ trước đến nay lên 8.002 ha,
trong đó có hơn 6.000 ha đã cho thu hoạch (Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông
thôn huyện Hàm Thuận Bắc, 2014).
Thanh Long là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng, rất ngon, ngọt, dễ ăn, bảo
quản lâu, chế biến được nhiều sản phẩm, có trái quanh năm, có lợi cho sức khỏe đã
dễ dàng chiếm lĩnh thị trường. Hiện nay, trái thanh long không chỉ nổi tiếng ở Việt
Nam, mà còn được xuất khẩu sang thị trường thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan,
Hồng Kông, Mỹ… và được người tiêu dùng ở các thị trường này ưa chuộng. Tuy
nhiên, nếu đánh giá tổng quan về thực trạng sản xuất thanh long của huyện thì còn

rất nhiều khó khăn như: chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào ngày càng tăng, giá cả thị


2
trường chưa ổn định, kiến thức khuyến nông của hộ nông dân còn hạn chế, chủ yếu
tự nghiên cứu để có kinh nghiệm rồi truyền nhau; kênh tiêu thụ chưa hiệu quả, còn
mang tính tự phát; chưa có sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan có chức năng (Báo
điện tử Lao động, 2014).
Đối với cây lúa, mặc dù vẫn được xác định là cây trồng chủ lực, có lợi thế
của huyện trong những năm qua và định hướng tiếp theo trong giai đoạn 2015-2020,
tuy nhiên diện tích canh tác lúa giảm qua hàng năm, từ 9.700 ha năm 2011 xuống
còn 9.100 ha năm 2015, nguyên nhân giảm một phần là do sự hấp dẫn từ cây thanh
long. Đồng thời, một yếu tố khác không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, đó là
nước. Trong những năm qua, có sự quan tâm của nhà nước, hệ thống thủy lợi ở
huyện Hàm Thuận Bắc được đầu tư tăng thêm, tuy nhiên vẫn còn nhiều khu vực
chưa chủ động nước tưới, sản xuất lúa kém hiệu quả; còn những khu vực chủ động
nước tưới thì năng suất lúa vẫn còn thấp, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ trồng
lúa (Huyện ủy Hàm Thuận Bắc, 2015).
Trên một đơn vị diện tích, so với sản xuất lúa thì thu nhập từ việc trồng thanh
long cao gấp nhiều lần. Có thể nói, trong thời gian qua, bộ mặt nông thôn của huyện
ngày càng khởi sắc, hàng loạt nhà tranh vách lá đã được thay thế bằng những ngôi
nhà kiên cố khang trang, những ngôi biệt thự tiền tỷ. Tất cả đều dựa vào cây thanh
long.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng lại vướng chủ
trương chung của Chính phủ về vấn đề đảm bảo an ninh lương thực theo Nghị định
số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Mặc dù chính
quyền các cấp trong huyện đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, nhưng nông
dân vẫn tự phát chuyển đổi trái phép từ trồng lúa sang trồng cây thanh long trên đất
lúa. Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận cũng kiến nghị với Trung ương cho phép
nông dân địa phương chuyển những diện tích đất lúa kém hiệu quả, đang nằm xen

kẽ trong khu dân cư, trong vùng chuyên canh cây thanh long... sang trồng thanh
long. Bởi việc chuyển đổi ấy không ảnh hưởng đến chỉ tiêu đảm bảo lương thực mà
Chính phủ giao cho tỉnh Bình Thuận (Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, 2014).


3
Là người sống và làm việc trong vùng nghiên cứu, bản thân tôi luôn suy nghĩ
về vấn đề nâng cao mức sống của người nông dân. Tôi luôn tự hỏi: Tại sao một
huyện có nhiều tiềm năng như đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng,… nhưng kinh tế phát
triển còn chậm so với các địa phương khác trong tỉnh.
Vì những lý do trên và với nhận thức về tầm quan trọng của công tác giảm
nghèo, nâng thu nhập cho hộ nông dân, Đề tài: “Khác biệt thu nhập của hộ trồng
thanh long và hộ trồng lúa ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận” được
thực hiện.
1.2. Vấn đề nghiên cứu
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2011-2020, trong đó nâng cao thu nhập của hộ gia đình nông thôn là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm phải tập trung lãnh đạo thực hiện ở từng địa phương, đặc
biệt là với huyện thuần nông như huyện Hàm Thuận Bắc; chuyển đổi cơ cấu cây
trồng là một trong những giải pháp giúp người nông dân nâng cao thu nhập. Có
nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn như: Diện
tích đất sản xuất, thành phần dân tộc, trình độ học vấn, tỷ lệ người phụ thuộc, quy
mô hộ gia đình, nghề nghiệp, khả năng tiếp cận các nguồn lực… Đề tài này tập
trung nghiên cứu nhằm tìm ra sự khác biệt về thu nhập của hộ từ việc trồng thanh
long so với hộ từ việc trồng lúa, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ việc trồng lúa
và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ việc trồng thanh long của hộ nông dân.
Các giải pháp và chính sách mà huyện đã và đang triển khai có hiệu quả chưa? Cần
phải có những cơ chế chính sách và giải pháp nào? Qua đó, đề tài đưa ra một số gợi
ý về chính sách về chuyển đổi cây trồng (lúa - thanh long) và một số giải pháp về
nâng thu nhập cho hộ từ việc trồng thanh long và hộ từ việc trồng lúa, nhằm giúp

cho chính quyền địa phương thực thi các chính sách này ngày càng hiệu quả hơn
trong thời gian tới.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu nêu trên, đề tài đưa ra các mục tiêu sau:


4
- Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ việc trồng lúa của hộ và
các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ việc trồng thanh long của hộ thông qua công
tác thu thập, điều tra và phỏng vấn các hộ gia đình và kết quả xử lý số liệu từ các
mô hình kinh tế lượng.
- Chứng minh có sự khác biệt trong thu nhập của hộ từ việc trồng thanh long
so với hộ từ việc trồng lúa.
- Từ đó gợi ý, đề xuất một số giải pháp để cải thiện thu nhập của hộ từ việc
trồng thanh long và hộ từ việc trồng lúa.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập từ việc trồng thanh long của hộ?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập từ việc trồng lúa của hộ?
- Có sự khác biệt trong thu nhập giữa hộ từ việc trồng thanh long với hộ từ
việc trồng lúa?
- Giải pháp nào để cải thiện thu nhập của hộ từ việc trồng thanh long và hộ từ
việc trồng lúa?
1.5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thu nhập của các hộ gia đình từ việc trồng thanh
long và thu nhập của các hộ gia đình từ việc trồng lúa từ 03 năm trở lên (Không tính
những hộ vừa trồng thanh long vừa trồng lúa).
1.6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là 10 xã, thị trấn có diện tích sản xuất thanh long và diện

tích sản xuất lúa ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Cụ thể:


5

Bảng 1.1: Các xã, thị trấn trong vùng nghiên cứu
Xã, thị trấn

Thôn, khu phố

Số hộ

Thôn 3

974

Thôn 4

966

Thôn 4

521

Thôn 5

845

Phú Hòa


438

Phú Thành

523

Hội Nhơn

510

Bình An

546

Thuận Điền

556

Thôn 5

347

Phú Nhang

477

Đại Lộc

701


Thôn 3

549

Tầm Hưng

493

Phú Sơn

191

Lâm Thuận

233

Phú Hòa

810

Lâm Giang

605

Dân Hiệp

303

Dân Hòa


525

Hồng Sơn

Hàm Đức

Phú Long

Hàm Chính

Hàm Liêm

Hàm Hiệp

Ma Lâm

Hàm Phú

Hàm Trí

Thuận Hòa

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hàm Thuận Bắc)


6
1.7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu ban
đầu và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu ban đầu được thực hiện thông qua phương pháp định tính.

Phỏng vấn ý kiến chuyên gia nhằm giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến đề tài
nghiên cứu, làm căn cứ đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức và thiết kế bảng câu
hỏi trong nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp điều tra trực tiếp
các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu qua bảng câu hỏi được thiết kế trước, để tạo
lập dữ liệu sơ cấp. Từ đó tiến hành tổng hợp phân tích trên nền tảng thống kê mô tả,
mô hình hồi quy đa biến dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel và SPSS. Sử dụng
phương pháp phân rã Oaxaca - Blinder (1973) để tìm ra sự khác biệt thu nhập của
hộ từ việc trồng thanh long và thu nhập của hộ từ việc trồng lúa.
1.8. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Vận dụng các kiến thức về kinh tế học như kinh tế nông nghiệp, kinh tế phát
triển và các mô hình kinh tế lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ nông dân từ việc trồng thanh long và hộ nông dân từ việc trồng lúa tại địa
phương nghiên cứu. Trên cơ sở đó tìm ra được nhân tố nào có ảnh hưởng mạnh và
nhân tố nào ảnh hưởng ít đến biến phụ thuộc; các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác
biệt thu nhập của hộ từ việc trồng thanh long so với thu nhập của của hộ từ việc
trồng lúa. Từ đó đưa ra những gợi ý chính sách, giải pháp phát triển hiệu quả cây
thanh long và cây lúa ở địa phương trong thời gian đến, nhằm nâng cao thu nhập
của hộ từ việc trồng thanh long và thu nhập của hộ từ việc trồng lúa; đồng thời làm
giảm sự khác biệt trong thu nhập của hộ từ việc trồng thanh long và thu nhập của hộ
từ việc trồng lúa.
1.9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
bao gồm 6 chương như sau:


7
Chương 1: Mở đầu
Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý do nghiên cứu, vấn
đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên

cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết liên quan đến chi phí, thu
nhập. Nêu lại tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài. Từ đó, xác
định các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ từ việc trồng thanh long và thu nhập
của hộ từ việc trồng lúa, sự khác biệt thu nhập của hộ trong việc trồng thanh long so
với thu nhập của hộ trong việc trồng lúa.
Chương 3: Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Chương này sẽ trình bày tổng quát vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội của
huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận; tổng quan về tình hình trồng thanh long
và trồng lúa tại huyện Hàm Thuận Bắc.
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu trước và những đặc điểm của
địa bàn nghiên cứu, chương này sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình
nghiên cứu và nguồn dữ liệu cho mô hình nghiên cứu.
Chương 5: Phân tích kết quả nghiên cứu
Mô tả phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu, kết quả phân tích của mô hình
kinh tế lượng; xác định các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ từ việc trồng thanh
long và thu nhập của hộ từ việc trồng lúa; so sánh sự khác biệt thu nhập của hộ từ
việc trồng thanh long và thu nhập của hộ từ việc trồng lúa.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị chính sách
Tổng kết toàn bộ kết quả nghiên cứu, từ đó gợi ý chính sách đến thu nhập của
hộ từ việc trồng thanh long và thu nhập của hộ từ việc trồng lúa. Đồng thời cũng
nêu ra những hạn chế của nghiên cứu cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


8

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 2 sẽ trình bày tóm lược các khái niệm về hộ gia đình, lý thuyết về chi
phí, thu nhập. Nêu lại các luận cứ khoa học, tổng quan các nghiên cứu trước có liên
quan đến đề tài; trên cơ sở đó xác định các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ từ
việc trồng thanh long và thu nhập của hộ từ việc trồng lúa, sự khác biệt thu nhập
của hộ trong việc trồng thanh long và thu nhập của hộ trong việc trồng lúa, đưa ra
mô hình nghiên cứu đề xuất.
2.1. Các khái niệm
 Hộ gia đình
Theo Steinemann et al (2005), hộ gia đình là một đơn vị tiêu dùng (và sản
xuất) cơ bản trong nền kinh tế; bao gồm một hay nhiều cá nhân. Các hộ gia đình ra
quyết định về việc lao động, chi tiêu và sử dụng tài sản cá nhân. Những quyết định
này có thể dựa trên một số mục đích, nhưng nói chung, kinh tế học giả định rằng
người ta sẽ cố gắng tối đa hóa sự thỏa mãn của họ. Cho dù các hộ gia đình khác
nhau và các cá nhân trong hộ cũng khác nhau, nhưng mỗi người phải đưa ra những
quyết định cơ bản về cách thức làm thế nào để kiếm thêm thu nhập và chi tiêu thu
nhập của họ cho hàng hóa dịch vụ. Người ta nhận thu nhập từ lao động, từ sinh lợi
đầu tư, quà tặng, tiết kiệm và các chương trình chuyển giao. Các hộ gia đình không
chỉ là người tiêu dùng mà còn là người sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ, là một đơn vị xã hội bao gồm một
hay một nhóm người ở chung. Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành
viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung. Hộ
gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người trong hộ gia đình có
thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai
(Haviland, 2003).
 Thu nhập hộ gia đình
Theo Samuelson và Nordhause (1997), thu nhập là số tiền thu được hay tiền
mặt mà một người hay một hộ gia đình kiếm được trong một khoảng thời gian nhất


9

định (thường là một năm). Singh and Strauss (1986, trích từ Đinh Phi Hổ, 2014),
cho rằng: Thu nhập của hộ gia đình gồm thu nhập từ nông nghiệp và thu nhập từ phi
nông nghiệp.
Nguyễn Hải (1995), cho rằng thu nhập bao gồm các khoản thu được do lao
động như tiền lương, tiền công, thù lao lao động, thu nhập bằng tiền và hiện vật
trong kinh tế hộ gia đình. Các khoản thu nhập nhận được ngoài lao động bao gồm
các khoản phụ cấp hưu trí, thương tật, ốm đau, thai sản, an dưỡng, học bổng, các
khoản chuyển nhượng, trúng xổ số, lãi tiết kiệm,…
Tổng cục thống kê (2010, trích từ Đinh Phi Hổ, 2014), định nghĩa cụ thể
hơn: Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã
trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian
nhất định.
Trong nghiên cứu này, thu nhập của hộ gia đình trồng thanh long là từ việc
trồng thanh long; thu nhập của hộ gia đình trồng lúa là từ việc trồng lúa (sau khi đã
trừ chi phí).
 Chi phí sản xuất
Là toàn bộ các hao phí về lao động sống, nguyên nhiên vật liệu và các chi phí
cần thiết khác mà nhà sản xuất phải chi ra trong quá trình sản xuất, được biểu hiện
bằng thước đo tiền tệ và được tính cho một thời kỳ nhất định (Hay Sinh và các tác
giả, 2013).
Từ khái niệm đó mở rộng ra về chi phí trong việc sản xuất thanh long và sản
xuất lúa như sau: là toàn bộ các chi phí về lao động sống, nguyên nhiên vật liệu và
các chi phí cần thiết khác mà chủ hộ phải bỏ ra trong quá trình trồng, chăm sóc, thu
hoạch thanh long, lúa được thể hiện bằng tiền và tính cho một mùa vụ (Phòng Nông
nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Hàm Thuận Bắc, 2014).
Qua đó ta thấy yếu tố của chi phí sản xuất thanh long, lúa bao gồm:
- Lao động sống: Lao động của nông dân, các lao động thuê mướn khác
trong quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch thanh long, lúa.



10
- Nguyên nhiên vật liệu: Là chi phí về các vật tư nông nhiệp như phân bón,
thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, giống…
- Các chi phí khác, bao gồm: chi phí thuê mướn công cụ, thiết bị cần thiết để
làm đất, làm cỏ, chăm sóc…
 Doanh thu
Theo Nguyễn Thị Cang (2012): Doanh thu là khoản thu của chủ hộ sau khi
bán sản phẩm của mình được tính bằng tiền, thể hiện qua công thức: Doanh thu =
sản lượng x giá bán.
Doanh thu trong sản xuất trồng trọt = (sản lượng sản phẩm chính x đơn giá
sản phẩm chính) + (sản lượng sản phẩm phụ x đơn giá sản phẩm phụ).
- Trong sản xuất thanh long: sản phẩm chính là trái thanh long. Do đó tổng
thu của hộ từ việc trồng thanh long bao gồm sản lượng thanh long nhân giá bán
thanh long.
- Trong sản xuất lúa: sản phẩm chính là lúa. Do đó tổng thu của hộ từ việc
trồng lúa bao gồm sản lượng lúa nhân giá bán lúa.
 Lợi nhuận
Theo Huỳnh Thị Thuý An (2013): Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài
sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến
đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và
tổng chi phí.
Như vậy để tối đa hóa lợi nhuận thì nhà sản xuất chọn mức sản lượng mà tại
đó chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là lớn nhất.
2.2. Các mô hình lý thuyết có liên quan
2.2.1. Lý thuyết về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp
Mô hình David Colman (1994, trích từ Nguyễn Thị Cang, 2012): Trong sản
xuất kinh doanh, vấn đề thị trường có ý nghĩa sống còn đối với mỗi cơ sở sản xuất
kinh doanh, mỗi nhà sản xuất. Bởi vì trong kinh tế thị trường nhà sản xuất cung cấp
hàng hóa và dịch vụ, bán cái mà thị trường cần chứ không phải bán cái mình có vì



11
mục tiêu lợi nhuận. Do vậy, đòi hỏi các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà sản xuất
phải trả lời đúng, chính xác ba vấn đề cơ bản của một tổ chức kinh tế đó là sản xuất
kinh doanh cái gì? Sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Có như vậy, cơ sở sản
xuất kinh doanh mới có thể thu được kết quả và có hiệu quả kinh tế cao, mới tồn tại
và đứng vững trên thương trường. Như vậy, trước khi quyết định sản xuất, nhà sản
xuất phải nghiên cứu kỷ thị trường và nắm vững dung lượng thị trường, nhu cầu thị
trường.
Mô hình Ricardo: Ricardo cho rằng giới hạn của đất làm cho lợi nhuận của
người sản xuất có hướng giảm và giới hạn của đất làm cho năng suất lao động nông
nghiệp thấp (Ricardo, 1823, trích từ Đinh Phi Hổ, 2006). Mô hình cho thấy nguồn
gốc của tăng trưởng kinh tế là tài nguyên đất nông nghiệp.
Mô hình của Kaldor: Kaldor cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát
triển kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ (Kaldor, 1961, trích từ Đinh Phi Hổ, 2006).
Mô hình Kaldor cho thấy trong nông nghiệp, nhất là những nước đang phát triển
cần chú ý phát triển kỹ thuật, đưa phương tiện cơ giới hóa vào canh tác để tăng năng
suất cây trồng.
2.2.2. Lý thuyết về thu nhập
Theo Park (1992), trong giai đoạn phát triển, tăng trưởng nông nghiệp do
nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và chính nó quyết định nâng cao thu nhập
cho nông dân. Mankiw (2003) cho rằng sự khác biệt trong thu nhập giữa các nước
chính là do khác biệt về năng suất lao động. Barker (2002) cho rằng năng suất lao
động nông nghiệp phụ thuộc vào năng suất đất (Giá trị tổng sản phẩm tính trên 1 ha
đất nông nghiệp). Theo Mincer (1974), thu nhập của hộ chịu ảnh hưởng của các yếu
tố: trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp và giới tính của chủ hộ.
Theo Scoones (1998), những yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình
bao gồm: vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn con người và vốn xã hội. Vốn tự nhiên là
đất đai, không khí, nước… là cơ sở cho tất cả các hoạt động kinh tế của con người.
Vốn tài chính bao gồm các khoản tiết kiệm và tín dụng, cho biết khả năng của một

hộ gia đình trong việc tiết kiệm và tiết kiệm tín dụng cho đầu tư vào các hoạt động
tạo thu nhập. Vốn con người mô tả các yếu tố như giáo dục, lực lượng lao động và


12
giới tính. Nguồn vốn này được sử dụng khai thác trong quá trình người lao động
tham gia vào quá trình sản xuất và được phản ánh qua năng suất lao động tham gia
vào sản xuất và được phản ánh qua năng suất lao động và hiệu quả công việc của
họ. Vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa những con người với
nhau: sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau và sự chia sẻ những giá trị đạo đức, phong
cách nối kết những thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau.
Theo Reardon và cộng sự (1992), đa dạng hóa sản xuất kinh doanh ở vùng
nông thôn có tác động tăng thu nhập cho nông hộ. Bên cạnh đó, Kartunen (2009)
cho rằng nguồn lực vốn con người của hộ gia đình và các yếu tố nhân khẩu xã hội
như giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ cùng với tỷ lệ phụ thuộc đều có ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình từ sản xuất nông
nghiệp
2.3.1. Các yếu tố liên quan đến chủ hộ
Giới tính của chủ hộ: Theo Nguyễn Trọng Hoài (2010), ở các nước đang
phát triển, nơi còn có những thành kiến về vai trò của người phụ nữ còn tương đối
khắc khe thì giới tính của chủ hộ có ảnh hưởng đến khả năng nghèo của hộ. Những
hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới có khả năng nghèo cao hơn những hộ có chủ hộ là
nam giới, đặc biệt là những vùng nông thôn nghèo, nơi mà phụ nữ ít có cơ hội tiếp
cận những việc làm với thu nhập cao mà thường xuyên làm việc nội trợ trong nhà,
cuộc sống dựa vào nguồn thu nhập từ nam giới. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Thị Cang (2012) cho thấy có sự phân biệt giới tính của chủ sản xuất, chủ sản xuất
làm nam sẽ có sức khỏe, có kinh nghiệm trong việc đồng án, mang lại hiệu quả cao
hơn so với chủ sản xuất là nữ.
Đối với việc trồng thanh long và trồng lúa, chủ hộ là người trực tiếp sản xuất

và chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất. Trong nghiên cứu này có sự phân biệt
giới tính của chủ sản xuất, giả định rằng chủ hộ là nam thì hiệu quả sản xuất thanh
long và hiệu quả sản xuất lúa sẽ cao hơn chủ hộ là nữ.


13
Thành phần dân tộc của chủ hộ: Người dân tộc thiểu số thường định cư tại
miền núi, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, trình dộ dân trí thấp hơn vùng đồng
bằng hay đô thị. Người dân tộc thiểu số thường khó tiếp cận các nguồn lực sản xuất
của xã hội do trình độ văn hóa thấp và có sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập
quán nơi đồng bào cư trú. Theo Phạm Anh Ngọc (2008, trích từ Trương Châu,
2013) kết luận rằng các hộ là dân tộc kinh có thu nhập cao hơn gần 1,4 lần so với
các hộ là dân tộc thiểu số. Kết quả nghiên cứu của Trần Xuân Long (2009, trích từ
Trương Châu, 2013) cho thấy hộ nông dân là dân tộc kinh ở khu vực đồng bằng có
mức thu nhập bình quân cao nhất và gấp 2,3 lần so với thu nhập bình quân của hộ
nông dân là dân tộc Khmer ở khu vực đồi núi.
Tại huyện Hàm Thuận Bắc, tập quán canh tác lúa của đồng bào dân tộc thiểu
số vẫn còn lạc hậu so với người Kinh, cây thanh long vẫn còn là cây trồng mới đối
với đồng bào dân tộc thiểu số. Trong nghiên cứu này, giả định rằng chủ hộ là người
Kinh thì việc trồng thanh long và trồng lúa sẽ cho thu nhập cao hơn những hộ có
chủ hộ là người dân tộc thiểu số.
Trình độ học vấn: Theo Lê Văn Toàn (2009, trích từ Huỳnh Thanh An,
2011), nếu một lao động nông thôn qua trường học, đào tạo từ 5-7 năm thì thu nhập
lao động của họ tăng lên 10-20%. Nghiên cứu đã tìm ra xu hướng tác động của học
vấn làm tăng thu nhập và giảm nghèo khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng dần.
Thực tế, khi số năm đi học tăng lên thì trình độ của chủ hộ tăng lên, khi đó hộ sẽ có
điều kiện nắm bắt, nghiên cứu, sử dụng các loại máy móc thiết bị, áp dụng sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao thu nhập, giảm thời
gian lao động để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.
Trong nghiên cứu này, giả định rằng số năm đi học của chủ hộ càng cao thì

thu nhập của hộ từ việc trồng thanh long và thu nhập của hộ từ việc trồng lúa sẽ cao
hơn những hộ có chủ hộ có số năm đi học ít hơn.
Kinh nghiệm trong sản xuất: Để sản xuất có hiệu quả trước hết hộ nông dân
phải có đất với chất lượng tốt và quy mô lớn, có tiền mua các yếu tố đầu vào như
giống, phân bón, thuốc trừ sâu, sức kéo và cũng phải có đủ lao động để tiến hành
sản xuất. Tuy nhiên, chủ hộ phải có đủ kiến thức để kết hợp các nguồn lực đó. Như


×