Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi học kì 2 môn sinh học 12 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.95 KB, 3 trang )

THPT Hoàng Văn Thụ
Tổ Hóa – Sinh - Công nghệ
KIỂM TRA: Học kì II
Môn: Sinh học 12

I. Trắc nghiệm: (7.5đ)
Câu 1: Quần xã sinh vật là
A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít
quan hệ với nhau.
B. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
C. Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định,
chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
D. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có
mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong
quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi
trường.
Câu 3: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ
A. cộng sinh.
B. hội sinh.
C. ức chế - cảm nhiễm.
D. kí sinh.
Câu 4: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là
A. cạnh tranh.
B. ký sinh.
C. vật ăn thịt – con mồi.
D. ức chế cảm nhiễm.


Câu 5: Hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng
giữa các loài trong quần xã là
A. hiện tượng khống chế sinh học
B. trạng thái cân bằng của quần thể
C. trạng thái cân bằng sinh học
D. Sự điều hòa mật độ.
Câu 6: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa
A. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
Câu 7: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ
A. cộng sinh.
B. kí sinh - vật chủ.
C. hội sinh.
D. hợp tác.
Câu 8: Có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?
1. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong
quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
2. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
3. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống và thường dẫn đến một quần
xã ổn định.
4. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9: Mối quan hệ hỗ trợ bao gồm
1. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
2. Hải quỳ sống trên mai cua

3. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
4. Phong lan sống trên thân cây gỗ


5 . Trùng roi sống trong ruột mối.
A. 1,2,3.
B. 1, 3, 5.
C. 2, 4, 5.
D. 1, 3, 4.
Câu 10: Cho các hoạt động của con người sau đây:
(1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
(2) Bảo tồn đa dạng sinh học.
(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
(4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động
A. (2) và (3).
B. (1) và (2).
C. (1) và (4).
D. (3) và (4).
Câu 11: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây?
(1) Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.
(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
A. (1), (3), (5).
B. (2), (3), (5).
C. (3), (4), (5).
D. (1), (2), (4).
Câu 12: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo

đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A.Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.
B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.
D.Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.
Câu 13: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên?
(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.
(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy.
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 14: Tài nguyên nào là tài nguyên tái sinh
A. năng lượng mặt trời và gió.
B. sinh vật
C. Đất.
D. khoáng sản.
Câu 15: Trong mùa sinh sản, tu hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó. Vậy tu hú và chim
chủ có mối quan hệ:
A. cạnh tranh (về nơi đẻ)
B. hợp tác (tạm thời trong mùa sinh sản)
C. hội sinh
D. ức chế – cảm nhiễm.
Câu 16: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?
A. Tỷ lệ nhóm tuổi
B. Tỷ lệ tử vong
C. Tỷ lệ đực cái

D. Độ đa dạng
Câu 17: Trong một quần xã có một vài quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn. Các quần thể đó được gọi là:
A. Quần thể trung tâm
B. Quần thể chính
C. Quần thể ưu thế
D. Quần thể chủ yếu
Câu 18: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài chiếm ưu thế là
A. cỏ bợ.
B. trâu bò.
C. sâu ăn cỏ.
D. bướm.
Câu 19: Hiện tượng khống chế sinh học đã
A. làm cho một loài bị tiêu diệt.
B. làm cho quần xã chậm phát triển.
C. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã.
D. mất cân bằng trong quần xã.
Câu 20: Cho các dữ kiện sau:
I. Một đầm nước mới xây dựng
II. Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm cho đáy đầm bị nông dần. Các loài sinh vật nổi ít dần, các loài động vật chuyển
vào sống trong lòng đầm ngày một nhiều.
III. Trong đầm nước có nhiều loài thủy sinh ở các tầng nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm.
IV. Đầm nước nông biến thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bụi dần dần đến sống trong đầm.
V. Hình thành cây bụi và cây gỗ.


Sơ đồ nào sau đây thể hiện diễn thế ở đầm nước nông?
A. I→III → II →IV→V
B. I →III→II→V →IV
C. I→II→III→IV→V
D. I→II→III→V→IV

Câu 21: Trong diễn thế sinh thái, vai trò quan trọng hàng đầu thường thuộc về nhóm loài nào?
A. Sinh vật ưu thế
B. Sinh vật tiên phong
C. Sinh vật sản xuất
D. Sinh vật phân hủy.
Câu 22: Một khu rừng rậm bị người chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây nhỏ và cây bụi chiếm ưu thế, động vật hiếm
dần là:
A. Diễn thế nguyên sinh
B. Biến đổi tiếp diễn
C. Diễn thế hủy diệt.
D. Diễn thế thứ sinh
Câu 23: Trong diễn thế sinh thái nói chung, quần xã đỉnh cực là sẽ có những đặc điểm như thế nào?
A. Quần xã tiên phong
B. Quần xã suy thoái
C. Quần xã trung gian
D. Quần xã phát triển ổn định.
Câu 24: Trong diễn thế sinh thái, hệ sinh vật nào sau đây có vai trò quan trọng trong việc hình thành quần xã mới?
A. Hệ động vật
B. Hệ thực vật
C. Hệ động vật và vi sinh vật
D. Vi sinh vật
Câu 25: Cho các dữ kiện sau:
I. Các chất vô cơ, các chất hữu cơ
II. Điều kiện khí hậu
III. Sinh vật sản xuất
IV. Sinh vật phân giải
V. Sinh vật tiêu thụ
Thành phần cấu trúc cơ bản của một hệ sinh thái bao gồm:
A. I, III, IV, V
B. I, II, III, V

C. I, II, III, IV, V
D. II, III, IV, V
Câu 26: Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn có vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và
động vật sống trong rừng, động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc
lẫn nhau và tác động đến môi trường sống của chúng tạo thành.
A. lưới thức ăn
B. quần xã
C. hệ sinh thái
D. chuỗi thức ăn
Câu 27: Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: Năng lượng mặt trời là nguồn sơ cấp, số loài hạn chế và thường xuyên
được bổ sung vật chất?
A. Hệ sinh thái nông nghiệp
B. Hệ sinh thái biển C. Dòng sông đoạn hạ lưu
D. Rừng mưa nhiệt đới
Câu 28. Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện
A. số lượng cá thể nhiều.
B. có nhiều tầng phân bố.
C. có cả động vật và thực vật.
D. có thành phần loài phong phú.
Câu 29. Hoang mạc, đồng cỏ, đồng ruộng, rừng cây bụi, rừng nhiệt đới là
A. các ví dụ về hệ sinh thái
B. các ví dụ về sự tương tác giữa các sinh vật
C. các giai đoạn của diễn thế sinh thái
D. các ví dụ về quần thể sinh vật
Câu 30. Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là
A. nắm được quy luật phát triển của quần xã.
B. xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp.
C. phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng.
D. biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó.


II. Tự luận: (2.5đ)
Câu 1: Hãy mô tả quá trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó xảy ra ở địa phương em, hoặc ở địa phương khác mà em
biết?(1đ)
Câu 2: Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lý của con người có thể coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” của diễn
thế sinh thái được không? Tại sao?(1.5đ)



×