Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

BÁO CÁO SỬ DỤNG DI SẢN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.35 KB, 39 trang )

NỘI DUNG BÁO CÁO
SỬ DỤNG DI SẢN TRONG DẠY
HỌC Ở TRƯỜNG THCS

Báo cáo viên:

Phan Văn Lộc– Phòng GDĐT LẤP VÒ

( Báo cáo theo nội dung bài giảng của TS. Nuyễn Xuân
Trường – Vụ GDTrH- Bộ GDĐT)


GỢI ÝTHẢO LUẬN
• Hiện nay có ý kiến cho rằng ngành đang
thiếu di sản văn hóa, thiếu thông tin để
giáo dục có đúng không?
• Hiện nay ở trường chúng ta khai thác di
sản như thế nào?
• Chúng ta khắc phục như thế nào?


KHÁI NIỆM











Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc
cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo
và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia.
Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học.
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử
thẩm mỹ, khoa học.
Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn
hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý
hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.


PHÂN LOẠI/LOẠI HÌNH:
• Di sản văn hóa vật thể:
động sản và bất động sản
• Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
(gọi tắt là di tích):
Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu

niệm danh nhân);
Di tích kiến trúc nghệ thuật;
Di tích khảo cổ;
Danh lam thắng cảnh.

• Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.


PHÂN LOẠI/LOẠI HÌNH:
• Di sản phi vật thể:
• Tiếng nói, chữ viết;
• Ngữ văn dân gian;
• Nghệ thuật trình diễn dân gian;
• Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
• Lễ hội truyền thống;
• Nghề thủ công truyền thống;
• Tri thức dân gian.


LƯU Ý
•Di sản văn hoá phi vật thể luôn gắn bó chặt chẽ với con
người, được biểu hiện thông qua con người cùng với không
gian văn hoá có liên quan. Di sản phi vật thể có ở mọi nơi
trong cuộc sống đương đại.
•Quan điểm di sản luôn có xung quanh chúng ta, chứ không
phải đợi có giấy chứng nhận( ví dụ: tục lệ, lễ, tết, đình chùa,
…). Điều quan trọng là phải lựa chọn di sản nào phù hợp và
mang tính tương đồngvề thời gian, không gian,…
•Phương pháp tiếp cận và dạy di sản là không dạy về di sản
mà là sử dụng di sản để dạy học lịch sử, giúp hs hiểu về di

sản, từ đó giáo dục truyền thống, giáo dục di sản.


Gợi ý thảo luận
TÌm hiểu những yêu cầu khi sử dụng di sản trong dạy học LS

1.Có cần đạt mục tiêu của chương trình
GDPT và mục tiêu về giáo dục di sản?
2.Những nội dung nào trong chương trình
SGK có thể sử dụng di sản để dạy học?
3.Việc chuẩn bị phải như thế nào? (GV, HS,
CB Văn hóa)
4.Khi sử dụng di sản trong dạy học có cần
đổi mới phương pháp theo hướng phát
huy tính tích cực của hs không?


I. Những yêu cầu chung về sử dụng Di sản trong dạy học

1) Đảm bảo mục tiêu của CT GDPT và mục tiêu
GD di sản
- Trên cơ sở mục tiêu bài học của CTGDPT, việc
lựa chọn Di sản phải hướng vào thực hiện mục
tiêu đó, hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện
mục tiêu được thuận lợi hơn.
- Bên cạnh đó GV cần xây dựng thêm một số yêu
cầu về di sản đối với HS và tăng cường tính
khám phá, nhận diện vấn đề và trải nghiệm
trong bài học tại di sản.



Ví dụ:
- HS có thêm hiểu biết về sự ra đời của di sản,
về cấu trúc hình thức và nguyên nhân của sự
tạo thành cấu trúc đó, về ý nghĩa của di sản đối
với đời sống tinh thần, vật chất của người dân ở
địa phương có di sản,…
- Từ đó có thái độ tôn trọng di sản, có hành vi giữ
gìn và chăm sóc di sản


2)Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị
chu đáo
2.1. Về nội dung liên quan đến di sản:
- GV cần cân nhắc những nội dung tiêu biểu của CT SGK
có liên quan đến di sản.
- Những yêu cầu này càng được nêu chi tiết, trình bày
đơn giản càng giúp HS nhận biết rõ nhiệm vụ cần thực
hiện.
- Từ đó, GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu trước các
thông tin liên quan tới di sản, khi làm việc với di sản, HS
sẽ trao đổi, quan sát, so sánh những gì thu thập được
với thực tế di sản, từ đó có sự hiểu biết sâu sắc, kỹ hơn
về di sản.


2)Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị
chu đáo
2.2. các bước chuẩn bị:
Sau khi xác định được địa điểm, và di sản sử dung trong

dạy học, GV cần lập kế hoạch chi tiết từ chuẩn bị, tiến
trình dạy học và tổng kết, đánh giá hoạt động. Cụ thể:
* GV:
Phối hợp với cán bộ VH, bảo tàng, cùng HS cùng tham
gia hoạt động chuẩn bị:
- Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến
trình hoạt động.
- Dự kiến những phương tiện gì cần cho hoạt động.
- Dự kiến sẽ giao những nhiệm vụ gì cho đối tượng nào,
thời gian phải hoàn thành là bao lâu.
- Bản thân GV sẽ làm những việc gì để thể hiện sự tương
tác tích cực giữa GV và HS.


* Về phía HS:
- Cần chủ động bàn bạc cách thực hiện trong tập thể lớp,
chỉ ra được những việc phải làm, phân công rõ ràng,
đúng người, đúng việc.
- Tuy vậy, GV vẫn phải có sự quan tâm, theo dõi, giúp đỡ,
nhắc nhở HS hoàn thành công việc chuẩn bị.
2.3. Tiến hành hoạt động với di sản
Thiết kế bước tiến hành hoạt động như xây dựng một
kịch bản cho HS thể hiện, yêu cầu cần thiết kế chi tiết:
-Từ lúc bắt đầu tiếp xúc với di sản;
- Các công việc cụ thể khi HS tìm thông tin về DS liên
quan đến nội dung bài học (ghi chép, chụp ảnh, vẽ lại,…);
- Trao đổi, liên hệ, nêu nhận xét của cá nhân, nhóm,… đến
lựa chọn cách trình bày thông tin, mẫu vật, viết báo cáo.



- Trong bước tiến hành hoạt động, HS hoàn toàn làm
chủ, tự quản điều khiển hoạt động. GV chỉ là người tham
dự, quan sát và chỉ xuất hiện khi thật cần thiết.
2.4. Kết thúc hoạt động
- Công việc này cũng do HS hoàn toàn làm chủ: có thể
tập hợp HS, yêu cầu đại diện nhóm nêu cảm nghĩ về
buổi làm việc với di sản, tổ chức cho HS tham gia làm
vệ sinh, tổ chức cho HS ghi cảm tưởng đối với di sản
(nếu có sổ ghi cảm tưởng),...
- Khi thiết kế bước này, GV có thể gợi ý các dự kiến để
HS lựa chọn cách kết thúc sao cho hợp lí, tránh nhàm
chán và tẻ nhạt.
2.5. Đánh giá kết quả hoạt động
Đánh giá là dịp để HS tự nhìn lại quá trình tổ chức hoạt
động của mình từ chuẩn bị, tiến hành hoạt động đến
đánh giá kết quả hoạt động.


* Có nhiều hình thức đánh giá như:
- Nhận xét chung về ý thức tham gia mọi thành viên trong
tập thể.
- Viết thu hoạch sau hoạt động nhằm tìm hiểu mức độ nhận
thức vấn đề của HS.
- Bằng câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá thái độ của HS về
một vấn đề nào đó của hoạt động.
- Thông qua sản phẩm hoạt động.
3) Phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều
kiện cho HS trải nghiệm
-GV luôn tạo điều kiện tối đa để HS được tham gia vào
các hoạt động với di sản từ các họat động trong khâu

chuẩn bị như lập kế hoạch, phân công người thực hiện
việc cụ thể,… tới hoạt động với di sản như quan sát, làm
việc trực tiếp với di sản
- GV giao nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn cụ thể chi tiết để
HS biết cách làm việc với di sản. Từ đó, HS tích cực hơn.


4.Kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện
Việc sử dụng di sản có thể tổ chức nhiều hình thức tiếp cận:
- HS trực tiếp quan sát di sản, đôi khi có thể dùng các giác
quan để tìm hiểu;
- Dùng máy ảnh, máy quay phim ghi lại hình ảnh di sản.
- Tiếp xúc qua phim, ảnh nếu không có điều kiện đưa HS
tới nơi có di sản.
- Ngoài ra HS có thể tìm hiểu di sản ngay trong khuôn viên
nhà trường: tổ chức sinh họat chuyên đề tìm hiểu di sản,
tổ chức câu lạc bộ những người yêu thích văn nghệ dân
gian; tổ chức triển lãm về di sản ở địa phương,… và tổ
chức thăm quan những địa điểm có di sản ngay tại địa
phương trường đóng hoặc di sản nổi tiếng trong nước,
quốc tế khi có điều kiện.


Gợi ý thảo luận
TÌm hiểu các PP dạy học tích cực khi sử dụng di sản trong dạy học LS

• Chúng ta hiểu như thế nào là PPDH tích
cực?
• Nêu một số PPDH truyền thống mà thầy (cô)
vẫn thường dạy học ở trường PT có vận

dụng vào trong sử dụng di sản.
• Các PPDH mới, tích cực mà thầy (cô) đã sử
dụng trong dạy học ở trường PT?


II. Một số phương pháp dạy học tích cực sử dụng di sản
1. Quan niệm
-Tính tích cực học tập "thực chất là tính tích cực nhận thức,
đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị
lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức“
- Phương pháp tích cực là thuật ngữ rút gọn, được dùng
để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
người học.
- Đặc trưng phương pháp tích cực:
+Là dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập
của học sinh;
+Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng
cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; kết
hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.


II. Một số phương pháp dạy học tích cực sử dụng di sản (tt)
2. Một số PPDH khi sử dụng di sản
2.1. Sử dụng các phương pháp truyền thống theo tinh thần
đổi mới phù hợp với từng môn học như:
a) Trình bày miệng
• Việc trình bày miệng giúp HS khôi phục hình ảnh về nội dung
bài học, giúp nhận thức sâu sắc kiến thức, trình bày những
suy nghĩ, hiểu biết trong nghiên cứu, tìm tòi.

• Có nhiều cách trình bày miệng: tường thuật, miêu tả, kể
chuyện, giải thích,… GV cần phải căn cứ vào đặc trưng nội
dung bài học để sử dụng cho phù hợp.
• Song khi sử dụng các cách của trình bày miệng đều phải đảm
bảo yêu cầu phát huy tính tích cực của HS.


b) Sử dụng đồ dùng trực quan:
- Trực quan nhằm tạo cho HS những biểu tượng và hình
thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật
đang học hay đồ dùng trực quan minh hoạ sự vật.
- Sử dụng di sản trong DH có thể sử dụng các loại đồ
dùng trực quan như:
+ Đồ dùng trực quan hiện vật, bao gồm những di tích văn
hoá, di tích lịch sử và cách mạng, những di vật khảo cổ
hoặc di vật thuộc các thời đại lịch sử.
Sử dụng các hiện vật trong dạy học cần phát huy trí
tưởng tượng tái tạo, tư duy lịch sử để HS hình dung đúng
đời sống hiện thực của quá khứ. GV nên tổ chức dạy học
trong các viện bảo tàng ở trung ương, địa phương hay ở
ngay các địa điểm có di tích, tức là tiến hành bài học tại
nơi có di sản


+ Đồ dùng trực quan tạo hình, bao gồm mô hình, sa bàn
và các loại đồ phục chế khác, hình vẽ, phim ảnh, ảnh.
Loại đồ dùng trực quan này, GV có thể khai thác, sưu
tầm, chụp ảnh từ các di sản đem về trường phổ thông để
dạy học. Đó là hình thức sử dụng tài liệu, tranh ảnh… về
di sản để

+ Loại đồ dùng trực quan quy ước, bao gồm các loại bản
đồ, đồ thị, sơ đồ, bảng biểu,… Loại đồ dùng trực quan
này, GV cũng có thể khai thác, sưu tầm từ bảo tàng, di
tích hoặc dựa vào tài liệu viết về di sản để xây dựng phục
vụ các bài học tiến hành ở trên lớp hay bài học tại di sản
tiến hành bài học ở trên lớp.
c) Sử dụng trao đổi, đàm thoại
Đây là việc mà GV nêu ra các câu hỏi để HS trả lời, đồng
thời các em có thể trao đổi với nhau, dưới sự chỉ đạo của
thầy, qua đó đạt được mục đích học tập đề ra.


- Có các loại trao đổi đàm thoại sau: Trao đổi tái hiện tài
liệu, trao đổi phân tích và khái quát hóa, trao đổi tìm tòi
phát hiện, trao đổi ôn tập, tổng kết, trao đổi kiểm tra,…
- Trong trao đổi đàm thoại GV đặt câu hỏi và tổ chức cho
HS trả lời hoặc trao đổi với nhau để tìm ra ý kiến đúng,
thậm chí trong quá trình trao đổi HS có thể tự đặt câu hỏi
và trả lời.
- Ví dụ, khi sử dụng tranh, ảnh về di sản trong bài học trên
lớp qui trình như sau:
+ GV phải hướng dẫn HS quan sát;
+ Nêu câu hỏi gợi mở để HS tìm hiểu nội dung bài học thể
hiện qua tranh ảnh;
+ Trao đổi thảo luận, trình bày ý kiến trước lớp;
+ Cuối cùng GV đánh giá, chốt lại thành kiến thức.


3. Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học
hiện đại

3.1. Dạy học nêu vấn đề (dạy học nêu và giải quyết vấn đề)
- DH nêu vấn đề không phải là PP cụ thể mà là các tư
tưởng, nguyên tắc chỉ đạo việc tiến hành nhiều phương
pháp dạy học. Nó được vận dụng trong tất cả các khâu của
giờ học và là một kiểu dạy học
- Bản chất của nó là tạo nên các tình huống có vấn đề và
điều khiển người học giải quyết những vấn đề học tập đó.
Nhờ vậy, nó đảm bảo cho người học lĩnh hội vững chắc
kiến thức mới, kỹ năng mới hoặc thái độ tích cực.
- Dạy học nêu vấn đề bao gồm các thành tố:
+ Trình bày nêu vấn đề : Khi trình bày nêu vấn đề, GV đặt
HS trước sự giải quyết một điều mới, điều chưa biết, đồng
thời hướng dẫn HS độc lập tìm ra vấn đề đó trên cơ sở
phần trình bày của GV và những KT, KN, kĩ xảo, vốn sống
thực tế của HS.


+ Bài tập nêu vấn đề (bài tập nhận thức): Bài tập nêu vấn đề
(Bài tập nhận thức) là bài tập mà việc độc lập giải quyết nó sẽ
dẫn đến chỗ tạo ra sự hiểu biết mới bằng phương thức giải
quyết mới mà trước đó học sinh chưa biết.
Vận dụng bài tập nhận thức vào một bài học LS có cấu trúc:
++ Đặt mục đích học tập trước khi HS nghiên cứu bài mới dẫn dắt HS vào tình huống có vấn đề và nêu bài tập nhận
thức…
++ Tổ chức cho HS giải quyết vấn đề:
Đề xuất giải quyết
Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
++ Kết luận:
Thảo luận kết quả, đánh giá

Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết
Phát biểu kết luận


3.2. Dạy học theo dự án : là một hình thức DH, trong đó HS
thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp
giữa lí thuyết và thực hành, thực tiễn
-DH dự án yêu cầu HS thực hiện với tính tự lực cao từ xác
định mục đích, lập kế hoạch, thực hiện dự án, thu thập
thông tin, phân tích dữ liệu, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá
quá trình và kết quả…
- Qui trình thực hiện:
+ Lựa chọn đề tài và xác định mục đích của dự án;
+ Xây dựng kế hoạch: GV hướng dẫn HS công việc cần làn,
thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, PP tiến hành;
+ Thực hiện DA: thực hiện kế hoạch đề ra, HS cần kết hợp
các HĐ trí tuệ với HĐ thực tiễn, thực hành, xin ý kiến GV...
+ Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: HS tập hợp kết quả
thành một sản phẩm cuối cùng. Kết quả dự án có thể trình
bày bằng nhiều hình thức khác nhau như báo cáo, thu
hoạch, đóng kịch…


+ Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện
và kết quả đạt được, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm.
3.3. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học
- Ứng dụng CNTT vào dạy học có tác dụng thiết thực trong
việc tạo hứng thú học tập và tích cực hóa hoạt động của
HS góp phần đạt được mục tiêu giáo dưỡng, giáo duc và

phát triển toàn diện;
- Yêu cầu khi sử dụng CNTT vào dạy học:
+ Phải đảm bảo mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học được
thể hiện qua mục tiêu bài học;
+ Đảm bảo tính trực quan trong dạy học;
+ Không nên “lạm dụng”, không biến giờ học thành giờ
“trình diễn hình ảnh”;
+ Luôn chú ý phát huy tính tích cực của HS trong giờ học
có sử dụng thành tựu CNTT, làm cho HS tham gia vào quá
trình học tập.


×