Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Đề cương ôn tập môn học tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.61 KB, 19 trang )

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh ( Cơ sở khách quan)
a. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
 Bối cảnh thời đại
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển
sang giai đoạn độc quyền đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế
giới. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.
- Thắng lợi cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm “thức tỉnh các dân tộc Châu
Á”. Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền Xô
Viết, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người, mở ra con đường giải phóng cho
các dân tộc thuộc địa.
- Tháng 3 năm 1919 Quốc tế cộng sản (Quốc tế thứ 3) ra đời, chủ trương đoàn kết
phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa Phương Tây và phong trào giải
phóng thuộc địa phương Đông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa
đế quốc.
 Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối Tk XIX đầu Tk XX
- Năm 1858, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn lần lượt ký
kết các hiệp ước đầu hàng, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
- Cho đến cuối thế kỷ XIX, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các phong trào đấu
tranh của nhân dân nổ ra và lan rộng khắp cả nước. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới
khẩu hiệu “Cần Vương” do các sĩ phu, văn thân lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Hệ
tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử.
- Sang đầu thế kỷ XX, dưới chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội
nước ta có sự chuyển biến và phân hóa mạnh mẽ. Do ảnh hưởng của “Tân thư” ở
Trung Quốc và trào lưu cải cách ở Nhật Bản, phong trào yêu nước của nhân dân ta
chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản. Đại biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu
Trinh, với phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân… nhưng tất cả đều bị
dập tắt do chưa có hướng đi đúng. Hệ tư tưởng tư sản cũng không lãnh đạo được
phong trào chống Pháp.
- Trước sự khủng hoảng sâu sắc về đường lối, sứ mệnh lịch sử đặt ra cho cả dân tộc
Việt Nam là phải tìm con đường cứu nước đúng đắn. Phong trào yêu nước của nhân


dân ta muốn giành thắng lợi phải đi theo một con đường mới.
b. Những tiền đề tư tưởng – lí luận
 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
1


-

-

-

-

-

-

-

Truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất; tinh thần tương thân tương ái, lòng
nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng; ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử
thách; trí thông minh, tài sáng tạo quý trọng hiền tài, khiêm tốn… là tiền đề tư tưởng,
Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng hồ chí minh. Trong những giá trị đó, chủ nghĩa
yêu nước là giá trị thiêng liêng cao quý nhất, trong lịch sử dân tộc Việt Nam .
Chủ nghĩa yêu nước có trong mỗi con người Việt Nam, là cội nguồn của trí tuệ sáng
tạo và lòng dũng cảm của người Việt Nam và là chuẩn mực đạo đức cơ bản của cả dân
tộc. Hồ Chí Minh đúc kết chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một
truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng,thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua

mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước ”
 Tinh hoa văn hóa nhân loại
Văn hóa phương Đông: Hồ Chí Minh tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo. Đó là
các triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; đó là ước vọng về một
xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng; là triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính; đề cao
văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học.
Văn hóa phương Tây: Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tiếp thu những tư tưởng tiến
bộ của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây; những giá trị của bản Tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp và các giá trị về quyền sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập Mỹ.
Hồ Chí Minh còn tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, nếp
sống có đạo đức, bình đẳng, dân chủ, đề cao lao động, chống lười biếng… của Phật
giáo. Ngoài ra, Người còn tiếp thu tư tưởng của Lão Tử, Mạc Tử, chủ nghĩa Tam dân
của Tôn Trung Sơn.
 Chủ nghĩa Mác – Lênin
Trước sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân tộc, xuất phát từ lòng yêu
nước, Nguyễn Tất Thành quyết định rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước. Thực
tiễn trong gần 10 năm tìm tòi, khảo nghiệm, nhất là sau khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin (7/1920)
Nguyễn Ái Quốc đã: “cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng,…vui mừng đến phát
khóc…” vì đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Như vậy, chính Luận cương
của Lênin đã nâng cao nhận thức của Hồ Chí Minh về con đường giải phóng.
Hồ Chí Minh coi việc tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin trước hết phải nắm vững
phương pháp biện chứng; phải vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của
chủ nghĩa Mác- Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
2


-


Chủ nghĩa Mác- Lênin là thế giới quan, phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thế giới quan và phương pháp luận Mác- Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến
thức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước. Đó là con đường cách
mạng vô sản

Câu 2: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách
mạng vô sản
a. Bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước của ông cha ta trước khi
-

-

Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
Tất cả các phong trào cứu nước của ông cha ta, mặc dù diễn ra vô cùng anh dũng, sử
dụng nhiều con đường gắn với những khuynh hướng chính trị khác nhau, sử dụng
những vũ khí tư tưởng khác nhau nhưng đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu.Đất
nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX.
Mặc dù rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Hồ Chí Minh không
tán thành các con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm con đường mới.
b. Cách mạng tư sản không triệt để.
Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã tìm hiểu các cuộc
cách mạng lớn trên thế giới như cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mĩ …. Và
3


-

-

nhận thấy rằng: “ Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách

mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì
thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Do
đó, Người không theo con đường cách mạng tư sản.
c. Con đường giải phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh viết: “ Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân
tộc cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của
cách mạng thế giới”.
Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu
hướng tư sản đương thời, HCM đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác
– Lênin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản. Người khẳng định: “ Muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô
sản”.

Câu 3: Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có
khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
- Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa), nền kinh
tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó là nguyên nhân
sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
- Từ đó Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “ Tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản đế quốc
đều lấy ở các xứ thuộc địa. Đó là nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà
máy của nó, nơi nó đầu tư, tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động
của nó, và nhất là tuyển những binh lính bản xứ cho các đạo quân phản cách mạng
của nó”.
- Nhận ra được điều này, Hồ Chí Minh kêu gọi: “ Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ
trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho
một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái
cánh của cách mạng vô sản”.
4



-

-

-

-

Trong khi yêu cầu Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản quan tâm đến cách mạng
thuộc địa, HCM vẫn khẳng định công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể
thực hiện bằng sự nỗ lực tự giải phóng.
Tháng 8- 1945, khi thời cơ cách mạng xuất hiện, Người kêu gọi: “Toàn quốc đồng
bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người nói: “Kháng chiến trường kì gian khổ
đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức minh… cố nhiên sự giúp đỡ của các
nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người
khác.Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì
không xứng đáng được độc lập”.
Nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và sức mạnh dân
tộc, Nguyễn Ái Quốc cho rằng: “Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành
chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính
quốc”.
Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lí luận và thực tiễn to lớn; một cống hiến rất
quan trọng của HCM vào kho tang lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đã được thắng
lợi của phong trào cách mạng giải phóng dt trên toàn thế giới trong gần thế kỉ qua
chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.

Câu 4: Xây dựng nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân
- Xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ luôn là quan điểm nhất quán, xuyên
suốt trong lập trường tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Trong tác phẩm Thường thức chính trị viết năm 1953, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ở nước ta
chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ ... Nhân dân là ông chủ nắm chính
quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ”.
- Dân chủ là “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
Dân chủ ở nước ta là dân chủ gián tiếp theo hình thức đại diện.
1. Nhà nước của dân
- Quan điểm nhất quán của HCM là xác lập tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong
xã hội đều thuộc thuộc về nhân dân.Quan điểm trên được thể hiện qua hai bản Hiến pháp
mà Người đã lãnh đạo soạn thảo trong 24 năm làm Chủ tịch nước là Hiến pháp 1946 và
Hiến pháp 1959.
- Nhân dân làm chủ Nhà nước tức là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước. Nhân dân
có bầu ra các đại biểu, uỷ quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề
5


quan trọng của đất nước; đồng thời, nhân dân cũng có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín
nhiệm của nhân dân.
- Người cũng nêu lên quan điểm Dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác
định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa vụ của dân. Do
đó, nhân dân có vai trò quyết định mọi công việc của đất nước.
Trong nhà nước của dân, người dân được hưỏng mọi quyền dân chủ, có quyền làm bất
cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của dân
phải bằng mọi nỗ lực, hình thành thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người
dân. Những vị đại diện do dân cử ra chỉ là thừa uỷ quyền của dân, chỉ là công bộc của
dân.
2. Nhà nước do dân
- Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ.Nhà nước đó do nhân dân lựa
chọn bầu ra, do dân ủng hộ, đóng thuế để hoạt động... Do đó khi cơ quan nhà nước không
đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi miễn nó. Tuy

nhiên, quyền lợi, quyền hạn của nhân dân bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ
của người công dân.
- Hồ Chí Minh quan niệm phải xây dựng Nhà nước Việt Nam mới hợp hiến, hợp pháp.
Nhà nước do nhân dân tạo ra và quản lý ở chỗ:
+ Toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ
quan duy nhất có quyền lập pháp.
+ Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ.
+ Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành pháp nhà nước cao nhất, thực hiện các nghị quyết
của Quốc hội và chấp hành pháp luật.
+ Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của
dân.
3. Nhà nước vì dân
- Nhà nước vì dân là nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả
đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ lợi ích nào khác. Đồng thời, cán bộ
nhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân thừa uỷ quyền và cũng là
người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân.

6


- Nhà nước đó là một nhà nước trong sạch, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong
sạch, cần kiệm liêm chính. Phải làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở và được học hành.
Cán bộ nhà nước phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, việc gì có lợi cho dân thì hết
sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh.
- Cán bộ thì phải trung thành, tận tuỵ, cần kiệm liêm chính..., là người lãnh đạo thì phải
có trí tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi với dân, trọng dụng hiền tài...
Cán bộ phải vừa có đức vừa có tài. Cán bộ là đầy tớ của dân chứ không phải là làm quan
phát tài.

\\\

Câu 5: Sự ra đời của Đảng Cộng Sản VN
1. Bối cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (giống câu 1)
- Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các
nước tư bản đế quốc vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước vừa xâm lược
và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa.
- Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý
luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc,
thời đại giải phóng dân tộc
- Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
2. Bối cảnh trong nước
* Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy
thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

7


- Về chính trị: Thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính
quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam ra thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ , Nam
Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng, cấu kết với địa chủ.
- Về kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư
vốn khai thác tài nguyên (mỏ than, mỏ thiết, mỏ kẽm…); xây dựng một số cơ sở công
nghiệp (điện, nước); xây dựng hệ thống đường bộ, đường thuỷ, bến cảng phục vụ cho
chính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp.
- Về văn hoá: Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá giáo dục thực dân; dung
túng, duy trì các hủ tục lạc hậu…
* Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.
- Giai cấp địa chủ Việt Nam : Giai cấp địa chủ chiếm khoảng 7% cư dân nông thôn
nhưng đã nắm trong tay 50% diện tích ruộng đất. Sự cấu kết giữa giai cấp địa chủ với
thực dân Pháp gia tăng trong quá trình tổ chức cai trị của người Pháp. Tuy nhiên, trong

nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước,
căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức khác
nhau.
- Giai cấp nông dân: Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam (chiếm khoảng
90% dân số), bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề.
- Giai cấp công nhân Việt Nam: giai cấp công nhân tập trung nhiều ở các thành phố và
vùng mỏ. Xuất thân từ giai cấp nông dân, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm tiếp
thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, nhanh chóng trở thành một lực
lượng tự giác, thống nhất.
- Giai cấp tư sản Việt Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp, tư sản
nông nghiệp. Trong giai cấp tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ. Thế lực kinh tế và địa
vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt.
- Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, trí thức, thợ thủ công, viên chức và
những người làm nghề tự do… Có lòng yêu nước, căm thù đế quốc thực dân và rất nhạy
cảm với những tư tưởng tiến bộ bên ngoài vào.
Tóm lại, Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt
Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội. Tính chất của xã hội Việt Nam
là thuộc địa, nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân
Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược (mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu) và mâu
thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
8


* Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX.
- Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống
thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả.
+Phong trào Cần Vương
+Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám
+Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan

Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc.
+Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại.
- Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền thống
yêu nước, bất khuất của dân tộc ta nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và
lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm
trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
2. Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
a. Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam
- Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu
nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì ngày 5/6/1911 người thanh
niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường
cứu nước theo phương hướng mới.
- Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, đến Paris và năm 1919 gia nhập Đảng Xã hội
Pháp.
- Tháng 6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên gọi mới là Nguyễn Ái
Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Vécxây.
- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”
của Lênin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
Việt Nam.
- Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành
Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản
Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

9


- Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn
Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vạch phương hướng chiến lược cách
mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin
vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Người đã viết nhiều bài báo, tham gia nhiều tham luận tại các đại hội, hội nghị quốc tế,
viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tổ chức ra các tờ báo Thanh niên, Công
nông, Lính cách mệnh, Tiền phong, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
Đó là sự chuẩn bị về đường lối chính trị tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ.
Người lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (năm 1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo
cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) và gửi cán bộ đi học tại trường Đại học Phương
Đông (ở Liên Xô trước đây) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo
cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
=> Nhờ hoạt động không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách
mạng tiền bối mà những điều kiện thành lập Đảng ngày càng chín muồi.
b. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tháng
2 năm 1930
- Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận
thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất, chấm
dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ
chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 6 tháng 1
đến ngày 7/2/1930.
- Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An
Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản.
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng.
Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chính
là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
10



- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương
lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng.

Câu 6: Bản chất của Đảng Cộng Sản VN
- Theo quan điểm của Mác, Angghen, Lênin: Đảng cộng sản là đảng của giai cấp
vô sản, đấu tranh đòi quyền lợi cho giai cấp vô sản nước mình và toàn bộ giai cấp vô sản
thế giới.
Đảng bao gồm những phần tử tiên tiến nhất trong giai cấp vô sản, là đội tiền phong, bộ
tham mưu chiến đấu của giai cấp vô sản.
- Nghiên cứu tư tưởng HCM về bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt
Nam chúng ta thấy nhận thức của Người về vấn đề này là nhất quán. Quá trình này được
thể hiện như sau:
+ Về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở các nước tư bản đã được Mác và Angghen
khẳng định, còn vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa nơi
có số lượng giai cấp công nhân ít,khoa học kỹ thuật thấp, trình độ văn hóa là điều mà
11


HCM hết sức quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu và đã có những kết luận đúng đắn. Qua
nghiên cứu, khoa sát phong trào công nhân ở các nước thuộc địa cũng như ở Việt Nam,
HCM khẳng định: “Ngày nay giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và duy nhất có thể
đương đầu với đế quốc, thực dân nên là giai cấp duy nhất có thể lãnh đạo cách mạng”.
+ Trong cương lĩnh tháng 2/1930, Hồ Chí Minh viết: “ Đảng là đội tiên phong của giai
cấp vô sản”
+ Đến Đại hội II (2/1951) từ điều kiện lịch sử cụ thể lúc này Người nói: Đảng của giai
cấp công nhân, của nhân dân lao động, chính vì vậy là Đảng của dân tộc Việt Nam.
+ Tháng 2/1951, Bác viết: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của cả dân tộc là một. Chính vì Đảng là đảng của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động cho nên nó phải là Đảng của cả dân tộc Việt Nam”.

+ Trong tác phẩm “Thường thức chính trị” (1953) Hồ Chí Minh viết “ Đảng của giai cấp
lao động, Đảng của toàn dân”
+ Năm 1961, Bác viết: “Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của
dân tộc không thiên tư, thiên vị.”
Từ quy luật hình thành và phát triển đảng, Hồ Chí Minh đã đi đến luận điểm Đảng Cộng
sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của cả dân tộc Việt Nam.
Đảng là đội tiền phong của đạo quân vô sản, Đảng tập hợp vào hàng ngũ của mình những
người “tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và quốc tế cộng sản… dám hy
sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận của
Đảng”.
Cách diễn đạt của Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp công nhân của Đảng xét về mặt
ngôn từ có chỗ khác nhau nhưng thực chất Người luôn khẳng định tính chất giai cấp công
nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này thể hiện:
- Về tính giai cấp công nhân
+ Đảng tổ chức và sinh hoạt theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
+ Đảng đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội
+ Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động.
chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân.
- Về tính dân tộc của Đảng
+ Đảng đại diện và tiêu biểu cho lợi ích của toàn dân tộc, hoạt động của Đảng là nhằm
đem lại lợi ích cho toàn thể dân tộc. Hồ Chí Minh viết: “ngoài lợi ích của Tổ quốc và
nhân dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác”.
12


+ Cơ sở xã hội của Đảng rất rộng lớn cả dân tộc bao gồm cả quốc dân, trừ bỏ phản quốc
và tham ô ra ngoài.
+ Đảng viên của Đảng bao gồm những người Việt Nam yêu nước, những người con ưu tú
của dân tộc.
+ Thành phần xuất thân của đảng viên rất đa dạng: nông dân, công nhân, tiểu tư sản, trí

thức, …

Câu 7 : Quan niệm về Đảng Cộng Sản Việt Nam cầm quyền
a) Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền
- Qua những năm tháng hoạt động thực tiễn, Hồ chí Minh đã tìm thấy con đường cách
mạng ở chủ nghĩa Mác-Lenin và quyết định đi theo con đường của Cách mạng Tháng
Mười vĩ đại.
- Từ những năm 1920 trở đi, Người tích cực chuẩn bị cả 3 mặt : chính trị, tư tưởng và tổ
chức để tiến tới thành lập Đảng.
- Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một trang mới trong lịch sử dân
tộc ta.
- Trong Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của
đảngcách mạng – nhân tố đầu tiên, quyết định sự thắng lợi của cách mạng
→ Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cách mạng chân chính, mang bản chất của
giai cấp công nhân.
13


b) Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền
- Khái niệm Đảng cầm quyền :

-













+ Theo nghĩa thông thường : “Đảng cầm quyền” là khái niệm dùng trong khoa học
chính trị, chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo
chính quyền để điều hành, quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình.
+ Trong Di chúc 1969 của Hồ Chí Minh : “Đảng cầm quyền” là Đảng tiếp tục lãnh
đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân giành
được quyền lực nhà nước và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy nhà nước đó để tiếp tục
hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền :
+ Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền :
Theo Hồ Chí Minh, Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc,
của nhân dân. Đó là mục đích, lý tưởng cao cả không bao giờ thay đổi trong suốt quá
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
+ Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của
nhân dân :
Xác định “người lãnh đạo” là xác định quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng đối với toàn bộ
xã hội và khi có chính quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền nhà nước.
“Là người lãnh đạo”, theo Hồ Chí Minh, bằng giáo dục, thuyết phục, Đảng phải làm cho
dân tin, dân phục để dân theo.
Là người lãnh đạo, Đảng phải sâu sát, gắn bó mật thiết với nhân dân, lắng nghe ý kiến
của dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân và phải chịu sự kiểm soát của nhân dân, bởi “Sự
lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại
nơi quần chúng”.
Là người lãnh đạo, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cũng có nghĩa bao hàm cả trách
nhiệm “là người đầy tớ” của dân. Song, “đầy tớ” không có nghĩa là “tôi tớ, tôi đòi hay
theo đuôi quần chúng” mà là tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân nhằm đem lại các quyền
và lợi ích cho nhân dân.

Ý nghĩa cụm từ “đầy tớ trung thành của nhân dân”, theo tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi
mỗi cán bộ, đảng viên phải có tri thức khoa học, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi;
thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng : “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
+ Đảng cầm quyền, dân là chủ :
Theo Hồ Chí Minh, quyền lực phải thuộc về nhân dân. Người đã đề cập xây dựng một
Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh, Đảng lãnh đạo cách mạng là để thiết lập và củng cố quyền làm
chủ của nhân dân. Dân làm chủ, Đảng lãnh đạo, Đảng phải “lấy dân làm gốc”.
14




-

-

Mặt khác, dân muốn làm chủ thực sự thì phải theo Đảng. Mỗi người dân phải biết lợi ích
và bổn phận của mình tham gia vào xây dựng chính quyền.

Câu 8 : Xây dựng Đảng – Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng
Xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên để Đảng hoàn thành vai trò chiến
sĩ tiên phong trước giai cấp, dân tộc và nhân dân.
Xây dựng Đảng được Hồ Chí Minh đặt ra như một nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài.
Khi cách mạng gặp khó khăn, xây dựng Đảng để cán bộ, đảng viên củng cố lập trường
quan điểm, bình tĩnh, sang suốt, không tỏ ra bị động, lúng túng, bi quan. Ngay cả khi
cách mạng trên đà thắng lợi cũng cần đến xây dựng Đảng để xây dựng những quan điểm,
tư tưởng cách mạng khoa học, ngăn ngừa chủ quan, tự mãn, lạc quan tếu và rơi vào căn
bệnh “kiêu ngạo cộng sản”-theo cách nói của V.I.Lenin.
Tính tất yếu khách quan của công tác xây dựng Đảng được Hồ Chí Minh lý giải hết sức

thuyết phục:
+ Xây dựng Đảng bị chế định bởi quá trình phát triển liên tục của sự nghiệp cách
mạng do Đảng lãnh đạo. Sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo là một quá trình, bao
gồm nhiều thời kì, nhiều giai đoạn; mỗi thời kỳ, giai đoạn có những mục tiêu, nhiệm vụ
cụ thể và những yêu cầu riêng. Trước diễn biến của điều kiện khách quan, bản thân Đảng
phải tự chỉnh đốn, tự đổi mới để vươn lên làm tròn trọng trách trước giai cấp và dân tộc.
+ Đảng là một tổ chức chính trị gắn liền với một bộ phận người trong xã hội. Đối
với toàn Đảng, hồ Chí Minh cũng chỉ rõ : Đảng sống trong xã hội, là một bộ phận hợp
thành cơ cấu của xã hội; mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu ảnh hưởng, tác động của môi
trường xã hội, các quan hệ xã hội, cả cái tốt và cái xấu, cái tích cực, tiến bộ và cái tiêu
15


-

-

cực, lạc hậu. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện; Đảng phải chú
ý đến việc xây dựng Đảng.
+ Xây dựng Đảng là cơ hội để mỗi cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, giáo dục và tu
dưỡng tốt hơn, hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, đặc biệt là giữ
được các phẩm chất đạo đức cách mạng tiêu biểu.
Xây dựng Đảng là làm cho mỗi cán bộ, đảng viên hiểu rõ, hiểu đúng và thực hành tốt
quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng. Mặt khác, giúp cho cán bộ, đảng viên phải
nhìn lại mình, phát huy mặt tốt, loại bỏ mặt xấu vốn có trong mỗi con người. Trên bình
diện phát triển cá nhân, xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nhu cầu tự
hoàn thiện, nhu cầu tự làm trong sạch nhân cách của mỗi cán bộ, đảng viên.
Trong điều kiện Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, việc xây dựng Đảng lại Được Hố
Chí Minh coi là công việc càng phải tiến hành thường xuyên hơn của Đảng. Vì, theo Hồ
Chí Minh, quyền lực có tính hai mặt: một mặt, nó có sức mạnh to lớn để cải tạo xã hội

cũ, xây dựng xã hội mới nếu biết sử dụng đúng; mặt khác, quyền lực cũng có sức phá
hoại ghê gớm nếu người nắm quyền lực bị tha hoá, biến chất, tham quyền lực, lộng
quyền,…
→ Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc chỉnh đốn, đổi mới để hạn chế, ngăn
chặn, đẩy lùi, tẩy trừ mọi tệ nạn do thoái hoá, biến chất gây nên.
Tóm lại, theo Hồ Chí Minh, xây dựng và chỉnh đốn Đảng là vấn đề mang tính quy
luật khách quan và là nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân Đảng. Chỉnh đốn và đổi
mới Đảng là nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững vàng cả về chính trị, tư tưởng
và tổ chức; làm cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất và năng
lực trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao, càng phức tạp của nhiệm vụ cách mạng. Đổi
mới và chỉnh đốn Đảng sẽ làm cho Đảng trở thành một khối thống nhất, vững mạnh, đủ
sức lái con thuyền cách mạng ViệtNam vượt qua những khúc quanh đầy thử thách để cập
bến thắng lợi.

16


Câu 9: Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
• Đạo đức là cái gốc của người cách mạng
HCM là một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng thế giới đã bàn
nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức. Tư tưởng đạo đức HCM rất sâu sắc, phong
phú, cả về lý luận và thực tiễn, đã trở thành một bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và
nhân loại, một sức mạnh to lớn làm nên mọi thắng lợi của cách mạng VN.
HCM khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc
của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người cho rằng, người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng, làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự
nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề.
Người nói, cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục thì phải có tư cách, đạo
đức. Đạo đức là gốc, là nền tảng vì liên quan tới Đảng cầm quyền. Người trăn trở với
nguy cơ của Đảng xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng, rơi vào tha hoa biến chất. Vì vậy,

Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải "là đạo đức, là văn minh".
Tư tưởng đạo đức HCM là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm
thước đo. Chính vì vậy, HCM luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói
đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế.
 Trong tư tưởng đạo đức HCM, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực thông
nhất làm một. Trong đó: đức là gốc của tài; hồng là gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của
năng lực. Tài là thể hiện cụ thể của đức trong hiệu quả hành động.
• Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội

17


Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở
phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của
mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực.
Phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh
của loài người ko chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của cách mạng vô sản mà còn
do những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành một sức
mạnh vô địch.
Tấm gương đạo đức của HCM là nguồn cổ vũ động viên tinh thần quan trọng đối
với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và chủ nghĩa xã hội.

Câu 10: Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
• Trung với nước, hiếu với dân
- HCM cho rằng: trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Vì nước là của dân, quyền
hành và lực lượng đều ở dân, lời ích đều vì dân, cán bộ là đày tớ của dân chứ ko phải là
“quan cách mạng”.
- Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung
thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng.

- Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng. Phải gần
dân, kính trọng và học tập nhân dân, dựa vào dân là lấy dân làm gốc. Cán bộ lãnh đạo
phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng
cao dân trí.
• Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- Cần là siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất cao với tinh
thần tự lực cánh sinh.
- Kiệm là tiết kiệm (thời gian, công sức, của cải...) của nước, của dân; không xa xỉ, không
hoang phí, không bừa bãi, không phô trương hình thức, ko liên hoan, chè chén lu bù.
- Liêm là luôn tôn trọng của công và của dân. Trong sạch ko tham lam tiền của địa vị danh
tiếng.
- Chính là thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình: không tự cao tự đại tự phụ, phải khiêm tốn
học hỏi phát triển cái hay sửa chữa cái dở. Đối với người: không nịnh người trên không
khinh người dưới, thật thà không dối trá. Đối với việc: để việc công lên trên lên trước,
việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh.
 Các đức tính cần, kiệm, liêm, chính: có quan hệ chặt chẽ với nhau ai cũng phải thực hiện,
song cán bộ đảng viên phải thực hành làm mẫu cho dân; là thước đo sự giàu có về vật
18


chất, vững mạnh về tinh thần, thể hiện sự văn minh, tiến bộ về 1 quốc gia; là nền tảng của
sự đổi mới, của các phong trào thi đua yêu nước.
- Chí công vô tư là công bằng, công tâm, không thiên tư thiên vị; làm việc gì cũng không
nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc. Là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ
chủ nghĩa cá nhân.
• Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
- Yêu thương con người được Hồ Chí Minh xác định là một trong những phẩm chất đạo
đức cao đẹp nhất. Người nói, người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm cách
mạng mới đi làm cách mạng. Vì yêu thương con người, yêu thương nhân dân mà chấp
nhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập, tự do, cơm no áo ấm và hạnh phúc cho

con người.
- Tình yêu thương rộng lớn dành cho những người nghèo khổ, bi mất quyền, bị áp bức, bóc
lột không phân biệt màu da, dân tộc. Nếu không có tình yêu thương như vậy thì ko thể
nói đến cách mạng, chủ nghĩa XH và chủ nghĩa cộng sản.
- Tình yêu thương được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân đòi hỏi mỗi ng phải
chặt chẽ và nghiêm khắc với mình; rộng rãi, độ lượng và giàu lòng vị tha với người khác;
thái độ tôn trọng những quyền của con người, nâng con người lên kể cả những người nhất
thời lầm lạc không được thái độ dĩ hòa vi quý hạ thấp hay vùi dập con người.
• Có tinh thần quốc tế trong sáng
- Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản
chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân nhằm vào mqh rộng lớn vượt
khỏi quốc gia dân tộc.
- Đó là sự tôn trọng hiểu biết thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với
tất cả các dân tộc nhân dân và các nước với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại
sự chia rẽ hằn thù, bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc, chống lại CN dân tộc hẹp hòi,
sôvanh, biệt lập và CN bành trướng bá quyền... HCM chủ trương giúp bạn là giúp mình.
- Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị theo tinh thần: bốn phương vô sản, bốn
bể đều là anh em.

19



×