Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

ĐỀ CƯƠNG môn cở sở NGÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.64 KB, 21 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN CỞ SỞ NGÀNH
PHẦN I: ĐÁNH GIÁ ĐẤT
I. Những vấn đề chung về đánh giá đất
1. Khái niệm, mục tiêu của đánh giá đất theo FAO
* Khái niệm đánh giá đất đai:
Theo FAO đã đề xuất định nghĩa đánh giá đất đai (1976): Đánh giá đất đai là
quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với
những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có.
* Mục đích:
- Phát hiện tiềm năng đất đai dưới đất chưa sử dụng
- Đề suất các biện pháp để bảo vệ, cải tạo đất.
- Phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất.
- Cung cấp thông tin về điều kiện thuận lợi khó khăn trong quá trình sử dụng
đất từ đó đưa ra các quyết định hợp lí về thửa đất cần đánh giá.
4. Nguyên tắc của đánh giá đất.
Sáu nguyên tắc cơ bản sau đây được sử dụng cho cho đá nh giá đất đai theo
FAO, 1976:
- Nguyên tắc 1: Khả năng thích nghi đất đai phải được đánh giá và phân
hạng cho một loại sử dụng chuyên biệt.
- Nguyên tắc 2: Đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận và mức
đầu tư cần thiết cho từng kiểu sử dụng đất đai khác nhau.
- Nguyên tắc 3: Đánh giá đất đai đòi hỏi phải đa ngành.
Các đề án đánh giá đất đai ở các nước đang phát triển thường thiếu những
kiến thức thông tin có hiệu quả về những điều kiện về môi trường tự nhiên, kinh
tế xã hội, mà những yếu tố này có liên quan đến vùng đang nghiên cứu.
- Nguyên tắc 4: Đánh giá cần phải đứng trên quan điểm sự ảnh hưởng và
liên quan các yếu tố về môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội đến vùng đang
nghiên cứu. Khi đánh giá đất đai, thường những hậu quả về sinh thái môi trường
như: đất xói mòn, gia tăng bệnh sốt rét, sự mặn hóa, thiếu nguồn nước ngọt ở hạ
lưu.... không được chú ý đề cập đến trong khi thực hiện. Nên trong các đề án lâu
dài thường bị thất bại là do các kết quả trên đem lại.


- Nguyên tắc 5: Đánh giá phải xây dựng trên nền tảng tính bền vững.
Đánh giá đất đai đôi khi được thực hiện một cách độc lập để xác định tính
thích nghi của một kiểu sử dụng chuyên biệt nào đó, thí dụ như chỉ cho cây mía
mà quên đi khả năng cho lợi nhuận cao hơn khi so sánh với các kiểu sử dụng
khác.
- Nguyên tắc 6: Đánh giá thích nghi thường phải so sánh nhiều kiểu sử dụng
với nhau.

1


II. Bản đồ đơn vị đất đai.
1. Các khái niệm: đơn vị bản đồ đất đai, bản đồ đơn vị đất đai.
* Khái niệm đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LMU): Đơn vị
bản đồ đất đai là một khoanh đất, vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn
vị đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất
cho từng LUT nhất định (FAO, 1983), (LAND UNIT TYPE - LUT).
* Khái niệm bản đồ đơn vị đất đai (Land Unit Map - LUM): Tập hợp các
đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực, vùng đánh giá đất được thể hiện bằng bản
đồ đơn vị đất đai.
* Phân biệt đơn vị bản đồ đất đai (LMU) và bản đồ đơn vị đất đai (LUM):
Đơn vị bản đồ đất đai
Bản đồ đơn vị đất đai
(Land Mapping Unit - LMU
(Land Unit Map - LUM
1.
Đơn vị bản đồ đất đai là một Tập hợp các đơn vị bản đồ đất
Khái khoanh đất, vạt đất được xác định đai trong khu vực, vùng đánh
niệm cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai giá đất được thể hiện bằng bản
với những đặc tính và tính chất đất đồ đơn vị đất đai.

đai riêng biệt thích hợp đồng nhất
cho từng LUT nhất định (FAO,
1983), (LAND UNIT TYPE LUT).
2.
Quy


Đây là khoanh đất cụ thể, diện tích Tập hợp các khoanh đấy, vùng
cụ thể
đất

3. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Thu thập các tư liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu: bản đồ, báo cáo
thuyết mình, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,…
- Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu thích hợp, tiến hành kiểm tra, đánh giá
các tư liệu hiện có.
- Xây dựng các bản đồ chuyên đề cùng tỉ lệ theo các chỉ tiêu phân cấp được
lựa chọn phù hợp mục đích, yêu cầu và phạm vi nghiên cứu.
- Lựa chọn bản đồ nền với tỷ lệ thích hợp.
- Chồng ghép các bản đồ đơn tính.
- Thống kê, mô tả các đơn vị bản đồ đất đai – LMU
2


4. Nguyên tắc, cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp trong xây dựng
bản đồ đơn vị đất đai.
* Nguyên tắc:
Các đơn vị đất đai cấp toàn quốc được tổng hợp theo nguyên tắc: LMU của
các vùng sinh thái đến LMU của miền, sau đó từ LMU của các miền tổng hợp
nên LMU cấp toàn quốc. Với tỷ lệ bản đồ của vùng sinh thái là 1/25.000, của

miền là 1/50.000.
Như vậy, trong quá trình tổng hợp, kết quả tổng hợp sẽ loại bỏ dần các chỉ
tiêu phân cấp khó thể hiện hoặc không đại diện cho cấp có bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn
(không đại diện cho cấp lớn hơn).
* Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp trong xây dựng bản đồ đơn vị
đất đai.
- Cơ sở lựa chọn
Việc lựa chọn các chỉ tiêu xây dựng LUM cần phải tùy thuộc vào phạm vi
chương trình LE thực hiện.
- Đối với cấp toàn quốc: Lựa chọn theo vùng sinh thái nông nghiệp.
- Đối với cấp vùng, tỉnh: Lựa chọn theo ranh giới hành chính của tỉnh,
huyện.
- Phân cấp chỉ tiêu
Dựa vào yêu cầu, mục đích và các nguồn tài liệu để lựa chọn chỉ tiêu phân
cấp phù hợp với yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp.
- LUM toàn quốc: đã tổng hợp và lựa chọn được 7 chỉ tiêu bao gồm: nhóm
đất, độ dày tầng đất, độ dốc, lượng mưa, thủy văn, tưới tiêu, tổng tích ôn.
- LUM vùng ĐBSCL: lựa chọn được 6 chỉ tiêu bao gồm: nhóm đất, tình
trạng xâm nhập mặn, độ ngập sâu, khả năng tưới, lượng mưa trung bình năm và
thời gian canh tác nhờ mưa.
- LUM Tây Nguyên: Lựa chọn được 7 chỉ tiêu bao gồm: Nhóm đất, địa lý
địa mạo, độ dốc, độ dày tầng đất, khả năng tưới tiêu, lượng mưa TB năm, tổng
nhiệt độ.
III. Loại hình sử dụng đất
1. Các khái niệm: Loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất, yêu cầu sử
dụng đất.
* Khái niệm loại hình sử dụng đất: là một bức tranh mô tả thực trạng sử
dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các
điều kiện kinh tế - xã hội - kĩ thuật được xác định.
* Khái niệm kiểu sử dụng đất là một loại sử dụng riêng biệt trong sử

dụng đất đai và được mô tả dưới dạng tiêu chuẩn chẩn đoán hay đặc trưng chính
có liên quan đến khả năng cho sản lượng cây trồng của đất đai. Phần đặc trưng
chính bao gồm các yếu tố phải được lọc ra mà nó có ảnh hưởng thực sự đến khả
năng sản xuất của đất đai. Vì đặc trưng chính rất quan trọng đến việc mô tả kiểu
sử dụng đất đai và mức độ chi tiết mà nó mô tả tùy thuộc vào hiện trạng của địa
phương cũng như mục tiêu của đánh giá đất đai.

3


* Phân biệt loại hình sử dụng đất và kiểu
minh họa?
Loại hình sử dụng đât
1. Khái niệm
là một bức tranh mô tả
thực trạng sử dụng đất
của một vùng đất với
những phương thức quản
lý sản xuất trong các điều
kiện kinh tế - xã hội - kĩ
thuật được xác định.

sử dụng đất? Lấy ví dụ

Kiểu hình sử dụng đất
Là một loại sử dụng đất
riêng biệt trong sử dụng
đất đai và được mô tả
dưới dạng tiêu chuẩn
chẩn đoán hay đặc trưng

chính có liên quan đến
khả năng cho sản lượng
cây trồng của đất đai.
2. Mức độ chi tiết và cụ Là một hệ thống cây Chi tiết đến từng loại cây
thể
trồng vật nuôi chung
trồng, vật nuôi
3. Khả năng thích hợp
Không cụ thể, chi tiết
Cụ thể, chính xác đến
từng cây trồng.
4. Ví dụ
2 lúa - 1 màu
Lúa xuân - lúa mùa - su
hào
* Khái niệm yêu cầu sử dụng đất: Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use
Requirements – LUR) là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai đảm bảo
cho LUT phát triển bền vững.
IV. Phân hạng thích hợp đất đai.
1. Khái niệm phân hạng thích hợp đất đai.
* Khái niệm
Phân hạng thích hợp đất đai là bao gồm sự so sánh giữa những chất lượng đất
đai của một đơn vị bản đồ đất đai (hay những giá trị của những yếu tố chuẩn
đoán của những đơn vị đất đai) với những yêu cầu của kiểu sử dụng đất đai
(diễn tả bằng các phân cấp yếu tố).
2. Cấu trúc phân hạng thích hợp đất đai.
Cấu trúc phân hạng thích hợp đất đai có 4 cấp phân hạng: bộ, lớp, lớp phụ,
đơn vị.
- Bộ thích nghi
Bộ “S” thích nghi bao hàm kiểu sử dụng đất đai cho năng suất có lợi mà có

thể điều chỉnh đầu tư và không chấp nhận sự rủi ro thiệt hại gây ra yếu tố tự
nhiên hay do nguồn tài nguyên. Bộ “N” không thích nghi được phân chia ra hai
dạng là không thích nghi hiện tại N1 và không thích nghi vĩnh viễn N2.
Trong cả hai trường hợp, đất đai có sự giới hạn trầm trọng mà “S” không thể
có được. Tuy nhiên, trong trường hợp N1, thì có thể điều chỉnh trong tương lai
nếu có sự đầu tư kỹ thuật mới, hay có sự thay đổi về giá cả thị trường, hay chi
phí đầu tư ở các mức độ có thể chấp nhận được.
- Lớp thích nghi
4


Lớp thích nghi thì cho thấy cấp độ thích nghi. Trong tài liệu hướng dẫn đánh
giá đất đai của FAO, 1976 thì lớp thích nghi có thể được chia thành 3 lớp: thích
nghi cao S1, trung bình S2, kém S3. Tuy nhiên tùy theo yêu cầu của các kiểu
chọn lựa khác nhau mà có thể tăng hay giảm số lớp thích nghi. Trong thực tế
thì cho thấy chia 3 lớp thích nghi có khả năng hữu dụng tốt nhất.
Ngoài ra còn chia thành lớp Sc là lớp thích nghi đất đai có điều kiện.
* S1 - Lớp rất thích nghi
Đặc tính đất đai không thể hiện các yếu tố hạn chế hoặc có thể hiện nhưng ở
mức độ rất nhẹ, dễ khắc phục và không ảnh hưởng đến các LUT. Do đó nếu sản
xuất trên đất có lớp này thì sẽ dễ dàng, thuận lợi và mang lại năng suất cao.
* S2 – Lớp thích nghi trung bình
Đặc tính đất đai có thể hiện các yếu tố hạn chế ở mức độ trung bình và có
thể khắc phục được bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật hoặc tăng mức đầu tư
cho LUT.
Nếu đầu tư cao và cải tạo đất đúng thì một số lớp S2 có thể được nâng lên
lớp S1 đối với những LUT nhất định.
* S3 – Lớp ít thích nghi
Đặc tính đất đai đã xuất hiện nhiều yếu tố hạn chế hoặc có một yếu tố hạn
chế đặc biệt nghiêm trọng khó khắc phục. Tuy nhiên yếu tố hạn chế này chưa

đến mức phải loại bỏ LUT đó ra khỏi khu vực.
Đây là lớp đất dễ khai thác sử dụng sau lớp S1 va S2 và giải pháp thích hợp
nhất là chuyển đổi LUT cho phù hợp.
* Sc – Lớp thích nghi có điều kiện
Lớp này chỉ áp dụng với quy mô khu vực nhỏ bằng các biện pháp cải tạo đất nhỏ
thích hợp.
Như vậy, để đánh giá khả năng thích nghi của một hệ thống cây trồng trên
một LMU thì trước hết là phải đánh giá khả năng thích nghi cho từng loại cây
trồng. Từ đó xác định khả năng thích nghi của hệ thống cây trồng là giá trị phân
hạng thấp nhất của một trong các cây trồng đó trong hệ thống.
* N1 – Lớp không thích nghi hiện tại
Đặc tính đất đai không thích nghi với LUT hiện tại vì nó có yếu tố hạn chế
nghiêm trọng. Tuy nhiên, có thể khắc phục yếu tố hạn chế đó bằng các biện
pháp cải tạo đất trong tương lai để nâng hạng lên lớp thích nghi.
* N2 – Lớp không thích nghi vĩnh viễn
Đặc tính của đất có những yếu tố hạn chế nghiêm trọng trong hiện tại mà
không thể khắc phục được bằng bất cứ biện pháp kỹ thuật hoặc kinh tế nào để
trở thành lớp thích nghi của LUT trong tương lai.
Vì thế không nên đưa đất này vào sử dụng kể cả hiện tại và tương lai vì sẽ
không mang lại hiệu quả thậm chí còn gây tác hại đến môi trường sinh thái.
* NR – Lớp không thích nghi không liên quan
Đây là lớp không thích nghi dành cho các loại đất không thuộc mục tiêu
đánh giá cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Lớp phụ thích nghi
Những lớp phụ phản ánh loại giới hạn, thí dụ như thiếu ẩm độ, thiệt hại do
xói mòn…. Số lượng lớp phụ thì tùy theo số lượng các giới hạn được chọn
5


lựa, đồng thời nó còn tùy thuộc vào mục tiêu ban đầu trong phân hạng mà có sự

khác nhau trong phân loại lớp phụ. Có hai cách hướng dẫn:
- Số lượng lớp phụ phải xem ở mức tối thiểu để có thể cho thấy sự phân biệt
phân hạng trong một lớp.
- Càng ít giới hạn càng tốt có thể sử dụng ký hiệu cho các lớp phụ. Chỉ cần
một đến hai chữ cho lớp phụ là đủ, thường th ì chỉ có một chữ, tuy nhiên nếu có
cùng hai chất lượng đất đai đều có giới hạn nghi êm trọng ngang nhau thì có thể
dùng cùng một lúc cả hai chữ.
Trong phân hạng phụ thích hợp đất đai, một số yếu tố hạn chế quan trọng
đối với các LUT ở vùng DBSCL bao gồm:
+ d: Hạn chế do thời gian canh tác nhờ mưa
+ f: Hạn chế do ngập lụt sâu trong mùa mưa
+ g: Hạn chế do điều kiện đất không phù hợp (TPCG đất)
+ i: Hạn chế do không có khả năng tưới
+ r: Hạn chế do lượng mưa trong năm thấp
+ s: Hạn chế do bị xâm nhập mặn trong mùa khô.
- Đơn vị thích nghi
Trong các khảo sát đánh giá ở tỉ lệ lớn, thì các lớp phụ có thể được bán phân
chia ra thành các đơn vị thích nghi. Những đơn vị thích nghi này được phân biệt
bằng các số theo sau chữ của lớp thích nghi và cách nhau bởi gạch nối, thí dụ:
S2e-1, S2e-2…Những số này có thể bất kỳ tùy theo các cấp chia trong một lớp
phụ.
Tất cả đơn vị thích nghi trong một lớp phụ thì có cùng cấp lớp thích nghi và
có những giới hạn tương tự nhau ở cùng mức độ lớp phụ. Nhưng những đơn vị
này khác nhau do những đặc tính sản xuất hay trong các yêu cầu về quản lý.
Những sự khác biệt này là do sự thay đổi một ít trong các điều kiện về môi
trường tự nhiên, thí dụ như với đặc tính sa cấu đất thì đòi hỏi nhiều cách quản lý
khác nhau. Ngoài ra những sự khác nhau này cũng do những yếu tố khác như
khả năng vốn giữa các nông trang, hay khoảng cách nơi ở đến cánh đồng canh
tác.
Để xác định những đơn vị thích nghi đất đai, quản lý chi tiết hay khuyến cáo

qui hoạch nông trang thì phải được thực hiện cho từng cánh đồng hay nông hộ
riêng rẽ.
Bảng 4.1: Cấu trúc của phân hạng thích nghi đất đai (FAO, 1976).
Bộ thích
nghi đất đai
Phản ánh
loại
thích nghi

Lớp thích nghi
đất đai

Lớp phụ thích nghi
đất đai

Đơn vị thích nghi
đất đai

Phản ánh loại giới hạnPhản ánh những sự
Phản ánh cấp độ thích hay loại chính của tínhkhác
nhau nhỏ
nghi trong Bộ
toán cải tạo được yêutrong
yêu cầu của
cầu trong lớp
lớp phụ

6



Bộ thích
nghi đất đai

Lớp thích nghi
đất đai

Lớp phụ thích nghi
đất đai

Đơn vị thích nghi
đất đai

S2n: thích nghi trung
S1: thích nghi cao bình, giới hạn là khả S2n-1
S2: thích nghi trung năng dinh dưỡng
S2n-2
bình
S3me: thích nghi kém, S3me-1
S: thích nghi S3: thích nghi kém giới hạn là ẩm độ và xóiS3me-2
mòn
N: không
thích nghi

N1: không thích nghi
N1m: không thích nghi
hiện tại
hiện tại, hạn chế do
N2: không thích nghi
ẩm độ.
vĩnh viễn


3. Các phương pháp phân hạng thích hợp đất đai
* Các phương pháp phân hạng thích hợp đất đai
Phân hạng khả năng thích nghi đất đai bao gồm sự kết hợp của “ tính thích
nghi từng phần” cho mỗi chất lượng đất đai riêng biệt để tiến đến hạng thích
nghi tổng của tất cả trong một đơn vị bản đồ đất đai cho kiểu sử dụng đất đai. Ba
phương pháp có thể được sử dụng cho tổng thích nghi đất đ ai của đơn vị bản đồ
đất đai với một kiểu sử dụng đất đai:

Sự kết hợp các yếu tố

Các điều kiện giới hạn

Phương pháp tham số
- Kết hợp các yếu tố
Được áp dụng ở những nơi mà người đánh giá đất đai có nhiều kinh nghiệm
và kiến thức hiểu biết về sinh thái và kỹ thuật của các kiểu sử dụng đất đai, đó là
sự kết hợp những đánh giá chất lượng đất đai riêng rẽ thành tổng thích nghi
bằng cách điều chỉnh các yếu tố. Thí dụ như khi kiến thức và kinh nghiệm trong
vùng nghiên cứu xác định có hai chất lượng đất đai được đánh giá là S2 mà có
cùng hai yếu tố hạn chế thì đánh giá tổng cộng trở nên là S3.
Nếu những cá nhân đánh giá này là những chuyên gia thì đây sẽ là một
phương pháp rất tốt, nhanh chóng, đơn giản và đảm bảo độ chính xác.
Hoặc có thể phân hạng đánh giá đất thông qua những nhận xét, đánh giá của
cả cộng đồng sử dụng đất.
Sự bất tiện của cách đánh giá kết hợp này là: thứ nhất tất cả các quyết định
giống nhau chưa chắc luôn luôn đạt đến mức đồng ý giống nhau, đặc biệt là nếu
có hai hoặc hơn hai người đánh giá chung với nhau; thứ hai là độ tin cậy và kết
quả tùy thuộc rất nhiều vào khả năng và kiến thức về cây trồng của người đánh
giá.

- Điều kiện giới hạn

7


Một phương pháp đơn giản và theo hệ thống này là lấy cái đánh giá ít thích
hợp nhất như là giới hạn. Do đó nếu có ba chất lượng đất đai được đánh giá ở
mức độ thích nghi S1, S2, S3 thì tổng thích nghi sẽ là S3.
Tính hệ thống của phương thức này là không sử dụng những điều kiện tối hảo
liên quan đến chế độ nhiệt, khả năng hữu dụng của ẩm độ.... nếu điều kiện của rễ
bị giới hạn. Phương thức này được thực hiện thông qua luật “ giới hạn tối thiểu”
trong nông nghiệp, mà trạng thái của cây trồng với năng suất sẽ được xác định
bằng dinh dưỡng cây trồng ở mức độ cung cấp phân bón thấp nhất.
Phương pháp sử dụng điều kiện giới hạn phải được luôn luôn theo yêu cầu
bắt đầu từ đánh giáở mức N - không thích hợp.
Tiện lợi của phương pháp này là tính đơn giản và thực tế là đánh giá được
những trường hợp giới hạn trong phần thích nghi tổng. Sự bất lợi là không tính
được những cách khác nhau trong các tác động của các chất lượng đất đai.
- Phương pháp tham số
Phương pháp tham số bao gồm sự đánh giá những đặc tính khác nhau của
đất đai và cho những giá trị khác nhau tùy theo tính quan trọng giữa các đặc tính
đó, thứ hai là kết hợp những yếu tố này bằng giá trị số theo một luật toán học để
tính toán sự tương quan tác động giữa những yếu tố đó đến sản xuất và phát
triển của nông nghiệp mà trong đó đất đai là yếu tố phân cấp cho giá trị nông
nghiệp.
Trong phương pháp tham số, sự đánh giá riêng biệt biểu hiện bằng số, có thể
được liên kết bằng phương pháp cộng hoặc phương pháp nhân. Trong phương
pháp nhân, mỗi cấp thích nghi được chia thành cấp giá trị từ 1 cho S1 đến 0 cho
N. Hầu hết các giá trị thích hợp có thể thay đổi từ vùng này đến vùng khác và có
thể điều chỉnh bằng thử nghiệm. Những giá trị đề nghị là S1= 1,0; S2= 0,8; S3=

0,6; N=0. Các giá trị cho điểm cấp thích nghi của chất lượng đất đai rất quan
trọng và quan trọng trung bình được nhân với nhau, kết quả nhân được chia toàn
bộ giá trị cho điểm cấp thích nghi theo tỉ lệ năng suất mùa vụ, . . . 0,8-1.0 = S1 ;
0,4-0,8 = S2 ; 0,2-0,4 =S3; 0,0-0,2 = N.
Tiện lợi của phương pháp này là lượng hóa các số liệu cho máy tính. Theo
phương pháp này thì đòi hỏi các số liệu về năng suất phải đáng tin cậy để tính
toán và điều chỉnh đồng thời có thể chuyển từ vùng này sang vùng khác. Không
có số liệu năng suất và sự điều chỉnh hợp lý thì rất nguy hiểm và và kết quả
được tính toán sẽ không phù hợp với thực tế trong v ùng.
Trong việc đánh giá tính thích nghi cho một cơ cấu cây trồng kết hợp, trước
nhất là phải đánh giá tính thích nghi của từng loại cây trồng sau đó sẽ tổng hợp
chung. Hay nói một cách tổng quát, tính thích nghi của một hệ thống cây trồng
có hai hoặc ba loại cây hay mùa vụ thì kết quả chung sẽ là hạng thích nghi của
cây trồng hay mùa vụ có tính thích nghi thấp nhất.
Thí dụ nếu đơn vị đất đai được đánh giá là thích nghi S2 cho bắp và S1 cho
đậu phộng, thì kết quả thích nghi chung cho hệ thống là thích nghi S2. Tuy
nhiên luật này cũng được điều chỉnh theo những quan hệ liên tiếp nhau. Thí dụ
như, nếu tính thích nghi thấp hơn cho bắp do hạn chế về khả năng dinh dưỡng,
và đặc biệt là yêu cầu hàm lượng đạm cao, thì sẽ kết hợp loại cây màu nào đó có
tính giải quyết được những giới hạn này.
8


Tất cả các đánh giá thích nghi đạt được bằng cách áp dụng các phương
pháp trình bày trên được kiểm tra bằng cách so sánh với số liệu ngoài thực tế
ngoài đồng, trên năng suất cây trồng và đầu tư.
- Thí dụ kết quả thích nghi đất đai sau khi đối chiếu
Kết quả phân hạng khả năng thích nghi đất đai của vùng ven sông nhiễm mặn
huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
Phân hạng khả năng thích nghi đất đai được thực hiện theo quy trình đánh giá

đất đai của FAO (1976). Kết quả này có được là sự so sánh chất lượng đất đai của
các đơn vị bản đồ đất đai với yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai
được diễn tả dưới dạng phân cấp yếu tố. Trước hết là đánh giá cho từng loại cây
trồng, sau đó kết hợp lại theo một cơ cấu để có thích nghi chung. Một cách tổng
quát, khả năng thích nghi của một hệ thống cây trồng bao gồm nhiều loại cây
trồng thì tổng thích nghi sẽ là mức giới hạn thấp nhất của loại cây trồng nào đó.

4. Tiêu chuẩn định hạng trong phân hạng thích hợp đất đai
Tiêu chuẩn phân hạng đất đai gồm 4 tiêu chuẩn:
- Nếu có 1 yếu tố trội ở mức giới hạn thích hợp yếu tố hạn chế lớn nhất thì
xếp hạng thích hợp đất đai theo mức độ đó.
VD: yếu tố : Loại đất: S1
Độ dày tầng đất S2
pH S3
xói mòn S4
khả năng tưới tiêu S5
Lượng mưa S6
=> S6
- Nếu có 1 yếu tố bình thường ở mức giới hạn cao nhất mà trong khi các yếu
tố trội và binhg thường khác ở mức giới hạn thấp hơn thì xếp hạng tăng lên 1
bậc.
VD: yếu tố: Loại đất: T S1
Độ dày tầng đất T S1
pH : T S1
xói mòn BT S1
khả năng tưới tiêu T S1
Lượng mưa T S1
Lao động: BT S3
=> S2
- Nếu có 2 yếu tố bình thường ở mức giới hạn cao nhất mà trong khi tất cả các

yếu tố trội còn lại ở mức S1 thì xếp hạng tăng lên 1 bậc.
- Nếu có 3 yếu tố bình thường trở lên ở mức giới hạn cao nhất thì loại hình sử
dụng đất đc giữ nguyên hạng
9


Yếu tố
1
2
3
4
5
6
7

TC1
T S1
T S2
T S1
T S1
T S1
T S1
T S2
S2

TC2
T S1
T S1
BT S3
T

S1
T
S1
BT S2
T
S1
S2

TC3
T S1
T S1
BT S3
T S1
T S1
BT S3
BT S3
S3

TC4
T S1
T S1
BT S3
BT S3
T
BT S1
BT S2
S3

5. Nội dung phân hạng thích hợp đất đai
- Kiểm tra, xem xét kết quả, xác định đơn vị bản đồ đất đai (LMU), yêu cầu

sử dụng đất (LUR) của loại hình sử dụng đất (LUT).
+ yêu cầu trình bày rõ ràng các bảng thể hiện đặc tính đợn vị đất đai và yêu
cầu sử dụng đất của từng đơn vị đất đai (LUT).
- Xác định quy luật trội của các yếu tố chẩn đoán (yêu cầu sử dụng đất) để
đưa ra được yếu tố trội, yếu tố bình thường và xếp hạng theo thứ tự (yếu tố loại
đất, độ dày tầng đất luôn được đưa lên hàng đầu).
- So sánh đối chiếu mức độ thích hợp của từng LUT theo các yếu tố chẩn
đoán và quy định hạng theo quy định tiêu chuẩn phân hạng.
- Tổng hợp kết quả phân hạng thích hợp của các LUT ở hiện tại và tương lai
trong khu vực nghiên cứu (bảng chú dẫn đơn vị bản đồ đất đai).
- Tổng hợp diện tích mật độ theo các LUT đã xếp hạng.
VD: 6 LUT: 1. 0.5 ha S1
2. 1ha S2
3. ……….
- Xem xét kiểm tra trên thực địa xử lí số liệu để chỉnh sửa (nếu có và quy định
phân hạng thích hợp đất đai).
- Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai ko phải là bản đồ đất đai.
- Viết báo cáo kết quả phân hạng thích hợp đất đai.
- kiểm tra, nghiệm thu kết quả và giao nộp sản phẩm.
V. Đánh giá đất theo FAO ở Việt Nam.
1. Yêu cầu, nội dung và phương pháp đánh giá đất ở Việt Nam
*Yêu cầu
- Xác định đúng mục tiêu đánh giá đất của các chương trình đánh giá đất và
sử dụng đất đai thích hợp ở các cấp.
- Lựa chọn và xử lý các tài liệu thu thập cho các bước khác nhau trong quy
trình LE trên quan điểm LE là sự tổng hợp của 2 khía cạnh tự nhiên và KTXH.
Tức là phải thu thập, xử lý các thông tin về điều kiện tự nhiên và điều kiện
KTXH.

10



- Việc xử lý các dữ liệu và số liệu trong LE bằng ứng dụng kỹ thuật GIS và
đánh giá phân hạng thích hợp đất đai bằng chương trình đánh giá đất tự động
ALES.
- Phân cấp các bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ phân hạng thích hợp đất đai
theo yêu cầu nội dung LE của các cấp.
* Nội dung:
Dựa theo chỉ dẫn của FAO về các bước trong công tác đánh giá đất và tiến
trình đánh giá đất, công tác đánh giá đất của Việt Nam tập trung vào các nội
dung chính như sau:
- Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đất đai
- Xác định các loai hình sử dụng đất
- Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu phân hạng thích hợp
- Xác định phân hạng thích hợp đất đai
* Phương pháp
Tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của khu vực nghiên cứu mà các
phương pháp được áp dụng theo tuần tự hoặc song song với kỹ thuật đơn giản
hoặc hiện đại. Một số phương pháp chính bao gồm:
- Phương pháp thu thập và xử lý các tài liệu sẵn có
- Phương pháp điều tra thực địa
- Phương pháp phân tích và xử lý các mẫu đất, các số liệu điều tra
- Phương pháp phân tích đánh giá khả năng thích hợp cho từng LUT.
- Phương pháp phân hạng thích hợp đất đai cho các LUT hiện tại và tương
lai phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất.
PHẦN II: QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1. Các vấn đề chung về đất đai và quy hoạch sử dụng đất:
Khái niệm, mục đích, đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
* Khái niệm:
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và

pháp chế của nhà nước về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có
hiệu quả cao nhất thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ
chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn
liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và
bảo vệ môi trường.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, việc lập quy hoạch sử dụng đất có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào
đặc điểm tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm định
hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng
đất chi tiết của mình, từ đó xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản
lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để giao đất và đầu tư để phát triển sản xuất,
11


đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ các nhu cầu dân sinh, nhu cầu văn hóa
xã hội.
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước
nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng
chéo gây lãng phí đất đai, tránh trình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm
sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp. Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực,
tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi
trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế xã hội
và các hậu quả khó lường về bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa
phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dần sang nền kinh tế thị trường.
* Mục đích
- Tạo cơ sở pháp lý và khoa học cho việc xúc tiến đầu tư, tiến hành các
thủ tục thu hồi đất, giao đất, sử dụng đất đúng pháp luật, đúng mục đích, có hiệu
quả; từng bước ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất.
- Tạo khung chung và làm cơ sở cho việc lập quy hoạch sử dụng đất chi

tiết các xã, phường cũng như quy hoạch của các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn
Quận, huyện.
- Phân bố lại quỹ đất hợp lý cho các mục đích sử dụng, phù hợp với định
hướng phát triển không gian về lâu dài; đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển các
ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn quận, huyện phù hợp với các chỉ
tiêu sử dụng đất của các ngành, các xã, phường cụ thể đến cuối kỳ quy hoạch và
trong tương lai xa.
- Khoanh định, phân bố các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, các xã,
phường theo quy hoạch phải được cân đối trên cơ sở các nhu cầu sử dụng đất,
đảm bảo không bị chồng chéo trong quá trình sử dụng.
* Đặc điểm
Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính
khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp
thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.
Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện như sau:
- Tính lịch sử xã hội:
Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai yếu tố tự nhiên cũng như quan hệ giữa người với người và nó thể hiện đồng thời
hai yếu tố: thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và thúc đẩy sự phát triển của
các mối quan hệ sản xuất. Do vậy, quy hoạch sử dụng đất luôn là một bộ phận
của phương thức sản xuất xã hội và lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử
phát của quy hoạch sử dụng đất. Nói cách khác quy hoạch sử dụng đất có tính
lịch sử xã hội. Tính chất lịch sử của quy hoạch sử dụng đất xác nhận vai trò lịch
sử của nó trong từng thời kỳ xây dựng và hoàn thiện phương thức sản xuất xã
hội, thể hiện ở mục đích, yêu cầu, nội dung và sự hoàn thiện của phương án quy
hoạch sử dụng đất.
- Tính tổng hợp:
Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ yếu ở hai mặt:
+ Mặt thứ nhất: Đối với của quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng, cải
tạo, bảo vệ...tài nguyên đất đai cho nhu cầu toàn bộ nền kinh tế uốc dân (trong
12



quy hoạch sử dụng đất thường đụng chạm đến việc sử dụng của tất cả các loại
đất chính).
+ Mặt thứ hai: Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học,
kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số đất đai, sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và sinh thái... Với đặc điểm này quy
hoạch sử dụng đất lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, điều
hòa các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và điều phối
phương hướng, phương thức phân phối sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh
tế xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ
và ổn định.
- Tính dài hạn:
Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở chỗ thời hạn của quy
hoạch sử dụng đất là 10 năm hoặc lâu hơn. Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng
đất phụ thuộc vào dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế xã hội
quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quá trình đô
thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn... Quy hoạch dài
hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế xã hội. Cơ cấu và
phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng
với quá trình phát triển kinh tế xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến.
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô
Với đặc tính dài hạn quy hoạch sử dụng đất chỉ dự kiến được các xu thế thay
đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất với tính đại thể chứ
không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi.
Do khoảng thời gian dự báo là tương đối dài nhưng lại phải chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố kinh tế xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch thường là
không cụ thể và chi tiết như trong kế hoạch ngắn và trung hạn do vậy nó chỉ có
thể là một quy hoạch mang tính chiến lước chỉ đạo vĩ mô. Các chỉ tiêu quy
hoạch càng khái lược hóa quy hoạch càng ổn định.

- Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất rõ đặc tính chính trị
và chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và
quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ
thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển
ổn định kế hoạch kinh tế xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về
dân số, đất đai và môi trường sinh thái.
- Tính khả biến: Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước,
theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong
những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp
hơn cho việc phát triển kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội
phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế
thay đổi, các dự kiến của của quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp thì việc
chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là
cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất
luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chu kỳ “Quy hoạch - thực
hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - Tiếp tục thực hiện...” với chất lượng, mức
độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao
13


2. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
a, Vị trí, vai trò, sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp
huyện
* Vị trí, vai trò của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện :
Như ta đã biết, quy hoạch sử dụng đất là hệ thống quy hoạch nhiều cấp. Do
sự phát triển của các vùng kinh tế không đồng đều, hiện nay hệ thống thông tin
sử dụng đất chưa hoàn thiện, Nhà nước không thể có sự sắp xếp cụ thể cho từng
vùng. Cùng với lợi ích chung của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương còn có
những lợi ích, cần phải do địa phương tự quyết định. Do vậy, xây dựng và triển

khai quy hoạch sử dụng đất cần phải phù hợp với các thể chế hành chính hiện
hành của Nhà nước. Quy hoạch của cấp trên là cơ sở, là chỗ dựa cho quy hoạch
sử dụng đất cấp dưới, quy hoạch cấp dưới là sự kế tiếp và cụ thể hoá quy hoạch
cấp trên. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện làm cơ sở để quyết định lựa chọn
cho việc đầu tư. Như vậy, đất đai thực sự sẽ được khai thác sử dụng vào mục
đích cụ thể theo hướng ổn định, vững chắc của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dưới sự chỉ đạo của UBND huyện căn cứ
vào đặc tính của nguồn tài nguyên đất và mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế xã
hội để giải quyết các vấn đề như:
+ Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sử dụng
đất của huyện;
+ Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố sử dụng đất của các ngành;
+ Xác định cơ cấu, phạm vi và phân bố đất cho các công trình hạ tầng chủ
yếu, đất dùng cho nông - lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông, đô thị, khu dân cư
nông thôn, xí nghiệp công nghiệp, du lịch và nhu cầu đất đai cho các nhiệm vụ
đặc biệt như khu bảo vệ - bảo tồn, khu vực an ninh, quốc phòng. Đề xuất chỉ tiêu
có tính khống chế sử dụng các loại đất theo từng khu vực cho các xã trong
huyện. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là nền tảng, thông qua việc khoanh
định cụ thể các khu vực sử dụng với những chức năng khác nhau, trực tiếp
khống chế và thực hiện nhu cầu sử dụng đất của các dự án cụ thể, cũng là điểm
mấu chốt thực hiện quy hoạch của cấp tỉnh và cả nước. Quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện ở nước ta là một cấp cơ bản trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất, là
cơ sở để cụ thể hoá quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cả nước, có tác dụng trực
tiếp chỉ đạo và khống chế quy hoạch sử dụng đất của nội bộ các ngành, các xí
nghiệp, kế thừa quy hoạch cấp trên và gợi ý cho quy hoạch cấp dưới. Quy hoạch
sử dụng đất cấp huyện là căn cứ, là định hướng cho việc xây dựng quy hoạch sử
dụng đất cấp xã. Do đó, phải được tổ chức dưới sự lãnh đạo chủ chốt của cấp
huyện, có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều nhà khoa học, thực hiện một cách
thiết thực, làm cho quy hoạch có tính khoa học, tính tiên tiến, tính thực tế, tính
khả thi cao. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện là quy hoạch có tính dài

hạn, có tính khống chế vĩ mô đối với đất đai trong một vùng hoặc một địa
phương. Nghĩa là dựa vào đặc tính tự nhiên của đất, dự báo dài hạn về yêu cầu
của kinh tế xã hội với đất đai nhằm xác định tư tưởng chiến lược, mục tiêu,
phương hướng sử dụng đất, phân bố và xác định cơ cấu sử dụng đất, đề xuất các
14


chỉ tiêu khống chế quy mô sử dụng đất cho các yêu cầu sử dụng đất của các
ngành và phân rõ ranh giơí, khu vực sử dụng đất, xác định phương châm, chính
sách và biện pháp thực thi quy hoạch. Do đó, nó có tính tổng hợp rất mạnh, đề
cập đến nhiều ngành, phạm vi khá rộng, tính chính sách cao. Xây dựng phương
án quy hoạch cần có lượng tư liệu, thông tin rất lớn. Để có phương án quy hoạch
phù hợp với thực tế, phù hợp với sự phát triển ngày càng mạnh của xã hội và có
tính khả thi cao, việc thu thập tư liệu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phân tích
tính thích nghi của đất, đánh giá tiềm năng đất, đề xuất tư tưởng chiến lược sử
dụng đất, dự báo các yêu cầu sử dụng đất, phân khu sử dụng đất, thiết kế và tổng
hợp phương án quy hoạch phải luôn chú ý bảo đảm tính tổng hợp, so sánh. Phải
dưới sự lãnh đạo của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, có sự tham gia
của các ngành, các cán bộ chuyên môn, kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp
truyền thống với kỹ thuật hiện đại, phương pháp định tính với định lượng và đưa
cơ chế phản hồi vào công tác quy hoạch làm cho quy hoạch có tính khoa học,
thực tế và tính quần chúng.
* Sự cần thiết quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Huyện là đơn vị hành chính được chia thành xã, thị trấn. Ngoài ra, cấp
huyện bao gồm: quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố
trực thuộc tỉnh. Trong công tác quản lý đất đai theo các điều khoản Luật đất đai
năm 2003, nhiệm vụ của cấp huyện thể hiện, đó là:
- UBND cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa
bàn quản lý.
- Xét duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp dưới trực tiếp.

- Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ
gia đình, cá nhân, giao đất đối với cộng đồng dân cư.
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư, người Việt định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử
dụng đất ở. Để thực hiện các nhiệm vụ theo hiến pháp và pháp luật, cần phải xây
dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất với cơ cấu đất hợp lý, khoa học và
đạt hiệu quả cao. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện làm cơ sở cho việc quyết
định đầu tư, như vậy, đất đai sẽ thực sự được khai thác sử dụng vào những mục
đích cụ thể theo hướng ổn định lâu bền. Do đó quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
sẽ làm tăng tính ổn định, vững chắc của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện xác định các đặc điểm lãnh thổ của các tiểu vùng
trong huyện, từ đó định hướng sử dụng đất cụ thể theo hướng chuyên môn hoá
đi đôi với phát triển tổng hợp trong việc phát triển kinh tế-xã hội của các xã
trong tiểu vùng, đảm bảo mối quan hệ chỉ đạo của quy hoạch sử dụng đất cấp
huyện đối với quy hoạch sử dụng đất cấp xã.
c, Căn cứ và nội dung kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.
( Điều 40. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện – Luật đất đai năm
2013)
3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:
a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
15


b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
c) Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của các
cấp;
d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;
b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng

đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện,
cấp xã trong năm kế hoạch;
c) Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử
dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong năm
kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư
nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ
cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ,
sản xuất, kinh doanh;
d) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các
loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của
Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
g) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
d, Quy mô, vị trí và nội dung bố trí đất ở nông thôn.
* Quy mô điểm dân cư mới
Các điểm dân cư mới thường chỉ được hình thành ở các vùng kinh tế mới,
ở đó dân cư còn thưa thớt nhân dân địa phương không khai thác hết đất đai, cần
di chuyển dân cư từ nơi khác đến.
Do đặc trưng của điểm dân cư nông thôn với sản xuất nông nghiệp là cơ
bản nên tùy thuộc vào quy mô diện tích canh tác có thể khai thác và đi làm hợp
lý để xác định quy mô diện tích vàvị trí điểm dân cư cho phù hợp. đương nhiên
phải nghiên cứu kỹ điều kiện cụ thể của vùng đất và xem xét đến đặc điểm địa
hình, địa thế tự nhiên và các hệ thống khác trên lãnh thổ.
Đối với điểm dân cư mới, trước hết cần phải xác định quy mô dân số làm
căn cứ cho việc xác định quy mô đất đai.
- Quy mô dân số:
Trên thực tế khi quyết định kế hoạch xây dựn một điểm dân cư nông thôn
mới, quy mô dân số và số hộ của điểm dân cư đã được xác định tương đối cụ thể
trong quá trình lập và xét duyệt cho kế hoạch phát triển của địa phương. Quy mô

dân số của điểm dân cư nông thôn mới cần được xác định sao cho có điều kiện
thuận lợi trong việc tổ chức cuộc sống, quản lý xã hội, thuận lợi cho việc đầu tư
xây dựng và phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật.
- Quy mô đất đai:
16


Quy mô đất đai là nhân tố được xác định tùy thuộc vào điều kiện cụ thể về kinh
tế - xã hội của địa phương khi hình thành điểm dân cư mới. trong trường hợp di
dân với quy mô lớn, cần hoạch định ngay từ đầu cơ cấu tổ chức cho toàn điểm
dân cư, làm căn cư cho việc xác định quy mô đất cho các khu chức năng theo
yêu cầu xây dựng. Các khu chức năng trong điểm dân cư bao gồm:
+ Khu đất ở cho từng hộ gia đình (P1)
+ Khu đất xây dựng cho các công trình công cộng (P2)
+ Khu đất xây dựng các công trình sản xuất (P3)
+ Hệ thống đường xá và hạ tầng kỹ thuật (P4)
+ Hệ thống cây xanh trong điểm dân cư (P5)
Quy mô đất đai của điểm dân cư mới (P) được xác định bằng tổng diện
tích xây dựng của các khu chức năng trên:
P= P1 + P2 + P3 + P4 + P5
Trong đó:
* Diện tích đất ở được tính theo công thức sau:
P1 = H x D
H là số hộ tính theo quy mô dân số
D là định mức cấp đất cho 1 hộ (m2/hộ)
* Diện tích đất xây dựng các công trình công cộng được tính theo công thức sau:

Qi là quy mô xây dựng của từng loại công trình i
Mi định mức xây dựng theo hạng mục công trình i
Định mức xây dựng các công trình công cộng có thể được tính theo quy

mô dân số, hoặc dựa vào hướng dẫn cụ thể về định mức xây dựng các công trình
theo TCVN.
* Diện tích đất xây dựng các công trình sản xuất tính theo công thức sau:

Qj là quy mô xây dựng của từng loại công trình j
Mj định mức xây dựng theo hạng mục công trình j
* Diện tích đất xây dựng đường sá và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác (P4)
được xác dựa theo TCVN đối với từng hạng mục công trình. Có thể lấy định
mức tổng quát theo quy mô dân số, hoặc lấy theo quy mô đất đai (bằng 10 –
15% diện tích điểm dân cư). Trên cơ sở đó tính toán thiết kế cụ thể cho từng
tuyến đường, phối hợp với các công trình diện tích cấp thoát nước trong khu dân
cư.
* Diện tích trồng cây xanh (P5):
Nếu điểm dân cư mới được xác định là điểm dân cư chính (loại 1) thì có
thể bố trí diện tích khuân viên công cộng có hồ nước, cây xanh, vườn hoa quả …
để tạo cảnh quan đẹp và không gian thoáng đãng cho điểm dân cư, kết hợp cả lợi
ích kinh tế và lợi ích môi trường. Diện tích này được xác định tùy vào điều kiện
tự nhiên và kinh tế của từng nơi.
17


Trong trường hợp là các điểm dân cư nhỏ (loại II) thì không cần bố trí
diện tích khu đất giành riêng cho cây xanh, mà nên trồng cây xanh xen gép trên
các trục đường giao thông, trong các trung tâm, các công trình công cộng và
trong các lô đất của các hộ gia đình… để cải thiện môi trường sinh thái.
* Xác định vị trí điểm xây dựng điểm dân cư mới
* Vị trí quy hoạch xây dựng các điểm dân cư mới cần đáp ứng các điều kiện
sau:
- Có địa hình thuận lợi không ngập lụt,
- Có nền địa chất đảm bảo theo yêu cầu về kỹ thuật xây dựng , nguồn

nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Thuận tiện cho giao thong đi lại
- Phù hợp với phong tục tập quán của địa phương, của đồng bào dân tộc
- Không chia cắt lãnh thổ gây trở ngại cho sản xuất nông lâm nghiệp
- Đối với miền núi và trung du, những khu đất có độ dốc dưới 150 cần
giành để trồng trọt và canh tác, không nên dùng làm đất xây dựng điểm dân cư.
- Bảo đảm các yêu cầu về an ninh quốc phòng
* Vị trí điểm dân cư xây dựng mới cần hết sức tránh các khu vực sau đây:
+ Nơi bị ô nhiễm do các chất độc hại của khu công nghiệp, kho tang, bến
bãi thải ra, nơi tiềm ẩn nguy cơ xói lở và trượt đất.
+ Nơi có tiểu khí hậu xấu, trên sườn đồi phía tây, nơi gió quẩn.
+ Nơi có tài nguyên khoáng sản cần khai thác.
+ Nơi hay phát sinh dịch bênh truyền nhiễm.
+ Hành lang an toàn của các công trình (giao thong, thủy lợi, đê điều,
đường điện cao thế … )
+ Khu vực khảo cổ hoặc các khu di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích
văn hóa đã được xếp hạng.
* Bố trí mặt bằng khu đất ở trong điểm dân cư mới
* Phân khu chức năng trong điểm dân cư mới.
Khi quy hoạch xây dựng điểm dân cư mới trong nông thôn cần phân chia
các khu chức năng chủ yếu sau đây:
- Khu xây dựng các công trình công cộng (khu trung tâm)
- Khu xây dựng các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất (khu sản
xuất)
- Khu xây dựng nhà ở, các xóm nhà ở của hộ gia đình và các công trình
phúc lợi nhỏ phục vụ từng xóm:
Ngoài ra các mạng lưới đường và hạ tầng kỹ thuật khác để phục vụ các
khu chức năng nói trên.
Việc phân khu chức năng phải đảm bảo hợp lý về giao thong đi lại, thuận
tiện cho sản xuất, ăn ở, đi lại, nghỉ ngơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng và bảo vệ

môi trường sống. khi bố trí các khu chức năng trong điểm dân cư cần chú ý đến
điều kiện địa hình, triệt để tận dụng phong cảnh thiên nhiên để tạo nên cảnh
quan kiến trúc không gian đẹp.
* Bố trí khu đất ở của các hộ gia đình
Để tránh tình trạng tự phát, xây dựng lộn xộn, khu đất ở của điểm dân cư
mới, cần nghiên cứu lập quy hoạch phân lô đất và đường sá hoàn chỉnh, đồng bộ
18


trước khi giao đất ở cho từng hộ, đồng thời cần có sự hướng dẫn cho hộ nông
thôn hiểu rõ những yêu cầu của quy hoạch để họ không xây dựng tùy tiện. mặc
dù có sự hỗ trợ của nhà nước khi thành lập điểm dân cư mới, song việc xây dựng
trong phạm vi lô đất ở vẫn do từng hộ tự tổ chức triển khai. Vì vậy khi tổ chức
xây dựng cần đưa ra những yêu cầu chung về việc thực hiện ý đồ quy hoạch
điểm dân cư vì lợi ích xã hội, nêu ra những mô hình mẫu bố trí nhà ở trong
khuân viên thổ cư như những gợi ý hướng dẫn cho các hộ tham khảo, làm theo.
Trên cơ sở phương án quy hoạch sử dụng đất khu dân cư đã xác định, cần
triển khai quy hoạch các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm: quy
hoạch đường giao thong, cấp điện, cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường
phù hợp và tiện dụng cho các lô đất của hộ gia đình.
3. Dạng bài tập dự báo dân số, số hộ, dự báo nhu cầu diện tích đất ở
mới
* Dân số năm qh là:
Nt= No ( 1+ Ptb + Vtb)t
100
* Số hộ trong năm qh:
Ht = Ho x Nt
No
* Số hộ phát sinh : Hps = Ht - Ho
* Số hộ tồn động : Htđ = Ho - Ao ( Ao là số nóc nhà)

* Số hộ tự giãn :

A+ A1+2A2+ 3A3

Htg = K( Hps = Htđ); trong đó K =

Ao

* Hộ cấp mới là: Hcm = Hps + Htđ + Hg - Htg - Htk
Bài 1: Cho số liệu điều tra cơ bản của một địa phương trong 1 kỳ QH như
sau:
- Dân số năm hiện trạng No = 9042
- Số hộ năm hiện trạng Ho= 1900
- Số hộ tồn đọng Htđ = 25 hộ
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm đầu kỳ: 1.4%
- Tỷ lệ tăng dân số cơ học năm đầu kỳ: 0.02%
- Số hộ có khả năng thừa kế chiếm 10%( Hps + Htđ)
- Số hộ có khả năng tự giãn chiếm 10% Hps
19


- Dự kiến sau 10 năm QH tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1.1%, Tỷ lệ tăng dân số cơ
học : 0.01%
Giao đất cho 100% số hộ có nhu cầu trong đó 70% với định mức 200m2/hộ còn
lại với định mức 150m2/hộ
Định mức giao đất tự giãn là: 130m2/hộ
Xác định diện tích đất ở của địa phương đến năm cuối kỳ quy hoạch biết diện
tích đất ở năm đầu kỳ là: 20ha
BÀI LÀM
1, Dân số năm quy hoạch là:

Ptb + Vtb
Nt = No ( 1+

t
)

100
Trong đó
Ptb = (1.4% + 1.1%) = 1.25%
2
Vtb = (0.02% + 0.01%) = 0.015%
2
10
=> Nt = 9040 x [ 1+ ( 1.25 + 0.015) ]10 = 10251
100
2, Số hộ năm quy hoạch là:
10251
Ht = Ho x Nt

= 1900 x

No

= 2155 hộ
9040

3, Số hộ phát sinh:
Hps = Ht - Ho = 2155 - 1900 = 255 Hộ
4, Số hộ tồn động
Htđ = 25 hộ

5, Số hộ thừa kế
Htk = 10% ( Hps + Htđ) = 10% ( 255 + 25) = 28 hộ
20


6, Số hộ tự giãn
Htg = 10% x Hps = 10% 255 = 26 hộ
7, Số hộ cần giao đất ở mới là
Hcm= Hps + Htđ - Htk - Htg = 255 + 25 - 28 - 26 = 226 hộ
8, Diện tích cần giao đất ở mới là:
Sqh= Scm+ Stg = Hcm x D1+ Htg x D2
= 70% Hcm x 200 + 30% Hcm x 150 + Htg x 130
= 70% x 200 x 226 + 30% x 150 x 226 + 26 x 130 = 45190 m2 = 4.519 ha
9, Tổng diện tích đất ở cuối kỳ QH
S= S hiện trạng + S quy hoạch = 20 + 4.519 = 24.519 ha

21



×