Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

đề cương TIN học ỨNG DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.97 KB, 10 trang )

TIN HỌC ỨNG DỤNG
I.

Hệ thống thông tin địa lý

Câu 1: Những thành phần hợp thành một hệ thống thông tin địa lý
-Đầu

vào: Lấy dữ liệu không gian và thuộc tính vào trong GIS. Ở đây, bạn
thu thập và tiền xử lý dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
-Tiền xử lý: Tổ chức dữ liệu để truy cập và chỉnh sửa. Hệ thống con
này cho phép bạn quản lý, xem xét, và chỉnh sửa bộ số liệu hiện có.
-Phân tích: Thực hiện các thao tác đối với dữ liệu. Với hệ thống con này,
bạn tiến hành phân tích không gian để tạo nên thông tin.
-Đầu ra: Tạo nên những bản đồ chuyên đề, những mô hình, và số liệu
thống kê.
Câu 2: Những bộ phần cấu tạo thành một hệ thống thông tin địa lý
Cấu trúc của hệ thống thông tin địa lý:
-Phần cứng:Bao gồm hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi có khả
năng thực hiện các chức năng nhập thông tin (Input), xuất thông tin
(Output) và xử lý thông tin của phần mềm. Hệ thống này gồm có
máy chủ (server), máy khách (client), máy quét (scanner), máy in
(printer) được liên kết với nhau trong mạng LAN hay Internet
- Phần mềm:Đi kèm với hệ thống thiết bị trong GIS ở trên là một hệ
phần mềm có tối thiểu 4 nhóm chức năng sau đây:
+ Nhập thông tin không gian và thông tin thuộc tính từ các nguồn
khác nhau.
+ Lưu trữ, điều chỉnh, cập nhật và tổ chức các thông tin không gian
và thông tin thuộc tính.
+ Phân tích biến đổi thông tin trong cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết
các bài toán tối ưu và mô hình mô phỏng không gian- thời gian.


+ Hiển thị và trình bày thông tin dưới các dạng khác nhau, với các
biện pháp khác nhau.
- Cơ sở dữ liệu: GIS phải bao gồm một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin
không gian (thông tin địa lý: cặp tọa độ x,y trong hệ tọa độ phẳng
hoặc địa lý) và các thông tin thuộc tính liên kết chặt chẽ với nhau và
1


được tổ chức theo một ý đồ chuyên ngành nhất định. Thời gian được
mô tả như một kiểu thuộc tính đặc biệt.
-Cơ sở tri thức: Cấu trúc của Cơ sở tri thức trong GIS được thể hiện
trong hình
Bao gồm
Nhà quản lý
Cộng đồng
Chuyên gia CNTT
Chuyên gia chuyên ngành
Câu 3 : Những câu hỏi liên quan đến một hệ thống thông tin địa lý
Bạn có thể đặt 4 loại câu hỏi đối với GIS
1.
2.

3.

4.

Có gì tại … ? Câu hỏi đơn giản này đi tìm thứ tồn tại ở vị trí cụ thể.
Một ví dụ như, có gì tại góc đường Main Street và 12th Avenue?
Nó ở đâu? Dạng câu hỏi này đơn giản là yêu cầu tìm vị trí của một
đối tượng cụ thể (như khu chợ hoặc cửa hàng sách gần nhất), hoặc có

thể là một cầu hỏi khó hơn cho phép khảo sát những địa điểm thỏa
mãn điều kiện cụ thể nào đó. Chẳng hạn, một bản đồ thành phố có thể
giúp nhận diện được tất cả những lô đất rộng hơn 5 acre, còn trống, và
cách cầu vượt đường cao tốc không quá nửa dặm.
Có những mẫu không gian nào đang tồn tại? Câu hỏi này nhằm mô tả
và so sánh những mẫu không gian tại các vị trí khác nhau. Nó nhằm
tìm ra những mẫu không gian—có lẽ là sự tập trung của hiện tượng.
Quá trình tìm kiếm, biểu thị và giải thích các mẫu địa lý rất thường
gặp trong phân tích khôn gian. Stewart Fotheringham đã định nghĩa
phân tích không gian như một cách xử lý dữ liệu không gian nhằm
chiết xuất những ý nghĩa mới. Xét về khía cạnh GIS, phân tích không
gian đặt ra hai câu hỏi: (a) Đâu là mối quan hệ giữa nhiều tập hợp số
liệu tồn tại cùng một địa điểm? Chẳng hạn bạn có thể thấy mối liên hệ
trực tiếp giữa sự thay đổi độ cao địa hình của một vùng và lượng mưa
của vùng đó. (b) Những thay đổi nào về mặt địa lý xảy ra trong không
gian? Tất cả các hiện tượng địa lý đều có cường độ thay đổi trong
không gian. Hãy xét độ phì nhiêu của đất trên lãnh thổ nước Mỹ. Có
vùng độ phì cao và có vùng thì thấp. Để trả lời câu hỏi này một cách
đầy đủ, bạn phải mô tả và giải thích được những mẫu đó.
Điều gì sẽ xảy ra nếu… ? Những câu hỏi dạng này liên quan đến các
kịch bản khác nhau khi bạn thay đổi tham số của mô hình. Một ví dụ
2


bao gồm việc theo dõi điều gì xảy đến với dân số một vùng khi tuyến
đường cao tốc được xây dựng chạy qua khu vực dưới những điều kiện
ràng buộc nhất định.
Câu 4: Những khái niệm nhỏ trong một hệ thống thông tin địa lý
(Bản đồ, địa vật, điểm, đường …)
BẢN ĐỒ TRONG VAI TRÒ CỦA MỘT MÔ HÌNH CỦA

THỰC TẾ
-Thế giới thực quá phức tạp và không thể kiểm soát nổi để có thể hiểu thấu
đáo và tiến hành phân tích, bởi sự đa dạng và vô vàn các yếu tố biến đổi.
Để mô tả và định vị từng thành phố, ngôi nhà, gốc cây, ngọn cỏ, hạt cát
là nhiệm vụ bất khả thi. Làm thế nào để ta giảm độ phức tạp của trái đất
và sinh vật trên đó, để có thể ghi chúng lại trong một cơ sở dữ liệu và
trên bản đồ? Ta làm điều đó bằng cách chọn những địa vật có ý nghĩa
nhất (bỏ qua những thứ mà ta nghĩ không cần thiết cho dự án hoặc
nghiên cứu cụ thể đang tiến hành) rồi khá quát hoá những địa vật được
chọn.
• ĐỊA VẬT
-Địa vật có 2 phần
+ Một thành phần không gian hay bản đồ và một thành phần thuộc
tính hay cơ sở dữ liệu. Chúng được biểu diễn dưới dạng không gian trên
bản đồ và các thuộc tính mô tả được lưu trong file (tập tin) dữ liệu.
+Hai phần này được kết nối với nhau. Nói cách khác, mỗi địa vật trên
bản đồ được nối đến một bản ghi trong file dữ liệu miêu tả địa vật đó.
Nếu bạn xóa các thuộc tính của địa vật khỏi file dữ liệu thì hình ảnh địa
vật cũng sẽ biến mất trên bản đồ. Ngược lại, nếu bạn xóa hình địa vật
khỏi bản đồ thì thuộc tính của nó cũng biến mất.
-Địa vật là đối tượng hoặc sự kiện riêng lẻ có vị trí (hoặc xảy ra) ở hiện tại,
quá khứ hay tương lai, trong không gian. một lô đất là ví dụ cho địa vật.
Trong công nghiệp GIS, các địa vật mang nhiều tên gọi khác nhau như
đối tượng, sự kiện, hoạt động, thể, chứng tích, thực thể, và tài nguyên.
Khi kết hợp với các địa vật khác cùng loại, chúng được sắp xếp trong
các file dữ liệu được gọi là lớp, lớp phủ, hay chuyên đề. Trong cuốn sách
này, ta sẽ dùng các thuật ngữ: địa vật và lớp.


3



-Ngoài

vị trí ra, mỗi địa vật còn thường có một tập hợp các thuộc tính mô
tả, để đặc trưng cho địa vật đơn lẻ. Mỗi đặc tính có dạng con số hoặc
chữ (kí tự), và những giá trị này có thể định tính (chẳng hạn như: thấp,
trung bình, hoặc cao) hay định lượng (con số đo đạc cụ thể). Đôi khi, địa
vật còn có chiều thời gian; một khoảng thời gian trong đó dữ liệu không
gian hoặc thuộc tính của địa vật có thể thay đổi.
• ĐIỂM, ĐƯỜNG GẤP KHÚC VÀ ĐA GIÁC
-Điểm: là kiểu địa vật có số chiều bằng 0 (nghĩa là chúng chỉ có 1 cặp tọa
độ x, y) và có vị trí biểu thị bởi một kí hiệu nhỏ.. Các ví dụ gồm có cột
đèn, gốc cây, giếng nước, điểm xảy ra tai nạn xe, xảy ra phạm tội, bốt
điện thoại, tâm chấn của động đất, và thậm chí, tùy theo tỉ lệ bản đồ, có
thể bao gồm các toà nhà và thành phố.
-Đường gấp khúc: được hình thành từ một loạt (ít nhất là hai) cặp tọa độ.
Cặp đầu tiên là điểm bắt đầu và cặp cuối cùng kết thúc. Hai cặp tọa độ
hình thành một đoạn thẳng. Các cặp tọa độ phụ thêm sẽ hình thành
những điểm giữa hai điểm đầu cuối này, cho phép đường có những đoạn
ngoặt. Đường gấp khúc thuộc loại địa vật 1 chiều vì có chiều dài (đo
được) nhưng không có bề rộng.vd kênh dẫn, đường sắt, sông ngòi, tuyến
bay, và đường đồng mức địa hình được biểu diễn dạng đường.
-Đa giác là các địa vật có đường biên. Được hình thành bởi một dãy các cặp
điểm tọa độ, đa giác khác với đường ở chỗ là điểm đầu cũng chính là
điểm cuối. Điều này khiến cho đa giác có cả chiều dài lẫn chiều rộng,
như vậy dạng địa vật 2 chiều này có diện tích bao bọc. một số ví dụ gồm
có ao hồ, cánh rừng, nhà cửa, quận huyện, tỉnh thành, lãnh thổ quốc gia,
bang.
• TÔ-PÔ

-Một trong số các khái niệm quan trọng nhất gắn với GIS và các công nghệ
địa lý khác là tô-pô. Khi các địa vật được thêm vào GIS, chúng hình
thành các mối quan hệ không gian—được gọi là tô-pô—với nhau (xét cả
các địa vật trong cùng lớp và khác lớp nhau nó có cả đặc tính không gian
và đặc tính toán học. Những mối liên hệ có thể dưới dạng đơn giản là
khoảng cách giữa các địa vật, nhưng cũng có thể bao gồm các vấn đề
khác nhau như sự liền kề và tính kết nối.
4


+ Khoảng cách giữa các địa vật. Kiểu tô-pô này xét tới quan hệ
không gian nơi mà các địa vật tồn tại. Hãy xét vị trí không gian của các
tuyến phố, các dải đường cho xe đạp, vỉa hè, và đèn đường. Chúng được
bố trí để đi cùng nhau. Đây là một dạng tô-pô; đã có mối quan hệ tồn tại
+Tính liền kề. Tính liền kề tập trung vào một kiểu địa vật (như
đường phố hoặc khối nhà) và xem liệu hai hoặc nhiều địa vật có phần
nào chung nhau không. Mối quan hệ tô-pô này miêu tả các địa vật được
liên hệ với nhau thế nào.
+Tính kết nối. Cũng với mục đích tập trung vào mối quan hệ giữa
các địa vật, nhưng tính kết nối lại cụ thể hóa cách mà các địa vật được
liên kết trong một mạng lướng. Mặc dù hai con phố có thể giáp nhau về
không gian, nhưng điều đó không có nghĩa là giao thông có thể theo hai
chiều được. Đây là những mối quan hệ tô-pô mà bạn có thể chỉ định.
Khác với sự liền kề, tính kết nối có thể bao gồm nhiều kiểu địa vật khác
nhau. Chẳng hạn, bạn có thể xác định dòng nước chảy qua các địa vật
gồm đường ống và chốt van.

II.

Viễn thám


Câu 1: Định nghĩa và nguyên lý cơ bản của viễn thám
Định nghĩa:
-Viễn thám ( remote sensing – tiếng anh) được hiểu là một khoa học và
công nghệ để thu nhận thông tin về một đối tượng , một khu vực hoặc
một hiện tượng thông qua việc phân tích tư liệu thu nhận được bằng
các phương tiện . Những phương tiện này không có sự tiếp xúc trực
tiếp với đối tượng , khu vực hoặc hiện tượng được nghiên cứu.

Nguyên lý cơ bản của viễn thám
-Viễn thám nghiên cứu đối tượng bằng giải đoán và tách lọc thông tin từ
dữ liệu ảnh chụp hàng không, hoặc bằng việc giải đoán ảnh vệ tinh
dạng số.
-Các dữ liệu dưới dạng ảnh chụp và ảnh số được thu nhận dựa trên việc
ghi nhận năng lượng bức xạ (không ảnh và ảnh vệ tinh) và sóng phản
hồi (ảnh radar) phát ra từ vật thể khi khảo sát. Năng lượng phổ dưới


5


dạng sóng điện tuef, nằm trên các dải phổ khác nhau, cùng cho thông
tin về một vật thể từ nhiều góc độ sẽ góp phần giải đoán đối tượng
một cách chính xác hơn.
-Nếu biết trước phổ phát xạ, phản xạ chuẩn của vật thể trong phòng thí
nghiệm, xác định bằng các máy đo phổ, ta có thể giải đoán vật thể
bằng cách phân tích đường cong phổ thu được tuef ảnh vệ tinh.
-Các phần mềm xử lý ảnh số được phát triển, nhằm cho ra thông tin về
phổ bức xạ của các vật thể hoặc các hiện tượng xảy ra trong giới hạn
diện phủ của ảnh. Xử lý ảnh số là kỹ nghệ làm hiển thị rõ ảnh và tách

lọc thông tin từ các dữ liệu ảnh số, dựa vào các thông tin chìa khóa về
phổ bức xạ phát ra.
-Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý ảnh số được thực hiện trên
các phần mềm xử lý ảnh như IDRISI, ERDAS (PC), ERDAS Imagine
(UNIX), PCI, ERMAPER, DRAGON, ENVI, ILWIS…..
-Giải đoán, tách lọc thông tin từ dữ liệu ảnh viễn thám được thực hiện
dựa trên các cách tiếp cận khác nhau, có thể kể đến là:
+ đa phổ: sử dụng nghiên cứu vật từ nhiều kênh phổ trong dải phổ
từ nhìn thấy đến sóng radar.
+ đa nguồn dữ liệu: dữ liệu ảnh thu nhận từ các nguồn khác nhau
ơ các độ cao khác nhau, như ảnh chụp trên mặt đất, chụp trên
khinh khí cầu, chụp từ máy bay trực thăng và phản lực đến các
ảnh vệ tinh có người điều khiển hoặc tự động.
+ đa thời gian: dữ liệu ảnh thu nhận vào các thời gian khác nhau.
+ đa độ phân giải: dữ liệu ảnh có độ phân giải khác nhau về không
gian, phổ và thời gian.
+ đa phương pháp: xử lý ảnh bằng mắt và bằng số.
Câu 2: Các cách tiếp cận thông tin ảnh viễn thám

Câu 3: Khái niệm và cách thức hoạt động của hệ định vị toàn cầu
(GPS) trong viễn thám
Khái niệm :
-GPS viết tắt từ chữ tiếng Anh: Global Positioning System, tạm dịch là Hệ
thống định vị toàn cầu.


6


-Các


điểm trên mặt đất được xác định vị trí (toạ độ và độ cao) dựa và hệ
thống vệ tinh định vị hoạt động trên khắp toàn cầu. Để làm được điều
này, cần có một thiết bị thu nhận và xử lý tín hiệu từ các vệ tinh định
vị. Thiết bị đó gọi chung là GPS.
-Thực chất, một GPS là một hệ thống anten thu nhận tín hiệu vệ tinh,
được nối với một máy tính đã cài sẵn phần mềm xử lý. Nguồn năng
lượng cung cấp cho GPS thường là pin hoặc acqui.
• Cách thức hoạt động của GPS
-Nguyên lý xác định toạ độ của hệ thống GPS là thiết bị thu GPS nhận tín
hiệu radio từ các vệ tinh định vị với đầy đủ thông tin chính xác về quĩ
đạo cũng như thời gian. Dựa trên các thông số đó, toạ độ chính xác
của thiết bị thu GPS được xác định.
-Nói cách khác, dựa vào khoảng cách giữa thiết bị thu GPS và các vệ tinh
định vị (được tính toán theo độ chênh thời gian) và căn cứ vào vị trí
đã biết của các vệ tinh, vị trí của thiết bị thu được xác định, sau đó
được tính toán chuyển đổi theo một hệ toạ độ do người dùng định
nghĩa.
-Nói đến GPS, mọi người thường chỉ nghĩ đến máy thu GPS, thực ra, GPS
là một hệ thống gồm 27 vệ tinh (kể cả 3 cái dự bị) chuyển động trên
các quỹ đạo chung quanh trái đất, mạng lưới theo dõi và người sử
dụng GPS

Mỗi vệ tinh nặng khoảng 2 tấn, sử dụng năng lượng mặt trời, chuyển
động cách mặt đất khoảng 20.200 km,, góc nghiêng 550. Mỗi vệ tinh
quay quanh trái đất 2 vòng một ngày đêm. Quỹ đạo của các vệ tinh
được tính toán sao cho ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, vào bất kỳ thời
điểm nào, cũng có thể “nhìn thấy” từ 4 -8 vệ tinh với góc cao lớn hơn
150. Mỗi vệ tinh phát 2 tín hiệu trên dải sóng L (L1=1575.42 mhz,
L2=1227,60mhz)

-Mạng lưới theo dõi bao gồm một trạm chủ, 5 trạm theo dõi và 3 trạm
kiểm soát mặt đất. Nhiệm vụ của mạng lưới này là báo trước các quỹ
đạo, chuẩn hóa các đồng hồ, nạp dữ liệu cho vệ tinh và theo dõi chúng.
-

7


-Người

sử dụng gồm có 2 loại: dân sự và quân sự. Máy thu của quân sự
có độ chính xác cao hơn rất nhiều so với máy thu của dân sự.
-Có nhiều loại GPS, nhưng đều có những cái chung nhất khi sử dụng. Nên
chọn vị trí cao, quang đãng để sử dụng GPS. Khi bật máy lần đầu, GPS
thường cần từ 15 - 30 phút để dò tìm và xác định vị trí các vệ tinh định
vị. Số lượng vệ tinh tìm thấy sẽ được báo trên màn hình hiển thị bằng
ký hiệu. Khi bắt được 3 vệ tinh trở lên, máy bắt đầu tính toán toạ độ.
Khi có 4 vệ tinh, máy sẽ tính được độ cao. Toạ độ và độ cao được hiển
thị tự động trên màn hình hoặc khi ấn nút position. Các thông số này
không cố định mà luôn thay đổi. Chờ một thời gian cho ổn định rồi ghi
lại toạ độ điểm cần đo. Chú ý rằng càng bắt được nhiều vệ tinh, toạ độ
máy xác định được càng chính xác.
Câu 4: Những ứng dụng và phân loại của viễn thám


Ứng dụng

Hiện nay, viễn thám được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực khác nhau
-Nghiên


cứu địa chất: Viễn thám từ lâu đã được ứng dụng để giải đoán
các thông tin địa chất. Dữ liệu viễn thám được dùng cho giải đoán là
các ảnh máy bay, ảnh vệ tinh và ảnh radar. Lĩnh vực dùng dữ liệu này
có thể kể đến là địa mạo, cấu trúc địa chất, trầm tích, khai khoáng,
dầu mỏ, địa tầng, địa chất công trình, nước ngầm và các nghiên cứu
về dịa chất môi trường. Dữ liệu ảnh radar cho phép nghiên cứu cấu
trúc địa chất một cách hữu hiệu vì ảnh radar rất nhạy cảm với địa
hình. Tổ hợp dữ liệu viễn thám với dữ liệu địa lý sẽ làm giàu thêm khả
năng nghiên cứu các thông tin địa chất cần quan tâm. Một số ứng
dụng của viễn thám trong địa chất có thể kể ra như sau:
+ứng dụng trong nghiên cứu địa mạo: các dạng địa hình được
thể hiện rất rõ trên ảnh viễn thám (địa hình kiến tạo, núi lửa, địa hình
sông suối, địa hình tam giác châu, địa hình thành tạo do cát, thành
tạo do băng) và được giải đoán một cách chính xác.
+ cấu trúc địa chất: giải đoán các bề mặt và độ dốc của tầng trầm
tích, các yếu tố uốn nếp, đứt gãy, linearment và chuyển động nâng hạ
8


(dùng ảnh giao thoa radar), các rift núi lửa hiện đại, các cấu trúc
vòng, tiêm nhập, bất chỉnh hợp địa tầng, các ứng dụng trong nghiên
cứu địa động lực.
+ nghiên cứu thạch học: định các đá trầm tích, macma, biến chất
và thành tạo xen kẽ khác. Nghiên cứu trật tự địa tầng và tương quan
tuổi.
+ ứng dụng trong khai khoáng và khai thác dầu.
+ điều tra khảo sát nước ngầm, điều tra địa chất công trình…
-Nghiên cứu môi trường: Viễn thám là phướng tiện hữu hiệu để nghiên
cứu môi trường đất liền (xói mòn, ô nhiễm), môi trường biển (đo nhiệt

độ, màu nước biển, gió sóng).
-Nghiên cứu khí hậu và quyển khí (đặc điểm tầng ozon, mây, mưa, nhiệt
độ quyển khí), dự báo bão và nghiên cứu khí hậu qua dữ liệu thu từ vệ
tinh khí tượng.
-Nghiên cứu thực vật, rừng: Viễn thám cung cấp ảnh có diện phủ toàn
cầu nghiên cứu thực vật theo ngày, mùa vụ, năm, tháng và theo giai
đoạn. Thực vật là đối tượng đầu tiên mà ảnh viễn thám vệ tinh thu
nhận được thông tin. Trên ảnh viễn thám chúng ta có thể tính toán
sinh khối, độ trưởng thành sâu bệnh dựa trên chỉ số thực vật, có thể
nghiên cứu cáy rừng qua các ảnh vệ tinh.
-Nghiên cứu thủy văn: Mặt nước và các hệ thống dòng chảy được hiển thị
rất rõ trên ảnh vệ tinh và có thể khoanh vi được chúng. Dữ liệu ảnh vệ
tinh, được ghi nhận trong mùa lũ, là dữ liệu được sử dụng để tính
toán diện tích thiên tai và cho khả năng dự báo lũ lụt.
-Nghiên cứu các hành tinh khác: các dữ liệu viễn thám thu từ vệ tinh cho
phép nghiên cứu các vì sao và mặt trăng. Điều này khẳng định rằng
viễn thám là một công nghệ và có ứng dụng hết sức rộng lớn vượt ra
khỏi tầm trái đất.
• Phân loại
Sự phân biệt các loại viễn thám căn cứ vào các yếu tố sau:
-Hình
-

dạng quỹ đạo của vệ tinh.
Độ cao bay của vệ tinh, thời gian còn lại của một quỹ đạo.
Dải phổ của các thiết bị thu.
Loại nguồn phát và tín hiệu thu nhận.
9



Có hai phương thức phân loại viễn thám chính là
-Phân

loại theo nguồn tín hiệu
Căn cứ vào nguồn của tia tới mà viễn thám được chia làm hai loại:
+ chủ động: nguồn tia tới là tia sáng phát ra từ các thiết bị nhân
tạo, thường là các máy đặt trên các thiết bị bay.
+ thụ động: nguồn phát bức xạ là mặt trời hoặc từ các vật chất tự
nhiên
-Phân loại theo đặc điểm quỹ đạo: có hai nhóm chính là viễn thám vệ tinh
địa tính và viễn thám vệ tinh quỹ đạo (hay gần cực)
+vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh có tốc độ góc quay bằng tốc độ góc
quay của trái đất, nghĩa là vị trí tương đối của vệ tinh so với trái đất
là đứng yên.
+vệ tinh quỹ đạo cực (hay gần cực) là vệ tinh có mặt phẳng quỹ
đạo vuông góc hoặc gần vuông góc so với mặt phẳng xích đạo của
trái đất. Tốc độ quay của vệ tinh khác với tốc độ quay của trái đất và
được thiết kế riêng sao cho thời gian thu ảnh trên mỗi vùng lãnh thổ
trên mặt đất là cùng giờ địa phương và thời gian thu lặp lại là cố
định với 1 vệ tinh
-Nghiên

cứu các hành tinh khác: Các dữ liệu viễn thám thu từ vệ tinh cho
phép nghiên cứu các vì sao và mặt trăng. Điều này khẳng định rằng
viễn thám là một công nghệ ứng dụng hết sức rộng lớn vượt ra khỏi
tầm trái đất.

10




×