Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

những nguyên nhân khiến nông dân từ chối áp dụng công nghệ vào canh tác cây cao su tiểu điền tại huyện bàu bàng, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH
------------------------------------

TRỊNH DUY KHÁNH

NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN NÔNG DÂN TỪ CHỐI ÁP DỤNG
CÔNG NGHỆ VÀO CANH TÁC CÂY CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI
HUYỆN BÀU BÀNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành:

Kinh tế học

Mã số chuyên ngành:

60 03 01 0

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Minh Đức

TP.Hồ Chí Minh, năm 2015
1


TÓM TẮT
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và khoa học, đề tài nghiên cứu “Những
nguyên nhân khiến nông dân từ chối áp dụng công nghệ vào canh tác cây


cao su tiểu điền tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương” được thực hiện với
mục tiêu tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người nông dân
trồng cao su tại Huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương thường không áp dụng
đúng công nghệ được khuyến cáo từ các nhà khoa học vào quá trình canh
tác, những nguyên nhân đó đã tác động đến quyết định của người dân như
thế nào.
Thông qua khảo sát bằng bảng hỏi cùng và phỏng vấn sâu với 150 hộ
trồng cao su tiểu điền không áp dụng chính xác công nghệ để thu thập các
thông tin liên quan. Sử dụng hai phương pháp phân tích chính bao gồm
phương pháp định lượng bằng phân tích nhân tố khám phá để kiểm định,
rút gọn các nhân tố đề xuất và phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách
phỏng vấn sâu để chỉ ra mối liên hệ trên thực tế giữa các nguyên nhân với
vấn đề từ chối áp dụng công nghệ của người dân.
Sau khi sử lý, phân tích các kết quả điều tra, kết quả cho thấy những
nguyên nhân khiến người nông dân trồng cao su tiểu điền tại huyên Bàu
Bàng, tỉnh Bình Dương từ chối áp dụng công nghệ vào canh tác bao gồm:
hạn chế trong khả năng tiếp cận thông tin, hạn chế về nhận thức, hạn chế về
trình độ nhân công và do thiếu khả năng kinh tế.
Kết quả cho thấy người nông dân phần đông là thiếu thông tin, thiếu
hiểu biết và thiếu người hướng dẫn về công nghệ dẫn đến việc không thể áp
dụng chính xác công nghệ vào canh tác.
Quá trình ra quyết định áp dụng công nghệ là một quá trình tâm lý dựa
trên các đánh giá chủ quan của người nông dân vì vậy mà yếu tố nhận thức
cũng đóng một vai trò quan trọng.

4


Không chỉ trong việc ra quyết áp dụng hay không áp dụng công nghệ, mà
cả trong việc chủ động tiếp cận thông tin và ý thức nâng cao trình độ tay

nghề thì hạn chế về nhận thức cũng là một trở ngại khó vượt qua của người
nông dân.
Nhiều thông tin về công nghệ được người nông dân tiếp cận rất tốt, và
nhận thức rõ sự cần thiết phải áp dụng vào việc canh tác cây cao su của
mình, nhưng vì trình độ quản lý, trình độ tay nghề không tương xứng đã
dẫn đến việc áp dụng sai hoặc chấp nhận từ bỏ không áp dụng vào canh tác.
Nông dân là một đối tượng luôn bị hạn hẹp về khả năng kinh tế, chính
vì thế mọi hoạt động của họ luôn bị rào cản này chi phối, đặc biệt là rào cản
về vốn. Người nông dân dù mong muốn nâng cao mức độ áp dụng công
nghệ vào canh tác nhưng không có nguồn vốn để chi trả cho các đầu vào
của công nghệ, cũng như chịu áp lực về giá cả đầu ra và chi tiêu của gia
đình đã phải chấp nhận từ bỏ công nghệ.
Dựa kết quả nghiên cứu những giải pháp đề ra bao gồm: Giải pháp hỗ
trợ người dân tiếp cận thông tin khoa học, công nghệ; Giải pháp giáo dục,
tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân; Giải pháp đào tạo, dạy nghề
nâng cao trình độ tay nghề cho nhân công; Giải pháp hỗ trợ về kinh tế, tài
chính cho công nghệ; Giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong
lĩnh vực cao su tiều điền.

5


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa ............................................................................................................. 1
Lời cam đoan ....................................................................................................... 2
Lời cảm ơn .......................................................................................................... 3
Tóm tắt ................................................................................................................ 4
Mục lục ................................................................................................................ 6
Danh mục hình và đồ thị .................................................................................... 10

Danh mục bảng .................................................................................................. 11
Danh mục từ viết tắt .......................................................................................... 14
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 15
1.1. Cơ sở hình thành luận văn ....................................................................... 15
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 16
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 17
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 17
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu....................................... 18
1.6. Bố cục nghiên cứu ..................................................................................... 19
Chương 2: CƠ SỞ TỔNG QUAN CỦA NGHIÊN CỨU ................................ 20
2.1 Các khái niệm liên quan ............................................................................ 20
2.1.1. Khái niệm nông nghiệp ....................................................................... 20
2.1.2. Định nghĩa nông hộ ............................................................................. 21
2.1.3. Định nghĩa về cao su tiểu điền ............................................................ 21
2.1.4. Định nghĩa công nghệ .......................................................................... 22
2.1.5. Khái niệm áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ............ 23
2.2. Các lý thuyết về ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ...... 25
2.2.1. Sự cần thiết của áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp... 25
2.2.2. Mô hình ra quyết định áp dụng công nghệ vào sản xuất ............... 26
2.2.3. Sự bất hợp tác của nông dân đối với việc áp dụng công nghệ ...... 28
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước ............................................................. 33
2.3.1. Nghiên cứu trong nước ....................................................................... 33
2.3.2. Nghiên cứu nước ngoài ....................................................................... 34
6


2.3.3. So sánh đề tài nghiên cứu với các nghiên cứu trước ........................ 35
2.4. Mô hình hình nghiên cứu ......................................................................... 36
2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................... 36
2.4.2. Diễn giải các khái niệm trong mô hình đề xuất ................................ 37

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 41
3.1. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 41
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................. 41
3.1.2 Nghiên cứu chính thức ......................................................................... 43
3.2. Thiết kế bảng hỏi ....................................................................................... 43
3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................. 44
3.4. Biến quan sát và thang đo ........................................................................ 45
3.4.1. Thang đo “Nguyên nhân từ chối áp dụng công nghệ” ..................... 46
3.4.2. Thang đo “Nhân tố từ chối áp dụng công nghệ” .............................. 50
3.4.3. So sánh các biến quan sát với các nghiên cứu trước ........................ 52
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 55
4.1. Thực trạng áp dụng công nghệ trong canh tác cây cao su tiểu điền
tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ........................................................... 55
4.1.1. Đặc điểm của vườn cây ....................................................................... 55
4.1.1.1 Vườn cây kiến thiết......................................................................... 55
4.1.1.2. Vườn cây thời kỳ kinh doanh ....................................................... 55
4.1.2. Thực trạng áp dụng công nghệ .......................................................... 56
4.1.2.1. Vườn cây thời kỳ kiến thiết .......................................................... 56
4.1.2.2. Vườn cây thời kỳ kinh doanh ....................................................... 58
4.2. Những nguyên nhân khiến người nông dân từ chối áp dụng công
nghệ.................................................................................................................... 61
4.2.1. Phân tích mô tả biến quan sát ............................................................ 61
4.2.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ............... 65
4.2.2.1. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo “Khả
năng tiếp cận thông tin” ............................................................................. 65
4.2.2.2. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo “vấn đề
nhận thức” ................................................................................................... 66
7



4.2.2.3. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo “Vấn đề
hiện trạng” .................................................................................................. 66
4.2.2.4. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo “Vấn đề
trình độ nhân công” .................................................................................... 68
4.2.2.5. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo “Vấn đề
kinh tế” ........................................................................................................ 68
4.2.2.6. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo “Tính phù
hợp của công nghệ” .................................................................................... 69
4.2.2.7. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo “quyết
định từ chối áp dụng công nghệ” .............................................................. 70
4.2.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ............ 71
4.2.3. Đánh giá thang đo “Nguyên nhân từ chối áp dụng công nghệ”
bằng EFA .................................................................................................... 71
4.2.3.2 Đánh giá thang đo “Quyết định từ chối áp dụng công nghệ”
bằng EFA ..................................................................................................... 75
4.3. Phân tích tương quan................................................................................ 76
4.4. Thảo luận về các nhân tố thu được ......................................................... 79
4.4.1. Khả năng tiếp cận thông tin ............................................................... 79
4.4.2. Vấn đề trình độ nhân công ................................................................. 81
4.4.3. Vấn đề nhận thức ................................................................................ 83
4.4.4. Vấn đề kinh tế ...................................................................................... 84
4.5. Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 86
4.5.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................. 86
4.5.2. So sánh kết quả nghiên cứu với lý thuyết và nghiên cứu trước ...... 89
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ....................................... 92
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 92
5.2. Đề xuất giải pháp ....................................................................................... 93
5.2.1. Giải pháp hỗ trợ thông tin, và tư vấn tìm kiếm, lựa chọn công
nghệ ................................................................................................................. 93
5.2.2. Giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, vận động người nông

dân coi trọng áp dụng khoa học công nghệ vào canh tác .......................... 94
8


5.2.3. Giải pháp về đào tạo nhân lực............................................................ 95
5.2.4. Giải pháp hạ giá thành công nghệ và hỗ trợ tiếp cận vốn. .............. 96
5.2.5. Giải pháp quản lý nhà nước đối với lĩnh vực cao su tiểu điền ........ 97
5.3. Hạn chế và hướng phát triển của đề tài .................................................. 98
5.3.1. Hạn chế ................................................................................................. 98
5.3.2. Hướng phát triển tiếp theo của đề tài ................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 100
PHỤLỤC ... .......................................................................................................... 103
Phụ lục 1: Dàn bài nghiên cứu sơ bộ ........................................................... 103
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi ................................................................................ 107
Phụ lục 3: Kết quả kiểm định chất lượng các thang đo ............................. 117
Phụ lục 4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................ 121
Phụ lục 5: Kết quả phân tích tương quan giữa nhân tố phụ thuộc và các
nhân tố độc lập qua hệ số Pearson Correlation .......................................... 125

9


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1. Quá trình ra quyết định áp dụng công nghệ vào sản xuất ........ 28
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................... 37

10



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 : Các nhân tố anh hưởng tới việc từ chối áp dụng công
nghệ của nông hộ trồng cao su tại Malysia. ..........................................34
Bảng 2.2: Các khái niệm được đề xuất trong mô hình. ..........................38
Bảng 3.1: Các biến quan sát trong thang đo “khả năng tiếp cận thông
tin”.........................................................................................................46
Bảng 3.2: Các biến quan sát trong thang đo “vấn đề nhận thức”. ...........47
Bảng 3.3: Các biến quan sát trong thang đo “vấn đề hiện trạng”. ...........47
Bảng 3.4: Các biến quan sát trong thang đo “vấn đề trình độ nhân
công”.. ...................................................................................................48
Bảng 3.5: Các biến quan sát trong thang đo “Vấn đề kinh tế” ................49
Bảng 3.6: Các biến quan sát trong thang đo “Tính phù hợp của công
nghệ”. ....................................................................................................49
Bảng 3.7: Các biến quan sát trong thang đo “Từ chối áp dụng công
nghệ” .....................................................................................................51
Bảng 3.8: So sánh các biến quan sát với các nghiên cứu trước. .............52
Bảng 4.1: Đặc điểm vườn cây thời kỳ kiến thiết. ...................................55
Bảng 4.2: Đặc điểm vườn cây thời kỳ kinh doanh. ................................56
Bảng 4.3: Thực trạng áp dụng công nghệ thời kỳ kiến thiết. ..................57
Bảng 4.4: Thực trạng áp dụng công nghệ thời kỳ kinh doanh. ..............59
Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến quan sát. .........................................61
Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố “khả năng tiếp cận thông
tin”. ......................................................................................................65
Bảng 4.7: Hệ số tương quan biến tổng và Cronbach’s Alpha khi loại
trừ biến của nhân tố “khả năng tiếp cận thông tin”. .............................65
Bảng 4.8: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố “Vấn đề nhận thức”. ....66
Bảng 4.9: Hệ số tương quan biến tổng và Cronbach’s Alpha khi
loại trừ biến của nhân tố “Vấn đề nhận thức”. ......................................66
Bảng 4.10: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố “Vấn đề hiện

trạng”.....................................................................................................66
11


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.11: Hệ số tương quan biến tổng và Cronbach’s Alpha khi
loại trừ biến của nhân tố “Vấn đề hiện trạng”. ..................................... 67
Bảng 4.12: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố “Vấn đề hiện
trạng” kiểm định lần 2. ......................................................................... 67
Bảng 4.13: Hệ số tương quan biến tổng và Cronbach’s Alpha khi
loại trừ biến của nhân tố “Vấn đề hiện trạng” kiểm định lần 2............ 67
Bảng 4.14: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố “Vấn đề trình độ
nhân công”............................................................................................ 68
Bảng 4.15: Hệ số tương quan biến tổng và Cronbach’s Alpha khi
loại trừ biến của nhân tố “Vấn đề trình độ nhân công”........................ 68
Bảng 4.16: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố “Vấn đề kinh tế”. ...... 68
Bảng 4.17: Hệ số tương quan biến tổng và Cronbach’s Alpha khi
loại trừ biến của nhân tố “Vấn đề kinh tế”.. ......................................... 69
Bảng 4.18: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố “Tính phù hợp
của công nghệ”.. ................................................................................... 69
Bảng 4.19: Hệ số tương quan biến tổng và Cronbach’s Alpha khi
loại trừ biến của nhân tố “Tính phù hợp của công nghệ”.. .................. 69
Bảng 4.20: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố “Tính phù hợp
của công nghệ” kiểm định lần thứ 2..................................................... 70
Bảng 4.21: Hệ số tương quan biến tổng và Cronbach’s Alpha khi
loại trừ biến của nhân tố “Tính phù hợp của công nghệ” kiểm
định lần thứ 2........................................................................................ 70
Bảng 4.22: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố “quyết định từ
chối áp dụng công nghệ”.. .................................................................... 70

Bảng 4.23: Hệ số tương quan biến tổng và Cronbach’s Alpha khi
loại trừ biến của nhân tố “Quyết định từ chối áp dụng công
nghệ”.. .................................................................................................. 71
Bảng 4.24: Hệ số KMO của các nhân tố “Nguyên nhân từ chối áp
dụng công nghệ”.. ................................................................................ 71

12


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.25: Hệ số Eigenvalues và phương sai trích của các nhân tố
“Nguyên nhân từ chối áp dụng công nghệ”.. ........................................ 72
Bảng 4.26: Hệ số hệ số tải nhân tố của các biến thuộc các nhân tố
“Nguyên nhân từ chối áp dụng công nghệ”.. ........................................ 72
Bảng 4.27: Hệ số KMO của các nhân tố “Nguyên nhân từ chối áp
dụng công nghệ” khi kiểm định lần 2. .................................................. 73
Bảng 4.28: Hệ số Eigenvalues và phương sai trích của các nhân tố
“Nguyên nhân từ chối áp dụng công nghệ” sau khi kiểm định
KMO lần 2. ........................................................................................... 73
Bảng 3.29: Hệ số hệ số tải nhân tố của các biến thuộc các nhân tố
“Nguyên nhân từ chối áp dụng công nghệ” sau khi thực hiện
xoay nhân tố lần 2. ................................................................................ 74
Bảng 4.30: Bảng 4.30: Hệ số KMO nhân tố “Quyết định từ chối
áp dụng công nghệ”. ............................................................................. 75
Bảng 4.31: Hệ số Eigenvalues và phương sai trích của nhân tố
“Quyết định từ chối áp dụng công nghệ”.. ........................................... 75
Bảng 4.32: hệ số tải nhân tố của các biến thuộc nhân tố “Quyết
định từ chối áp dụng công nghệ”. ......................................................... 75
Bảng 4.33: Hệ số tương quan của nhân tố “Quyết định từ chối áp

dụng công nghệ” với các nhân tố “Nguyên nhân từ chối áp dụng
công nghệ”. ........................................................................................... 76
Bảng 4.34: Nhân tố “Quyết định từ chối áp dụng công nghệ” và
các biến quan sát được chấp nhận sau khi phân tích nhân tố ............... 77
Bảng 4.35: Nhân tố “Nguyên nhân từ chối áp dụng công nghệ” và biến
quan sát được chấp nhận sau khi phân tích nhân tố. ............................... 78
Bảng 4.36: so sánh kết quả nghiên cứu với cơ sở lý thuyết và kết quả các
nghiên cứu trước ...................................................................................... 89

13


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ANRPC

: Association of Natural Rubber Producing Countries

VRG

: Vietnam Rubber Group

ESCAP

: Economic and Social Commission for Asia and the Pacific

EFA

: Exploratory factor analyses


RRIV

: Rubber Research Institute Vietnam

14


Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1. Cơ sở hình thành luận văn
Cây cao su có tên thật là cây Hêvê mọc dọc theo lưu vực sông Amazon
ở Nam Mỹ và các khu vực kế cận. Năm 1840 hạt cao su được lấy từ khu
vực Amazon về Anh để ươm giống và trồng tại các nước Nam Á. Năm
1897 cây cao su được du nhập vào Việt Nam. Trải qua hơn 100 năm phát
triển, hiện nay cây cao su đã trở thành một loại cây công nghiệp có giá trị
kinh tế cao. Sản phẩm chính của cây cao su là mủ cao su, được sử dụng làm
nguyên liệu đầu vào quan trọng nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành
giao thông vận tải. Sản phẩm mủ cao su còn là một mặt hàng xuất khẩu
quan trọng đem lại nguồn thu lớn cho đất nước. Bên cạnh đó các sản phẩm
phụ của cây cao su như hạt cao su dùng chiết xuất tinh dầu, thân cây phục
vụ ngành công nghiệp giấy, bao bì, gỗ mỹ nghệ…Có thể thấy cây cao su có
một vị trí quan trọng trong danh sách các cây trồng mang lại hiệu quả kinh
tế cho người dân và đất nước khi được canh tác và khai thác một cách hiệu
quả.
Theo thống kê của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên
(ANRPC) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) trích bởi Ngô
Kinh Luân (2013), tính tới cuối năm 2012 sản lượng khai thác của Việt
Nam đạt 863.600 tấn, xếp hạng thứ 5 thế giới. Đồng thời Việt Nam xếp
hạng thứ 4 thế giới về sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên (1,02 triệu
tấn năm 2012) và đứng thứ 2 thế giới về năng suất khai thác cao su. Xét
trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam thì Bình Dương là tỉnh có diện tích trồng

cao su lớn thứ 2, hiện nay có khoảng trên 130.000 ha, tương ứng 18% diện
tích cả nước trong đó có khoảng 80.000 ha cao su tiểu điền. Vì vậy việc
nghiên cứu về cây cao su tiểu điền tại Bình Dương với trường hợp cụ thể là
huyện Bàu Bàng sẽ có ý nghĩa trong việc giúp chính quyền địa phương đưa
ra những chính sách có hiệu quả trong việc hỗ trợ phát triển loại cây trồng
chủ lực của địa phương.

15


Bàu Bàng là một huyện mới được thành lập từ việc tách ra từ huyện
Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương, Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp
huyện thì Bàu Bàng hiện có diện tích trồng cao su khoảng 16.740 ha, trong
đó diện tích cao su tiểu điền chiếm trên 80%. Các vườn cao su tiểu điền
trong huyện được trồng chủ yếu trong giai đoạn đầu của phong trào trồng
cao su của người dân tại Bình Dương. Do trồng theo phong trào, người
trồng chưa được tập huấn, thiếu các kiến thức về cây cao su nên nguồn
giống, khâu kiến thiết cơ bản, chăm sóc và khai thác vườn cây bị hạn chế.
Tất cả các mặt hạn chế trên đã làm cho năng suất vườn cây tiểu điền thấp,
hàm lượng mủ thấp dẫn tới giá thành thu mua tại các nhà máy không cao,
tuổi thọ trung bình của vườn cây ngắn hơn so với tiêu chuẩn, có nhiều vườn
cây người nông dân chưa kịp thu hồi vốn đầu tư đã phải thanh lý. Mặc dù
nhận thấy thực trạng về việc áp dụng kiến thức khoa học, công nghệ vào
canh tác cây cao su chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn đề ra nhưng hiện
nay chưa có những công trình nghiên cứu nhằm xác định cụ thể những
nguyên nhân của việc kém áp dụng kiến thức khoa học, công nghệ là gì.
Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế đó mà tác giả nhận thấy cần thiết
phải thực hiện đề tài nghiên cứu “Những nguyên nhân khiến nông dân từ
chối áp dụng công nghệ vào canh tác cây cao su tiểu điền tại huyện Bàu
Bàng, tỉnh Bình Dương” để từ đó đưa ra những giải pháp tham mưu cho

chính quyền nhằm giúp người nông dân tại địa phương nâng cao mức độ áp
dụng công nghệ vào trồng và khai thác cây cao su.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là xác định những nguyên nhân
khiến người nông dân từ chối áp dụng công nghệ vào trồng và khai thác
cây cao su tiểu điền tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.

16


Mục tiêu cụ thể:
1/ Đánh giá thực trạng của việc áp dụng công nghệ vào trồng và khai
thác cây cao su tiểu điền tại địa phương.
2/ Xác định những nguyên nhân khiến cho người nông dân từ chối áp
dụng công nghệ vào trồng và khai thác cây cao su tiểu điền.
3/ Một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao mức độ và hiệu quả của việc
áp dụng công nghệ vào canh tác cây cao su tiểu điền.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời ba câu hỏi sau:
1/ Thực trạng của việc từ chối áp dụng công nghệ vào trồng và khai thác
cây cao su tiểu điền tại huyện Bàu Bàng hiện nay như thế nào?
2/ Những nguyên nhân nào làm cho người nông dân từ chối áp dụng
công nghệ vào trồng và khai thác cây cao su?
3/ Từ những nguyên nhân này có thể rút ra được nhữ giải pháp gì để
khắc phục tình trạng từ chối áp dụng công nghệ vào trồng và khai thác cây
cao su?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Là các hộ trồng cao su tiểu điền tại huyện Bàu Bàng, các hộ này không

áp dụng đúng các kỹ thuật trong công nghệ canh tác cao su đã được Viện
Nghiên cứu Cao su Việt Nam (RRIV) và Tổng Công ty Cao su Việt Nam
(nay là VRG), nghiên cứu và khuyến nghị trong tài liệu “Quy trình kỹ thuật
cây cao su”.
Các hộ trồng cao su được chia thành hai loại: Một là những hộ trồng
cao su trong giai đoạn chưa trưởng thành hay còn gọi là giai đoạn kiến thiết
cơ bản (cây chưa tới 7 tuổi), hai là những hộ trồng cao su trong giai đoạn
trưởng thành hay còn gọi là giai đoạn kinh doanh (cây từ 7 năm tuổi). Lý
do của việc phân chia nhóm như vậy là vì công nghệ cho từng giai đoạn
17


của cây cao su có những kỹ thuật mang tính đặc thù riêng. Ví dụ, kỹ thuật
đào hố trồng sâu hoặc kỹ thuật kiểm soát tỉa cành chỉ áp dụng với giai đoạn
kiến thiết cơ bản, trong khi quy trình dùng thuốc kích thích năng suất và kỹ
thuật cạo xấp chỉ áp dụng trong giai đoạn cao su kinh doanh.
Phạm vi nghiên cứu:
- 7 xã của huyện Bàu Bàng gồm: Lai Uyên, Long Nguyên, Lai Hưng,
Trừ Văn Thố, Cây Trường II, Tân Hưng và Hưng Hòa.
- Số mẫu điều tra khảo sát: 150 hộ.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06/2014 đến tháng 12/2014.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này có những ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn
như sau:
Về mặt khoa học: Tổng hợp, hệ thống hóa và áp dụng các lý thuyết có
liên quan nhằm tìm ra nguyên nhân của thực trạng kém áp dụng công nghệ
vào sản xuất nông nghiệp, với trường hợp cụ thể là cây cao su tiểu điền tại
huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
Về mặt thực tiễn: Đề tài mang lại một số ý nghĩa thực tiễn cho những
người làm công tác quản lý ngành nông nghiệp tại địa phương. Đề tài sẽ

cho kết quả mới, bổ sung cho các công trình nghiên cứu trước đó, đồng thời
làm cơ sở để địa phương quy hoạch phát triển, đề ra chiến lược hỗ trợ nông
dân đưa khoa học, công nghệ vào canh tác, tăng tuổi thọ, tăng năng suất và
hiệu quả kinh tế cho vườn cây. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi giá
mủ cao su đang xuống thấp, người nông dân tại địa phương có xu hướng
thanh lý và tái kiến thiết vườn cây nhằm đón đầu xu thế tăng giá của thị
trường trong tương lai, thì ý nghĩa thực tiễn của đề tài trong việc giúp
người nông dân tăng khả năng tiếp cận khoa học công nghệ, khắc phục các
rủi ro và bất cập trong tương lại càng được cũng cố.

18


1.6. Bố cục nghiên cứu
Nghiên cứu được bố cục theo 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu: Trình bày tóm lược vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình
nghiên cứu, những điểm nổi bật của luận văn và bố cụ nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở tổng quan của nghiên cứu: Trình bày khái niệm, các
mô hình các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu và các nghiên cứu
trước có liên quan đến đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: trình bày các phương pháp được
sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận: Mô tả phân tích thống kê dữ liệu
nghiên cứu, kết quả phân tích của mô hình kinh tế lượng.
Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp: Trình bày tóm tắt kết quả
nghiên cứu được tìm ra, gợi ý một số chính sách. Hạn chế và hướng nghiên
cứu tiếp theo của đề tài trong tương lai.

19



Chương 2: CƠ SỞ TỔNG QUAN CỦA NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Theo Đinh Phi Hổ (2011) cho rằng nông nghiệp là quá trình sản xuất
lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn
khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước,
đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và
nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. Hoạt động nông nghiệp
không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội, mà còn gắn với các
yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt,
chăn nuôi, chế biến nông sản, công nghệ sau thu hoạch…
Trong nông nghiệp có hai loại chính: Thứ nhất, đó là nông nghiệp thuần
nông tức là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, không có sự
cơ giới hóa trong sản xuất, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia
đình của mỗi người nông dân. Thứ hai, nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất
nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi,
hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm đầu ra chủ
yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường
hay xuất khẩu. Ngày nay, nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông
nghiệp truyền thống, nó không những tạo ra các sản phẩm lương thực, thực
phẩm phục vụ cho con người mà còn tạo ra các loại khác như: sợi dệt, chất
đốt, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học, lai tạo giống...
Tóm lại: Nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản của xã hội, sử dụng
nguồn lực đất đai và lao động để trồng trọt, chăn nuôi, khai thác cây trồng,
vật nuôi làm nguyên liệu chủ yếu tạo ra lương thực, thực phẩm và nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn

bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản, theo
một khía cạnh rộng hơn thì nó có thể bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản.
20


2.1.2. Khái niệm nông hộ
Nông hộ là một khái niệm khá phổ biến tại Việt Nam, có khá nhiều cách
định nghĩa về nông hộ, nhưng nhìn chung nó liên quan tới ba vấn đề gồm
hộ gia đình, khu vực nông thôn và hoạt động nông nghiệp.
Lê Đình Thắng (1993), cho rằng nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là
hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn. Nông hộ hoạt
động chủ yều trong lĩnh vực nông nghiệp theo phạm vi rộng hơn trồng trọt,
nó bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và một số nghề phi nông nghiệp tại khu
vực nông thôn (Đào Thế Tuấn, 1997). Nông hộ có toàn bộ hoặc ít nhất là
50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp trong các hoạt động nông
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, các dịch vụ nông nghiệp và thông thường
nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp (Nguyễn Sinh Cúc, 2001).
Tóm lại: Từ các định nghĩa trên có thể hiểu nông hộ chủ yếu là các hộ
gia đình sống ở khu vực nông thôn, làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp hoặc các dịch vụ liên quan tới nông nghiệp và nguồn thu nhập chính
của hộ là từ nông nghiệp.
2.1.3. Khái niệm cao su tiểu điền
Trong ngành cao su Việt Nam và trên thế giới có nhiều hình thức trồng
khác nhau. Xét trên quy mô diện tích thì thường dùng thuật ngữ cao su đại
điền, cao su trung điền hay cao su tiểu điền. Tuy nhiên cho đến nay ở Việt
nam vẫn chưa có một tài liệu hay một văn bản chính thức nào quy định rõ
về quy mô và diện tích để xác định là cao su tiểu điền, trung điền hay đại
điền. Trong các nghiên cứu khác nhau về cây cao su, tuỳ vào mục đích cụ
thể mà các tác giả sẽ thừa nhận hoặc đưa ra một định nghĩa về cao su tiểu
điền.

Vào thời kỳ đầu đưa cây cao su vào thực nghiệm tại Đông Dương và
Việt Nam, người Pháp đã phân loại các cơ sở sản xuất cao su thành 3 loại
gồm đại điền hay còn gọi là đồn điền có diện tích trên 500ha; loại đồn điền
21


vừa hay còn gọi là trung điền có diện tích từ 100 đến 499ha; loại tiểu điền
là những cơ sở sản xuất nhỏ hơn 99ha.
Theo Lê Thị Huyền Anh (2012) định nghĩa cao su tiểu điền là cao su
có quy mô diện tích nhỏ, phân tán từ một đến vài chục ha, thuộc sở hữu
của nông dân, do nông dân tự bỏ vốn ra đầu tư hoặc do các tổ chức cho
nông dân vay vốn phát triển cao su.
Theo Bùi Đình Đức (2008, trang 9) định nghĩa “các dự án cao su tiểu
điền là những dự án sản xuất cao su của hộ dân có diện tích không quá
10ha”.
Theo quan sát của tác giả, tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương thì
diện tích cao su của các hộ dân từ 0,5ha cho đến 50ha, trong đó phần lớn là
từ 0,5ha đến dưới 10ha, vì vậy trong nghiên cứu này sẽ thừa nhận cách định
nghĩa cao su tiểu điền là vườn cao su của nông hộ có diện tích không quá
10ha. Đặc điểm của cây cao su là rất khó trồng với một diện tích nhỏ,
khoảng 450 đến 500 cây/1ha vì vậy những hộ trồng dưới 0,5ha sẽ không
nằm trong đối tượng nghiên cứu do khả năng áp dụng công nghệ chắc chắn
là không thể.
2.1.4. Khái niệm công nghệ
Ở Việt Nam, cho đến nay công nghệ thường được hiểu là quá trình tiến
hành một công đoạn sản xuất hoặc là thiết bị để thực hiện một công việc,
do đó công nghệ thường gắn với các thuật ngữ như: quy trình công nghệ,
thiết bị công nghệ, dây chuyền công nghệ. Mặc dù đã được sử dụng khá
rộng rãi trên thế giới, song việc đưa ra một định nghĩa công nghệ lại chưa
có sự thống nhất.

Hiện nay các tổ chức quốc tế về khoa học chủ yếu khái quát công nghệ
qua các khía cạnh là: “công nghệ là máy biến đổi”; “công nghệ là một công
cụ”; “công nghệ là kiến thức”. Trong đó khía cạnh kiến thức có tính bao
quát hơn cả. Nó bác bỏ quan niệm công nghệ phải là các vật thể, các máy
22


móc, phải nhìn thấy được. Đặc trưng kiến thức khẳng định vai trò dẫn
đường của khoa học đối với công nghệ, đồng thời nhấn mạnh rằng kết quả
do công nghệ mang lại phụ thuộc vào khả năng áp dụng của từng trường
hợp cụ thể. Vì vậy, trong nghiên cứu này sẽ thừa nhận định nghĩa công
nghệ do Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương ESCAP; trích bởi Phan Tú Anh (2006, trang 4), đưa ra: “Công nghệ là kiến
thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và
thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ
thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”.
Như vậy công nghệ chính là trạng thái hiện tại của kiến thức của con
người trong việc làm thế nào để tạo được những đầu ra mong muốn và
công nghệ có thể thay đổi khi kiến thức con người thay đổi.
Trong lĩnh vực canh tác cây cao su tại Việt Nam có thể hiểu công nghệ
là quy trình kỹ thuật tiêu chuẩn đã được nghiên cứu và khuyến cáo một
cách chính thức bởi những nhà khoa học trong lĩnh vực cao su.
2.1.5. Khái niệm áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
Dựa vào những quan điểm về công nghệ, và cách định nghĩa công nghệ
mà có rất nhiều quan điểm về áp dụng công nghệ trong sản xuất nông
nghiệp (gọi tắt là áp dụng công nghệ) như: quan điểm xem áp dụng công
nghệ là chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào quá trình sản xuất,
quan điểm xem áp dụng công nghệ là cơ giới hoá bằng máy móc và phương
tiện tân tiến, hoặc quan điểm cho rằng áp dụng công nghệ gắn với công
nghệ mới và công nghệ sinh học trong nông nghiệp.
Theo Ngô Anh Thư (2003) cho rằng áp dụng công nghệ trong sản xuất

nông nghiệp có thể được xem xét qua hai góc độ:
Thứ nhất, dưới góc độ là một mối quan hệ kinh tế thì sản xuất nông
nghiệp là sự tiếp nối liên tiếp các khâu như chọn giống, làm giống, làm đất,
gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch. Vì vậy áp dụng công nghệ vào sản xuất là
23


một quá trình tiếp nối liên tục như chuỗi dây chuyền trong suốt quá trình
sản xuất công nghiệp. Việc áp dụng đó được thực hiện ở từng khâu trong cả
quá trình sản xuất một cách tương xứng và đồng bộ về trình độ, để từ đó
cho ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng tốt nhất và hiệu quả kinh tế cao
nhất.
Thứ hai, là dưới góc độ kỹ thuật thì áp dụng công nghệ là: Áp dụng về
vật tư kỹ thuật cho sản xuất như giống, phân hoá học, thuốc bảo vệ thực
vật, máy móc…; Áp dụng về quy trình kỹ thuật và biện pháp kỹ thuật, giúp
hình thành nên các tiêu chuẩn kỹ thuật trong các khâu của quy trình sản
xuất; Áp dụng mô hình tổ chức quản lý như điều phối vật tư, phân bổ nhân
công, quản lý sản phẩm…để làm cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quả
kinh tế cao hơn.
Từ hai góc độ trên, cộng với định nghĩa công nghệ được trình bày ở
trên, trong phạm vi nghiên cứu này có thể hiểu rằng áp dụng công nghệ
trong canh tác cao su tiểu điền là áp dụng đúng kiến thức khoa học đã được
khẳng định tính đúng đắn vào mọi khâu của quá trình canh tác. Quá trình
áp dụng đó được thực hiện bằng cách kết hợp ba yếu tố: Một là vật tư sản
xuất gồm giống, phân bón, thuốc hoá học, máy móc; Hai là quy trình kỹ
thuật gồm thiết kế, gieo trồng, bón phân, làm cỏ, cạo mủ; Ba là mô hình
quản lý của nông hộ gồm quản lý vật tư đầu vào, quản lý đầu ra, quản lý
nhân công nhằm mục đích tạo ra sản phẩm là mủ cao su với các đặc điểm
kinh tế và kỹ thuật tốt nhất có thể. Nếu một vườn cây chỉ áp dụng theo
đúng khoa học, kỹ thuật trong một bước của quá trình canh tác mà bỏ qua

một hay nhiều bước khác thì được xem là đã từ chối áp dụng công nghệ. Ví
dụ, nếu một nông hộ A tuân thủ việc cạo mủ theo đúng chế độ để bảo vệ
cây, nhưng lại lạm dụng bôi thuốc kích thích để tăng sản lượng trong một
nhát cạo thì được xem là từ chối áp dụng công nghệ.

24


2.2. Các lý thuyết về ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
2.2.1. Sự cần thiết của áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
Kaldor (1957) cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ
thuật hoặc trình độ công nghệ. Trong nông nghiệp, nhất là những nước
đang phát triển, cần chú ý phát triển kỹ thuật, đưa phương tiện cơ giới hóa
vào canh tác để tăng năng suất, hiệu quả kinh tế.
Hayami và Ruttan (1971) cho rằng đối với nông nghiệp, theo thời gian
hai nguồn lực là lao động và đất đai thường trở nên khan hiếm làm cho giá
cả của chúng tăng lên, so với các nguồn lực khác. Vì vậy việc tìm kiếm và
kết hợp các công nghệ tiết kiệm lao động với các công nghệ giúp tiết kiệm
đất đai là một yêu cầu quan trọng.
Phạm Quang Trí (2013) cho rằng sự cần thiết phải áp dụng công nghệ
vào sản xuất nông nghiệp là do: Thứ nhất, là do nhu cầu của xã hội đối với
hàng hoá ngày càng tăng về số lượng, đa dạng về chủng loại và yêu cầu
nghiêm ngặt hơn về chất lượng. Thứ hai, là do nhu cầu nâng cao giá trị sản
phẩm, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, yêu cầu của
một nền nông nghiệp hiện đại, quan tâm tới vấn đề khai thác tài nguyên và
bảo vệ môi trường. Thứ ba, là do các yếu tố khác như thị trường, cạnh tranh
quốc tế, mặt bằng công nghệ,…
Theo Nguyễn Thị Hường (2013) thì việc ứng dụng các thành tựu khoa
học, công nghệ vào sản xuất để nâng cao hiệu quả và giá trị của các sản
phẩm nông nghiệp là rất cần thiết bởi những lý lo: Thứ nhất, mô hình phát

triển nông nghiệp theo chiều rộng trước đây là dựa vào mở rộng khai thác
các điều kiện đất, nước và lợi thế khí hậu để tăng quy mô sản lượng cây
trồng và vật nuôi không còn phù hợp, đòi hỏi phải chuyển sang mô hình
phát triển theo chiều sâu dựa vào ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để
tăng năng xuất và hiệu quả kinh tế. Thứ hai, dưới tác động của biến đổi khí
hậu và toàn cầu hóa đối với nông nghiệp, cần có những nghiên cứu và ứng
dụng công nghệ mới trong ngành sản xuất nông nghiệp. Do vậy, phát triển
25


nông nghiệp trong điều kiện hiện nay không thể theo kinh nghiệm trong
quá khứ mà cần áp dụng những kiến thức khoa học, công nghệ tiên tiến vào
từng giai đoạn của quá trình sản xuất nhằm tăng sản lượng và chất lượng
của cây trồng vật nuôi.
Tóm lại: Việc áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp sẽ cho
phép sản phẩm đầu ra có thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao
của xã hội về số lượng, chủng loại và chất lượng. Việc áp dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ vào sản xuất sẽ giúp sử dụng hiệu quả các nguồn
lực lao động, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tăng năng xuất trên một đơn
vị diện tích, tiết kiệm chi phí cho người nông dân. thúc đẩy nền nông
nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường và hội nhập
quốc tế.
2.2.2. Mô hình ra quyết định áp dụng công nghệ vào sản xuất
Việc chấp nhận hoặc từ chối một công nghệ là một quá trình phức tạp.
Nó là quá trình ra quyết định và thường chịu ảnh hưởng của một kế hoạch,
một chiến lược hoặc do các tác nhân bên ngoài tác động vào cũng như từ
nhận thức của cá nhân hoặc tổ chức về công nghệ như thế nào. Theo
Rogers (1971) nhận định quá trình ra quyết định áp dụng công nghệ là một
quá trình tâm lý mà thông qua đó một cá nhân, tổ chức đi từ những kiến
thức đầu tiên đến việc ra quyết định áp dụng hoặc từ chối. Việc áp dụng

một công nghệ đòi hỏi một số sự thay đổi trong hành vi của người ra quyết
định. Những thay đổi này phải hài hòa với các điều kiện tại thời điểm hiện
tại và nó phải giải quyết được vấn đề và nhu cầu của người ra quyết định áp
dụng.
Rogers mô tả sự áp dụng công nghệ là một quá trình 5 giai đoạn.
Giai đoạn “Biết”: Bước đầu tiên của quá trình ra quyết định người nông
dân cần có những nhận thức đầu tiên về công nghệ, họ cần được cung cấp
những thông tin cơ bản về công nghệ liên quan tới lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh của mình. Đó có thể là tên công nghệ, hoặc khâu mà nó áp dụng vào,
26


họăc là những ích lợi mà nó được cho rằng sẽ đem lại. “Biết” là quá trình
tiếp nhận các thông tin từ nhiều nguồn, nhiều hình thức khác nhau, nó gợi
mở những nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về công nghệ đang được giới thiệu.
Giai đoạn “Quan Tâm”: Tiếp theo người nông dân sẽ bước vào giai
đoạn thứ hai đó là thể hiện sự quan tâm của mình, hành động cụ thể hóa
giai đoạn này đó là đi vào tìm hiểu về quy trình kỹ thuật, công cụ, tiêu
chuẩn cần thiết để có thể áp dụng công nghệ vào sản xuất. Quá trình này
đòi hỏi phải có những tài liệu, công cụ tham khảo hiệu quả. Những công cụ
này có thể là các tài liệu khoa học, các chương trình hướng dẫn, thực
nghiệm hoặc những chuyên gia hướng dẫn thực địa.
Giai đoạn “Đánh giá”: Sau khi đã tìm hiểu và đã nắm bắt đầy đủ về mặt
kỹ thuật của công nghệ, người nông dân sẽ bước vào giai đoạn thứ ba là
giai đoạn đánh giá. Nó bao gồn việc đánh giá dựa trên nhận thức, thói quen
canh tác, đặc điểm tâm lý của bản thân với những công nghệ mà họ đang
quan tâm. Tính toán về lợi ích và chi phí, các tính toán về lợi ích chi phí có
thể dựa trên những phép tính về tài chính cụ thể nhưng cũng có thể bao
gồm chi phi cơ hội và những kỳ vọng trong tương lai. Nó bao gồm những
sự so sánh giữa những chi phí cần bỏ ra trong hiện tại và kỳ vọng về lợi ích

tăng thêm trong tương lai. Để vượt qua giai đoạn này người nông dân cần
vượt qua được sự hoài nghi của bản thân về hiệu quả sản xuất chưa nhìn
thấy được vì hiệu quả đôi khi không thể nhìn thấy ngay mà nó đòi hỏi một
quá trình lâu dài.
Giai đoạn “Làm thử”: Nếu họ cảm thấy đạt được kỳ vọng thì họ sẽ
bước vào giai đoạn thứ tư là làm thử.
Giai đoạn “Áp dụng”: Nếu thành công thì họ sẽ chính thức bước vào
giai đoạn thứ năm là áp dụng công nghệ đó vào sản xuất.
Theo (Jedlika, 1997; trích bởi Đinh Phi Hổ, 2008) có bổ sung một bước
vào trong giai đoạn đánh giá đó là “xu hướng chấp nhận rủi ro” nó sẽ quyết
định xem liệu có nên bước tiếp vào giai đoạn tiếp theo hay không. Xu
27


×