Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG xử lý nước THẢI tại cơ sở sản XUẤT BÁNH kẹo EROPA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.36 KB, 39 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT BÁNH KẸO EROPA


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành báo cáo, em đã nhận được sự
chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ công nhân viên công ty CP kỹ thuật
môi trường Việt.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới công ty CP kỹ thuật môi
trường Việt đã tận tình hướng đẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành
tốt đề tài của mình.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cô giáo chủ nhiệm lớp CD9KM3 –
Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội đã quan tâm
giúp đỡ và động viên em trong quá trình thực tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã trợ
giúp em về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện báo cáo
đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Lương Mỹ Hoa


MỤC LỤC


3.1.1. Các loại nước thải.....................................................................................................18
3.1.2. Thông số và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải....................................20


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

PH

: Độ axit – bazơ

CTCP

: Công ty Cổ phần

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

SS

: Hàm lượng chất rắn lơ lửng



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Nguyên vật liệu dự kiến sản xuất 1000kg sản phẩm
Bảng 2. Danh mục thiết bị máy móc
Bảng 3. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 4. Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý
của xưởng sản xuất
bánh kẹo EROPA
Bảng 5. So sánh phương pháp hiểu khí và yếm khí

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Vị trí địa lý của nhà xưởng sản xuất bánh kẹo EROPA
Hình 2. Quy trình sản xuất bánh kèm theo dòng thải của xưởng sản
xuất bánh kẹo EROPA.
Hình 3. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn xử lý nước thải sinh hoạt
Hình 4. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung tại nhà xưởng
Hình 5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đề xuất


PHẦN 1. GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Thông tin chính
Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG VIỆT
Tên GD quốc tế: VIET ENVIRONMENT ENGINEERING JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: VIET.E.E.,JSC
Trụ sở chính tại: Số 10B-C2, TT Viện sốt rét TW, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội
VP giao dịch: Số 17A, ngõ 87, Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: +(84-4) 3 553 7154/ 3 553 7491

Fax: +(84-4) 3 553 6830


Giấy ĐKKD số: 0103014834 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
cấp ngày 04 tháng 12 năm 2006
Vốn điều lệ: 7,000.000.000 đồng (bảy tỷ đồng)
MSDN: 0102093814
Tài khoản: 10320410922013 Ngân hàng thương mại Cổ phần kỹ thương
Việt Nam (Techcombank). Chi nhánh Thăng Long
2. Ngành nghề kinh doanh
2.1. Lĩnh vực tư vấn:
- Báo cáo Đánh giá tác động môi trường, bản Cam kết bảo vệ môi trường, Đề
án bảo vệ môi trường.
- Lập hồ sơ xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
- Lập hồ sơ xin cấp giấy phép khoan thăm dò nước dưới đất, lập báo cáo trữ
lượng nước sau thăm dò.
- Lập hồ sơ xin cấp phép khai thác sử dụng nước ngầm - nước mặt.
- Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ (Không khí, nước, bụi, tiếng
ồn, vi khí hậu, khí độc, độ rung.... ).
- Lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường.
2.2. Lĩnh vực công nghệ kỹ thuật:
- Thiết kế công nghệ, thiết bị ngành nước (Trừ dịch vụ thiết kế công trình).
- Cung cấp, lắp đặt, xây dựng hệ thống xử lý nước cấp mọi quy mô.

1


- Cung cấp, lắp đặt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công
nghiệp.
- Cung cấp, lắp đặt hệ thống xử lý nước công nghệ phục vụ các
ngành công nghiệp đặc thù.
- Cung cấp, lắp đặt hệ thống xử lý nước tinh lọc (tinh khiết).

- Cung cấp, lắp đặt hệ thống thiết bị xử lý khí bụi.
- Đo địa vật lý xác định điểm giàu nước, khoan thăm dò (khảo sát), khoan
khai thác nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ.
- Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xử lý nước, xử lý khí thải và chất
thải rắn...
- Bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa thay thế và cải tạo các hệ thống xử lý môi
trường.
2.3. Hoạt động thương mại:
- Cung cấp các máy móc thiết bị phục vụ cho thi công xử lý nước cấp.
- Cung cấp các máy móc thiết bị phục vụ cho thi công xử lý nước thải.
- Cung cấp các máy móc thiết bị phục vụ cho thi công xử lý khí bụi.
- Cung cấp các thiết bị đo, kiểm soát ô nhiễm môi trường Online.
- Cung cấp sản phẩm độc quyền máy bơm nước VALCO - ITALIA
- Cụ thể như: máy bơm nước cấp, nước thải, bơm định lượng hoá chất, máy
thổi khí, hệ kiểm soát tự động, hệ định lượng tự động tiêu chuẩn EU (theo yêu
cầu).
- Cung cấp các loại vật liệu lọc phục vụ cho xử lý nước cấp (Than hoạt
tính, cát thạch anh, vật liệu khử Asen, Amoni…).
- Cung cấp các vật tư, chế phẩm cho xử lý nước thải (Đệm vi sinh, đĩa phân
phối khí, chủng vi sinh, chế phẩm sinh học khử mùi..).
- Cung cấp hoá chất phục vụ xử lý nước (Hoá chất keo tụ, ổn định pH…).
2.4. Lĩnh vực khác:
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
- Dịch vụ phân tích và đánh giá chất lượng nước sinh hoạt và công nghiệp.
- Thi công các công trình xây dựng dân dụng và cấp thoát nước phục
vụ công, nông nghiệp.
- Sản xuất, mua bán dụng cụ thí nghiệm.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
- Sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí phục vụ ngành nước và môi trường.
- Và một số lĩnh vực khác bổ sung theo giấy đăng ký kinh doanh.


2


3. Cơ cấu tổ chức
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KỸ
THUẬT

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

PHÒNG
DỰ ÁN

CHI
NHÁNH 1

PHÒNG
TƯ VẤN

PHÒNG
KẾ TOÁN


3

PHÒNG
HÀNH
CHÍNH

CHI
NHÁNH 2

PHÒNG
KINH
DOANH


PHẦN II. NỘI DUNG BÁO CÁO

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên
trái đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế xã hội của loài người. Cùng với các
dạng tài nguyên thiên nhiên khác, tài nguyên nước là một trong bốn nguồn lực cơ
bản để phát triển kinh tế xã hội, là đối tượng lao động và là một yếu tố cấu thành
lực lượng sản xuất [2].
Tuy nhiên, do sự phát triển thiếu quy hoạch của các ngành kinh tế và sự quản lý
chưa chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền, tình trạng suy thoái môi trường nói
chung và môi trường nước nói riêng ở nước ta đang ở mức báo động [1].

Ngành sản xuất bánh kẹo nằm trong nhóm ngành công nghiệp thực phẩm,
ngành có sự khác biệt lớn về công nghệ sản xuất cũng như công nghệ xử lý nước
thải giữa các cơ sở với quy mô khác nhau [5]. Nhìn chung nước thải được xả thằng
không qua xử lý hoặc có hệ thống xử lý nhưng nước thải đầu ra chưa đạt tiêu chuẩn
[3].
Nước thải sản xuất bánh kẹo chủ yếu chứa các chất hữu cơ ít độc, các
hydratcarbon, N, P, hàm lượng BOD, COD, SS cao, nước mang tính axit. Khi nước
thải chưa được xử lý thải ra môi trường thường có màu đen, xám, gây mùi hôi thối
khó chịu, làm suy giảm chất lượng nước nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng đến sức khỏe
người dân [4].
Do vậy để bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, đảm bảo phát triển bền
vững, việc nghiên cứu hiện trạng nước thải tại mỗi cơ sở sản xuất từ đó xây dựng,
hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải là rất cấp thiết. Từ đó tôi lựa chọn đề tài “ Đánh
giá hiện trạng xử lý nước thải tại Công ty Cổ phần bánh kẹo EROPA” nằm
trong khuôn khổ dự án “Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Công ty Cổ phần bánh
kẹo EROPA” của Công ty Cổ phần kỹ thuật môi trường Việt.
2. Mục đích yêu cầu
2.1. Mục đích
- Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải tại CTCP bánh kẹo EROPA.
- Đề xuất công nghệ xử lý nước thải cho CTCP bánh kẹo EROPA.
2.2. Yêu cầu
- Tìm hiểu hiện trạng, công nghệ xử lý nước thải của công ty.

5


- Phân tích nguyên nhân sự không hiệu quả của hệ thống xử lý hiện tại.
3. Lý luận chung
3.1. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm về ô nhiễm nước:

Ô nhiễm nước là hiện tượng thay đổi về chất lượng nước do trong nước có chứa
quá nhiều thành phần vật chất, các chất độc hại và vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh
làm giảm giá trị sử dụng nước, ảnh hưởng xấu tới sự tồn tại và phát triển của các vi
sinh vật cũng như sức khỏe con người.
2. Khái niệm về nước thải:
Nước thải được định nghĩa là chất lỏng được thải ra từ các hoạt động sản suất
công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của
chúng.
Trong nước thải có chứa nhiều thành phần khác nhau đó cũng chính là những
tác nhân gây ô nhiễm nước. Một số tác nhân như: chất hữu cơ, chất vô cơ, chất dinh
dưỡng, các chất kim loại nặng, dầu mỡ, các hợp chất có mùi, vi sinh vật…gây ô
nhiễm chính và có tính độc đối với sinh vật, con người.
3. Đặc trưng nước thải và phương pháp xử lý nước thải ngành sản xuất bánh
kẹo
Do đặc trưng của ngành nên nước thải trong quá trình sản xuất chủ yếu là từ các
công đoạn rửa và vệ sinh dụng cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng và một phần từ
sinh hoạt của công nhân.
Nước thải công nghiệp nói chung nước thải thực phẩm nói riêng có lưu lượng
thải không đều theo các giờ trong ngày và thời gian trong năm. Nước chủ yếu chứa
các chất hữu cơ ít độc có nguyền gốc thực vật hoặc động vật. Trong đó chất thải
hữu cơ có nguồn gốc thực vật đa phần là cacbon- hydrat, chất thải có nguồn gốc
động vật có thành phần chủ yếu là protein và chất béo.
Nước có màu xám, đến đen, màu xám đen là từ công đoạn rửa các dụng cụ
chưng nấu đường, mạch nha, nước có mùi khét nồng. Nước thải ra nhanh lên men,
bốc mùi chua, hôi thối khó chịu. Trong nước thải có một lượng dầu tạo thành váng
trên bề mặt, cùng với nó là các chất rắn, bọt trôi nổi trên bề mặt.
 Các phương pháp xử lý nước thải ngành sản xuất bánh kẹo
Như đã nói nước thải của ngành sản xuất bánh kẹo chứa nhiều chất hữu cơ dễ
phân hủy vì vậy xử lý bằng biện pháp sinh học là hiệu quả nhất, kết hợp với các
biện pháp cơ học, lý học, hóa học để nước ra đạt tiêu chuẩn thải QCVN 24:

2009/BTNMT.

6


Tùy thuộc vào đặc tính nước thải, điều kiện mặt bằng tiềm lực kinh tế mà có
nhiều giải pháp công nghệ ứng dụng biện pháp sinh học khác nhau để xử lý nước
thải thực phẩm nói chung nước thải sản xuất bánh kẹo nói riêng.
Một số giải pháp công nghệ được ứng dụng:
- Phương pháp sinh học hiếu khí.
- Phương pháp sinh học yếm khí.
- Phương pháp lọc sinh học.
- Xử lý sinh học hiếu khí đệm cố định kết hợp phân hủy yếm khí.
- Xử lý sinh học yếm khí kết hợp hiếu khí, có đệm vi sinh cố định.
- Lọc sinh học cao tải - công nghệ hiếu khí.
3.2. Cơ sở pháp lý
- Luật tài nguyên nước được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam công bố ngày
20/5/1998.
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành vào ngày 1 tháng 7 năm 2006
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định việc thi
hành Luật tài nguyên nước.
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 13/03/2005 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải.
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính

phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính Phủ về việc quy định
việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước
- Quyết định số 16/2008/QĐ - BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (ban hành quy
chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt, QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt).

7


- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 17 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (ban
hành QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT);
- Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý chất thải nguy hại.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
-

QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.

-

QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.


-

QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt.

-

QCVN 24:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước thải công nghiệp.

8


CHƯƠNG I. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nước thải của Công ty CP bánh kẹo EROPA.
- Công nghệ xử lý nước thải của công ty CP bánh kẹo EROPA.
1.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Thực hiện nghiên cứu đề tài tại CTCP kỹ thuật môi trường Việt.
- Thời gian: Thực hiện đề tài từ ngày 23/02/13 đến ngày 07/05/13
- Phạm vi: Như đã đề cập đến ở phần Mở đầu, đề tài nhằm nghiên cứu hiện
trạng xử lý nước thải tại cơ sở sản xuất nên phạm vi nghiên cứu nằm trong giới hạn
Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất của CTCP bánh kẹo EROPA.
1.2. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm quy mô, hoạt động của công ty.
- Quy trình sản xuất của công ty.
- Hiện trạng xử lý nước thải của công ty; đánh giá chất lượng nước thải của
công ty trước khi đi vào hệ thống xử lý.

- Đề xuất công nghệ xử lý nước thải cho công ty.
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, sự cố do xả thải nước thải
1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và tra cứu tài liệu từ sách, trang web,…
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu của CTCP kỹ thuật môi trường Việt
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê

9


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ SẢN XUẤT BÁNH KẸO EROPA
2.1. Điều kiện tự nhiên-kinh tế- xã hội khu vực nhà xưởng sản xuất bánh kẹo
Eropa
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lí
Nhà xưởng sản xuất bánh kẹo Eropa của Công ty cổ phần bánh kẹo Eropa có
trụ sở tại khu A, tổ 10, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Nhà
xưởng nằm trên đường Tân Xuân, nơi có đường sắt chạy qua, cách sông Hồng
khoảng 1km về phía Bắc, cách cầu Thăng Long 500m về phía Đông. Với vị trí như
vậy rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm tới thị trường
tiêu thụ.
Vị trí địa lý cụ thể của nhà xưởng sản xuất bánh kẹo Eropa như sau:
- Phía Đông: giáp với khu tập thể Công ty Cổ phần xây dựng số 9 Thăng
Long.
- Phía Nam và phía Bắc: giáp với bãi đất trống.
- Phía Tây: giáp với đường Tân Xuân.

Hình 1. Vị trí địa lý của nhà xưởng sản xuất bánh kẹo EROPA
b. Đặc điểm khí tượng
Nhà xưởng của Công ty nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ có chế độ khí hậu

nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều và có gió mùa cụ thể một năm có 2 mùa rõ
rệt là mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.

10


-

Nhiệt độ trung bình mùa nóng: 30o - 39o
Nhiệt độ trung bình mùa lạnh: 6oC- 8o C
Nhiệt độ trung bình năm: 24,3o C
Độ ẩm trung bình năm: 84,5%
Tổng lượng mưa trong năm đạt tới 1913,9 mm.

2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội khu vực
* Huyện Từ Liêm
a. Đặc điểm kinh tế
Nằm ở phía Tây Hà Nội, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng,
huyện Từ Liêm có vị trí chiến lược cả về chính trị, quân sự, kinh tế.
Huyện Từ Liêm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân đạt 18,9% (tốc độ
tăng tưởng kinh tế năm 2010 tăng 2,4 lần so với năm 2005); kinh tế chuyển dịch
đúng định hướng theo cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đến năm 2010,
cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất trên địa bàn huyện là: công nghiệp chiếm khoảng
68 - 70%; dịch vụ khoảng 25%, nông nghiệp khoảng 5 – 7%.
b. Xã hội.
Văn hoá - xã hội đạt được nhiều tiến bộ, năm 2010 tỷ lệ gia đình văn hoá đạt
87%;
 Giáo dục - đào tạo:
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục - đào tạo và
phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, quan tâm đào tạo nghề cho

các đối tượng bị mất đất do quá trình đô thị hoá.
Tính đến năm 2010 huyện Từ Liêm có 32 trường học đạt chuẩn quốc gia, 100%
trẻ em từ 3 - 5 tuổi đến trường, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông,
có 7.899 lao động được giải quyết việc làm, trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo
chiếm 70 - 75%
 Y tế:
Năm 2010 huyện Từ Liêm có đội ngũ cán bộ y tế đủ mạnh, đảm bảo hoàn thành
tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám chữa bệnh cho nhân dân. Thực
hiện các chương trình y tế quốc gia, kiểm soát và khống chế được các loại dịch
bệnh.
Góp phần tích cực xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ sức khoẻ cộng
đồng, thực hiện chương trình xanh, sạch, đẹp... của thành phố.
* Xã Đông Ngạc
 Đặc điểm dân cư:

11


Xã Đông Ngạc có diện tích 3,6 km2, dân số có 22.510 nhân khẩu, trên 5000 hộ
ở 3 thôn và 10 tổ dân phố. Dân cư của xã có nhiều biến động do trên địa bàn có
nhiều cơ quan, xí nghiệp, người lao động thời vụ, học sinh cư trú,...
 Nông nghiệp :
Xã Đông Ngạc là một vùng đất đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, sản
xuất nông nghiệp đã có bước chuyển phù hợp. Trước đây xã có 1.560 hộ sản xuất
nông nghiệp với 75ha thì đến nay 100% số hộ đều tham gia trồng đào, quất và cây
cảnh các loại. Diện tích trồng hoa, cây cảnh toàn xã đã đạt hơn 30 ha; giá trị sản
xuất của 1 ha cây trồng đạt hơn 100 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, xã Đông Ngạc
cũng đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng quất
cảnh, giá trị thu nhập từ 1 ha trồng quất cảnh đạt khoảng 300 triệu đồng/năm, 1 ha
trồng hoa đạt 130 - 150 triệu đồng/năm.

 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ liên tục
phát triển, chiếm tới 87% tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trên địa bàn.
 Văn hóa - xã hội:
Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế, các hoạt động văn hóa - xã hội ở Đông
Ngạc hôm nay cũng có những khởi sắc đáng kể. Cuối năm 2009, qua bình xét đã có
86,2% số hộ được công nhận đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Xã Đông Ngạc đã
xuất hiện nhiều điển hình trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ
nghèo trên địa bàn ngày càng giảm, toàn xã chỉ còn 52 hộ thuộc diện nghèo, bằng
0,9%.
 Y tế:
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được Đảng uỷ, chính quyền xã đặc
biệt quan tâm. Xã Đông Ngạc đã đầu tư kinh phí xây dựng mới trạm y tế với đầy đủ
các phòng chuyên môn, phòng kỹ thuật đạt chuẩn. Các thiết bị y tế phục vụ khám
chữa bệnh được trang bị đầy đủ.
Hiện tại trên 70% người dân của xã đã có kiến thức và kỹ năng cơ bản để bảo
vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, đồng thời chủ động phối hợp với cán bộ y tế thực
hiện chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng của
xã đạt 100%.

12


2.2. Quy mô, đặc điểm hoạt động của cơ sở sản xuất bánh kẹo EROPA
- Dựa trên kinh nghiệm và công nghệ hiện tại từ bộ phận sản xuất bánh của
Công ty Cổ phần thực phẩm Sannam, Công ty Cổ phần bánh kẹo EROPA chuyên
sản xuất 2 dòng bánh: bánh tươi và bánh khô trên dây chuyền thiết bị nhập khẩu tử
Bỉ và Đài Loan.
- Công ty chính thức bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất sản phẩm từ cuối tháng
12 năm 2010 với công suất sản xuất là 199 tấn/năm.

2.3. Công nghệ sản xuất bánh kẹo
2.3.1. Nguyên liệu
- Nguồn nguyên liệu dùng chủ yếu là bột mỳ.
- Bột dùng cho bánh bông lan và các loại phụ gia công ty nhập khẩu.
- Đường trắng.
- Các nguyên liệu phụ được cung cấp bởi các nhà cung cấp trong nước.
Bảng 1. Nguyên vật liệu dự kiến sản xuất 1000kg sản phẩm
TT

Nguyên vật liệu

ĐVT

Định mức

Đơn giá

Thành tiền

Gram

4,35

4.750,00

20.669,55

1

Đào


2

Đường

Kg

184,06

10.984,84

2.021.887,40

3

Ổn định

Gram

10,50

34.182,32

358.968,41

4

Bạt bánh

Kg


26,97

33.500,00

903.496,19

5

Bột mỳ, bột bắp

Kg

477,47

11.546,53

5.513.071,68

6

Bột cacao

Kg

2,03

36.000,00

73.070,12


7

Bột ủ

Kg

100,46

8.028,00

806.494,35

8

Bột nổi

Kg

0,99

40.000,00

39.453,45

9

Bột tổng hợp

Kg


20,89

7.719,00

161.227,70

10

Biến tính

Kg

3,22

23.000,00

74.062,26

11

Cốt nhỏ

Cái

17,41

9.716,00

169.116,07


12

Cốt to

Cái

17,41

16.500,00

287.197,93

13

Dầu ăn

Lít

16,08

17.000,00

273.292,79

14

Dầu bơ

Kg


17,44

28.000,00

488.357,52

15

Dừa khô

Kg

0,05

29.500,00

1.604,61

16

Bao bì

Cái

1.990,08

1.074,78

2.138.899,36


13


17

Hoa quả

Kg

11,31

35.000,00

395.985,03

18

Kem bơ

Kg

7,49

54.903,00

411.250,32

19


Kem tươi

Kg

15,56

47.714,00

742.387,59

20

Kẹo đường

Kg

0,01

120.000,00

1.087,87

21

Màu

Kg

0,60


150.597,27

90.078,40

22

Men trắng

Kg

2,01

68.000,00

136.671,83

23

Mứt

Kg

12,36

7.616,00

94.109,06

24


Muối

Kg

1,87

4.500,00

8.422,92

25

Nhân dừa

Kg

27,89

20.824,00

580.779,07

26

Nho khô

Kg

15,23


68.000,00

1.035.653,16

27

Phụ gia đỏ

Kg

1,23

40.000,00

49.122,68

28

Phụ gia xanh

Kg

0,02

80.000,00

1.740,59

29


Phụ liệu

Cái

76,59

5.000,00

382.930,58

30

Quả đỏ

Lọ

0,44

28.000,00

12.184,15

31

Sôcôla

Kg

6,33


66.825,43

422.745,55

32

Sữa solid

Lít

6,31

38.000,00

239.880,98

33

Tinh cốm, dâu

Kg

2,85

124.568,31

354.716,99

34


Trứng gà

Quả

4.083,32

1.250,00

5.104.154,17

35

Vừng trắng

Kg

3,03

52.000,00

157.752.96

Cộng

23.552.523,30

2.3.2. Quy trình và công nghệ sản xuất
a. Quy trình sản xuất bánh
Nhà xưởng bánh kẹo EROPA gồm hai dây chuyền, một dây chuyền làm bánh
tươi, một dây chuyền làm bánh khô (bánh Cookie). Quy trình sản xuất bánh tươi và

bánh khô tương tự nhau, nhưng nguyên liệu đầu vào và thời gian ủ khác nhau.

14


Quy trình sản xuất kèm theo dòng thải được thể hiện qua hình sau:

Khu vực tiếp
nhận nguyên
liệu đầu vào

Palet

Đánh trộn
Chất thải rắn
Máy chia bánh

Chất thải rắn

Nước thải

Chất thải rắn (vụn bánh)
Chất thải nguy hại (giẻ lau
dính dầu mỡ)

Tủ ủ bánh

Khí thải

Lò nướng bánh


Nhiệt

Kho làm
bánh

Đóng gói
thành
phẩm
Chất thải rắn

Hình 2. Quy trình sản xuất bánh kèm theo dòng thải của xưởng sản xuất
bánh kẹo EROPA
Thuyết minh dây chuyền sản xuất của Công ty:
Nguyên liệu chế biến bánh kẹo sẽ được đưa vào khu vực tiếp nhận nguyên vật
liệu đầu vào sau đó được chuyển sang Palet phân loại nguyên liệu tại đây công nhân
sẽ kiểm tra nguyên liệu, cân các loại nguyên liệu cần dùng cho một mẻ sản xuất và
chuyển đến hệ thống đánh trộn, các nguyên liệu không đảm bảo tiêu chuẩn sẽ được
loại bỏ. Tại hệ thống đánh trộn, hỗn hợp nguyên liệu sẽ được đánh trộn tự động và
sau đó chuyển vào máy chia bánh thành các mẫu mã khác nhau. Sau khi đã chia cắt
thành các mẫu mã kích thước bánh khác nhau, nhân viên sẽ chuyển bánh vào những
tủ ủ để bánh có được độ nở nhất định. Sau khi bánh đạt được độ nở đạt tiêu chuẩn
sẽ được công nhân chuyển bánh vào lò nướng ga, điện để nướng chín sản phẩm.
Sản phẩm sau khi nướng chín được chuyển sang kho làm mát thành phẩm để nguội
sau đó được đưa vào đóng gói trên dây chuyền thiết bị nhập khẩu bởi công ty TNHH
Chính Quang - Công ty chuyên cung cấp các loại máy móc và dây chuyền đóng gói.
15


b. Trang, thiết bị sử dụng

Thiết bị công nghệ chính được nhập khẩu từ Italia, những thiết bị khác nhập
khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc.
Bảng 2. Danh mục thiết bị máy móc
STT

Tên thiết bị

Số lượng

Xuất xứ

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Lò nướng Gas
Lò nướng Điện
Máy chia và vê bánh

Tủ hấp EP32
Máy cán bột
Lò nướng 2A
Lò nướng 4A
Cối đánh bột
Cối đánh bánh mỳ
Cối đánh bột 20
Cối đánh bột B10
Cối đánh bột bông lan
Hệ thống bàn Inox làm bánh
Hệ thống bồn rửa Inox
Tủ bảo quản bánh kem to

01
01
01
01
02
02
03
01
01
01
01
02
09
02
02

Italia

Italia
Italia
Italia
Italia
Trung Quốc
Trung Quốc
Italia
Trung Quốc
Trung Quốc

16

Tủ bảo quản bánh kem nhỏ

01

Malaixia

17

Máy cắt bánh gối

01

Trung Quốc

18

Xe bánh Inox đôi


02

Việt Nam

19

Xe bánh Inox đơn

04

Việt Nam

20

Xe bánh Inox phòng thanh trùng

02

Việt Nam

21

Khay, khuôn nướng

828

Việt Nam

22


Tủ bảo quản và trưng bày tại các
cửa hàng 2 m

05

Đài Loan

23

Tủ bảo quản và trưng bày tại các
cửa hàng 1,2 m

02

Đài Loan

24

Tủ bảo quản bánh (tủ nằm)

03

Malaixia

16

Đài Loan
Việt Nam
Việt Nam
Đài Loan



25

Hệ thống kệ kho 3 tầng

02

Việt Nam

26

Hệ thống trộn bột

01

Châu Âu

17


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng sử dụng nước thải và xả thải của nhà máy
3.1.1. Các loại nước thải
a. Nước thải sinh hoạt


Nguồn phát sinh:

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân

viên, chủ yếu là nước thải nhà vệ sinh. Nước thải này được chia làm hai loại nước
đen và nước xám. Nước đen là nước thải từ nhà vệ sinh chứa phần lớn các chất ô
nhiễm, chủ yếu là chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng. Nước xám
là nước phát sinh từ quá trình rửa chân tay với thành phần các chất ô nhiễm không
đáng kể.


Thành phần nước thải và tính chất:

Các thành phần chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt là BOD 5,
COD, nitơ, photpho, các vi sinh vật gây bệnh. Thành phần và nồng độ các chất ô
nhiễm trong nước thải sinh hoạt có thể tham khảo theo bảng sau:
Bảng 3. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm
pH
BOD5
TSS
NO3Tổng Coliform

Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l)
Chưa xử lý
Qua bể tự hoại
5-9
5-7
450 – 540
60
700 - 1540
120
50 -100
20 - 40

106 - 109

Giảm được

QCVN 14:2008/BTNMT
5-9
50
100
50
5000

(Nguồn: Hoàng Huệ, Xử lý nước thải – Tập 2)
Trong nước thải sinh hoạt hàm lượng N và chất hữu cơ rất lớn, nếu không được
loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng làm cho các loài
động thực vật thủy sinh phát triển mạnh rồi chết đi, thối rửa, làm cho nguồn nước
trở lên ô nhiễm. Hàm lượng TSS cao sẽ gây cản trở quá trình quang hợp và phát
triển của các loài thủy sinh. Một đặc điểm quan trọng trong nước thải sinh hoạt là có
chứa các mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật
gây bệnh từ nước thải có khả năng lây lan qua nhiều nguồn khác nhau, qua tiếp xúc
trực tiếp, qua môi trường (đất, nước không khí, cây trồng, vật nuôi, côn trùng,...)

18


thâm nhập vào cơ thể người qua đường thức ăn, nước uống, hô hấp rồi gây bệnh
cho người. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm virus, vi khuẩn, nguyên sinh
bào và giun sán.


Lưu lượng nước thải:


Hiện tại, tổng số cán bộ công nhân trong công ty khoảng 25 người, do đó lưu
lượng nước thải ước tính khoảng 1 m 3/ngày đêm (lưu lượng nước thải bằng 80%
nước cấp).
Bảng 4. Dự báo tải lượng các tác nhân gây ô nhiễm nước thải (tính cho 25 công
nhân)
Chất ô nhiễm

Đơn vị tính

Hệ số ô nhiễm

Tải lượng
(kg/ngày)

Chất rắn lơ lửng
(SS)

g/người/ngày

70 - 145

1,75 - 3,625

Amoni (N-NH4)
Tổng Nitơ (N)

g/người/ngày
g/người/ngày


3,6 - 7,2
6 - 12

0,09 - 0,18
0,15 - 0,3

Tổng Photpho (P)

g/người/ngày

0,6 - 4,5

0,015 - 0,1125

BOD5
COD
Tổng Coliform
Fecal Coliform

g/người/ngày
g/người/ngày
MPN/100ml
MPN/100ml

45 - 54
85 - 102
106-109
105-106

1,125 - 1,35

2,125 - 2,55
-

Trừng giun sán

MPN/100ml

103

-

b. Nước thải sản xuất
- Nguồn phát sinh: Qua dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty ta thấy
nước thải sản xuất phát sinh chủ yếu từ quá trình phối trộn bột, nước rửa máy móc,
thiết bị và dụng cụ làm bánh.
- Thành phần nước thải: Lượng nước thải này có đặc trưng là chứa các chất ô
nhiễm như: Chất rắn lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD/COD cao), chất dinh dưỡng
cao, ngoài ra còn chứa các chất như dầu mỡ, chất tẩy rửa,… Nguồn nước này nếu
không được xử lý sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khu vực.
- Lưu lượng nước thải: Ước tính lượng nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất
là khoảng 7 m3/ngày.

19


3.1.2. Thông số và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải
Nước thải của nhà xưởng sản xuất bánh kẹo như đã phân tích ở trên có thành
phần ô nhiễm cao thể hiện qua các thông số như chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các
chất dinh dưỡng, các loại vi khuẩn,... Tác động của các chất ô nhiễm trong nước
thải như sau:

- Chất hữu cơ: Các chất hữu cơ có khả năng bị phân huỷ sinh học cao, do đó
làm giảm độ ôxy hoà tan trong nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sinh vật. Nếu nguồn
tiếp nhận là các vực nước tĩnh như ao, hồ,... thì mức độ ảnh hưởng lớn hơn nhiều
lần do tốc độ khuếch tán oxy vào pha lỏng kém hơn.
- Chất rắn lơ lửng: Sự hiện diện của các chất rắn lơ lửng trong môi trường
nước làm giảm tính thẩm mỹ của nước. Nó làm giảm khả năng truyền quang của
nước do đó ảnh hưởng tới các loại thuỷ thực vật sống ở lớp đáy. Các chất rắn này
cũng là giá thể tốt để các sinh vật phát triển. Ngoài ra, hiện tượng lắng đọng của
chất rắn này theo thời gian làm giảm khả năng vận chuyển nước của các dòng sông,
mương.
- Các chất dinh dưỡng (Nitơ, Phot pho): Ảnh hưởng lớn nhất của hai nguyên tố
này đến thuỷ vực tiếp nhận là khả năng gây ra hiện tượng phú dưỡng. Hiện tượng
phú dưỡng có thể khiến các loại động vật dưới nước bị chết, gây ra mùi hôi thối,
gây ô nhiễm môi trường.
- Các loại vi khuẩn: Trong nước thải sinh hoạt luôn chứa một lượng vi khuẩn
gây tả, lị, thương hàn. Tuỳ theo điều kiện môi trường mà các loại sinh vật này có
thể tồn tại trong thời gian dài hay ngắn. Khi nhiễm vào nguồn nước, chúng sẽ có
khả năng phát tán và gây bệnh trên diện rộng.
- Nước mưa: Nước mưa chảy trên bề mặt mái của nhà xưởng có thể cuốn theo
các chất bẩn là các chất vô cơ thông thường như: bụi, đất cát,... Do đó thành phần
các chất có trong nước mưa tương đối ổn định và nguồn nước này hầu như không
có chứa các thành phần gây ô nhiễm.
Để đánh giá chất lượng nước, Công ty đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành
lấy mẫu nước thải trước và sau hệ thống xử lý nước thải vào ngày 05/01/2011. Kết
quả phân tích được như sau:

20



×