Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề cương ôn tập cuối kì môn quản lý khoa học và công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.25 KB, 15 trang )

Bài làm:
Câu 1: giai đoạn triển khai là giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong vai trò
cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất, nó bao gồm 3 khâu: prototype (tạo sản phẩm mẫu),
pilot (sản xuất thử) và khâu sản xuất ở sê-ri số 0.
Với vai trò cầu nối của mình, giai đoạn triển khai mặc dù đầy rủi ro nhưng có thể
nói nó là phương tiện quan trọng và duy nhất để kết nối kết quả nghiên cứu khoa học vào
sản xuất đời sống. Trong giai đoạn triển khai, nhà nghiên cứu sử dụng kết quả của nghiên
cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng để đưa ra đời hình mẫu về sản phẩm, quy trình để
sản xuất sản phẩm mẫu đồng thời tiến hành sản xuất thử loạt nhỏ (sê-ri số 0) để kiểm tra
tính khả thi và độ tin cậy của quy trình trước khi đưa vào sản xuất đại trà.
Nếu như không có giai đoạn triển khai trong nghiên cứu thì các kết quả nghiên cứu
khoa học trước đó (nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai) sẽ không có giá trị và
không thể ứng dụng vào sản xuất bởi một kết quả nghiên cứu cơ bản chỉ là những nghiên
cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái của sự vật. Kết quả nghiên cứu cơ bản
có thể là các khàm phá, phát hiện, phát minh, dẫn đến hình thành một lý thuyết mới nhằm
thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người về hiện tượng, sự vật xung quanh. Ví dụ như
Darwin với thuyết tiến hóa; Einstein với lý thuyết tương đối; các nhà sử học đưa ra một
tổng kết lịch sử, đánh giá một triều đại; các nhà xã hội học phát hiện ra các quy luật về
xung đột xã hội... trong khi đó nghiên cứu ứng dụng là sự vận dụng quy luật được phát
hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật hoặc tạo ra những nguyên lý mới về
các giải pháp, ví dụ như nghiên cứu sử dụng các biện pháp kinh tế để giảm thiểu dòng di
dân từ nông thông ra thành thị. Các kết quả nghiên cứu này dù đã được công nhận nhưng
chưa thể áp dụng vào sản xuất vì nó chỉ là các kiến thức thông thường và chưa có giá trị
thực tiễn vì vậy phải đợi đến khâu triển khai với vai trò cầu nối thì các tri thức khoa học
này mới được áp dụng vào thực tiễn sản xuất và sinh hoạt.
Hoạt động triển khai gồm 3 khâu:
Tạo vật mẫu (prototype): là giai đoạn thực nghiệm nhằm tạo ra được sản phẩm mẫu
mà chưa quan tâm đến quy trình tạo sản phẩm và thường được tiến hành phòng thí
nghiệm, nhà kính, larbol công nghiệp. Ví dụ như Apple đã bắt đầu thực hiện dự án
iPhone vào khoảng mùa hè năm 2004 trước khi công bố thiết bị vào tháng 1/2007. Trong
3 năm đó, nhiều bản vẽ mẫu đã được đưa ra và họ đã chon ra những mẫu ưng ý nhất để


làm prototype. Ở trong khâu này, Apple chỉ quan tâm đến các đặc điểm như kiểu dáng,
mẫu mã, màu sắc, các đặc tính và các chức năng nổi bật của sản phẩm mà chưa quan tâm
đến quy trình sản xuất của nó, hay nói cách khác tạo ra prototype chẳng khác nào như
việc tạo ra các mẫu thiết kế, các bản vẽ kỹ thuật trên máy tính, trên giấy....
Trong khâu tạo quy trình: còn gọi là khâu làm pilot, là khâu tìm kiểm và thử
nghiệm công nghệ để sản xuất ra sản phẩm theo mẫu vừa thành công trong giai đoạn thứ
nhất. Các nhà nghiên cứu cố tìm ra một quy trình để tạo ra sản phẩm mà mình đã thiết kế
ra, đảm bảo tính chính xác, và độ an toàn cao. Khâu này thường được làm trong các
1


sưởng thực nghiệm (pilot working) hoặc các viện nghiên cứu. Ví dụ như Viện khoa học
công nghệ và kỹ thuật quân sự Việt Nam thiết kế ra các sản phẩm vũ khí mới với các tính
năng hiện đại, giảm bớt khối lượng so với các sản phẩm vũ khí được tạo ra trước đó với
quy trình thực hiện được xây dựng là sản xuất riêng các bộ phận của súng bắn tỉa hạng
nặng rùi lắp ghép các bộ phân lại với nhau với một quy trình đươc lập trình sẵn và có thể
thay đổi quy trình theo hướng linh hoạt, tiết kiệm thời gian và công sức.
Làm thí điểm loạt nhỏ: còn gọi là làm “sê-ri 0”. Đây là khâu kiểm chứng độ tin cậy
của quy trình tạo ra sản phẩm mẫu trên quy mô nhỏ. Trong khâu này, nhà nghiên cứu dựa
trên quy trình tạo ra sản phẩm đã được xây dựng ở khâu làm pilot để sản xuất ra một
lượng nhỏ sản phẩm dùng thử để kiểm tra các tính khả thi để đưa vào sản xuất đại trà. Ví
dụ như mô hình trồng thanh long ruột đỏ được thí điểm tại khu vực đồi Cao Thiên, xã
Kim Quan, Thạch Thất, Hà Nội đã cho kết quả khả quan, cây thanh long ruột đỏ phát
triển tốt, cho năng suất cao, đạt giá trị kinh tế trên 50 triệu đồng trên 1 hecta. Như vậy sau
khi thành công với khu vực thí điểm trên, Hợp tác xã Kim Quan quyết định đem cây
thanh long ruột đỏ ra trồng đại trà ở địa bàn xã sau khi đã kiểm tra tính khả thi về kinh tế,
khả thi về thị trường.
Có thể nói cả ba khâu trên, trong giai đoạn triển khai với nhiệm vụ của mình đã
từng bước thực hiện vai trò cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất. Một sản phẩm công
nghệ sau khi được nghiên cứu thì nó mới bắt đầu ở khâu ý tưởng về các giá trị mà sản

phẩm đó mang lại. Ta có thể lấy một ý tưởng khoa học như là đối với các khu vực thiếu
năng lượng và không có khả năng tiếp cận với nguồn điện trong khi nguồn bức xạ mặt
trời lớn, các nhà nghiên cứu R&D của Panasonic đã cho ra đời mẫu sản phẩm đèn LED
công suất lướn chạy bằng năng lượng mặt trời, đồng thời có thể hoạt động như một sạc
pin cho các thiết bị điện tử nhỏ. Đây được coi là sản phẩm rất hữu ích ở những khu vực
thiếu thốn nguồn điện. Theo Panasonic, loại đèn này có kích thước nhỏ chỉ cao khoảng
15cm, phù hợp đặt trên bàn hoặc mang theo bên người. Các bộ phận của đèn gồm một
tấm pin năng lượng mặt trời, các bóng đèn LED công suất chiếu sáng khoảng 10
lumem/watt và một cục pin sạc kết nối qua cổng USB. Bên cạnh công dụng chiếu sáng
vào ban đêm, chiếc đèn có thể đóng vai trò như nguồn điện cho những thiết bị điện tử
nhỏ như chiếc điện thoại di động và máy tính xách tay. Chiếc đèn được hi vọng sẽ thay
thế cho đèn dầu hiện đang được sử dụng tại các vùng chưa có điện trên thế giới.
Panasonic dự kiến sẽ trưng bày mẫu đèn này tại Hội thảo quốc tế Tokyo lần thứ 5 về phát
triển châu Phi diễn ra đầu tháng 6 này, sau đó tung ra thị trường vào mùa Thu năm nay.
Như vậy với việc đề ra ý tưởng nghiên cứu về một loại đèn LED sử dụng năng lượng mặt
trời, đội ngũ kỹ thuật của hãng này đã tiến hành triển khai tạo ra mẫu sản phẩm và tìm
kiếm quy trình sản xuất đồng thời tiến hành sản xuất thử ở khâu sê-ri số 0, có thể nói nếu
không có 3 khâu này thì vai trò cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất sẽ không được triển
khai. Nếu chỉ có ý tưởng về một loại đèn LED sử dụng năng lượng mặt trời mà không
đưa ra mẫu thiết kế về loại bóng đèn này thì nghiên cứu cũng vẫn chỉ dừng lại ở nghiên
cứu và không thể đưa vào sản xuất và cũng không thể từ đó mà tiến hàng làm pilot cho
sản phẩm này và nếu không có quy trình sản xuất thì ta cũng không thể tạo ra các sản
phẩm ở sê-ri số 0 để kiểm tra tính khả thi của sản phẩm công nghệ để từ đó tiến hành sản
2


xuất đại trà. Có thể nói ba khâu trong giai đoạn triển khai có mối quan hệ mắt xích với
nhau, khâu trước là tiền đề để tiến hành khâu tiếp theo, và với nhiệm vụ của mình, các
khâu tạo prototype, làm pilot và sản xuất thử ở sê-ri số 0 đã giúp giai đoạn triển khai thực
hiện vai trò của mình, đưa các nghiên cứu khoa học ở dạng thuần tùy và nghiên cứu ứng

dụng thành các sản phẩm có thật và đáp ứng đầy đủ tính khả thi kỹ thuật và nhiều tính
khả thi trước để đưa vào sản xuất hàng loạt.
Hay có thể lấy ví dụ khác từ nghiên cứu cơ bản về thành phần dinh dưỡng có trong
nấm Hầu Thủ hay còn gọi là nấm Đầu Khỉ, có tên khoa học là Hericium erinaceus, là loại
nấm dược liệu quý chứa đầy đủ thành phần dinh dưỡng, nguyên tố khoáng và vitamin đặc
biệt với kết quả nghiên cứu ứng dụng cho thấy đây là loại nấm chứa nhiều chất có hoạt
tính sinh học cao có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ phòng chống và điều trị bệnh viêm
loét dạ dày, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, cải thiện tình trạng giảm trí nhớ ở người
cao tuổi, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng với tình trạng thiếu oxy, chống
mệt mỏi, lưu thông tuần hoàn máu. Và mới đây các nhà khoa học thuộc phòng Sinh học
thực nghiệm – Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên đã nghiên cứu bào chế thành công
một loại thực phẩm chức năng mới từ nấm Hầu Thủ, có tên gọi là Heriglucan. Đây là kết
quả của một loạt đề tài nghiên cứu trong nhiều năm qua về các chất có hoạt tính sinh học
từ nấm ăn và nấm dược liệu của của phòng Sinh học thực nghiệm do PGS.TS Lê Mai
Hương làm chủ nhiệm. Loại thực phẩm chức năng mới này chứa năng mới này chứa các
nhóm chất có hoạt tính kích thích sinh học được tách chiết từ nấm Đầu Hủ theo công
nghệ sạch như Hericenone và Erinacin, trong đó Erinacine H có hoạt tính kích thích sinh
tồng hợp yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF- nerve growth factor) và hợp chất chính có
hoạt tính kháng u, tăng cường miễn dịch là 1,3; 1,6-β-Glucan. Sau đó phòng sinh học
thực nghiệm thuộc viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên đã thử nghiệm thành công sản
phẩm và sản xuất sản phẩm ở sê-ri số 0 và cho kết quả tốt. Và thực phẩm chức năng
Hariglucan đã được chứng nhận tiêu chuẩn bở Cục An toàn vệ sinh thực phẩm SĐK:
6348/2011/YT-CNTC và nhóm tác giả đã nộp đơn đăng ký Cục sở hữu trí tuệ về quyền
tác giả đối với tác phẩm khoa học.

2. Cả 3 khâu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và không có sự tách rời để có
thể có được sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì phải đi từ nghiên cứu đến sản xuất
hàng loạt và phải có sản phẩm mẫu để người tiêu dùng dùng thử và đánh giá chất lượng
và quyết định cho sự tồn tại của sản phẩm công nghệ. Tuy nhiên trong 3 khâu: tạo
prototype, làm pilot, sản xuất sản phẩm ở sê-ri số 0 thì khâu có vai trò quyết định tới vai

trò cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất nhất là khâu sản xuất thì loạt nhỏ vì chỉ khi chất
lượng sản phẩm ở khâu sản xuất thử sê-ri 0 được kiểm nghiệm về độ tin cậy của quy trình
sản xuất cũng như tính khả thi về mặt kỹ thuật, tính khả thi về mặt kinh tế, tính khả thi về
mặt môi trường, khả thi thị trường,... thông thường khi sản xuất ra một số lượng sản
phẩm mới đời đầu, nhà sản xuất thường sản xuất với số lượng nhỏ để tung ra thị trường
cho người tiêu dùng dùng thử, tuy nhiên đây chỉ là sản phẩm mẫu nhằm xem xét phản
ứng của thị trường với sản phẩm của doanh nghiệp.
3


Có thể lấy ví dụ như là với sản phẩm giống lúa AC5 do các nhà khoa học của bộ
môn Công nghệ sinh học thuộc Viện cây lương thực và thực phẩm, sau khi tiến hành thử
nghiệm gieo trồng ở một số cánh đồng ở khu vực đồng bằng sông Hồng, giống lúa AC5
cho năng suất cao với chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn (110-115 ngày), năng
suất khá cao, ổn định (55-65 tạ/ha), với đặc điểm thân cứng, chịu thâm canh, chống đổ
tốt, đặc biệt có khả năng chống chịu với sâu bện và điều kiện bất lợi. Sau khi giống lúa
được lai tạo thành công trong phòng thí nghiệm và tiến hành sản xuất theo quy trình tại
viện đã cho kết quả khả quan và sau đó là cho sản xuất thử nghiệm để thẩm định lại chất
lương lúa và năng suất cũng như là các đặc điểm sinh học của giống có thích ứng với
điều kiện tự nhiện của vùng hay không trước khi đưa vào làm giống lúa quốc gia và cho
sản xuât đại trà. Như vậy có thể nói khâu sản xuất thử nghiệm sê-ri 0 là khâu có ý nghĩa
quyết định nhất đến vai trò cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất hay chính là khâu kiểm
nghiệm kết quả đầu ra cho nghiê cứu tự nhiên và kỹ thuật. Vẫn xét trong ví dụ này, nếu
như giống lúa được lai tạo thành công đem ra sản xuất theo quy trình với thời gian sản
xuất và chế độ chăm sóc phù hợp cho kết quả tốt nhưng đến khâu đem sản xuất thử
nghiệm, nó lại không cho kết quả như mong muốn thì coi như kết quả nghiên cứu về
giống lúa này thất bại và không thể đưa vào sản xuất đại trà được dù đã có giống và quy
trình sản xuất và hướng dẫn chế độ chăm sóc. Việc thử nghiệm sản xuất thành công sẽ
quyết định việc đưa giống lúa vào sản xuất đại trà và nó chính là khâu quyết định nhất.
3. khi các Viện nghiên cứu còn đứng tách rời với sản xuất như hiện nay và khâu R

& D trong sản xuất còn yêu kém thì trong 3 khâu tạo prototype, làm pilot và sản xuất thử
sê-ri 0 thì khâu làm có thể làm ở viện, khâu nào không thể làm ở viện mà phải làm ngay ở
xí nghiệp.
Để có thể trả lời câu hỏi này, chúng ta phải dẫn luận từ thực tế quá trình R&D ở
nước ta hiện nay yếu kém như thế nào. Hiện nay hầu hết các viện được thành lập trong
các trường đại học đều không được đầu tư đầy đủ về trang bị khoa học kỹ thuật, cơ sở vật
chất để tiến hành nghiên cứu ngay kể cả ở các trường đại học có tiếng như Đại học Bách
Khoa, đại học Y Hà Nội, đại học Công Nghiệp, đại học Công nghệ và đại học Tự nhiên
thuộc Đại học quốc gia Hà Nội…, có thể nói là các trường đi đầu trong nghiên cứu khoa
học ở bậc đại học và cao học tuy nhiên trong các labor nghiên cứu, các phòng thí nghiệm
chưa đủ khả năng để có thể đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của sinh viên. Hay như các Viện
nghiên cứu của Nhà nước ( viện nghiên cưu công lập) cũng như Viện nghiên cứu R&D
của các doanh nghiệp, công ty hàng đầu, các tập đoàn lớn như FPT, Viettel…đều có sự
đầu tư ở một mức độ nhất đinh cho giai đoạn R&D. Tuy nhiên vấn đề đáng bàn ở đây là
mối liên hệ giữa các khâu tạo prototype, làm pilot và sản xuất ở sê-ri không đều phải làm
ở những địa điểm nhất định mới có đủ các điều kiện để kết luận về tính khả thi của sẩn
phẩm. Thực tế cho thấy mối quan hệ giữa các viện Công nghệ với cơ sở sản xuất còn
lỏng lẻo và chưa thực sự thống nhất gắn bó hữu cơ với nhau nhất là các Viện công nghệ
công lập với các doanh nghiệp nhà nước, chúng ta chỉ có thể thấy được mối liên hệ chặt
chẽ giữa các viện công nghệ và cơ sở sản xuất trong cùng một doanh nghiệp, chúng hợp
tác và tạo đòn bẩy, giúp đỡ nhau trong các khâu.
4


Một thực tế nữa là thực trạng R&D trong sản xuất còn yếu kém do năng lực nghiên
cứu còn thấp, tính rủi ro của R&D cao khiến nhiều người ngại nghiên cứu, hơn nữa đây
là giai đoạn mà chi phí bỏ ra nghiên cứu là rất lớn nhưng mà hiệu quả của kết quả nghiên
cứu thì bất định nên không nhiều doanh nghiệp dám đương đầu với nó, tuy nhiên R&D là
một quá trình rất quan trọng, tính sáng tạo của quá trình này rất lớn và nó quy đinh năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mặc dù biết là vậy nhưng nhiều doanh nghiệp không có

đủ chi phí và nguồn lực để triển khai nên họ đặt hàng các nhà nghiên cứu ở các Viện công
nghệ.
Như vậy ta có thể thấy rằng, tạo prototype hay thiết kể sản phẩm công nghệ đòi hỏi
nhiều sự sáng tạo và tư duy và nó quyết định tính khắc biệt, tính mới của sản phẩm công
nghệ, quy định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nên nó có thể làm ở viện nghiên
cứu công nghệ và thêm vào đó là khâu làm pilot (tạo quy trình) cũng có thể được tiến
hành ngay tại viện nghiên cứu trong các xưởng thực nghiệm trong điều kiện các xưởng
thực nghiệm được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật… tuy nhiên ở khâu sản xuất thử
ở sê-ri số 0 thì không thể làm ở viện mà phải làm ngay ở xí nghiệp bởi vì đây là khâu
quan trọng nhất quyết định vai trò cầu nổi giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất, một khi
sản phẩm đã được đưa ra để sản xuất đại trà thì nó phải sản xuất với số lượng lớn và ta
không thể loại trừ khả năng một sản phẩm đã được sản xuất thành công theo quy trình
trong viện nghiên cứu lại không thể tiến hành sản xuất thành công tại xưởng sản xuất vì
nhiều lý do khách quan, với lại cơ sở vật chất kỹ thuật tại Viện công nghệ cũng không đủ
khả năng để sản xuất với một số lượng nhỏ nhất định sản phẩm sê-ri 0, ta có thể lấy ví dụ
như Viện Công nghệ hóa học tại thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Viện KH&CN Việt Nam)
vừa thực hiện thành công quy trình tách chiết alion từ lô hội. Đề tài giúp tạo ra sản phẩm
mới là bột aloe, aloin, aloe gel từ cây lô hội làm nguyên liệu cung cấp cho các công ty
dược, mỹ phẩm. Nhóm nghiên cứu đã hoàn tất được một số nội dung trong quy mô phòng
thí nghiệm và pilot như xây dựng quy trình tách chiết aloin từ nhựa lá cây lô hội (quy mô
pilot 5kg nhựa/ mẻ); quy trình ổn định gel (pilot từ 10 -20 kg/mẻ); xây dựng tiêu chuẩn
cơ sở cho gel lô hội. và để đưa vào sản xuất thì Công ty TNHH công nghệ sinh học Việt Mỹ - Úc (công ty chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm từ
cây lô hội) đã ứng dụng quy trình ổn định gel của đề tài nghiên cứu này đưa vào sản xuất
sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp ra và tóc từ lô hội. Như vậy để sản xuất ra sản phẩm chứa
đựng tri thức công nghệ như sản phẩm dưỡng da và tóc từ lô hội thì phải có quy trình
tách chiết aloin từ nhựa lá cây lô hội và sản phẩm tạo ra ở khâu sê-ri 0 phải được tiến
hành ở xí nghiệp sản xuất vì chỉ có xí nghiệp mới có điều kiện đầy đủ để sản xuất ra sản
phẩm. Một thực tế là hầu hết các xí nghiệp sản xuất đều có môi trường làm việc gần với
thực trạng của doanh nghiệp nhất nên nó sẽ phản ánh đầy đủ các tính khả thi mà doanh
nghiệp có thể có trong quá trình tạo ra sản phẩm công nghê và nó có thể giúp cung cấp

đầy đủ thông tin để có thể có những thay đổi phù hợp với điều kiện sản xuất của tất cả
doanh nghiệp.
4. Biết rằng, để đủ cơ sở quyết định áp dụng một kết quả nghiên cứu vào sản xuất,
phải xem xét hàng loạt tính khả thi, chẳng hạn, như tính khả thi về mặt kỹ thuật, khả thi
5


tài chính, khả thi kinh tế và khả thi thị trường… vậy sau khi tiến hành thực nghiệm 3
khâu nói trên, người nghiên cứu đủ điều kiện để đưa ra kết luận về tính khả thi nào?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần giải thích cụm từ tính khả thi, tính khả thi là khả
năng có thể áp dụng, khả năng có thể thực hiện được trong nguồn lực có hạn của tổ chức
hay xã hội. Trước hết, khả thi về mặt kỹ thuật là khả năng sản phẩm công nghệ có thể
được tạo ra nhờ một kỹ thuật gồm các quy trình nhất định, đó chính là độ tin cậy của quy
trình sản xuất ra sản phẩm và tính khả thi này sẽ được kiểm nghiệm nhờ khâu tạo pilot và
sản xuất thử loạt nhỏ. Tính khả thi về mặt tài chính là khả năng tài chính của doanh
nghiệp có thể đầu tư vào quá trình nghiên cứu, thông qua ba khâu của giai đoạn triển
khai, người ta có thể dự báo báo cáo tài chính cho việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào
sản xuất nhờ chi phí phải đầu tư cho khâu sản xuất thử loạt nhỏ cũng như khả thi về mặt
kinh tế khi giá trị của sản phẩm công nghệ được tạo ra ở sê-ri 0 và đem ra thị trường cho
người tiêu dùng dùng thử và chờ đợi phản hồi từ thị trường, khi đã tung sản phẩm mẫu ra
thị trường nhà nghiên cứu hoàn toàn biết được thị trường của sản phẩm của mình sẽ như
thế nào.
Nhưng một thực tế cho thấy rằng, khi tiến hành nghiên cứu một công nghệ để áp
dụng vào sản xuất thì nhà nghiên cứu của chúng ta đã phải xây dựng ý tưởng về thị
trường mà mình hướng tới hay là phân khúc thị trường để tìm đầu ra cho sản phẩm công
nghệ bởi không ai sản xuất cái gì mà người khác không cần đến, tuy nhiên dự báo báo
cáo tài chính hay khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế chưa thể dự báo hết được nhưng thông
qua quá trình triển khai gồm 3 khâu: tạo sản phẩm mẫu (thiết kế sản phẩm), nhà nghiên
cứu công nghệ đã phải chú ý đến kiểu dáng, hình thức và tính năng của sản phẩm để đáp
ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng mà mình hướng tới.

Cũng như đã phân tích ở phần trên, khâu D chính là vai trò cầu nối giữa nghiên cứu
và sản xuất, một khi kết quả nghiên cứu được đưa vào sản xuất thì nó phải đảm bào tính
khả thi về tất cả các mặt như kinh tế, tài chính, thị trường tiêu thụ, môi trường, kỹ thuật...
Trong quá trình nghiên cứu và triển khai người nghiên cứu biết được mình đang tạo ra
sản phẩm gì và hoàn toàn có thể đánh giá được kết quả âm tính hay dương tính đối với xã
hội và môi trường. Và việc các nhà nghiên cứu từ chối trách nhiệm trong việc tạo ra các
sản phẩm công nghệ chống lại con người là không thể chấp nhận được.
Ví dụ như việc tìm ra công nghệ nhân bản vô tính động vật đầu tiên trên cừu Đôly
vào năm 1993 đã mở ra một niềm hi vọng mới cho con người vào việc khôi phục lại các
loài động thực vật đã bị tuyệt chủng. Như vậy có thể nói sau quy trình tạo ra phôi từ tế
bào gốc của loài muốn nhân bản làm cho chúng ta có thể lưu giữ được những loài quý
hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao trong khi điều kiện môi trường ngày càng thay đổi. Đi
từ ý tưởng nghiên cứu đến triển khai, các nhà nghiên cứu đều đã có thể nhận ra tính khả
thi của nó về mặt kinh tế, tài chính, môi trường và thị trường, nếu không thể nhận ra các
giá trị này thì họ không bao giờ cho kết quả nghiên cứu của mình ứng dụng vào sản xuất
đại trà, bởi không ai có thể không nhận thức được mình đang làm cái gì trừ khi đó là
người thiểu năng trí tuệ, và chính các nhà khoa học của chúng ta cũng đã nhận ra mối
6


nguy hiểm khi công nghệ nhân bản này được áp dụng đối với con người và có yêu cầu
đưa ra lệnh cấm sau đó trên toàn thế giới. Với công nghệ nhận bản vô tính ở thực vật, các
nhà khoa học có thể nhân bản thành công các cây dược liệu quý giá có khả năng chữa các
bệnh nan y cho con người đang trong tình trạng báo động về khả năng tuyệt chủng và lưu
giữ chúng trong môi trường thích hợp, và việc nhân bản thành công các loại thảo dược
này hoàn toàn có tính khả thi về mặt kỹ thuật và thị trường, thị trường được xét tới ở đây
là thị trường tiêu thụ sản phẩm được tạo ra bởi công nghệ bởi tính thiết thực và cần thiết
của chúng đối với con người. Hay có thể kể đến như công nghệ cacbon hóa để xử lý chất
thải đô thị ở Việt Nam, công nghệ này sau khi được tiến hành thử nghiệm đã cho kết quả
khả quan về tính khả thi kỹ thuật cũng như khả tính khả thi về mặt kinh tế, tài chính và

khả thi về mặt môi trường, phương pháp cacbon hóa này theo kết quả thử nghiệm ở khâu
triển khai cho kết quả khả quan, vừa có thể xử lý được ô nhiễm của chất thải với chi phí
xử lý thấp (chất thải được cho vào thùng chứa chất thải rắn, sau đó đóng kín thùng, nối
ống thoát khí từ nắp thùng với quạt ejector, quạt ejector có chức năng làm thoát hơi ẩm
và các khí bay ra từ buồng cacbon hóa, ống khí thoát từ thùng chứa chất thải đến buồng
gia nhiệt tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa từ đầu đốt nhằm xử lý khí sinh ra từ thùng chứa
cacbon hóa, hiện tượng cháy sẽ làm tăng nhiệt độ buồng gia nhiệt, như vậy sẽ làm giảm
chi phí nhiên liệu cho quá trình xử lý), vừa tạo ra được loại sản phẩm tái chế phục vụ
kinh tế xã hội như than sạch làm nhiên liệu hoặc vật liệu hấp phụ dùng trong công nghệ
xử lý ô nhiễm môi trường (ví dụ: làm giá thể sinh học để xử lý nước thải dệt nhuộm tại
một số nhà máy dệt trong nước). Bản chất của phương pháp là đốt các chất thải rắn cháy
trong điều kiện thiếu ôxy hoặc không có ôxy hoàn toàn, phương pháp này có thể dùng để
xử lý rác thải nông nghiệp (rơm, rạ, chấu…), sản phẩm tro thu được dùng làm phân bón
cho cây là rất tốt. Như vậy có thể nói đây là một sản phẩm công nghệ khả thi về kỹ thuật,
kinh tế, môi trường, và thị trường vì nó rất có triển vọng trong tương lai với sự phát triển
bền vững theo quan điểm tái chế, tái sử dụng.
Như vậy có thể khẳng định lại một lần nữa rằng, sau khi thực nghiệm 3 khâu nói
trên, người nghiên cứu có đủ điều kiện để kết luận về các tính khả thi như kinh tế, tài
chính, kỹ thuật, thị trường… và coi đó là kết luận quan trọng để quyết định có đưa sản
phẩm vào sản xuất đại trà hay không tuy nhiên tính rủi ro về mặt công nghệ vẫn rất đáng
bàn và vấn đề này sẽ được đề cập ở phần 5.
5. Biết rằng, sau khi thành công ở khâu sản xuất thử sê-ri số 0, việc áp dụng vào sản
xuất còn rủi ro về mặt công nghệ, tìm kiếm lý do vì sao lại rủi ro về mặt công nghệ của
một số sản phẩm công nghệ.
Theo cách hiểu thông thường rủi ro là những cái không mong muốn nhưng lại gặp
phải, rủi ro công nghệ có thể được hiểu là những bất trắc, những điều không mong muốn
và bất ngờ xảy ra đối với một công nghệ mới được ra đời. Hay rủi ro công nghệ là khi
những khoản đầu tư cho phát triển công nghệ không tạo ra được khoản tiết kiệm hơn so
với chi phí đã bỏ ra


7


Từ cách hiểu này ta có thể thấy nguyên nhân dẫn đến rủi ro về mặt công nghệ trong
việc áp dụng vào sản xuất sau khi đã thành công ở khâu sản xuất sê-ri O đó là do những
bất ổn của thị trường; những bất ổn không mong muốn của môi trường; cùng một công
nghệ nhưng đối thủ canh tranh đã đi trước một bước, tung sản phẩm ra trước; hay cũng
có thể là công nghệ đó tuy mới ở thời điểm này tại quốc gia này nhưng lại không mới ở
quốc gia khác và được đánh giá là công nghệ đã lỗi thời và suy đến cùng đó là do sự
không cập nhật công nghệ mới (update công nghệ); công nghệ có thể bị người sử dụng
tẩy chay…
Một ví dụ có thể coi là điển hình trong rủi ro về mặt công nghệ là sự cố rò rỉ phóng
xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011 sau những thiệt
hại mà song thần gây ra tại nhà máy này. Công nghệ điện hạt nhận có thể nói là sau khi
được thử nghiệm thành công đã đưa lại kết quả khả quan, nó giúp hạn chế tình trạng khai
thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên để tạo ra năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường vi
không sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch, đảm bảo sự đa dạng sinh học, tránh ô
nhiễm nước và khai thác cạn kiệt nguồn nước ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của
người dân. Công nghệ điện hạt nhân bắt nguồn từ công nghệ hạt nhân, đây có thể nói là
một ngành công nghệ mang lại lợi ích rất lớn có thể chữa bệnh cho con người nhờ vào
nguồn năng lượng phóng xạ của nó như giúp phát hiện và điều trị các bệnh lây nhiễm…
Có thể nói sự có rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima là điều không mong
muốn và đã sảy ra và nó đã để lại nhiều tác hại nặng nề, một lượng lớn chất phóng xạ đã
bị rò rỉ ra bên ngoài, gây tác hại nghiêm trọng cho con người, sinh vật và ảnh hưởng đến
đất đai, nguồn nước…và nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là do sự biến động của thời tiết,
khi hậu dẫn đến sóng thần với sức công phá quá lớn và nằm ngoài dự báo và tầm kiểm
soát của con người. Như vậy có thể thấy rằng, công nghệ điện hạt nhân mặc dù đã được
nghiên cứu thành công ở khâu sản xuất sê-ri số 0 với kết luận mang tính khả thi cao đặc
biệt là về kinh tế, kỹ thuật ...nhưng vẫn không tránh khỏi rủi ro ngoài mong muốn.
Hay ví dụ như các nhà sinh vật học của Mỹ vừa thành công trong việc đạt được

bước đột phá trong việc tạo ra tế bào gốc của người, mở ra triển vọng chữa trị nhiều căn
bện nan y liên quan tới tế bào gốc, xét về mặt y học và khoa học cơ bản và ứng dụng, đây
là một thành tựu rất lớn nhưng hệ lụy của nó là khả năng tạo ra bản sao giống hệt con
người đang sống như kiểu tạo ra cừu Đôly năm 1993. Trong khâu triển khai các nhà khoa
học đã cấy vật liệu gen từ một tế bào trưởng thành vào trứng đã bị loại bỏ ADN để thu
được tế bào phôi gốc ở người trong phòng thí nghiệm. Loại tế bào này được đánh giá là
tế bào phép thuật có khả năng biến thành bất cứ tế bào nào trong tổng số 200 loại tế bào
tạo nên một con người. Và khi áp dụng vào y học, nó thúc đẩy quá trình sử dụng tế bào
gốc để thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc bị hỏng ở người bị bệnh tim, bệnh
Parkinson, đa sơ cứng, tổn thương cột sống. Rủi ro công nghệ được đưa ra trong ví dụ
này là người ta sẽ tạo ra đứa trẻ nhân bản vô tính bằng phương pháp tạo ra phôi người vô
tính vì khi đi vào triển khai sản xuất các tế bào thường khó kiểm soát và lệnh cấm nhân
bản người quốc tế trước khi bất kỳ nghiên cứu như thế này diễn ra.

8


Câu 2: xét về mặt triết học, khoa học và đạo đức là các hình thái ý thức xã hội, lấy
đó làm căn cứ để đóng góp vào dự thảo sửa luật dự thảo khoa học và công nghệ đồng thời
lấy ví dụ để chứng minh, làm sáng tỏ ý kiến của mình.
Khái niệm: hình thái ý thức xã hội là những phản ánh khác nhau của tồn tại xã hội
hiện thực khách quan nói chung vào ý thức con người. Đó là hệ tư tưởng chính trị, ý thức
pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học, triết học.
Là một hình thái ý thức xã hội, khoa học được xem là một hiện tượng đặc biệt, nó
không thể tác rời với các hình thái ý thức xã hội khác. Ý thức khoa học là hệ thống tri
thức phản ánh chân thực dưới dạng logic trừu tượng về thế giới đã được kiểm nghiệm
qua thực tiễn.Đối tượng phản ánh của ý thức khoa học bao quát mọi lĩnh vực của tự
nhiên, xã hội và tư duy. Nhờ tri thức khoa học, con người không ngừng vươn tới cái mới
sáng tạo ra một thế giới mới và ngày càng làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ
bản thân mình.

Đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tri thưc và các trạng thí xúc cảm tâm lý chung
của các cộng đồng người về các giá trị thiện ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công
bằng…và về những quy tắc đáng giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội,
giữa các cá nhân trong xã hội với nhau.
Ở trong 5 điều khoản được đưa ra của bản dự thảo luật Khoa học và Công nghệ:
1. Trong khi xác định các phương hướng nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cần phải

2.
3.
4.

5.

xem xét các chuẩn mực đạo đức liên quan đến những phương hướng nghiên cứu
này.
Trong khi thực hiện các phương pháp tiến hành nghiên cứu khoa học không
được vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Trong khi áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất, người nghiên
cứu phải cứu xét kỹ những nguyên tắc đạo đức của xã hội.
Trong khi sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học đã được đưa vào sản xuất,và
tạo ra được sản phẩm bán trên thị trường, nhà đương cục cần giám sát về mặt
đạo đức của nhà kinh doanh và hệ thống dịch vụ (chẳng hạn như dịch vụ y tế,
dịch vụ trình dược…)
Trong khi quảng cáo cáo các thành tựu công nghệ mới luôn luôn phải tôn trọng
các chuẩn mực đạo đức.

Trong các điều khoản trên, chúng ta đều nhận ra cụm từ “chuẩn mực đạo đức xã
hôị”. Vậy để có thể đưa ra ý kiến bàn luận về việc sửa đổi các điều khoản trên, ta cần
nhận thức rõ như thế nào là chuẩn mực đạo đức xã hội. Như đã đề cập đến ở trên về khái
niệm đạo đức được nhìn nhận như là một hình thái ý thức xã hội thì “chuẩn mực đạo

đức” không phải là luật pháp, mà là những quy ước hay điều kệ về hành xử được các
thành viên trong ngành nghề chuyên môn chấp nhận là kim chỉ nam cho việc hành nghề.
Các điều lệ cho phép, nghiêm cấm, hay đề ra thủ tục về các hành xử cho các tình huống
khác nhau. Trong hoạt động kho học, hai chữ “hành xử” ở đây bao gồm các lĩnh vực
9


chuyên biệt như thí nghiệm, xét nghiệm, giảng dạy và huấn luyện, phân tích dữ liệu, quản
lý dữ liệu, chia sẻ dữ liệu, xuất bản ấn phẩm, trình bày công trình nghiên cứu trước công
chúng, và quản lý tài chính. Vậy câu hỏi được đặt ra là các chuẩn mực đạo đức khoa học
cụ thể là gì? Thật khó có câu trả lời cho câu hỏi này bởi vì hoạt động khoa học cực kỳ đa
dạng, do đó các chuẩn mực đạo đức thường tùy thuộc vào từng ngành nghề cụ thể. Chẳng
hạn như các tiêu chuẩn đạo đức của ngành nông nghiệp khác với các bộ môn khoa học
liên quan đến động vật như y sinh học. Tuy nhiên chuẩn mực đạo đức khoa học không
tách rời chuẩn mực đạo đức xã hội, song do tính chất đặc thù của khoa học là phát hiện ra
cái mới nên cũng không thể vì thế mà áp dụng một cách áp đặt chuẩn mực đạo đức xã hội
vào chuẩn mực đạo đức khoa học.
Ở điều khoản 1 nêu: trong khi xác định các phương hướng nghiên cứu, các nhà khoa
học cần xem xét các chuẩn mực đạo đức liên quan đến những phương hướng nghiên cứu
này.
Như chúng ta đã biết khoa học là tìm tòi, phát hiện, khám phá và sáng tạo ra cái mới
và nhiệm vụ của các nhà khoa học cũng chính là nó và nghiên cứu khoa học là một hoạt
động mang tính rủi ro vì kết quả của nó có thể đạt tới một trình độ như thế nào thì chỉ khi
có kết quả nghiên cứu chính thức, nhà khoa học mới có thể đưa ra kết luận. Như vậy nói
xem xét đến chuẩn mực đạo đức là phi căn cứ bởi đôi khi cái mới là sự phủ nhận hoàn
toàn cái mà đã và đang được xã hội thừa nhận và như vậy chẳng khác nào điều khoản này
đã chặn đứng tính sáng tạo và tính mới trong nghiên cứu khoa học.
Và nếu điều khoản này được công nhận thì nó cũng sẽ dẫn đến một kết cục bi thương
cho các nhà nghiên cứu như Ga-li-ê với chân lý “trái đất quay quanh mặt trời” và ông đã
bị Giáo hội Vatincang cho lên giàn hỏa thiêu vì đã phát biểu phản lại những điều đã được

công nhận trong kinh thánh. Lúc đó có thể nói kinh thánh đã được mặc nhận là điều hoàn
toàn đúng và được coi là chân lý, là chuẩn mực đạo đức, nếu như vậy thì không một nhà
khoa học nào dám đưa ra những ý kiến trái lại với những chuẩn mực đã có mặc dù họ biết
chuẩn mực đó là lỗi thời. Như vậy tính đúng đắn của khoa học sẽ bị mất đi và không có
tính mới.
Điều khoản trên có thể sửa đổi lại là: “Khi xác định các phương hướng nghiên cứu,
các nhà khoa học hoàn toàn có thể tự do nghiên cứu các lĩnh vực nghiên cứu mà Luật
khoa học và công nghệ thế giới không cấm”.
Ở đây dù là luật của Việt Nam nhưng mà phải mở rộng ra trên phạm vi toàn thế giới
bởi có thể xuất hiện những phương hướng nghiên cứu mà thế giới đã biết đến nhưng Luật
Khoa học và công nghệ của chúng ta có thể chưa cập nhật đủ và sẽ tạo ra lỗ hổng trong
việc xác định phương hướng nghiên cứu đi ngược lại lợi ích của con người.
Điều khoản 2: Trong khi thực hiện các phương pháp tiến hành nghiên cứu khoa học
không được vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội.

10


Đây là một điều khoản không khả thi bởi không có một luật nào quy định thế nào là
chuẩn mực xã hội, bởi chuẩn mực xã hội luôn luôn thay đổi theo chân lý một khi nó được
kiểm nghiệm là đúng vì vậy để cho chính xác hơn nên đề ra các quy tắc quy định chuẩn
mực đạo đức trong nghiên cứu khoa học như vậy nó sẽ bao hàm được tất cả các nội dung
liên quan đến đạo đức khoa học trong quá trình tiến hành nghiên cứu.
Trên thực tế, khi các nhà khoa học được tiếp xúc với các phương pháp nghiên cứu
khoa học thì cũng đã được tìm hiểu các nguyên tắc khi tiến hành sử dụng các phương
pháp nghiên cứu để đảm bảo kết quả nghiên cứu là khách quan, trung thực. Hơn thế nữa,
chuẩn mực đạo đức không phải là pháp luật mà nó chỉ là những quy ước hay điều lệ về
hành xử được các thành viên trong ngàng nghề chuyên môn chấp nhận như những kim
chỉ nam cho việc hành nghề, và nghiên cứu khoa học như đã nói đó là một dạng lao động
đặc biệt và nó khác các hoạt động khác về chức năng vai trò và nhiệm vụ.

Thiết nghĩ cần đưa ra quy định về các tiêu chuẩn đạo đức khoa học của một nhà
nghiên cứu thông qua những nguyên tắc cơ bản như: thành thật tri thức; cẩn thận; tự do
tri thức; cởi mở và công khai; ghi nhận công trạng thích hợp; trách nhiệm trước công
chúng.
Một khái niệm được mọi người thừa nhận nhiều là, chuẩn mực đạo đức là hệ thống
các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập
những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về
lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh
thần xã hội. Và trên thực tế, không có một tòa án nào, hay bộ luật nào quy định các mức
phạt cho các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội cả và hình thức xử phạt của nó
là sự phản ứng của dư luận, sự bài trừ của xã hội.
Điều lệ sửa đổi: “Trong khi thực hiện các phương pháp tiến hành nghiên cứu khoa
học, người nghiên cứu phải đảm bảo tính trung thực của phương pháp và kết quả nghiên
cứu”.
Chúng ta vẫn còn nhớ sự kiện đình đám của nền khoa học Mỹ khi một giáo sư khoa
học phải ngồi tù và đề bù cho Nhà nước 542.000 USD về tội gian lận trong khoa học với
việc giả tạo số liệu. Năm 1995, Poehlman một chuyên gia nghiên cứu về bệnh béo phì
của trường Đại học Vermont (Mỹ), ông đã trình bày dữ liệu mà ông báo cáo là thu thập từ
một nghiên cứu đáng giá về các đặc điểm chuyển hóa năng lượng ở phụ nữ trước và sau
thời kỹ mãn kinh. Các dữ liệu này được công bố trong một bài báo cáo khoa học có tên là
“Change is Energy Balance and Body Composition at Menopause: A Controlled
Longitudinal Study” trên tập san Annals of Internal Medicine (một tập san y khoa hàng
đầu thế giới). Trong bài báo cáo Poehlman báo cáo rằng ông đã theo dõi sự chuyển hóa
năng lượng trên 35 phụ nữ trong suốt 6 năm liền. Nhưng thực tế, ông chỉ theo dõi một
bệnh nhân duy nhất, phần còn lại là do ông giả tạo số liệu. Chẳng những thế, Poehlman
còn ngụy tạo số liệu mà ông cho là “nghiên cứu sơ bộ” để thu hút sự tài trợ đến gần 3
triệu USD từ NIH (cơ quan tài trợ cho phần lớn nghiên cứu y khoa ở Mỹ).
11



Như vậy với ví dụ điển hình trên nó là một vết nhơ đối với nền khoa học Mỹ và thế
giới, tuy nhiên nếu chỉ quy về chuẩn mực đạo đức xã hội thì sẽ không có cơ sở để buộc
tội các hành vi sai trái như vậy nên đối với mỗi lĩnh vực nhất định phải đề ra các quy tắc
riêng và cấm được vi phạm nguyên tắc này đồng thời có những mức phạt, kỷ luật nhất
định đối với các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu khoa học bởi nó liên quan đến
nhận thức của con người đối với thế giới xung quanh và chính bản thân con người.
Điều khoản 3: trong khi áp dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, người nghiên
cứu phải cứu xét các nguyên tắc đạo đức xã hội.
Như chúng ta đã biết, các nhà khoa học có sự mệnh tìm lời giải đáp cho những thắc
mắc của con người về các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy đồng thời tìm ra các giải
pháp mới để đối phó với những vấn đề mà con người đang gặp phải, như vậy trách nhiệm
của nhà khoa học hay nghiên cứu chỉ có giới hạn trong khuôn khổ từ khâu hình thành ý
tưởng nghiên cứu cho đến khâu sản xuất sê-ri số 0 và kết luận về tính khả thi của sản
phẩm chứa đựng thông tin công nghệ để áp dụng vào sản xuất. việc áp dụng kết quả
nghiên cứu vào sản xuất thuộc giai đoạn của doanh nghiệp và lúc này nhà khoa học chỉ là
người hỗ trợ về mặt công nghệ cho doanh nghiệp thông qua dây chuyền sản xuất.
Nếu như điều khoản này được thi hành trong thực tế thì tất cả các kết quả nghiên cứu
của các nhà khoa học đều không được áp dụng vào sản xuất vì như chúng ta đã biết trong
xu thế phát triển của xã hội, hàng loạt các thành tựu khoa học đều đang là mối đe dọa đối
với con người, phá hoại sự toàn vẹn của hệ sinh thái, rồi an ninh môi trường và đi xa hơn
nữa là an ninh quốc gia chẳng hạn như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, chất đi
ô xin, đột biến gen và nhân bản vô tính…rồi đến các thành tựu về vũ khí giết người hàng
loạt như bom nguyên tử, bom nhiệt hạch, bom neutron, bom áp nhiệt, vũ khí hóa học, bũ
khí sinh học… Có thể nói nhà khoa học bị lên án nhiều nhất là Einstein, người đã phát
minh là bom nguyên tử trong thế chiến thế giới lần thứ 2 và ông đã hối thúc chính phủ
Hoa Kỳ sản xuất bom nguyên tử và đã thử nghiệm thành công quả đầu tiên trên đảo
Bikini nhưng khi nhận ra sự sụp đổ nhãn tiền của chủ nghĩa phát xít, Einstein đã cùng
một loạt các nhà khoa học, lập tức khẩn khoản đề nghị chính phủ Mỹ dừng kế hoạch ném
nom nhưng đã quá muộn và 2 quả bom nguyên tử đã được nhém xuống hai thành phố
Hiroshima và Nagasaki vào các ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945. Tuy nhiên với việc lý do

khiến Einstein hối thúc chính phủ Hoa Kỳ sản xuất bom nguyên tử là có cơ sở đạo đức và
điều này đã được thể hiện trong bức thi ông gửi cho tổng thống Roosevelt với lời khuyến
cáo rằng Đức có thể có một chương trình sản xuất sản xuất bom nguyên tử và đề nghị
chính phủ Mỹ nên xem xét một kế hoạch nghiên cứu như thế và ông đã vô cùng ân hận
trong việc đã đánh giá sai người Đức nên mới tìm cách đối trọng Mỹ chứ không phải là
ông ân hận vì đã sản xuất ra bom nguyên tử bởi khoa học không có lỗi và mục đích của
ông là nhằm mục đích bảo vệ hòa bình nhân loại chống lại bon phát xít tàn bạo và nguy
cơ chiến tranh kéo dài do bọn chúng gây ra. Vâng vậy cứ quy trách nhiệm đạo đức cho
các nhà nghiên cứu như thế này thì chắc chỉ có mấy nhà toán học và thiên văn học là tuân
thủ nguyên tắc đạo đức của xã hội.
12


Vấn đề đặt ra là phải quy trách nhiêm đạo đức cho những kẻ sử dụng các thành tựu
khoa học đó vào mục đích xã hội nào chẳng hạn như việc chúng ta phải quy trách nhiệm
đạo đức cho chính phủ Mỹ chứ không phải Einstein vì đã sử dụng bom nguyên tử để
khẳng định sức mạnh và tiềm lực quân sự của mình đồng thời khẳng định với thế giới
rằng mình có công đầu trong việc tiêu diệt phát xít Nhật hơn là Hồng quân Liên Xô mặc
dù trên thực tế là không cần đến 2 quả bom đó thì phát xít Nhật cũng đã quỳ gối xin hàng
và hoàn toàn biết được tác hại ghê ghớm của hai quả bom nguyên tử đó vì nó đã được thử
nghiêm trước đó.
Với lập luận như trên, em thấy rằng cần phải xác định lại chủ thể cần xem xét những
nguyên tắc đạo đức xã hội khi áp dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất hay thực tiễn
là chính người áp dụng các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nghiên cứu chứ
không phải người nghiên cứu.
Cụ thể điều khoản được thay đổi như sau: “Trong khi áp dụng các kết quả nghiên
cứu khoa học vào sản xuất, người sử dụng kết quả nghiên cứu phải cứu xét những nguyên
tắc đạo đức của xã hội”.
Điều khoản 4: trong khi sử dụng các kết quả nghiên cứu đã được đưa vào sản xuất và
tạo ra được sản phẩm bán trên thị trường, nhà đương cục cần giám sát về mặt đạo đức của

nhà kinh doanh và hệ thống dịch vụ (chẳng hạn như dịch vụ y tế, dịch vụ trình dược…)
Trước hết trông điều khoản này ta thấy các từ khóa (key words): sản phẩm bán trên
thị trường, nhà đương cục, đạo đức, nhà kinh doanh và hệ thống dịch vụ. Nhìn chung các
từ này đều liên quan đến lĩnh vực kinh doanh vì một khi sản phẩm đã được bán trên thị
trường thì nó đã liên quan đến việc trao đổi buôn bán giữa nhà kinh doanh với người tiêu
dùng sản phẩm, và đạo đức kinh doanh là một phạm trù của kinh tế học và nó liên quan
đến vấn đề gian lận thương mại và được quy định khá cụ thể và chi tiết trong Luật kinh
doanh vì vậy thiết nghĩ không nên đưa điều luật này vào luật Khoa học và Công nghệ để
tránh sự chồng chéo trong việc xử lý các trường hợp vi phạm.
Ta lại lấy lại ví dụ trong câu 1 về việc Công ty TNHH công nghệ sinh học Việt - Mỹ Úc (công ty chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm từ cây lô
hội) đã ứng dụng quy trình ổn định gel của đề tài nghiên cứu của Viện Công nghệ hóa
học tại thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Viện KH&CN Việt Nam) với quy trình tách chiết
alion từ lô hội để đưa vào sản xuất sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp ra và tóc từ lô hội và bán
ra thị trường. Như vậy khi Công ty TNHH công nghệ sinh học Việt – Mỹ - Úc tung sản
phẩm ra thị trường thì đã chịu sự quản lý về mặt chất lượng của Cục kiểm định chất
lượng và Chi cục kiểm tra thị trường cũng như là sự quản lý thanh tra của Sở Công
thương… hay các dịch vụ y tế như khám chữa bệnh thì đã chịu sự quản lý của Bộ Y Tế,
sự giám sát của thanh tra Y tế về chất lượng dịch vụ và thái độ, trách nhiệm của người
khám chữa bệnh đối với bệnh nhận và toàn bộ điều này đã được quy định trong Luật Y tế
vì vậy không nên đưa vào luật Khoa học và Công nghệ sửa đổi nữa nếu không như đã nói
ở trên sẽ dẫn tới sự chồng chéo trong việc xử lý các trường hợp vi phạm giữa các bộ, các
ngành và hiện tượng cha chung không ai khóc như báo chí từng đăng về trách nhiệm của
13


các bộ trong việc nhận lỗi và đổi lỗi cho nhau trong việc để xảy ra tình trạng đặc biệt
nghiêm trọng.
Kết luận đối với điều khoản 4: “không nên đưa vào Luật Khoa học và Công nghệ”.
Điều khoản 5: trong khi quảng cáo các thành tựu công nghệ mới, luôn luôn phải tôn
trọng các chuẩn mực đạo đức.

Trong điều khoản này ta lại bắt gặp cụm từ “chuẩn mực đạo đức”, biết rằng khoa học
và đạo đức là hai hình thái ý thức xã hội, nó tồn tại độc lập tương đối và không phụ thuộc
lẫn nhau nhưng chúng lại tương tác qua lại với nhau. Việc quảng cáo các thành tựu công
nghệ là việc đưa đến cho công chúng sự hiểu biết về sản phẩm công nghệ mới với những
thông tin và đặc tính của sản phẩm. Chính vì vậy việc quảng cáo các thành tựu công nghệ
mới chỉ cần đưa ra các thông tin chính xác và đầy đủ về thành tựu công nghệ đó còn việc
tuân thủ các chuẩn mực đạo đức thì không nên cho vào luật vì nó có thể kìm hãm sự đúng
đắn về thông tin của một thành tựu công nghệ đến với công chúng vì nó vi phạm một
chuẩn mực đạo đức xã hội nào đó.
Có thể lấy ví dụ như là chuẩn mực đạo đức của con người là những giá trị con người
thật không qua dao kéo và lấy đó cho vào luật và buộc phải tuân thủ thì không một nhà
khoa học nào dám trình bày kết quả nghiên cứu của mình đến công chúng và chúng ta
cũng không thể có những người đẹp dao kéo, người đẹp chuyển giới hay những con
người trở nên hoàn thiện hơn bởi những khiếm khuyết trên cơ thể nhờ công nghệ phẫu
thuật chỉnh hình, vì vậy có thể nói chuẩn mực đạo đức xã hội đưa vào điều luật này là quá
rộng và không phù hợp, nó sẽ ngăn cản sự sáng tạo tìm tòi cái mới để giúp con người
ngày càng hoàn thiện hơn và thế giới xung quanh cũng trở nên tốt đẹp hơn.
Chính vì vậy điều luật trên cần được sửa đổi lại thành: “Trong khi quảng cáo các
thành tựu công nghệ mới phải luôn luôn tuân thủ nguyên tắc đầy đủ, chân thực và phải có
trách nhiệm đối với việc quảng bá công nghệ mới đến với công chúng”.
Nguyên tắc đầy đủ chân thực và trách nhiệm đều là những nguyên tắc được quy định
trong tiêu chuẩn về chuẩn mực đạo đức khoa học tuy nhiên ở đây nó được tách riêng và
nêu cụ thể vì để tránh trường hợp các thành tựu khoa học không cho người sử dụng biết
về những mặt hạn chế và rủi ro của công nghệ ví dụ như là tác hại cảu việc phẫu thuật
thẩm mỹ là sau một thời gian, bộ phận được phẫu thuật thẩm mỹ sẽ bị lão hóa và nó sẽ
ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ cơ thể và sức khỏe của con người.
Tài liệu tham khảo:
1. Vũ Cao Đàm (2009), giáo trình Khoa học luận đại cương, nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Hà Nội.

2.
Tạp chí Tia Sáng, Đạo đức khoa học – Nguyễn Văn Tuấn,
, ngày 17/09/2008.

14


3.
Tạp chí Tia Sáng, Đạo đức của khoa học – Vũ Cao Đàm,
ngày 04/09/2008.

15



×