Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận môn lãnh đạo vai trò của nhà lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.29 KB, 15 trang )

Nhóm 2 – CH19B.QLKT
I. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm:
Lãnh đạo là khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng lên người khác để hoàn
thành những mục tiêu mong muốn. Nói cách khác, lãnh đạo thiên về khía cạnh
nhân bản và nhắm đến “người” để kết nối họ thành một đội ngũ và động viên họ
tiến tới mục tiêu mong muốn.
Nhà lãnh đạo là người gây ảnh hưởng đến người bị lãnh đạo để thực hiện
viễn cảnh do mình đặt ra. Như vậy, người lãnh đạo là người vạch ra đường lối,
hướng dẫn, động viên, tập hợp những người khác để thực hiện viễn cảnh do mình
đề ra.
1.2 Vai trò của nhà lãnh đạo:
- Nhà lãnh đạo phục vụ: Robert Greenleaf đã "phát minh" ra một từ mới. Ý tưởng
của ông là những nhà lãnh đạo tốt nhất trước hết phải tự xem họ như những người
phục vụ. Quyết định ai - không phải cái gì mà bạn sẽ phục vụ trong khả năng lãnh
đạo của mình. Giúp họ thành công trong những đóng góp vào tổ chức, giúp họ học
tập và phát triển và xem họ như những khách hàng cho dịch vụ lãnh đạo của bạn.
- Người định hướng: Truyền đạt mục tiêu tổng thể của tổ chức để mọi người hiểu.
Gắn mọi người với các mục tiêu cá nhân và mục tiêu nhóm để hỗ trợ những mục
tiêu rộng hơn. Nếu bạn là lãnh đạo một đơn vị, công việc của bạn là đảm bảo công
sức và ưu tiên của nhóm được gắn với định hướng chiến lược của tổ chức.
- Người quản lý những tiêu chuẩn cao và kết quả tốt: Dù bạn chia sẻ quyền ra
quyết định bao nhiêu và gắn kết với mọi người như thế nào, bạn vẫn phải chịu trách
nhiệm cho việc giành được kết quả và việc đạt được các mục tiêu. Duy trì những
tiêu chuẩn cao, cho bạn - tất nhiên, và cho cả những người bạn lãnh đạo. Điều này
nghĩa là xử lý với những người mà làm việc thiếu tích cực. Như W. Somerset
Maugham từng nói: "Một điều thú vị của cuộc sống là ghét của nào trời trao của
ấy”.
- Người huấn luyện: Bạn có một vai trò trong việc động viên những người khác, dù
đó không phải là 100% trách nhiệm của bạn. Thêm vào việc định hướng bạn đưa ra
ở trên là niềm đam mê của bạn. Sự nhiệt tình rất dễ lây lan, sự động viên cũng vậy.


Hãy giúp nhân viên xác định điều gì họ thực sự mơ ước từ công việc và nghề
nghiệp của họ. Hãy làm những điều mà bạn có thể giúp họ giành được những điều
này.
- Người làm chủ thay đổi: Bạn sẽ không bao giờ ngừng được kêu gọi lãnh đạo,
hoặc ít nhất là hỗ trợ, thay đổi sáng kiến. Tất cả mọi người bị đẩy vào một hành
1


Nhóm 2 – CH19B.QLKT
trình tâm lý khi đối mặt với thay đổi. Hành trình sẽ đưa một người từ việc kết thúc
thông qua tầng trung gian và cuối cùng đến thời kỳ mở đầu.
- Người làm gương: Việc lãnh đạo tự nó thể hiện ra trong cách bạn cư xử. Bạn tập
trung chú ý vào những điều gì? Thời gian? Câu hỏi của bạn? Bạn có hành động
trước sau như một với những giá trị của bạn? Ví dụ, nếu bạn tán thành một văn hoá
làm việc cởi mở và tin cậy, nhân viên của bạn có thấy "an toàn" khi nói thẳng ý
nghĩ của họ với bạn?
1.3 Những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo:
1.3.1 Tầm nhìn xa:
Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều. Anh ta
dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp những
lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình.
Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những ý
tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng
đó. Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết
phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm
chất cần có của một người lãnh đạo giỏi.
Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người lãnh đạo, họ
thường không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho những kinh
nghiệm mà anh ta có thể tiếp thu từ thực tiễn công việc: khả năng lên kế hoạch và
thiết lập mục tiêu cần đạt được. Anh ta là người luôn có những giải pháp để giải

quyết mọi khó khăn trong những tình huống nan giải nhất bởi vì, anh ta đã nhìn rõ
bản chất của sự việc ngay cả trước khi khi bạn chỉ mới bắt đầu nghĩ về nó.
1.3.2 Sự tự tin: Một người lãnh đạo thật sự phải luôn hiểu chính bản thân mình và
tin tưởng chắc chắn vào chính mình và khả năng của chính mình. Thể hiện sự tự tin
trong khả năng của bạn để hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn hoặc đáp ứng những
thử thách. Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người
lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong
công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của anh ta.
Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì anh ta cũng là
người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác.
1.3.3 Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác: thuyết phục người khác nghe theo
sự chỉ dẫn của mình. Điều này đòi hỏi sự khéo léo, tài ngoại giao và một số kỹ
năng làm việc với con người.
2


Nhóm 2 – CH19B.QLKT
1.3.4 Biết chấp nhận mạo hiểm: Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ
phải nhận lấy thất bại. Tuy nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn
cần phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không? Nếu
cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết vượt qua rào cản tâm
lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách.Nếu thử thách là quá khó, hãy
dành thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức
độ mạo hiểm trong tình huống của bạn càng được giảm bớt.
1.3.5 Sự kiên trì: Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật
sự đối đầu với nó. Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn
là người đứng đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào
thành công thì thôi. Tiến hành các hoạt động khác nhau hoặc lặp lại để vượt qua
những trở ngại trong kinh doanh. Không từ bỏ sau lần thất bại lần đầu để giải quyết
vấn đề. Hy sinh cá nhân hoặc thực hiện các cố gắng phi thường để hoàn thành công

việc. Tiếp tục giũ vững lập trường của mình trước đối thủ hoặc những dấu hiệu ít
có thành công ở phút ban đầu.
1.3.6 Sự quyết đoán: Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra
những quyết định quan trọng trong khi những người khác thường gắng tránh xa nó.
Cho dù những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến
mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh mình thì bạn cũng phải chấp
nhận điều đó.
Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến
những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là
người lãnh đạo của bạn. Đôi khi bạn cũng cần nhẫn tâm một chút trong việc sa thải
một nhân viên nào đó vì hành động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công
ty.
1.3.7 Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân: Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công
việc của mình tiến triển tốt hay không? Là một người đứng đầu một tập thể, bạn
phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để quản lý tốt những người dưới quyền và
công việc của mình. Thậm chí, sự bận rộn đó còn chiếm cả những khoảng thời gian
riêng tư dành cho bản thân và gia đình bạn.
1.3.8 Tính kiên định: rất quan trọng khi một tập thể có sự khác biết về chính kiến
và quan điểm. Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng
trong các quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng
bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ta phải biết
nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ của mình.
3


Nhóm 2 – CH19B.QLKT
1.3.9 Có ý chí phấn đấu: Một người lãnh đạo giỏi thường luôn dễ nhận ra khi nhìn
vào bề dày thành tích mà họ đã gặt hái được. Điều này tạo sự tôn trọng ở cấp dưới,
đồng thời cũng mang lại sự tự tin cho bản thân lãnh đạo.
1.3.10 Khả năng thích nghi: Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm

nay nhưng ngày mai thì nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức
được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi.
Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc
đẩy sự phát triển trong công việc của mình.
II. Thực tiễn vận dụng đối với nhà lãnh đạo Vladimir Putin
2.1 Phẩm chất của nhà lãnh đạo Vladimir Putin
2.1.1 Tiểu sử
Ông Vladimir Putin sinh ngày 7 tháng 10 năm 1952 trong gia đình công nhân
tại Leningrad (từ năm 1991 đổi tên thành Saint-Peterburg).
Ông Vladimir Putin sinh ngày 7 tháng Mười 1952 trong gia đình công nhân tại
Leningrad (từ năm 1991 đổi tên thành Saint-Peterburg). Từ nhỏ, ông đã ham thích
rèn luyện thể thao và ưa xem những bộ phim về các chiến sĩ tình báo.
Năm 1975, ông Putin tốt nghiệp ngành Luật quốc tế tại Đại học Tổng hợp
Quốc gia Leningrad. Theo sự phân công ông nhận công tác trong cơ quan an ninh
quốc gia.
Năm 1984, ông học tập tại Trường Cao cấp của KGB (nay là Trường Tình
báo đối ngoại), theo chuyên ngành các nước nói tiếng Đức.
Năm 1985, ông công tác tại CHDC Đức cho đến cuối năm 1989, làm Giám đốc
Nhà Hữu nghị Xô-Đức ở Dresden.
Trở lại Saint-Peterburg, ông Putin thành cố vấn của Chủ tịch Hội đồng thành phố
Anatoly Sobchak, người mà ông quen biết khi còn ở trường đại học. Từ năm 1994
ông Vladimir Putin là phó Chủ tịch chính quyền Saint-Peterburg. Ở cương vị này,
ông phụ trách các vấn đề liên quan đến thu hút đầu tư, hợp tác với các công ty nước
ngoài và thành lập các công ty liên doanh.
Năm 1992 ông rời KGB với hàm trung tá quân dự bị.
Tháng Tám 1996, ông Putin chuyển đến Matxcơva, trở thành Phó của ông
Pavel Borodin phụ trách công việc trong Phủ Tổng thống Nga, sau đó đứng đầu
Cơ quan kiểm soát chính của Phủ Tổng thống Liên bang, thay thế người tiền nhiệm
Aleksei Kudrin ở chức vụ này.


4


Nhóm 2 – CH19B.QLKT
Tháng 07 năm 1998, ông Putin được chỉ định làm Giám đốc Cơ quan An
ninh Liên bang, đồng thời từ tháng Ba 1999 ông trở thành Thư ký Hội đồng An
ninh Nga.
Đến tháng 08 năm 1999, ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 31 tháng 12 năm 1999, sau khi Tổng thống Nga đầu tiên Boris Yeltsin từ
chức trước thời hạn, ông Vladimir Putin trở thành Quyền Tổng thống.
Ngày 26 tháng 03 năm 2000, nhận được sự ủng hộ của 52,94% cử tri Nga,
ông Vladimir Putin được bầu làm Tổng thống LB Nga.
Ông Putin nhậm chức nguyên thủ quốc gia ngày 7 tháng Năm 2000.
Ngày 14 tháng Ba 2004 ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Nga
nhiệm kỳ thứ hai với 71,31% số phiếu cử tri.
Tháng 04 năm 2008, ông được bầu làm Chủ tịch đảng "Nước Nga thống
nhất". Tuy nhiên ông Putin chưa bao giờ gia nhập đảng.
Ngày 7 tháng Năm 2008 ông kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống Nga.
Từ ngày 8 tháng Năm 2008 cho đến 6 tháng Năm 2012 ông Putin là Thủ
tướng Chính phủ Nga.
Mùa thu 2011 ông Vladimir Putin được đảng "Nước Nga thống nhất" giới
thiệu tranh cử Tổng thống.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 4 tháng Ba 2012, ông Vladimir Putin đã giành
chiến thắng với kết quả nhận được 63,6% phiếu bầu của cử tri Nga.
Ông Vladimir Putin là Tiến sĩ Kinh tế, thông thạo tiếng Đức và tiếng Anh,
Ông Putin là kiện tướng thể thao về võ Sambo và Judo, ưa thích môn trượt tuyết
trên núi.
2.1.2 Những đóng góp và cống hiến của Vladimir Putin
Trong 4 năm giữ cương vị Thủ tướng Nga, ông Vladimir Putin đã đạt được
nhiều thành tựu nổi bật. Trong đó, đáng chú ý nhất là ông đã chèo lái đất nước vượt

qua tâm bão khủng hoảng với thiệt hại thấp nhất. Dưới đây là 10 thành tựu
đáng ghi nhận của ông.
- Phát triển năng lượng quy mô toàn cầu: Việc đa dạng hóa ngành xuất khẩu năng
lượng của Nga là nhiệm vụ ưu tiên của ông Putin trên cương vị Thủ tướng nhằm
làm giảm bớt mức độ phụ thuộc của kinh tế Nga đối với các hoạt động xuất khẩu
nguyên- nhiên liệu. Vì vậy, trong 4 năm điều hành chính phủ, ông Putin đã rất chú
trọng lĩnh vực xuất khẩu khí đốt và cũng đạt được những tiến bộ đáng kể, nhất là
trong dự án xây dựng “Dòng chảy phương Nam” dọc theo đáy Biển Baltic sang
Đức.
5


Nhóm 2 – CH19B.QLKT
Giới chuyên gia đánh giá, với viện đưa vào thực hiện dự án này, ông Putin đã
"khai thông cửa sổ năng lượng sang châu Âu", bất chấp những lo ngại và phản đối
của một số nước trong khu vực. Chuyến hàng thương mại đầu tiên qua đường ống
này được thực hiện tháng 11/2011 và dự kiến tới năm 2015, “Dòng chảy phương
Nam” sẽ hoạt động rất hiệu quả.
- Kiên cường chống khủng hoảng: Ngăn ngừa tác động của cuộc khủng hoảng kinh
tế-tài chính thế giới là một trong những thách thức chủ yếu nhất đối với ông Putin
trên cương vị Thủ tướng.
Để chống lại những ảnh hưởng không mong muốn, ông Putin đã bơm hàng
tỷ, thậm chí hàng nghìn tỷ rúp vào nền kinh tế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và
các ngân hàng. Hành động mạnh bạo và quyết đoán này của ông không chỉ giúp
ngăn chặn nguy cơ sụp đổ của các ngành công nghiệp, mà còn giúp kiềm chế lạm
phát và thực thi đầy đủ các cam kết xã hội của Nhà nước đối với người dân.
Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga trong năm 2011 đạt 4,3%, cao
hơn so với thời kỳ tiền khủng hoảng, và có thể sẽ duy trì ở mức 3,5% trong năm
nay.
- Liên kết không gian hậu Xô-viết: Ý tưởng liên kết kinh tế chặt chẽ trong không

gian hậu Xô-viết là một trong những ưu tiên của ông Putin ngay từ nhiệm kỳ Tổng
thống 2000-2008.
Tuy nhiên, mãi đến năm 2011, Liên minh Hải quan 3 nước (Nga,
Belarus vàKazakhstan) mới bắt đầu đi vào hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc hải
quan chung. Từ năm 2012, Không gian Kinh tế Thống nhất (EEP) giữa 3 nước
cũng bắt đầu hoạt động theo hướng đảm bảo tự do lưu chuyển vốn, hàng hóa và
dịch vụ.
Phát biểu về sự kiện này, ông Putin nhiều lần tuyên bố đây là “sự kiện địa
chính trị lớn nhất trong không gian hậu Xô-viết sau khi Liên Xô sụp đổ”. Theo kế
hoạch, Liên minh Hải quan và EEP sẽ là cơ sở để thành lập Liên minh Kinh tế ÁÂu vào năm 2015.
- Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Năm 2011, Nga đã chính thức
đặt chân vào ngôi nhà chung WTO sau hành trình thương lượng đầy khó khăn kéo
dài hơn 10 năm. Đây cũng là sự kiện đánh dấu việc Nga đã chính thức liên kết nền
kinh tế thế giới.
Theo kế hoạch, đến mùa Hè này, Nga sẽ trở thành thành viên đầy đủ của tổ
chức thương mại lớn nhất hành tinh này sau khi Quốc hội Nga phê chuẩn những
thỏa thuận cuối cùng.
6


Nhóm 2 – CH19B.QLKT
- Phát triển cơ sở hạ tầng: Một trong những dự án cơ sở hạ tầng quy mô nhất trong
những năm ông Putin làm Thủ tướng là phát triển khu vực Viễn Đông, đặc biệt là
khu vực Primorye và Vladivostok - nơi sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào
tháng 9/2012.
Tổng mức đầu tư để chuẩn bị cho diễn đàn APEC là khoảng 600 tỷ rúp.
Phần lớn số tiền được đầu tư vào việc xây dựng những cây cầu đặc biệt qua vịnh
“Sừng Vàng” tới tới "hòn đảo Nga", nơi sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh. Ngoài
ra, trên đảo còn xây dựng các tòa nhà thuộc Trường Đại học Liên bang Viễn Đông,
nơi sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học của toàn bộ khu vực trong tương

lai.
- Ban hành Đạo luật về Thương mại: Việc thông qua Đạo luật về thương mại là
một trong những sứ mệnh khó khăn và phức tạp nhất đối với chính phủ của ông
Putin.
Việc thông qua văn kiện này được tiến hành vào tháng 12/2009 sau nhiều năm
tranh cãi giữa các nhà sản xuất, giới kinh doanh và nhiều bộ ngành khác nhau.
Theo đó, đạo luật quy định cần phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước và
đẩy các biện pháp chống độc quyền. Trong một số trường hợp, chính phủ hoặc
chính quyền bang có quyền hạn chế giá sản phẩm trong thời gian lên đến 90 ngày.
- Tư hữu hóa các doanh nghiệp lớn: Bốn năm qua được đánh dấu bằng Chương
trình tư hữu hóa giai đoạn 2011-2013 đã được chính phủ phê duyệt. Đây được coi
như sự khởi đầu cho giai đoạn tư hữu hóa sở hữu nhà nước lần thứ haiđược tiến
hành trên quy mô lớn, kể từ sau giai đoạn đầu được thực hiện từ những năm 1990.
Cụ thể, chính phủ Nga đã đột ngột cắt giảm danh sách các doanh nghiệp chiến
lược, tiến hành bán hàng chục gói cổ phần lớn của các ngân hàng và các công ty.
Qua đó, một mặt vừa cởi trói cho các doanh nghiệp nhà nước, vừa tạo động lực để
các doanh nghiệp chủ động phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Cải cách chế độ hưu trí: Đây là một trong những cải cách xã hội quan trọng
nhất ở nước Nga trong 4 năm qua và cũng là cải cách đầu tiên theo hướng này ở
nước Nga thời hiện đại.
Theo đó, chính phủ Nga đã tiến hành đánh giá lại một cách đầy đủ
mọi quyền lợidành cho những công dân đã có công trong thời kỳ Xô-viết. Dựa trên
cơ sở đánh giá lại này, chính phủ trả ngay 10% tổng số tiền và trả thêm 1% cho mỗi
năm làm việc tính đến năm 1991.
Năm 2010, khoản tiền bổ sung bình quân cho mỗi người lên tới khoảng
1.100 rúp/tháng.
7


Nhóm 2 – CH19B.QLKT

- Chuẩn hóa kỳ thi quốc gia thống nhất: Hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế được coi
là hướng đi chính trong hoạt động của chính phủ trong 4 năm qua.
Vì vậy, trong 4 năm làm Thủ tướng, ông Putin đã cố gắng hiện thực hóa một số
sáng kiến do chính ông đưa ra từ khi còn là chủ nhân của điện Kremlin từ năm
2000-2008.
Đáng chú ý, ông đã cho triển khai kỳ thi quốc gia thống nhất (CSE) trên
phạm vi toàn quốc và đã đạt được các kết quả rất đáng khích lệ. Từ 1/1/2009, CSE
đã trở thành tiêu chí xác nhận kết quả học tập chính thức đối với tất cả học sinh tốt
nghiệp phổ thông ở Nga.
- Dành quyền đăng cai giải vô địch bóng đá thế giới: Đối với Nga, cuối năm 2010
được đánh dấu bằng chiến thắng lớn và tương đối bất ngờ trong cuộc đấu tranh
giành quyền đăng cai Giải vô địch bóng đá thế giới 2018. Nga đã vượt qua không
chỉ nước Anh, mà còn cả những nhóm nước nộp đơn xin đồng đăng cai giải này
như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Bỉ và Hà Lan, để giành quyền tổ chức giải đấu
thể thao hấp dẫn nhất hành tinh. Ông Putin cam kết chính phủ Nga sẽ chuẩn bị tốt
nhất cho giải này, đồng thời tuyên bố những người tham dự cũng như khách mời sẽ
được tới thăm nước Nga mà không cần thị thực.
2.1.3 Những phẩm chất của NLĐ Vladimir Putin
* Tầm nhìn xa trông rộng
Theo đánh giá của ông Grigory Yavlinsky, thủ lĩnh phe đối lập Yabloko, ông
Putin đặt tính quốc gia cao hơn tất cả. Đối với ông, tự do cá nhân chỉ có thể được
thực sự tôn trọng trong một đất nước đủ tiềm lực để được tôn trọng trên trường
quốc tế. Dân chủ trong quan niệm của đương kim Tổng thống Nga vẫn phải là một
hình thái xã hội có thể định hướng được sao cho “ích nước lợi nhà”.
Ông Putin như thực tế nước Nga trong những năm qua cho thấy, không thích hứa
nhiều nhưng luôn giữ lời đã hứa. Ông biết cách làm mọi việc tới cùng kể cả những
việc khó chịu nhất.
* Ông luôn gần gũi với những người bình dị
Người dân Nga cho rằng Tổng thống Putin rất gần gũi với những người bình
dị dù đang cư xử cứng rắn hơn đối với trước.

Các nhà xã hội học thống kê trong danh sách những yếu tố thuận lợi cho việc
duy trì uy tín cao của Tổng thống Putin, cả các phẩm chất cá nhân của ông cũng
như việc ổn định tình hình kinh tế và cả những luồng gió mát lành từ bên ngoài,
như việc giá dầu mỏ trên thị trường quốc tế không ngừng tăng...
8


Nhóm 2 – CH19B.QLKT
Chỉ trong khoảng thời gian không dài ở đầu thế kỷ XXI, ông Putin đã biết
cách để từ một viên chức bình thường luôn biết thân biết phận đã trở thành một
chính trị gia tầm cỡ thế giới với phong cách tự tin nhưng không ngạo nghễ, giản dị
nhưng vẫn thanh lịch, biết tìm ra những mối lợi cho quốc gia mình từ những tình
huống quốc tế tưởng chừng như bế tắc.
Theo thăm dò của tạp chí Profil, đại đa số các tỉnh trưởng ở Nga đều cho
rằng, ông Putin biết nghe những lý lẽ khác mình và biết nghe thấu quan điểm của
đối tác để tìm ra phương án tối ưu giải quyết các vấn đề có thể gây nên mâu thuẫn.
Ông không khiến người ta sợ hãi nhưng luôn buộc người ta phải kính trọng mình.
Trong giai đoạn từ khi ông được đề cử làm Thủ tướng Nga cho tới lúc ông
chính thức nhậm chức Tổng thống, ông Putin không hề gây mâu thuẫn với bất cứ
một Bộ trưởng hay một viên chức cao cấp nào.
Ông Putin biết cách tỏ rõ bản lĩnh của một cựu điệp viên trước những lời buộc
tội dối trá.
* Ông là người sẵn sàng nắm lấy tay cứu giúp những người khó khăn
Ông tỏ ra mình là người luôn “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, không quay mặt
trước những người ngã ngựa. Trước đây, khi vị Thủ tướng Liên bang Nga
Yevgueni Primakov bị ông Yeltsin cho về vườn, chỉ một ngày sau đó, ông Putin,
mới đang là Giám đốc Cơ quan an ninh, đã cùng thuộc cấp của mình tới tận nhà
nghỉ ngoại ô của ông Primakov để cảm ơn những việc mà ông này đã làm trên
cương vị đứng đầu nội các cho sự nghiệp an ninh quốc gia (cần nhớ rằng khi ông
Primakov còn thịnh, ông Putin không phải là người được Thủ tướng sủng ái).

Tất cả những nét trên đã tạo ra một phong cách Putin, rất có ích cho nước
Nga trên chặng đường mới đầy khó khăn để tìm lại vị trí xứng đáng với mình trên
bàn cờ chính trị thế giới.
Ông liêm chính để không phải cò kè với những thế lực hảo hán giang hồ thao
túng Chính giới. Đó là điều cơ bản làm nên tính chí công vô tư và hiệu nghiệm
quản lý của ông
Ông biết dựa vào sức mạnh Dân tộc Nga và hun đúc thêm niềm tự hào và
hướng thiện của Nhân dân nga, làm hậu thuẫn cho những quyết định và chính sách
cải cách mạnh mẽ
Ông giao tiếp ứng xử tích cực với Chính khách các nước, nhu cương phải
Đạo, khiến họ kính nể và phải đồng ý với những đề xuất Chính trị Quốc tế, làm
tăng uy tín cai trị Quốc nội
9


Nhóm 2 – CH19B.QLKT
Ông rèn luyện bản thân giỏi giang, mạnh mẽ tạo hình ảnh cá nhân đầy uy tín,
thân thiện, và có tính thuyết phục cộng đồng cao để nhận được sự tính nhiệm mang
tính đại diện
2.2 Nhận xét, đánh giá về những phẩm chất của NLĐ Vladimir Putin
2.2.1 Putin được đánh giá là một người lãnh đạo có uy tín nổi bật
Tổng thống V.Putin được đông đảo người dân Nga yêu mến, kính trọng và
tin tưởng bởi những phẩm chất và đóng góp của ông cho đất nước. Nền kinh tế Nga
dù có suy thoái nhưng không bị ảnh hưởng nặng bởi cuộc khủng hoảng, suy thoái
kinh tế toàn cầu so với các nước láng giềng, một phần là do chính sách kinh tế thích
hợp của chính quyền V.Putin. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối
với diện chính sách như hưu trí, giáo viên, bác sĩ, quân nhân, sinh viên được thực
hiện ngày càng hiệu quả; đồng thời tăng cường kiểm soát, củng cố ổn định xã hội
và hạn chế sự can thiệp từ bên ngoài, tăng cường kỷ cương, pháp luật.
Những kết quả trong chính sách và hoạt động đối ngoại cũng như đối nội của

Tổng thống V.Putin là thống nhất, thể hiện nỗ lực quyết tâm về một nước Nga
cường thịnh, có uy tín, trách nhiệm trước cộng đồng thế giới.
Theo kết quả thăm dò dư luận xã hội, được công bố vào dịp sinh nhật lần thứ
61 của Tổng thống Nga vào ngày 7-10 vừa qua, 65% số người Nga được hỏi ý kiến
cho rằng, Tổng thống Putin đã nhìn xa trông rộng và anh minh hơn. 64% nói ông
trở nên mạnh mẽ và chủ đích hơn. Theo ý kiến của 63% số người Nga được hỏi ý
kiến, trông ông Putin có vẻ sung mãn và năng nổ hơn.
Phải nói rằng, Tổng thống Putin đã tạo dựng được hàng loạt dấu ấn sâu đậm
trên chính trường quốc tế. Tờ Huffington Post ngày 22-10 viết: “Năm 2013 chưa
qua, nhưng tới ngày 31-12, khi chuông đồng hồ điểm những nhịp cuối cùng,
Vladimir Putin có thể ăn mừng rất nhiều thắng lợi chính trị của nước Nga trên
trường quốc tế. Syria, Iran, Armenia, G-20, Snowden... danh sách dài những thành
tựu Nga này, thậm chí đã có thể giúp Tổng thống Nga trở thành ứng cử viên của
giải Nobel Hòa bình”.
Kết quả cuộc thăm dò dư luận nói trên cho thấy, 78% những người được hỏi
ý kiến cho rằng, Tổng thống Putin đang nỗ lực thực hiện những lời hứa trước bầu
cử của ông. Hơn nữa, ngày càng nhiều người dân Nga khẳng định phần lớn những
lời hứa trước bầu cử của ông đang được thực hiện (32%, tăng gấp đôi so với hồi
tháng 1
2.2.2 Tổng thống Nga được đánh giá là người có vị thế vững vàng
10


Nhóm 2 – CH19B.QLKT
Phiên bản điện tử báo Nga, tờ Pravada, đã trao đổi với các nhà khoa học
chính trị về những chính sách trong nước và quốc tế của Tổng thống Putin nhân dịp
sinh nhật lần thứ 61 của ông vào ngày 7-10 vừa qua cho biết, nhiều người trong số
đó coi ông Putin là vị tổng thống thành công nhất.
Chủ tịch Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia Mikhail Remizov nhận xét:
“Về chính sách đối nội, tôi tin thành tựu quan trọng nhất là chế độ thuế và cải cách

việc thu thuế. Nó khiến nhà nước có khả năng hơn, tạo nền tảng vững chắc cho khả
năng ấy. Việc tập trung hóa quyền lực và sự chấm dứt tự do khu vực có thể gọi là
thay đổi lịch sử và cần thiết lúc này. Nó còn bao gồm việc cải tổ Hội đồng liên
bang, thiết lập các khu vực liên bang và định ra luật pháp khu vực phù hợp với luật
pháp liên bang...
Liên quan tới chính sách đối ngoại, đó là sự hình thành liên minh Hải quan
Nga, Belarus và Kazakhstan. Thành công này mang tính địa phương nhưng hoàn
toàn thực tế. Việc hình thành Liên minh hải quan là sự kiện số một trong chính sách
đối ngoại dưới thời Putin. Mặc dù nó diễn ra trong nhiệm kỳ tổng thống của Dmitry
Medvedev, nhưng các nền tảng đã được tạo lập từ trước đó và bằng rất nhiều cách,
hoạt động thực tế được hoàn thành ở cấp chính phủ”.
Phụ trách nghiên cứu Viện Kinh tế - Chính trị quốc tế thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học Nga Alexander Tsipko, cho rằng: “Thành công quan trọng đầu tiên là
khôi phục toàn vẹn lãnh thổ Nga, thắng lợi trong cuộc chiến Chechnya cho phép
chúng tôi khôi phục lại vị thế lịch sử của mình ở Bắc Kavkaz. Quyết định quan
trọng thứ hai mà Putin gặt hái thành tựu là vào năm 2003 - áp dụng luật tài nguyên
khoáng sản. Chỉ có luật này, chúng tôi mới có thể kiểm soát giá dầu. Putin đã trả lại
tiền thuê tài nguyên về với nhà nước. Một thành công khác là khôi phục độc lập,
chủ quyền Nga trên trường quốc tế. Putin đã phục hưng lòng yêu nước Nga. Một
chính sách xã hội phù hợp là rất quan trọng. Putin cũng đem lại đỉnh cao kinh tế
thông qua nguồn tiền thuê tài nguyên tự nhiên, và cũng thiết lập những đỉnh cao
chính trị.
Theo thăm dò của tạp chí Profil, đại đa số các tỉnh trưởng ở Nga đều cho
rằng, ông Putin biết nghe những lý lẽ khác mình và biết nghe thấu quan điểm của
đối tác để tìm ra phương án tối ưu giải quyết các vấn đề có thể gây nên mâu thuẫn.
Ông không khiến người ta sợ hãi nhưng luôn buộc người ta phải kính trọng mình.
Ông Putin đã trở thành một chính trị gia tầm cỡ thế giới với phong cách tự tin
nhưng không ngạo nghễ, giản dị nhưng vẫn thanh lịch, biết tìm ra những mối lợi
cho quốc gia mình từ những tình huống quốc tế tưởng chừng như bế tắc.
11



Nhóm 2 – CH19B.QLKT
2.2.3 Putin đã lãnh đạo theo xu hướng lấy dân làm gốc
Ngay khi mới nhậm chức hồi tháng 5-2012, Tổng thống Vladimir Putin đã
khẳng định chủ trương lấy dân làm gốc trong nhiệm kỳ của mình bằng cách khuyến
khích người dân Nga tích cực tham gia quản lý đất nước cũng như giải quyết những
thách thức, khó khăn đang đặt ra.
Tổng thống V.Putin khẳng định tương lai đất nước trước hết phụ thuộc vào
toàn thể người dân Nga, vào sự đoàn kết thành một khối để phấn đấu đạt được
những kết quả thực tế, nhằm phát triển một nền kinh tế mới và xác lập các tiêu
chuẩn sống hiện đại. Ông nêu rõ tương lai của đất nước phụ thuộc vào những cố
gắng bảo vệ nhân dân và ủng hộ các gia đình Nga, vào việc xây dựng và phát triển
một nước Nga rộng lớn từ Biển Baltic đến Thái Bình Dương, vào khả năng của
Nga đi tiên phong và trở thành trung tâm thu hút của toàn không gian Âu - Á. Ông
tuyên bố Liên bang Nga sẽ gặt hái được nhiều thành tựu nếu dựa vào nền tảng vững
chắc của những truyền thống văn hóa và tinh thần phong phú của nhà nước đa dân
tộc - sắc tộc, vào lịch sử và những giá trị luôn là nền tảng tinh thần trong cuộc sống
của người Nga. Nhà lãnh đạo Nga cam kết phấn đấu cho hạnh phúc và đời sống
phồn vinh của nhân dân. Ông khẳng định chính quyền và nhân dân Nga đã cùng
nhau trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài và phức tạp, đã phát huy khả năng và vững
tin ở bản thân mình, đã củng cố đất nước và phục hồi phẩm hạnh cùng uy tín của
một cường quốc.
Ông Putin nhấn mạnh thế giới đã được chứng kiến một nước Nga đang hồi
sinh, là kết quả hoạt động của nhân dân Nga mà mỗi người đều có đóng góp của
mình.
2.2.4 Sự ủng hộ của người dân Nga đối với tổng thống Putin
Theo điều tra 62% người dân nước Nga ủng hộ tổng thống Putin vì những lý
do sau đây:
Kinh nghiệm chính trị phong phú. Đây là phẩm chất được người dân Nga

đánh giá cao nhất ở ông Putin (47%)
Giàu nghị lực và quả quyết (33%)
Nhìn xa thấy rộng (22%)
Năng lực bảo đảm sự ổn định trong nước (22%)
Ngoài ra Putin là một nhà lãnh đạo thật sự (18%) được những người xung
quanh tôn trọng (14%), có tính nguyên tắc (12%) và có khả năng dung hòa (11%)
Để có được những phẩm chất ấy là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của chính
bản thân Putin.
12


Nhóm 2 – CH19B.QLKT
Ông có sự tự tôn tự cường thêm vào là tinh thần yêu nước thương dân thật
lòng của một chính khách lương thiện và rất biết mình phải làm gì trong chỉ dẫn bởi
chiến lược.
2.3 Phương hướng để hoàn thiện phẩm chất của NLĐ
2.3.1. Phương thức quản lý danh tiếng của người lãnh đạo
Danh tiếng là một trong những tài sản quý giá nhất của một người lãnh đạo.
Danh tiếng có thể quyết định lớn tới thành công. Đối với một nhà lãnh đạo thì danh
tiếng được thể hiện qua lời nói và hành động.Một nhà lãnh đạo hiệu quả thường là
tấm gương để mọi người noi theo và điều đó góp phần xây dựng danh tiếng cho họ.
Đối với người dân nước Nga thì tổng thống Putin không chỉ là tấm gương mà còn là
niềm tự hào của toàn dân. Do vậy việc quản lý, duy trì và phát triển danh tiếng sẽ
giúp tổng thống có được nhiều thành công hơn trong lãnh đạo.
2.3.2.Cởi mở và phóng khoáng
Các nhà lãnh đạo biết rằng họ không thể có tất cả các câu trả lời cho mọi vấn đề.
Trong cuốn sách Good to Great - Từ tốt tới Vĩ đại của tác giả Jim Collins, các cuộc
nghiên cứu cho thấy phẩm chất đầu tiên của các nhà lãnh đạo trong những công ty
thành công nhất đó là sự khiêm nhường.
Những nhà lãnh đạo này luôn cởi mở với các đề xuất và biết rằng thành công của họ

phụ thuộc vào những nỗ lực của tất cả mọi người. Để có được thành công bền vững,
người lãnh đạo phải cởi mở và phóng khoáng với tất cả các khả năng có thể. Gần
gũi với quần chúng, gần gũi với đồng nghiệp sẽ giúp lãnh đạo có những cách nhìn
đúng đắn hơn về công việc cũng như con người.
2.3.3.Không ngừng trau dồi/đổi mới
Trên con đường đi, các nhà lãnh đạo không ngừng cải thiện bản thân và bất cứ vấn
đề nào gặp phải. Họ đọc những thông tin mới nhất trong ngành, phân tích chúng cẩn
thận; tìm ra những điểm cần chú ý; cung cấp của cải thông tin đó cho những người
khác; và tìm kiếm các cách thức sáng tạo để mở rộng tầm nhìn của họ.
2.3.4.Đảm bảo tính cộng tác trong giải quyết vấn đề
Sức mạnh của sự cộng tác là không thể xem thường. Nó cho ta thấy rõ ý
nghĩa của câu châm ngôn "hai cái đầu luôn tốt hơn một cái đầu" (two heads are
better than one). Khi một nhà lãnh đạo tiếp thu các ý kiến bên ngoài cách thức ra
quyết định thân thuộc của họ, sự sáng tạo là hết sức thông thường. Yếu tố cộng tác
có thể được áp dụng trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
2.3.5. Phát triển những nhà lãnh đạo khác
13


Nhóm 2 – CH19B.QLKT
Một trong những cách thức tốt nhất để phát triển kỹ năng lãnh đạo đó là đào tạo
những người khác trở thành các nhà lãnh đạo. Người lãnh đạo rất dễ bị sa lầy vào
các hoạt động thường nhật và hạn chế sự phát triển của họ cũng như sự phát triển
của những người họ dẫn dắt.
Khi một cá nhân bắt đầu khai phá các phẩm chất lãnh đạo tiểm ẩn, có một thay
đổi trong quy trình suy nghĩ của người đó. Sẽ không còn là làm thế nào để hoàn
thành công việc – mà là mọi việc phải được thực hiện chuẩn xác với nhận thức rõ về
kết quả.
lực lãnh đạo tiềm ẩn bên trong bạn, hãy khởi động ở bất cứ nơi nào trong danh sách
trên. Hãy xác định bạn có thể sử dụng một phương pháp mới hay khác biệt đối với

một hoàn cảnh hay vấn đề bạn đang đối mặt như thế nào. Một khi bạn có đôi chút
trải nghiệm thành công, việc sử dụng các phương pháp sáng tạo và cách tân để giải
quyết vấn đề sẽ dễ dàng hơn nhiều. Phẩm chất lãnh đạo trong con người bạn không
còn tiềm ẩn
2.3.6.Có sự nhạy cảm về văn hóa. Phẩm chất đầu tiên và có lẽ cũng là quan trọng
nhất của một nhà lãnh đạo toàn cầu là sự nhạy cảm về văn hóa và khả năng bước ra
khỏi nền văn hóa của mình để thích nghi với nền văn hóa của những người khác.
Các nhà lãnh đạo toàn cầu không ngại dành thời gian để tìm hiểu điều gì nên làm
và không nên làm trong văn hóa của người khác và tôn trọng những điều đó. Sự
nhạy cảm về văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc lãnh đạo những người
đến từ các nền văn hóa khác nhau, bởi vì kiểu quản lý, lãnh đạo rập khuôn sẽ không
tạo được sự thuyết phục từ thuộc cấp đến từ những nền văn hóa khác nhau. Để có
được sự nhạy cảm đó, nhà lãnh đạo phải có khả năng tìm hiểu con người ở các nền
văn hóa khác nhau đứng ở giác độ của họ. Việc hiểu và chấp nhận các nền văn hóa
khác nhau sẽ tạo ra cho nhà lãnh đạo một ưu thế lớn trong việc lãnh đạo các địa
phương khác nhau.
2.3.7.Khả năng quản lý một đội ngũ nhân viên đa dạng. Hiện nay, hầu hết các tổ
chức đều có sử dụng nhiều nhân viên thuộc các sắc tộc, văn hóa, tôn giáo và địa vị
xã hội khác nhau. Đặc biệt là một tổng thống của một quốc gia thì các nhân viên
đều đến từ tất cả các dân tọc khác nhau trong đất nước.Nếu không quản lý tốt sự đa
dạng này, xung đột nội bộ rất có thể xảy ra. Một nhà lãnh đạo toàn cầu có hiệu quả,
vì vậy, không chỉ cần phải tự học cách làm việc với những nhóm nhân viên đa dạng
mà còn phải giúp các nhóm nhân viên như vậy làm việc đoàn kết, phối hợp với
nhau nhằm đạt được những mục tiêu chung của tổ chức. Một trong những làm là tổ
14


Nhóm 2 – CH19B.QLKT
chức các khóa huấn luyện về sự đa dạng , mục tiêu là tạo ra một môi trường làm
việc hòa hợp bằng cách hướng dẫn mọi người cách làm việc và ứng xử với những

đồng nghiệp có nền tảng về văn hóa, sắc tộc, tôn giáo khác với mình.

15



×