Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân tích tác phẩm mùa tôm trong văn học ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.77 KB, 19 trang )

Danh Sách Nhóm:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Nguyễn Tùng Lâm
Nguyễn Ngọc Đại
Lê Công Lương
Đặng Hữu Lành
Mai Quang Trung
Nguyễn Minh Trung
Nguyễn Quang Linh
Nguyễn Thi Minh Tâm.

1|Page


I.Giới Thiệu Tác Phẩm
1.Tác giả:
Ông sinh ngày 17/4/1914 tại làng Thakagi, bang Kerala, một trong nhưng bang
nghèo bậc nhất ở Ấn Độ, nhưng lại có truyền thống lâu đời về văn hóa-nền văn hóa
Malayalam. Thiên nhiên ở miền nam Ấn Độ này hết sức khắc nghiệt, cộng với một
bối cảnh xã hội còn chịu ảnh hưởng nặng nề của đời sống đẳng cấp đã khiến đời
sống người dân nghèo luôn luôn đứng trước những xung đột, tai họa, bất công.
Pillai có ý thức rõ rệt muốn góp một tiếng nói, một cách nhìn xây dựng vào thực tế
xã hội của quê hương mình.


Từ bút pháp lãng mạn thời kỳ đầu, ông chuyển sang bút pháp hiện thực. Năm
1942, ông sáng lập Liên đoàn các nhà văn tiến bộ bang Kerala. Từ những tác phẩm
thời trẻ (Hoa mới nở , 1934), (Những câu chuyện Thakagi, 1938), Pillai đã dũng
cảm đứng về phía người nghèo, phê phán những bất công xã hội. Trong nhiều
truyện dài của ông, nhân vật chính thường là những con người lao động, xuất thân
từ những đẳng cấp thấp, luôn phải hứng chịu những thử thách khốc liệt của cuộc
sống ( như trong Cái đầu lâu ,1947), ( Con trai người quét rác, 1948), tiểu thuyết
Hai vốc cơm, 1949 miêu tả đời sớng những người cố nông cùng cực nhất ở một
vùng đồng lầy. Tiểu thuyết Mùa Tôm (1956) viết về tình yêu khác đẳng cấp và tín
ngưỡng ở một vùng dân chài, đã đem lại vinh quang cho Pillai, được giải thưởng
của Viện hàn lâm văn học Ấn Độ, do thổng thống Ấn Độ trao tặng.
Thakazhi Sivasankara Pillai mất ngày 10 tháng 4 năm 1999 thọ 87 tuổi.
2. Tác phẩm:
Câu chuyện trong “Mùa tôm” diễn ra ở một làng chài phương Nam, rất gần làng
Thakazhi của tác giả, được Pilllai thể hiện tài tình từ thiên nhiên đến con người qua
một tình yêu bi kịch, một bi kịch đạt đến tầm u huyền bi thiết nhất.
Đó là tình yêu của Karuthamma, cô con gái của một ngư phủ Hindu đầy tham vọng
và Parikutti, con trai của một thương buôn tôm cá Hồi giáo.
Tôn giáo, tập quán, niềm tin truyền thống tiền bạc và cả Nữ Thần Biển
Kadakimma khó tính dễ cuồng nộ bắt đầu thổi qua tình yêu đầu đời của họ. Có thể

2|Page


nhìn thấy bi kịch ngay từ ban sơ và biết rõ thảm họa sẽ không buông tha họ cho dù
nó trì hoãn đến đâu.
Cuối cùng họ gặp nhau trên bờ biển, trong giông tố nộ cuồng để hoàn tất bi kịch
của mình.
Ngòi bút Pillai lướt nhanh, dường như nhẹ nhàng nữa nhưng tràn đầy khí lực, ngôn
ngữ như dậy vang tiếng bi thương của đời, của đêm tối, biển khơi và giông tố.

II.Nôi dung và nghệ thuật của tác phẩm “Mùa tôm”:
1.

Nội dung:

1.1“Mùa tôm” tác phẩm phản ánh rõ nét từ đời sống sinh hoạt, đời sống
sản xuất, phong tục tập quán , tín ngưỡng truyền thống đến cả tôn giáo,
đẳng cấp trong làng chài của Ấn Độ nói riêng và trong xã hội Ấn Độ nói
chung.
Có lẽ bởi là một người sinh ra trên một vùng đất biển giàu truyền thống. Nên
trong tác phẩm “Mùa tôm” tác giả đã khéo léo dựng lên những khung hình rõ
nét và liên tục để tái hiện lại một cách thật chí tiết cuộc sống thường ngày của
nhưng con người ở các làng chài quanh năm gắn bó với sống và gió biển.Họ là
những con người sống nhờ biết mà chết củng vì biển. Cuộc sống của họ no đủ
hay đói khát đều phụ thuộc vào những gì mà Nữ thần biển ban tặng cho. Ờ làng
biển này cuộc sống đơn giản nhưng cũng đầy biến động. Sinh hoạt hàng ngày
của người dân nơi đây được tác giả diển tả một cách chi tiết. Từ những hoạt
động sản xuất kinh tế như thế nào cho đến bữa ăn hàng ngày có nhưng món gì
chúng ta đều có thể thấy được trong tác phẩm. Ở làng biển này người đàn ông
hàng ngày ra biển vào lúc sáng sớm, trước khi chuẩn bị đi biển người đánh cá
phải tắm gội cho thật trong sạch. Họ ra biển từ sớm chuẩn bị thuyên và lưới cho
một ngày ra khơi đánh bắt, họ trở về bờ vào lúc chiều đến với thành quả của
một ngày lao động trên biển.Và trên bờ là những người chờ đón họ trở về trên
nhưng con thuyền với sự hy vọng , háo hức và hồi hộp. Trên bờ biển ấy là
những người buôn cá, những chủ nhà sấy,rồi những người vợ và cả những đứa
con của nhưng người đánh cá, họ ở trên bờ họ reo và thử đoán xem những mẻ
cá đánh được trên thuyền là loại cá gì.Khi về đến bờ củng là lúc những người
đánh cá nhận công cho thành quả lao động của mình. Những mẻ cá của họ được

3|Page



những nhà buôn thu mua , rồi cả những người vợ của họ củng muốn mua một
phần để đi về miền trong bán.Khi bán được mẻ cá họ chia nhau số tiền theo quy
tắc mà họ đã đề ra rồi trở về nhà. Nhưng không phải lúc nào họ củng được Nữ
Thần Biển ban tặng một cách hào phóng, có nhưng lúc họ chẳng kiếm được
đồng nào. Vào lúc ấy gia đình họ lục đục cãi cọ về những khó khăn về tiền bạc
về cả những bữa ăn , rồi cả những thói xấu của những ông chồng. (Thế rồi , một
hôm, không biết vì sao, cá đánh về ít. Achakunju chỉ kiếm được khoảng ba rupi.
Ông còn chịu người chủ quán trà AmatKutty một món nợ cũ. Hôm ấy, Amat
tóm được Achakunju và đòi tiền. Ở nhà, vợ Achakunju là Nanlapennu không có
gì nấu buổi tối, đang chờ chồng về. Achakunju về nhà túi rỗng không, thế là hai
vợ chồng cãi nhau. Vợ bảo chồng vung hết tiền vào quán rượu. Achakunju chối
đây đẩy. Nanlapennu không tin. Để cho vợ thấy mình không uống rượu, ông
phà hơi vào mặt vợ nhưng Nanlapennu vẫn không tin.
Kiếm được đồng nào là nốc hết sạch. Những hôm không kiếm được thì
xoay sở ra làm sao? Nanlapennu nói.
Hôm nay tôi có uống không nào? Cái gì cũng không tin, không thể chịu
được !
Hôm nay có thể không. Nhưng cứ hôm nào kiếm được tiền thì ông lại chả
thế là gì? Nanlapennu nói trong cơn tuyệt vọng.
Ở nhà không có gì ăn, nhưng Achakunju vẫn cao giọng hách dịch : “ Đừng hỗn
xược”.)
Nhưng rồi củng có những lúc thiên nhiên ưu ái, họ khiếm được nhiều tiền , họ
rủ nhau đi chơi . Ở làng Karuthamma thì người ta kéo nhau di Alaypay, ở làng
Palani thì lại kéo nhau đi Haripat. Và khi trở về họ ko quên mang theo nhưng
món qua cho người vợ của mình. Nhưng người dân chài không có thói quen
dành dụm, họ tiêu pha lúc kiếm được nhiều tiền mà không quan tâm đến nhà họ
đang thiếu thốn những gì. Bời họ cho răng người dân chài không thể dành dụm
được theo một niềm tin lưu truyền trong dân chài “là vì họ kiếm tiền bằng tính

mạng của hàng triệu sinh linh. Anh ta kiếm tiền bằng cách đi lừa và bắt những
sinh vật vô tội sống tự do ngoài biển. Nhìn hàng triệu sinh linh đó chết đi mắt
mở trừng trừng không phải là một điều cắn rứt lương tâm đối với những ai ngày
nào cũng nhìn thấy cảnh tượng đó hay sao, và người ta không thể để dành tiền
4|Page


bằng tính mạng của những sinh vật vô tội. Không thể làm như thế được. Nói
cách khác, vì cớ gì mà người dân chài phải dành dụm?” Cuộc sống họ quanh
năm chỉ quân quẩn trong cái vòng ấy phung phí lúc có rồi cơ cực lúc thiếu
thốn.Duy họ chỉ có một niêm mọng đợi trong cả năm đó là mùa tôm, ấy là khi
mà thiên nhiên ưu ái ho kiếm được nhiều hơn, cuộc sông khấm khá no đủ hơn,
họ có thể sắm sữa một vài thứ trong gia đình.Dưới ngòi bút của một nhà văn
hiên thực tác giả đa diễn tả một cánh đầy đủ và chi tiết nhất về đời sống sinh
hoạt và sản xuất của những ngư dân ở các làng biển Ấn Độ.
Trong tác phẩm này tác giả củng đã thấy rõ những nét đặc sắc trong đời sống tình
thần như tập quán , tín ngưỡng, tôn giáo, và cả sự phân chia đẳng cấp trong xã hội
của ngư dân các làng biển. Trong cái xã hôi tưởng chừng như đơn giản ấy sự phân
chia giai cấp vẫn tồn tại một cách tất yếu và hiển nhiên như bao nời khác trên đất
nước Ấn Độ. Chính nhưng sự phân chia đẳng cấp ấy nó mang tính hai mặt, một
mặt nó đem đến ổn đinh và trât tư củng như sự phân công lao động cho xã hội, một
mặt nó thê hiên sự thiếu bình đẳng. bất công, kiềm chế sự phát triển của kinh tế và
gây ra nhưng bi kịch cho nhiều số phận . Trong dân chài chia làm bốn đẳng cấp:
Arayan, Valakkaran, Mukkuvan và Marakkan, và một đẳng cáp thứ năm thấp kém
hơn. Lại còn những người đánh cá trong nội địa nữa. Thời xưa, trưởng làng chỉ cho
phép người Valakkaran tậu thuyền và lưới. Ngay hồi đó, người Valakkaran cũng
phải đến lễ lạt trưởng làng rồi mới được phép. Trong tác phẩm chính vì Chemban
Kunju thuộc đẳng cấp Mukkuvan nên khi ông mua thuyền và lưới đã khiến cho dân
làng bàn tán, xoi mói , và trưởng làng làm khó dễ. Qua những chi tiết trong tác
phẩm như lúc Chakki gợi ý:

-

Ông thấy thằng Velayiudan, con nhà Venlamanalin thế nào?

-

Không, nó không được.

-

Sao không được? Nó có gì đáng chê trách?

-

Nó chỉ là một tên Marakkhan. Một tên Marakkhan không hơn không kém.

Rồi lúc Chemban đưa bà Pappikunju về làm vợ , thì các bô lão và trưởng làng giân
giữ và không hài lòng . Từ đó ta có thể thấy rằng nhưng quy tắc, định kiến về đẳng
cấp rất rõ trong từng con người của xã hội dân chài.

5|Page


Niềm tin và tính ngưỡng truyền thống được thể hiện rõ từng chi tiết qua lời thoại
của các nhân vật. Những người dân chài ở các làng biển họ mạng trong mình
những niềm tin và sợ tôn kín với thiên nhiên với Nữ Thần Biển. Những niềm tin đó
là đạo lí là cách ứng xử giữa con người với con người và giữa con người với thiên
nhiên. Tín ngưỡng và niềm tin ấy được những người phụ nữ nhưng người mẹ lưu
giữ và có nhiệm vụ dạy cho con cái của họ. Họ tin rằng sự bình yên của biển cả sự
ăn nguy của người chồng trên biển là do người phụ nữ trên bờ quyết đinh.Nếu

nhưng người phụ nữ đức hạnh, trong trắng hết lòng cầu nguyện cho người chồng
của mình trên biển, thì người đàn ông ấy vượt qua moi cơn hiểm nghèo.Còn như
nếu người phụ nữ trên bờ không giữ trọn được đạo làm vợ, không giữ gìn đức hạnh
của mình thì người đàn ông trên biển sẻ bị cơn thịnh nộ của Nữ Thần Biết nhấn
chìm. “Khi người đánh cá đầu tiên chống chọi với gió to sóng cả ngoài biển khơi,
một mình một chèo trên mảnh ván lênh đênh tận phía bên kia đường chân trời thì ở
nhà người vợ dõi mắt nhìn ra biển, dốc lòng cầu nguyện cho tính mạng chồng được
an toàn. Biển nổi sóng dữ dội. Hàng đàn cá voi ngoác miệng lừ đừ tiến lại. Hàng
ngàn cá mập lo đến quật đuôi vào mạn thuyền. Một luồng nước hung dữ cuốn
phăng con thuyền vào một xoáy nước ghê rợn. Nhưng kỳ diệu thay, người trai đánh
cá lại thoát mọi hiểm nguy. Không những thế. Anh còn kéo về bờ một con cá rất
lớn. Làm sao anh thoát được cơn bão ? Và sao con cá voi lạ không nuốt chửng
anh ? Vì sao cá mập không quật chìm thuyền anh ? Chiếc thuyền ấy vì sao lại có
thể vượt qua xoáy nước ? Vì đâu mà tất cả cơn hiểm nghèo ấy lại qua đi ? Ấy là vì
trên bờ có một nguời phụ nữ trinh tiết và trong trắng đang hết lòng cầu nguyện cho
tính mạng chồng mình ngoài biển cả. Những người con gái ở biển hiểu sức mạnh
của lời cầu nguyện và ý nghĩa của nếp sống ấy. Nhưng chắc hẳn mẹ bà cũng đã dạy
cho bà hiểu rõ sức mạnh của những lời cầu nguyện và nếp sống của những người
con gái biển cả”.
Khi tiếp cận với tác phẩm chúng ta có thể thấy rõ nét nhưng phong tục truyền
thống được tả giả trình bày một cách đầy đủ trong nhưng tình huống của truyện.
Nhưng nghĩ lễ lúc tậu thuyền, rồi lúc đưa thuyền xuống biển như thế nào đều được
tác giả diển ta chi tiết. Khi mua thuyền lưới họ phải làm lễ xin phép trưởng làng và
khi đã đưa thuyền về họ đã phải làm đầy đủ những nghi lễ mới được ra khơi. “
Làng chài nào cũng có tục lệ lâu đời là trước hôm hạ thủy thì phải có một bữa cỗ
nho nhỏ. Chemban mua chịu mọi thứ cho bữa cỗ ấy ở hiệu Hatxan Kutti. Ông phải
mời một số họ hàng và bạn bè ở các làng bên Kakkadam và Punnuppara” .Và đặc
6|Page



biệt trong tác phẩm này chúng ta có thể phần nào thấy được những nét đặc sắc của
lễ cưới của người dân Ấn Độ. Trước lễ cưới ngoài sự chuẩn bị hôn lễ, cô dâu còn
được những người phụ nữ láng giềng khuyên bảo về cánh làm một người vợ của
những người đánh cá, cánh để chăm lo cho một gia đình như thế nào.Có lẽ đây là
một nét văn hóa đẹp của người Ấn Độ và hơn bao giờ hết những người phụ nữ lúc
lập gia đình cần biết nhiều thứ để bước vào chăng đường làm vợ, làm mẹ. Trong
ngày cưới khi nhà trai đến và chú rễ đặt tiền cưới xong thì lúc đó lễ cưới được bắt
đầu. Tiền cưới được trưởng làng ấn định sau khi thỏa thuận với nhà trai, trong lễ
cưới của Karuthamma do trưởng làng không hỏi ý kiến của nhà trai trước khi ân
đinh tiền cưới. Nên lễ cưới đã không được vui vẻ, nó khiến cho Karuthamma bị đặt
điều bôi nhọ, mẹ cô thì ngất đi, ngày cưới của cô không có những giọt nước mắt
hạnh phúc mà chỉ có những giọt nước mắt đau khổ. Sau khi lễ cưới diễn ra chú rễ
được quyền đưa cô dâu về ngay trong ngày cưới. Và truyền thống của người dân
chài yêu cầu trong đoàn đón cô dâu phải có những người phụ nữ. Rồi sau khi về
nhà chồng đến ngày thứ tư cô dâu phải về thăm hỏi cha mẹ mình. Nhưng những gì
diễn ra với Karuthamma không được suôn sẻ như thế, cô về nhà chông khi me
mình đang nằm trên giường bệnh, cha cô là Chemban Kunju từ mặt con khi cô dứt
khoát ra đi. Ngày thứ tư cô củng không quay về thăm gia đinh mình vì chông
không ưng thuận, những bất hạnh báo hiệu nhưng điều bi kịch đau khổ hơn đang
chờ đợi cô.
Vốn là một nhà văn xuất thân từ miền Nam Ấn Độ nơi vùng đất nghèo khó, thiên
nhiên khắc nghiệt, nhưng lại giàu truyền thống văn hóa. Chính vì vậy với tài năng
cầm bút của mình tác giả đã tạo ra những thước phim sống động về đời sống khó
khăn của những người dân chài ven biển. Và củng lột tả đầy đủ những nét đẹp về
văn hóa, những đăc trưng riêng biệt về tâp quán , niềm tin và tín ngưỡng của người
dân các làng biển.
1.2

Bi kịch tình yêu và hôn nhân


Trong Mùa Tôm ẩn đằng sau bức màn đen tối của tôn giáo và sự phân biệt đẳng
cấp ,là một tình yêu rất đẹp giữa Karuthamma và Parikutti.Hai người đã cùng
nhau lớn lên bên bờ biển thơ mộng ,cùng nhau đón nhận những rung động đầu
đời của tuổi trẻ .Đó là một tình cảm hồn nhiên ,trong sáng ,xuất phát từ hai trái
tim non trẻ ,dại khờ .Ở trên đời ,cái gì cũng có thể lí giải được nhưng làm sao lí
giải được lí lẽ của con tim .Tình yêu luôn đến bất ngờ không báo trước.Rồi một
7|Page


hôm ,bất chợt nhận ra một ánh mắt lạ ,một cử chỉ âu yếm .Thần tình yêu đã mở
cửa trái tim .
Tình yêu giữa Karuthamma và Parikutti giống như cây cỏ ,hồn nhiên lớn lên
sau những trận mưa rào tình cảm .Dù chưa ai nói với ai lời nào nhưng họ đã tìm
thấy tình yêu trong mắt nhau. Parikutti yêu Karuthamma bằng một tình yêu
mãnh liệt một trái tim chân thành không dối trá. Vì cô, anh sẵn sàng làm tất cả,
trái tim anh lúc nào cũng hướng về cô, lo lắng cho cô.Từ khi Karuthamma
nhận thức được rằng Parikutti là tất cả của cuộc đời cô, cũng là lúc cô phải đối
mặt với bức tường vô hình ngăn cản hạnh phúc con người: tôn giáo, tín ngưỡng
và chế độ phân biệt đẳng cấp. Trái tim hồn nhiên của cô chưa hiểu biết được
tầm nghiêm trọng của vấn đề này. Và cô để yêu mình say đắm.
Từ thời xa xưa đến thời hiện đại, hôn nhân ở Ấn Độ luôn phải chịu sự can thiệp
của lễ giáo, của chế độ phân biệt đẳng cấp àn bạo, khắc nghiệt. Mối tình của
Karuthamma ngay từ đầu dã vấp phải những rào cản to lớn của lễ nghi tập tục,
cô "thuộc về một công đồng được rào chắn bằng những điều nghiêm cấm và
những nề nếp nghiêm khắc. Nếp sống của họ như thế đấy". Ở cái xã hội ấy, chỉ
những người cùng đẳng cấp cùng tôn giáo mới đến được với nhau, ngoài ra dù
tình cảm có đẹp đẽ đến mức nào thì tất cả cũng chỉ là vô nghĩa.
Karuthamma là một cô gái dân chài thuộc đẳng cấp Mukhuvan. Cô lớn lên
trong một cộng đồng có những tập tục, nề nếp được lưu truyền lâu đời không
thể nào thay đổi. Hạnh phúc của cô chỉ có thể do những chàng trai dân chài nắm

giữ. Số phận dành cho cô là trở thành người phụ nữ dân chài tiết hạnh, ngày
ngày đứng trên biển đứng trông chồng về. Chính vì vậy tình yêu của cô dành
cho Parikutti - một chàng trai hồi giáo bị cả xã hội cả cộng đồng lên án.
Karuthamma đã xây dựng lâu đài hạnh phúc bằng cát, bởi lúc nào sóng cũng có
thể tạt vào bờ và đánh tan nó. Dù biết rõ như thế, song cô cũng lúc nào hướng
tới tình yêu của mình. Làm sao ai hiểu được của con tim yêu tha thiết.
"Ai là người sống qua cả cuộc đời mà không gặp nỗi bất hạnh nào". Nhưng còn
gì là đau khổ hơn là gặp nỗi bất hạnh trong tình yêu. Tình yêu tan vỡ không
phải do bản thân hai người mà do cộng đồng chia rẽ ngăn cấm. Hạnh phúc nào
cũng gặp những khó khăn, thử thách. Có điều con người có biết và có dám vượt
qua những khó khăn đó không. Trong nền văn chương Ấn Độ, cả nền văn

8|Page


chương bác học luôn có một đề tài lớn, đó là cuộc đọ sức và sự lựa chọn giữa
tình yêu và tôn giáo. Người Ấn Độ thường phải đối mặt với nhiều khó khăn
trong cuộc sống, có sự giằng co khốc liệt giữa đời và đạo, giữa thể xác và tâm
linh, giữa sống và chết... Karuthamma đã đứng giữa hai con đường đó.
Nàng là một cô gái Mukhuvan, yêu một người hồi giáo, một việc vô cùng bình
thường nhưng vô cùng quan trọng đối với người dân Ấn Độ. Tình yêu của nàng
không chỉ vượt ra ngoài đẳng cấp mà còn vượt ra ngoài tôn giáo. Ở các làng
chài, tình yêu là một thân phận nhỏ bé, hèn mọn nó là phần thức kém nhất bị xã
hội chà đạp. Giữa cuộc sống gian lao, vất vả và luôn phải chống chọi với hững
diều kiên khắc nghiệt, đời sống tâm linh là quan trọng nhất. Người ta quan tâm
đến sự an toàn của phần xác mà quen đi phần lớn lao nhất của cuộc đời là tâm
hồn. Để cầu sự bình an cho phần xác, người người đều cầu khẩn nữ thần biển.
Ở cái làng chài này, bao người phụ nữ đã yêu và được yêu một tình yêu tự do
vượt lên tất cả. Đấu tranh cho tình yêu của mình, điều đó đồng nghĩa với việc
đấu tranh với cả một cộng đồng với cả một truyền thống lâu đời.

Tình yêu giữa Karuthamma và Parikutti thật là lãng mạn, nó vượt lên thực tế
phũ phàng của cuộc sống.Trái tim non dại của hai người chưa ý thức được tầm
quan trọng của tôn giáo đối với cuộc sống của người dân ở làng chài. Có thể
tuổi trẻ họ không biết sợ hãi là gì. Những " tỉnh yêu tách rời thực tề khắc nghiệt
của cuộc sống cũng giống như đóa hoa bị ngắt khỏi cuống, chút nhựa ít ỏi còn
lại không thể giữ nó sống lâu được". Sự quyến rũ ban đầu của tình yêu đã kéo
hai người ra khỏi cuộc sống thật.
Trên đời này, có lẽ chưa một tình yêu nào bị cấm đoán, ngăn trở mà lại dành
được hạnh phúc trọn vẹn. Dù họ có vượt qua mọi khó khăn trắt trở để đến với
nhau thì sự quay lưng của xã hội cũng đủ khiến họ đau khổ suốt đời . Con
người muốn nhận lấy sự bình yên thì phải phục tùng tất cả những gì xã hội áp
đặt ban bố. Còn không, bão tố sẽ vùi dập cuộc đời họ Parikutti và Karuthamma
đã vấp phải một bức tường khá lớn.
Làm sao một cô gái nết na thùy mị như Karuthamma mà cuộc đời đã gắn chặt
với làng chài,lại có thể bỏ ngoài tất cả điều tiếng của dân làng để đến với người
tình.Ngay từ khi cô mới trưởng thành,những lời me dạy đã thấm vào tâm can
cô,xoáy sâu vào phần tâm linh tồn tại trong mỗi người.Nỗi sợ hãi về một thảm

9|Page


hạo vô hình luôn rình rập quanh cô và bao người phụ nữ khác,ngăn họ bước
nhữn bước mạnh dạn để dành lấy hạnh phúc cho mình.Tình yêu luôn bị bàn tay
của đẳng cấp và của tập tục bóp chết từ đầu.
Nhưng chưa dừng lại ở đó cái bi kịch của Karuthama hình như chỉ mới bắt đầu.
Trong lúc trái tim cô đang dành cho một người mà lại kết duyên vợ chông với
một người, có gì đáng buồn hơn khi hôn nhân không có tình yêu. Karuthamma
đã làm tròn trách nhiệm của một người con,người phụ nữ dân chài khi lấy một
người chồng mà mình không có lấy một chút tình cảm nào.Nàng không dám đi
ngược với mọi người, ngược với cha mẹ và củng vì người nàng yêu nàng mới

đồng ý lấy Palani. Ngày kết hôn như báo trước một bi kịch khi nó không thể
diễn ra vui vẻ rộn rã trong tiếng cười mà đó làm một ngày cưới đẩm nước mắt.
Rõ ràng ở xã hội mà tôn giáo chiếm một vị trí đáng kể trong cuộc sống con
người thì tình yêu luôn bị coi nhẹ,bị đè nén.Đó là một sự cam phận.Bởi,không
gì có thể chiến thắng được niềm tin mãnh liệt vào số phận,vào tín
ngưỡng.Trong xã hội mà niềm tin tôn giáo,đẳng cấp luôn vững vàng ở địa vị
của mình,con người không thể nào chống chọi lại được Karuthamma đã từ bỏ
tình yêu của mình để đến với tình yêu khác:tình yêu bổn phận.Cô lấy Palani,tự
nguyện trở thành người vợ hiền của anh.Thế mà cuộc sống cũng không mĩm
cười với cô.Cô càng muốn quên đi quá khứ nó càng bị người ta đào sâu
thêm.Người ta chỉ có thể kiểm soát được phần xác chứ làm sao kiểm soát được
phần hồn của mỗi con người.Vậy mà ở cái xã hội ấy,người ta rắp tâm làm cho
bằng được điều đó.Đem áp lực của một cộng đồng đè nặng lên đôi vai của
Karuthamma,họ buộc cô phải đầu hàng.Còn Palani,anh cũng có tình yêu của
mình.Tình yêu mà anh dành cho Karuthamma là một tình yêu chắc chắn,vững
vàng.Anh sẽ là người bảo vệ cho cô suốt đời.Anh yêu cô chân thật và đầy lòng
quảng đại.Nếu như Parikutti là người đem lại sự bình yên,tiếng cười thoải mái
và hồn nhiên cho Karuthamma thì Palani mang lại cho cô cảm giác được che
chở ,được nẫng đỡ"Palani sẽ không để thế giới bên ngoài động chạm đến
cô".Và chính cô lúc này củng đã dành những tình cảm chân thật nhất cho
Palani. Là một người vợ cô hiểu được bổn phận của mình và luôn cố gắng để
hoàn thành tốt nó. Nhưng chính tình yêu nơi sâu thẳm trái tim dành cho
Parikutti lại một lần nưa thức tỉnh. Và rồi cái gì đến cuối cùng củng phải đến,
tình yêu sau bao ngày đè nén dưới sức ép của xã hội của bộn phận giờ đã vùng
lên gồng mình bước qua tất cả. Và đây là giờ phút chính của tấn bi kịnh tình
10 | P a g e


yêu của họ lớn lao thật đấy mạnh mẽ thật đấy nhưng để vượt qua cái rào cản
của xã hội của tín ngưỡng truyền thống thì khó lòng mà làm được. Và kết cục

như đả cảnh báo từ trước, Karuthamma từ bỏ bổn phận của người vợ, từ bỏ tín
ngưỡng của làng chài để theo tiếng gọi của tình yêu và rồi những thứ còn lại chỉ
là tang tóc và khổ đau.Karuthamma đã có được tình yêu từ hai người đàn
ông,cả hai đều quan trọng với cuộc đời cô,thế mà cuối cùng cả hai tình yêu ấy
đều bị bao phủ bởi bóng mây nặng nề của tập quán,của tín ngưỡng,của niềm tin
mù quáng vào thần quyền.Nếu không có sự can thiệp đó thì Karuthamma đã
tìm cho mình một cuộc sống bình yên.Tình yêu thương của Palani không đủ sức
hóa giải những nghi ngờ,những ác ý nặng nề từ phía dân làng.Không những thế
nó còn làm khổ người đàn ông có trái tim rộng mở như Palani.Anh cũng không
thể nào bình yên,thư thái trong tâm hồn mình được.Tình yêu đẹp đẽ nhưng bất
hạnh,ngang trái giữa Parikutti và Karuthamma đã đem lại sự đau khổ cho bao
nhiêu người.Không phải chỉ có Karuthamma ,Parikuttti,Palani đua khổ mà mẹ
cô cũng đau khổ quá chừng:"Nếu Parikutti không yêu Karuthamma thì tất cả
những chuyện ấy đâu có xảy ra,gia đình một người đánh cá giỏi với nếp sống và
làm việc lấu đời sẽ làm ăn phát đạt tại làng biển này" Bây giờ gia đình
Chemban đã tan nát.Niềm tin ấy không có cơ sở gì nhưng lại bất di bất dịch
trong đầu óc cha mẹ cô.Phải,chính vì cô mà cha mẹ cô đã rơi vào vòng xoáy
của cuộc đời,bị cuộc đời vùi dập cho tan tác.Mẹ Karuthamma,bà Chakki bằng
linh cảm của người phụ nữ đã dạy dỗ đứa con gái yêu của mình hiểu biết những
luật lệ hà khắc của dân làng.Ngày đêm bà lo sợ tình yêu giữa con gái và chàng
trai Hồi giáo bùng phát, nhưng cuối cùng việc gì đến cũng đến,con bà không thể
thoát khỏi mũi tên của thần tình yêu.Tấn bi kịch tình yêu giữa Karuthamma và
Parikutti không ai hiểu nổi.Họ đã sống một cuộc đời vô vọng,không lối
thoát..Cuộc đời họ phụ thuộc vào biển cả,cộng đồng dân chài,điều đó đồng
nghĩa với việc họ phải phục tùng những nề nếp,tục lệ ở nơi đây.Xã hội này với
những tập tục,truyền thống lâu đời,là những thứ có sức mạnh vô song làm cho
bao con người phải quằn quại,khốn đốn vì nó."Mùa Tôm" kết thúc bằng một tấn
thảm kịch lớn lao:Palani bị dìm chết ngoài biển cả,Chemban trở nên điên
khùng,Chakki chết trong nỗi đau đớn và tuyệt vọng, nhưng đau xót hơn đó là
cái chết của cặp tình nhân:"hai hôm sau,sóng biển đưa dạt vào bờ xác một đôi

nam nữ trong vòng tay nhau,đấy là Parikutti và Karuthamma".Họ đã thất bại
hoàn toàn trng cuộc đấu tranh với tín ngưỡng và chế độ phân biệt đẳng cấp.Đau
đớn hơn Karuthamma có thể trở thành tấm gương xấu để lớp con cháu sau này
11 | P a g e


xem đó mà tránh xa.Như vậy tình yêu của cô một lần nữa lại bị bão tố cuộc đời
nhấn chìm.
Cô đã không giữ trọn đạo làm vợ, không thể làm tốt những gì mà mẹ cô đã dạy
dỗ những thứ mà Karuthamma giữ được đó là trái tim mình, đó là tình yêu. Dù
chỉ đến được với nhau bằng cái chết nhưng tình yêu của hai người đã mang một
sức mạnh mới.Chế độ phân biệt đẳng cấp,tín ngưỡng có thể làm họ chùn bước
trong giây lát nhưng không thể nào dập tắt ngọn lửa yêu đương ngùn ngụt bốc
cháy trong tim.Cho dẫu Karuthamma đã lấy chồng nhưng Parikutti vẫn luôn
hướng về cô,vẫn từng ngày mong ngóng cô hạnh phúc.Còn Karuthamma cô
vượt qua mọi nỗi sợ hãi nuôi dấu trong tim một hình bóng con người.Dù cuộc
đời có dành cho cô những đòn ác nghiệt như thế nào,có buông tha cho cô hay
không thì trái tim cô vẫn không thể nào khác được.Nó như một ngọn lửa âm ỉ
cháy đợi ngày chợt bùng lên.Và cái ngày ngọn lửa ấy bùng lên đã đến.Đó là khi
Karuthamma quay trở về chính bản thân mình,dũng cảm nhất,chân thật
nhất,không còn sợ hãi những rào chắn ác nghiệt của cuộc đời đi theo tiếng gọi
của tình yêu,dù rằng tiếng gọi ấy ở một nơi xa xăm nào đấy lung linh,huyền
ảo,khác xa thế giới thực.Sinh ra trên biển,họ cũng chết ở biển.Biển nuôi lớn họ
những luật lệ của biển lại giết chết họ,tuy nhiên họ đã tìm thấy được hạnh phúc
của mình cho dù nó ở một thế giới khác.
Trong hôn nhân không tình yêu con người có thể sống với bổn phận bằng sức
mạnh của lí trí kiên định nhưng khi lí trí đã không còn đủ mạnh, và con tim bắt
đầu lên tiếng thì có lẽ đó là giờ phút của bi kịch. Và trong một cô gái trẻ như
Karuthamma tình yêu nó quá nỗi mạnh mẽ nên bi kịch đến như một điều tất
yếu.Mặc dù Karuthamma đã không giữ trọn đạo làm vợ,không thể hoàn thành

bổn phận của một người phụ nữ làng chài những chúng ta không thể trách
người con gái ấy được. Bởi vì xét cho cùng lí trí khó lòng thắng được con tim.
Mà ngược lại có lẽ ta nên ca ngợi một người phụ nữ dám dũng cảm vượt lên cả
định kiến của đẳng cấp, của tôn giáo lẩn cả tập tục của xã hội để đến với tình
yêu của mình.
1.3 Số phận con người nói chung và số phận của người phụ nữ trong xã hội
Ấn Độ.

12 | P a g e


Mỗi người chúng ta không có quyền để lựa chọn mình sỉnh ra ở đâu trong điều
kiện như thế nào, địa vị ra sao. Bởi vì đó là những gì mà số phận quyết đinh và
chúng ta không thể thay đổi, có chăng chúng ta có thể chọn giữa chấp nhận
sống với số phận ấy hay là nổ lực phấn đấu để thay đổi số phận. Và đó củng là
một điều đặt ra trong tác phẩm. Trước hết chung ta nói về những người dân ở
những làng chài ven biển này, họ là những con người sinh ra ở biển, lớn lên
nhờ biển cả, sống nhờ biển và chết củng vì biển. Họ mọi thứ trong cuộc đời họ
đều gắn liền với biển, sinh sống với biển, lao động trên biển. Biển cả đẹm lại
cho họ nguồn sống, và lấy đi của học củng rất nhiều thứ. Để sống được trên một
miền biển khắc nghiệt họ buộc phải đặt ra những niềm tin những tập quán,
những quy củ để tao ra một niềm tin rằng nếu như những thứ đó được thực hiện
đúng thì Nữ thần biển sẽ bảo vệ, sẽ bạn tặng sản vật của biển cho họ. Và trái với
điều đó thì tai họa sẽ ập đến những ngôi làng này. Những niềm tin đó tồn tại từ
đời này qua đời khác mà không ai dám ngi ngờ hay có thể chối bỏ nó được. Bởi
vì họ không có sự lựa chọn, cuộc sống của họ do biển quyết đinh, là sung túc
đầy đủ hay là thiếu thốn chật vật đêu phụ thuộc vào biển. Nên họ không thể hay
không dám thay đổi niềm cái niềm tin truyền thống ấy. Người dân làng chài
nghèo trong Mùa tôm, do cuộc sống luôn phải vật lộn với thiên nhiên khắc
nghiệt, với bão tố sống gió ngoài biển khơi cũng chọn cho mình một tín ngưỡng

riêng để tôn thờ, để dựa dẫm. Nó là kết quả của cuộc sống cơ cực, nhiều gian
nguy của họ lúc nào cũng phải đối mặt với thiên nhiên đầy bí hiểm. Đại đa số
người dân ở làng chài này đều theo đạo Hindu, và đạo Hindu lại có tục linh
thiêng hoá các hiện tượng tự nhiên và các sinh vật, sự vật như núi, sông, biển,
đá... Người dân làng chài này tôn thờ nữ thần biển Katalamma. Nàng là vị cứu
tinh lớn nhất trong đời sống tinh thần của họ. Quyền sinh sát nằm trong tay
nàng. người dân ở đây lúc nào cũng nghĩ đến việc làm hài lòng vị nữa thần của
mình bằng cách đặt ra những tập tục, những truyền thống, những điều nghiêm
cấm và những nề nế nghiêm khắc được truyền từ đời này sang đời khác. Nó là
một pháo đài không có cửa và không có gì có thể phá nổi. Trong một xã hội mà
đời sống tâm linh được đặt lên trên hết họ lại phải gồng mình mang vác thêm
một cái đinh kiến giai cấp năng nề. Có lẽ như đã nói trên họ không có quyền lựa
chọn họ sinh ra trong một đất nước có sự phân chia đẳng cấp nên cái ý thức về
đẳng cấp ăn sâu vào mỗi con người. Và chính sự phân chia đẳng cấp cùng với
những niềm tin truyền thống ấy đã gây ra biết bao đau khổ, nhưng bi kịch của
những kiếp người củng từ đó mà ra. Ở cái làng biển này người ta sống với
13 | P a g e


những quy tắc không thể chối bỏ, con người không thể có sự tự do nhất đinh.
Từ việc lao đông đến sinh hoạt hay kể cả tình yêu họ đều chiu sự chi phối của
những quy tắc của đẳng cập và những niềm tin truyền thống. Cuộc sống của họ
vốn đã khó khăn với sự khắc nghiệt của thiên nhiên biển cả lại phải sống trong
cái tập tục củ hủ và những quan niệm đẳng cấp củ hủ đã khiến những thư như
ước mơ hay tình yêu trong họ không có cơ hội để tồn tại. Những con người này
họ không giám và có lẽ họ củng chưa bao giờ nghĩ sẽ cố gắng vươn lên thay đổi
số phận khốn cùng của mình. Vì bởi lẽ họ hiểu răng họ không có đủ khả năng
để thay đôi những thứ đã tồn tại hàng bao đời nay, nhưng thứ mang sức manh
của cả một cộng đồng có thể nhấn chìm họ bất cứ lúc nào.
Và trong cái xã hội ấy người chịu thiệt thòi hơn cả vẩn là người phụ nữ. Ngoài

những định kiến và sự đánh giá xã hội, chế độ phân biệt đẳng cấp đó còn hết
sức khắc khe đối với quan hệ hôn nhân và giao tiếp. Những cuộc hôn nhân
ngoài đẳng cấp đều bị cấm kị.Hàng triệu con người rơi vào trạng thái bế tắc về
tinh thần,sống một cuộc đời cam chịu. Sự phân biệt đẳng cấp đến mức kì cục,
vô nhân đâọ đó mặc nhiên được xã hội thừa nhận, được tôn thờ,trở thành vũ khí
giết người vô hình mà người hứng chịu nhiều nhất lại nhà người phụ nữ. Ở xã
hội Ấn Độ, thân phận người phụ nữ so với Nam giới thật là thấp kém. Người
con gái nào lớn lên ở làng chài này cũng được các bà mẹ ngay từ nhỏ dạy bảo
cho biết ý nghĩa linh thiên của những tập tục ở đây, lớn lên, nó lại là điều răn
dạy quan trọng nhất trước khi về nhà chồng. Muốn làm con gái dân chài, phải
kế thừa những chân lí lâu đời và nếp sống chặt chẽ của cộng đòng dân chài. Các
triết lí ấy được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành niềm tin bất di bất
dịch trong mỗi con người. Khi niềm tin và tôn giáo. tín ngưỡng đã trở nên lớn
lao, không gì có thể làm lay chuyển thì có người nào dám chống đối lại nó. Bao
người phụ nữ dân chài,vì niềm tin đó đã sống một cuộc sống an phận, hằng
ngày hồi hộp lo lắng về số phận của người chồng khi họ mỗi ngày vật lộn với
biển cả để kiếm cái ăn, để tồn tại, " sống một cuộc sống đau khổ rồi chết". Biết
bao cuộc đời như thế đã dẫn ra. Dù có yêu người chồng hay không, người phụ
nữa cũng phải hoàn thành bổn phận thiêng liêng của người vợ. Theo phong tục,
người con trai được giao phó cho người con gái khi thành vợ thành chồng. năm
trong tay tính mạng của con người, liệu mấy ai dám làm điều gì khác ngoài việc
thành tâm cầu nguyện cho chồng. Mà ở Ấn Độ,đâu phải ai cũng lấy được người
mình yêu.không chỉ có tôn giáo làm khổ con người, chế độ phân biệt đẳng cấp
14 | P a g e


nặng nề ở Ấn Độ cũng là thứ vũ khí giết người ghê gớm nhất. ngay từ khi mới
ra đời người dân Ấn Độ đã mặc nhiên không nhận đẳng cấp của mình như một
định mệnh không gì có thể biến chuyển được. Chế độ phân biệt đẳng cấp là một
nét đặc sắc,nỗi bật nhất trong đời sống của Ấn Độ. Và những con người ở đẳng

cấp dưới hay những người ngoài đẳng cấp cùng những người phụ nữ là nhưng
nạn nhân của cái xã hội ấy.
2.Nghệ thuật của tác phẩm mùa tôm.
2.1 Nghệ thuật kịch hóa.
Tác phẩm “Mùa tôm” là một trong những tác phẩm tiều biểu của truyện ngắn
hiện đại Ấn Độ. Xét về mặt thể loại ta xác đinh rằng đây là một truyện ngắn,
những bên cạnh nhưng đó nó vẩn có những đặc trưng của kịch một cách rõ rệt
nên ta có thể thấy đây là một tác phẩm được xây dung theo nghê thuật kịch hóa.
Kịch chú trọng tái hiện lại những xung đột trong đời sống xã hội, nhất là xung
đột giữa các hệ ý thức đối kháng. Nó phản ánh các xung đột ấy thông qua hành
động và đối thoại của các nhân vật. Ngay những xung đột trong bản thân ý thức
một con người.Và ở tác phẩm này câu chuyện được xây dựng giựa trên xung
đột giữa tình yêu và tôn giáo, đẳng cấp và tín ngưỡng. Tình yêu ở trong tác
phẩm là tình yêu khác đẳng cấp và tín ngưỡng của một làng chài, giữa cuộc
sống đói nghèo và những giáo lý luôn cố thủ, cấm đoán, cuốn trói tuổi thanh
xuân với tình yêu đầu đời vừa chớm nở của một đôi trai gái đã thăm thẳm bi
thương.Khẳng địch một cách cụ thể hơn thì có thể xem đây là một tác phẩm
được xây dựng theo cánh xây dưng của thể loại bị. Bởi vì bi kịch là một tác
phẩm kịch được xây dựng trên một xung đột, thể hiện về mặt thẩm mĩ những
mâu thuẫn tồn tại trong cuộc sống giữa khát vọng chủ quan của cá nhân con
người và khả năng khách quan không thể thực hiện được của nó”. Mà xung đột
ở trong tác phẩm này thỏa mản được điểu đó. Tình yêu khác đẳng cấp và tính
ngưỡng ở đây chính là khát vọng chủ quan của cá nhân con người, và khả năng
để tình yêu này để có thể đơm hoa kết trái, có thể hạnh phúc là điều không thể
thực hiện. Và tác phẩm này nó củng mang cái lối kết thúc thường thấy của bi
kịch, đó là sự thất bại của nhân vật tiện tiến người dám đứng ra để chống lại
những gì cổ hũ, lạc hậu, nhưng thất bại đó vẩn được biểu dương và được xem
đó là điều hướng tới trong tương lại. Và trong tác phẩm này Kurathamma và

15 | P a g e



Parikutti có thể coi như là nhưng người xung phong chống lại nhưng cái gọi là
đẳng cấp, là niềm tin, là tín ngưỡng kia để mong muốn đến được một bến bờ
hạnh phục nhưng họ đã thất bại khi chưa đến được ngưỡng cửa của hạnh phúc.
Xét một cách tổng quan toàn bộ tác phẩm ta thấy từ đầu cho đến cuối tác phẩm
là những cuộc đối thoại của các nhân vật với nhau hoặc là những lời đọc thoại
nội tâm của từng nhân vật. Hầu như mọi nhân vật xuất hiện đều có lời thoại và
hành động , đây chính là nhưng thứ đặc trưng của kịch. Toàn bộ cốt truyện
được thể hiên với sự tăng dân của xung đột từ trình bày đến thắt nút đến phát
triển đến đỉnh điểm và rồi kết thúc.
Nghệ thuật kịch hóa đã tạo nên một sự độc đáo và hấp dẩn riêng cho tác phẩm.
Toàn bộ nội dung của tác phẩm đều được các nhân vật lần lượt thể hiện thông
qua lời thoại và hành động của mình vì thế mà người đọc có cảm giác gần gủi
dễ tiếp nhận dễ bị thu hút hơn. Từng tình huống trong truyện diễn ra một cách
chi tiết như từng màn kịch đầy cuốn hút.
2.2 Tiếng hát của Parikutti chất xúc tác cho sự xung đột
Có thể nói tiếng hát của Parikutti là trung tâm của ngọn nguồn của mọi sự mâu
thuẩn và xung đột. Mỗi lần anh cất tiếng hát là dường như một lần sự mâu
thuẩn lại tăng lên một bậc. Và một khi mâu thuẫn đã vươn lên quá manh mẽ thì
mâu thuẫn cần được giải quyết bằng xung đột và đó là khi bi kịch ập đến. Lân
đâu tiên xuất hiện tiếng hát của anh Parikutti, đó là lúc những lưỡi dao cứa sâu
vào trái tim cô gái đáng thương kia. Tại sao anh lại cứ hát mãi ngoài kia vậy?
Anh có biết là sau tiếng hát đó là cả một bể đầy nước mắt, đớn đau không? Và
rồi tôi lại thấy căm ghét anh ta vì anh đích thị là một kẻ vô tình, vô tình đến
nhẫn tâm tàn tệ! Nhưng rồi đột nhiên tôi lại thấy thương, thấy quý mến anh vì
xét cho cùng anh đâu có cố ý làm cho Karuthamma đau khổ: “Tiếng hát của
Parikutti vẫn chơi vơi ngoài bãi biển. Bài hát được đặt ra không phải là để
quyến rũ con gái dân chài lén ra khỏi nhà ban đêm. Bài hát không có nhịp điệu,
giai điệu không phải đã hay. Giọng người hát cũng không thật đặc sắc, lôi cuốn.

Nhưng nó có cái gì làm cho người ta náo nức. Anh buộc lòng phải nhắn cho cô
hay là anh đang ngồi đây, anh muốn cầu xin cô tha lỗi. Giọng Parikutti lạc đi vì
cố hát mãi.” Lần thứ hai tiếng hát của Parikutti xuất hiên là lúc vết thương
trong lòng của hai con người ấy thêm sâu hơn. Đó là một đêm trăng sáng tiếng

16 | P a g e


hát của anh đã khiến cô phải quyết đinh ra gặp anh và họ nói lời giã từ trước khi
cô đi lấy chồng. Rồi lần cuối khi anh hát trên bờ biển đã khiến cho tình yêu
trong Karuthamma thức tỉnh, họ đến với nhau trong một đêm giông bão của
biển cả. Sự phẩn nộ của biển cả đã nhấn chìm họ và tình yêu của họ chỉ có thể
trọn vẹn khi đã chết cùng nhau.
2.3 Một số đặc trưng nghệ thuật khác.
Thakaghi sivasankara Pillai là nhà văn nhân đọa chủ nghĩa,thấu hiểu được nỗi
đau của con người.Dùng ngòi bút hiện thực để lên án,tố cáo chưa đủ,ông còn
bày tỏ sự xúc động của mình trước thực trạng cuộc sống,qua đó nói hộ cho nhân
vật của mình những tình cảm thầm kín,sâu đậm nhất.Những đoạn trữ tình ngoại
đề này chứa nhiều tình cảm thương yêu của ông đối với nhân vật.
Ngoài ra nhà văn sử dụng rất nhiều câu nghi vấn trong tác phẩm.Nhà văn đặt ra
nhiều câu hỏi,băn khoăn về số phận,về đường đi của nhân vật.Điều này giúp
cho đọc giả mắc dù đứng bên ngoài cuộc sống của nhân vật nhưng vẩn có thể
cùng nhà văn dõi theo bóng dáng của họ.Và cùng suy ngẩm cho nhân vật, có
thể tưởng chừng như đó là cuộc sống của chính mình.
Trong "Mùa Tôm" những đoạn trữ tình ngoại đề như thế xuất hiện rất nhiều,bày
tỏ niềm thương cảm của tác giả đối với nhân vật:"đó là buổi ra đi của
Karuthamma,người con gái làng biển.Tương lai cô sẽ ra sao?cô có tránh được
hiểm nghèo hay không?
Trong tác phẩm nhà văn còn miêu sự vân động tả tâm lý nhât vật một cách rất
chân thực với những đoạn đọc thoại nội tâm hay với những hành đông mang

tính tâm lí.
III .Kết Luận:
Mùa Tôm xuất hiện như một nét chấm phá trong bức tranh hiện thực Ấn Độ.
Với nghệ thuật đặc sắc của một người cầm bút tài ba tác phẩm “Mùa tôm” phản
ánh rõ nét xã hôi Ấn Độ lúc bấy giờ . Dưới ngòi bút của một nhà văn hiên thực
suất sắc nhà văn đã cho ta thấy một vùng đất nghèo của đất nược Ấn Độ với
đầy đủ những đặc sắc về tôn giáo, tập quán , tín ngưỡng và cả đẳng cấp của
người dân Ấn Độ. Chính cách phản ánh rốt ráo hiện thực này, mà Mùa tôm luôn
hấp dẫn được độc giả mọi lứa tuổi. “Mùa tôm” đã từng được nhiều lần đưa lên
17 | P a g e


sân khấu kịch Việt Nam vì những đặc trưng gần gũi với thể loại kịch nên các
gân gũi với người đọc hơn.

T.X.Pillai đã làm được điều đáng kể trong cuộc đời hoạt động văn nghệ của
mình .Mùa Tôm là cuộc đấu tranh không khoan nhượng với chế độ phân biệt
đẳng cấp ,với hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt với những rào cản vô hình
ngăn con người đi tìm hạnh phúc .Sự bất công của chế độ phân biệt đẳng cấp
,những hủ tục lạc hậu mê tín dị đoan niềm tin mù quáng vào thần linh cùng
cuộc vật lộn mưu sinh của người dân chài Ấn Độ được thể hiện hết sức sinh
động .Có thể nói, Mùa Tôm là một tác phẩm thành công của T.X.Pillai và của
nền văn học hiện đại Ấn Độ .Nó đã góp tiếng nói quan trọng vào công cuộc đấu
tranh giải phóng phụ nữ ,giải phóng con người mà nhân loại đang tiến hành .

18 | P a g e


Tài Liêu Tham Khảo:
1.Tác phẩm “ Mùa Tôm”

2. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Sự vận động của thể loại bi kịch, TẠP CHÍ KHOA HỌC,
Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012
3. Lương Đức Trung, Văn học Ấn Độ , Nhà xuất bản Giáo Dục
4. />5.
/>
19 | P a g e



×