Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

giáo trình giải phẩu động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 74 trang )

CHƯƠNG 1. HỆ XƯƠNG
I. Chức năng của hệ xương
+ Tạo thành bộ khung của cơ thể người và động vật
+ Là chỗ bám của các cơ, tạo nên hình dáng cơ thể.
+ Chống đỡ cơ thể, tạo thành các xoang bảo vệ các cơ quan nội tạng.
+ đóng vai trò quan trọng trong chuyển hoá, đặc biệt là muối canxi..
+ Tủy đỏ của xương còn là nơi sản sinh ra các tế bào máu: hồng cầu và bạch cầu.
1. Đặc điểm chung của xương
1.1. Hình thái của xương
Bộ xương gia súc gồm khoảng trên 200 xương. Các xương này thường có đôi ở vị trí đối xứng
qua mặt phẳng đứng giữa cơ thể ( xương chẵn). Một số xương lẻ (không có đôi) ở cột sống, nền hộp
sọ.
Tuỳ theo hình thái, xương được phân làm 4 loại:
(1) Xương dài (long bones):
- Hình trụ dài, có một thân và hai đầu (đầu trên và đầu dưới). Xương dài xắp xếp ở các chi.
- Thân xương (diaphysis): ngoài có lớp xương chắc; trong lòng tạo thành xoang chứa tuỷ
xương. Đầu xương (epiphysis) chủ yếu có cấu tạo xương xốp. Giữa đầu xương và thân xương có
đĩa sinh trưởng có cấu tạo sụn trong
- Xương dài có tác dụng làm tay đòn khi vận động và chống đỡ khối lượng của thân thể, vì
thế xương rất chắc và khoẻ.
- Xương dài cong là xương sườn (hình cung, không có tuỷ, tạo thành lồng ngực)
(2) Xương dẹp (flat bones)
- Dẹp, bề mặt rộng làm chỗ bám cho cơ.
- Thường do 2 phiến xương chắc kết hợp lại,
- Đôi khi ở giữa hai phiến này có 1 lớp xương xốp mỏng.
- Xương dẹp sắp xếp ở hộp sọ, hoặc bả vai.
* Ở sọ, xương dẹp tạo thành xoang để bảo vệ não
(3).Xương ngắn (short bones)
- Hình khối, nhiều cạnh, bên ngoài là xương chắc, bên trong là xương xốp.
- Sắp xếp ở vùng cổ tay cổ chân, có tác dụng chống đỡ, giảm áp lực của khối lượng cơ thể, phân tán
lực tác động lên các khớp.


(4) Xương có hình dáng phức tạp:
Gồm xương cột sống, xương hàm trên, xương nền hộp sọ (xương sàng, xương bướm) tác
dụng của nó rất đa dạng có nhiều mấu, nhiều mặt tuỳ theo vị trí của nó.
1.2. Cấu tạo xương
Xương được cấu tạo bởi 4 phần sau: (1) màng xương, (2) tổ chức xương (gồm xương chắc và
xương xốp) (3) tuỷ xương, (4) mạch quản thần kinh.
(1) Màng xương:
Là lớp màng mỏng màu hồng nhạt, dai, chắc bao phủ mặt ngoài xương dài, trừ các mặt khớp.
Màng xương gồm hai lớp:
+Lớp ngoài: Dày hơn, chứa nhiều sợi hồ collagen, ít sợi chun cùng với mô liên kết thưa, các mao
mạch và thần kinh.
+Lớp trong: Mỏng, gồm một lớp tế bào, ít sợi hồ, nhiều sợi chun và có các tế bào tạo xương, có
các sợi tạo keo chạy từ ngoài vào lớp xương chắc.
Mạch quản thần kinh từ màng xương chạy vào trong tổ chức xương qua các ống nhánh Wolkmann
và ống Ha-ver song song với trục của xương.

1


*Màng xương đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và tái tạo xương nên khi phẫu
thuật phải tránh làm tổn hại lớp màng này bằng cách để lại màng dính liền với mô xương.
(2) Tổ chức học của xương
* Xương chắc: Chủ yếu là các tấm xương tạo thành nhiều hệ thống Haver xếp liền nhau thành
những vòng tròn đồng tâm. Mỗi hệ thống này là những ống xương xếp xung quanh một trục là ống
Haver. Các ống dọc này được liên kết với nhau bởi các ống Wol-kơ-man chạy ngang trong ống
chứa mạch quản và thần kinh, nhờ đó nó phân nhánh vào đến tuỷ xương
* Xương xốp: nằm ở đầu các xương dài và giữa 2 phiến của xương dẹt gồm các tế bào xếp theo
hình tia tạo thành các nan xương. Các nan xương xếp lộn xộn tạo thành các hốc chứa tuỷ xương và
mạch máu. Xương đặc hay xương xốp chỉ là những hình thức kiến tạo khác nhau của chất xương
nhưng giống nhau về phương diện tổ chức học.

+ Sụn mặt khớp: là lớp sụn mỏng bao bọc một phần của đầu xương dài nơi nó tiếp xúc hoặc liên
kết với xương khác. Cấu tạo là các tế bào sụn trong, không có mạch quản và thần kinh phân đến.
(3).Tuỷ xương: Chứa trong ống tuỷ xương dài và các hốc trong các xương xốp. Có 2 loại tuỷ là tuỷ
đỏ và tuỷ vàng.
+ Tuỷ đỏ (red marrow): có trong xương bào thai và xương súc vật non
- Chứa nhiều mạch máu, tổ chức lưới của những mao mạch, xoang chứa các loại tế bào hồng cầu,
bạch cầu, tế bào lympho
- Là cơ quan tạo huyết quan trọng của cơ thể.
- Ở súc vật trưởng thành, tuỷ đỏ chỉ còn lại trong hốc các xương xốp, xương ức, xương sườn.
+ Sau đó tuỷ đỏ biến dần thành tuỷ vàng: xốp, nhẹ, chứa trong ống tuỷ của xương dài, cấu tạo chủ
yếu là tế bào mỡ.
* Ở gia cầm, hầu hết các xương không có tuỷ.
(4) Mạch quản thần kinh: Là hệ thống các đôi dây thần kinh.
1.3. Thành phần hoá học của xương
Xương có đặc tính rắn chắc và đàn hồi là do sự có mặt của các chất vô cơ và chất hữu cơ:
- Xương tươi (ở đại gia súc): chứa 50% n−ớc, 15,75% mỡ, 12,45% chất hữu cơ (inorganic
materials) và 21,8% chất vô cơ (organic materials).
-Xương khô (mất nước và mỡ) tỉ lệ chất hữu cơ trên chất vô cơ là 1/2. Thành phần cơ bản của
chất hữu cơ là những mucopolysacarit chứa nhiều axit. Chondroitin sunfuric và protein. Hỗn hợp nà
có tính chất ưa canxi và được coi là sản phẩm quan trọng cần thiết cho sự vôi hoá của xương.
- Chất vô cơ chủ yếu là các loại muối:
Photphat canxi (Ca3PO4): 51,64%
Cacbonat canxi (CaCO3): 41,30%
Florua canxi (CaF2): 2,00%
Photphat magiê (Mg3(PO4)2: 1,16%
Clorua canxi (CaCl2): 1,20%
Thành phần hoá học của xương thay đổi theo lứa tuổi. ở gia súc non, xương ít chất vô cơ, nhiều chất
hữu cơ nên xương mềm dẻo, kém độ rắn, chắc. Ngược lại, ở gia súc già, chất hữu cơ giảm, chất vô cơ
tăng, nên xương giòn dễ gãy. Chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn, trạng thái sinh lý cơ thể , dinh dưỡng
v.v ảnh hưởng đến cấu tạo và thành phần hoá học của xương.

2. Sự hình thành và phát triển của xương
Xương hình thành qua 3 giai đoạn: giai đoạn màng, giai đoạn sụn, giai đoạn xương.
- Giai đoạn màng: Bắt đầu từ tuần thứ 6 - 7 của quá trình phát triển bào thai. Một số tế bào
trung mô biệt hoá tạo thành các nguyên cốt bào tập trung dưới dạng các màng tổ chức liên kết.
- Giai đoạn sụn: Sang tháng thứ 2 các màng được thay thế dần bằng mô sụn, thỏi sụn

2


- Giai đoạn xương: Từ thỏi sụn, cốt hoá thành xương.
*Một số xương được hình thành trực tiếp từ màng bỏ qua giai đoạn sụn (vòm hộp sọ và các xương
mặt).
2.1. Quá trình hình thành xương bỏ qua giai đoạn sụn
(1)Trên các tấm màng xuất hiện các điểm hoá xương (ở đó tập trung các tế bào sinh xương và chất
gian bào).
(2) Sau đó các tế bào sinh xương phân chia nhanh, thu hút muối Canxi và chất hữu cơ do mạch máu
mang đến và biến thanh tế bào xương.
(3) Các tế bào xương lan rộng ra xếp thành nan xương rồi thành tấm xương,
(4) Cuối cùng liên kết màng biến thành xương chỉ còn để lại lớp màng mỏng bên ngoài là màng bọc
xương. Từ vài 3 điểm hoá xương như vậy sự cốt hoá lan rộng ra (trong suốt giai đoạn bào thai) và
biến các tấm màng thành các xương vòm hộp sọ và xương mặt.
2.2. Cốt hoá sụn
Quá trình này phức tạp hơn. Từ tháng thứ hai của bào thai, lớp màng hình thành thỏi sụn có hình
dáng giống như xương trưởng thành. Bên ngoài được bao bọc bởi màng sụn (trừ ở phần mặt khớp).
Quá trình cốt hoá sụn được xảy ra cùng một lúc ở thân và đầu thỏi sụn.
(1) Ở thân thỏi sụn: Màng sụn gồm 2 lớp ngoài và trong: lớp ngoài giàu mạch quản; lớp
trong có các tế bào có khả năng sinh sản mạnh.
- Trên thân thỏi sụn xuất hiện điểm cốt hoá là nơi tập trung các hạt muối Canxi và chất hữu cơ làm
cho các tế bào sụn bị thoái hoá, tiêu huỷ.
- Các tế bào lớp trong sinh sản mạnh biến thành tế bào sinh xương làm lớp màng sụn biến đổi thành

màng xương.
- Các tế bào sinh xương thu hút muối canxi và chất hữu cơ biến thành tế bào xương, phân chia mạnh
mẽ làm cho mô xương dày ra về chiều ngang và về phía 2 đầu của thỏi sụn.
- Ngay trong lòng thỏi sụn cũng xuất hiện các huỷ cốt bào có khả năng dung giải mô sụn tạo thành
các hang, hốc chứa đựng chất keo bên trong thỏi sụn, phân giải các nan xương ngăn cách các khoảng
trống trên và tạo nên trong lòng thỏi sụn một ống rỗng (ống tuỷ xương).
- Ở màng xương có nhiều mạch quản. Các tế bào xương tạo nên các tấm xương bao quanh các mạch
quản tạo thành các hệ thống Haver. Sự tăng dần các hệ thống này tạo thành lớp xương chắc ở thân
xương.
* Cốt hoá sụn ở thân thỏi sụn gồm 2 quá trình xảy ra đồng thời:
- Là tiêu huỷ mô sụn tạo thành tuỷ xương (do các huỷ cốt bào)
- Quá trình hình thành mô xương của lớp xương chắc (do tế bào sinh xương).
(2). Ở 2 đầu thỏi sụn: Quá trình cốt hoá giống như ở thân xương nhưng xảy ra muộn hơn và
theo chiều ngược lại (bắt đầu từ đầu xương và lan vào thân xương). Sự cốt hoá dừng lại khi đầu thỏi
sụn còn lại đã biến thành xương. Lớp sụn mặt khớp không bị cốt hoá để đảm nhiệm chức năng liên
kết với xương khác. Sự cốt hoá ở 2 đầu thỏi sụn làm cho xương dài ra.
* Các xương thứ cấp: Xương chi, xương vùng thân, một số xương sọ.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương
3.1. Yếu tố dinh dưỡng
Quá trình hình thành và phát triển của xương về bản chất là sự nhân lên và biệt hoá của tế bào
xương và chất xương. Vì vậy dinh dưỡng phái đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho quá trình này đó
là các thành phần hoá học (vô cơ và hữu cơ cấu tạo nên xương). Một số yếu tố cần chú ý là:
- Vitamin D: Cần thiết cho quá trình hấp thu Ca. Vitamin D có thể do cơ thể tự tổng hợp hoặc
hấp thu từ thức ăn. Quá trình tổng hợp Vitamin D tăng lên khi lớp da của cơ thể tiếp xúc với ánh nắng
mặt trời.

3


- Vitamin C: Cần thiết cho sự tổng hợp sợi collagen thay thế các sợi cũ.

Con non không được cung cấp đầy đủ Vitamin C sẽ chậm lớn. Trẻ con và người lớn thiếu
Vitamin C sẽ dễ mắc chứng loét và xuất huyết do thiếu hụt sợi collagen trong các tổ chức liên kết.
3.2. Hóc môn
Các hormon sinh trưởng; hormon tuyến ức; hormon sinh dục ảnh hưởng đến qúa trình hình
thành và phát triển của xương.
4. Khớp xương
Khớp được tạo thành do hai hay nhiều xương hoặc sụn với các tổ chức khác. Xương là bộ
phận căn bản của hầu hết các khớp. Trong một số trường hợp, khớp đựoc tạo thành giữa 1 xương và 1
sụn hoặc giữa hai sụn. Tổ chức kết nối là mô sợi, là sụn hoặc cả hai. Khớp đựoc hỗ trợ bởi các cơ.
Tuỳ theo vị trí, chức phận của xương mà có các liên kết khác nhau.
Căn cứ vào cấu tạo cũng như về tác động mà phân ra:
4.1. Khớp bất động
Các khớp này không hoạt động trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Các
xương nối với nhau qua tổ chức liên kết, không có khoang khớp.
Ví dụ: các khớp ở vùng sọ, vùng mặt
Đặc điểm cấu tạo: cấu tạo đơn giản và được phân loại như sau:
Căn cứ vào hình dạng khớp , phân ra:
- Khớp răng: Các đường khớp như hình răng cưa (VD: khớp giữa xương đỉnh và x. trán)
- Khớp vẩy: Xương nọ chồng lên xương kia như vẩy cá hay ngói lợp mái nhà (VD khớp x. đỉnh và x.
thái dương)
- Khớp mào: Mào của xưong nọ lấp vào khe xương kia (VD x. liên hàm với x. hàm trên).
Căn cứ theo tính chất của tổ chức nối giữa hai xương phân ra:
- Khớp nhau nhờ tổ chức sụn: khớp giữa thân các đốt sống; khớp xương sườn thứ nhất với xương ức.
- Khớp nhau nhờ tổ chức xơ: Khớp giữa x. quay và x. trụ. Khớp vùng sọ
- Khớp nhau nhờ tổ chức xương: Các khớp vùng đầu
4.2. Khớp bán động
- Là loại khớp trung gian, không có bao khớp và khoang khớp.
- Đặc điểm hoạt động: Chỉ hoạt động trong những thời kỳ nhất đinh của quá trình phát triển và hoạt
động sống của cơ thể. Khớp bán động háng và bán động ngồi chỉ hoạt động khi gia súc đẻ.
- Cấu tạo: Giữa hai đầu khớp là tổ chức sụn

*Ở gia súc già: tổ chức sụn cốt hoá làm cho hai đầu xương gắn lại với nhau dẫn đến là giảm khả năng
hoạt động.
4.3. Khớp toàn động.
Sự hình thành: từ khớp bất động:
- Tổ chức sụn của khớp xuất hiện một điểm khuyết, điểm khuyết này lớn dần.
- Cốt mạc lan từ xương này sang xưong kia tạo thành xoang quan tiết.
- Hai mặt đầu khớp còn phủ một lớp sụn.
Các loại khớp toàn động
- Khớp toàn động đơn trục: trục vận động thẳng góc với thân xưong (gấp duỗi), hoạt động của khớp
thường theo kiểu ròng rọc.
Ví dụ ở các khớp chi: khớp khuỷu, cổ chân, đầu gối, khớp ngón.
- Khớp song trục: hai trục hướng thẳng góc lên nhau, trên dưới & phải trái.
Thường có kiếu khớp bầu: diện khớp hình bầu dục, một bên lồi & một bên lõm,
Ví dụ: khớp giữa đốt chẩm và đốt Atlas)
- Khớp đa trục: Đảm bảo sự vận động tự do nhất. Điển hình là kiểu khớp cầu (cử động xoay vòng)

4


như khớp xương bả vai với xương cánh tay, khớp giữa xương chậu với xưong đùi.
* Khả năng hoạt động tuỳ thuộc vào cấu tạo mặt khớp:
Căn cứ phân loại theo hình thể diện khớp (kiểu phân loại không phổ biến) :
- Khớp phẳng: như khớp cườm
- Khớp lồi cầu: như khớp vai- cánh tay
- Khớp chỏm: như khớp chậu đùi
- Khớp ròng rọc: như khớp khuỷu
- Khớp bầu: Khớp lồi cầu chẩm.
Khoang khớp chứa hoạt dịch, kín, có tác dụng ép hai đầu xương dưói tác dụng của áp lực không khí
bên ngoài làm giảm một phần sức co của cơ.
4. 4. Dây chằng

- Dây chằng ngoại biên: bao gồm những bó sợi sinh keo đàn hồi nằm ngay trong bao sợi hay tập
trung thành từng bó riêng biệt ở bên ngoài.
- Dây chằng gian khớp: ám nối giữa hai mặt khớp và nằm trong bao khớp
- Dây chằng ở xa đến trợ lực: gồm các gân, cơ, cơ bám ở đầu xương
* Dây chằng loại trắng: Trắng xà cừ, không co giãn được như dây chằng ngoại biên và dây chằng
gian khớp
* Dây chắng loại vàng: màu vàng, đàn hồi như dây chắng cổ
4.5. Cấu tạo khớp toàn động
Các thành phần cấu tạo của khớp toàn động gồm: mặt khớp, sụn khớp, bao khớp, dây chằng, xoang
khớp, dịch khớp.
(1) Mặt khớp: gồm hai hoặc nhiều đầu xương tiếp giáp với nhau. Đầu mỗi xương được bao
bọc bởi một lớp sụn mặt khớp mỏng. sCác đầu xương thường có hình thể đối chiếu nhau: Hình
chỏm đối chiếu với một xoang khớp (như khớp bả vai-cánh tay, khớp chậu-đùi); lồi cầu đối chiếu với
ròng rọc (như khớp khuỷu)...
( 2) Sụn khớp để hai xương khớp khít vào nhau, đôi khi giữa chúng còn có các sụn bổ trợ
như:
- Sụn chêm: Chêm chặt giữa hai đầu xương, dày mỏng tuỳ theo khớp và di chuyển theo động tác
của khớp như ở khớp thái dương hàm, khớp đầu gối.
- Sụn viền: ở hố của một đầu khớp có tác dụng “khơi sâu” mặt khớp để đầu lồi của mặt kia cố định
chắc chắn vào ổ khớp. Sụn có hình đồng xu, hình đáy cốc (như ở khớp chậu đùi, khớp vai cánh tay)
(3) Bao khớp: có hình túi bao bọc xung quanh khớp gồm cả 2 đầu xương và các sụn bổ
khuyết. Tuỳ theo chiều cử động mà độ dày mỏng ở các vị trí khác nhau. Bao khớp gồm hai lớp:
- Lớp ngoài là màng sợi dày: khoẻ chứa các sợi Collagen từ màng bọc xương kéo đến, các thần
kinh cảm giác, xúc giác. Lớp này có nhiệm vị bảo vệ.
- Lớp trong là bao hoạt dịch (synovial membrane): là mô liên kết sợi xốp, giàu mạch máu và sợi
đàn hồi, có các tế bào tiết dịch (hoạt dich, trong, vàng nhạt có tác
dụng bôi trơn)
(4) Xoang khớp: là khoảng trống bao quanh hai đầu xương và các sụn khớp được giới hạn bởi
bao hoạt dịch và chứa đầy hoạt dịch hay dịch khớp. Dịch khớp (synovial fluid): trong suốt, màu
vàng nhạt, nhờn nhưng không dính, từ mạch máu chuyển ra.

Tác dụng: bôi trơn, giảm ma sát mặt khớp và dinh dưỡng dinh dưỡng cho sụn khớp.
(5) Dây chằng: Là những bó sợi sinh keo đàn hồi nối hai đầu xương với nhau. Dây chằng cùng
với bao khớp giữ chiều hoạt động của khớp.
- Dây chằng ngoại biên: là dây chằng nằm trong hoặc ngoài vách bao sợi.
- Dây chằng gian khớp: nằm trong xoang khớp, bám nối giữa hai mặt khớp, nằm bên trong màng

5


hoạt dịch.
Ngoài ra còn có gân, cân của các đầu xương trợ lực cho bao khớp, giữ cho khớp khỏi chệch,
mặc dù nó không phải là thành phần của bao khớp. Hai loại dây chằng trên thường có mầu trắng xà
cừ, ít đàn hồi. Trong cơ thể còn loại dây chằng màu vàng có tính đàn hồi cao như dây chằng cổ.

6


CHƯƠNG 2. HỆ CƠ
1. Đại cương về hệ cơ
(1) Hệ cơ cùng với xương, khớp tạo nên hệ vận động của cơ thể. Khi cơ co sinh ra công và lực
phát động làm di chuyển một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể.
(2) Cơ tham gia cấu tạo nên thành, vách các nội quan: hệ tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, niệu sinh
dục. Cơ co rút tạo nên sự vận động của các cơ quan đó.
(3) Cơ vân (cơ xương) bám vào các xương và chịu sự điều phối của thần kinh trung ương và
góp phần tạo nên hình dáng cơ thể. ở động vật có khoảng 250 cơ chiếm 36- 45% khối lượng cơ thể.
Phần lớn là cơ chẵn, một ít cơ lẻ.
(4) Cơ có các đặc tính: tính co rút, tính đàn hồi, tính kich thích, và tính truyền dẫn . Mọi sự vận
động của cơ đều là kết quả của sự co rút. Tốc độ co rút cơ ở các loaì rất khác nhau
(5) Sự cường cơ là trạng thái co rút của cơ khi cơ thể ở trạng thái nghỉ. Vì sự co của một nhóm
cơ này luôn được cân bằng bởi tính cường cơ của một nhóm cơ duỗi khác. Tính cường cơ đảm bảo

tư thế đứng của con vật. Các nguyên nhân nào làm suy giảm tính cường cơ đều làm con vật mất cân
bằng và ngã xuống.
2. Phân loại cơ
Cơ được phân làm 3 loại cơ vân (cơ xương), cơ trơn và cơ tim căn cứ vào nguồn gốc phát
sinh, vị trí, cấu tạo và sự hoạt động:
ĐĐ so sánh

Cơ vân

Cơ trơn

Phân
bố

Phần lớn các cơ bám
vào xương

Dưới da, thành các nội
quan: ống tiêu hoá,
niệu- sinh dục, mạch quản.

Cấu
tạo

Tế bào cơ có hình trụ,
Hình thoi. Nhân nằm
Hình trụ. Nhiều nhân. Có các
có nhiều nhân nằm sát
ở giữa. Cơ thường có màu
sọc thang nối các tế bào

cạnh ngoài. Các tế bào
trắng
tạo thành thể hợp bào.
cơ tạo thành tơ cơ có
các đĩa sáng, đĩa tối
nằm xen kẽ nhau. Các tơ
cơ hợp thành sợi cơ.

Hoạt
động

Theo ý muốn (hoạt động Không theo ý muốn
tự chủ)

3. Cấu tạo

hình
dạng của cơ
vân
Hình 1. Cấu
7

Cơ tim
Tim

Không theo ý
muốn


trúc của cơ vân

3.1. Hình dạng: Phần lớn cơ vân có hai đầu: đầu thân thịt và đầu kia là gân.
- Đầu bám gốc (điểm khởi đầu), thường cố định khi vận động
- Đầu bám tận (điểm đi tới của cơ), thường là điểm vận động
Tuy nhiên việc xác định trên chỉ là tương đối: đầu bám gốc trong cử động này lại là điểm
vận động đối với một cử động khác.
+ Phần thân thịt:
Gồm những sợi cơ xếp song song với nhau tạo thành bó cơ được bọc ngoài bởi màng liên
kết sợi xốp mỏng. Nhiều bó nhỏ họp lại thành một bó lớn hơn và ngoài cùng được bao phủ bằng
một màng liên kết sợi xốp. Trong các bó cơ và xen kẽ giữa các bó cơ có nhiều mạch quản và
thần kinh phân bố nên cơ có màu đỏ.
+ Phần gân của cơ thì nối với xương.
Hình dạng cơ: Cơ được chia ra:
- Cơ dài: Thường gặp ở các chi, có hình thoi, gồm một bụng là phần phình của cơ, có chỏm
ứng với điểm bám gốc và đuôi ứng với điểm bám tận
- Cơ rộng: Chủ yếu là cơ thân: có hình tấm rộng phủ lên mặt ngoài của phần ngực và bụng.
- Cơ ngắn: Chủ yếu ở lớp cơ sâu giữa các đốt sống ở mặt lưng và cơ gian sườn.
Ngoài ra cơ còn có những dạng phức tạp như:
- Cơ nhiều đầu: xuất phát từ nhiều điểm bám gốc rồi tập hợp lại thành một cơ chung: cơ
tam đầu cánh tay, cơ nhị đầu đùi.
- Cơ nhiều đuôi : từ một cơ phát ra nhiều đầu gân bám tận: cơ gấp và duỗi các ngón và bàn.
- Cơ có nhiều thân : gồm hai cơ nối với nhau bằng đầu gân chung. Đa số các trường hợp
các sợi cơ xếp song song với trục của cơ. Trong một số cơ, sợi cơ có hướng xiên.
3.2. Những cấu tạo bổ trợ cho cơ
3.2.1. Cân
Là lớp tổ chức sợi xốp chứa sợi sinh keo, sợi đàn hồi, tế bào liên kết và các dịch mô làm
thành một khối nằm xen giữa lớp mỡ dưới da và các cân ở sâu.
Hệ thống cân mạc liên kết chặt chẽ với nhau và liên kết với xương tạo ra những vách hoặc
những bao chắc xung quanh cơ.
Cân phát triển không đều ở các bộ phận khác nhau: Phát triển mạnh và chắc ở các chi, kém
phát triển ở vùng mặt. Cân hỗ trợ cho sự hoạt động của cơ xương.

3.2.2. Bao gân: gồm hai loại là bao sợi và bao hoạt dịch.
- Bao sợi: Thường ở các chi và do cân biến đổi tạo thành những ống hẹp bao bọc lấy đầu
gân. Cấu tạo là tổ chức màng sợi liên kết sợi.
- Bao hoạt dịch: Có dạng ống khép hoàn toàn hay không hoàn toàn bao bọc toàn bộ hay
một phần các gân dài ở các chi do các mô liên kết biệt hoá tạo thành và thường ở bên trong bao
sợi giúp gân hoạt động dễ dàng.
Bao hoạt dịch gồm 2 lá: Lá ngoài sát với bao sợi; Lá trong ôm lấy bề mặt gân
Giữa 2 lá là xoang hoạt dịch chứa đầy chất hoạt dịch.
Bao hoạt dịch thường có ở các gân chạy qua các khớp cổ tay, cổ chân và bàn ngón (những
khớp có các động tác gấp, duỗi) và thường có ống thông với xoang hoạt dịch trong ổ khớp liền kề.
* khi phẫu thuật tránh làm rách nát hoặc lấy gân ra khỏi bao hoạt dịch vì dễ gây đứt mạch
máu và thần kinh làm gân bị chết.
3.2.3. Túi hoạt dịch: là những túi nhỏ, kín hình bầu dục hoặc hình hạt đậu.
Cấu tạo bởi 2 màng sợi mỏng bên trong chứa hoạt dịch.
Vị trí: nằm ở lớp cân dưới da, cân mạc cẳng tay, cân mạc đùi v.v..). Tác dụng như 1 cái đệm
góp phần làm giảm ma sát khi vận động.
4. Thành phần hoá học của cơ
Nước chiếm 75 - 80%. Vật chất khô: 20 - 25% bao gồm : protit, khoáng, chất hữu cơ khác,
các men, nguyên tố vi lượng.

8


Protit là thành phần chất khô chủ yếu gồm các nhóm : miogen, miozin, các enzin, các
chất có chưa N khác như axít amin, creatin, acginin, axít glutamic adenin, guanin, urê. Các
chất khác : Các chất chứa photphat,glicozen, cholesteron, lypit, .v.v.
5. Phân tích hoạt động của cơ
Cơ co rút sẽ sinh ra công, khoảng 1/4 - 1/3 năng lượng hoá học biến thành cơ năng và sinh
nhiệt. Nguồn phát sinh ra thân nhiệt chủ yếu là do sự co của cơ. Phần lớn các cơ trong cơ thể đều
bám vào xương. Cơ co rút thì xương vận động xung quanh các khớp. Sự vận động cơ xương

thường theo những nguyên tắc đòn bẩy cơ học trong đó
- Cơ là bộ phận sinh ra lực phát động.
- Xương là cánh tay đòn chuyển động
- Khớp xương là điểm tựa.
- Sức cản là khối lượng của bộ phận cơ thể bị di chuyển.

9


CHƯƠNG 3. HỆ TIÊU HÓA
I. Đại cương về bộ máy tiêu hoá
Các động vật dị dưỡng muốn tồn tại, sinh trởng và sinh sản phải đảm bảo cung cấp cho các tế
bào của mình các nguyên liệu và nguồn năng lượng để tổng hợp các thành phần trong chất nguyên
sinh.
Thức ăn được thu nhận dưới dạng các prôtit, lipit, gluxit và được biến đổi thành các amin axit,
axit béo, glyxerin, gluco và được cơ thể hấp thu, sử dụng.
Quá trình thu nhận, tiêu hoá, hấp thu và bài tiết chất cặn bã gọi là quá trình tiêu hoá bao gồm:
+ Tiêu hoá cơ học
+ Tiêu hoá hoá học dưới tác dụng của các men tiêu hoá (enzymes).
Hai quá trình này gắn bó mật thiết với nhau và hỗ trợ cho nhau và do các cơ quan thuộc bộ
máy tiêu hoá đảm nhiệm.
- Ống tiêu hoá chia làm ba phần: Trước, Giữa và Sau.
+ Phần trước gồm xoang miệng và phụ cận; hầu; thực quản
+ Phần giữa gồm dạ dày, ruột non, các tuyến tiêu hoá lớn
+ Phần sau: ruột già và trực tràng.
Bộ máy tiêu hoá ở động vật có xương sống thực hiện các chức năng:
(1) thu nhận thức ăn
(2) tiêu hoá, hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn
(3) bài tiết các chất cặn bã ra ngoài.
Các phần trong bộ máy tiêu hoá gồm có miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các

tuyến nước bọt, gan, tụy.
Các đoạn của ống tiêu hoá đều có tiết diện tròn bao gồm:
(1) Lớp áo ngoài: mỏng, có cấu tạo tổ chức liên kết.
(2) Lớp áo cơ: chủ yếu có cấu tạo cơ trơn, có đoạn là cơ vân, có các lớp cơ vòng và lớp cơ dọc
(3) Lớp hạ niêm mạc: là lớp tổ chức liên kết dày chứa thần kinh, mạch quản và các tuyến nằm dưới
lớp niêm mạc.
(4) Lớp niêm mạc là lớp trong cùng của ống tiêu hoá được chia thành:
+ Lớp cơ niêm
+ Hạ niêm mạc
+ Lớp biểu mô niêm mạc

10


Hình 2. Sơ đồ tổng quát về hệ tiêu hóa ở động vật
1.1. Xoang miệng
Giới hạn xoang miệng: Phía trước là môi, 2 bên có má, phía trên là vòm khẩu cái, phía sau là màng
khẩu cái. Trong miệng có lưỡi và răng.
1.1.1.Môi (labia; lips)
Miệng của động vật có vú có 2 môi gồm môi trên và môi dưới. Hai môi gặp nhau ở mép. Giữa mặt
ngoài môi trên có rãnh nhân trung.
Cấu tạo: Môi được cấu tạo 4 lớp:
- Lớp da do biểu mô kép lát sừng hoá tạo thành, mỏng, mềm , dễ cử động, trên môi có các lông súc
giác.
- Lớp cơ vòng môi có cơ thổi, cơ vận động môi.
- Lớp hạ niêm mạc có các tuyến môi tiết chất nhờn và đầu mút TK cảm giác.
- Lớp niêm mạc ở trong cùng thường có màu hồng của các mao mạch.
Động mạch phân đến môi: một nhánh từ động mạch mặt thần kinh phân đến: từ dây số V
(làm nhiệm vụ cảm giác); dây số VII (dây TK mặt, vận động cơ vòng môi)
So sánh giữa các loài:

Ngựa: môi mỏng, dễ cử động, có thể dùng để lấy thức ăn, trên môi có nhiều lông xúc giác.
Trâu, bò: môi dày, cứng, kém linh hoạt hơn, không dùng để lấy thức ăn, mặt trên môi rộng, có
nhiều sắc tố đen và luôn ẩm ớt.
Lợn: môi dưới nhỏ, môi trên phát triển tràn ra ngoài môi dưới hình thành mõm.
Dê cừu: môi mỏng, hoạt động linh hoạt dùng để lấy thức ăn.
Chó: môi có nhiều lông xúc giác, rãnh nhân trung sâu. Hai bên mép gấp nếp sâu vào trong do đó
miệng rộng.

11


1.1.2. Má
Vị trí: giới hạn hai thành bên xoang miệng, kéo dài từ mép đến màng khẩu cái, từ hàm răng trên đến
hàm răng dưới. Cấu tạo: từ ngoài vào trong gồm:
- Lớp da.
- Lớp cơ gồm: cơ thổi ; cơ gò má; cơ nanh; cơ hạ môi dưới.
- Lớp hạ niêm mạc có các tuyến má.
- Niêm mạc mỏng tiếp giáp nối tiếp niêm mạc xoang miệng, có lỗ đổ ra của tuyến nước bọt dưới tai
- Mạch quản thần kinh giống như ở môi.
Tác dụng: đẩy thức ăn lên mặt bàn nhai của răng, không cho rơi ra ngoài.
Bò: mặt trong má có nhiều gai thịt hình nón hướng về sau gọi là răng giả có tác dụng hớng thức ăn về
sau.
Chó: trên má tập trung các tế bào sắc tố đen.
1.1.3. Lợi: Là phần niêm mạc sừng hoá, cứng, bám sát trên mặt các xương liên hàm, xương hàm trên,
xương hàm dưới và xung quanh cổ răng có tác dụng chêm chặt răng. Lợi có màu hồng và không có
tuyến.
Trâu, bò: có phần lợi tạo thành gờ dày, cứng ứng với răng cửa hàm trên.
1.1.4. Vòm khẩu cái
- Giới hạn thành trên của xoang miệng, phía trước là xương liên hàm, 2 bên là xương hàm trên,
phía sau tiếp nối với màng khẩu cái.

- Cấu tạo: Vòm khẩu cái cấu tạo bởi một khung xương gồm 2 tấm khẩu cái của xương hàm trên ở
phía trước và nhánh nằm ngang xương khẩu cái ở phía sau.
- Niêm mạc có biểu mô kép lát sừng hoá dày tạo thành 16-18 gờ ngang xếp hai bên đường trung
tuyến chạy dọc trước sau trên vòm khẩu cái và hớng xiên về phía sau.
- Lớp hạ niêm mạc có tổ chức liên kết, các sợi chun, có nhiều tuyến khẩu cái tiết chất nhầy và các
đám rối mạch quản có khả năng trơng nở.
- Mạch quản: Động mạch khẩu cái lớn là nhánh của động mạch hàm trong. Thần kinh khẩu cái từ
nhánh hàm trên của dây TK số V.
Vòm khẩu cái làm điểm tựa cho lưỡi và có tác dụng hướng thức ăn về sau.
Bò: 2/3 phía trước vòm khẩu cái có các gờ ngang. 1/3 phía sau nhẵn.
Lợn: khẩu cái hẹp và dài.
Chó: vòm khẩu cái giống ở lợn, trên bề mặt có các đám tế bào sắc tố đen.
1.1.5. Màng khẩu cái
- Vị trí, hình thái: Là một gấp nếp niêm mạc, ngăn cách giữa miệng và yết hầu.
+ Cạnh trước (cạnh trên) nối tiếp với niêm mạc vòm khẩu cái
+ Cạnh sau (hay cạnh dưới) tự do
+ Mặt trước hướng về xoang miệng
+ Mặt sau hướng về yết hầu.
+ Hai bên cạnh trước có 2 gấp nếp từ niêm mạc lưỡi kéo lên là gấp nếp lưỡi - khẩu cái (còn gọi là
chân cầu trước của màng khẩu cái) cùng với đáy lưỡi giới hạn phần trước và trên của yết hầu.
- Cấu tạo:
+ Cốt của màng khẩu cái là cơ vân có tác dụng vận động.
+ Niêm mạc về phía miệng có cấu tạo giống niêm mạc miệng (biểu mô kép lát, tổ chức liên kết,
nhiều tuyến nhờn). Hai bên chân cầu trước màng khẩu cái có các nang kín lâm ba tập trung thành 2
phiến hình bầu dục gọi là hố amidan.
+ Niêm mạc phía yết hầu giống biểu mô xoang mũi (biểu mô trụ có lông rung)
+ Lớp hạ niêm mạc có tuyến nhầy.

12



+ Mạch quản là động mạch khẩu cái dưới.
+Thần kinh : nhánh hàm trên của TK số V và nhánh của TK số IX phân vào niêm mạc; nhánh
hàm dưới TK V phân vào lớp cơ.
- Tác dụng: khi nuốt, màng khẩu cái được nâng lên đậy lỗ mũi sau làm cho thức ăn không lọt vào
được xoang mũi.
Ngựa: Màng khẩu cái dài, che kín phía sau xoang miệng nên ngựa không thở bằng miệng được.
Bò: Màng khẩu cái ngắn hơn, bò thở bằng miệng được.
Lợn: Bề mặt màng rộng, amidan nổi rõ, trên bề mặt amidan có nhiều lỗ.
1.1.6. Lưỡi
- Vị trí, hình thái : Là khối hình tháp nằm trong xoang miệng, tựa lên lòng máng do hai nhánh nằm
ngang của xương hàm dưới tạo thành.
- Lưỡi có 3 mặt, 1 đáy, 1 đỉnh.
+ Mặt trên hay mặt lưng, cong lồi theo suốt chiều dài của lưỡi tơng ứng với vòm khẩu cái.
+ 2 mặt bên trơn, nhẵn.
+ Đáy lưỡi gắn vào mỏm lưỡi của xương thiệt cốt và cùng với màng khẩu cái giới hạn trước của
yết hầu, kéo dài đến trước sụn tiểu thiệt của thanh quản tạo thành 3 gấp nếp: gấp nếp lưỡi tiểu thiệt
giữa và 2 gấp nếp lưỡi tiểu thiệt bên hay chân cầu sau của màng khẩu cái.
+ Đỉnh lưỡi: Hình tháp, có thể vận động; duới đỉnh có dây hãm lưỡi ( là gấp nếp niêm mạc gắn vào
mặt trên của lòng máng xoang miệng); hai bên dây hãm lưỡi có những lỗ đổ ra của các ống tiết của
tuyến dưới lưỡi.
- Cấu tạo: Lưỡi được cấu tạo bởi niêm mạc, cơ, mạch quản và thần kinh.
+ Niêm mạc phủ mặt lng lưỡi là biểu mô kép lát sừng hoá. 3/4 phía trước là phần gai được bao phủ
bởi các gai lưỡi,. 1/4 phía sau thuộc đáy lưỡi là phần nang (có nhiều nang kín lâm ba).
Có 4 loại gai mọc trên mặt lưng lưỡi:
* Gai hình chỉ nhỏ, mềm, lồi, dày đặc trên mặt lưỡi có vai trò cơ học (giữ thức ăn khỏi trượt nhanh
về phía sau) và chức năng xúc giác.
* Gai hình nấm rải rác giữa các gai chỉ và giống như đầu đanh ghim chứa đầu mút thần kinh cảm
giác làm nhiệm vụ vị giác, xúc giác và nhận cảm nhiệt độ.
* Gai hình đài giống như gai hình nấm nhưng to hơn và làm nhiệm vụ vị giác.

* Gai hình lá (4-6 gai ở hai bên, hình lá cây; nằm bên cạnh gai hình đài) làm nhiệm vụ vị giác.
Bản chất của các gai là đầu mút của các giây thần kinh.
*Tuyến lưỡi đơn giản, ống tiết đổ ra xung quanh các gai hình nấm, hình đài.
+ Cơ lưỡi gồm cơ nội bộ và cơ ngoại lai, đều là cơ vân. Cơ nội bộ là các bó sợi xếp dọc, xếp ngang
và xếp đứng:
* Cơ dọc chạy từ gốc đến đỉnh lưỡi.
* Cơ ngang chạy từ mặt bên này sang mặt bên kia của lưỡi.
* Cơ thẳng chạy từ mặt trên xuống mặt dưới lưỡi.
Các sợi cơ nội bộ có rất ít hoặc không có vỏ bọc.
Cơ ngoại lai bám vào lưỡi và cơ quan xung quanh để vận động lưỡi gồm:
*Cơ trâm lưỡi * Cơ nền lưỡi,* Cơ thiệt lưỡi, * Cơ cằm lưỡi.
Ngoài ra còn có các cơ bám từ xương lưỡi đến các bộ phận vùng đầu và xương ức có tác dụng vận
động lưỡi, màng khẩu cái và thanh quản.
+ Mạch quản: Động mạch lưỡi là một nhánh của thân động mạch lưỡi mặt. Tĩnh mạch đổ về tĩnh
mạch dưới lưỡi sau đó đổ về tĩnh mạch hàm ngoài.
+ Thần kinh gồm: TK vận động bao gồm: Dây TK XII (TK hạ thiệt) vận động lưỡi. Nhánh của
dây TKV, dây TKVII làm nhiệm vụ cảm giác ở 2/3 trước lưỡi. Nhánh của dây TK IX làm nhiệm vụ

13


cảm giác ở 1/3 phía sau của lưỡi.
Ngựa: Lưỡi dài, mềm, đỉnh nhọn, gai hình chỉ phân bố ở 3/4 trước lưỡi, gai lưỡi không bị
sừng hoá. Gai nấm ở 1/4 phía sau và hai mặt bên. Gần gốc lưỡi có hai gai hình đài lớn. Hai bên gai
hình đài có hai gai hình lá hình bầu dục.
Bò: Đầu lưỡi tù, gai hình chỉ ở toàn bộ bề mặt lưỡi. Gai lưỡi hoá sừng do đó mặt lưỡi ráp. Gai
hình nấm nằm xen kẽ giữa các gai chỉ. 1/3 phía sau có u lưỡi (ứng với phần nhẵn 1/3 sau của niêm
mạc vòm khẩu cái). Hai bên gốc lưỡi có hai hàng gai hình đài và không có gai hình lá.
Lợn: Lưỡi có thiết diện rộng, không ráp. Các gai nấm và gai chỉ nằm xen kẽ nhau trên bề mặt.
Gốc lưỡi có các gai sợi hướng vào phía trong. Phía trước gai sợi có hai gai hình đài; hai bên có hai gai

hình lá.
Chó: Lưỡi dẹp, mỏng, mặt lưỡi có rãnh sâu chạy từ trước ra sau. Gai chỉ mềm. Gốc lưỡi có
gai sợi (giống ở lợn). Có 2-3 gai hình đài trước gai sợi; 2 gai hình lá không rõ.
1.1.7. Răng
Do niêm mạc miệng biệt hoá tạo thành. Gia súc có hàm răng trên và hàm dưới. Răng cắm
vào lỗ chân răng của xương hàm trên, xương hàm dưới và xương liên hàm..
Răng sữa mọc từ trước hoặc trong vài tháng sau khi con vật đẻ ra. Răng sữa ngắn, yếu hơn
và nhanh bị mòn sau vài tháng đến vài năm (tuỳ loài) răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh cửu, quá
trình này gọi là sự thay răng.
Tuỳ theo vị trí, chức năng, răng được chia làm 3 loại:
+ Răng cửa ở phía trước, cắm vào thân xương hàm dưới, xương liên hàm, để lấy& cắt thức ăn.
+ Răng nanh nằm sau răng cửa dùng để xé thức ăn.
+ Răng hàm gồm răng hàm trước và răng hàm sau có tác dụng nghiền thức ăn.
Hình thái răng: Răng chia làm 3 phần: Vành răng, cổ răng, chân răng.
- Vành răng: là phần nhô lên khỏi lợi; mặt trên vành răng gọi là mặt bàn nhai
- Cổ răng: được lợi bao bọc
- Chân răng: là phần cắm sâu vào lỗ chân răng của xương hàm. Chân răng được bọc bởi 1 lớp màng
giàu mạch quản & thần kinh giống màng xương có tác dụng giữa chặt chân răng. Răng có thể có 1
hay nhiều chân . Trong xoang răng chứa tuỷ răng.
Công thức răng: Biểu diễn một nửa số răng dưới dạng phân số. Tử số là răng hàm trên, mẫu là hàm
dưới.

Răng ở chó, mèo rất phát triển, răng nanh nhọn, sắc, khoẻ. Mặt bàn nhai hình răng ca nghiền thức ăn
rất khoẻ.
Cấu tạo: Răng được cấu tạo bởi chất cơ bản có thành phần hoá học giống như xương. Quan sát
tiết diện cắt dọc có 4 lớp:
- Tuỷ răng : là chất keo mềm trong xoang răng, chứa các mao mạch và đầu mút thần kinh
- Ngà răng : bao bọc ngoài tuỷ răng, là bộ phận cấu tạo chủ yếu của răng, thành phần hoá học
giống như xương (nhưng không có tế bào xương) gồm 28% là chất hữu cơ, 72% chất vô cơ.
- Lớp men răng : là tổ chức cứng nhất trong cơ thể phủ ngoài lớp ngà, dày ở trên mặt bàn nhai và

bờ răng, đến cổ răng thì mỏng dần ; lớp men chứa 97% chất khoáng, 3% chất hữu cơ.

14


- Vỏ răng (xỉ răng) màu vàng nhạt phủ bên ngoài lớp ngà răng ở vùng cổ răng, vành răng và ống
răng ngoài. Cấu tạo giống xương tươi.
* Mạch quản và thần kinh: Phân cho răng hàm trên: Động mạch hàm và động mạch dưới hố mắt.
Thần kinh từ nhánh hàm trên của dây số V. Phân cho răng hàm dưới: Động mạch hàm dưới và thần
kinh hàm dưới của TK V
1. 2. Yết hầu
Là xoang ngắn, hẹp, sau màng khẩu cái & lưỡi, xoang mũi ; trước thực quản và thanh quản ; là nơi
giao nhau giữa đường tiêu hoá và đường hô hấp. Trên vách yết hầu có 7 lỗ thông.
- 2 lỗ thông với xoang mũi ở phía trên, trước.
- 2 lỗ thông với tai giữa (vòi Eustache: ơx-ta-sơ ở 2 vách bên của yết hầu) có tác dụng cân bằng
áp lực ở hai bên màng nhĩ của tai.
- 1 lỗ thông với xoang miệng ở phía trước gọi là cửa vào yết hầu.
- 1 lỗ thông với thanh quản ở phía sau & bên dưới.
- 1lỗ thông với thực quản ở phía sau & bên trên.
Cấu tạo: vách yết hầu gồm:
- Lớp niêm mạc lót mặt dưới yết hầu là biểu mô kép lát tơng tự xoang mũi, có các lông rung và
chứa nhiều tuyến nhờn, nang kín lâm ba.
- Lớp màng bằng tổ chức liên kết có các sợi đàn hồi làm chỗ bám cho các cơ yết hầu làm giãn mở
rộng và làm hẹp yết hầu.
- Mạch quản: các nhánh của động mạch trên yết hầu, động mạch trên khẩu cái, động mạch giáp
trạng trước.
- Thần kinh IX (thần kinh lưỡi hầu) vận động yết hầu. Thần kinh giao cảm từ dây giao cảm cổ;
Tkinh phó giao cảm đến từ dây X.
1.3. Thực quản
Là ống dài bắt đầu bằng một lỗ thông với yết hầu, sau nở rộng ra tạo thành phình thực quản (hình

phễu), tiếp đó là thực quản chính thức nối với dạ dày. Thực quản chia làm 3 phần:
- Phần cổ: từ sau yếu hầu đến của vào lồng ngực, nằm trong rãnh cổ, dưới thân các đốt sống cổ,
đi trên khí quản, khoảng 1/3 phía sau thì đi bên trái và song song với khí quản đến cửa vào lồng ngực.
- Phần ngực kéo dài từ cửa vào lồng ngực đến cơ hoành, đi trên khí quản, giữa 2 lá phế mạc giữa.
Đoạn cuối bẻ cong xuống dưới, xuyên qua cơ hoành.
- Phần bụng là đoạn ngắn đi từ sau cơ hoành qua cạnh trên gan đến lỗ thượng vị của dạ dày.
Cấu tạo: gồm 3 lớp từ trong ra ngoài.
- Lớp niêm mạc màu trắng, có nhiều gấp nếp dọc, biểu mô kép lát sừng hoá. Lớp hạ niêm mạc có
nhiều tuyến thực quản tiết dịch nhờn và nang kín lâm ba.
- Lớp cơ: gồm 2 lớp cơ vân: lớp vòng ở trong, lớp cơ dọc ở ngoài (có khi có đến 3-4 lớp tuỳ loài).
ở bò, thực quản hoàn toàn là cơ vân. ở ngựa và lợn phần cổ và 1/2 phần ngực là cơ vân, phần sau là cơ
trơn.
- Lớp màng: ở đoạn cổ lớp này là tổ chức liên kết; đoạn ngực là lá thành xoang phế mạc; đoạn
bụng là lá tạng xoang phúc mạc.
*Mạch quản: Các nhánh bên của động mạch cổ phân đến phần cổ. Nhánh của động mạch thân khí
thực quản phân đến phần ngực. Động mạch dạ dày trái phân cho phần bụng.
*Thần kinh X và dây giao cảm cổ từ các hạnh giao cảm cổ trước, giữa và sau.
2. Các cơ quan tiêu hoá sau cơ hoành

15


Hình 3. Cấu tạo hệ tiêu hóa của gia súc nhai lại
2.1. Xoang bụng và xoang phúc mạc
2.1.1. Xoang bụng
Giới hạn: Trước là cơ hoành . Phía trên là các đốt sống vùng hông. Hai bên và phía dưới là các cơ
vùng bụng . Phía sau là cửa vào xoang chậu
2.1.2. Xoang phúc mạc
Là hệ thống các khe hẹp thông với nhau được giới hạn bởi lớp màng thanh mạc gồm lá thành và lá
tạng:

- Lá thành áp sát mặt trong các cơ và các xoang giới hạn nên xoang bụng.
- Lá tạng: là phần lá thành phủ trên các khí quan trong xoang bụng.
Các lớp màng này rất trơn và có khả năng tiết dịch phúc mạc làm cho các nội quan có thể dịch chuyển
trong xoang bụng dễ dàng. Do sự dịch chuyển từ lá thành vào lá tạng đã hình thành nên hệ thống các
dây chằng, các màng treo có tác dụng cố định các khí quan trong xoang bụng vào thành cơ thể. Các
hệ thống này còn liên kết các khí quan với nhau nhờ màng treo ruột, dạ dày, dây chằng gan. .. .
Tuỳ theo tính chất được bao phủ của lá thành lên các cơ quan nội tạng mà chia ra:
- Tạng trong màng lót được phúc mạc bao phủ cả 4 mặt như dạ dày, không tràng, hồi tràng, manh
tràng, kết tràng, đoạn trước trực tàng, lách, ống dẫn trứng.
- Tạng gian màng lót được phúc mạc bao phủ ba mặt như gan, bóng đái. . .
- Tạng ngoài màng lót được phúc mạc bao phủ một mặt như tá tràng, tụy, thận. .
2.2. Dạ dày

16


Hình 4. Sự phát triển của dạ dày gia súc nhai lại
Dạ dày là đoạn phình to hình túi của ống tiêu hoá nằm ở sau cơ hoành và gan, là nơi chứa thức ăn và
diễn ra trình tiêu hoá cơ học & hoá học:
Tiêu hoá cơ học: nghiền, nhào trộn thức ăn (do các cơ co bóp)
Tiêu hoá hoá học: dưới tác động của các men tiêu hoá.
Ở động vật có vú dạ dày chia làm 2 loại: Dạ dày đơn và dạ dày kép
Dạ dày đơn chia làm 3 loại:
- Dạ dày đơn không tuyến: Chỉ là đoạn phình của thực quản. Lớp biểu mô niêm mạc là biểu mô
phủ đơn lát, không có tuyến.
- Dạ dày đơn có tuyến: Toàn bộ niêm mạc dạ dày tạo thành tuyến được phủ bởi lớp biểu mô đơn
trụ phân tiết niêm dịch và dịch vị (dạ dày người, chó, mèo).
- Dạ dày đơn hỗn hợp: Niêm mạc chia làm 2 vùng: Vùng không tuyến, niêm mạc giống niêm mạc
thực quản, biểu mô kép lát không tuyến. Vùng có tuyến, niêm mạc phủ bởi lớp biểu mô đơn trụ có
tuyến (dạ dày ngựa, lợn.)

2.2.1. Đặc điểm của dạ dày đơn
Là đoạn phình hình túi, có hình lưỡi liềm.
Vị trí: Nằm lệch sang trái xoang bụng, phía trước giáp gan, chéo từ trên xuống dưới và được cố định
nhờ hệ thống dây chằng:
Hình thái: Dạ dày có hai lỗ thông
- Lỗ thuợng vị thông với thực quản hay còn gọi là lỗ tâm vị.
- Lỗ hạ vị thông với tá tràng. Hai đường cong: đường cong nhỏ và đường cong lớn.
Cấu tạo: Thành dạ dày có cấu tạo gồm:
- Lớp niêm mạc: Chia thành niêm mạc vùng không tuyến và vùng có tuyến:
+ Vùng không tuyến: Vùng gần lỗ thượng vị. Niêm mạc thường có màu trắng thô giống niêm mạc
thực quản.
+ Vùng có tuyến: Có các tuyến tiết men tiêu hoá Protein, Gluxit, và HCl. Vùng này được chia ra:
*Khu tuyến thượng vị; Khu tuyến thân vị; Khu tuyến hạ vị. Các khu tuyến có màu sắc niêm mạc
khác nhau do sự khác nhau về phân bố của hệ thống mạch quản.
- Tổ chức cơ: Gồm ba lớp đan vào nhau làm cho thành dạ dày chắc, khoẻ:
+ Lớp cơ dọc ở ngoài: chạy theo chiều dài dạ dày
+ Lớp cơ vòng ở giữa: Chạy nối vòng hai đường cong
17


+ Lớp cơ chéo ở trong: Chạy từ lỗ thượng vị đến hai đường cong
- Lớp màng bao phủ: mỏng do lá tạng xoang phúc mạc tạo thành, màng này trơn, nhẵn.
- Động mạch: Từ động mạch thân tạng và một số nhánh từ động mạch lách
- Tĩnh mạch: Đổ về tĩnh mạch cửa vào gan
- Thần kinh: Phân đến từ dây X và đám rối mặt trời.

Hình 5. cấu tạo thành dạ dày gia súc
2.2.2. Dạ dày kép
Gồm 4 túi: 3 túi đầu làm nhiệm vụ tiêu hoá cơ học; 1 túi sau tiêu hoá hoá học. Trong dạ dày 4 túi có
quá trình lên men vi sinh vật, phân giải các chất xơ thành axit béo bay hơi có thể qua được thành dạ

dày vào máu. Vi sinh vật dạ cỏ chết đi là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

18


Chức năng của các túi như sau:

19


2.3. Ruột
Là phần dài nhất của ống tiêu hoá (ruột của động vât ăn cỏ dài hơn)
2.3.1. Ruột non: Là phần tiêu hoá và hấp thu chủ yếu.

Cấu tạo chung:
20


- Lớp áo ngoài do phúc mạc tạo thành.
- Lớp áo cơ: Có cơ vòng phía trong, cơ dọc phía ngoài. Xen kẽ trong lớp cơ có thần kinh, mạch quản.
Ruột loài ăn thịt có lớp cơ chéo mỏng.
- Lớp niêm mạc:
+ Lớp hạ niêm mạc có các tuyến ruột, đám rối thần kinh và mạch quản.
+ Lớp cơ niêm mỏng
+ Lớp đệm: có các tuyến ruột Lieberkun (li-bec-kun), đáy tuyến có các tế bào panet (pa-nét) tiết dịch
nhầy (lợn và mèo không có các tế bào này). Các nang kín lâm ba ở lớp này tập trung tạo các mảng
Payer (pay-e).
+ Lớp biểu mô: Tơng tự lớp biểu mô dạ dày (gồm các tế bào đơn trụ), có các lông nhung, vi nhung.
Ruột non chia làm ba đoạn:
- Tá tràng: được cố định nhờ dây chằng nối gan vào dạ dày tá tràng. Thành tá tràng có lỗ đổ vào

của ống dẫn tụy và ống dẫn mật.
- Không tràng: tiếp theo tá tràng, được cố định nhờ hệ thống màng treo ruột (trên màng treo có
hệ thống mạch quản, mạch bạch huyết và dây thần kinh).
Niêm mạc có nhiều gấp nếp. Trên các gấp nếp có hệ thống các lông nhung. Trên mỗi lông
nhung có các vi nhung làm tăng diện tích bề mặt lên 30 lần. Mỗi tế bào đơn trụ có khoảng 3000 vi
nhung. Xen kẽ giữa các tế bào biểu mô còn thấy các tế bào hình đài.
Dưới niêm mạc có các nang kín lâm ba tập trung thành từng đám gọi là mảng peyer có chức
năng sản sinh các tế bào bạch cầu.
Thành không tràng dày, lớp cơ có cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài.
- Hồi tràng: ngắn, nối với manh tràng của ruột già qua phần nối có cấu tạo một vòng cơ trơn và
van một chiều .
2.3.2. Ruột già: large intestine
Có đường kính lớn, được cố định trong xoang bụng nhờ màng treo ruột già.
Đặc điểm cấu tạo:
- Ngoài cùng là lớp tương mạc
- Giữa là lớp cơ gồm: Lớp cơ dọc tập trung thành từng bó.; lớp cơ vòng ở trong thắt lại từng
đoạn.
Phần giáp với trực tràng là cơ vân, xen kẽ có các mạch quản và thần kinh. Thành ruột già có các
u buớu nổi lên.
- Lớp niêm mạc không có hệ thống lông nhung.
- Lớp hạ niêm mạc không có các tế bào tiết dịch
Thành ruột có các nang lâm ba phân tán
Chức năng:
Lên men vi sinh vật, tạo vitamin
Chức năng hấp thu: chủ yếu là hấp thu nước & tạo khuôn phân.
Ruột già phân làm ba đoạn:
- Manh tràng là nơi xảy ra quá trình lên men, tạo axit béo, các axit amin
- Kết tràng là đoạn ruột dài nhất của ruột già
- Trực tràng có đoạn đầu nằm trong xoang bụng; đoạn sau trong xoang chậu, áp sát mặt dưới xương
mu. Trực tràng thẳng, không có u bướu, niêm mạc có các gấp nếp dọc. Lớp cơ và lớp niêm mạc liên

kết lỏng lẻo với nhau.
2.2.3. Hậu môn: Là cửa sau của ống tiêu hoá
- Cấu tạo: Trong là lớp niêm mạc màu hồng gấp nếp hình miệng túi. Phần sau có lớp da do sự
chuyển tiếp giữa da bụng và niêm mạc. Lớp da này mỏng, không có lông, có nhiều tuyến bã.

21


Cơ : + Cơ trơn: Gồm các sợi cơ vòng liên kết với nhau tạo hình vòng nhẫn. Cơ này kết hợp với bó
cơ từ trực tràng kéo đến tạo thành cơ thắt trong.
+ Cơ vân: Cơ vòng chắc, khoẻ tạo thành cơ thắt ngoài hoạt động theo ý muốn.
3. Các tuyến tiêu hoá
3.1. Tuyến nước bọt
Gồm 3 đôi tuyến lớn: đôi tuyến dưới tai; đôi tuyến dưới lưỡi; đôi tuyến dưới hàm đều được cấu
tạo từ các túi tuyến gồm các nhánh tạo thành các chùm tuyến .
- Đặc điểm của nước bọt: Là dịch trong, không mùi, không vị.
- Lượng nước bọt tiết ra: ở ngựa khoảng 40 lít/24 giờ; trâu bò 60 lít/24 giờ
-Thành phần nước bọt: chứa chất nhờn mucin , enzym phân giải tinh bột, lyzozim diệt khuẩn.
- Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nuốt thức ăn và góp phần tiêu hoá thức ăn ở
dạ dày, đặc biệt đối với loài nhai lại.
* Tuỳ theo cấu tạo, người ta chia làm 3 loại tuyến:
- Tuyến nước: Tiết nước bọt chứa men ptyalin và protid.
- Tuyến nhờn: Tiết muxin.
- Tuyến pha: tiết cả 2 loại dịch trên.
* Ngoài các tuyến nước bọt lớn trên, xoang miệng còn nhận chất tiết từ các tuyến khác như tuyến
lưỡi,
tuyến má, tuyến môi.
3.2. Gan
Vị trí: Nằm trong xoang bụng theo chiều trên dưới, phải trái (lệch về bên phải).
Trước giáp cơ hoành, sau giáp dạ dày. Dây chằng vành: cố định cạnh trái gan vào cơ hoành;

dây chằng gan: đi từ mặt sau đến bờ cong nhỏ của dạ dày và tá tràng. Gan có hình khối, có 2 cạnh
(trên và dưới); 2 mặt( trước & sau):
Hình thái:
+ Cạnh trên: Cong lõm, có một rãnh chạy chéo từ sau ra trước làm lối đi cho tĩnh mạch chủ sau.
Mặt trong của rãnh có các lỗ thông vào gan là nơi đổ ra của các tĩnh mạch trên gan.
+ Cạnh dưới: Có nhiều mẻ phân gan làm các thuỳ.
+ Mặt trước: Cong lồi, trơn nhẵn, áp vào cơ hoành.
+ Mặt sau: Lõm, có rốn gan, có rãnh cửa là nơi đi vào của động mạch gan, tĩnh mạch cửa, thần
kinh và nơi đi ra của ống mật.
* Gan bò: Toàn bộ gan nằm phía phải xoang bụng, từ xương sườn 6-13. Phân không rõ ràng thành
các thuỳ: Thuỳ trái, thuỳ vuông, thuỳ phải, thuỳ đuôi.
* Gan ngựa: Bên phải nằm từ sờn 10 đến 15; bên trái từ x.sườn 7-10 chia thành thuỳ trái, thuỳ giữa
trái, thuỳ vuông, thuỳ phải, thuỳ đuôi và không có túi mật.
* Gan lợn bên phải trong khoảng sờn 7-13; bên trái từ x.sườn 8-10. Phân làm 6 thuỳ: trái, giữa trái,
vuông, phải, giữa phải, đuôi.
*Gan chó:( nằm gần đối xứng hai bên): bên phải ở khoảng x.sườn 10-13; bên trái từ x.sườn 10-12;
phân thuỳ như gan lợn.
Cấu tạo gan:
+ Ngoài cùng là lớp tương mạc do lá tạng xoang phúc mạc tạo thành
+ Dưới là lớp màng sợi bám chặt vào lớp màng ngoài; từ lớp màng sợi phát ra các vách ngăn
chia mô gan thành các hình lục giác gọi là các tiểu thuỳ. Ở lợn, lớp màng này dày nên các tiểu thuỳ
nổi rất rõ.
+ Mô gan:
- Gan được cấu tạo từ các tế bào gan.

22


- Trong mỗi tiểu thuỳ có các tế bào xếp theo hình nan hoa xe đạp gọi là các bè Remark.
- Xen kẽ giữa các bè gan là rãnh mạch quản.

- Trung tâm các tiểu thuỳ có tĩnh mạch giữa tiểu thuỳ.
- Ba đến bốn tiểu thuỳ gặp nhau tạo thành quãng cửa hay quãng cửa Kiernan.
- Tại các quãng của có động mạch gian thùy phát ra từ động mạch gan; tĩnh mạch gian thuỳ và ống
mật gian thuỳ.
- Cạnh các quãng cửa còn có các hạch lâm ba.
- Các tế bào thực bào Kupfer nằm chen giữa các bè Remark.
+ Động mạch gan phân vào gan là một nhánh của động mạch thân tạng.
+ Thần kinh X đến gần thợng vị phát ra 3 nhánh nhỏ chạy trên bề mặt tiểu võng mạc để vào rốn gan.
Dây thần kinh giao cảm đến từ đám rối mặt trời.
* Mật: Tế bào gan tiết ra dịch mật đổ vào các rãnh mật. nằm trong tiểu thuỳ gan. Các rãnh này đổ vào
các ống mật gian thuỳ sau đó tập trung về các ống mật lớn hơn đổ vào túi mật rồi theo ống
Choledoque đổ vào tá tràng (ở ngựa không có túi mật, ống dẫn mật đổ trực tiếp vào tá tràng). Chức
năng của gan:
+ Tiết dịch mật để nhũ hoá mỡ.
+ Tổng hợp Ure từ các sản phẩm trao đổi protein.
+ Tổng hợp sắc tố mật
+ Dự trữ Glycogen, điều hoà đường huyết.
+ Thực bào (các tế bào Kupfer thực hiện)
+ Tổng hợp heparin chống đông máu.
+ Giải độc.
+ Tạo huyết (trong giai đoạn bào thai gan là cơ quan tạo huyết)
3.3. Tuyến tụy
Tụy vừa có chức năng ngoại tiết vừa có chức năng nội tiết.
Ngoại tiết: Tiết các men tiêu hoá nh amilaza, tripsin, lipaza...
Nội tiết: Tiết ra Glucagon, Insulin điều hoà đường huyết.
Vị trí, hình dạng:
- Ngựa: Phần lớn của tụy nằm bên phải. Phần giữa tụy dựa vào dỡi đốt sống lng thứ 16-17. Thuỳ phải
kéo đến dưới thận phải. Thuỳ trái dựa vào thận trái và lách.
- Bò: Tụy nằm trong khoảng xương sườn 12 đến đốt hông 2-4
- Lợn: Thuỳ phải men theo tá tràng đến cạnh trong thận phải. Thuỳ trái tựa vào thận trái và lách, trong

khoảng 2 đốt lưng cuối đến hai đốt hông đầu.
- Tụy bò: Thuỳ phải: dựa lên tá tràng và một phần kết tràng. Thuỳ trái kẹp giữa chân cơ hoành và dạ
cỏ, tiếp giáp với lá lách.
- Chó: Thuỳ trái men theo đại võng mạc kéo đến trái dạ dày. Thuỳ phải men dọc theo tá tràng.
2. Cấu tạo:
- Phần ngoại tiết (exocrine part): Gồm các chùm tuyến có các tế bào tiết dịch giống tuyến nước bọt
dưới hàm. Các chất tiết theo các ống dẫn nhỏ sau đó tập trung thành các ống dẫn lớn đổ vào tá tràng.
Ngựa: Có 1 ống dẫn chính và 1 ống dẫn phụ Bò, lợn: Có 1 ống. Chó: Có 2-3 ống
- Phần nội tiết (endocrine part) : Cấu tạo gồm các đảo tụy hay đảo Langerhan gồm các tế bào , tiết
hormon. Các loại tế bào khác (tế bào C; D, D1) điều tiết hoạt động tiết hormon của tế bào & . tế bào
chiếm 20%, tiết ra Glucagon làm tăng đường huyết tế bào chiếm 75% , tiết Insulin làm giảm đường
huyết.

23


CHƯƠNG 4. HỆ TUẦN HOÀN
1. Máu
Máu thuộc loại mô liên kết . Trong máu chứa các tế bào máu, các mảnh tế bào và huyết
tương. Máu lưu thông trong tim và các mạch máu. Máu chiếm khoảng 8% khối lượng cơ thể.
Chức năng của máu
(1) Chức năng Vận chuyển
- Vận chuyển khí (CO2 và O2)
- Vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất điện giải và nước từ đường tiêu hoá đến các mô bào và các
chất thải từ các mô bào đến thận cho quá trình lọc nước tiểu.
- Vận chuyển vitamin D, axit lacộtic, hormon…
(2) Chức năng duy trì
- Máu động vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi, là dung dịch của các loại
hormon, enzyme.
- Duy trì cân bằng chất điện giải

- Điều hoà thân nhiệt
- Hàn gắn vết thương và giúp cho quá trình phục hồi chức năng.
(3) Chức năng bảo vệ
- Máu đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch giúp chống lại các tác nhân bên ngoài như với
sinh vật và chất độc. Các thành phần của Máu:
(1) Huyết tương (plasma) chứa các protein huyết tương (plasma proteins) bao gồm albumin, globulin
và fibrinogen. Ngoài ra trong huyết tương còn có các ion, chất dinh dưỡng, các chất thải của quá trình
trao đổi chất, khí và các thành phần lưu thông trong máu.
(2) Các thành phần hữu hình trong máu (formed elements) bao gồm:
- Hồng cầu.
- Bạch cầu gồm các bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, lâm ba cầu và bạch cầu
đơn nhân.
- Tiểu cầu.
2. Tim
Tim động vai trò như một cái bơm vừa hút vừa đẩy máu lưu thông trong các mạch máu. Tim
bên phải thu máu từ các cơ quan đi về theo hệ tĩnh mạch và bơm máu theo vòng tuần hoàn phổi đưa
máu đến phổi ( phổi diễn ra quá trình thải CO2 và nhận O2 sau đó trở về tim qua tâm nhĩ trái).
2.1. Vị trí
Tim là một khi hình nón lộn ngược (đáy trên; đỉnh dưới) nằm trong lồng ngực, chéo từ trên xuống
dưới, từ trước ra sau, từ phải sang trái trong khoảng xương sườn từ 3-6.
2.2. Hình thái ngoài
Mặt ngoài tim có một rãnh vành tim chạy vòng quanh tim chia tim thành hai nữa, nữa trên là khối
tâm nhĩ hơn. Nữa dưới là khối tâm thất.
2.2.1. Khối tâm thất :
Là phần nằm dưới rãnh vành tim. Khi này có hai mặt, hai cạnh, một đáy, một đỉnh.
- Mặt phải tròn trơn có một rãnh mạch quản đi đến đỉnh tim và song song với trục tim chứa nhánh
động mạch vành phải và tĩnh mạch vành phải. Rãnh này chia mặt phải làm 2 phần: phần trước thuộc
tâm thất phải, phần sau thuộc tâm thất trái.
- Mặt trái có một rãnh mạch quản đi chéo với đường trục của tim nhưng không
đi đến đỉnh tim.

- Các cạnh đều tròn trơn.
+ Cạnh trước (thuộc tâm thất phải) cong chéo về sau

24


+ Cạnh sau (thuộc về thất trái ) ngắn hơn, gần như động thẳng.
- Đỉnh tim tròn, mềm, cong sang trái thuộc thất trái.
- Đáy tim chính là rãnh vành tim tiếp tục với khi tâm nhĩ trên.
2.2.2. Khối tâm nhĩ
Nằm phía trên rãnh vành tim, trùm lên đáy tâm thất, ôm lấy động mạch chủ ngực. Khi tâm
nhĩ gồm hai phần:
Tâm nhĩ phải phía trước, nhận tĩnh mạch chủ trước và tĩnh mạch chủ sau đi về.
Tâm nhĩ trái tiếp nhận từ 4-8 tĩnh mạch phổi đi về.
2.3. Hình thái trong
Trong tim có một vách ngăn dọc theo trục chia tim thành 2 nữa: tim phải chứa máu đỏ thẩm
và tim trái chứa máu đỏ tươi. Phần ngăn cách giữa hai tâm nhĩ là vách liên nhĩ. Phần ngăn giữa hai
tâm thất là vách liên thất.
* loài động vật bậc thấp trên vách liên nhĩ có lỗ botan thông giữa hai tâm nhĩ.
2.3.1. Xoang tim phải : Gồm tâm nhĩ phải trên và xoang thất phải dưới.
2.3.1.1 Tâm nhĩ phải:
Nằm trên tâm thất phải, trước tâm nhĩ trái. Thành phải tiếp nhận 2 lỗ đi về của tĩnh mạch chủ trước và
tĩnh mạch chủ sau. Thành trái phía trước, trơn, không có lỗ thông. Thành dưới thông với thất phải
qua lỗ nhĩ thất phải có van 3 lá. Thành sau là vách liên nhĩ có vết tích của lỗ botan.
2.3.1.1.Tâm thất phải gồm 2 thành một đáy, một đỉnh.
- Thành trước mỏng, cong lõm.
- Thành sau cong lồi, là mặt trước vách liên thất. Trên thành xoang chứa các mấu lồi cơ là chân cầu.
Có 3 loại chân cầu:
+ Chân cầu loại 1 là ba cột thịt hình tháp đáy rộng, đỉnh nhô cao làm chỡ bám cho các dây gân
của van tim.

+ Chân cầu loại 2 là những sợi cơ chạy ngang nối 2 thành tim với nhau có tác dụng chống
giãn tim.
+ Chân cầu loại 3 là những cột thịt tròn hoặc dài khắc trạm lên thành tim
- Đáy là vách ngăn giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải, có 2 lỗ quan trọng: lỗ nhĩ thất phải và lỗ
động mạch phổi.
+ Lỗ nhĩ thất phải nằm phía trước, to hơn , hình vành khuyên cấu tạo bởi một vòng nhận sợi làm
chỗ bám cho van nhĩ thất phải hay van 3 lá gồm 3 lá hình tam gọiác. Cạnh trên các lá bám vào vòng
nhận sợi, đỉnh quay xuống dưới đính với các chân cầu loại một không cho máu chảy ngược lên tâm
nhĩ khi tâm thất co lại.
+ Lỗ động mạch phổi nhỏ hơn, nằm bên trái lỗ nhĩ thất. Lỗ có van động mạch phổi gồm ba lá
giống tổ chim nên còn gọi là van 3 lá tổ chim hay van bán nguyệt.
Tác dụng: không cho máu chảy ngược t động mạch phổi về tâm thất.
- Đỉnh tâm thất phải không đi đến đỉnh tim mà còn cách khoảng 2-3 cm.
2.3. 2. Xoang tim trái
2.3. 2.1. Tâm nhĩ trái:
Nằm trên tâm thất trái, sau tâm nhĩ phải. Thành trơn nhẵn, dày. Tâm nhĩ trái tiếp nhận 4-8 lỗ
đi về của tĩnh mạch phổi. Thành dưới thông với thất trái qua lỗ nhĩ thất trái.
2.3.2.2.Tâm thất trái: hình nón, nằm bên trái và phía sau thất phải.
Thành dày khoảng 3-4cm. Trên thành xoang cũng có 3 loại chân cầu. Đỉnh có thành rất dày
thuộc đỉnh tim. Đáy có 2 lỗ thông: lỗ nhĩ thất trái và lỗ động mạch chủ ngực.
- Lỗ nhĩ thất trái gần giống lỗ nhĩ thất phải nhưng nhỏ hơn. Lỗ này có van nhĩ thất trái gồm 2
lá (còn gọi là van 2 lá). Lá trước to hơn lá sau, ngoài ra còn có các lá phụ. Cả 2 lá có từ 6-8 dây gân

25


×