Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học môn sinh học 7 ở trường THCS biên giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.35 KB, 30 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH

TRƯỜNG THCS BIÊN GIỚI

Chuyên đề: Vận dụng phương
pháp bàn tay nặn bột vào dạy học
môn Sinh học 7 ở trường THCS
Biên Giới

Giáo viên:

Tröông Caåm Tuù
Naê m hoï c : 2014 - 2015


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1/ Cơ sở lí luận
Việc hình thành cho học sinh một thế giới khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo
là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức đang dần
chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới, như chúng ta đã biết đối với phương pháp dạy
học thì không có phương pháp nào là vạn năng. Việc tìm kiếm và vận dụng các phương
pháp tiên tiến vào quá trình dạy học các môn học ở trường THCS nói chung và môn Sinh
học nói riêng là vấn đề quan trọng nhằm hình thành cho học sinh phương pháp học tập
độc lập, sáng tạo, qua đó nâng cao chất lương dạy học. một trong những phương pháp có
nhiều ưu điểm, đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đổi mới và vận dụng tốt vào quá trình dạy
học môn Sinh học ờ trường THCS hiện nay đó là phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Trong
những năm gần đây phương pháp “Bàn tay nặn bột” bước đầu được đưa vào thử nghiệm
trong dạy học môn Sinh học sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường là vấn
đề hết sức cần thiết góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Có như vậy mới hình thành
cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn, giúp họ thực sự trở thành “chủ thể” tìm


kiếm tri thức.
Sinh học là một môn học chiếm vị trí khá quan trọng ở trường THCS. Mục tiêu của
môn Sinh học là giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản về thực vật, động vật kể cả con
người, ứng dụng một số hiện tượng, sự vật vào trong cuộc sống. Hình thành và phát triển
cho học sinh những kĩ năng cần thiết như quan sát và làm một số thao tác thực hành khoa
học đơn giản gần gũi với đời sống sản xuất, nêu thắc mắc và đặt câu hỏi trong quá trình
học tập, biết tìm thông tin để giải đáp. Biết diễn đạt những biểu cảm bằng lời nói, bài
viết, hình vẽ, sơ đồ, phân tích so sánh rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự
vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. Qua đó hình thành và phát triển những thái độ và
hành vi như: ham tìm hiểu khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời
sống, yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. có ý thức và hành động bảo vệ
môi trường xung quanh.
Nội dung môn Sinh học được lựa chọn thiết thực gần gũi và có ý nghĩa đối với học
sinh, giúp các em có thể vận dụng những kiến thức khoa học vào đời sống hàng ngày.
Chương trình cũng đã chú trọng tới sự hình thành và phát triển các kỹ năng trong học tập
các môn khoa học thực nghiệm như: quan sát, thí nghiệm, phán đoán, giải thích các sự
vật, hiện tượng và kỹ năng vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống. tăng cường tổ
chức các hoạt động học tập nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, tự
lực, tìm tòi phát hiện ra kiến thức.
Ở lứa tuổi THCS tự nhiên đối với các em chứa đựng bao điều bí ẩn, sự tác động của
chúng hàng ngày trước mắt kích thích các em muốn khám phá để hiểu biết về chúng. Các
em không bằng lòng với việc quan sát mà còn thao tác trực tiếp để hiểu biết chúng hơn.
Các em rất sung sướng khi phát hiện ra một điều gì đó mới lạ liên quan đến thực tế.
Chính sự tò mò, ham hiểu biết khoa học là động cơ thúc đẩy các em học tập một cách tích


cực, sự hứng thú sẽ nảy sinh khát vọng , lòng ham mê hoạt động và hoạt động sáng tạo.
điều này sẽ hình thành động cơ học tập cho học sinh.
Từ các phân tích trên, tôi nhận thấy đây là môn khoa học có thể giúp giáo viên đổi mới
phương pháp dạy học, đưa các phương pháp dạy học mới vào giảng dạy đặc biệt là

phương pháp “Bàn tay nặn bột”, việc đưa phương pháp này trong dạy học môn Sinh học
ở nhà trường THCS là hợp lý. Hướng đổi mới này không những nâng cao hiệu quả dạy
học mà còn phù hợp xu hướng đổi mới phương pháp dạy học và yêu cầu đào tạo con
người trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế tôi chọn chuyên đề “ Vận dụng phương pháp
bàn tay nặn bột vào dạy học môn Sinh học 7 ở trường THCS”. Tôi cũng mong muốn
phương pháp này sớm được áp dụng rộng rãi và trở thành một phương pháp dạy học quen
thuộc trong các trường THCS trên địa bàn huyện.
2/ Cơ sở thực tiễn
a. Đối với giáo viên
Chúng ta đã biết môn Sinh học 7 có khối lượng kiến thức tương đối lớn. Đội ngũ giáo
viên đã có nhiều cố gắng trong việc trao đổi, học hỏi, tự bồi dưỡng cũng như trong việc
cải tiến các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nói trên việc dạy học môn Sinh học còn có những
hạn chế nhất định làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học môn học này. Khó
khăn lớn nhất của giáo viên trong dạy học môn Sinh học là việc vận dụng các phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học. Đặc biệt là về mặt phương pháp nhiều giáo viên còn
lúng túng trong việc sử dụng các phương pháp dạy học, chưa tìm thấy phương pháp dạy
học hữu hiệu sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của từng bài học cũng như đặc trưng
của môn học. Trong khi cần chú trọng việc hình thành cho học sinh phương pháp học tập,
rèn kỹ năng và thói quen tự tìm tòi nghiên cứu trước các sự vật, hiện tượng tự nhiên thì
không ít giáo viên lại yêu cầu học sinh học thuộc lòng, nhồi nhét kiến thức, bắt học sinh
phải công nhận một cách miễn cưỡng không phải phát huy được tính tò mò ham hiểu biết
của học sinh.
b. Đối với học sinh
Qua các tiết dự giờ tôi nhận thấy các em biết làm việc tập thể, hợp tác, trao đổi, trình
bày các ý kiến cá nhân, biết làm một số thí nghiệm đơn giản. Tuy nhiên, giờ học thiếu sôi
động, không gây được hứng thú trong giờ học, còn thờ ơ với bài học và chưa thực sự chú
tâm. Các em ít tò mò, ít đặt ra câu hỏi thắc mắc và hầu như mơ hồ về biểu tượng của
những sự vật hiện tượng mà các em được tìm hiểu, sự lập luận còn kém, các kỹ năng kỹ
xảo thực hành còn vụng về lúng túng. Việc vận dụng những kiến thức mà các em thu thập

được vào thực tiễn là khoảng cách khá xa, bởi vì các thiếu hẳn kỹ năng thực hành. Các
em chưa có thói quen ghi lại những gì mà các em quan sát được, việc xác lập mục đích
quan sát và mục đích của thí nghiệm còn kém.
3. Kết luận
Các phương pháp dạy học mới từng bước được giáo viên đưa vào sử dụng trong thực
tiễn dạy học. Số giáo viên tâm huyết đã tích cực tìm kiếm đưa những phương pháp dạy


học mới vào dạy học nhưng nhìn chung các bước đi vẫn đang còn lộn xộn không theo
một qui trình chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao. Từ việc sử dụng các phương pháp dạy học
kém hiệu quả đã ảnh hưởng đến chất lượng của học sinh trên bình diện cả về trí thức lẫn
kỹ năng và thái độ. Các em hứng thú học tập và không được nói nên những điều mà các
em biết, không được làm thí nghiệm, giờ học không có đồ dùng học tập phù hợp, giáo
viên lại yêu cầu phải ghi nhớ nhiều kiến thức. Những điều đó làm hạn chế trong việc phát
huy những năng lực vốn có của học sinh.
Vì vậy, việc vận dụng những phương pháp dạy học mới mà trong đó được độc lập, tự
chủ, mạnh dạn nói lên những hiểu biết của mình và được tập thể tôn trong, đồng thời
được bảo vệ quan điểm của mình trước tập thể bằng cách đề xuất và tự tiến hành thí
nghiệm mà không còn phải thấy e ngại, rụt rè là rất cần thiết. Sự cuốn hút học sinh say
mê khám phá thế giới tự nhiên không chỉ ở chổ độc lập, sáng tạo, mà còn thấy mình ngày
càng hiểu biết được nhiều, nghĩ ra nhiều phương án nhiều phát minh được tập thể lớp,
giáo viên và mọi người xung quanh chấp nhận. Sinh học chứa đưng nhiều điều thú vị
kèm theo sự say mê, chinh phục, thắc mắc và đặt câu hỏi rồi đi tìm câu trả lời thuyết
phục, làm cho hoạt động khám phá diễn ra, dần dần hình thành ở các em phương pháp
học, phương pháp tiếp cận tri thức khổng lồ mà nhà trường không đủ khả năng truyền tải
hết.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là ý tưởng sáng tạo của nhà vật lý học người Mỹ Leon
Ledeman vào những năm 40 của thế kỷ XX. Năm 1995 Giáo sư George Charpak cùng
một số nhà khoa học Pháp đã nghiên cứu xây dựng chương trình thí điểm dạy học khoa

học. Với tinh thần tự học tự bồi dưỡng, tìm tòi, khám phá để có thêm kiến thức về
phương pháp. Bản thân tôi thấy rõ những ưu điểm vượt trội của phương pháp và đã vận
dụng vào quá trình giảng dạy môn Sinh học ở trường THCS . Vì vậy tôi quyết định chọn
chuyên đề “Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học môn Sinh học 7 ở trường
THCS”.
III. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Đối với chuyên đề này tôi thực hiện nghiên cứu các nội dung chính theo tiến trình sau:
I. Khái niệm “Bàn tay nặn bột”
II. Lịch sử của phương pháp “Bàn tay nặn bột”
III. Một số nguyên tắc khi sử dụng phương pháp”Bàn tay nặn bột” vào quá trình dạy học
ở trường THCS
IV. Các bước của một tiến trình tìm tòi khám phá
V. Tiến trình tìm tòi nghiên cứu tuân theo các nguyên tắc thống nhất và tính đa dạng
VI. Tiến trình sư phạm của phương pháp BTNB
VII. Ứng dụng “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Sinh học


B. NỘI DUNG
I. Bàn tay nặn bột là gì ?
“Bàn tay nặn bột” là mô hình giáo dục tương đối mới trên thế giới, có tên tiếng Anh là
“Hands On”,tiếng Pháp là “La main à la pâte”, đều có nghĩa là “bắt tay vào hành động”;
“bắt tay vào làm thí nghiệm”, “bắt tay vào tìm tòi nghiên cứu”.
Chương trình tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra
lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ
đó khám phá ra bản chất vấn đề.
Trẻ luôn cảm thấy tò mò trước những hiện tượng mới mẻ của cuộc sống xung quanh,
các em luôn đặt ra các câu hỏi “tại sao?”.
Chương trình “Bàn tay nặn bột” là sự quy trình hóa một cách logic phương pháp dạy
học, dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết theo một phương pháp mới mẻ là để học
sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành

quan sát qua thực nghiệm.
Phương pháp này giúp các em không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu rõ câu trả lời mình tìm
được.
Qua đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ
và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi trưởng thành.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhận định, phương pháp này giúp tạo lập
cho học sinh thói quen làm việc như các nhà khoa học và niềm say mê sáng tạo, phát
hiện, giải quyết vấn đề.
* Vậy Phương pháp ‘‘Bàn tay nặn bột’’ (BTNB) là gì?
Phương pháp BTNB là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm
nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.
BTNB chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm tìm tòi
nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống
thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra...Với một vấn
đề khoa học đặt ra, HS có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban
đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù
hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.
Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác BTNB luôn coi HS là trung tâm của
quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự
giúp đỡ của GV.
* Mục tiêu của BTNB?
Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa
học của HS. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến
việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS.
II. Lịch Sử Bàn Tay Nặn Bột
1. Sự ra đời và phát triển của phương pháp Bàn tay nặn bột (BTNB) ở Pháp:


Năm 1995, giáo sư Georges Charpak dẫn một đoàn gồm các nhà khoa học và các đại
diện của Bộ Giáo dục quốc gia Pháp đến một khu phố nghèo ở Chicago, Mỹ nơi có một

phương pháp dạy học khoa học dựa trên việc thực hành, thí nghiệm đang được thử
nghiệm.
Sau đó một nhóm nghiên cứu thuộc Ban trường học-Bộ Giáo dục quốc gia Pháp được
thành lập. Viện nghiên cứu sư phạm quốc gia Pháp được đề nghị làm báo cáo về các hoạt
động khoa học vùng Bắc Mỹ và sự tương thích của các hoạt động này với điều kiện ở
Pháp (Báo cáo thực hiện vào tháng 12 năm 1995).
Trong năm học 1995-1996, Ban Trường học đã vận động khoảng 30 trường thuộc 3
tỉnh tình nguyện thực hiện.
Tháng 4/1996: Một hội thảo nghiên cứu được tổ chức tại Poitiers (miền Trung nước
Pháp), tại đây kế hoạch hành động đã được giới thiệu và triển khai.
Ngày 09/7/1996: Viện Hàn lâm khoa học đã thông qua quyết định thực hiện chương
trình.
Tháng 9/1996: Cuộc thử nghiệm đầu tiên được tiến hành bởi Bộ Giáo dục quốc gia
Pháp với cuộc thi giữa 5 tỉnh. Cuộc thi này thu hút 350 lớp. Nhiều trường đại học, viện
nghiên cứu tham gia giúp đỡ các giáo viên thực hiện các tiết dạy.
Tính từ đây, phương pháp BTNB được ra đời nhưng đó là một sự kế thừa của các thử
nghiệm trước đó. Lịch sử ra đời của nó là cả một quá trình lâu dài.
2. Sơ lược tiểu sử của giáo sư G. Charpak-Người khai sinh phương pháp BTNB
Georges Charpak là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, đoạt giải Nobel về Vật lý
năm 1992. Georges Charpak sinh ngày 01/08/1924 tại Dabrovica, Phần Lan. Ông học kỹ
sư ở trường Mỏ Paris (1948), đây là một trường danh tiếng và uy tín trong hệ thống
trường lớn “Grandes écoles” của nước Pháp. G. Charpak bảo vệ luận án Tiến sỹ năm
1955, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp
(CNRS) tại phòng thí nghiệm Vật lý hạt nhân của Collègue de France (một trường danh
tiếng và uy tín tại Paris). Năm 1959, ông là nghiên cứu viên chính của Trung tâm nghiên
cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), sau đó làm việc tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân
Châu Âu từ 1963 đến 1989. Năm 1984, ông làm việc tại phòng thí nghiệm Chaire JoliotCurie của Trườngcấp cao Vật lý và Hóa học công nghiệp Paris (ESPCI)
Các công trình của Georges Charpak tập trung chủ yếu về Vật lý hạt
nhân, Vật lý hạt năng lượng cao.
Năm 1995, Georges Charpak kết hợp với Pierre Léna và Yves Quéré

đưa ra chương trình BTNB nhằm đổi mới việc giảng dạy khoa học ở
trường Tiểu học tại Pháp và các nước Châu Âu. Nhiều hợp tác quốc tế
đã được ký kết nhằm mở rộng chương trình này ra nhiều quốc gia trên
thế giới.
3. Phương pháp BTNB tại Việt Nam.


Phương pháp dạy học BTNB được đưa vào Việt Nam là một cố gắng
nỗ lực to lớn của Hội Gặp gỡ Việt Nam. Hội Gặp gỡ Việt Nam được
thành lập vào năm 1993 theo luật Hội đoàn 1901 của Cộng hòa Pháp
do Giáo sư Jean Trần Thanh Vân-Việt kiều tại Pháp làm Chủ tịch. Hội
tập hợp các nhà khoa học ở Pháp với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ Việt
Nam trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục; tổ chức các hội thảo khoa
học, trường học về Vật lý; trao học bổng khuyến học, khuyến tài cho
học sinh và sinh viên Việt Nam.
Phương pháp BTNB được giới thiệu tại Việt Nam cùng với thời điểm
mà phương pháp này mới ra đời và bắt đầu thử nghiệm áp dụng trong
dạy học ở Pháp.
III. Các nguyên tắc của Bàn tay nặn bột: Có 10 nguyên tắc
1. HS quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống,
dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó.
2.Trong quá trình tìm hiểu, HS lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận
những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà chỉ những hoạt
động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên.
3. Những hoạt động do GV đề xuất cho HS được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm
nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được
nâng cao lên và dành cho HS một phần tự chủ khá lớn.
4. Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Sự liên tục
của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được đảm bảo trong suốt thời gian
học tập.

5. HS bắt buộc có mỗi em một quyển vở thực hành do chính các em ghi chép theo cách
thức và ngôn ngữ của chính các em.
6. Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần của HS các khái niệm khoa học và kĩ thuật
được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói.
7. Các gia đình và/hoặc khu phố được khuyến khích thực hiện các công việc của lớp học.
8. Ở địa phương, các đối tác khoa học (trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu,..)
giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình.
9. Ở địa phương, các Viện Đào tạo giáo viên (Trường cao đẳng sư phạm, đại học sư
phạm) giúp các GV kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy.
10. GV có thể tìm thấy trên Internet các website có nội dung về những môđun (bài học)
đã được thực hiện, những ý tưởng về các hoạt động, những giải đáp thắc mắc. Họ cũng
có thể tham gia những hoạt động tập thể bằng trao đổi với các đồng nghiệp, với các nhà
sư phạm và với các nhà khoa học.
GV là người chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ
trách.
IV. Các bước của một tiến trình tìm tòi khám phá (6 bước)


B1_Chọn lựa tình huống khởi đầu (Các thông số giúp cho GV chọn lựa tình huống này
dựa vào mục tiêu do chương trình đề ra)
- Sự phù hợp với kế hoạch chung của khối lớp do hội đồng giáo viên của khối đề ra;
- Tính hiệu quả của cách đặt vấn đề có thể có được từ tình huống;
- Các nguồn lực địa phương (về vật chất và nguồn tư liệu)
- Các mối quan tâm chủ yếu của địa phương, mang tính thời sự hoặc nảy sinh từ các hoạt
động khác, có thể về khoa học hay không;
-Tính phù hợp của việc học đối với các mối quan tâm riêng của học sinh
B2_Việc phát biểu các câu hỏi của học sinh
- Công việc được thực hiện dưới sự hướng dẫn bởi giáo viên, giáo viên có thể giúp sửa
chữa, phát biểu lại các câu hỏi để đảm bảo đúng nghĩa, tập trung vào lĩnh vực khoa học
và tạo điều kiện cho việc nâng cao khả năng diễn đạt nói của học sinh;

- Sự chọn lựa có định hướng, có căn cứ của giáo viên trong việc khai thác các câu hỏi
hiệu quả (nghĩa là thích hợp với một tiến trình xây dựng, có tính đến các dụng cụ thực
nghiệm và tư liệu sẵn có) có thể dẫn đến việc học một nội dung trong chương trình;
- Làm bộc lộ các quan niệm ban đầu của học sinh, đối chiếu chúng với nhau nếu có sự
khác biệt để tạo điều kiện cho lớp lĩnh hội vấn đề đặt ra.
B3-Xây dựng các giả thuyết và thiết kế sự tìm tòi nghiên cứu cần tiến hành để chứng
minh hay loại bỏ các giả thuyết đó
- Cách quản lí tạo nhóm học sinh của giáo viên (ở các mức khác nhau tùy thuộc hoạt
động, từ mức độ cặp đôi đến mức độ cả lớp); các yêu cầu đưa ra ( các chức năng và hành
vi mong đợi ở từng nhóm)
- Phát biểu bằng lời các giả thuyết ở các nhóm;
- Có thể xây dựng các qui trình để chứng minh hay loại bỏ các giả thuyết
- Viết các đoạn mô tả các giả thuyết và các tiến trình (bằng lời và hình vẽ, sơ đồ);
- Phát biểu bằng lời hay viết mô tả các dự đoán của học sinh: “ điều gì sẽ xảy ra?” “ vì
sao?”;
- Trình bày các giả thuyết và các qui trình đề nghị bằng lời nói trong lớp.
B4_ Sự tìm tòi nghiên cứu do học sinh tiến hành
- Các giai đoạn tranh luận trong nhóm: các cách thức tiến hành thí nghiệm;
- Kiểm soát sự thay đổi của các thông số;
- Mô tả thí nghiệm (bằng các sơ đồ, các đoạn văn mô tả);
- Tính lặp lại được của thí nghiệm (học sinh chỉ rõ các điều kiện thí nghiệm)
- Việc quản lí các ghi chép cá nhân của học sinh.
B5_Lĩnh hội và hệ thống hóa (cấu trúc) các kiến thức
- So sánh và liên hệ các kết quả thu được trong các nhóm khác nhau, trong các lớp
khác…
- Đối chiếu với kiến thức đã được thiết lập /trong sách /(dạng khác của việc sử dụng các
tìm kiếm tài liệu) trong khi đảm bảo “mức độ phát biểu kiến thức” thích hợp với trình độ
học sinh;



- Tìm kiếm các nguyên nhân của những kết quả khác biệt nếu có, phân tích /một cách phê
phán/ các thí nghiệm đã tiến hành và đề xuất các thí nghiệm bổ sung;
- Trình bày các kiến thức mới lĩnh hội được cuối cụm bài học bằng lời văn viết do học
sinh của học sinh với sự giúp đỡ của giáo viên.
B6_Vận dụng trong trường hợp có thể các kiến thức để:
- Diễn giải một tài liệu
- Chế tạo một đồ vật
- Giải thích một hiện tượng
- Dự đoán một hành vi /hay diễn tiến hiện tượng/ của một sinh vật hay vật thể, tùy thuộc
vào một số thông số
- Giai đoạn này rất quan trọng vì nó cho phép học sinh nhận thấy rõ sự tiến bộ của mình,
tạo ra hứng thú học tập và bộc lộ khả năng của học sinh.
- Đặt ra các câu hỏi mới
- Tùy thuộc vào tính chất của các câu hỏi mới ( sự phù hợp với chương trình, tính hiệu
quả…) và tùy thuộc vào những điều kiện bó buộc về vật chất và thời gian mà các câu hỏi
này có thể dẫn đến
một quá trình tìm tòi nghiên cứu mới hay không.
V. Tiến trình tìm tòi nghiên cứu tuân theo các nguyên tắc tính thống nhất và tính đa
dạng
1- Nguyên tắc tính thống nhất:
Tiến trình này gắn kết với quá trình đặt câu hỏi của học sinh về thế giới thực:
- Hiện tượng hay sự vật, vô sinh hay hữu sinh, tự nhiên hay nhân tạo, Quá trình đặt câu
hỏi /đặt vấn đề/ này dẫn đến việc lĩnh hội các kiến thức và kĩ năng, sau khi học sinh đã
tìm tòi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
2. Nguyên tắc tính đa dạng:
- Khai thác, thử và sai, thao tác thực nghiệm (ví dụ như dùng pin để làm sáng đèn, thử
làm chìm một vật đang nổi,…). Kiểu hoạt động này nhằm giúp cho học sinh làm quen với
hiện tượng, các sinh vật hay vật thể.
- Thử nghiệm trực tiếp: thử nghiệm một giả thuyết bằng cách tạo ra một qui trình thực
nghiệm thích hợp ( cách thức này đòi hỏi cao hơn cách thức trước)

- Quan sát trực tiếp hay có sử dụng dụng cụ: Sự quan sát này được định hướng bởi cách
đặt vấn đề chính xác, dẫn học sinh đến việc quan sát tập trung vào chính xác một yếu tố
nhằm thử nghiệm một giả thuyết.
- Mô hình hóa: tạo ra hay sử dụng một mô hình /maket/ để có thể hiểu được /hiện tượng/
(ví dụ để hiểu được sự thay đổi các pha của Mặt trăng)
- Điều tra và tham quan: có thể được tiến hành ở bất cứ giai đoạn nào. Có thể được tiến
hành ngay trong giai đoạn đầu để làm quen với môi trường ở địa phương, thu thập các vật
liệu, gợi ra các câu hỏi. Có thể thực hiện trong giai đoạn tìm tòi để thúc đẩy các nghiên
cứu tìm kiếm. Cũng có thể được thực hiện trong giai đoạn cuối để đem lại ý nghĩa cho
các kiến thức đã được hình thành trong lớp.


- Tìm kiếm tài liệu: cách thức này có thể thay thế cho việc thực nghiệm trực tiếp khi
không thể tiến hành các thực nghiệm, hoặc có thể được dùng để thúc đẩy hoặc cũng có
thể được dùng như phương tiện cuối cùng để đối chiếu kiến thức được xây dựng trong
lớp với kiến thức đã được thiết lập/ trong sách
VI. Tiến trình sư phạm của phương pháp BTNB (gồm 5 bước)
Bàn tay nặn bột đề xuất một tiến trình ưu tiên xây dựng tri thức bằng khai thác, thực
nghiệm và thảo luận. Đó là sự thực hành khoa học bằng hành động, hỏi đáp, tìm tòi, thực
nghiệm, xây dựng tập thể chứ không phải bằng phát biểu lại các kiến thức có sẵn xuất
phát từ sự ghi nhớ thuần tuý.
Các bước
Nhiệm vụ của HS
Nhiệm vụ của GV
Bước 1:
- Quan sát, suy nghĩ
- GV chủ động đưa ra một tình
Tình huống xuất
huống mở có liên quan đến vấn
phát và câu hỏi

đề khoa học đặt ra.
nêu vấn đề
- Câu hỏi nêu vấn đề đảm bảo
ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu, phù
hợp với trình độ, gây mâu
thuẫn nhận thức và kích thích
tính tò mò, thích tìm tòi,
nghiên cứu…
Bước 2: Bộc lộ - Bộc lộ quan niệm ban đầu nêu - GV cần: Khuyến khích HS
quan niệm ban những suy nghĩ từ đó hình thành nêu những suy nghĩ …..bằng
đầu của học sinh câu hỏi, giả thuyết. …..bằng nhiều nhiều cách nói, viết, vẽ.
cách nói, viết, vẽ.
- GV quan sát nhanh để tìm các
Đây là bước quan trọng đặc hình vẽ khác biệt.
trưng của PP BTNB
a. Đề xuất câu hỏi
- Từ các khác biệt và phong phú về
biểu tượng ban đầu, HS đề xuất câu
Bước 3: Đề xuất hỏi liên quan đến nội dung bài học
câu hỏi hay giả
thuyết và thiết
kế phương án b, Đề xuất phương án thực
nghiệm
thực nghiệm

- GV giúp học sinh đề xuất câu
hỏi liên quan đến nội dung bài
học
- Kiểm soát lời nói, cấu trúc
câu hỏi, chính xác hoá từ vựng

của học sinh.
-GV đặt câu hỏi đề nghị HS đề
xuất thực nghiệm tìm tòi
nghiên cứu để trả lời cho câu


- Bắt đầu từ những vấn đề khoa học
được xác định, HS xây dựng giả
thuyết
HS trình bày các ý tưởng của mình,
đối chiếu nó với những bạn khác

hỏi đó.
- GV ghi lại các cách đề xuất
của học sinh (không lặp lại)
- GV nhận xét chung và quyết
định tiến hành PP thí nghiệm
đã chuẩn bị sẵn
( Nếu HS chưa đề xuất được
GV có thể gợi ý hay đề xuất
phương án cụ thể)
(chú ý làm rõ và quan tâm đến
sự khác biệt giữa các ý kiến)

Bước 4: Tiến
- Nêu rõ yêu cầu, mục đích thí
HS hình dung có thể kiểm chứng
hành thí nghiệm
nghiệm sau đó mới phát các
các giả thuyết bằng…

tìm tòi - nghiên
dụng cụ và vật liệu thí nghiệm
cứu
- GV bao quát và nhắc nhở các
nhóm chưa thực hiện, hoặc
…thí nghiệm (Ưu tiên thí
thực hiện sai…
nghiệm trực tiếp trên vật thật)
… tổ chức việc đối chiếu các ý
kiến sau một thời gian tạm đủ
…quan sát,
mà HS có thể suy nghĩ
…điều tra

… khẳng định lại các ý kiến về
phương pháp kiểm chứng giả
…nghiên cứu tài liệu.
- HS sinh ghi chép lại vật liệu thí thuyết mà HS đề xuất.
nghiệm, cách bố trí, và thực hiện thí
nghiệm (mô tả bằng lời hay hình - GV không chỉnh sửa cho học
sinh
vẽ),
- HS kiểm chứng các giả thuyết của
mình bằng một hoặc các phương
pháp đã hình dung ở trên (thí
nghiệm, quan sát, điều tra, nghiên
cứu tài liệu).

… tập hợp các điều kiện thí
nghiệm nhằm kiểm chứng các

ý tưởng nghiên cứu được đề
xuất.


Thu nhận các kết quả và ghi chép … giúp HS phương pháp trình
lại để trình bày
bày các kết quả.
Bước 5: Kết
luận và hợp thức
HS kiểm tra lại tính hợp lý của các
hoá kiến thức
giả thuyết mà mình đưa ra
* Nếu giả thuyết sai: thì quay lại
bước 3.
* Nếu giả thuyết đúng:
Thì kết luận và ghi nhận chúng.

… động viên HS và yêu cầu
bắt đầu lại tiến trình nghiên
cứu.
…giúp HS lựa chọn các lý luận
và hình thành kết luận.
- Sau khi thực hiện nghiên
cứu, các câu hỏi dần dần được
giả quyết, các giải thuyết dần
dần được kiểm chứng tuy
nhiên vẫn chưa có hệ thống
hoặc chưa chính xác một cách
khoa học.
- GV có trách

nhiệm tóm tắt, kết luận và hệ
thống lại để học sinh ghi vào
vở coi như là kiến thức bài
học.
- GV khắc sâu kiến thức bằng
cách đối chiếu biểu tưởng ban
đầu

VII. Một số lưu ý về kỹ thuật dạy học và rèn luyện kĩ năng cho học sinh khi áp dụng
phương pháp BTNB ( Dành cho GV )
- Liệt kê các bài học có thể áp dụng PP BTNB.
- GV cần chuẩn bị trước các thí nghiệm dự kiến để có kết quả như mong muốn.
- Vận dụng tối đa những nguyên vật liệu sẵn có, dễ kiếm.
- Sử dụng CNTT cho bài dạy áp dụng PP BTNB đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí.
- Với một số thí nghiệm đơn giản, GV có thể giao việc cho HS bằng những phiếu giao
việc, tự HS chuẩn bị các vật liệu cho nhóm của mình.
* Xây dựng tiết học theo các gợi ý:


- Mục tiêu bài học
- Hoạt động có thể áp dụng PP BTNB
- PP thí nghiệm sử dụng
- Thiết bị cần có
- Những thí nghiệm có thể thực hiện
* Tổ chức lớp học:
- Sắp xếp bàn ghế cho phù hợp với số HS.
- Chia nhóm từ 4-6 em/nhóm.
- Có chỗ dành riêng để vật liệu lớp học.
* Trong quá trình giảng dạy
- Lưu ý khi lựa chọn quan niệm ban đầu để đưa ra thảo luận:

+ Không chọn hoàn toàn các quan niệm đúng
+ Tuyệt đối không bình luận hay nhận xét gì về tính đúng sai của các ý kiến ban đầu
+ Lựa chọn các quan niệm vừa đúng vừa sai
+ Chọn vị trí thích hợp đề gắn các bài vẽ của học sinh…
- Không nên sử dụng SGK khi học bằng PP BTNB.
- Không nêu tên bài học trước khi học (với những bài thể hiện nội dung bài học ở đề bài).
- Lựa chọn hoạt động phù hợp với PP BTNB để áp dụng, không nhất thiết hoạt động nào
cũng áp dụng PP.
- Lưu ý về Kĩ thuật thảo luận nhóm
* Lựa chọn phương pháp thí nghiệm phù hợp:
- PP quan sát tranh ảnh, quan sát vật thật
- PP mô hình
- PP nghiên cứu tài liệu
- PP thí nghiệm trực tiếp
- Sử dụng PP thường xuyên để rèn thói quen cho HS. Rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt
rõ ràng, ngắn gọn để đảm bảo thời gian. Sưu tầm tài liệu, sách, tranh ảnh …. phục vụ cho
bài học.
VIII. Ví dụ minh họa
Bài
Bài47
47- -Tiết
Tiết49.
49.
Tuần
25
Tuần 25

I.MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
-Mô tả được cấu tạo của đại não.

-Trình bày được chức năng của đại não.
2. Kĩ năng:
-Kỹ năng quan sát tranh vẽ.
-Kỹ năng thu nhận và xử lý thông tin.
-Kỹ năng tự tin trình bày.


-Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
-Kỹ năng ứng xử, giáo tiếp.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ bộ não.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP.
-Cấu tạo của đại não
-Chức năng của đại não
III.CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên:
Tranh phóng to hình 47.1 “Não bộ nhìn từ trên”, hình 47.2 “Bán cầu não trái”, hình
47.3 “Các đường dẫn truyền trong chất trắng của đại não”
2.Học sinh:
-Đọc thông tin trong bài.
-Quan sát hình đại não.
-Trả lời:
?Nêu cấu tạo đại não.
?Chức năng của đại não.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh.
2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của trụ não? Bộ não người, ngoài trụ não, tiểu
não, não trung gian còn một bộ phận rất quan trọng đó là bộ phận nào? (10đ)
-Cấu tạo: chất trắng ở ngoài, chất xám ở trong.

+Chất trắng là các đường liên lạc dọc, nối tuỷ sống với các phần trên của não và bao
quanh chất xám
+Chất xám ở trong: Chất xám ở trụ não tập trung thành các nhân xám, nơi xuất
phát các dây thần kinh não.
+Có 12 đôi dây thần kinh não gồm 3 loại: Dây cảm giác, dây vận động và dây
pha.
-Chức năng:
+Chất xám: Điều khiển, điều hoà hoạt động của các nội quan.
+Chất trắng: Dẫn truyền lên và dẫn truyền xuống
* Đại não
3. Tiến trình bài học:
Bước 1: Tình huống xuất phát.
GV:
?Các em nhận thấy có những biểu hiện gì ở những người bị chấn thương sọ não do
tại nạn giao thông?
HS trả lời.
GV nhận xét.


Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu.
GV:
?Các vấn đề vừa nêu trên liên quan đến cơ quan nào của hệ thần kinh?
HS: Não.
GV: Do não bị tổn thương, bị ảnh hưởng trực tiếp là đại não.
Bước 3: Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết.

GV yêu cầu HS quan sát hình 46.1 “Não bổ dọc” (hoặc mô hình)
?Xác định vị trí của đại não, kích thước của đại não so với trụ não, tiểu não, não trung
gian.
HS: là phần trên cùng, so với trụ não, tiểu não, não trung gian thì đại não có kích thước

lớn nhất
GV:
?Vậy đại não có cấu tạo như thế nào? Chức năng của đại não là gì?
Bước 4:Tìm tòi, nghiên cứu.
HĐ của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động1: Cấu tạo đại não.
1.Cấu tạo đại não
GV: hướng dẫn HS quan sát hình 47.1 “Não bộ
Bề mặt của đại não được phủ bởi 1
nhìn từ trên”, hình 47.2 “Bán cầu não trái”, ”, lớp chất xám, có nhiều nếp gấp đó là
hình 47.3 “Các đường dẫn truyền trong chất trắng các khe và rãnh làm tăng diện tích bề
của đại não”
mặt của vỏ não.
Các rãnh chia mỗi nửa đại não
thành các thùy: thuỳ trán, thuỳ đỉnh,
thuỳ thái dương, thuỳ chẩm. Rãnh
đỉnh ngăn cách thùy trán và thùy
đỉnh. Rãnh thái dương ngăn cách


thùy trán và thùy đỉnh với thùy thái
dương. Trong các thùy, các khe đã
tạo thành các khúc cuộn.
Dưới vỏ não là chất trắng, chất
trắng có các nhân nền và đường dẫn
truyền thần kinh.

GV vấn đáp tìm tòi:
?Hình 47.1“Não bộ nhìn từ trên” có những bộ

phận nào, rãnh liên bán cầu chia não thành mấy
phần?
?Hình 47.2 “Bán cầu não trái”, các rãnh chia
não thành mấy thùy, rãnh đỉnh ngăn cách 2 thùy
nào, rãnh thái dương ngăn cách 3 thùy nào?
?Hình 47.3 “Các đường dẫn truyền trong chất
trắng của đại não”, dưới chất xám lá chất gì,
trong chất đó có các bộ phận nào, đường dẫn
xuống truyền có đặc điểm gì?
HS quan sát nhận biết:
Não nhìn từ trên có: thùy trán, khe não, khúc
cuộn, rãnh liên bán cầu.Rãnh liên bán cầu chia
não thành 2 nửa.
Bán cầu não trái, các rãnh chia não thành 4 thùy:
thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương.
Rãnh đỉnh ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh, rãnh
thái dương ngăn cách thùy trán, thùy đỉnh với
thùy thái dương.
Dưới chất xám là chất trắng, chất trắng có các
nhân nền và đường dẫn truyền xuống, đường dẫn
truyền xuống bắt chéo nhau ở hành tủy.
GV yêu cầu HS làm bài tập điền từ SGK:
?Dùng các thuật ngữ có trên hình điền vào chỗ
trống trong các câu sau:
Bề mặt của đại não được phủ bởi 1 lớp chất xám,


có nhiều nếp gấp đó là các ......(1)....... và ......
(2)........làm tăng diện tích bề mặt của vỏ não (nơi
chứa thân của các nơron) lên tới 2300 – 2500cm 2.

Vỏ não dày khoảng 2- 3 mm.
Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thùy.
Rãnh đỉnh ngăn cách thùy......(3)........và
thùy........(4)........... Rãnh thái dương ngăn cách
thùy trán và thùy đỉnh với thùy........
(5).........Trong các thùy, các khe đã tạo thành các
khúc cuộn.
Dưới vỏ não là...........(6)..............trong đó có các
nhân nền.Chất trắng là đường dẫn truyền thần
kinh.
HS: đại diện nhóm trình bày
GV nhận xét, đáp án đúng: (1)- khe, (2)- rãnh,
(3)- trán, (4)- đỉnh, (5)- thuỳ thái dương, (6)chất trắng
GV hỏi kết luận:
?Mô tả cấu tạo của đại não.
HS mô tả (bài tập điền từ).
GV nhận xét và cho HS ghi nội dung bài học
Hoạt động 2:Chức năng của đại não.
(Giảm tải: lệnhSGK trang 149 không dạy,
chuẩn KTKN không có sự phân vùng chức năng
của đại não)
GV: yêu cầu HS tự nghiện cứu thông tìn phần II
SGK trang 148, trả lời:
?Đại não là trung tâm của phàn xạ có điều kiện
hay không điều kiện.
2.Chức năng của đại não.
HS: đại não là trung tâm của phàn xạ có điều
kiện.
GV giảng gải: phàn xạ có điều kiện là phản xạ
được hình thành trong đời sống (phàn xạ có điều

kiện-bài 52 sẽ học tiếp)
GV: ?Trung tâm của phàn xạ có điều kiện do
chất xám hay chất trắng của đại não thực hiện.
GV gợi ý cho HS trả lời: chất xám.
GV
?Chất trắng có các đường dẫn truyền, vậy thực
hiện chức năng gì?


HS: dẫn truyền.
GV hỏi kết luận:
?Hãy nêu 2 chức năng của đại não?
HS: Chất xám thực hiện chức năng phản xạ,
chất trắng thực hiện chức năng dẫn truyền.
GV: nhận xét và cho HS ghi
HS: rút ra kết luận
GV: não có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt
động sống của con người.
-Chất xám: thực hiện chức năng
?Do đó mà mỗi chúng ta cần có ý thức bảo vệ phản xạ (trung khu của các phản xạ
não bằng cách nào?
có điều kiện).
HS trả lời...
-Chất trắng: thực hiện chức năng dẫn
GV: Hạn chế sử dụng chất kích thích, chất gây truyền.
nghiện như rượu, thuốc lá vì các chất này gây ức
chế các hoạt động của tế bào thần kinh làm suy
nhược não và nếu sử dụng lâu có thể dẫn đến gây
mất trí nhớ, tay chân run, hoặc hạn chế hoạt động
của chân tay. . .(GD ý thức bảo vệ não)

Bước 5: Kết luận và hệ thống hoá kiến thức.
*Kết luận (SGK): Đại não là phần não phát triển nhất của ở người. Đại não gồm:
chất xám làm thành vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện; Chất trắng
nằm dưới vỏ não là những đường thần kinh nối các phần của vỏ não với nhau và nối
vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh, trong chất trắng còn có các nhân nền.
Nhờ các rãnh và khe, một mặt làm cho diện tích của vỏ não tăng lên, mặt khác chia
não thành các thuỳ và các khúc cuộn, trong đó có vùng cảm giác và vùng vận động..
4/ Tổng kết:
Bề mặt của đại não được phủ bởi 1 lớp chất xám,
có nhiều nếp gấp, có thuỳ trán, thuỳ đỉnh, thuỳ
thái dương, thuỳ chẩm, rãnh đỉnh, rãnh thái
dương.
Cấu tạo
Bên trong là chất trắng, chất trắng có các nhân
nền và đường dẫn truyền thần kinh.
ĐẠI NÃO
Phản xạ

5/ Hướng dẫn học tập:Chức năng
*Đối với bài học ở tiết học này:

Dẫn truyền.


-Học thuộc bài.
-Đọc mục em có biết trang 150.
*Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: “Hệ thần kinh sinh dưỡng”
(Giảm tải: Hình 48.2 trang 151 và nội dung liên quan; bảng 48.2 trang 153 và câu hỏi
2 trang 154 khơng tìm hiểu)
-Đọc thơng tin trong bài.

-Quan sát hình 48.1: cung phản xạ, hình 48.3: hệ thần kinh sinh dưỡng.
-Trả lời:
?Trung khu của phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng?
?So sánh cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng?
?Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng?
GIỚI THIỆU CHUNG TUYẾN NỘI TIẾT

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết.
- Xác đònh vò trí của các tuyến nội tiết chính trong cơ thể.
- Nêu được vai trò và chức năng của hoocmon
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng quan sát tranh vẽ.
- Kỹ năng thu nhận và xử lý thơng tin.
- Kỹ năng tự tin trình bày.
- Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kỹ năng ứng xử, giáo tiếp.
3 Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ cơ thể tránh các bệnh về hệ nội tiết
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết
2. Học sinh: Chuẩn bò bài, xem lại nội dung các bài 25, 27, 41
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn đònh tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng: Thơng qua
3. Tiến trình học tập:
Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát



GV đđặt vấn đđề bằng hệ thống câu hỏi: Tại sao con người mắc bệnh bướu cổ,
bazơđơ, tiếu đường? Ngun nhân gây ra các bệnh này?
GV cho HS quan sát hình các bệnh do ảnh hưởng của hệ nội tiết gây ra
Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu của HS
GV: Các bệnh này liên quan đến hệ nào trong cơ thể? Sản phẩm của hệ này là gì?
HS: Hệ nội tiết, Hoocmon
Bước 3: Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết
GV cho HS quan sát hình 55.3. xác định trên hình vị trí của các tuyến nội tiết
GV: Các bộ phận nào cấu tạo nên hệ nội tiết? phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại
tiết?
Bước 4: Tìm tòi – nghiên cứu
Hoạt Động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt Động 2: (6’)Tìm hiểu đặc điểm của hệ nội I/ ĐẶC ĐIỂM HỆ NỘI TIẾT
- Hệ nội tiết bao gồm các tuyến
tiết
nội tiết sản xuất hoocmon theo
GV y/c HS nghiên cứu thông tin SGK, cho biết:
? Hệ cơ quan nào có vai trò điều hòa các q trình đường máu đến cơ quan đích, điều
sinh lí cùa cơ thể? (hệ thần kinh, ngồi ra còn có hệ hòa các q trình sinh lí 1 cách
nội tiết tham gia điều hòa các q trình sinh lý của cơ chậm, kéo dài trên diện rộng
thể thơng qua cơ chế thể dịch)
? Lấy VD về sự điều hòa q trình sinh lí bằng cơ chế
thể dịch? (Hoocmon Isulin -> máu -> điều hòa q
trình chuyển hóa gluxit)
? Mức độ tác động của hệ hội tiết và hệ thần kinh có
gì khác? (tốc độ chậm hơn, nhưng thời gian lâu hơn,
diện tác động rộng (tác động đến nhiều bộ phận) – hệ

thần kinh chỉ tác động từng vùng )
? Các bộ phận nào cấu tạo nên hệ nội tiết? (các tuyến
nội tiết, VD: tuyến n, tuyến tụy, tuyến trên thận,
….)
HS trả lời, nhận xét
GV nhận xét cho HS tự rút ra KL
Hoạt Động 3: (11’)Phân biệt tuyến nội tiết với II/ PHÂN BIỆT TUYẾN NỘI
TIẾT VỚI TUYẾN NGOẠI
tuyến ngoại tiết
GV y/c HS quan sát hình 55.1, 55.2, so sánh cấu tạo TIẾT
tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết (giống: đều có TB * Giống nhau: Đều có TB tuyến
tuyến. khác: Tuyến nội tiết: khơng có ống dẫn chỉ có tạo ra sản phẩm tiết
mao mạch xung quanh. Tuyến ngoại tiết: có ống dẫn * Khác nhau:


chất tiết)
? Kề tên các tuyến đã học hoặc biết? (tuyến mồ hơi,
tuyến nhờn, tuyến vị,…)
Y/c HS quan sát hình 55.3, thảo luận nhóm 3’ sắp xếp
các tuyến có trên hình vào các nhóm nội tiết

Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết Tuyến pha
Tuyến n
Tuyến nước bọt Tuyến tụy
Tuyến tùng
Tuyến vị
Tuyến
sinh
Tuyến giáp
Tuyến ruột

dục
Tuyến cận giáp
Tuyến mồ hơi
Tuyến trên thận
Tuyến nhờn
Tuyến ức
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ
sung
Thơng qua các nội dung vừa tìm hiểu rút ra KL về
tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết, tuyến pha
GV giải thích thêm:
- Tuyến t: vừa tiết ra dịch tụy đổ vào ruột vừa tiết
ra hoocmon ngấm vào máu. Tuyến sinh dục: tinh

- Tuyến nội tiết là tuyến không
có ống dẫn, chất tiết được đổ trực
tiếp vào máu tới cơ quan đích
VD: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến
trên thận,…..
- Tuyến ngoại tiết là tuyến có
ống dẫn chất tiết theo ống dẫn tới
các cơ quan tác động
VD: tuyến lệ, tuyến nước bọt,
tuyến mồ hôi,…
- Tuyến pha vừa là tuyến nội tiết
vừa là tuyến ngoại tiết
VD: tuyến tụy, tuyến sinh dục


hòan sản xuất ra tinh trùng, buồng trứng sản xuất ra

trứng. Bêên cạnh đó chúng còn tiết ra ra hoocmom
sinh dục nam và hoocmon sinh dục nữ
- Tuyến mồ hôi mỗi ngày tiết khoảng 1l mồ hôi,
tuyến nước bọt tiết ra 1,5l nước bọt, tuyến vò tiết ra
1,5l dòch vò
Hoạt Động 4: (13’) Tìm hiểu tính chất và vai trò
của hoocmon
GV y/c HS nghiên cứu thông tin phần III để trả lời:
? Hoocmon là gì? (là chất hóa học do tuyến nội tiết
tiết ra)
GV đưa VD:
isulin
1/ Gluco
glicogen + FSH -> trứng chín
(isulin/ tuyến tụy chỉ có tác dụng này)
2/ 1/1000mg Ađrênalin -> tăng nhịp tim, tăng đcường
huyết.
3/ Isulin ở bò làm chuyển hóa: gluco -> glicogen ở
người.
GV y/c HS dùng các cụm từ in nghiên để tìm ra các
tính chất của hoocmon
* VD 1 minh họa cho……(a)………..của hoocmon
* VD 2 chứng minh rằng hoocmon có…..(b)…….
* VD 3 cho thấy hoocmon……..(c)…………….
HS trả lời, nhận xét rút ra tính chất của hoocmon
GV giải thích thêm về tính chất của hoocmon:
- H có hoạt tính sinh học cao: Ví dụ như: Chỉ cần
vài phần nghìn mg hoocmon renalin đã làm tăng
lượng đường huyết gây tăng nhịp tim. Hoặc 1g
Insulin có thể làm giảm glucozơ trong máu cho

125000 con thỏ, ….
- H không mang tính đặc trưng cho loài: Ví dụ như:
Isulin của bò có tác dụng cho người và thỏ để chữa
bệnh đái tháo đường, estrogen của ngựa có thể
dùng cho người,…
- H có tính đặc hiệu: Mặt dù H đi khắp cơ thể

III/ HOOCMON
1/ Tính chất của hoocmon
- Hoocmon có tính đặc hiệu
- Hoocmon có hoạt tính sinh học
cao
- Hoocmon không mang tính đặc
trưng cho loài


nhưng mỗi H chỉ tác động đến các tế bào nhất đònh
thuộc các cơ quan xác đònh gọi là tế bào đích. Đó là
các tế bào mang thụ thể phù hợp với cấu trúc của H
nên chỉ tiếp nhận H đó để tạo thành phức hệ H –
thụ thể , khi phức hệ này hình thành sẽ khởi đầu
cho 1 loạt những biến đổi tiếp theo làm thay đổi
quá trình sinh lí của tế bào. Thụ thể là các Prôtêin
hay Glicôprôtêin (được coi như những ổ khóa) có
cấu trúc thích hợp. Ví dụ như: H kích thích nang
trứng hoặc tinh hoàn (FSH) chỉ ảnh hưởng đến quá
trình trứng chín hoặc sinh tinh. H oxytoxin chỉ tác
dụng lên cơ trơn của tử cung
- Có 2 loại H:
+ Nếu H có bản chất amin, peptit hay prôtêin hoặc

glicôpôtêin (các H của tuyến yên, tuyến giáp,
tuyến cận giáp, tuyến ức, tuyến tụy, phần tủy tuyến
trên thận) tác động đến cơ quan đích có thụ thể
nằm trên màng tế bào
+ Nếu H có bản chất là các sterôit, có khả năng
khuếch tán qua màng (các H sinh dục và vỏ tuyến
trên thận) sẽ kết hợp với các thụ thể nằm trong tế
bào
Tiếp tục cho HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời:
? Vì một lí do nào đó, lượng đường trong máu tăng
đột ngột, cơ thể có thể có q trình nào? (kích thích
tuyến tụy sản xuất isulin làm giảm lượng đường trong
máu)
? Khi lượng đường trong máu giảm, q trình nào sẽ
xảy ra? (kích thích tuyến tụy sản xuất glucagon làm
tăng lượng đường trong máu)
? Có nhận xét gì về hoạt động của 2 chất isulin và
glucagon? (đối lập nhau nhưng cùng thực hiện 1 chức
năng là điều hòa lượng đường trong máu)
GV lấy 1 số ví dụ giảng giảiï:
+ Thuỳ trước tuyến yên tiết hoocmon GH ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và sự phát triển của cơ

2/ Vai trò của hoocmon
- Duy trì được tính ổn đònh của
môi trường bên trong cơ thể
- Điều hòa các quá trình sinh lí
diễn ra bình thường



thể
+ Vai trò duy trì lượng đường glucozơ trong máu
luôn ở nồng độ 0,12% do 2 hoocmon glucagon và
insualin của tuyến t
+ Hoocmon của các tuyến giáp, tuyến cận giáp,
tuyến yên, tuyến trên thận có vai trò quan trọng
trong quá trình trao đổi nước, muối khoáng,… để
môi trường trong, ổn đònh áp suất thẩm thấu, duy trì
độ pH,…
Thơng qua đó y/c HS rút ra KL
Tiếp tục cho HS trả lời
? Điều gì sẽ xảy ra nếu cân bằng nội tiết bị phá vỡ?
(xảy ra bệnh lí: đái tháo đường, bướu cổ,…
? Mối quan hệ giữa hoạt đđộng của hoocmon và
tuyến nội tiết là gì? (vai trò của tuyến nội tiết chính là
vai trò của hoocmon)
? Ngồi tác dụng chính hoocmon còn có tác dụng gì?
(- Điều tiết sự thích nghi của cơ thể với mơi trường:
thân nhiệt, chống stress
- Sinh trưởng và phát triển
- Điều tiết q trình TĐC và năng lượng: sự tăng hoặc
giảm q trình đồng hóa và dị hóa
GV giáo dục ý thức phòng bệnh về tuyến nội tiết
cho HS
Bước 5: Kết luận, hệ thống hóa kiến thức
- Hê nội tiết gồm tuyến nội tiết, điều hòa q trình sinh lí chậm, kéo dài trên diện rộng
- Có 2 loại: nội tiết, ngoại tiết
+ Giống: đều có TB tuyến
+ Khác:
. Tuyến nội tiết: khơng có ống dẫn, chất tiết đổ trực tiếp vào máu

. Tuyến ngoại tiết: có ống dẫn chất tiết
- Hoocmon là chất hóa học, là sản phẩm của hệ nội tiết
+ Tính chất
. Tính đặc hiệu
. Có hoạt tính sinh học cao
. Khơng đặc trưng cho lồi
+ Tác dụng:


. Duy trì tính ổn định của mơi trường trong
. Điều hòa q trình sinh lí
4. Tổng kết:
* Hồn thành bảng
Đặc điểm so sánh
Tuyến nội tiết
Cấu tạo
TB tuyến
Mao mạch bao quanh TB
tuyến
Chức năng
Điều hòa q trình sinh lý
Ổn định mơi trường trong

Tuyến ngoại tiết
TB tuyến
Ống dẫn chất tiết
Tham gia vào các phản ứng hóa
học
Bài tiết sản phẩm
Enzim và 1 số chất khác

Đổ vào ống dẫn

Sản phẩm tiết
Hoocmon
Con đường vận chuyển
Đổ vào máu
* Chọn câu trả lời đúng
1/ tuyến nào sau đây là tuyến nội tiết?
a. Tuyến nước bọt
b. Tuyến n
c. Tuyến mồ hơi
d. cả 3 câu đều sai
2/ Tuyến nào vừa làm nhiệm vụ nội tiết vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết?
a. Tuyến tụy
b. Tuyến n
c. Tuyến nhờn
d. Cả 3 đều sai
3/ Chất tiết từ tuyến nội tiết gọi là gì?
a. Dịch
b. Hoocmon
c. men
d. Prơtêin
5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài,trả lời câu hỏi 1,2 SGK/ 175
+ Đọc “em có biết”
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bò bài 56: Nghiên cứu nội dung bài
+ Vì sao nhà nước vận động tồn dân dùng muối iot
+ Tìm hiểu ngun nhân, biểu hiện của bệnh bướu cổ, bazodo

THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI


×