Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề cương môn lịch sử lớp 10 HK2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.46 KB, 10 trang )

Như xinh đẹp

ĐỀ CƯƠNG SỬ 10
Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Câu 1: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh:
a, Nguyên nhân sâu xa:
- Nửa đầu thế kỷ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ
- Giữa TK XVIII, kinh tế TBCN đã phát triển mạnh mẽ ở 13 thuộc địa.
+ Miền Bắc, miền Trung: Phát triển mạnh về Kinh tế công – thương nghiệp với những công
trường thủ công lớn.
+ Miền Nam tồn tại nền nông nghiệp với những đồn điền lớn.


Kinh tế Bắc Mĩ phát triển rất nhanh và mạnh, cạnh tranh với kinh tế của chính quốc



Anh kìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của 13 thuộc địa:

(+ Cấm mở doanh nghiệp
+ Cấm đưa máy móc, công nhân từ Anh sang
+ Ban hành chính sách thuế khóa nặng nề
+ Cấm khai khoang đất đai ở miền tây
+ Cấm sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp)
 Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với thực dân Anh ngày càng sâu sắc
b, Nguyên nhân trực tiếp (Duyên cớ )
- 12/1773, sự kiện “chè Bô-xtơn” đã thổi bùng ngọn lửa chiến tranh
 Thực dân Anh tức giận, ra lệnh phong tỏa cảng Bô-xtơn và điều quân đến chiếm đóng vùng
này
 Ngòi nổ cho cuộc chiến tranh
Câu 2: Kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập:


• Kết quả:


- Tháng 9/1783, thực dân Anh chính thức công nhận độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
- Năm 1787, Hiến pháp Mĩ được thông qua, quy định Mỹ là nước cộng hòa Liên bang.
- Năm 1789, G.Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống
• Ý nghĩa:
+ Cuộc chiến tranh này đã giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập một
nhà nước mới. Mở đường cho kinh tế tư bản ở Mĩ phát triển
+ Về thực chất, đây là một cuộc cách mạng tư sản, thực hiện 2 nhiệm vụ cùng một lúc: lật đổ
thống trị thực dân Anh và mở đường cho CNTB phát triển
+ Tuy nhiên cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản hưởng quyền lời còn
nhân dân lao động không được hưởng gì
+ Chiến tranh giành độc lập các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ góp phần cổ vũ,thúc đẩy phong trào
chống phong kiến ở châu Âu và phong trào dân tộc ở Mĩ la-tinh cuối TK XVIII…
Câu 3: Đây là một cuộc chiến tranh giành độc lập nhưng tại sao lại được coi như một cuộc
CM Tư sản?
- Do giai cấp tư sản lãnh đạo
- Sau khi giành thắng lợi đã đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, mở đường cho CNTB phát triển.
Câu 4: Diễn biến cuộc chiến tranh:
Thời gian

Sự kiện

Kết quả

9/1774

Đại hội lục địa lần thứ nhất


Không thành công

tiến hành ở Philadenphia
4/1775

Chiến tranh bùng nổ

Nghĩa quân thuộc địa thất
bại

5/1775
4/7/1776
17/10/1777

Đại hội lục địa lần thứ hai

Các thuộc địa lần lượt

được triệu tập

tuyên bố tách khỏi Anh

Đại hội thông qua Bản tuyên

Thành lập hợp chúng quốc

ngôn độc lập




Trận đánh ở Xa-ra-to-ga

Quân thuộc địa giành
thắng lợi

1781

Trận đánh ở I-ooc- tao

Quân Anh đầu hàng


Câu 5: Nêu tính chất của Chiến tranh giành độc lập.
- Là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:
+ Chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi
+ Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân
+ Chế độ nô lệ chưa được xóa bỏ
Câu 6: Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ có những tiến bộ và hạn chế gì ?
Tiến bộ

+ Tố cáo chế độ áp bức, bóc lột thuộc địa của thực dân Anh
+ Lần đầu tiên trong lịch sử, các quyền con người và quyền công
dân được công bố trước toàn thể nhân loại
+ Nguyên tắc về chủ quyền nhân dân được đề cao trong tuyên ngôn

Hạn chế

Tuyên ngôn không xóa bỏ chế độ nô lệ và việc bóc lột giai cấp công
nhân và nhân dân lao động


Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Câu 1: Ý nghĩa sự kiện 14/7/1789
- Giáng đòn đầu tiên vào chế độ quân chủ chuyên chế
- Thể hiện vai trò của quần chúng nhân dân
- Đưa Đại tư sản lên nắm quyền
Câu 2: Tình hình KT , chính trị, XH Pháp trước cách mạng
*Kinh tế:
- Nông nghiệp
+ Pháp vẫn là 1 nước nông nghiệp.
+ Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu, năng suất thu hoạch rất thấp.
+ Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến
và Giáo hội.
+Nạn đói thường xuyên xảy ra.
- Công thương nghiệp Pháp thời kì này đã phát triển


+ Tập trung ở các vung ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
+ Sử dụng máy móc càng nhiều
- Ngoại thương cũng có những bước tiến mới: các công ti thương mại Pháp buôn bán với nhiều
nước ở Châu Âu và phương Đông.
* Chính trị:
+Nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lu-I XVI.
+ Nhà vua và hoàng hậu sống xa hoa, lãng phí.
+ Chế độ quân chủ chuyển chế trở thành vật cản đối với sự phát triển của đất nước
* Xã hội: Chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ 3.
-> Đến cuối thế kỉ XVIII, do mâu thuẫn về quyền lợi KT , địa vị chính trị giữa Đẳng cấp thứ 3 với
Đẳng cấp Tăng lữ, quý tộc, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng XH sâu sắc, báo hiệu 1 cuộc
cách mạng đang đến gần.
Câu 3: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Pháp cuối TK XVIII
- Đối với nước Pháp: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình:

+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó
+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công dân)
+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất, mở đường cho lực lượng tư bản chủ nghĩa ở pháp
phát triển
+ Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình
phát triển đưa cách mạng đến đỉnh cao
- Đối với thế giới: Mở ra thời đại mới- thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các
nước tiên tiến thời bấy giờ.
Câu 4: Tại sao nói: Thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp ?
- Chính quyền Giacôbanh, đứng đầu là Rô-be-spie, đã thực hiên 1 số chính sách tiến bộ mà các
thời kì khác không làm được:

+ Phái Gia-cô-banh quan tâm giải quyết vấn đề ruộng đất – đòi hỏi cơ bản của quần chúng nông
dân bằng đạo luật 3-6
+ Ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân


+ 6/1793, Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hòa, ban bố quyền dân chủ
rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp bị xóa bỏ.
+ Ban hành luật giá tối đa đối với lương thực, thực phẩm để chống nạn đầu cơ tích trữ
+ 23/8/1793, Quốc hội thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc” để huy động sực mạnh của
nhân dân cả nước chống thù trong, giặc ngoài
=>Nhờ vậy, Phái Gia-cô-banh đã dập tắt được các cuộc nổi loạn, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên
giới. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.
Câu 4: Vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng tư sản Pháp:
- Là lực lượng chính và đông đảo nhất tham gia cách mạng.
- Đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và thành công của cách mạng, là lực lượng chủ
yếu từng bước đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao, điều này thể hiện qua 4 sự kiện sau:
+ Ngày 14-7-1789 quần chúng nhân dân phá ngục Baxti mở đầu cho cuộc cách mạng.
+ Ngày 10-8-1792 quần chúng nhân dân lật đổ nền quân chủ lập hiến của phái đại tư sản vì họ

thỏa hiệp với phong kiến và không giải quyết quyền lợi ruộng đất cho nhân dân.
+Ngày 2-6-1793 quần chúng lật đổ nền cộng hòa của phái Gi-rông-đanh khi họ phản bội tổ quốc
và nhân dân khi chống ngoại xâm, nội phản. Ủng hộ nền chuyên chính cách mạng Gia-cô-banh,
đưa cách mạng đến đỉnh cao.
+Ngày 27-7-1794 khi phái Gia-cô-banh đưa cách mạng đi quá xa mục đích và vẫn duy trì chính
sách chuyên chính cũ thì quần chúng nhân dân lại vùng lên lật đổ và xử tử phái Gia-cô-banh, cách
mạng tư sản chấm dứt.


Tuy có vai trò to lớn nhưng sau khi cách mạng thành công, giai cấp nông dân Pháp vẫn

không được hưởng những quyền lợi chính đáng mình cần được hưởng. Họ vẫn bị tư sản bóc lột,
dưới những hình thức, thủ đoạn tinh vi hơn.
Câu 5: Diễn biến cách mạng tư sản Pháp:
Thời gian
5/5/1789

Sự kiện
Vua Lu-i 16 họp hội nghị 3 đẳng cấp tại cung điện Vécxai đề xuất vay tiền và tăng thuế

17/6/1789
8/1789

Đẳng cấp thứ 3 tuyên bố thành lập Quốc hội Lập hiến
Quốc hôi lập hiến thông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền
và dân quyền với khẩu hiệu " Tự do , bình đẳng , bác ái "


9/1791


Hiến pháp được thông qua . Nền quân chủ lập hiến được
thành lập

14/7/1789 ->

Khởi nghĩa của nhân dân Pari phá ngục Ba-xti, lật đổ chế

10/8/1792: Cách mạng

độ quân chủ chuyên chế.

bùng nổ và phát triển
10/8/1792 -> 2/6/1793:

Nền quân chủ lập hiến bị lật đổ, thiết lập nền cộng hoà.

Cách mạng tiếp tục phát

Vua Lui XVI bị tử hình. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc, bảo

triển

vệ cách mạng

2/6/1793 -> 27/7/1794:

Nhân dân Pari khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh; xoá

Đỉnh cao của cách mạng


bỏ mọi đặc quyền của phong kiến đẩy lùi được nạn ngọai
xâm.

27/7/1794 ->

Đảo chính phản cách mạng, phái Gia-cô-banh bị lật đổ

9/11/1799: Thoái trào

Đảo chính Của Napôlêông, chế độ độc tài quân sự thiết

cách mạng

lập

Câu 6: So sánh các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp và Mĩ (từ giữa TK XVI đến cuối TK
XVIII) theo nội dung sau:
Nội dung

CMTS Anh

CTGDL ở Bắc Mĩ

CMTS Pháp

Nhiệm vụ-

Lật đổ chế độ PK

Lật đổ nền thống trị Xóa bỏ chế độ quân


Mục tiêu

chuyên chế  mở

của TD Anh  mở chủ chuyến chế  mở

đường cho CNTB ↑.

đường cho CNTB Bắc đường cho CNTB ↑.
Mĩ phát triển .

Hình thức Nội chiến

CM giải phóng dân tộc Nội chiến, CT Vệ quốc

Lãnh đạo

Tư sản, chủ nô

Quí tộc mới, tư sản

Tư sản( Đại, vừa,
nhỏ)

Động lực
Kết quả

Quần chúng nhân


Quần chúng nhân

Quần chúng nhân

dân

dân, nô lệ

dân

Thiết lập nền quân

Thành lập Hợp chúng

Thiết lập nền dân chủ

chủ lập hiến

quốc Mĩ

Giacôbanh,

thời



thoái trào tái lập nền
quân chủ
Ý nghĩa


Mở ra thời kì quá độ từ Góp phần thúc đẩy Mở ra thời đại thắng


chế độ phong kiến cuộc đấu tranh chống lợi và củng dố quyền
sang TBCN

pk ở châu Âu và PT thống trị của giai cấp
giành ĐLDT ở Mĩ La- tư sản trên phạm vi
tinh

toàn TG

Câu 7: Giải thích tại sao nói cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng điển hình
nhất, triệt để nhất, dân chủ nhất và tiến bộ nhất.?
- Điển hình
+ Đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến
+ Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền nhiều tiến bộ
+ Tập hợp được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân nhân đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao
– nền chuyên chính Gia-cô-banh
+ Mở ra một thời đại mới- thời đại thắng lợi và cũng cố của CNTB ở các nước tiên tiến bấy giờ.
- Triệt để:
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
+ Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, tạo điều kiện cho CNTB phát triển
+ Thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.
- Dân chủ:
+ Sự tham gia của quần chúng nhân dân đã làm cho cách mạng Pháp mạng tính dân chủ rộng rãi
và triệt để cách mạng so với những cuộc cách mạng trước nó.
+Cách mạng Pháp có một ý nghĩa lịch sử quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà
cả đối với lịch sử châu Âu lúc bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của CM Pháp ảnh hưởng đến các
nước châu Âu và làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay.

- Tiến bộ:
+ Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc “Đại Cách mạng”. Nó đã làm được rất nhiều việc cho
giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân
loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp

Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
Câu 1: Tại sao Anh lại là nước tiến hành cách mạng công nghiệp đầu tiên?


Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp vì:
+ Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc về giai cấp tư sản.
+ Kinh tế TBCN phát triển mạnh, có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất:vốn, nhân công và
kĩ thuật.
+ Có hệ thống thuộc địa lớn.
Câu 2: Tại sao cách mạng công nghiệp bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ (dệt )?
-

Vốn đầu tư công nghiệp nhẹ ít hơn công nghiệp nặng

-

Đem lại lợi nhuận kinh tế cao

-

Quay vòng vốn nhanh có thể tái sản xuất

-

Đội ngũ lao động sẵn có


-

Thị trường tiêu thụ lớn

Câu 3: Ý nghĩa phát minh máy hơi nước: ( Phát minh nào quan trọng nhất? Vì sao?)


Máy hơi nước giảm sức lao động cơ bắp của con người.



Lao động thủ công dần thay thế bằng máy móc, khởi đầu cho quá trình công nghiệp hoá.



Năng suất lao động tăng.



Thay đổi bộ mặt kinh tế nước Anh và các nước tư bản.



Ra đời các ngành công nghiệp mới.

Câu 4: Thành tựu:
Lĩnh vực

Thời gian


Tác giả

Tên phát minh

Dệt

1764

Giêm Ha-gri-vơ

Máy kéo sợi Gien- Năng suất tăng

1769
1779

Ác-crai-tơ
Crôm- tơn

Tác dụng

ni

16-18 lần

Máy kéo sợi chạy

Kéo được sợi chắc

bằng sức nứơc


nhưng thô

Cải tiến máy kéo

Sản phẩm đẹp,

sợi với kĩ thuật

bền hơn

cao hơn
1785

Các-rai

Máy dệ chạy bằng

Năng suất tăng 40

sức nước

lần


1784

Giêm-oát

Máy hơi nước


Tăng năng suất
lao động

Luyện

1735

kim

Phương pháp nấu

Góp phần quan

than cốc

trọng trong việc
luyện gang thép

1784

GTVT

1814

Lò luyện gang đầu Tăng gấp nhiều

Xti-phen-xơn

1825


tiên được xây

lần khả năng sản

dựng

xuất đồ kim loại

Đầu máy xe lửa
Khánh thành đoạn
đường sắt đầu tiên

Câu 5: Hệ quả:
-

Kinh tế ( Tích cực)

+Nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị xuất hiện.
+Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
+Góp phần cơ giới hóa trong nông nghiệp
+Năng suất chất lượng sản phẩm tăng
-

Xã hội ( Tiêu cực)

+ Giai cấp Tư sản và vô sản hình thành  mâu thuẩn giai cấp.
+ Nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nổ ra.
Câu 6: Liên hệ bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam với bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ và
bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp

-Mở đầu bản Tuyên ngôn Chủ tịch Hồ Chí minh viết:
“Hỡi đồng bào cả nước,
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể
xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc".


Lời bất hủ ấy được trích ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra,
câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta
sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".



×