Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

TIỂU LUẬN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH HỒ CHÍ MINH CẦN THƠ 2n1đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.23 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
------***------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ DU LỊCH
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TP.HỒ CHÍ MINH – MỸ THO – CẦN THƠ – TP.HỒ CHÍ MINH

2N - 1Đ
Giáo viên hướng dẫn : TRẦN VĂN GIANG
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN TRẦN THẾ ANH
Mã SV: 1220063
Lớp : KINH TẾ VẬN TẢI VÀ DU LỊCH K53

1


MỤC LỤC

I.Giới thiệu về Mỹ Tho
 Diện tích: 81,54 km²
 Dân số: 204 nghìn người (9/2009)
 Dân tộc: Chăm, Hoa, Kinh
 Phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, Tân Long
 Xã: Trung An, Đạo Thạnh, Tân Mỹ Chánh, Mỹ Phong, Phước Thạnh,

Thới Sơn.
1.Vị trí địa lí
Thành phố Mỹ Tho nằm ở bờ bắc hạ lưu sông Tiền, phía đông và bắc giáp huyện
Chợ Gạo, phía tây giáp huyện Châu Thành, phía nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến
Tre. Địa hình tương đối bằng phẳng.


2.Điều kiện khí hậu
Về khí hậu, do nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa
nên thành phố Mỹ Tho có nhiệt độ trung bình cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ
trung bình năm 28°C, độ ẩm trung bình năm 79,2%, lượng mưa trung bình năm
1500mm. Có hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và mùa
mưa từ tháng 5.
3.Lịch sử
Thành phố Mỹ Tho có lịch sử hình thành khá sớm. Từ năm 1623 - một bộ phận
người Việt từ miền Bắc và miền Trung vào lập nghiệp ở vùng tả ngạn sông Bảo
Định, chủ yếu sống bằng nghề nông và buôn bán. Vào cuối thế kỷ 17, Mỹ Tho đã
trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam bộ lúc bấy giờ (trung
tâm còn lại là Cù lao Phố, Biên Hòa).

2


Năm 1772, Mỹ Tho thuộc đạo Trường Đồn sau được nâng lên thành dinh Trường
Đồn và đổi tên thành dinh Trấn Định năm 1781. Đến năm 1900 Mỹ Tho trở thành
tỉnh lỵ tỉnh Mỹ Tho khi tỉnh này được thành lập. Từ ngày miền Nam giải phóng,
Mỹ Tho là tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang. Từ năm 1976 đến 2005, Mỹ Tho được công
nhận là đô thị loại 3 và từ 2005 là đô thị loại 2.
Ngày nay thành phố Mỹ Tho là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật của tỉnh Tiền Giang, là một trong những đô thị đặc trưng vùng sông nước
đồng bằng sông Cửu Long.
4.Du lịch
Thành phố có thế mạnh về thương mại - dịch vụ và tiềm năng du lịch, đặc biệt là
du lịch xanh miệt vườn, sông nước.
Đến với Mỹ Tho, du khách không nên bỏ qua chùa Bửu Lâm và chùa Vĩnh Tràng.
Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa thờ phật lớn nhất tỉnh Tiền Giang, chùa mang dáng
vẻ kiến trúc châu Á pha lẫn châu Âu. Trong điện phật có 60 pho tượng bằng gỗ

quí, đặc biệt bộ tượng thập bát La Hán được tạc vào năm 1907 là đỉnh cao của
nghệ thuật tạc tượng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chùa Bửu Lâm có kiến trúc
cổ và còn giữ được nhiều bao lam, liễn, biển chạm trổ điêu khắc quý giá.
Để thư giãn, du khách có thể đến trại rắn Đồng Tâm, là điểm tham quan tour du
lịch xanh của Mỹ Tho và Tiền Giang. Đây là nơi nuôi trồng dược liệu đông y.
Trong đó chủ lực là các loại rắn độc của Đồng bằng Sông Cửu Long, nhằm mục
đích lấy nọc phục vụ nghiên cứu và sản xuất thuốc. Bên cạnh đó, nơi đây còn là
một khu vườn thật đẹp - tổ ấm cho nhiiều loài chim và động vật quý tại Nam bộ.
Du khách có thể đến các khu vui chơi du lịch trung tâm như: công viên Thủ Khoa
Huân tại ngã ba Vàm Sông Tiền - Bảo Định với tượng Thủ Khoa Huân bằng chất
liệu đá hoa cương nặng 80 tấn, cao 11 mét; công viên giếng nước với tượng đài tết
Mậu Thân cao gần 13 mét phối trúc không gian ba chiều, khắc ghi hình ảnh các
chiến sĩ biệt động nội thành, bộ đội giải phóng quân tiến công đánh chiếm thành
phố Mỹ Tho trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân năm 1968;
trung tâm văn hóa thiếu nhi; bảo tàng Tiền Giang...
Nếu có nhu cầu mua sắm du khách có thể đến siêu thị Coop Mark -Mỹ Tho, siêu
thị điện máy Chợ Lớn, trung tâm thương mại Mỹ Tho, siêu thị Quang Đại, siêu thị
Baby Mark, siêu thị văn hóa sách Tiền Giang...

3


Ngoài ra, du khách còn có thể đón tàu ở bến Lạc Hồng để tham quan các cù lao
miền sông nước, ăn trái cây, thăm trại nuội ong mật, nghe hát cải lương đặc sắc
Nam Bộ.
Đến Mỹ Tho, vùng đất ở giữa đồng bằng, kênh rạch chằng chịt với khí hậu trong
lành, với những công viên văn hóa và những ngôi chùa mang giá trị tinh thần, có
cơ hội thưởng thức món hủ tiếu Mỹ Tho ngon lành của vùng đất này.

5. Giao thông

Thành phố Mỹ Tho là đầu mối giao thông thủy - bộ rất thuận lợi đối với khu vực
đồng bằng sông Cửu Long và đi thành phố Hồ Chí Minh. Về đường thủy có sông
Tiền là một trong hai nhánh của sông Cửu Long rất tiện lợi vận chuyển, lưu thông
hàng thủy sản, nối liền Mỹ Tho với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra biển
Đông về thành phố Hồ Chí Minh. Về đường bộ, TP Mỹ Tho có Quốc lộ 1A nằm ở
phía Bắc, nối với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam bộ; Quốc lộ 60 ở
phía tây đi Bến Tre qua cầu Rạch Miễu.
TP Mỹ Tho đi về hướng đông bắc 72km đến thành phố Hồ Chí Minh, đi về hướng
tây nam 100km đến thành phố Cần Thơ, có cảng Mỹ Tho cách biển Đông 48 km.

II. Giới thiệu về Cần Thơ
Tọa độ: 10°01′57″B 105°47′03″ĐTọa độ: 10°01′57″B 105°47′03″Đ
 Diện tích:

1.409,0 km²

 Dân số:

1.224.100 người

 Dân tộc

Kinh, Hoa, Khmer...

1. Vị trí địa lí

Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm
đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km,
cách thành phố Cà Mau hơn 150 km, cách thành phố Rạch Giá gần 120 km, cách
biển khoảng hơn 80 km theo đường nam sông Hậu (quốc lộ 91C)

4


Thành phố Cần Thơ có các điểm cực sau


Cực Bắc là phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt.



Cực Tây là xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh.



Cực Nam là xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai.



Cực Đông là phường Tân Phú, quận Cái Răng

2. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông bồi
đắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông
Hậu.Địa chất trong thành phố được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm
tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 mét có hai loại
trầm tích làHolocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).
Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư
nghiệp, với Độ cao trung bình khoảng 1 – 2 mét dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và
sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đông bắc sang phía tây

nam.Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu,
Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập. Thành phố Cần Thơ có 3 dạng địa hình
chính là Địa hình ven sông Hậu hình thành dải đất cao là đê tự nhiên và các cù lao
ven sông Hậu.
Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá
chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng
năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm,
không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28 °C, số giờ nắng trung
bình cả năm khoảng 2.249,2h, lượng mưa trung bình năm đạt 1600 mm. Độ ẩm
trung bình năm giao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định
theo hai mùa trong năm.
Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra
một hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây
con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Tuy
5


nhiên, mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích
toàn thành phố, mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn
cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng
thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản
xuất nông nghiệp.
Thành phố Cần Thơ có Sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài là 65 km, trong đó
đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Tổng lượng phù sa của sông Hậu
là 35 triệu m3/năm. Tại Cần Thơ, lưu lượng cực đại đạt mức 40.000 m3/s. Mùa cạn
từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất là vào tháng 3 và tháng 4. Lưu lượng nước trên
sông tại Cần Thơ chỉ còn 2.000 m3/s. Mực nước sông lúc này chỉ cao hơn 48 cm

so với mực nước biển.
Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, đi qua các quận Ô
môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại
bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước
trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao
thông. Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 – 700 m, độ sâu 10 – 12
m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt.
Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158
sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua
thành phố nối thành mạng đường thủy. Các sông rạch lớn khác là sông Bình Thủy,
sông Trà Nóc, sông Ô Môn, sông Thốt Nốt, kênh Thơm Rơm và nhiều kênh lớn
khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền,
cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và
cải tạo đất.
3. Văn hóa-xã hội-du lịch

Thành phố Cần Thơ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau. Người Khmer ở
Cần Thơ không nhiều, chủ yếu tập trung chung quanh chùa hoặc sống rải rác xen
kẽ với người Việt ở các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt. Người Hoa ở Cần Thơ
thường sống tập trung ở quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền, người Hoa gốc
Quảng Đông làm nghề mua bán, người Hoa gốc Hẹ làm nghề thuốc Bắc và người
Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc....
Mặc dù Cần Thơ được khám phá khá muộn. Tuy nhiên, Văn hoá Cần Thơ vừa
mang những nét chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng
mang nét đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đô. Đặc trưng văn hoá Tây Đô được thể
hiện qua nhiều phương diện ẩm thực, lối sống, tín ngưỡng, văn nghệ... Hò Cần Thơ
6


là một trong những làn điệu dân ca độc đáo với các loại là hò huê tình, hò cấy và

hò mái dài, xuất phát từ những cầu hò của khách thương hồ lúc rảnh rỗi cắm sào để
tìm bạn hò và đợi con nước để rời sang bến khác.
Cần Thơ cũng là quê hương của nhiều người nổi tiếng như Châu Văn Liêm, Út Trà
Ôn,... Về mặt tín ngưỡng, văn hoá, việc thờ cúng, sinh hoạt lễ hội của các ngôi
đình ở Cần Thơ không khác mấy so với các ngôi đình ở Nam Bộ, Một số ngôi đình
nổi tiếng ở Cần Thơ như đình Bình Thủy, thờ các nhân vật nổi tiếng như Đinh
Công Chánh, Trần Hưng Đạo, Bùi Hữu Nghĩa.. Cần Thơ từ xưa từng được biết đến
qua câu ca dao:
Về mặc truyền thông và thông tin đại chúng, Cần Thơ có các đài phát thanh truyền
hình như Đài Tiếng nói Việt Nam, Cơ quan thường trú KV ĐBSCL, Đài Phát
thanh Truyền hình thành phố Cần Thơ, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP
Cần Thơ. Ngoài ra hệ thống truyền hình cáp cũng khá đông đảo như Truyền hình
cáp SCTV, Truyền hình cáp Thành phố Hồ Chí Minh, Truyền hình vệ tinh DTH
(direct-to-home), Truyền hình vệ tinh K+, Truyền hình vệ tinh VTC, và các đài
truyền thanh ở các quận, huyện
Cần Thơ có Sân vận động Cần Thơ với sức chứa 50.000 người. Nhưng đội banh
của Cần Thơ quá yếu nên thay vì tổ chức đá bóng thì sân vận động lại tổ chức đua
xe môtô. Và đây là môn thể thao được người dân Cần Thơ và các tỉnh lân cận ưa
thích. Một năm thường tổ chức 3 lần đua là vào ngày mùng 4 Tết, ngày 30-4 và
ngày 2-9. Hiện nay, đội bóng đá Cần Thơ đang đá ở giải hạng nhất Quốc gia.
Ngoài ra còn có Nhà thi đấu đa Năng (đầu tư bởi Quân đội), Khu thi đấu tennis bãi
cát quy mô 8 sân, Nhà thi đấu bơi lội và Sân bóng Quân khu 9.
Một số địa điểm di tích và du lịch nổi tiếng tại Cần Thơ:



Chùa Nam Nhã




Đình Bình Thủy



Bến Ninh Kiều



Chùa Long Quang (Cần Thơ)



Nhà Thờ Chánh Tòa
7




Chùa Ông (Cần Thơ)



Chợ nổi Cái Răng



Chợ nổi Phong Điền




Vườn Cò Bằng Lăng (Thốt Nốt)



Khu Du Lịch Sinh Thái Cồn Khương (Ninh Kiều)



Khu Du Lịch Sinh Thái Mỹ Khánh



Khám lớn Cần Thơ



Làng cổ Long Tuyền



Chùa Pitu Khôsa Răngsey



Khu du lịch Hoa Sứ (Quận Ninh Kiều)

III. Lựa chọn các điểm du lịch
1.Mỹ Tho
a.Chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh

Tiền Giang, Việt Nam. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Bộ, được xếp hạng
di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, và là một điểm hành hương và du lịch nổi
tiếng.
Chùa được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, là
một chùa lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến
trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam.
Chùa Vĩnh Tràng được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau
(tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng 20 m,
xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1 m, xung quanh xây tường vững chắc.
Phía trong gian chính điện và nhà tổ làm theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ
được nét kiến trúc Việt Nam, nối hai gian này là một khoảng nhỏ có hòn non bộ ở
8


giữa, hòn non bộ này phác họa lại cảnh thiên nhiên sinh động mang bản sắc Việt
Nam, điều đó chứng tỏ rằng tổ tiên ta nhễ muốn đưa thiên nhiên vào tận nhà. Đúng
trên hòn non bộ nhìn về mặt sau gian chánh điện, hai bên nhà cầu, mặt trước nhà
tổ, ta sẽ thấy lối kiến trúc Rôma với những hàng đá hoa màu sắc sặc sỡ của Pháp
được trang trí trên thành nóc, trên những cột xây bằng xi măng kiểu cách.
Đi vào từng gian ta sẽ thấy một màu vàng óng ánh được thếp rên các hình chạm,
trên các tượng phật. Đáng chú ý hơn cả là những đôi long trụ trong gian chính
điện, đó là những cây cột tròn to, bằng gỗ quý kiến trúc theo kiểu "thượng thu hạ
cách".
Trước chùa có 2 cổng Tam quan kiểu võ rất tinh xảo, xây theo kiểu cổ lầu để hình
hòa thượng Lê Ngọc Xuyên đúng trên bậc đúc bằng xi măng, cửa ngõ này cẩn toàn
bằng đồ sứ có giá trị (sứ Trung Hoa, Việt Nam) in hình long, lân, quy, phượng.
Canh, mục, ngư tiều, mấy câu đối cũng cẩn bằng miếng chai nổi màu sắc óng ánh
trông rất đẹp.
Tóm lại, bằng những vất liệu gỗ, những nhà kiến trúc, nhà điêu khắc cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX đã chạm khắc những hình tượng mang màu sắc tôn giáo

huyền ảo, thoáng đượm vẻ vương quyền, qua đó ta thấy được những công trình
điêu khắc của người xưa - qua những hình tượng sống động ấy ta thấy rõ cuộc sống
vui tươi và ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam - một dân tộc tự nhận mình là
dòng dõi con rồng cháu tiên thể hiện qua chạm khắc hình tượng tứ linh.
Chùa Vĩnh Tràng được trang bị trên 60 tượng phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi
măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh và được tạo vào cuối
thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Riêng 3 tượng đồng (Di đà, cao 98 cm, Quan Âm và Thế
Chí cao 93 cm) được tạo tác giữa thế kỷ 19.
Bên cạnh những pho tượng, hiện vật còn lại trong chùa này phải kể dến là Đại
Hồng Chung mang tên Pháp Bảo Chuông cao 12 cm, nặng khoảng 150 kg được
đúc giữa tháng 5 năm 1854 trên đó khắc chữ "Vĩnh Trường Tự". Hiện nay Pháp
Bảo Chuông không sử dụng được, bị hỏng do nằm lâu dưới nước sau thời gian thất
lạc.
Ngoài ra trong chùa hiện nay còn hơn 20 bức tranh sơn thủy rất giá trị. Tuy ảnh
hưởng tranh vẽ Trung Quốc nhưng những bức vẽ này mang đậm nét dân gian Việt
Nam, in hình "Mai, lan, cúc, trúc" in hình phong cảnh Việt Nam rất nên thơ. Đó là
công trình của Long Giang cư sĩ phác họa năm 1904. Điều đáng chú ý là những
bức hoành, câu đối trong chùa được điêu khắc chữ nổi thếp vàng như những chữ
"Hoàng kim bửu điện" được khắc từ 1851 đến nay vẫn còn khá đẹp. Từ trước tới
9


nay, ngôi chùa vẫn được bảo quản tốt, bổn đạo khắp nơi vẫn thường đến viếng, góp
tiền của cho việc tu sửa chùa, các tu sĩ trong chùa vẫn chú trọng công tác bảo vệ
chùa. Gần đây, chùa đã xây dựng thêm một tượng Phật đừng rất vĩ đại. Tượng màu
trắng, diễn tả Phật đang đứng trông nom chúng sinh các cõi. Tượng Phật được
nhiều người địa phương cho là biểu tượng của ngôi chùa hiện nay.
b.Cồn Tân Long (Cồn long), cồn Biện Quy (Cồn quy)
Mệnh danh là tứ linh của miệt vườn, cồn Long - Lân - Quy - Phụng tạo nên một
bức tranh sông nước quyến rũ trên dòng sông Tiền thơ mộng. Nơi đây đã trở thành

điểm đến hấp dẫn du khách trong hành trình khám phá miền Tây.
Cùng nằm giữa sông Tiền, nhưng cồn Long và cồn Lân thuộc thành phố Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang, trong khi cồn Quy và cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre. Từ thành phố Hồ Chí Minh, đi 70km theo hướng quốc lộ 1A,
du khách sẽ đặt chân đến cây cầu dây văng lớn thứ 3 của đồng bằng sông Cửu
Long nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre mang tên Rạch Miễu.
Phía Đông là hình ảnh của “tứ linh” với 4 cồn Long, Lân, Quy, Phụng cùng nổi
trên sông. Nếu cồn Lân, cồn Phụng ở thế đối xứng “long chầu” trong cung đình thì
cồn Quy, cồn Long lại nên thơ, hiền hòa như con nước miền Tây.
Trong tứ linh, cồn Long là nơi chuyên nuôi thủy sản trên bè và sửa chữa ghe tàu vì
gần cảng cá Mỹ Tho. Ngoài ra, những vườn cây trái xum xuê cũng là đặc điểm dễ
nhận thấy của cồn Long. Tuy không nổi bật như 3 cồn còn lại nhưng khi đến với
Cồn Long du khách được thỏa sức thưởng thức những đặc sản nổi tiếng từ sầu
riêng, chôm chôm, sơ-ri cho tới ổi không hạt, cam, xoài, vú sữa.
Cồn Quy là cồn nhỏ nhất thuộc Bến Tre. Điểm thích thú ở cồn Qui là đến nay nơi
đây vẫn còn giữ nét hoang sơ với nhiều vườn cây ăn trái lâu năm, được trồng theo
hàng, theo lối, nên nhìn rất thông thoáng và đẹp mắt. Dưới những tán cây, du
khách nằm thư giãn trên những chiếc võng đu đưa cùng làn gió.
Hành trình khám phá tứ linh thường không mất quá một ngày. Tuy nhiên nếu có
thời gian, trải nghiệm các cồn sông Tiền vào một đêm trăng sáng chắc chắn là một
điều thú vị. Du khách có thể xuống thuyền thưởng ngoạn cái bồng bềnh cùng sóng
nước, ngắm trăng tỏa sáng trên sông và giao lưu đàn ca tài tử với người dân địa
phương trong khoảng không gian, cảnh sắc hữu tình.
10


c.Cù lao Thới Sơn (Cồn Lân)
Ngày 26 tháng 9 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 28/NQCP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo để
mở rộng địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho; điều chỉnh địa giới hành chính xã,
thành lập xã thuộc thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, tỉnh

Tiền Giang. Theo đó, điều chỉnh toàn bộ 1.211,64 ha diện tích tự nhiên và 5.505
nhân khẩu của xã Thới Sơn thuộc huyện Châu Thành về thành phố Mỹ Tho quản
lý.
Hiện nay, xã Thới Sơn thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và bao gồm 4 ấp
trực thuộc: Thới Hòa, Thới Bình, Thới Thuận, Thới Thạnh
Đây là cồn lớn nhất trong số 4 cồn trên sông Mỹ Tho (là một đoạn của sông Tiền)
có diện tích khoảng 1.200 hecta với nhiều mương rạch chằng chịt. Tuy cùng nằm
trên một khúc sông, nhưng cồn Rồng (còn gọi là cù lao Tân Long hay cồn Long)
và cồn Lân thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; trong khi cồn Quy và cồn
Phụng (cồn nhỏ nhất) thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Dân cư ở cồn Lân sống chủ yếu bằng nghề trồng cây ăn quả (nhiều nhất là cây
nhãn và Sapôchê), nuôi ong, đánh bắt và nuôi thủy sản.
Đến thăm cồn Lân, du khách sẽ được mời nếm thử mật ong (ong ở đây chủ yếu
chắt mật từ hoa nhãn nên cho mật có vị đậm đà riêng) cùng với nước trà và kẹo
mứt.
Hiện nay, một công ty du lịch ở tỉnh đã và đang đầu tư phát triển một khu tham
quan du lịch và hệ thống nhà hàng với kiến trúc nhà cổ nhằm mang lại cho du
khách cảm giác sang trọng, thoải mái và ấm cúng nhất. Bên cạnh những món ăn
đặc sản, du khách còn được thưởng thức những giai điệu ngọt ngào của "đàn ca tài
tử" Nam Bộ.
d.Khu du lịch Cồn Phụng
Cồn Phụng nằm trên một cù lao nổi giữa sông Mỹ Tho (một đoạn của sông Tiền)
thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, Bến Tre, cách trung tâm thị xã Bến Tre
12 km (đường bộ) và 25 km (đường sông).
Trước đây cồn Phụng có tên là cồn Tân Vinh. Về sau, nó còn có một tên gọi khác
là cù lao Đạo Dừa. Nguyên do là vì ông Nguyễn Thành Nam 1909-1990) đã đến
11


đây xây chùa Nam Quốc Phật và thành lập nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa vào

đầu thế kỷ 20. Và trong thời gian xây dựng ngôi chùa ấy, những người thợ nhặt
được một cái chén cổ có hình con chim phụng, nên nó còn được gọi là cồn Phụng,
và trở thành tên phổ biến cho đến ngày nay.
Ban đầu, cồn Phụng chỉ là một cồn nhỏ nổi giữa sông Mỹ Tho vào những năm
1930 với diện tích khoảng 28 ha, nhưng do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm
mà nay đã lên tới trên 50 ha. Đây là một trong bốn cồn nằm trên đoạn sông vừa kể
được đặt theo quan niệm tứ linh mang điềm an lành hạnh phúc là: long, lân, quy,
phụng. Cồn Rồng là "long", cồn Thới Sơn là "lân", cồn Biện Quy là "quy", và cồn
Tân Vinh là "phụng".
Đến cồn Phụng, du khách có thể đi thăm các các vườn cây ăn trái và thưởng thức
các món ăn ngon đậm chất vùng miền. Ngoài ra, nơi đây còn cuốn hút du khách
bởi những nét sinh hoạt đời thường của người dân dịa phương gắn liền với các
nghề thủ công được chế tác từ dừa, như kẹo dừa, đồ lưu niệm từ cây, vỏ trái dừa
Bên cạnh đó, khu di tích Đạo Dừa rộng chừng 1.500 m² cũng được nhiều du khách
đến viếng thăm. Nơi đây còn giữ được khá nguyên trạng các hạng mục kiến trúc
được xây dựng từ thời ông còn sống, như: sân 9 con rồng; tháp Hoà bình (Cửu
trùng đài), đỉnh lớn
2.Cần Thơ
a. Chợ Cần Thơ
Chợ Cổ Cần Thơ hay gọi là chợ Hàng Dương hay “chợ lục tỉnh”, nằm trên đường
Hai Bà Trưng. Chợ này được xây dựng cùng thời với hai ngôi chợ lớn ở Sài Gòn là
chợ Bến Thành và chợ Bình Tây. Chợ có một nét rất riêng, rất độc đáo của đồng
bằng châu thổ.. đêm đêm ghe chở sản vật từ vùng sâu ra, treo đèn trước mũi lấp
lánh cả một khúc sông. Gần đây Thành phố Cần Thơ đã có dự án quy hoạch lại khu
chợ cổ Cần Thơ với bến tàu du lịch, nhà chờ, gian hàng lưu niệm cho du khách….
b.Bến Ninh Kiều
Hiện tại, Bến Ninh Kiều là công viên du lịch của Cần Thơ, bên cạnh đó là cảng
Cần Thơ được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn. Gần
bến Ninh Kiều có chợ Cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ.
Trên bến sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng

12


đồng bằng sông Cửu Long. Đứng trên bến Ninh Kiều có thể nhìn thấy cầu dây
văng lớn nhất Đông Nam Á, cầu Cần Thơ, cũng như nhìn sang Xóm Chài và
hướng Cồn Ấu ở đầu vàm sẽ thấy một dải cù lao nhiều cây lá, đồng thời nếu đứng
từ bên kia Xóm Chài nhìn sang sẽ thấy toàn cảnh Ninh Kiều và phố sá. Hiện tại
xung quanh. Bến có các nhà hàng thuỷ tạ, chợ nổi trên sông, các nhà hàng có các
món ăn đặc sản. Cách Bến Ninh kiều khoảng 50 km là một địa danh nổi tiếng khác
của Cần Thơ, chợ nổi Cái Răng.
Bến Ninh Kiều được đầu tư khá quy mô để xây dựng thành một công viên du lịch
với diện tích hơn 7.000 m2. Trong công viên, bên cạnh nhiều loại cây kiểng quý
được cắt tỉa cẩn thận là thảm cỏ xanh, mọc len lỏi dưới những tấm xi măng trắng.
Vào ban đêm, hệ thống chiếu sáng của công viên đã làm cho nơi đây đẹp hơn.
Công viên Ninh Kiều được nâng cấp, sửa chữa sạch đẹp với bờ kè dọc bờ sông.
Buổi tối, nơi đây tập trung rất đông người đến ngắm cảnh, tản bộ, trẻ em vui chơi.
Trong công viên còn có tượng Hồ Chí Minh bằng đồng cao 7,2 m và được đặt, bố
trí tôn nghiêm trên bệ cao 3,6 m.
Ngày nay, Cần Thơ đã khai trương Chợ đêm Ninh Kiều và hình thành loại hình
đường phố đi bộ, đường phố ẩm thực, chợ đêm để phát huy lợi thế "đêm lung linh
giăng mắc ánh đèn lồng đỏ, soi bóng xuống mặt nước phù sa lấp loáng" góp phần
tạo nên diện mạo và sắc thái mới cho khu vực trung tâm thành phố Cần Thơ về
đêm và góp phần giải quyết việc làm cho hơn 500 lao động đồng thời thu hút thêm
khoảng 20% lượng du khách trong nước và quốc tế đến với Cần Thơ mỗi năm.
Chợ mở cửa từ 4 giờ chiều hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau tại phường Tân An,
quận Ninh Kiều. Tuy nhiên, phần lớn các hộ kinh doanh ở đây đều dọn hàng trước
12 giờ đêm. Chợ đêm Ninh Kiều mang nét đặc trưng của miền sông nước tuy nhiên
không có nhiều ấn tượng và thiếu nét cá tính.
Đêm trên bến Ninh Kiều, hệ thống đèn chiếu sáng dọc bờ sông, người dân sinh
hoạt dạo chơi, rao bán... Bên ngoài bến, đèn sáng rực rỡ. Cứ cách 100m lại có dãy

phố chạy dài, mỗi dãy bán một mặt hàng khác nhau, có phố bán quần áo, phố đồ ăn
chay, lại có phố chỉ bán trái cây, và đây cũng là nơi diễn ra tâm tình, cảnh yêu
đương của các đôi trai gái, tâm sự.

13


c.Chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng là chợ nổi chuyên trao đổi, mua bán nông sản, các loại trái cây,
hàng hóa, thực phẩm, ăn uống và là điểm tham quan đặc sắc của quận Cái Răng,
thành phố Cần Thơ. Trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành
phố Cần Thơ khoảng 6 km đường bộ và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến
Ninh Kiều
Chợ nổi Cái Răng cũng là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông
sản của vùng. Hàng hóa tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được
phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ. Nếu như dân địa phương và các
vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản
đến đây tiêu thụ thì những ghe bầu lớn là của các thương lái thu mua trái cây tỏa đi
khắp nơi, sang tận Campuchia và Trung Quốc. Hòa mình vào không khí nhộn nhịp
của buổi chợ, du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của nhiều gia đình
thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Có những chiếc ghe như "căn hộ
di động" trên sông nước với những chậu hoa kiểng, các loài vật nuôi, các tiện nghi
đầy đủ như ti-vi màu, đầu dĩa, dàn âm thanh... có cả xe gắn máy đậu trên ghe.
Chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm tham quan đặc sắc nhất ở Cần Thơ.
Đây là một nét văn hóa rất đặc sắc ở vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, thu hút
rất nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngoài.
d. Nhà hàng MEKONG REST STOP
Nằm trên trục đường giao thông chính nối liền Tp.HCM với các tỉnh miền Đông và
Đồng bằng sông Cửu Long, Trạm dừng chân Tiền Giang – Mekong Rest Stop là
một điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.

Địa chỉ : KM 1964+ 300 Quốc lộ 1A, Châu Thành, Tiền Giang
Mekong Rest Stop là trạm dừng chân cao cấp được thiết kế theo lối kiến trúc mở,
hòa mình với thiên nhiên với những nét riêng biệt “Xanh – Sạch – Đẹp” – đây
cũng chính là ý tưởng chủ đạo của Ban Lãnh đạo khi bắt tay xây dựng trạm.
Trạm dừng chân bao gồm hệ thống nhà hàng (nhà hàng trung tâm, nhà hàng máy
lạnh, năm nhà rường và một nhà cổ), khu mua sắm và công trình phụ với tổng diện
tích gần 12.000 m2; hoạt động liên tục từ 5h30 đến 21h00 mỗi ngày, suốt 7 ngày
trong tuần.
14


Ngay khi vừa đặt chân đến đây, du khách sẽ cảm nhận được không khí trong lành
của vùng sông nước. Những gian nhà đón khách sử dụng các vật liệu dân dã như
tre, nứa, mái rơm tạo cho du khách sự gần gũi thân thuộc với làng quê Việt Nam.
Không chỉ có thế, các nhà thiết kế còn khéo léo sắp đặt những dòng sông uốn lượn
xung quanh, với những chiếc cầu tre, xuồng gỗ, lưới bắt cá…là những khám phá
hấp dẫn cho du khách.
Đến đây, du khách không chỉ hòa mình với thiên nhiên mà còn được thưởng thức
những món ăn đặc trưng của vùng sông nước miền Tây. Từ các món canh chua,
kho tiêu hay đến các món bánh xèo, bánh khọt đều được các đầu bếp của nhà hàng
thực hiện tỉ mỉ theo kinh nghiệm của các nghệ nhân tại địa phương. Với lợi thế
nguyên vật liệu tươi sống có sẵn tại địa phương nên các món ăn của nhà hàng luôn
đảm bảo về sự tươi, ngon, chất lượng cao.Bên cạnh đó là sự phục vụ chu đáo,
chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên, chắc chắn du khác sẽ có được thời gian thư
giãn tuyệt vời tại Mekong Rest Stop. Sau thời gian nghỉ ngơi thư giãn, du khách
còn có cơ hội tham quan gian hàng mỹ nghệ cao cấp để chọn những món quà lưu
niệm xinh xắn và đầy ý nghĩa cho người thân và bạn bè. Có thể nói đây là nơi hội
tụ tinh hoa văn hóa các vùng miền của Việt Nam. Du khách có thể tìm thấy ở đây
những món quà lưu niệm làm từ gáo dừa, mây tre lá hay thậm chí là nhựng tấm thổ
cẩm nhiều màu sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao. Trong một không gian

thoáng đãng, hòa quyện với thiên nhiên, những gian hàng được sắp xếp, bày trí
hợp lí thu hút sự khám phá của du khách.

VI.Lựa chọn nơi lưu trú, ăn uống
1.Nơi lưu trú tại Cần Thơ


Khách sạn Hoàn Cầu

Địa chỉ: Số 24 Bà Huyện Thanh Quan, P. Thới Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ


Khách sạn Hoàng Phong

Địa chỉ: Số 07 Đinh Tiên Hoàng, P. Thới Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ


Khách sạn Huy Hoàng
15


Địa chỉ: Số 35 Ngô Đức Kế, P. Tân An, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ


Khách sạn Huyền Trân

Địa chỉ: Số 87 Phan Đăng Lưu, P. Thới Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ


Khách sạn Huỳnh Mai


Địa chỉ: Số 118C CMT8, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ


Khách sạn Kim Khánh

Địa chỉ: Lô A5-A6 KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ


Khách sạn Kim Lộc

Địa chỉ: Số 136-138 CMT8, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ


Lựa chọn khách sạn Huy Hoàng

Địa chỉ: Số 35 Ngô Đức Kế, P. Tân An, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
-Với vị trí ngay trung tâm, từ khách sạn Huy Hoàng quý khách hàng dễ dàng tham
quan các địa điểm vui chơi giải trí như: Chợ Nổi Cái Răng, nhà cổ bình thủy, khu
du lịch nhà hàng Hoa Sứ, Chợ Cổ Cần Thơ, Chùa Ông, khu du lịch Mỹ Khánh, chợ
đêm Tây Đô và ngắm thành phố về đêm trên du thuyền Sông Hậu.
-Phòng Tiêu chuẩn
Khách sạn Huy Hoàng đạt chuẩn 1 sao gồm có 1 trệt và 4 lầu, với tổng số phòng
nghỉ đạt chuẩn phục vụ là 31 phòng với những trang thiết bị đầy đủ tiện nghi và giá
cả hợp lý.




Diện tích 22m vuông

Số phòng: 06 phòng
Giường: 1m60 (1 giường) và 1m50 – 1m20 (2 giường)

Giá phòng đã bao gồm:




10% VAT
5% phí phục vụ
Internet, wifi miễn phí
16


Tiện nghi trong phòng:










Máy điều hòa
Dép đi trong phòng
Mini-bar
Máy nước nóng lạnh
TV 21”

Móc treo quần áo
Internet wifi tốc độ cao
Sổ hướng dẫn dịch vụ
Điện thoại quốc tế

-Từ khách sạn Huy Hoàng du khách có thể đi bộ dọc xuống Bến Ninh Kiều,
tham quan mua sắm tại Chợ Cổ Cần Thơ, tìm hiểu kiến trúc lịch sử tại ngôi
chùa Ông do người Hoa xây dựng và thưởng ngoạn cảnh đẹp về đêm trên du
thuyền Sông Hậu dùng bữa tối trên thuyền, thưởng thức đờn ca tài tử Nam Bộ
và chiêm ngưỡng cầu Cần Thơ về đêm rực rỡ sắc màu.
-Tiêu chí lựa chọn khách sạn
Giao thông thuận lợi:


Bến xe khách Cần Thơ (1.5 Km)

Khu vực dành cho:




Ngắm cảnh
Nhà hàng
Văn hóa

Khoảng cách đến sân bay:


Sân bay quốc tế Cần Thơ (8.7Km)


Dẫn đầu về điểm tham quan trong khu vực:




Bến Ninh Kiều (0.5 Km)
Chợ Cổ Cần Thơ (300 m)
Bến tàu Cần Thơ (0.5 Km)

17


2.Nơi ăn uống tại Khu du lịch Cồn Phụng
Khu du lịch Cồn Phụng được bình chọn là điểm du lịch tiêu biểu của khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, với diện tích rộng hơn 30.000m2 được thiết kế theo lối kiến
trúc mở, hòa mình vào thiên nhiên với những nét riêng biệt “Xanh – Sạch – Đẹp”.
Hệ thống nhà hàng Cồn Phụng bao gồm nhiều khu biệt lập: Nhà hàng thủy tạ, nhà
hàng sân vườn, nhà hàng ven sông, nhà hàng phục vụ khách quốc tế… rất rộng rãi
thoáng mát, cùng lúc Nhà Hàng có khả năng phục vụ 2.000 khách. Nhà hàng
chúng tôi là nơi lý tưởng để tổ chức các cuộc họp quan trọng: tổng kết cuối năm,
hội nghị khách hàng, họp mặt bạn bè, gia đình, người thân, liên hoan, tiệc cưới,
hỏi, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới…
Đến đây, Du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản sông nước miệt
vườn : cá tai tượng chiên xù, bánh xèo, xôi chiên phồng, gà nướng lu, đuôn dừa
chiên bơ... đều được các đầu bếp nhà hàng thực hiện tỉ mỉ theo kinh nghiệm dân
gian với lợi thế nguyên vật liệu tươi sống có sẵn tại địa phương nên các món ăn
luôn đảm bảo về sự tươi, ngon, dinh dưỡng cao. Cùng với sự phục vụ chu đáo,
chuyên nghiệp, nhiệt tình, mến khách của đội ngũ nhân viên chắc chắn sẽ đem lại
cho quý khách những giây phút thư giản và thoải mái.


V.Xây dựng chương trình du lịch
1.Lịch trình tour
Điểm khởi hành: Từ Tp HCM
Phương tiện: Xe oto và thuyền
Khám phá Miền Tây Sông Nước, khám phá Chợ Nổi Cái Răng độc đáo và hoành
tráng, sự diễm lệ của chợ nổi này được ví như viên ngọc của vùng đồng bằng
Châu Thổ Mekong trên địa phận Việt Nam. Nếu như bạn từng qua đất Thái, chiêm
ngưỡng chợ nổi nơi ấy thì ở Cái Răng lại náo nhiệt hơn, sôi động hơn và rộng lớn
hơn rất nhiều sẽ mang lại cho du khách chiêm nghiệm đời sống của người dân
miền sông nước.
TOUR DU LỊCH KHÁM PHÁ MỸ THO - CẦN THƠ (2 NGÀY 1 ĐÊM)
Chương trình độc đáo kết hợp sự tự khám phá nền ẩm thực địa phương, các buổi
ăn nhất là ăn chiều, là sự tự do trải nghiệm thưởng thức những món ăn đậm chất
18


địa phương, tự do ngao du tìm hiểu về một Cần Thơ về chiều rực rỡ, lung linh bên
Bến Ninh Kiều. Về tới Cần Thơ, tối đến hãy dạo chơi nơi đây và tự thưởng cho
mình suất ăn đậm chất "Tây" bạn nhé!!!
*Điểm nổi bật:









Khám phá miền Tây mênh mông sông nước với thiên nhiên xanh mát bằng

tàu du lịch, xuồng chèo, xe đạp…
Cơ hội tham quan, mua sắm tại chợ nổi Cái Răng, Mekong Rest Stop.
Thưởng thức đờn ca tài tử - một nét văn hóa đặc sắc của miền Tây.
Hòa mình vào khung cảnh thanh bình, thoáng đãng và cuộc sống đơn sơ của
người dân miền Tây mộc mạc, chân chất.
Có cơ hội thưởng thức trái cây đặc sản, uống mật ong và các món ăn mang
đậm phong cách ẩm thực miền Tây.
Được tham quan miền Tây sông nước cùng với du khách nước ngoài để trau
dồi vốn ngoại ngữ và giao lưu văn hoá.
Hướng dẫn viên vui vẻ, nhiệt tình.
Dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo.

Ngày 1: Tp. HCM - Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ
Sáng:






07h00: Xe và HDV đón khách tại điểm hẹn. Khởi hành đi Mỹ Tho.
8h45: Đến Mỹ Tho, quý khách đến với ngôi chùa Vĩnh Tràng
Tiếp theo du khách đến với Bến Tàu 30/4 lên tàu đi du lịch sông Tiền, ngắm
cảnh bốn cù lao: Long, Lân, Qui, Phụng.
Thuyền chạy dọc theo bè cá nổi để du khách tìm hiểu cách nuôi cá trên sông
của người dân địa phương.
Đến cù lao Thới Sơn (cồn Lân), du khách sẽ:
+ Tản bộ trên con đường làng
+ Tham quan nhà dân, và vườn cây ăn trái
+ Thưởng thức các loại trái cây theo mùa

+ Nghe đàn ca tài tử Nam Bộ.
19


+ Tham quan trại nuôi ong mật, thưởng thức trà mật ong chanh.



Sau đó, du khách dùng xuồng chèo len lỏi vào rạch nhỏ ngắm nhìn 2 hàng
dừa nước thiên nhiên và phong cảnh đơn sơ của miệt vườn.
Trở ra thuyền lớn, xuôi theo dòng sông Tiền, thuyền sẽ đưa quý khách đến
tỉnh Bến Tre để tham quan:
+ Lò kẹo dừa đặc sản của Bến Tre
+ Lò bánh tráng ở xã Tân Thạch.




Lên xe ngựa đi tham quan đường làng xã Tân Thạch để du khách ngắm nhìn
những vườn cây ăn trái và cuộc sống bình dị của người dân xứ dừa.
Thuyền tiếp tục đưa khách đến với Khu Du Lịch Cồn Phụng

Đoàn dùng cơm trưa, nghỉ ngơi.




Sau bữa trưa, quý khách có thể dùng xe đạp chạy trên con đường làng hòa
mình cùng với cuộc sống của người dân địa phương, tận hưởng cảnh đẹp
của vùng đất xứ dừa.

Quý khách có thể trải nghiệm cảm giác và thử thách mình với những trò
chơi như:
+ Câu cá sấu (tự túc)
+ Đi cầu khỉ…..



15h00: Trở lại thuyền về Mỹ Tho, khởi hành đi Cần Thơ.

Tối:



19h00: Đoàn thăm quan tự do
Nghỉ đêm tại Cần Thơ.

Ngày 2 : Cần Thơ – Chợ Nổi Cái Răng – Sài Gòn
Sáng:



07h00: Dùng điểm tâm sáng, xe đưa quý khách ra chợ Cần Thơ
Tham quan Bến Ninh Kiều

20







Du ngoạn trên sông Cần Thơ tham quan chợ nổi Cái Răng - một trong những
chợ nổi lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, nơi hàng trăm chiếc thuyền, tàu
buôn bán trao đổi hàng hóa, đặc sản địa phương.
Thăm vườn trái cây của cư dân địa phương, thưởng thức trái cây Nam Bộ.

Trưa:



Ăn trưa tại nhà hàng địa phương.
Trên đường về, Đoàn dừng chân tham quan MEKONG REST STOP

Chiều:


14h10: Xe khởi hành về lại TP.HCM. Đến điểm trả khách chia tay và hẹn
gặp lại quý khách.

Bao gồm:







Xe du lịch máy lạnh 16 chỗ, đò và phí tham quan sông Tiền.
Áo phao cứu hộ, mỗi người được trang bị 01 cái.
Hướng dẫn viên phục vụ suốt tuyến, nhiệt tình, chu đáo và rất chuyên

nghiệp.
Ngủ tại Khách sạn Huy Hoàng 2 sao (Cần Thơ)
Ăn tại khách sạn và khu du lịch Cồn Phụng
Bảo hiểm tai nạn du lịch

Không bao gồm:


Ăn uống ngoài chương trình và các chi phí khác.

Tuyến
hành
trình

Ngày

1

Địa
điểm
Mỹ Tho

Điểm
dừng

Đối
tượng
tham
quan


Chùa Vĩnh
Tràng

Chùa Vĩnh
Tràng

21

Thời gian
tham quan
8h45 – 9h15

Phương
tiện vận
chuyển
Ôtô

Chú ý khác


Bến Tre

TP.Hồ
Chí
Minh
– Mỹ
Tho –
Cần
Thơ –
TP.Hồ

Chí
Mình

Bến Tàu
Du Lịch Mỹ
Tho, 30
Tháng 4

-Bè cá nổi
-Ngắm 3 cù
lao: Long,
Quy

9h20 – 9h40

Thuyền

Cù Lao
Thới Sơn
( Cồn Lân)

Cù Lao
Thới Sơn
( Cồn Lân

9h50 – 11h30

Thuyền

Xã Tân

Thạch

-Lò kẹo
dừa đặc
sản của
Bến Tre
-Lò bánh
tráng ở xã
Tân Thạch.

11h35 – 12h

Khu Du
Lịch Cồn
Phụng

Khu Du
Lịch Cồn
Phụng

12h05 – 12h30

Thuyền

Thuyền

12h30: Đoàn dùng cơm trưa, nghỉ ngơi tại khu du lịch Cồn Phụng
13h30: Đoàn tham quan tự do tại khu du lịch Cồn Phụng
15h00: Trở lại thuyền về Mỹ Tho, khởi hành đi Cần Thơ.
18h00: Đoàn ăn tối tại khách sạn

19h00: Khách tham quan tự do
2

Cần Thơ

Chợ Cần
Thơ

Chợ Cần
Thơ

7h00 – 7h40

Oto

Bến Ninh
Kiều
Chợ nổi Cái
Răng

Bến Ninh
Kiều
Chợ nổi Cái
Răng

7h45 – 8h00

oto

8h10 – 9h00


Thuyền

22


Thăm
9h15 – 10h00
vườn cây
của cư dân
địa
phương
10h15: Ăn trưa tại khách sạn Huy Hoàng

Đi bộ

MEKONG
MEKONG
13h00 – 14h00
Oto
REST STOP REST STOP
14h10: Xe khởi hành về lại TP.HCM. Đến điểm trả khách chia tay và hẹn gặp lại quý khách.

Tiền
Giang

2.Tính gía chương trình du lịch Tp.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ – Tp. Hồ
Chí Minh 2N – 1Đ cho đoàn khách 10 người
 Chi phí vận chuyển:
+ Xe oto 16 chỗ: 1.500.000 VNĐ

+ Thuyền : 1.100.000 VNĐ
 Khách sạn : 200.000 VNĐ/phòng đôi/ngày
 Ăn uống : 120.000 VNĐ/khách
+ Bữa chính: 50.000 VNĐ
+ Bữa phụ: 20.000 VNĐ
 Vé tham quan: 25.000 VNĐ/ khách
 Hướng dẫn viên: 150.000 VNĐ/ngày
 Bảo hiểm: 3000 VNĐ/khách/ngày
 Chi phí bổ sung: 0 VNĐ
 αLN = 10%, αHH = 5%, αT= 10%
Ta có bảng khoản mục các chi phí sau:
STT

Nội dung chi phí

1
Vận chuyển
2
Lưu trú
3
Ăn uống
4
Vé tham quan
5
HDV
6
Bảo hiểm
7
Chi phí bổ sung
Tổng chi phí


Chi phí biến
đổi

Chi phí cố định
2.600.000

200.000
170.000
25.000
300.000
3000
398.000
23

0
2.900.000




Giá thành cho 1 khách :

Z1K = 398.000 + 2.900.000/10 = 688.000 (VNĐ)


Giá thành cho cả đoàn khách 10 người:

ZCĐ = 2.900.000 + 398.000*10 = 6.880.000 (VNĐ)



Giá bán của chương trình du lịch:

G = (1+ 0,1+0,1+0,05)*688.000 = 860.000 (VNĐ)

3. Bài thuyết minh
Chào mừng quý khách đến với tour du lịch “Khám phá Miền Tây sông nước Mỹ
Tho-Cần Thơ” 2 ngày 1 đêm ! Xin tự giới thiệu tôi tên là Nguyễn Trần Thế Anh –
hướng dẫn viên của công ty du lịch Vietnam Russia. Đầu tiên tôi xin thay mặt công
ty gửi lời cảm ơn đến quý khách vì đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tour của công ty
chúng tôi. Riêng bản thân tôi rất hân hạnh được là người đồng hành cùng quý khách
trong hành trình tham quan ngày hôm nay!
(Ngày 1)
Kính thưa quý khách!
Điểm dừng chân đầu tiên của chuyến du lịch là chùa Vĩnh Tràng - ngôi chùa thờ
phật lớn nhất tỉnh Tiền Giang, được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia
năm 1984. Chùa mang dáng vẻ kiến trúc châu Á pha lẫn châu Âu.
Chùa Vĩnh Tràng xưa vốn là chỉ là cái am nhỏ, mái lá vách đất, do tri huyện Bùi
Công Đạt phát nguyện xây cất vào đầu thế kỷ 19 để di dưỡng tinh thần sau khi về
hưu. Khi ông mãn phần, hòa thượng Huệ Đăng vận động tín đồ xây dựng thành
ngôi đại tự, theo lối kiến trúc của chùa Giác Lâm ở Gia Định, nhưng to lớn hơn với
178 cây cột, 2 sân thiên tỉnh, 5 lớp nhà và hoàn thành vào năm 1849 với tên Vĩnh
Trường, xuất phát từ hai câu đối: “Vĩnh cửu đối sơn hà / Trường tồn tề thiên địa”.
Người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng. Năm 1907, Hòa
thượng Trà Chánh Hậu cho sửa chữa phần chánh điện, pha trộn cả nét kiến trúc Á -

24


Âu. Năm 1930, Hòa thượng Minh Đằng cho trùng tu toàn diện để chùa có diện

mạo như ngày hôm nay.
Chúng ta đang dừng chân tại cổng Tam quan. Khu cổng này do những nghệ nhân
xứ Huế thực hiện vào năm 1933 theo kiểu cổ lầu. Nét độc đáo của cổng thể hiện ở
nghệ thuật ghép mảnh sành, mảnh sứ tạo nên những bức tranh màu sắc hài hòa, kể
về sự tích nhà Phật, những câu chuyện dân gian, miêu tả tứ quý, tứ linh, hoa lá…
tất cả đều thể hiện sự sống động vui tươi
Từ xa trông vào, du khách có thể hình dung ngôi chùa như Ăngco có 5 tháp thể
hiện khái niệm ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), khiến chúng ta phải lặng nhìn
suy tư.
Ngôi chùa được xây dựng theo dạng chữ “quốc” của Hán tự, gồm có bốn hạng
mục nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu), có diện tích 14.000m²,
dài 70m, rộng 20m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1m, xung quanh xây
tường vững chắc. Riêng mặt trước của tiền đường thì được xây dựng theo lối kiến
trúc hài hòa Âu – Á với những hàng cột thanh mảnh, vòm cong và hoa văn nhiều
màu sắc. Đi vào bên trong ta sẽ thấy một màu vàng óng ánh được thếp trên các
hình chạm, trên các tượng phật. Đáng chú ý hơn cả là những đôi long trụ trong
ngôi chính điện, đó là những cây cột tròn to, bằng gỗ quý kiến trúc theo kiểu
"thượng thu hạ cách".
Tiếp theo mời quý khách đi vào trong ngôi chính điện và nhà tổ. Tuy được làm
theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc Việt Nam, nối hai ngôi
này là một khoảng nhỏ có hòn non bộ ở giữa. Đứng trên hòn non bộ nhìn về mặt
sau ngôi chánh điện, hai bên nhà cầu, mặt trước nhà tổ, ta sẽ thấy lối kiến trúc
Rôma với những hàng đá hoa màu sắc sặc sỡ kiểu Pháp được trang trí trên thành
nóc, trên những cột xây bằng xi măng kiểu cách.
Chùa còn bảo tồn 60 tượng quý, được tạo tác bằng đồng, gỗ, đất nung; và tất cả
đều được thếp vàng rực rỡ; trong đó có giá trị nghệ thuật nhất là bộ tượng mười
tám vị La hán nằm ở hai bên tường chánh điện được tạc từ gỗ mít vào đầu thế kỷ
20, mỗi tượng cao khoảng 0,8m, bề ngang gối là 0,58m. Bộ tượng này do tài công
(thợ) Nguyên cùng học trò chạm khắc mang nét riêng của khu vực, là đỉnh cao của
nghệ thuật tạc tượng tròn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi vị La Hán

cưỡi trên lưng một con mãnh thú, tay cầm bửu bối, tượng trưng cho các giác quan
25


×