0
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------***---------------
VŨ THANH HẢI
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN NƯỚC THẢI
ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CẦU
ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA BÀN
THỊ XÃ BẮC KẠN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THU HẰNG
Thái Nguyên – 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên
cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Phan Thị Thu Hằng.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ
cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liều đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày….. tháng …. Năm 2012
Tác giả
Vũ Thanh Hải
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, khoa Sau đại học và cô giáo hướng dẫn khoa học TS. Phan Thị Thu
Hằng, tôi tiến hành thực hiện luận văn Ảnh hưởng của các nguồn nước thải
đến chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn”. Sau
gần một năm nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Thị Thu
Hằng – cô giáo hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ Ban Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây Dựng, Sở Công
Thương, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Cấp thoát
nước Bắc Kạn, UBND các phường, xã trên địa bàn thị xã Bắc Kạn đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, nghiên cứu thực hiện luận văn lời cảm ơn
chân thành nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày
tháng
Tác Giả
Vũ Thanh Hải
năm 2012
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………...
i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………….
ii
MỤC LỤC…………………………………………………………..
iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………..
vii
DANH MỤC BẢNG………………………………………………...
viii
DANH MỤC HÌNH…………………………………………………
xi
MỞ ĐẦU……………………………………………………………
1
1. Lý do lựa chọn đề tài……………………………………………..
1
2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………...
3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn……………………………………
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……...
4
1.1. Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu………………………………
4
1.1.1. Định nghĩa và vai trò của kiểm kê nguồn ô nhiễm…………….
4
1.1.2. Kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS …………………………………
7
1.1.3. Quản lý và đánh giá chất lượng nước sông……………………
9
1.1.3.1. Khái niệm về quản lý chất lượng nước sông ………………
9
1.1.3.2. Các tiêu chí đánh giá ………………………………………
9
1.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước ………………...
10
1.1.3.4 Quy trình, nội dung và phương pháp chính của Đánh giá và
quản lý chất lượng nước sông ………………………………………
11
1.1.4. Đề xuất tiêu chí phân loại, đánh giá các nguồn thải trên LVS .
12
1.1.4.1. Đề xuất tiêu chí phân loại nguồn thải theo quy mô LVS ……...
12
1.1.4.2. Tiêu chí đánh giá nguồn thải theo quy mô LVS …………...
14
1.1.5. Đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải của nguồn nước …...
17
iv
1.1.5.1. Định nghĩa ………………………………………………….
17
1.1.5.2. Nguyên tắc chung …………………………………………
17
1.1.5.2. Trình tự đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn
nước ………………………………………………………………...
18
1.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá và quản lý chất lượng nước
trong và ngoài nước ………………………………………………...
20
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới …………………………..
20
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ……………………………
21
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ……………………………………………………...
25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………...
25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………..
25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………….
25
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu …………………………
25
2.2.1. Nội dung nghiên cứu …………………………………………
25
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………….
26
2.2.2.1. Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu ……...
26
2.2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa …………………...
26
2.2.2.3. Phương pháp quan trắc và phân tích môi trường
27
2.2.2.4. Phương pháp đánh giá nhanh dựa vào hệ số phát thải ……..
30
2.2.2.5. Phương pháp đánh giá chỉ số chất lượng nước …………….
31
2.2.2.6. Phương pháp bảo toàn khối lượng các chất ô nhiễm ……...
33
2.2.2.7. Phương pháp khác ………………………………………….
35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ……...
36
3.1 Đặc điểm tự nhiên, KT-XH của các địa phương trong LVS cầu
đoạn chảy qua thị xã Bắc Kạn ………………………………………
36
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên …………………………………………….
36
v
3.1.2. Đặc điểm KT-XH …………………………………………….
40
3.1.2.1. Dân số và lao động …………………………………………
40
3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế ………………………………………...
41
3.2. Áp lực từ hoạt động phát triển KT - XH đến chất lượng môi
trường nước LVS Cầu ………………………………………………
44
3.2.1. Áp lực từ hoạt động sinh hoạt ………………………………..
44
3.2.2. Áp lực từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ……...
45
3.2.3. Áp lực từ hoạt động xây dựng ……………………………….
47
3.2.4. Áp lực từ hoạt động giao thông vận tải ………………………
47
3.2.5. Áp lực từ hoạt động sản xuất nông nghiệp …………………..
48
3.2.6. Áp lực từ hoạt động y tế ……………………………………..
49
3.3. Khái quát các nguồn thải trong LVS …………………………...
51
3.3.1. Nguồn thải trực tiếp ………………………………………….
51
3.3.1.1. Thống kê nguồn thải ……………………………………….
51
3.3.1.2. Đặc trưng các nguồn thải …………………………………..
52
3.3.2. Nguồn thải gián tiếp ………………………………………….
56
3.3.2.1. Thống kê nguồn thải ……………………………………….
56
3.3.2.2. Đặc trưng các nguồn thải …………………………………..
57
3.4. Ảnh hưởng của các nguồn thải đến chất lượng nước sông Cầu
đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn ……………………………...
60
3.4.1. Nồng độ các chất ô nhiễm trong các nguồn thải ……………..
60
3.4.1.1. Nguồn thải trực tiếp ………………………………………..
60
3.4.1.2. Nguồn thải gián tiếp ……………………………………….
60
3.4.2. Ảnh hưởng của các nguồn thải đến chất lượng nước sông Cầu
đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn ……………………………...
65
3.5. Đánh giá Khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cầu đoạn
chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn ……………………………………
66
vi
3.5.1. Hiện trạng chất lượng nước sông Cầu ………………………
66
3.5.2. Khả năng tiếp nhận chất thải của sông Cầu ………………….
70
3.6. Các giải pháp bảo vệ môi trường ………………………………
76
3.6.1. Giải pháp chung ……………………………………………...
76
3.6.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường ………………………..
76
3.6.1.2. Chính sách, thể chế, luật pháp liên quan đến lĩnh vực bảo
vệ môi trường ……………………………………………………….
76
3.6.1.3. Đầu tư tài chính cho bảo vệ môi trường …………………...
76
3.6.1.4. Tăng cường các hoạt động quan trắc, giám sát môi trường
và công tác thanh kiểm tra trong lĩnh vực môi trường ……………..
77
3.6.1.5. Nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trường ………
77
3.6.1.6. Xã hội hoá bảo vệ môi trường ……………………………..
77
3.6.2. Giải pháp cụ thể ……………………………………………...
77
3.6.2.1. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sinh hoạt ……………..
78
3.6.2.2. Bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp, xây dựng,
giao thông vận tải …………………………………………………..
78
3.6.2.3. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ...
78
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ………………………………………...
79
1. Kết luận ………………………………………………………….
79
2. Kiến nghị …………………………………………………………
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Viết tắt
1
BOD
Nhu cầu ô xy sinh học
2
COD
Nhu cầu ô xy hóa học
3
CTL
Chất thải dạng lỏng
4
CTR
Chất thải rắn
5
DO
Ô xy hoà tan
6
IWWQ
Index watter waste quality
7
KLN
Kim loại nặng
8
KT-XH
Kinh tế, xã hội
9
LVS
Lưu vực sông
10
QA/QC
Kiểm tra chất lượng/ Giám định
đảm bảo chất lượng
11
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
12
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
13
TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
14
TSS
Total solid
15
UBND
Uỷ ban nhân dân
16
VCĐ
Vàm Cỏ Đông
17
WQI
Chỉ số chất lượng nước
viii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Hệ thống các tiêu chí phân loại nguồn thải trên LVS
nghiên cứu ……………………………………………………..
13
Bảng 2.1. Mục đích đánh giá chất lượng nước và các thông số
lựa chọn ………………………………………………………..
28
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích của từng thông số môi
trường ………………………………………………………….
29
Bảng 2.3. Định mức phát sinh chất thải của vật nuôi ………….
31
Bảng 2.4. Phân cấp mức độ ô nhiễm của một dòng thải theo
chỉ số IWWQ ………………………………………………….
32
Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình tháng trong năm ………………
37
Bảng 3.2. Độ ẩm trung bình tháng trong năm …………………
37
Bảng 3.3. Lượng mưa trung bình tháng ……………………….
38
Bảng 3.4. Tốc độ gió trung bình ………………………………
38
Bảng 3.5. Số giờ nắng trung bình tháng ………………………
39
Bảng 3.6. Diện tích và dân số thị xã Bắc Kạn năm 2011 ……...
40
Bảng 3.7. Thực trạng phát sinh nước thải sinh hoạt trên địa
bàn thị xã Bắc Kạn …………………………………………….
45
Bảng 3.8. Một số công trình xây dựng trên LVS Cầu ..……….
47
Bảng 3.9. Khối lượng chất thải rắn của một số vật nuôi phát
sinh năm 2011………………………………………………….
49
Bảng 3.10. Thực trạng phát sinh và xử lý chất thải rắn y tế năm
2010…………………………………………………….. …….
50
Bảng 3.11. Các nguồn thải trực tiếp đổ vào sông Cầu ………
52
Bảng 3.12. Đặc trưng nước thải sinh hoạt tại Công ty cổ phần
ix
sản xuất, chế tạo ô tô Tracimexco …………………………….
53
Bảng 3.13. Đặc trưng nước thải sản xuất giấy đế tại Công ty cổ
phần Lâm sản Bắc Kạn ………………………………………..
54
Bảng 3.14. Đặc trưng nước thải của nhà máy chế biến Rau quả
- Nước giải khát Bắc Kạn………………………………….…..
55
Bảng 3.15. Đặc trưng nước thải sản xuất bia ………………….
55
Bảng 3.16: Các phụ lưu chính đổ vào sông Cầu trên địa bàn thị
xã Bắc Kạn …………………………………………………….
57
Bảng 3.17. Đặc trưng nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc
Kạn……………………………………….…………………….
57
Bảng 3.18. Đặc trưng nước thải của Gara ô tô Khương Sơn ….
58
Bảng 3.19. Đặc trưng chất lượng nước thải chợ Đức Xuân …..
59
Bảng 3.20. Nồng độ các chất ô nhiễm trong các nguồn thải
trực tiếp……………………………………………………..….
61
Bảng 3.21. Nồng độ các chất ô nhiễm trong các nguồn thải
sông, suối ………………………………………………………
62
Bảng 3.22. Chỉ số IWWQ của các dòng thải trong LVS Cầu
đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn ………………………...
65
Bảng 3.23. Chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn
thị xã Bắc Kạn …………………………………………………
66
Bảng 3.24. Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn
nước đối với một chất ô nhiễm cụ thể …………………………
71
Bảng 3.25. Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn
nước đối với một chất ô nhiễm cụ thể …………………………
72
Bảng 3.26. Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn
nước đối với một chất ô nhiễm cụ thể …………………………
Bảng 3.27. Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn
73
x
nước đối với một chất ô nhiễm cụ thể …………………………
74
Bảng 3.28. Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn
nước đối với một chất ô nhiễm cụ thể …………………………
75
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp
hóa – hiện đại hóa, nhiều vấn đề về môi trường đã nảy sinh đặc biệt là môi
trường nước. Các sông, suối trong lưu vực là nơi tiếp nhận những nguồn thải
từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y tế… đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng, đồng thời khả năng tự làm sạch và tiếp nhận chất thải
của chúng cũng bị mất dần như sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Tô Lịch,
sông Đồng Nai, ...[3]
LVS Cầu là một trong LVS lớn ở nước ta. Đây là lưu vực quan trọng
nhất trong hệ thống sông Thái Bình có diện tích lưu vực 6030 km2 với dòng
chính sông Cầu dài 288,5 km bắt nguồn từ núi Vạn On ở độ cao 1175 m và đổ
vào sông Thái Bình ở Phả Lại. Trong LVS Cầu có tới 26 phụ lưu cấp I với
tổng chiều dài 671 km và 41 phụ lưu cấp II với tổng chiều dài 643 km và hàng
trăm km sông cấp III, IV và các sông suối ngắn dưới 10 km [22], [23]. Hiện
nay, các hoạt động phát triển KT - XH của các địa phương trên LVS Cầu đã
và đang ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường nước sông với
những đặc trưng khác nhau: Trên địa bàn các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang và các
vùng thuần nông khác, tác nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là nước thải
sinh hoạt và nông nghiệp. Ngược lại, tại các vùng giáp sông Cầu thuộc các
tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc (huyện Mê Linh), Hà Nội (huyện
Đông Anh),.. ô nhiễm nước chủ yếu do các hoạt động sản xuất công nghiệp,
làng nghề và đô thị.
Vùng thượng lưu sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Bắc Kạn có chiều dài
khoảng 60 km là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu
và các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2
Cũng giống như nhiều đô thị khác trên lưu vực, khu vực thị xã Bắc Kạn đã và
đang tạo ra các áp lực lớn đến môi trường nước sông Cầu tại đây. Theo kết
quả điều tra khảo sát của các Sở Tài nguyên và Môi trường 6 tỉnh LVS Cầu và
Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất, nước, không khí qua các
năm cho thấy chất lượng nước sông Cầu đã bị suy giảm, tại một vài địa điểm
bắt đầu có dấu hiệu bị ô nhiễm nhẹ. Tại khu vực cầu Dương Quang và cầu
Bắc Kạn II, hàm lượng BOD5 (12 mg/l, 11 mg/l), COD (24,8 mg/l, 23,4 mg/l)
đo được đều cao gấp hơn 2 lần QCVN 08:2008/BTNMT đối với nguồn loại
A2, một số các chỉ tiêu khác như Amoni (NH4+), Nitrat (NO3-), Nitrit (NO2-)
cũng cao hơn nhiều so với quy chuẩn cho phép [25]. Đây là điều đáng báo
động vì nhân dân sử dụng nước sông Cầu cho mục đích sinh hoạt.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa các bộ,
ngành và địa phương để đưa ra những giải pháp hiệu quả… Tình trạng ô
nhiễm, suy thoái và khả năng tiếp nhận chất thải của sông Cầu đã đến mức
báo động. Do đó, việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về các nguồn thải
đầy đủ và có khả năng cập nhật thường xuyên, liên tục kết hợp đầu tư xây
dựng hệ thống quan trắc chất lượng môi trường đồng bộ để có thể đưa ra các
số liệu phục vụ công tác quản lý là rất cần thiết hiện nay.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự nhất trí của nhà trường,
dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn TS. Phan Thị Thu Hằng, tôi tiến
hành thực hiện luận văn “Ảnh hưởng của các nguồn nước thải đến chất
lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn”.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nhận diện một cách đầy đủ các nguồn thải, đặc trưng các nguồn thải
chính và mức độ ảnh hưởng của các nguồn thải này đến chất lượng nước sông
Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thống kê các nguồn thải từ hoạt động phát triển KT - XH trên LVS
Cầu;
- Xác định khả năng và mức độ gây ô nhiễm nước sông Cầu đối với
một nguồn thải xác định;
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS là một công cụ hỗ trợ cho việc lập, thực
hiện và đánh giá kế hoạch quản lý môi trường nước trên quy mô LVS.
- Nghiên cứu này đề xuất cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm quản lý
tổng hợp chất lượng nước phục vụ bảo vệ và khai thác, sử dụng bền vững
nguồn tài nguyên nước sông.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các thông tin dữ liệu về các nguồn thải trên LVS Cầu đoạn
chảy qua địa bàn thị xã giúp cơ quan quản lý địa phương trong việc quản lý và
xử lý các nguồn thải hiệu quả hơn, góp phần ngăn ngừa ô nhiễm và phòng
chống các sự cố môi trường có thể xảy ra.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Định nghĩa và vai trò của kiểm kê nguồn ô nhiễm
- Định nghĩa kiểm kê nguồn ô nhiễm:
Kiểm kê nguồn ô nhiễm là quá trình xây dựng một danh mục đầy đủ các
yếu tố gây ô nhiễm nước và thải lượng ước tính của chúng tại vùng địa lý cụ
thể, trong một khoảng thời gian cụ thể.
Từ “kiểm kê” được sử dụng một cách phổ biến trong lĩnh vực quản lý và
bảo vệ môi trường, có nghĩa là thiết lập “một danh mục thông tin, dữ liệu theo
các lĩnh vực, chủ đề để quản lý và kiểm soát các vấn đề môi trường”. Một số
loại kiểm kê điển hình liên quan đến môi trường như là kiểm kê nguồn ô nhiễm
môi trường nước, kiểm kê khí thải, kiểm kê một chất cụ thể… [10]
- Định nghĩa kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS:
Kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS là quá trình xây dựng một danh mục đầy
đủ về các chất gây ô nhiễm nước và thải lượng ước tính của chúng trong phạm
vi một LVS cụ thể, trong một khoảng thời gian cụ thể [10], [13].
- Vai trò của kiểm kê nguồn ô nhiễm:
Kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS có thể xem như là một công cụ hỗ trợ cho
các mục đích như xác định các nguồn ô nhiễm nghiêm trọng cần kiểm soát, lập
tiêu chí giảm thải nguồn ô nhiễm và xây dựng chiến lược kiểm soát chất lượng
nước [10].
+ Tầm quan trọng của kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS và việc sử dụng kết
quả kiểm kê:
Kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS là một công cụ cơ bản cho việc quản lý và
kiểm soát chất lượng nước. Kiểm kê nguồn ô nhiễm có thể được sử dụng cho 2
mục đích chính là xây dựng chính sách và ứng dụng khoa học.
5
Kiểm kê nguồn ô nhiễm trên toàn LVS là yếu tố căn bản trong việc xây
dựng chiến lược quản lý, kiểm soát và duy trì chất lượng nước sông. Kết quả
của kiểm kê nguồn ô nhiễm cũng có thể được sử dụng cho mục đích nghiên
cứu, ví dụ các nghiên cứu thí điểm hay việc kiểm nghiệm các kỹ thuật, thiết bị
kiểm soát mới có thể đòi hỏi dữ liệu về chất thải từ một nguồn nào đó để xác
định tính hiệu quả của các kỹ thuật, thiết bị đó.
+ Vai trò của kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS trong việc cải thiện chất
lượng nước:
Kiểm kê nguồn ô nhiễm là công cụ hỗ trợ cho kế hoạch quản lý môi
trường nước LVS. Mục tiêu chính của kế hoạch quản lý môi trường nước là
cải thiện chất lượng nước sông. Khái niệm về quá trình cải thiện chất lượng
nước và vai trò của kiểm kê nguồn ô nhiễm thể hiện tại hình 1.1.
Đánh giá hiệu quả của các kế
hoạch quản lý/kiểm soát đang
được áp dụng
Xây dựng và thực hiện các kế
hoạch cải thiện chất lượng nước
Đánh giá các chiến lược quản
lý/kiểm soát tiềm tàng
Phản hồi
Quan trắc/kiểm tra chất
lượng nước
So sánh
Thông tin/dữ liệu
Kiểm kê nguồn ô nhiễm
Mô hình hoá
chất lượng nước
Xác định vấn đề và nguồn gốc
của vấn đề
Hình 1.1. Quá trình cải thiện chất lượng nước và vai trò
của kiểm kê nguồn ô nhiểm LVS
6
- Các đặc điểm của kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS:
Căn cứ vào định nghĩa và ý nghĩa của kiểm kê nguồn ô nhiễm, kiểm kê
nguồn ô nhiễm LVS cần quan tâm đến các khía cạnh sau:
+ LVS đã xác định cần kiểm kê;
+ Các loại hình hoạt động có xả thải;
+ Đặc tính lý, hoá của các chất ô nhiễm có trong nguồn thải;
+ Khoảng thời gian xả thải ước tính. [10]
1.1.2. Cơ sở pháp lý của kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS
Có hai Nghị định là cơ sở pháp lý trực tiếp cho việc tiến hành kiểm kê
nguồn ô nhiễm LVS đó là:
- Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính
phủ quy định về quản lý LVS;
- Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Chính
phủ về việc ban hành quy chế thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu,
thông tin về tài nguyên nước
Ngoài hai nghị định nêu trên, một số luật, nghị định và quyết định khác
liên quan đến kiểm kê nguồn ô nhiễm cũng được ban hành và thực thi. Các luật,
quy định liên quan đến kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS:
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012
của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững
môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu;
- Các văn bản pháp lý khác.
7
1.1.3. Trình tự chung của kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS
Mặc dù kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS bao gồm nhiều nhiệm vụ khác
nhau, bắt đầu từ việc chuẩn bị kiểm kê và kết thúc bằng việc quản lý, khai
thác dữ liệu, song có thể chia thành 4 phần như sau: (1) Công tác chuẩn bị, (2)
Thu thập dữ liệu, thông tin, (3) Biên soạn và sắp xếp dữ liệu, (4) Quản lý và
khai thác dữ liệu. Mỗi phần việc lại gồm nhiều công đoạn khác nhau.
Hình dưới đây thể hiện trình tự chung của quá trình kiểm kê nguồn ô
nhiễm trên LVS. Đối tượng sử dụng có thể tham khảo các mục, như chỉ dẫn
trong hình, tuỳ theo các mục đích khác nhau:
8
Các phần việc chính của kiểm
kê nguồn ô nhiễm LVS
Các nhiệm vụ cần triển khai
Xác định mục đích kiểm kê
Công tác chuẩn bị
Xác định tiêu trí chất lượng dữ liệu
Xác định vùng địa lý
Xác định loại nguồn
Xác định các chất ô nhiễm quan tâm
Kiểm tra
QA/QC
Xác định các nguồn thải
Xác định khoảng thời gian
Thu thập thông tin/dữ liệu
Lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu
Chuẩn bị mẫu câu hỏi thu thập dữ liệu
Phân loại nguồn ô nhiễm
Sắp xếp ưu tiên nguồn ô nhiễm
Kiểm tra
QA/QC
Lập danh sách các cơ sở
Điều tra nguồn ô nhiễm
Gửi bảng câu hỏi
Biên soạn và sắp xếp dữ liệu
Thu thập dữ liệu về đơn vị thải lượng/ hệ số thải
Lựa chọn phương pháp ước tính thải
Số hoá thông tin/dữ liệu
Kiểm tra
QA/QC
Lượng hoá chất thải
Phỏng vấn trực tiếp các cơ sở
Lập bảng dữ liệu
Quản lý dữ liệu và ứng dụng
kết quả kiểm kê
Cơ sở dữ liệu GIS
Bản đồ phân vùng nguồn ô nhiễm
Bản đồ phân bố thải lượng ô nhiễm
Bản đồ quản lý môi trường nước
Hình 1.2. Quy trình chung của kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS [10]
9
1.1.3. Quản lý và đánh giá chất lượng nước sông
1.1.3.1. Khái niệm về quản lý chất lượng nước sông
Quản lý chất lượng nước sông là áp dụng các biện pháp tổng hợp (luật
pháp, khoa học kỹ thuật, công cụ kinh tế, truyền thông, nâng cao nhận thức, ...)
nhằm bảo vệ nước sông đạt chất lượng phục vụ cho các mục đích cấp nước
(sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu, sản xuất – kinh doanh, du lịch, giao
thông, ...) [11].
1.1.3.2. Các tiêu chí đánh giá
Các tiêu chí đánh giá chất lượng nước sông bao gồm các thông số, chỉ
số và các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Trong đó:
- Thông số (parameters): Là các số liệu thu thập được từ việc đo, đếm
thực tế hoặc/và tính toán dựa trên hiện trạng hoặc/và dự báo xu thế diễn biến
về tài nguyên và môi trường. Ví dụ các thông số vật lý (nhiệt độ, độ dẫn điện,
TSS, ...), các thông số hoá học (pH, Clo, Nitrat, Sulfat, Amôni, COD, dầu mỡ,
KLN,...), sinh học (E-coli, coliform, thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh,
động vật đáy,...);
- Chỉ thị (Indicator): Là giá trị đánh giá sự biến đổi về tài nguyên và
môi trường được tính toán từ các thông số.
- Chỉ số (Index): là một tập hợp của các tham số hay chỉ thị được tích
hợp hay nhân với trọng số. Các chỉ số ở mức độ tích hợp cao hơn, nghĩa là
chúng được tính toán từ nhiều biến số hay dữ liệu để giải thích cho một hiện
tượng nào đó. Ví dụ chỉ số chất lượng nước (WQI - Water Quality Index),…;
- Tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông
số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm
trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để
quản lý. Ví dụ: Quy chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT,
quy chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT.
10
1.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước
Có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng nước sông là các nguồn
thải đổ vào đoạn sông nghiên cứu và khả năng pha loãng, đồng hoá chất ô
nhiễm trong đoạn sông nghiên cứu [11]:
- Các nguồn thải đổ vào đoạn sông nghiên cứu:
+ Dòng chảy từ thượng lưu đổ về đoạn sông nghiên cứu;
+ Các nhánh sông, suối là phụ lưu của sông Cầu đổ vào đoạn sông
nghiên cứu;
+ Các nguồn thải xả nước thải trực tiếp vào đoạn sông nghiên cứu. Cụ
thể là các nguồn điểm (nhà máy, xí nghiệp), nguồn diện (đồng ruộng) và
nguồn di động (tàu, thuyền).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng pha loãng, đồng hóa chất ô
nhiễm trong đoạn sông nghiên cứu:
Các yếu tố này còn được gọi là khả năng tự làm sạch của nguồn nước
thông qua các quá trình biến đổi chất trong nguồn nước:
+ Lắng đọng, tích lũy, giải phóng các chất ô nhiễm (ví dụ quá trình lắng
đọng, tích lũy photpho trong trầm tích và giải phóng chúng từ trầm tích do
quá trình xáo trộn hoặc do hàm lượng oxy hòa tan thấp);
+ Tích đọng các chất ô nhiễm trong thực vật, động vật thủy sinh (ví dụ quá
trình tích đọng sinh học KLN và hoá chất bảo vệ thực vật trong cá);
+ Tương tác vật lý, hóa học hoặc/và sinh học của các chất ô nhiễm
trong nguồn nước (ví dụ các hợp chất hữu cơ làm giảm lượng oxy hòa tan
trong nước sông);
+ Sự bay hơi của các chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước (thường xảy ra
với các hợp chất dễ bay hơi).
Như vậy, chất lượng nước tại một đoạn sông sẽ chịu ảnh hưởng của các
yếu tố tự nhiên và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên LVS.
11
1.1.3.4. Quy trình, nội dung và phương pháp chính của "Đánh giá và quản lý
chất lượng nước sông"
Bước 1: Xem hiện tại nước sông có còn đảm bảo tiêu chuẩn/quy chuẩn
phục vụ cấp nước không bằng các bước cụ thể sau:
+ Lấy mẫu, phân tích chất lượng nước sông;
+ Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông;
+ Đánh giá sơ bộ hiện trạng khả năng chịu tải của sông;
+ Lấy mẫu, phân tích nhằm xác định nguyên nhân chính gây ô nhiễm
nước sông;
+ Đánh giá chi tiết khả năng chịu tải của sông;
Bước 2: Dự báo tương lai nước sông có còn đảm bảo Tiêu chuẩn/Quy
chuẩn phục vụ cấp nước không.
+ Dự báo tải lượng chất ô nhiễm trong nước;
+ Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước;
+ Dự báo các nguyên nhân gây ô nhiễm chính.
Bước 3: Mục tiêu đặt ra là làm sao hiện tại và tương lai nước sông luôn
luôn phải đảm bảo các tiêu chuẩn/quy chuẩn cấp nước. Xác định tải lượng tối
đa từng chất ô nhiễm được thải vào sông đảm bảo cho nước sông đạt tiêu
chuẩn/quy chuẩn cấp nước;
Bước 4: Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng nước sông sao cho
nước sông vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn/quy chuẩn cấp nước. Trên cơ sở tải
lượng tối đa được phép thải vào sông ở bước 3, đề xuất các biện pháp tổng
hợp hay các chương trình/dự án nhằm khống chế tải lượng thải không được
vượt quá tải lượng tối đa cho phép;
Các biện pháp được đề xuất gồm Luật pháp, khoa học kỹ thuật, công cụ
kinh tế, truyền thông, giáo dục ...; Xác định nguồn kinh phí, ước tính kinh phí
cho các chương trình, dự án; Sắp xếp ưu tiên các chương trình, dự án. [11]
12
1.1.4. Đề xuất tiêu chí phân loại, đánh giá nguồn thải trên LVS
Do đặc điểm phân bố lan tỏa của các nguồn thải trên LVS, nên để
quản lý các nguồn thải trên lưu vực một cách khoa học và hiệu quả, cần áp
dụng quản lý các nguồn thải dựa theo ranh giới của các tiểu LVS nhánh hay
từng đoạn thay vì quản lý các nguồn thải dựa theo ranh giới hành chính.
Các nguồn thải gây ô nhiễm trên LVS không chỉ khác nhau về đặc tính
xả thải (nguồn điểm hay nguồn diện), mà còn khác nhau về loại và mức độ ô
nhiễm, về vị trí và qui mô nguồn thải, về đặc điểm của nguồn tiếp nhận
v.v…, do đó để tiện lợi cho việc quản lý sau này, cần thiết phải xây dựng các
tiêu chí để phân loại, đánh giá chúng một cách khoa học và phù hợp với điều
kiện cụ thể. Trước đây, việc phân loại và đánh giá các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường cũng như các nguồn thải gây ô nhiễm đối với LVS thường được
tiến hành kết hợp chung với nhau, để cuối cùng là sắp xếp các cơ sở gây ô
nhiễm, hay nguồn thải, thành các nhóm mức độ tác động như: không ô
nhiễm, ô nhiễm, ô nhiễm nặng, ô nhiễm rất nặng hay ô nhiễm nghiêm trọng.
1.1.4.1. Tiêu chí phân loại nguồn thải theo quy mô LVS
- Phân loại nguồn thải theo quy mô LVS:
Được thực hiện nhằm xác định và sắp xếp lại một cách hệ thống những
nhóm đối tượng nguồn thải có mặt trên LVS, cách phân bố của chúng và từ đó
xác định nhóm đối tượng nguồn thải nào cần ưu tiên quản lý và kiểm soát ô
nhiễm [14].
- Tiêu chí phân loại nguồn thải theo quy mô LVS:
Dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đây, phân loại nguồn thải theo
quy mô LVS có thể dựa trên các tiêu chí như trong Bảng 1.1. Việc xây dựng
các tiêu chí phân loại nguồn thải trong Bảng 1.1 chủ yếu dựa vào các đặc thù
riêng của lưu vực nghiên cứu, có xét đến tính hợp lý và khả thi trong việc
khảo sát, thu thập dữ liệu về các nguồn thải trên lưu vực, nhằm hướng đến
mục tiêu quản lý thống nhất và tổng hợp các nguồn thải trên LVS [14].
13
Bảng 1.1. Hệ thống các tiêu chí phân loại nguồn thải
trên LVS nghiên cứu
TT
01
Tiêu chí phân
Mục đích và ý nghĩa
loại
của việc phân loại
Phân loại theo
ranh giới các
tiểu LVS
Đánh giá khả năng tiếp nhận chất
thải, khả năng tự làm sạch của từng
nhánh sông, đoạn sông hay vực
nước.
Đánh giá mức độ phát thải các chất
02
Phân loại theo
ô nhiễm vào môi trường nước của
ranh giới hành
từng địa phương trên LVS – Cơ sở
chính
để xây dựng cơ chế hợp tác BVMT
lưu vực.
03
04
Phân loại theo
Phát triển các chiến lược thích hợp
đặc tính xả thải
để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm.
Phân loại theo
Phát triển các công nghệ và kỹ thuật
nhóm
đối
thích hợp để xử lý các nhóm đối
tượng
nguồn
tượng nguồn thải tương tự trên lưu
thải
vực.
Phân loại theo
ngành
05
06
nghề
sản xuất
Hỗ trợ phát triển các công nghệ và
kỹ thuật để xử lý nước thải của từng
nhóm ngành công nghiệp trên lưu
vực.
Phân loại theo
Xác định tải lượng các chất ô nhiễm
qui
trong các nguồn thải.
mô
xả
14
nước thải
Phân loại theo
07
mức
độ
ô
nhiễm
08
09
Xác định các ưu tiên để kiểm soát
và xử lý triệt để nguồn thải ô nhiễm.
Phân loại theo
Đánh giá ảnh hưởng của các thành
thành
phần kinh tế đến môi trường nước
phần
kinh tế
trên lưu vực.
Phân loại theo
Đánh giá nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm
thực tiễn quản
do nước thải, đánh giá mức độ thi
lý ô nhiễm
hành Luật BVMT.
1.1.4.2. Tiêu chí đánh giá nguồn thải theo quy mô LVS
- Đánh giá nguồn thải theo qui mô LVS:
Nhằm xác định khả năng gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, kiểu tác động và
quy mô tác động của các loại đối tượng nguồn thải đối với từng đơn vị LVS hay
đơn vị hành chính cụ thể. Đây là những thông tin cần thiết để xây dựng các mô
hình tính toán đánh giá khả năng chịu tải của từng đoạn sông hay tiểu LVS
nhánh [14].
- Tiêu chí đánh giá nguồn thải:
Để đánh giá một cách khoa học và khách quan một nguồn thải nào đó
về mặt tác động đến môi trường, thường dựa vào các tiêu chí sau đây:
+ Loại và lượng chất ô nhiễm có trong dòng thải:
Tiêu chí này sẽ quyết định mức độ và khả năng gây ô nhiễm nguồn
nước nhiều hay ít, mạnh hay yếu và lớn hay nhỏ. Có những loại nguồn thải
tuy có lưu lượng lớn nhưng không có chứa các chất ô nhiễm hay nguy hại thì
khả năng gây ô nhiễm nguồn nước rất hạn chế. Tuy nhiên, có những dòng thải
mặc dù được thải ra với lưu lượng nhỏ nhưng trong đó có chứa nhiều chất