Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tính chất đất và phân bón đến năng suất, chất lượng giống chè kim tuyên tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.26 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

DƯƠNG THỊ THANH HUYỀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
TÍNH CHẤT ĐẤT VÀ PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN
TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. NGUYỄN VIẾT HƯNG
2. TS. NGUYỄN THẾ HUẤN

THÁI NGUYÊN - 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực, chưa từng được sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông
tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Người viết



Dương Thị Thanh Huyền


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Quản
lý Đào tạo Sau đại học, Viện Khoa học sự sống trường đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Phòng Thí nghiệm Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, các đơn
vị, địa phương nơi tôi nghiên cứu, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp, cơ quan và gia đình.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn
Viết Hưng – người hướng dẫn khoa học thứ nhất, thầy giáo TS. Nguyễn Thế
Huấn – người hướng dẫn khoa học thứ hai đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo
của Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo giảng dạy chuyên
nghành đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bản luận văn này.
Qua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể
các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Người viết

Dương Thị Thanh Huyền


iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................ vi
Danh mục các bảng .........................................................................................vii
Danh mục các biểu đồ, hình............................................................................. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến năng suất và chất lượng chè..... 3
1.1.2. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đất đến năng suất và chất lượng chè ...... 8
1.1.3. Cơ sở khoa học của dùng phân bón sinh học cho chè .......................... 10
1.1.4. Cơ sở khoa học của phân bón qua lá..................................................... 11
1.2. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên thế giới ........................... 13
1.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới...................................................... 13
1.2.2. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới....................................................... 14
1.3. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tại Việt Nam.......................... 15
1.3.1. Vai trò của ngành sản xuất chè ở Việt Nam. ........................................ 15
1.3.2. Diện tích, năng suất chè trong cả nước ................................................. 16
1.3.3.Tình hình chế biến chè trong những năm vừa qua................................. 17
1.3.4. Chủng loại sản phẩm và chất lượng sản phẩm chè ............................... 19
1.3.5. Tình hình tiêu thụ chè trong những năm vừa qua ................................. 19
1.4. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Thái Nguyên......................................... 21



iv

1.4.1. Diện tích và cơ cấu giống...................................................................... 21
1.4.2. Thực trạng chế biến và tiêu thụ chè tại Thái Nguyên ........................... 23
1.5. Kết quả tổng hợp nghiên cứu chè liên quan đến lĩnh vực của đề tài ....... 25
1.5.1. Nghiên cứu chọn giống chè, nguồn gốc giống chè Kim Tuyên ........... 25
1.5.2. Các nghiên cứu về phân bón đến năng suất, chất lượng chè ................ 27
1.6. Những kết luận về phần phân tích tổng quan........................................... 30
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 31
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu................................................................ 31
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31
2.4.1. Đánh giá thực trạng sản xuất và tình hình sử dụng phân bón cho chè Kim
Tuyên tại Thái Nguyên .................................................................................... 31
2.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tính chất đất đến năng suất và chất lượng
chè Kim Tuyên ................................................................................................ 32
2.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng chè
Kim Tuyên....................................................................................................... 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 37
3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất, tình hình sử dụng phân bón cho giống chè
Kim Tuyên tại Thái Nguyên ........................................................................... 37
3.1.1. Thực trạng sản xuất giống chè Kim Tuyên tại một số địa điểm ở
Thái Nguyên ................................................................................................... 37
3.1.2. Tình hình sử dụng phân bón cho giống chè Kim Tuyên ..................... 44
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố dinh dưỡng đất đến
năng suất, chất lượng chè Kim Tuyên ............................................................ 45
3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng chè Kim Tuyên ... 51



v
3.3.1.Ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến năng suất chè
Kim Tuyên...................................................................................................... 51
3.3.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và chất lượng giống
chè Kim Tuyên ................................................................................................ 53
3.3.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và chất lượng giống chè
Kim Tuyên....................................................................................................... 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................. 62
1. Kết luận ....................................................................................................... 62
2. Đề nghị ........................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 64
Phụ lục 1: Một số hình ảnh kết quả nghiên cứu của đề tài ............................. 68
Phụ lục 2: Kết quả xử lý số liệu các thí nghiệm ............................................. 71
Phụ lục 3: Hạch toán kinh tế chi tiết 3 thí nghiệm phân bón........................ 96
Phụ lục 4: Phiếu điều tra ................................................................................. 97


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tr

Triệu

VN

Việt Nam

TG


Thế giới

ĐVT

Đơn vị tính

USD

Đô la

TP

Thành phố

HĐKH Bộ NN & PTNT

Hội đồng khoa học Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn

CT

Công thức

ĐC

Đối chứng

QT

Quy trình


TQ

Tương quan

KN

Kim ngạch

XK

Xuất khẩu

CTCB

Công ty chế biến

TN

Thái Nguyên

CTTNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

C.Ty

Công ty

DNXK


Doanh nghiệm xuất khẩu

CTTNHHMTV

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CV%

Mức độ biến động số liệu

LSD.05

Giá trị sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

UBND

Ủy ban nhân dân

XNK

Xuất nhập khẩu

Cs

Cộng sự


%

Phần trăm


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới và một số nước
trồng chè chính năm 2010 ............................................................... 14
Bảng 1.2. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng chè ở Việt Nam giai đoạn
2000 - 2010 ..................................................................................... 17
Bảng 1.3. Số lượng và giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam từ năm 2000 đến
năm 2011......................................................................................... 20
Bảng 1.4. Thị trường xuất khẩu chè năm 2011 của Việt Nam ....................... 20
Bảng 1.5. Diện tích, sản lượng chè búp tươi ở một số vùng chè của tỉnh
Thái Nguyên.................................................................................... 22
Bảng 1.6. Cơ cấu giống chè của tỉnh Thái Nguyên ........................................ 23
Bảng 1.7. Số lượng chè xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên ................................................................................... 24
Bảng 3.1. Cơ cấu các giống chè trồng mới ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn
2008 - 2010....................................................................................... 40
Bảng 3.2. Cơ cấu các giống chè trồng mới qua 3 năm của huyện Đại Từ ..... 41
Bảng 3.3. Cơ cấu các giống chè trồng mới của huyện Đồng Hỷ giai đoạn
2008-2010 ....................................................................................... 42
Bảng 3.4. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón cho chè Kim Tuyên
tại một số địa điểm.......................................................................... 44
Bảng 3.5. Kết quả phân tích một số nguyên tố dinh dưỡng trong đất trồng
giống chè Kim Tuyên tại các địa điểm nghiên cứu ........................ 47

Bảng 3.6. Tương quan của một số yếu tố dinh dưỡng đất đến năng suất búp
tươi của giống chè Kim Tuyên. ...................................................... 48
Bảng 3.7. Tương quan của một số yếu tố dinh dưỡng đất đến một số chỉ tiêu
sinh hóa giống chè Kim Tuyên ....................................................... 49


viii
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến một số yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất giống chè Kim Tuyên ......................................... 51
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến một số chỉ tiêu sinh hóa của
giống chè Kim Tuyên...................................................................... 52
Bảng 3.10. Sơ bộ hạch toán ảnh hưởng của bón phân qua lá đến hiệu quả
kinh tế trên giống chè Kim Tuyên .................................................. 53
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu lý hóa tính của đất tại địa điểm thí nghiệm ......... 54
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất giống chè Kim Tuyên ......................................... 55
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh
hóa của giống chè Kim Tuyên ........................................................ 56
Bảng 3.14. Sơ bộ hạch toán ảnh hưởng của bón phân hữu cơ vi sinh đến hiệu
quả kinh tế của giống chè Kim Tuyên ............................................ 57
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của loại phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất giống chè Kim Tuyên ..................................................... 58
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của loại phân bón đến một số chỉ tiêu sinh hóa của
giống chè Kim Tuyên...................................................................... 60
Bảng 3.17. Sơ bộ hạch toán ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến hiệu
quả kinh tế của giống chè Kim Tuyên ............................................ 61


ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 3.1. Diện tích chè tại 3 địa điểm nghiên cứu so với toàn tỉnh.......... 38
Biểu đồ 3.2. Diện tích chè giống mới tại 3 địa điểm điều tra ......................... 38
Biểu đồ 3.3. Diện tích chè giống mới tại 9 xã điều tra ................................... 39
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu giống chè của 3 địa điểm nghiên cứu............................ 42
Biểu đồ 3.5. Giá bán chè Kim Tuyên năm 2011 tại 3 địa điểm nghiên cứu.. 43
Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất thực thu của giống
chè Kim Tuyên................................................................................ 52
Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến năng suất giống chè
Kim Tuyên ...................................................................................... 55
Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của loại phân bón đến năng suất thực thu của giống
chè Kim Tuyên................................................................................ 59
Hình 2.1. Sơ đồ thí nghiệm 1 .......................................................................... 33
Hình 2.2. Sơ đồ thí nghiệm 2 .......................................................................... 34
Hình 2.3. Sơ đồ thí nghiệm 3 .......................................................................... 35


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thái Nguyên là một tỉnh có diện tích và sản lượng chè đứng thứ hai trong
cả nước, với diện tích năm 2010 là 17.660 ha, trong đó chè kinh doanh 16.053 ha
và sản lượng chè búp tươi 171.900 tấn. Tuy có diện tích trồng chè lớn nhưng
chiếm phần lớn diện tích là trồng chè trung du, chiếm tới 66,79%. Sản lượng chè
xuất khẩu của Thái Nguyên năm 2009-2010 đạt hơn 7000 tấn, giá trung bình đạt
từ 1,4- 1,6 USD/kg. Chè của Thái Nguyên đa số là xuất khẩu dưới dạng nguyên
liệu thô. Với thương hiệu chè Thái Nguyên có từ lâu đời, hiện nay nguồn lợi thu
được từ chè của Thái Nguyên chính là chè xanh tiêu thụ trong nước. Cùng với sự
nỗ lực chuyển đổi cơ cấu giống trong những năm vừa qua, đến nay tỉnh Thái

Nguyên đã có một số giống chè mới có nguồn gốc nhập nội hoặc qua con đường
lai tạo. Chè xanh được chế biến từ một số giống chè nhập nội có hương vị thơm
ngon, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng trong nước. Trong các giống chè hiện nay,
giống chè Kim Tuyên là giống chè được đánh giá là một trong số giống chè nhập
nội có khả năng chế biến chè xanh có chất lượng cao, giá bán trên thị trường khá
ổn định. Tuy nhiên, hiện nay tại một số khu vực trồng chè chính trong tỉnh Thái
Nguyên chưa đánh giá được thực trạng sản xuất, năng suất cũng như chất lượng
của giống chè Kim Tuyên. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu để đưa ra các biện pháp
kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất mà vẫn đảm bảo bảo chất
lượng của giống chè này cũng chưa được thực hiện. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số
tính chất đất và phân bón đến năng suất, chất lượng giống chè Kim Tuyên tại
Thái Nguyên” .


2
2. Mục tiêu của đề tài
* Mục tiêu tổng quát
Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố dinh dưỡng đất đến năng suất, chất
lượng chè trên cơ sở đó nghiên cứu áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng
cao năng suất và chất lượng giống chè Kim Tuyên tại Thái Nguyên.
*Mục tiêu cụ thể của đề tài:
- Đánh giá được thực trạng sản xuất và việc sử dụng phân bón cho giống
chè Kim Tuyên tại Thái Nguyên.
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số yếu tố dinh dưỡng đất đến năng
suất và chất lượng giống chè Kim Tuyên.
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón, phân bón qua
lá đến năng suất, chất lượng giống chè Kim Tuyên.
3. Ý nghĩa của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào quy trình thâm

canh các giống chè nhập nội khu vực Tân Cương nói riêng và tỉnh Thái
Nguyên nói chung.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến năng suất và chất lượng chè
1.1.1.1. Điều kiện đất đai và địa hình
So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc
lắm. Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng
chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ
pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là
80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường.
- Đất trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn là feralit vàng đỏ
được phát triển trên đá granit, nai, phiến thạch sét và mica. Ở vùng núi phần
lớn là đất feralit vàng đỏ được phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ
bản những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây chè như có
độ pH từ 4 đến 5 có lớp đất sâu hơn 1 mét và thoát nước những đất này
thường nghèo chất hữu cơ. Vì thế, vấn đề bón phân hữu cơ để bổ sung dinh
dưỡng cho chè và cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất cần thiết. Bên cạnh đó,
phải coi trọng việc bón đủ và hợp lý phân hóa học hàng năm cho chè. Chè là
loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu cho biết trong đất trồng chè chỉ có một lượng
vôi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã làm cây chè bị hại. Bởi thế không bao giờ
người ta dùng vôi để bón vào đất trồng chè, trừ trường hợp đất có độ pH quá
thấp, dưới 4. Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000) [13]
- Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất do nhiều
yếu tố quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Song trong những điều kiện

nhất định thì điều kiện dinh dưỡng của đất có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm
chất. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy: chè sinh trưởng trên loại đất pha


4

cát, nhiều mùn, thích hợp cho việc chế biến chè xanh: mùi vị hương của chè
thành phẩm đều tốt.
- Địa hình và địa thế có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng
chè. Thực tiễn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy: chè trồng trên núi
cao có hương thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và đồng bằng.
Kinh nghiệm nhận thấy chè được chế biến từ nguyên liệu ở núi cao Xrilanca
có mùi thơm của hoa mà hương vị đó không thể có được trong chè trồng ở
khu vực thấp. Nhiều tác giả ở Liên Xô (cũ) như: Kharabava, Đjêmukhatze đã
xác định chè trồng ở nơi có địa thế càng cao hơn so mặt biển (trong một
chừng mực nhất định) thì khuynh hướng tạo thành và tích lũy tanin càng lớn.
Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nước trên thế
giới thường có độ cao hơn so mặt biển từ 500 đến 800 mét. Vùng chè ngon có
tiếng ở Ấn Độ trồng ở độ cao cách mặt biển 2.000 mét.
Chất lượng chè ở vùng cao tốt nhưng về sinh trưởng thường kém hơn ở
vùng thấp. Hướng dốc có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy vật chất trong chè
Cường độ tích lũy tanin và vật chất hòa tan phụ thuộc nhiều vào chế độ nhiệt. Ở
hướng dốc phía nam hàm lượng tanin và chất hòa tan trong búp chè cao hơn ở
hướng dốc phía bắc [13]
1.1.1.2. Điều kiện độ ẩm và lượng mưa
Thực vật nói chung muốn hình thành nên một phần vật chất hữu cơ để
cấu tạo thành cơ thể của chúng thì chúng phải cần tới 400 phần nước. Chè
là loại cây ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều nước
và vấn đề cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng
quan trọng hơn.

Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây
chè khoảng 1.500 mm và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình quân lượng
mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100


5
mm, nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh trưởng không tốt. Chè yêu cầu độ ẩm
không khí cao, trong suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp là
vào khoảng 85%.
Lượng mưa và phân bố lượng mưa của một nơi có quan hệ trực tiếp tới
thời gian sinh trưởng và mùa thu hoạch chè dài hay ngắn, do đó ảnh hưởng
trực tiếp đến sản lượng cao hay thấp. Vùng chè Doomđome ở Bắc Ấn Độ
lượng mưa phân bố nhiều vào tháng 5 tới tháng 8 cho nên sản lượng chè thu
hoạch được trong năm cũng tập trung vào thời kỳ đó. Vùng chè Mlanji (Nam
Phi) lượng mưa tập trung vào tháng 11 đến tháng 4 nên sản lượng chè cao
nhất trong năm cũng tập trung vào thời kỳ này. Ở nước ta phân bố sản lượng
chè trong năm cũng có quan hệ rõ rệt với tình hình phân bố lượng mưa trong
các tháng.
Nước có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè. Khi cung
cấp đủ nước, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu
hướng tăng lên. Những thí nghiệm về tưới nước cho chè ở Liên Xô (cũ) cho
thấy, tùy điều kiện đất đai khí hậu khác nhau mà hiệu quả tăng sản của biện
pháp tưới nước cũng khác nhau. Vùng chè Gruzia tưới nước làm tăng sản
bình quân 25 - 30%, vùng chè Kraxnoda 60 - 65%, vùng chè Lencôran thuộc
Azecbaizan trên 200%. Hiệu quả tăng sản của việc tưới nước cũng rất rõ rệt ở
một số nước trồng chè khác như: Trung Quốc (vùng Chiết Giang và Vân
Nam) tưới nước làm tăng sản 56,1%. Ấn Độ (vùng Atxam) 60% và ở Tây Phi
217 - 293%. Ở Việt Nam thí nghiệm tưới nước tại Phú Hộ (1958 - 1960) cũng
cho năng suất búp tăng bình quân 41,5%. Phẩm chất búp chè được tưới nước
đều tăng lên rõ rệt so với không tưới.

Tưới nước là một biện pháp rất quan trọng đối với việc tăng sản lượng
và phẩm chất rất của cây chè. Ngoài biện pháp tưới nước, cần áp dụng các
biện pháp kỹ thuật trồng trọt tổng hợp khác như cày đất, xới xáo, làm cỏ, mật


6
độ, kết hợp phương thức trồng hợp lý, phủ đất, tủ gốc, chọn giống chịu hạn
v.v... nhằm giải quyết tốt nhu cầu nước trong quá trình sinh trưởng phát triển
của cây chè mới đạt được sản lượng cao, phẩm chất tốt. Kết quả thí nghiệm
của trường trung cấp Sông Lô tại Nông trường Tân Trào và Tháng Mười cho
thấy tủ gốc làm cho độ ẩm của lớp đất mặt (0 - 20 cm) và ở các lớp đất dưới nhiều
hơn 5 - 6% và 3 - 4% so với đối chứng (không tủ gốc), năng suất búp chè tăng từ
15,6 đến 19,6%[13].
1.1.1.3. Điều kiện độ nhiệt không khí
Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi độ nhiệt
nhất định. Độ nhiệt bình quân hàng năm để cây chè sinh trưởng phát triển
bình thường là 12,5oC và sinh trưởng tốt trong phạm vi 15 - 23oC. Giới hạn độ
nhiệt thấp đối với sinh trưởng của chè biểu hiện rõ rệt qua thời kỳ ngừng sinh
trưởng trong mùa đông và sinh trưởng trở lại khi có độ nhiệt ấm áp của mùa
xuân trong những vùng khí hậu á nhiệt đới. Đối với sinh trưởng của cây trong
thời kỳ này thì độ nhiệt không khí trở thành nhân tố sinh thái chủ yếu. Cây
chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm 3.500 - 4.000oC. Độ nhiệt tối thấp
tuyệt đối mà cây có thể chịu đựng được thay đổi tùy theo giống, có thể từ
-5oC đến -25oC hoặc thấp hơn.
Nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp Chiết Giang cho thấy độ
nhiệt thích hợp đối với cây chè là 20 - 30oC, nếu độ nhiệt tăng dần, thì tác
dụng xúc tiến việc hình thành và tích lũy tanin trong lá chè biểu hiện rất rõ
rệt. Độ nhiệt quá thấp hoặc quá cao đều giảm thấp việc tích lũy tanin. Độ
nhiệt cao quá 35oC thì quá trình tích lũy tanin bị ức chế và nếu độ nhiệt trên
35oC kéo dài liên tục, chè sẽ bị cháy lá. Ngược lại khi độ nhiệt giảm thấp sẽ

dẫn đến một loạt biến đổi về cơ năng sinh lý thành phần hóa học của búp chè,
ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây và phẩm chất búp. Độ nhiệt
thấp và khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù.


7
Độ nhiệt là một trong những nhân tố chủ yếu chi phối sự sinh trưởng
của búp và quyết định thời gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm. Từ 16
độ vĩ nam đến 19 độ vĩ bắc, không có hai mùa nóng lạnh rõ rệt, cây chè sinh
trưởng quanh năm do đó búp cũng được thu hoạch quanh năm. Từ 20 độ vĩ
bắc đến 45 độ vĩ bắc, độ nhiệt mùa đông xuống thấp, sinh trưởng và thu
hoạch chè đã có mùa rõ rệt. Trong những vùng này nơi nào độ nhiệt bình
quân mùa đông càng thấp và càng kéo dài thì thời gian sinh trưởng và thu
hoạch búp chè ở đó càng ngắn.
1.1.1.4. Điều kiện ánh sáng
Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy có tính
chịu bóng rất lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng
tán xạ, ánh sáng trực xạ trong điều kiện độ nhiệt không khí cao, không có lợi
cho quang hợp và sinh trưởng của chè. Trong thực tế sản xuất, ở một số nước
như Ấn Độ, Xrilanca thường áp dụng biện pháp trồng cây bóng mát cho chè
để hạn chế độ nhiệt cao và ánh sáng quá mạnh.
Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng cũng thay đổi tùy theo tuổi cây
và giống. Chè ở thời kỳ cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn, cho nên ở vườn
ươm, người ta thường che râm để đạt tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng nhanh.
Giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè nhỏ.
Các điều kiện chiếu sáng khác nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo của lá và
thành phần hóa học của chúng.
Cây chè được che bóng râm, hàm lượng các vật chất có đạm (cafein, N
tổng số, protein...) trong búp và lá tăng lên và tích lũy nhiều hơn; các chất
không có đạm (tanin, gluxit...) lại có chiều hướng giảm xuống. Sự giảm thấp

tanin, gluxit... và tăng hàm lượng các vật chất có đạm trong lá chè ở một mức
độ nhất định thường có lợi cho phẩm chất chè xanh và không có lợi cho phẩm


8
chất chè đen. Vì vậy, trồng cây bóng mát cho chè thường áp dụng cho những
vùng trồng chè sản xuất nguyên liệu để chế biến chè xanh.
Do cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phẩm chất
chè cho nên điều tiết cường độ ánh sáng có thể làm cho năng suất chè tăng lên
rõ rệt. Những kết quả nghiên cứu tại Trại thí nghiệm chè Tocklai (Ấn Độ) cho
thấy: giảm độ chiếu sáng xuống 30% thì sản lượng búp tươi trong năm đầu
tăng 34% so với xử lý cường độ chiếu sáng hoàn toàn và giảm độ chiếu sáng
xuống 50% thì năng suất đạt cao nhất. Song nếu tiếp tục giảm cường độ chiếu
sáng xuống dưới 50% thì năng suất bắt đầu giảm thấp.
Ánh sáng còn có quan hệ đến giai đoạn phát dục của cây chè: theo các
tài liệu nghiên cứu của Liên Xô (cũ) thì giống chè Ấn Độ và giống lai Trung Ấn nguyên sản ở vùng ngày ngắn, sinh trưởng trong điều kiện Gruzia (Liên
Xô (cũ)) ngày dài, không thể hoàn thành giai đoạn ánh sáng cho nên không ra
hoa kết quả. Song giống Trung Quốc lá nhỏ đã thích ứng với điều kiện ngày
dài, cho nên trồng ở Gruzia vẫn ra hoa kết quả.
Đối với giống chè Kim Tuyên tuy được đưa vào trồng tại các huyện
trồng chè của Thái Nguyên từ 2005, nhưng những nghiên cứu về ảnh hưởng
của một số yếu tố khí hậu đến năng suất và chất lượng của giống chưa được
đề cập đến.
1.1.2. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đất đến năng suất và chất lượng chè
Cây trồng nói chung và cây chè nói riêng cũng như tất cả các cơ thể
sống bình thường khác đều cần thức ăn cho sự sinh trưởng, phát triển. Cây
trồng sinh trưởng và phát triển được là nhờ hút chất khoáng từ đất và phân
bón, thực hiện quá trình quang hợp từ nước và cácboníc dưới tác động của
ánh sáng mặt trời. Trong thành phần của cây trồng có mặt hầu hết các chất
hoá học tự nhiên (khoảng 92 nguyên tố), nhưng chỉ có 16 nguyên tố thiết yếu

với cây trồng, trong đó có 13 nguyên tố khoáng. Đạm (N), lân (P), kali (K)


9
được cây trồng hút/lấy đi với số lượng lớn được gọi là Nguyên tố đa lượng.
canxi (Ca), magiê (Mg), lưu huỳnh (S) được cây trồng lấy đi với số lượng ít
hơn nhưng cũng đáng kể nên được gọi là Nguyên tố trung lượng. Sắt (Fe),
kẽm (Zn), mangan (Mn), đồng(Cu), Bo(B), Molypden (Mo), Clor(Cl) được
cây trồng hút/lấy đi với số lượng nhỏ nên được gọi là Nguyên tố vi lượng.
Sinh trưởng và phát triển của cây có thể bị ảnh hưởng bởi tương tác
giữa hai hay nhiều chất dinh dưỡng, do vậy, sự thiếu hụt đồng thời nhiều chất
xảy ra cùng một lúc sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Sự thiếu hụt đa
nguyên tố này có thể xảy ra trong trường hợp đất cung cấp không đủ một vài
nguyên tố hoặc do bón phân mất cân đối nghiêm trọng (chỉ bón đạm, lân, kali
mà không bón các nguyên tố trung và vi lượng ...) ảnh hưởng rất lớn đến sự
sinh trưởng và phát triển của cây. Khi xuất hiện triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng,
trước hết chúng ta cần phải xác định xem sự thiếu hụt là đơn hay đa nguyên tố từ
đó mới xác định được nguyên tố cần bón và lượng bón thích hợp. Vì vậy, bón
phân cân đối và hợp lý là yếu tố cần thiết nhằm đảm bảo cho cây trồng cho năng
suất và chất lượng tốt nhất. Nguyễn Xuân Trường, (2005) [17]).
Cây chè có khả năng hút dinh dưỡng liên tục trong chu kỳ phát dục
hàng năm cũng như trong chu kỳ phát dục cả đời sống của nó. Mặc dù với
điều kiện khí hậu miền Bắc của nước ta về mùa đông cây chè tạm ngừng sinh
trưởng, nhưng vẫn yêu cầu lượng dinh dưỡng tối thiểu, do đó việc cung cấp
dinh dưỡng cho cây cần đầy đủ và thường xuyên trong năm.
Quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây chè
không có giới hạn rõ ràng và là một quá trình mâu thuẫn thống nhất. Vì vậy, cần
phải bón phân hợp lý để khống chế quá trình sinh trưởng sinh thực cho chè hái
búp và khống chế sinh trưởng dinh dưỡng cho chè thu hoạch quả giống.
Theo nhiều nghiên cứu, cây chè không yêu cầu nghiêm ngặt lắm về đất,

nhưng đất trồng chè thích hợp nhất phải là loại đất giàu hữu cơ, chua, tơi xốp,
có tầng canh tác dày, mực nước ngầm sâu... Các loại đất phù hợp trồng chè là


10
các loại đất đỏ vàng phát triển trên đá sét, biến chất, đá bazan, phù sa cổ. Nói
chung chè sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao trên các loại đất tốt có
hàm lượng hữu cơ trung bình- giàu (> 2%), N tổng số giàu (> 0,2%), kali dễ
tiêu trung bình (10-15mg/100g đất); lân dễ tiêu giàu (30-32mg/100g đất) và
có đủ các nguyên tố vi lượng như Mn, Al, Zn... [13]
Chè ưa đất chua có độ pHKCL 4,5-5,5 và kỵ Ca++, nếu nồng độ Ca++
trong đất lớn hơn 0,2% thì cây chè có thể bị ngộ độc và chết [13]
Khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng của cây chè rất rộng rãi.
Nó có thể sống ở nơi đất rừng màu mỡ mới khai phá song cũng có thể sống ở
những nơi đất nghèo dinh dưỡng và vẫn cho năng suất nhất định. Do đặc điểm
đó, muốn nâng cao năng suất chè cần phải bón phân đầy đủ.
Đối tượng thu hoạch chè là búp và lá non. Mỗi năm thu hoạch từ 5 – 10
tấn/ha, vì thế, lượng dinh dưỡng trong đất mất đi khá nhiều, nếu không bổ
sung dinh dưỡng kịp thời cho đất thì cây trồng sẽ sinh trưởng kém và cho
năng suất thấp. Giống chè Kim Tuyên là giống chè nhập nội, yêu cầu dinh
dưỡng khá cao nhất là hàm lượng mùn, để có thể xây dựng được quy trình
bón phân cho giống chè Kim Tuyên thì việc nghiên cứu ảnh hưởng của các
yếu tố dinh dưỡng trong đất tới năng suất và chất lượng là cần thiết.
1.1.3. Cơ sở khoa học của dùng phân bón sinh học cho chè
Hệ sinh vật trong đất quyết định độ phì của đất, vì chúng phân huỷ chất
hữu cơ thành mùn. Đất cần phải được coi là vật thể sống do đó cần được
chăm sóc. Đất sống có nghĩa là trong đất có vô vàn vi sinh vật hoạt động và
quyết định độ màu mỡ của đất. Do vậy, nếu bón nhiều phân hoá học thì độ phì
của đất sẽ bị giảm. Phân vi sinh không những không tiêu diệt vi sinh vật trong
đất mà còn cung cấp cho cây trồng nguồn thức ăn đạm, lân. Xây dựng nền

nông nghiệp hữu cơ bền vững. Bón phân vi sinh làm cây trồng sinh trưởng,
phát triển tốt hơn và làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, khai thác cây


11

trồng hiệu quả hơn - tăng thời gian sử dụng cây trồng. Bón phân vi sinh làm
giảm tối đa hàm lượng độc tố NO-3 tồn đọng trong nông sản. Bón phân vi sinh
làm tăng độ phì nhiêu của đất, khai thác đất hiệu quả bền vững (lâu dài). Bón
phân vi sinh là một trong những điều kiện làm cho nông sản an toàn và sạch.
Ngày 21/8/2011 UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt đề án nâng cao
năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 20112015. Theo đề án đến năm 2015 có 100% diện tích chè tại các vùng sản xuất
chè tập trung của tỉnh đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành
nông nghiệp tốt (VIETGAP). Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay số gia
đình thực hiện quy trình sản xuất chè an toàn chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chất lượng
sản phẩm không đồng đều, hiện tượng lạm dụng các loại phân bón hoá học
cũng như thuốc bảo vệ thực vật làm nguy cơ mất an toàn cho sản phẩm vì vậy
nghiên cứu các biện pháp canh tác hữu cơ nhằm đảm bảo năng suất và nâng
cao chất lượng chè là vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay.
1.1.4. Cơ sở khoa học của phân bón qua lá
Bón phân qua lá có vai trò làm gia tăng trong dinh dưỡng cây trồng
và đã được nông dân áp dụng nhiều năm nay ở khắp nơi trên thế giới.
Phun phân bón qua lá là kỹ thuật cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng qua lá.
Kỹ thuật này được phát hiện từ những người làm vườn ở Châu Âu từ thế kỷ
thứ 17 và phải hơn 1 thế kỷ sau nó mới trở thành đối tượng nghiên cứu của các
nhà khoa học. Nhưng chỉ những năm gần đây, khi các phương pháp đánh giá quá
trình hấp thụ chất dinh dưỡng qua lá phát triển thì công việc nghiên cứu và ứng
dụng bón phân qua lá mới được phát triển mạnh. Hiện nay, các nghiên cứu và ứng
dụng về các loại phân lỏng và vai trò của phun qua lá đang được thực hiện ở nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Lê Văn Tri, 2002 [16].

Cung cấp (phổ biến là bằng cách phun) chất dinh dưỡng trong phân bón
qua lá được sử dụng để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm làm
tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Bằng cách cung cấp phân bón qua lá, hiệu


12

quả sử dụng phân bón có thể tăng từ 8 – 20 lần so với bón phân qua gốc,
ngoài ra cung cấp phân qua lá còn là biện pháp trợ giúp cây trồng chống lại sự
thay đổi và điều kiện khắc nghiệt của thời tiết[16].
Bón phân qua lá là cách tốt nhất để nâng cao năng suất và sức sống của
cây trồng. Nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng, bón
phân qua lá tăng năng suất từ 12 - 25% so với cách bón phân thông thường.
Nghiên cứu ở nhiều loại cây trồng trong nhiều điều kiện ngoại cảnh khác
nhau cho thấy: với cùng một lượng dinh dưỡng nếu phun phân qua lá cây sẽ
hấp thụ được 90%, trong khi bón qua đất cây chỉ hấp thụ được 10%, đặc biệt
ở các vùng đất cát pha bón phân qua lá hiệu quả gấp 20 lần bón phân qua đất.
Bón phân qua lá là phương pháp hiệu quả nhất để điều chỉnh sự thiếu hụt chất
trong đất và giải quyết được vấn đề chuyển hóa dinh dưỡng trong điều kiện
khô hạn.
Hiện tượng thiếu dinh dưỡng xảy ra khi khả năng hấp thu của bộ rễ bị
giới hạn hoặc bị ngăn cản trong một thời gian, do đó không đủ cung cấp theo
nhu cầu của cây. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này có thể do rễ bị tổn
thương (do bị bệnh hoặc tổn thương cơ học), do những điều kiện của đất
không bảo đảm tốt cho bộ rễ hấp thu dinh dưỡng hoặc do nhu cầu dinh dưỡng
ở đỉnh cao vượt quá khả năng cung cấp, chất dinh dưỡng bị bất động hóa bởi
các vi sinh vật, sự mất cân đối dinh dưỡng trong đất, do thiếu oxy hay khô
hạn gây cản trở bộ rễ hút chất dinh dưỡng. Do vậy, bón phân qua lá giúp hiệu
chỉnh hiện tượng thiếu dinh dưỡng vì phân bón được phun ngay vào thời kỳ
đang thiếu. Khi phân bón xuống đất có thể không phát huy được hiệu quả đối

với một vài nguyên tố nào đó (như Mn trong đất có pH cao) thì phân bón qua
lá giúp ngăn ngừa hiện tượng thiếu dinh dưỡng này.[16]
Việc bón phân qua lá phần nào thay thế hoặc bổ sung cho phương pháp
bón phân qua rễ, nhưng không bao giờ thay thế hoàn toàn. Bón phân qua lá


13

giúp duy trì sự phát triển khỏe mạnh của cây và làm gia tăng chất lượng nông
sản vì có thể áp dụng đúng lúc, đúng nơi, độc lập với các điều kiện đất đai và
nhất là khả năng tác động nhanh của nó.
Sự gia tăng năng suất ngoài mong đợi sau khi áp dụng bón phân qua lá
là do sự liên hợp dẫn đến gia tăng sự hấp thu dinh dưỡng từ bộ rễ. Sự gia tăng
này là do bón phân qua lá tạo nên sự cân bằng các chất dinh dưỡng bị thiếu,
mà đó lại là yếu tố giới hạn sự quang hợp và sản xuất sinh học. Phân bón lá
được sản xuất kết hợp với nhiều nguồn Enzim chiết suất từ động thực vật, sinh
vật hoặc vi nấm, các vi lượng cần thiết giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển
tốt hơn. Do vậy phương pháp dinh dưỡng qua lá đặc biệt có hiệu quả trong điều
kiện đất nghèo dinh dưỡng và sự hấp thu dinh dưỡng của cây bị hạn chế. Việc áp
dụng phân bón qua lá từ 2-3 lần ở những thời điểm thích hợp hoàn toàn có thể
đáp ứng được nhu cầu của cây và cải thiện được năng suất cây trồng (Lê Văn
Tri, 2002 [16]; Nguyễn Xuân Trường, 2005. [17])
1.2. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Cây chè (Camellia sinensis) là một trong những cây công nghiệp chủ
yếu của một số nước trên thế giới. Không chỉ ở Việt Nam và một số nước Châu
Á khác chè ngày nay đã trở thành một trong những đồ uống thông dụng nhất.
Tính đến năm 2010, diện tích chè toàn thế giới đạt 3.117.531 ha, tăng 469.043
ha, tương đương với 19,64% so với năm 2004. Trong đó Trung Quốc là nước
có diện tích chè lớn nhất với 1.419.500 ha, chiếm 45,53% diện tích chè toàn thế

giới. Ấn Độ là nước đứng thứ 2 về diện tích chè và đạt 583.000 ha, chiếm
18,70%, Srilanca là đất nước đứng thứ ba trên thế giới về diện tích và sản
lượng chè với diện tích 218.300 ha. (FA0-2011). Diện tích, năng suất, sản
lượng chè một số nước trên thế giới được trình bày qua bảng 1.1.


14

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới và một số nước
trồng chè chính năm 2010
STT

Tên nước

Diện tích
(1000 ha)

Năng suất (tạ
khô/ha/năm)

Sản lượng khô
(1000 tấn)

1

Trung Quốc

1419,50

10,38


1467,47

2

Ấn độ

583,00

17,02

991,18

3

Srilanca

218,30

12,93

282,30

4

Kenia

171,90

23,21


399,00

5

Indonesia

107,80

13,92

150,00

6

Việt Nam

113,20

17,53

198,47

7

Thế giới

3.117,53

14,44


4502,16

(FAO START-2011)

Số liệu bảng 1.1 cho thấy, Trung Quốc là nước có diện tích lớn nhất
nhưng năng suất thấp chỉ đạt trung bình 10,38 tạ/ha. Kenia là nước có năng
suất chè cao nhất cao hơn năng suất chè trung bình trên thế giới lên tới
62,21% (năng suất chè bình quân trên thế giới chỉ đạt 14,44 tạ khô/ha.Việt
Nam có năng suất bình quân cao hơn so với bình quân của thế giới với năng
suất đạt trung bình 17,53 tạ/ha.
1.2.2. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới
Theo đánh giá của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), đến
cuối những năm của thế kỷ XX đã có trên một nửa dân số Thế giới uống chè,
trong đó có khoảng 160 nước có nhiều người uống chè. Mức tiêu thụ chè bình
quân đầu người một năm trên thế giới là 0,5 kg. Những nước có mức tiêu
dùng chè cao bình quân đầu người một năm là: Quata 3,2 kg, Ailen 3,09 kg,
Anh 2,87 kg, Thổ Nhĩ Kỳ 2,72 kg, Iraq 2,59 kg, Coet 2,23 kg, Tuynidi 1,82
kg, Braxin 1,45 kg, Ai Cập 1,44 kg, Srilanka 1,41 kg... Việt Nam hiện có mức
tiêu thụ thấp (0,36 kg/người/năm). Các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ có mức
tiêu dùng bình quân đầu người thấp (tương ứng 0,55 kg, 0,3 kg, 0,45 kg)


15
nhưng do dân số đông nên lại là nước tiêu dùng chè hàng năm rất lớn (Ấn Độ
620 - 650 nghìn tấn, Trung Quốc 430 - 450 nghìn tấn, Mỹ 90 - 100 nghìn tấn).
Các nước Anh, Nga, Nhật, Pakistan cũng là những nước tiêu dùng mỗi
năm từ 100 đến 200 nghìn tấn. Các nước Maroco, Đức, Pháp, Ba Lan,
Iran, Iraq, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ có mức tiêu thụ chè hàng năm cũng từ trên
30 đến 70 nghìn tấn.

Thế giới hiện có 131 nước nhập khẩu chè, trong đó phải kể đến các
nước nhập khẩu lớn như Anh, Nga 150 - 200 nghìn tấn/năm, Pakistan, Mỹ
100 - 150 nghìn tấn/năm. Nhật, Tiểu Vương Quốc ả Rập, Ai Cập 50 - 70
nghìn tấn/năm. Iraq, Ba Lan, Đức, Maroco, Thổ Nhĩ Kỳ 20 - 30 nghìn
tấn/năm. Úc, Malaysia, Ucraina, Ireland, Nam Phi, Senegal, Turmenistan trên
10 nghìn tấn/năm. Ở khu vực Châu Phi, các nước Ai Cập, Nam Phi, Lybi,
Tunisia chủ yếu nhập chè đen. Riêng Ai Cập mỗi năm nhập 60 – 70 nghìn tấn.
Người dân Ai Cập và khách du lịch đều ưa thích loại chè có màu đỏ tươi sáng
vì vậy chè mảnh CTC được ưa thích ở thị trường này.
1.3. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tại Việt Nam
1.3.1. Vai trò của ngành sản xuất chè ở Việt Nam.
Hiện nay với khoảng 130 ngàn ha diện tích chè, Việt Nam là nước sản
xuất, xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới. Ngành chè thu hút được một lực
+-lượng lao động lớn với hơn 6 triệu người tại 34 tỉnh thành trên cả nước, đặc
biệt là tại các tỉnh miền núi. Từ chỗ chỉ có 2 loại chè xuất khẩu là chè đen và
chè xanh, đến nay Việt Nam đã có đầy đủ các loại chè phục vụ nhu cầu đa
dạng của thế giới. Chè Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 110 thị trường trên thế
giới. Ngoài các thị trường xuất khẩu chủ lực là Pakistan, Nga, Đài Loan, chè
Việt Nam đã tham gia thị trường Nhật Bản với hình thức liên doanh, liên kết
bao tiêu sản phẩm và thâm nhập được vào thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.
Một số thị trường khác cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ như: Ấn Độ,
Indonesia, Malaysia. Tuy nhiên, chất lượng chè chỉ ở mức trung bình và giá


×