Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống đậu tương vụ xuân và hè tại huyện trấn yên tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 95 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đậu tương (Glycine max (L) Merr) còn gọi là cây đậu nành là một cây
công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Khó có thể tìm thấy một loại cây
trồng nào có tác dụng nhiều mặt như ở cây đậu tương: cung cấp thực phẩm
cho con người, thức ăn cho gia súc, là nguyên liệu cho công nghiệp và cây
làm tốt đất. Từ 5000 năm lại đây châu Á đã coi cây đậu tương là “cây vào
hàng cốc ngọc thực nuôi sống con người” và là nguồn cung cấp protein quan
trọng nhất (Ngô Thế Dân và Cs, 1999) [13].
Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trung
bình khoảng từ 38 – 40%, lipít 18 – 20%, giàu nguồn sinh tố và muối khoáng.
Đậu tương là loại hạt duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả
protein và lipit. Protein của đậu tương có phẩm chất tốt nhất trong số các protein
của thực vật cao hơn cả ở cá, thịt và cao hơn gấp hai lần hàm lượng protein có
trong các loại đỗ khác, trong hạt đậu tương có rất nhiều loại vitamin như:
vitamin B1, B2, PP, A, D, C. Chính vì vậy, từ hạt đậu tương người ta đã chế biến
ra hàng trăm loại thức ăn khác ăn khác nhau có giá trị dinh dưỡng cao như: đậu
phụ, bột, tương, xì dầu, thịt nhân tạo … (Phạm Văn Thiều, 2006) [32].
Cây đậu tương có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc, nhưng nó đã
được trồng ở Việt Nam từ lâu đời [13]. Tuy nhiên, diện tích gieo trồng đậu
tương ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, diện tích gieo trồng đậu tương
năm cao nhất là năm 2005 mới chỉ đạt 204.100 ha, năng suất thấp (14,3 tạ/ha )
thấp hơn nhiều so với bình quân của thế giới 23,2 tạ/ha (FAO, 2010) [21].
Đậu tương được gieo trồng trong tất cả 7 vùng sinh thái của nước ta.
Vùng miền núi phía Bắc là một trong những vùng sản xuất chính. Trong
những năm trở lại đây diện tích gieo trồng đậu tương ở vùng trung du và miền

1


núi phía Bắc chiếm khoảng 36% diện tích của cả nước (73.000 ha), nhưng


năng suất lại rất thấp khoảng 10 tạ/ha. Các tỉnh miền núi phía Bắc có tập quán
gieo trồng đậu tương hè.
Huyện Trấn Yên với tổng diện tích đất tự nhiên 62.859,53 ha chiếm
9,1% tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Yên Bái, diện tích đất dành cho sản xuất
nông nghiệp là 8.358,08 ha trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm là
725,14 ha (Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2009) [29]. Trong cơ cấu cây
trồng đậu tương là cây trồng ngắn ngày có vai trò quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đậu tương là cây trồng truyền thống lâu đời
của địa phương, tuy nhiên đến nay sản xuất đậu tượng trên địa bàn huyện còn
nhỏ lẻ, manh mún, diện tích trồng đậu tương hàng năm 100- 150 ha, năng suất
thấp 12 tạ/ha [41], người dân thường có tập quán sử dụng giống địa phương
năng suất thấp.
Mặc dù huyện Trấn Yên có nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển
mở rộng diện tích cây đậu tương thông qua các chương trình 134, 135, chương
trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất ruộng hạn kém hiệu quả. Song diện
tích và năng suất đậu tương vẫn chưa được cải thiện. Có nhiều nguyên nhân
hạn chế phát triển cây đậu tương trên địa bàn huyện, nhưng nguyên nhân cơ
bản nhất là thiếu bộ giống có năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái
của huyện. Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống
đậu tương vụ xuân và hè tại huyện Trấn Yên - Tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu, mục đích của đề tài
2.1. Mục đích
Chọn được dòng, giống đậu tương có năng suất cao hơn giống đang
dùng phố biến tại địa phương (DT84), thích hợp với điều kiện sinh thái của
huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái.

2



2.2. Mục tiêu
Xác định được dòng, giống đậu tương có năng suất cao phù hợp với
điều kiện sinh thái của huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái. Góp phần mở rộng
diện tích trồng đậu tương, nâng cao năng suất đậu tương trên địa bàn huyện
Trấn Yên - tỉnh Yên Bái.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài là công trình nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát
triển của một số dòng, giống đậu tương mới tại huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái.
Các kết quả của đề tài góp phần mở rộng diện tích, tăng năng suất và sản
lượng đậu tương tại huyện Trấn Yên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp cho người dân huyện Trấn Yên tiếp cận với
dòng, giống đậu tương mới và lựa chọn được dòng, giống đậu tương có năng
suất, thích nghi với điều kiện sinh thái trên địa bàn huyện.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng cho các huyện khác trên
địa bàn tỉnh Yên Bái.
4. Cơ sở khoa học của đề tài
4.1. Cơ sở khoa học
- Cây đậu tương là cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, là cây
trồng quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Trên cơ sở yêu cầu sinh thái của cây đậu tượng, căn cứ vào điều kiện
đất đai và khí hậu của huyện Trấn yên - tỉnh Yên Bái. Cây đậu tương có khả
năng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao trên đất soi bãi và đất
ruộng hạn trồng lúa kém hiệu quả.

3


- Trong những năm gần đây có nhiều giống đậu tương mới được công

nhận, bộ giống này có năng suất khá cao và ổn định ở vùng trung du Bắc bộ.
Tuy nhiên các bộ giống này vẫn chưa được trồng thử nghiệm tại huyện Trấn
Yên (Trần Đình Long và Cs, 2005)[25].
- Năng suất đậu tương của một vùng có thể tăng lên một cách đáng kể
nếu chọn được giống có tiềm năng cho năng suất cao và ổn định phù hợp với
điều kiện sinh thái của từng vùng (Lui X.B, Jin,J, Wang G.H. and herbert
S.J,2008) [48].
4.2. Cơ sở thực tiễn
Đậu tương là cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, trong cơ cấu
luân canh cây trồng đậu tương có vai trò quan trọng.
Diện tích đất ruộng hạn trồng lúa kém hiệu quả trên địa bàn huyện Trấn
Yên cần được chuyển đổi sang trồng đậu tương để cải tạo đất và nâng cao
hiệu quả kinh tế.
Những giống đậu tương đang được sử dụng trên địa bàn huyện trồng là
giống có năng suất trung bình, thích hợp trong vụ hè do đó việc lựa chọn
giống có năng suất ổn định trong cả 2 vụ, thích ứng với điều kiện sinh thái sẽ
giúp người dân huyện Trấn Yên lựa chọn được giống tốt, góp phần tăng năng
suất đậu tương.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản suất đậu tương ở trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất trên thế giới
Cây đậu tương là cây trồng lấy dầu quan trọng nhất trên thế giới, đứng
ở vị trí thứ 4 trong những cây lương thực và thực phẩm sau lúa mì, lúa nước,
và ngô. Hơn nữa đậu tương còn là cây có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao, khả
năng thích ứng rộng, đặc biệt cây đậu tương có khả năng cải tạo đất rất tốt.

Vì vậy mà cây đậu tương được trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng tập
trung nhiều nhất ở châu Mỹ chiếm trên 70% diện tích, tiếp đến là châu Á.
Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần đây được
thể hiện trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới từ năm 2005 -2009
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(Triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2005

92,5

23,2

214,3

2006

95,2

22,9


218,4

2007

95,1

23,8

219,5

2008

96,9

23,8

230,6

2009

98,8

22,5

222,3

Năm

(Nguồn: FAO, 2010 [21]


5


Số liệu ở bảng 1.1 cho thấy trong vòng 5 năm qua diện tích trồng đậu
tương trên thế giới đã tăng 6,3 triệu ha, năng suất đậu tương ổn định, biến
động trong khoảng 22,5 – 23,8 tạ/ha. Tuy nhiên do diện tích trồng đậu tương
không ngừng được mở rộng từ năm 2005 -2009, do đó sản lượng đậu tương
năm 2009 tăng thêm 8 triệu tấn so với năm 2005.
Các nước trồng nhiều đậu tương trên thế giới là Mỹ, Biaxin,
Achentina,Trung Quốc và Ấn Độ.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng của một số quốc gia sản
xuất đậu tương trên thế giới năm 2009
Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Mỹ

30,9

29,5

91,4


Braxinge

21,7

26,2

56,9

Achentinant©

16,7

18,4

30,9

Trung Quốc

8,8

16,4

14,5

Ấn Độ

9,6

10,6


10,2

Tên nước

(Nguồn: FAO, 2010)[21]
Theo thống kê của FAO, Mỹ là quốc gia có diện tích và sản lượng đậu
tương lớn nhất trên thế giới, năm 2009 diện tích đậu tương của Mỹ là 30,9
triệu ha chiếm 31,2 % diện tích đậu tương của toàn thế giới, sản lượng là 91,4
triệu tấn. Đứng thứ hai sau Mỹ là Braxin diện tích năm 2009 là 21,7 triệu ha
sản lượng 56,9 triệu tấn, đứng thứ 3 là Achentina diện tích 16,7 triệu ha, sản
lượng 30,9 triệu tấn, đứng thứ 4 là Ấn Độ (9,6 triệu ha) và đứng thứ 5 là
Trung Quốc ( 9,1 triệu ha). Năm 2007 Ấn Độ vượt qua Trung Quốc để trở

6


thành quốc gia có diện tích trồng đậu tương đứng thứ 4 trên thế giới. Diện tích
trồng đậu tương của 5 quốc gia này chiếm 89,4 % diện tích trồng đậu tương
của toàn thế giới (FAO, 2010 )[21].
Braxinvà Mỹ là hai nước có năng suất đậu tương cao nhất thế giới, năm
2009 năng suất đậu tượng của hai quốc gia này là 26,2 tạ/ha và 29,5 tạ/ha,
đứng thứ 3 thế là Achentina, năm 2009 năng suất đậu tương là 18,4 tạ/ha. Ấn
Độ là nước có diện tích trồng đậu tương lớn hơn Trung Quốc, tuy nhiên năng
suất đậu tương của Ấn Độ đạt thấp năm, 2009 năng suất chỉ là 10,6 tạ/ha, do
đó sản lượng đậu tương của Ấn Độ đứng thứ 5 trên thế giới sau Trung Quốc.
Mỹ là quốc gia xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới, năm 2007 Mỹ
xuất khẩu 29,84 triệu tấn, đứng thứ 2 Braxiln năm 23,73 triệu tấn, đứng thứ 3
là Achentina 11,84 triệu tấn. Ba quốc gia Nam Mỹ này xuất 65,41 triệu tấn
chiếm 87,91 % lượng đậu tương xuất khẩu thế thới (FAO, 2009) [21]. Mặc dù
Trung Quốc là nước có diện tích trồng đầu tương lớn trên thế giới nhưng vẫn

là quốc gia nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới năm, 2007 Trung Quốc
nhập khẩu 33,15 triệu tấn đậu tương, Hà Lan nhập khẩu 4,19 triệu tấn, Nhật
Bản nhập khẩu 4,16 triệu tấn.
1.1.2. Tình hình xản suất đậu tương của Việt Nam
Ở Việt Nam cây đậu tương phát hiện từ rất sớm, được nhân dân trồng
và sử dụng cách đây hàng nghìn năm, tuy nhiên đến nay diện tích trồng đậu
tương ở nước ta còn hạn chế chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ.
Trước cánh mạng tháng 8 năm 1945, diện tích đậu tương của cả nước
32.200 ha, năng suất thấp 4,1 tạ/ha. Sau khi đất nước thống nhất diện tích đậu
tương cả nước tăng lên 39.954 ha năng suất 5,2 tạ/ha (Ngô Thế Dân và Cs)[13].
Cả nước đã hình thành 6 vùng sản xuất đậu tương. Năm 1993, vùng
Đông Nam Bộ có diện tích lớn nhất (26,2%) diện tích đậu tương của cả nước,

7


miền núi Bắc Bộ chiếm 24,7% diện tích, đồng bằng sông Hồng chiếm 17,5%
diện tích, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 12,4%. Còn lại là Đồng bằng ven
biển và Tây Nguyên. Trong đó đậu tương trồng vụ xuân chiếm 14,2% diện
tích, vụ hè thu là 31,3%, vụ mùa là 2,68%, vụ thu đông 22,1%, vụ đông xuân
là 29,7%.
Ở vùng núi Bắc bộ, khu 4 cũ, Đồng bằng sông Cửu Long vụ đông xuân là
chính vụ (59,8 – 83,5%), ở Đồng bằng Sông Hồng, trung du Bắc bộ vụ xuân (60,6
– 65,6%), ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ vụ hè thu và thu đông (60 – 77%).
Về sản lượng, 3 vùng Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu
Long, Đông Nam Bộ chiếm 63,8% sản lượng đậu tương của cả nước. Đặc biệt
Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ chiếm 12,7% diện tích nhưng lại chiếm 20,7%
sản lượng đậu tương của cả nước, năng suất bình quan cao nhất 16 tạ/ha. Tại Đại
hội Đảng lần thứ V, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nêu “đậu tương cần phát triển
mạnh mẽ để tăng nguồn đạm cho con người, cho gia súc, cho đất đai và trở

thành một loại hàng hoá xuất khẩu chủ lực ngày càng quan trọng”
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam từ năm 2005 - 2009
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2005

204,1

14,3

292,7

2006

185,6

13,9

258,2


2007

187,4

14,7

260,5

2008

191,5

14,0

268,1

2009

146,2

14,6

213,6

Năm

(Nguồn: FAO, 2010) [21]

8



Bảng 1.3 cho thấy diện tích trồng đậu tương của nước ta có sự biến
động qua các năm, diện tích đậu tương năm 2005 là 204,1 nghìn ha, năm
2006 diện tích giảm xuống còn 185,6 nghìn ha, đến năm 2008 diện tích tăng
lên 191,5 nghìn ha, đến nay diện tích đậu tương cả nước chỉ còn 146,2 nghìn
ha. So với các nước có diện tích trồng đậu lớn trên thế giới thì diện tích trồng
đậu tương của nước ta còn rất nhỏ. Diện tích gieo trồng đậu tương năm cao
nhất là năm 2004 mới chỉ đạt 204,1 nghìn ha. Năng suất đậu tương của nước
ta trong 5 năm qua đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn nhiều so với
năng suất trung bình của thế giới, năm 2007 đạt năng suất cao nhất mới chỉ
đạt 14,7tạ/ha, trong khi năng suất bình quân trên thế giới là 23,8 tạ/ha.
Theo Lê Quốc Hưng, 2007 [24] nước ta có tiềm năng rất lớn để mở rộng
diện tích trồng đậu tương cả 3 vụ xuân, hè và đông, diện tích có thể đạt 1,5
triệu ha trong đó phân bố ở các vùng: Vùng Đồng bằng sông Hồng có thể mở
rộng diện tích lên tới 600 nghìn ha đậu tương trên đất 2 vụ lúa, miền núi phía
Bắc 400 nghìn ha trên các loại đất dốc, Bắc Trung bộ 300 nghìn ha và Tây
Nguyên 100 nghìn ha. Quỹ đất đang có này là một lợi thế không nhỏ để nước ta
phát triển sản xuất đậu tương đảm bảo nhu cầu sử dụng đậu tương trong nước.
1.2. Các yêu cầu sinh thái của cây đậu tương
1.2.1. Yêu cầu nhiệt dộ
Cây đậu tương có nguồn gốc ôn đới nhưng không phải là cây chịu được
rét. Tổng tích ôn của cây đậu tương biến động trong khoảng 1700-27000C.
Đậu tương có thể sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ từ 10 - 400C. Phạm Văn
Thiều [32] cho rằng nhiệt độ tối thích cho thời kỳ nảy mầm là từ 18-260C (6-7
ngày đã mọc mầm) nếu ở nhiệt độ từ 10-120C muốn mọc mầm phải cần từ 1516 ngày, ngược lại nhiệt độ cao hơn 400C hạt cũng không mọc mầm được.
Thời kỳ cây con, từ khi cây ra lá đơn đến khi cây được 3 lá thật cây đậu tương

9



có khả năng chịu rét tốt. Thời kỳ còn lá đơn có thể chịu nhiệt độ dưới 00C
trong thời gian ngắn. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng là từ 22-270C,
nhiệt độ dưới 170C sẽ trở ngại cho sự sinh trưởng thân lá. Thời kỳ ra hoa kết
quả cây cần nhiệt độ từ 28-370C, nếu gặp nhiệt độ thấp ảnh hưởng xấu cho
việc ra hoa, kết quả. Nhiệt độ lên trên 380C thì ảnh hưởng xấu đến tốc độ hình
thành đốt, phát triển lóng, phân hoá hoa cũng như vận chuyển các chất dinh
dưỡng về hạt làm cho chất lượng của hạt kém. Nhiệt độ bình quân trong một
ngày có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của đậu tương là từ 18-200C.
1.2.2. Yêu cầu về ánh sáng
Đậu tương là loại cây ngắn ngày điển hình, nên ánh sáng là yếu tố ảnh
hưởng mạnh đến cây này. Với cây đậu tương thì ánh sáng không chỉ là yếu tố
quyết định sự quang hợp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động cố định đạm của
các nốt sần nên ảnh hưởng đến năng suất (Phạm Văn Thiều, 2006) [32]. Trần
Đình Long và Cs [13] cho biết ở Việt Nam cả giống chín sớm, chín trung bình
và chín muộn đều phản ứng với chu kỳ chiếu sáng, sự biến động của chu kỳ
chiếu sáng có ảnh hưởng tới sinh trưởng sinh thực cả trước và sau hoa nở. Sự
tác động ngày ngắn mạnh nhất là vào giai đoạn trước khi cây ra hoa, lúc này
ánh sáng ngày ngắn sẽ làm cho cây rút ngắn thời gian sinh trưởng, giảm chiều
cao cây, số đốt cũng như độ dài của lóng. Cường độ ánh sáng mạnh sẽ làm
cho cây sinh trưởng khoẻ, cho năng suất cao. Trong thời kỳ ra hoa và hình
thành hạt, số giờ chiếu sáng thích hợp là từ 6-12 giờ, thời kỳ này nếu gặp điều
kiện chiếu sáng dài ngày, thời gian chiếu sáng trên 18 giờ/ngày thì cây sẽ
không ra hoa được. Tính mẫn cảm với chu kỳ chiếu sáng của cây đậu tương
tuỳ thuộc vào đặc tính của giống. Các giống thuộc nhóm chín sớm thường
mẫn cảm với nhiệt độ, còn các giống chín muộn lại mẫn cảm với chu kỳ chiếu
sáng (Phạm Văn Thiều, 2006) [32].

10



1.2.3. Yêu cầu về nước
Tuy là cây trồng cạn song đậu tương lại là cây cần nhiều nước, vì vậy
nước luôn là một trong những yếu tố hạn chế chủ yếu đến sản xuất đậu tương.
Trong suốt cả quá trình sinh trưởng từ khi gieo đến khi thu hoạch đậu tương
cần ít nhất 300 mm.
Giai đoạn nảy mầm, đất đủ ẩm thì hạt mới có thể nảy mầm được. Độ
ẩm đất 50 % là thích hợp, nếu khô quá hạt không mọc được, hạt nằm lâu
trong đất sẽ bị thối. Ngược lại ướt quá làm cho đất bí thiếu không khí, không
mọc được, hạt cũng sẽ bị thối. Nhu cầu về nước tăng dần theo thời gian sinh
trưởng của cây.
Giai đoạn ra hoa và bắt đầu hình thành quả, nếu thiếu nước hoa có thể
bị rụng nhiều làm giảm số quả. Nếu như độ ẩm trong đất chỉ còn 35 – 40 % sẽ
làm cho năng suất giảm đến 2/3 (Phạm Văn Thiều, 2006) [32]. Theo Trần Thị
Trường và Cs [36] thiếu nước trong giai đoạn phát triển hạt, làm giảm năng
suất hạt hơn các giai đoạn trước, kể cả giai đoạn ra hoa. Muốn đậu tương đạt
năng suất cao, cần đảm bảo đủ ẩm trong suốt quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây, đặc biệt là thời kỳ ra hoa và thời kỳ qủa lớn.
1.2.4. Yêu cầu về đất
Cây đậu tương không yêu cầu khắt khe lắm về đất trồng, nếu bón đủ
phân hữu cơ và vô cơ đất nào cũng có thể trồng được đậu tương. Tuy nhiên
đất tốt, đất nhẹ thì vừa dễ làm ít tốn công dễ đạt được năng suất cao. Độ pH
thích hợp cho đậu tương sinh trưởng phát triển là từ 5,2 – 6,5. Ở nước ta đậu
tương có thể trồng trên nhiều loại đất như đất phù sông suối, đất đỏ ba zan đất
trồng lúa, đất đồi núi và nương rẫy (Phạm Văn Thiều, 2006) [32].

11


1.3. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới

Do có vai trò và tác dụng nhiều mặt đối với đời sống con người nên
công tác nghiên cứu đậu tương trên thế giới ngày càng được mở rộng với sự
tham gia của các tổ chức. Hiện nay nguồn gen đậu tương được lưu giữ chủ
yếu ở 15 nước trên thế giới: Đài Loan, Australia, Trung Quốc, Pháp, Nigeria,
Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ
và Liên Xô (cũ) với tổng số 45.038 mẫu (Trần Đình Long, 1991) [26].
Những năm gần đây, nhiều trung tâm, viện nghiên cứu đã được thành lập
như: Viện nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới (The International Institute of
Tropical Agriculture TITA), Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu
châu Á (The Asian Vegetable Research and Development Center AVRDC),
Trung tâm đào tạo và nghiên cứu nông nghiệp cho vùng Đông Nam châu Á
(The Southeast Asian Regional Center for Graduate Stady and Research in
Agriculture SEARCA), Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), chương trình hợp
tác nghiên cứu cây thực phẩm các nước Trung Mỹ (PPCCMA) (Hoàng Văn
Đức, 1982) [15]. Qua đó cho thấy việc nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương
trên thế giới rất được quan tâm nhằm các mục đích sau:
- Nhập nội giống, tiến hành chọn lọc, thử nghiệm với điều kiện của các
vùng sinh thái khác nhau.
- Khảo nghiệm giống ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm tìm ra các
giống có khả năng thích ứng với các vùng sinh thái đó.
- Tạo giống lai bằng phương pháp lai hữu tính và dùng các tác nhân vật
lý, hoá học gây đột biến để tạo giống mới có nhiều đặc trưng đặc tính tốt.

12


- Thu thập nguồn vật liệu, tiến hành lai hữu tính sau đó chọn lọc ra
những giống tốt phục vụ cho sản xuất.
- Xác định các địa bàn trồng đậu tương trên thế giới và các nước trồng
đậu tương đạt năng suất, sản lượng cao.

Để tạo giống đậu tương mới người ta dùng nhiều phương pháp khác
nhau như gây đột biến, lai hữu tính, gây đa bội thể...nhằm tạo ra các kiểu gen
mới có nhiều ưu điểm hơn bố mẹ và thông qua phương pháp chọn lọc để chọn
ra các dòng giống mới.
Thí nghiệm quốc tế về đánh giá giống đậu tương thế giới (isvex) lần thứ
nhất vào năm 1973 đã tiến hành thí nghiệm trong phạm vi từng vùng trên thế
giới với quy mô là 90 điểm thí nghiệm được bố trí ở 33 nước đại diện cho các
đới môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong phạm vi các địa điểm thí
nghiệm từ xích đạo đến vĩ tuyến 300 và độ cao dưới 500 m, năng suất trung
bình và trọng lượng hạt giảm khi vĩ tuyến tăng. Tuy vậy, chiều cao cây không
đạt mức tối ưu ở tất cả các đới. Mức đổ cây giảm khi vĩ tuyến tăng, mức tách
quả, rụng hạt đều không nặng ở tất cả các đới (Hoàng Văn Đức, 1982) [15].
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á (The Asian
Vegetable Research and Development Center AVRDC) đã thiết lập hệ thống
đánh giá Soybean - Evaluation trial - Aset giai đoạn 1 đã phân phát được trên
20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 nước Nhiệt Đới và Á Nhiệt
Đới. Kết quả đánh giá giống của Aset với các giống đậu tương là đã đưa
vào trong mạng lưới sản xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia (Nguyễn
Thị Út, 1994 [39].
Mỹ là quốc gia luôn đứng đầu về năng suất và sản lượng đậu tương trên
thế giới. Ở Mỹ có trên 40 cơ quan nghiên cứu về đậu tương, các nhà nghiên
cứu khoa học Mỹ đi theo hướng sử dụng tổ hợp lai phức tạp, đồng thời tiến

13


hành nhập nội và thuần hoá để biến chúng thành những giống thích nghi với
từng điều kiện sinh thái cụ thể, làm phong phú thêm nguồn gen của nước
mình. Mục tiêu của các nhà chọn giống đậu tương của nước Mỹ là tạo ra
những giống có khả năng thâm canh cao, phản ứng trung tính với ánh sáng,

chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh, hàm lượng protein cao (Vũ Đình
Chính, 1995) [10]. Thí nghiệm đầu tiên của Mỹ được tiến hành vào năm 1804
tại bang Pelecibuanhia, đến năm 1893 Mỹ đã có trên 10.000 mẫu giống đậu
tương thu thập từ các nước trên thế giới. Ước tính trong giai đoạn từ năm
1928 – 1932 trung bình một năm nước Mỹ nhập nội khoảng 1190 dòng, giống
khác nhau và đã lai tạo ra một số giống có khả năng chống chịu bệnh tốt và có
khả năng thích ứng rộng như: Amsoy 71, Lec 36 , Clark 63, Herkey 63. Mục
tiêu của công tác chọn tạo giống đậu tương của Mỹ là chọn ra những giống có
khả năng thâm canh, phản ứng với quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện
ngoại cảnh bất thuận, hàm lượng protein cao, dễ bảo quản và chế biến
(Johnson H.W. and Bernard R.L.,1976) [49].
Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ sinh học
chuyển gen GMO (Genetic Modified Organism) trong nghiên cứu đậu
tương, đây là một hướng nghiên cứu mới trong công tác chọn tạo giống đậu
tương ở Mỹ và các nước tiên tiến trên thế giới. Trong những cây trồng
chuyển gen thì đậu tương chuyển gen được trồng với diện tích lớn nhất trên
toàn thế giới tới 60% diện tích. Thành tựu chủ yếu của ứng dụng công nghệ
chuyển gen là tạo ra các giống đậu tương chống chịu thuốc diệt cỏ dại, làm
giảm thiệt hại do cỏ dại gây ra (Báo cáo tóm tắt ISAAA, 2007 [6]. Một số
gen chống chịu với thuốc diệt cỏ đã được xác định và phân lập như gen trội
Hb trên giống Clark 63 cho phản ứng chống chịu với Benard and Bentazon,
giống Hook có alen Hm mang tính chống chịu tốt với thuốc Metribuzin (Ngô
Thế Dân và cs, 1999) [13]. Các nhà chọn giống đậu tương của nước này đã

14


lai tạo thành công những giống đậu tương có hàm lượng protein trên 45% và
hàm lượng dầu trên 25% được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.
Trung Quốc trong những năm gần đây đã tạo ra nhiều giống đậu tương

mới. Bằng phương pháp đột biến thực nghiệm đã tạo ra giống Tiefeng 18 do
xử lý bằng tia gama có khả năng chịu được phèn cao, không đổ, năng suất
cao, phẩm chất tốt. Giống Heinoum N06, Heinoum N016 xử lý bằng tia gama
có hệ rễ tốt, lóng ngắn, nhiều cành, chịu hạn, khả năng thích ứng rộng (Viện
khoa học kỹ thuật Việt Nam, 1995 ) [42].
Đài Loan bắt đầu chương trình chọn tạo giống đậu tương từ năm 1961 và
đã đưa vào sản xuất các giống Kaoshing 3, Tai nung 3, Tai nung 4 cho năng
suất cao hơn giống khởi đầu và vỏ quả không bị nứt. Đặc biệt giống Tai nung
4 được dùng làm nguồn gen kháng bệnh trong các chương trình lai tạo giống
ở các cơ sở khác nhau như trạm thí nghiệm Marjo (Thái Lan), Trường Đại
học Philipine (Vũ Tuyên Hoàng và các cs, 1995 [22].
Năm 1963 Ấn Độ đã bắt đầu khảo nghiệm các giống địa phương và nhập
nội tại trường đại học tổng hợp Pathaga. Năm 1967 thành lập chương trình
đậu tương toàn Ấn Độ với nhiệm vụ lai tạo và thử nghiệm giống mới và đã
tạo ra được một số giống mới có triển vọng như: Birsasoil, DS 74-24-2, DS
73-16. Tổ chức AICRPS (The All India Coordinated Research Project on
Soybean) và NRCS (National Research Center for Soybean) đã tập trung
nghiên cứu về genotype và đã phát hiện ra 50 tính trạng phù hợp với khí hậu
nhiệt đới, đồng thời phát hiện những giống chống chịu cao với bệnh khảm
virus (Brown D.M., 1960) [50]. Bên cạnh đó Ấn Độ cũng nghiên cứu để tạo ra
những giống có khả năng chống chịu bệnh khảm virus và có khả năng cố định
đạm cao ở đậu tương (Vũ Đình Chính, 1995) [10].

15


Ở Thái Lan với sự phối hợp giữa 2 trung tâm MOAC và CGPRT nhằm
cải tiến giống có năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh hại chính (gỉ
sắt, sương mai, vi khuẩn...) đồng thời có khả năng chịu được đất mặn, chịu
được hạn hán và ngày ngắn (Judy W.H. and Jackobs J.A., 1979).

Hiện nay, công tác nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới đang
được quan tâm và tiến hành với quy mô lớn. Nhiều tập đoàn đậu tương đã được
các tổ chức quốc tế khảo nghiệm ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Viện nghiên
cứu lúa quốc tế (IRRI) ở Philipine trước năm 1975 chủ yếu nghiên cứu về cây
lúa. Từ năm 1975 trở lại đây đã mở ra hướng nghiên cứu mới về cây đậu tương,
đặc biệt là cây đậu tương cho vùng canh tác lúa nhằm phá vỡ thế độc canh của
cây lúa, góp phần cải tạo đất, cải tạo khẩu phần dinh dưỡng cho người dân.
Nghiên cứu sâu hại đậu tương của Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau
màu châu Á (Asian Vegetable Research and Development Center - AVRDC,
1987)[52] cho kết quả là: Giòi đục thân Melanagromyza soja gây hại mạnh nhất ở
4 tuần đầu tiên sau khi gieo, cùng phá hoại ở giai đoạn này còn có giòi Ophiomyia
phaseoli và Ophiomyia centrosematis đục vào lá non khi cây mới mọc.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có nguồn gen đậu tương rất phong
phú. Theo Kamiya và các cs [53] Viện Tài nguyên Sinh học Nông nghiệp Quốc
gia Nhật Bản hiện đang lưu giữ khoảng 6000 mẫu giống đậu tương khác nhau,
trong đó có 2000 mẫu giống được nhập từ nước ngoài về phục vụ cho công tác
chọn tạo giống. Năm 1960 tác giả Okishrome đã lai tạo thành công giống Norin95 từ hai bố mẹ Naugumi và Tokokal đây là giống có chất lượng tốt và kháng
được bệnh tuyến trùng, năng suất cao và có khả năng chống đổ.
Buitrigo và các cộng tác viên (1971) khi nghiên cứu 14 dòng, giống đậu
tương qua 4 vụ đã xác định được một số giống có khả năng thích nghi rộng
với môi trường nghiên cứu.

16


Khi nghiên tính ổn định kiểu hình của 6 giống đậu tương Lohewol
(1970) đã xác định được giống Bragg và Lee phù hợp với nhiều vùng có trình
độ thâm canh cao, giống punfabl và Pelican thích hợp với vùng ít có điều kiện
thâm canh nhưng tác giả lại không xác định được giống lý tưởng thích hợp
cho nhiều vùng sinh thái.

Nhìn chung công tác nghiên cứu và chọn tạo giống đậu tương trên thế
giới ngày càng phát triển, tập trung vào một số hướng sau:
- Chọn tạo giống có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh, điều kiện
khô hạn, hiệu quả cao phù hợp với vùng đồi núi ít mưa.
- Chọn tạo giống phản ứng thích hợp với quang chu kì và nhiệt độ cao
gồm các giống ít mẫm cảm và dễ thích nghi với các vùng sinh thái.
- Chọn tạo giống có khả năng cố định nitơ cao.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
Đậu tương là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Nó giữ vị
trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước.
Vì vậy công tác thu thập và chọn tạo giống đậu tương được các cơ quan
nghiên cứu nông nghiệp và các nhà khoa học rất quan tâm và đầu tư nghiên
cứu. Từ năm 1962 Trường Đại học Nông Nghiệp 1, Viện cây Công nghiệp và
Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành thu thập, nhập nội
và chọn tạo giống đậu tương. Theo Ngô Thế Dân và các cs, 1999 [13] hiện
nay trong ngân hàng gen cây trồng tại Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp
Việt Nam (VASI) đang lưu giữ 500 mẫu giống. Chủ yếu là các loại đậu tương
trồng được thu thập từ các địa phương và nhập nội từ các nước.
Theo Nguyễn Danh Đông, 1983 [16] Viện cây Công Nghiệp đã thu thập
được 250 mẫu giống. Viện đã tiến hành khảo sát và phân loại theo thời gian
sinh trưởng thành 6 nhóm giống:

17


+ Nhóm I chín rất sớm gồm các giống có thời gian sinh trưởng dưới 80 ngày.
+ Nhóm II chín sớm có thời gian sinh trưởng 80 - 90 ngày.
+ Nhóm III chín trung bình có thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày.
+ Nhóm IV chín trung bình muộn có thời gian sinh trưởng 100 110 ngày.
+ Nhóm V chín muộn có thời gian sinh trưởng 110 - 120 ngày.

+ Nhóm VI chín rất muộn có thời gian sinh trưởng trên 120 ngày.
Do điều kiện sinh thái ở các vùng trồng đậu tương khác nhau nên cần có
bộ giống thích hợp cho mỗi vùng mới khai thác được hết tiềm năng của giống.
Theo Vũ Đình Chính, 1995 [10] thì nghiên cứu tập đoàn đậu tương đã phân
lập các chỉ tiêu làm 3 nhóm, theo mức độ quan hệ của chúng với năng suất.
+ Nhóm 1: Gồm 18 chỉ tiêu tương quan không chặt chẽ với năng suất,
hệ số tương quan r < 0,5 như: thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số đốt/cây,
số đốt trên/cành.
+ Nhóm 2: Gồm 15 chỉ tiêu tương quan chặt chẽ với năng suất hệ số
tương quan r > 0,6 như: số quả/cây, tỷ lệ quả chắc, số đốt mang quả, số lượng
nốt sần, diện tích lá, trọng lượng khô.
Nhóm 3: Gồm 5 chỉ tiêu có hệ số tương quan nghịch với năng suất như:
Tỷ lệ quả 1hạt, tỷ lệ quả lép, tỷ lệ bệnh virus, tỷ lệ đốm vi khuẩn, tỷ lệ sâu đục
quả. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra mô hình cây đậu tương có nắng suất cao:
Cây có nhiều quả, tỷ lệ quả 2-3 hạt cao, diện tích lá thời kỳ quả mẩy lớn, số
lượng nốt sần nhiều.
Về xu thế chọn tạo giống tác giả Ngô Thế Dân, Trần Đình Long và các
cộng sự,1999 [13] cho rằng ở Việt Nam công tác chọn tạo giống đậu tương
nên tập trung vào một số vấn đề sau:
+ Chọn tạo giống đậu tương có năng suất hạt cao

18


+ Chọn ra giống đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn (70 – 76
ngày), làm cơ sở tăng vụ và mở rộng diện tích trên đất 2 vụ lúa.
+ Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho vụ đông đối với vùng núi
phía Bắc, có thời gian sinh trưởng trung bình từ 80 – 90 ngày.
+ Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho vụ xuân ở vùng đất bãi và
vùng trung du các tỉnh miền núi phía Bắc. Năng suất đạt từ 20 - 25 tạ/ha. Thời

gian sinh trưởng 90 - 100 ngày, chống chịu với bệnh gỉ sắt.
+ Chọn tạo giống đậu tương hè: Thời gian sinh trưởng từ 85 - 90 ngày
thích hợp cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Năng suất đạt từ 15 - 20 tạ/ha, chịu
hạn, ít bị nhiễm virus chống đổ tốt, chống tách quả.
+ Chọn tạo giống đậu tương cho vùng Tây Nguyên có tiềm năng năng
suất từ 25 - 27 tạ/ha trong vụ xuân hè bắt đầu từ tháng 3, đậu tương hè cho
vùng Đông Nam Bộ bắt đầu gieo từ tháng 4, vụ đậu tương xuân hè cho vùng
đồng bằng sông Cửu Long.
+ Chọn giống đậu tương hạt to, có chất lượng hạt cao phục vụ cho chế
biến thực phẩm và làm rau. Năng suất quả tươi đạt từ 18 - 20 tấn/ha.
+ Tiến tới chọn tạo giống đậu tương thích ứng rộng có thể gieo trồng
được cả 3 vụ xuân, hè và thu đông, có khả năng cố định đạm cao, khả năng
cải tạo đất tốt.
+ Chọn tạo giống đậu tương thích hợp với việc trồng xen và gối vụ góp
phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, vừa tăng độ phì của đất vừa tăng
hiệu quả hàng hoá của sản xuất nông nghiệp.
+ Chọn tạo ra giống đậu tương có số lượng, chất lượng protein và dầu cao.
+ Chọn tạo ra giống đậu tương có khả năng chịu được thuốc trừ cỏ.
Một số phương pháp nghiên cứu đậu tương áp dụng ở Việt Nam
+ Chọn tạo giống bằng phương pháp nhập nội

19


Chọn tạo giống cây trồng bằng phương pháp nhập nội vật liệu từ các
quốc gia và vùng sinh thái khác là con đường cải tiến giống nhanh nhất và rẻ
tiền nhất. Thực tiễn nhập nội cho thấy rằng, nhiều khi cây được nhập vào lại
sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn, có năng suất và chất lượng tốt hơn ở
nơi cội nguồn (Trần Duy Quý, 1999) [ 31].
Trong những năm gần đây việc nhập nội các nguồn gen quý hiếm từ các

nước có ngành nghiên cứu đậu tương phát triển và các tổ chức nghiên cứu
nông nghiệp quốc tế được tiến hành thường xuyên làm phong phú thêm
nguồn gen. Đây là nguồn gen quý để các nhà chọn tạo giống đậu tương Việt
Nam tạo ra giống đậu tương mới có tiềm năng năng suất cao, chống chịu tốt.
Theo Trần Đình Long và các cs, 2005 [25] trong giai đoạn 2001 - 2005
các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam đã nhập nội 540 mẫu giống đậu tương
từ các nước Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Úc bổ
sung vào tập đoàn giống.
Bảng 1.4. Số lượng mẫu giống đậu tương nhập nội giai đoạn 2001 – 2005
[

STT

Tên cơ quan nhập

Số lượng mẫu nhập

1

Viện KHKTNNVN

177

2

Viện Di truyền NN

19

3


Viện KHKTNNMN

67

4

Trường Đại học Cần Thơ

277

Tổng số

540

Nguồn: Trần Đình Long và các cs,2005) [25]
Từ nguồn vật liệu nhập nội, các nhà nghiên cứu chọn tạo giống đậu
tương đã tiến hành khảo sát, đánh giá và chọn lọc được những giống có

20


những tính trạng quý như chín sớm, chịu rét, chịu hạn, kháng bệnh gỉ sắt, hạt
to sử dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc làm nguồn vật liệu sử dụng gián tiếp.
Nguyễn Thị Út và CTV, 2006 [40] nghiên cứu tập đoàn quỹ gen đậu
tương gồm 330 mẫu giống đậu tương thu thập tại Việt Nam và nhập nội, căn
cứ vào thời gian sinh trưởng đã phân lập chúng thành 5 nhóm giống:
- Nhóm chín cực sớm có TGST < 81 ngày;
- Nhóm chín sớm có TGST 81 - 90 ngày;
- Nhóm sớm trung bình có TGST 91 - 100 ngày;

- Nhóm chín trung bình có TGST 101 – 120 ngày;
- Nhóm chín muộn có TGST > 120 ngày.
Tác giả cũng đã xác định được một số giống có các đặc tính quý làm vật
liệu cho công tác chọn tạo giống như đã xác định được 9 giống chín cực sớm
có TGST từ 76 - 80 ngày; 7 giống hạt to có khối lượng 1000 hạt từ 262 - 365g
và 6 giống có tiềm năng năng suất cao đạt từ 3015 - 3555 kg/ha.
Theo Trần Đình Long và các cs, 2005 [25], trong giai đoạn 2001 - 2005
các nhà chọn tạo giống đậu tương của Việt Nam đã tiến hành khảo sát được
9482 lượt mẫu giống đậu tương và đã xác định được 83 mẫu giống có các
đặc tính quý là 4 giống có TGST cực sớm dưới 72 ngày; 6 giống có năng
suất cá thể cao; 30 dòng kháng bệnh phấn trắng; 25 dòng kháng bệnh gỉ.
Theo tác giả giai đoạn này các nhà chọn tạo giống đậu tương của Việt Nam
đã thực hiện được 430 tổ hợp lai và xử lý biến với 9 giống đậu tương. Kết
quả đã phân lập được 1425 dòng đậu tương làm vật liệu phục vụ công tác
chọn tạo giống.
Theo Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh, 2005 [27] trong vòng 20
năm (1985 - 2005), đã chọn tạo thành công 28 giống mới, trong đó có 8 giống
đậu tương được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật thông qua việc tuyển chọn
từ tập đoàn giống nhập nội.

21


Một số thành tựu chọn tạo giống đậu tương bằng phương pháp nhập nội:
Trần Văn Lài và cộng tác viên - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam
chọn lọc cá thể giống đậu tương nhập nội G2261 từ AVRDC tạo ra giống đậu
tương AK03 và được công nhận là giống quốc gia năm 1990. Đặc điểm cơ
bản giống thời gian sinh trưởng 80 – 85 ngày, cây cao trung bình 30 – 50 cm,
hạt bầu dục P1000 hạt 125 – 130 g, năng suất trung bình 13 – 15 tạ/ha, khả
năng chịu rét khá, chịu hạn, chịu úng trung bình.

Trần Văn Lài, Trần Thị Đính – Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
Việt Nam chọn tạo ra giống AK05 từ dòng G2261 nhập nội của Đài Loan
bằng phương pháp chọn lọc cá thể. Giống AK05 được công nhận là giống
quốc gia năm 1995. Đặc điểm cơ bản của giống: thời gian sinh trưởng 98 -105
ngày, cây sinh trưởng khỏe, hạt đẹp, năng suất trung bình 13 – 15 tạ/ha, khả
năng chống chịu sâu bệnh trung bình, chịu rét khá (Bộ nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (2005) [3].
Cũng từ nguồn giống nhập nội của Philippin (giống có mã hiệu K6871,
K7002 trong tập đoàn VIR) Trần Đình Long, Đào Thế Tuấn và
A.G.Liakhôpkin Trung tâm hợp tác giống cây trồng Việt Xô - Viện khoa học
kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã chọn tạo ra giống đậu tương VX9-2 bằng
phương pháp chọn lọc cá thể.
Giống VX9-3 được công nhận là giống quốc gia 1995, đặc điểm cơ bản
của giống: thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày, cây cao trung bình 50 - 60 cm,
ít phân cành, dạng hạt bầu dục, vỏ màu vàng, P1000 hạt 140 – 150 gr, năng
suất trung bình 13 – 16 tạ/ha thâm canh tốt đạt 20 tạ/ha.
Giống VX9-2 có khả năng chịu rét ở giai đoạn đầu, chống bệnh gỉ sắt kém.
Trần Đình Long, Đào Thế Tuấn và A.G.Liakhôpkin Trung tâm hợp tác
giống cây trồng Việt Xô - Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã
chọn tạo ra giống đậu tương VX9-3 từ giống đậu tương nhập nội của

22


Philippin (giống có mã hiệu K6871, K7002 trong tập đoàn VIR) bằng phương
pháp chọn lọc cá thể.
Giống VX9-3 được công nhận là giống quốc gia 1990, giống VX9-3 có
đặc điểm cơ bản: thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày vụ xuân, cây cao trung
bình 50 - 55 cm, ít phân cành, dạng hạt bầu dục, vỏ màu vàng P1000 hạt 140
– 150 gr, năng suất trung bình 12 – 15 tạ/ha thâm canh tốt đạt 20 tạ/ha.

Khả năng chịu rét, chịu hạn, chịu úng trung bình, chịu nóng kém. Nhiễm
bệnh thán thư nếu bón phân và chăm sóc không tốt.
Tạ Kim Bính, Nguyễn Văn Viết, Trần Đình Long, Nguyễn Thị Bình Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã chọn tạo được giống đậu
tương ĐT2000 từ mẫu giống GC00138-29 trong tập đoàn đậu tương của trung
tâm nghiên cứu và phát triển rau màu Châu Á bằng phương pháp chọn lọc cá
thể. Năm 2004 giống ĐT2000 được công nhận là giống chính thức. Đặc điểm
của giống: thời gian sinh trưởng 100 – 110 ngày, thích hợp cho gieo trồng ở
vụ xuân, tiền năng năng suất cao (44,2 tạ/ha). Kết quả khảo nghiệm ở nhiều
vụ cho thấy giống đậu tương ĐT2000 đạt năng suất 19,5 – 30,5 tạ/ha.
Trần Đình Long và các cộng sự chọn tạo thành công giống ĐT-12 từ tập
đoàn giống nhập nội (1996) có nguồn gốc Trung Quốc, được công nhận là
giống quốc gia năm 2002. Đặc điểm cơ bản của giống là giống đậu tương có
thời gian sinh trưởng ngắn 71 – 80 ngày, trung bình 75 ngày. Giống ĐT-12 có
hoa trắng, lông phủ trắng, hạt vàng. Chiều cao cây 35 – 50 cm, phân cành
trung bình, số quả chắc từ 18 – 30 quả, tỷ lệ quả 3 hạt cao 19 – 40 %, khối
lượng 1000 hạt từ 150 – 177 gam. Năng suất trung bình 14 – 23 tạ/ha có thể
trồng 3 vụ/năm, đặc biệt thích hợp với đất đậu tương hè giữa 2 vụ lúa. Giống
đậu tương ĐT12 có khả năng chống đổ, chống tách quả ở mức trung bình. (Bộ
nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005) [3].

23


Hà Hữu Tiến và các cs Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền
Nam chọn tạo thành công giống đậu tương HL203 từ GC84058- 18 – 4
được nhập nội từ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á
(AVRDC), được công nhận là giống tạm thời năm 2004. Đặc điểm nổi bật
của giống HL203 thân gọn, ít cành có thể trồng với mật độ dày, chống chịu
tốt với sâu bệnh. Trong điều kiện không phun thuốc cho năng suất 14 – 15
tạ/ha. Hiện nay ở nước ta chưa có một giống đậu tương nào có khả năng

kháng được sâu bệnh.
Năm 1995 Hà Hữu Tiến và các CS ở Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp
Hưng Lộc chọn tạo ra giống đậu tương HL92 từ AGS327 được nhập nội bộ
giống đậu tương kảo nghiệm quốc tế của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển
rau đậu châu Á (AVRDC – Đài Loan, 1992).
Chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính
Lai hữu tính là một biện pháp đơn giản nhưng dễ đạt thành công
trong chọn tạo giống đậu tương (Hà Hữu Tiến và các cộng sự, 1989) [33].
Lai là một phương pháp cơ bản để tạo ra các nguồn vật liệu chọn giống tạo
giống đậu tương. Nhờ lai giống mà người ta có thể phối hợp những đặc
tính và tính trạng có lợi của các dạng bố hoặc của mẹ vào con lai. Phần lớn
các cây trồng hiện nay đều nhận được bằng phương pháp này (Trần Duy
Quý, 1999) [31]. Đậu tương là cây tự thụ phấn nên lai để tạo ra tổ hợp
thường thành công với tỷ lệ rất thấp.
Tuy vậy trong giai đoạn 1985 - 2005 các nhà chọn tạo giống đậu
tương Việt Nam đã lai tạo được 15 giống đậu tương được công nhận là
giống quốc gia (Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh, 2005) [27].

24


Bảng 1.5. Các giống đậu tương được chọn tạo bằng phương pháp lai
hữu tính

Nguồn gốc

TGST
(ngày)

KL1000

Hạt
(gam)

Năng
suất
(tạ/ha)

Năm
công
nhận

TT

Giống

1

ĐT80

V70/Vàng Mộc
châu

95-110

140-150

15-25

1995


2

ĐT92

ĐH4/TH84

100-110 120-140

16-18

1996

3

ĐT93

Dòng 82/134

130-140

15-18

1998

4

TL.57

ĐT95/VX93


100-110 150-160

15-20

1999

5

Đ96-02 ĐT74/VX92

95-110

150-180

15-18

2002

6

DN42

ĐH4/VX93

90-95

130-140

14-16


1999

7

DT94

DT84x EC2044

90-96

140-150

15-20

1996

8

HL2

Nam Vang x
XV87-C2

86-90

130-140

12-16

1995


9

Đ9804

VX9-3 x TH184

100-110 130-150

22-27

2004

10

D140

DL02 x ĐH4

90-100

150-170

15-28

2002

11

DT96


DT84 x DT90

90-95

190-220

18-32

2004

12

DT99

IS-011 x Cúc mốc

70-80

150-170

14-23

2002

13

DT90

90-100


180-220

18-25

2002

14

ĐVN5

G7002 x Cọc
chùm
Cúc tuyển x
Chiang Mai

85-90

160-180

18-25

2004

15

ĐT22

DT95 x ĐT12


90-95

140-160

17-25

2006

80-82

(Nguồn: Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh, 2005) [27]

25


×