Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu sử dụng enzyme phytase trong khẩu phần thức ăn tới hiệu quả chăn nuôi lợn thịt và cải thiện môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ TÌNH

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ENZYME PHYTASE
TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN TỚI HIỆU QUẢ
CHĂN NUÔI LỢN THỊT VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60 62 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. PHẠM SỸ TIỆP
2. PGS.TS. TRẦN HUÊ VIÊN

THÁI NGUYÊN - 2011


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến quý báu để hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Đảng uỷ - Ban giám hiệu nhà trường,
Khoa sau đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y, các Thầy, Cô giáo Trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt là Thầy giáo, Phó Giáo sư - TS
Trần Huê Viên trực tiếp hướng dẫn tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi
(TN1) và Hộ trang trại chăn nuôi lợn ngoại xã Minh Đức, huyện Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên (TN2) đã cung cấp địa điểm, chuồng trại và giúp đỡ tôi


trong quá trình làm thí nghiệm.
Để hoàn thành luận văn này tôi còn nhận được sự động viên, giúp đỡ
của gia đình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

Thái Nguyên, ngày

tháng 10 năm 2011
Học viên

Trần Thị Tình


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên Ngày

tháng 10 năm 2011
Tác giả

Trần Thị Tình



iii

MỤC LỤC
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Lời cam đoan ..................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 2
3. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ..................................................................... 4
1.1.1. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của lợn ...... 4
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và cho
thịt của lợn ...................................................................................... 7
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng ............................... 11
1.1.4. Cơ sở khoa học của sức sống và khả năng kháng bệnh ............... 22
1.1.5. Tổng quan về enzyme .................................................................. 22
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................... 43
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................. 43
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................. 45
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 48

2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 48
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................................... 48
2.2.1. Địa điểm ....................................................................................... 48

2.2.2. Thời gian ...................................................................................... 48
2.2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................... 48


iv

2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 48
2.3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................. 48
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................... 52
2.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ............................................... 52
2.4. Xử lý số liệu ........................................................................................ 55
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 56

3.1. Ảnh hưởng của enzyme phytase đến khả năng tiêu hóa, hấp thu Canxi,
Nitơ và Photpho của lợn ngoại thương phẩm ở khẩu phần có đủ dinh
dưỡng, có và không có đạm động vật ................................................ 56
3.1.1. Khả năng thu nhận thức ăn của lợn.............................................. 56
3.1.2. Hàm lượng Canxi thải ra trong nước tiểu và phân....................... 63
3.1.3. Hàm lượng Nitơ thải qua phân và nước tiểu của lợn thí nghiệm. 60
3.1.4. Một số chỉ tiêu về thành phần sinh lý - hóa sinh máu ................. 63
3.1.5. Hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến khả năng tiêu hóa
Photpho ....................................................................................... 64
3.2. Ảnh hưởng của Phytase trong khẩu phần ăn không có đạm động vật
đến khả năng sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn của lợn thịt và một số
chỉ tiêu sinh lý máu lợn ...................................................................... 65
3.2.1. Kết quả theo dõi lợn thí nghiệm giai đoạn 20-50kg .................... 65
3.2.2. Kết quả theo dõi lợn thí nghiệm giai đoạn 51-90kg .................... 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 71

1. Kết luận .................................................................................................. 71

2. Đề nghị ................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 73
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 76


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Cs
ĐVT
DE
NLTD

DIỄN GIẢI
: Cộng sự
: Đơn vị tính
: Năng lượng tiêu hoá
: Năng lượng trao đổi/ME

NL

: Năng lượng

MJ

: Megajun

Kg


: Kilôgam

KL

: Khối lượng

TN

: Thí nghiệm

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt nam

TTTA

: Tiêu tốn thức ăn

STT

: Số thứ tự

VCK

: Vật chất khô

KPCS

: Khẩu phần cơ sở


DCP

: Dicanxiphotphat

MNP

: Monocanxiphotphat


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ................................................................ 49
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí khẩu phần cho lợn thí nghiệm ................................... 53
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ................................................................ 51
Bảng 3.1. Lượng P thải ra trong nước tiểu lợn thí nghiệm ............................. 56
Bảng 3.2. Lượng P thải ra trong phân lợn thí nghiệm .................................... 57
Bảng 3.3. Lượng Ca thải ra trong nước tiểu lợn thí nghiệm ........................... 58
Bảng 3.4. Lượng Ca thải ra trong phân lợn thí nghiệm .................................. 59
Bảng 3.5. Lượng N thải ra trong nước tiểu lợn thí nghiệm ............................ 60
Bảng 3.6. Lượng Nitơ thải ra trong phân lợn thí nghiệm ............................... 62
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh máu lợn TN ................................ 63
Bảng 3.8. Tổng hợp hiệu quả tiêu hóa P của Phytase ..................................... 64
Bảng 3.9. Khối lượng lợn thí nghiệm giai đoạn 20- 50 kg ............................. 65
Bảng 3.10. Tiêu tốn thức ăn cho lợn thí nghiệm giai đoạn 20- 50 kg ............ 66
Bảng 3.11. Khối lượng lợn thí nghiệm giai đoạn 51- 90 kg ........................... 67
Bảng 3.12. Tiêu tốn thức ăn cho lợn thí nghiệm giai đoạn 51- 90 kg ............ 68
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phytase đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử
dụng thức ăn của lợn thịt ................................................................. 69
Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu lợn TN .......................... 70



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chăn nuôi động vật, protein thức ăn đóng vai trò quyết định cho
sự tăng trưởng và phát triển của vật nuôi. Thông thường nguồn protein thức
ăn sử dụng cho vật nuôi có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Tuy nhiên,
ngày nay khuynh hướng giảm tỉ lệ sử dụng protein động vật trong thức ăn cho
vật nuôi (TĂCVN), ngoài tác động do giá cả còn do tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong dinh dưỡng cho phép thay thế protein động vật bằng các protein thực
vật sẵn có, rẻ tiền nhưng không làm thay đổi sức tăng trưởng của vật nuôi.
Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển protein thực vật trong TĂCVN, vấn đề trở
ngại lớn nhất là khả năng tiêu hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức
ăn chứa nhiều protein thực vật.
Các protein thực vật như khô dầu đậu tương, khô dầu lạc… có chứa một
số chất kháng dinh dưỡng ức chế enzyme trypsin… ngăn cản khả năng tiêu hoá
của động vật. Đặc biệt là photpho ở dạng acid phytic có nhiều trong thực vật liên
kết chặt chẽ với Zn2+ tạo phức hợp phytinate-Zn gây bệnh lý thiếu kẽm ở vật
nuôi. Ngoài kẽm, acid phytic còn liên kết với các ion hoá trị 2 như Fe2+ hay liên
kết với các amino acid và các chuỗi cacbon trong cacbohydrat tạo ra một phức
hệ phytate khó tiêu hoá và hấp thu cho động vật.
Để bù đắp sự thiếu hụt photpho trong thức ăn do khả năng tiêu hoá thấp
photpho trong protein thực vật, các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi
thường bổ sung 1 - 2% Dicalci photphate (DCP) hoặc Monocalci photphate
(MCP), kết quả là làm tăng lượng photpho trong thức ăn lên 2-3 lần, tuy nhiên
các sản phẩm này không sử dụng hết mà có tới 30-50% lượng photpho đó
được thải ra ngoài qua phân, từ đó gây ô nhiễm môi trường.
Để giảm sự ô nhiễm môi trường và đảm bảo nhu cầu photpho của vật

nuôi thì việc gia tăng độ hữu dụng của photpho trong thức ăn thông qua sử


2

dụng các enzyme tiêu hoá là một giải pháp khả thi. Phytase là một enzyme tiêu
hoá giúp giải phóng lượng Photpho bị giữ trong các phân tử phytate. Phytase
được sử dụng ngày càng rộng rãi và giúp làm giảm giá thành thức ăn chăn
nuôi, ngoài ra phytase còn có tác dụng làm giảm mùi hôi, giúp cải thiện môi
trường chăn nuôi. Hiện nay trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về
phytase cho lợn, thuỷ sản và gia cầm, tuy nhiên ở Việt Nam các công trình
nghiên cứu về phytase trong chăn nuôi còn ít và chưa hệ thống. Do đó để
ngành chăn nuôi động vật phát triển bền vững và làm giảm ảnh hưởng xấu đến
môi trường thì việc bổ sung phytase vào trong khẩu phần ăn cho lợn thịt là một
việc làm cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu sử dụng phytase trong khẩu phần thức ăn tới hiệu quả chăn
nuôi lợn thịt và cải thiện môi trường".
Với mục tiêu:
- Xác định ảnh hưởng của phytase trong khẩu phần chứa đạm động vật
và trong khẩu phần không chứa đạm động vật tới hiệu quả chăn nuôi lợn thịt
và môi trường sống.
- Xác định được ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme phytase tới tốc độ
sinh trưởng nói riêng, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt nói chung.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học:
- Có cơ sở khoa học để làm sáng tỏ hiệu quả của phytase tới khả năng
sản xuất của lợn thương phẩm giống ngoại
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của phytase đến tỉ lệ tiêu hoá, hấp thu và
thải trừ photpho, Canxi, Nitơ ra môi trường trong chăn nuôi lợn.

- Kết quả của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và
các nghiên cứu tiếp theo.
+ Ý nghĩa thực tiễn:


3

- Cải thiện khả năng tiêu hoá phot pho khó tiêu nhằm tăng cường hiệu
quả sử dụng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc thực vật, giảm sự ảnh hưởng
vào thức ăn nguồn gốc động vật và các hợp chất vô cơ.
- Kết quả đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những nhà sản xuất thức ăn
chăn nuôi nhằm giảm giá thành thức ăn, giảm chi phí trong chăn nuôi và giảm
ô nhiễm môi trường, góp phần xây dựng ngành chăn nuôi “xanh”, chăn nuôi
“thân thiện” với môi trường.
3. Những đóng góp mới của đề tài
- Việc nghiên cứu sử dụng enzyme phytase nhằm cải thiện khả năng
tiêu hoá photpho, giảm thải photpho - một trong những nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam còn ít và chưa đồng bộ.
- Vấn đề xác định ảnh hưởng của enzyme phytase đến việc cải thiện
khả năng tiêu hoá protein và giải phóng năng lượng, góp phần nâng cao hiệu
quả trong chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam vẫn còn chưa được quan tâm. Việc
sử dụng enzyme Phytase trong thức ăn hỗn hợp cho lợn còn góp phần làm
giảm sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn động vật, giảm tỉ lệ bổ sung
Dicanxi photphat.
- Góp phần đẩy mạnh chương trình phát triển chăn nuôi bền vững.


4

Chương I


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hoá và sinh lý tiêu hoá của lợn
1.1.1.1. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa của lợn
Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [10] cho biết dạ dày lợn là dạ
dày trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép, bao gồm 5 phần như: dạ dày
đơn vùng thực quản (nhỏ), vùng manh nang, vùng thượng vị, vùng thân vị
và vùng hạ vị. Vùng thực quản không có tuyến, vùng manh nang và thượng vị
có tuyến tiết ra dịch nhầy không có pepsin và HCl.
Theo Nguyễn Thiện và cs, (1998) [11], ruột non của lợn dài gấp 14 lần
chiều dài cơ thể gồm 3 phần: Phần tá tràng, khổng tràng và hồi tràng. Ruột già
dài khoảng 4 - 5 m gồm 3 đoạn: manh tràng, kết tràng và trực tràng.
Hệ tiêu hoá của lợn thay đổi khối lượng, kích thước và thể tích tuỳ
theo giống, thức ăn, phương thức chăn nuôi. Lợn nuôi theo hướng mỡ, chăn
thả, quảng canh ăn nhiều thức ăn thô thì bộ máy tiêu hoá to hơn, dài hơn so
với lợn hướng nạc. Do đặc điểm cấu tạo tiêu hoá mà lợn có các đặc điểm tạp
ăn, chịu đựng kham khổ và có khả năng lợi dụng thức ăn thô xanh cao, nhất là
nơi các giống lợn ít được chon lọc. Do ăn nhiều thức ăn thô xanh nên ruột già
của lợn tồn tại hệ vi kháng sinh vật có khả năng tiêu hoá một phần celluloza.
Đặc điểm của hoạt động thần kinh và thể dịch mà lợn có khả năng
tiêu hoá thức ăn cao. Để sản xuất ra một khối lượng cơ thể, lợn chỉ sử dụng
hết 4 - 6 kg thức ăn, trong khi đó bò phải ăn hết 8 - 12 kg và dê cừu phải ăn
hết 6 - 10 kg.
Dựa vào các đặc điểm sinh học của hệ tiêu hoá nói trên chúng ta có thể
nghiên cứu phối hợp khẩu phần ăn cho phù hợp với hệ tiêu hoá của lợn, để
nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn.


5


1.1.1.2. Sinh lý tiêu hóa của lợn
Để nâng cao khả năng sinh trưởng, năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn
thịt, bên cạnh các biện pháp chọn giống, lai tạo giống thì việc tìm hiểu nắm
bắt các đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn để tác động các biện pháp kỹ thuật
chăm sóc nuôi dưỡng, chế biến thức ăn… là một vấn đề quan trọng. Ta biết
rằng lợn là loài gia súc ăn tạp, dạ dày của chúng có cấu tạo trung gian giữa dạ
dày đơn và dạ dày kép.
Trong quá trình phát triển các đặc điểm cấu tạo và chức năng của dạ
dày lợn hoàn thiện dần ngay từ trong bào thai và tiếp tục phát triển cho đến ra
ngoài môi trường.
Theo A.V.Kvasnhiski (1951), cơ quan tiêu hóa của lợn phát triển hơn
các cơ quan khác, khi còn ở trong bào thai bộ máy tiêu hóa đã hình thành đầy
đủ, song dung tích còn nhỏ bé.
Bộ máy tiêu hóa của lợn bao gồm: Miệng, hầu, thức quản, dạ dày, ruột
non, ruột già.
Ở miệng trong nước bọt tiết ra có men tiêu hóa aminaza để tiêu hóa tinh
bột, vì lợn ăn nhanh nuốt liên tục nên tiêu hóa ở miệng rất ít mà chủ yếu là
tẩm ướt thức ăn rồi đẩy xuống dạ dày, ruột để tiêu hóa.
Dạ dày tiết ra dịch vị, các men tiêu hóa, khi thức ăn xuống dạ dày cơ
trơn nhào trộn thức ăn, cùng với đó là các men tiêu hóa thấm vào thức ăn.
Men trypsinogen nhờ tác dụng của axit HCL trở thành trypsin hoạt động, men
này thủy phân protid thành axit amin và peptid để dạ dày và ruột non hấp thu.
Ở dạ dày lợn nhu động yếu nên thức ăn có hiện tượng xếp lớp do vậy những
thức ăn bên ngoài được tiêu hóa trước. Hàm lượng HCL trong dịch vị tăng
dần để đạt tới sự ổn đinh gắn liền với sự hoàn chỉnh về cấu tạo và chức năng
của dạ dày lợn.Ở lợn con hàm lượng HCl là 0,05-0,15%, lợn 90 ngày tuổi 0,20,25 % còn ở lợn trưởng thành hàm lượng HCl là 0,35-0,40 % (Nguyễn Thiện
và cs (1998), [11]



6

Ruột non của lợn dài 14-18 m, tiêu hóa ở ruột non là nhờ tác dụng của
các dich tiêu hóa như: Dịch tụy, dịch ruột, dịch mật và các dịch tiết từ các cơ
quan tiêu hóa phía trên đưa xuống. Lợn có khối lượng 100 kg tiết 8 lít dịch
tụy trong một ngày đêm và sự phân tiết này còn phụ thuộc vào các loại thức
ăn, cách chế biến và cách cho ăn…
Theo A.V.Kvasnhiski (1951) lợn con 20- 30 ngày tuổi, dich tụy phân
tiết trong một ngày đêm 150-300 ml và sự phân tiết này tăng dần theo lứa
tuổi: 3 tháng tuổi là 3,5 lít và từ 7 tháng tuổi trở lên là 10 lít/ ngày đêm. Sự
biến đổi khả năng phân tiết dịch tụy theo tuổi trái với sự biến đổi của dịch vị.
Trong thời kỳ thiếu HCl trong dịch vị, hoạt tính của dịch tụy rất cao để bù lại
khả năng tiêu hóa kém của dạ dày. Ở lợn trưởng thành dịch vị dạ dày phân tiết
có tính liên tục nhưng không đều, khi ăn tiết nhiều, không ăn tiết ít hơn, buổi
sáng tiết ít hơn buổi chiều.
Các nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc điểm phân tiết các loại dịch tiêu hóa,
các nhân tố ảnh hưởng… đã được tiến hành bởi các tác giả: Trần Cừ và cs
(1975) [2] và đi tới các nhận xét có ý nghĩa ứng dụng là: Số lượng và chất
lượng các loại dịch tiêu hóa ở đường tiêu hóa của lợn thay đổi phụ thuộc vào
loại thức ăn, phương pháp cho ăn và nhất là phương pháp chế biến thức ăn.
Nếu thức ăn được chế biến tốt sẽ nâng cao được hiệu suất tiêu hóa, tỷ lệ lợi
dụng thức ăn từ đó nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn.
Phần cuối cùng của bộ máy tiêu hóa là ruột già, ruột già dài khoảng 4 5 m bao gồm manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ở ruột già chủ yếu xảy ra
quá trình tiêu hóa chất xơ do vi sinh vật ở manh tràng phân giải tạo ra sản
phẩm chính là axit lactic có tác dụng ức chế vi khuẩn gây thối và các vi sinh
vật có hại khác. Ruột già chủ yếu hấp thu nước và chất khoáng. Với protein
còn lại trong thức ăn chưa được tiêu hóa hết, đến ruột già được vi khuẩn vật
gây thối ở ruột già phân giải thành các chất Crerol, Indon có tính độc, chúng



7

được hấp thu vào máu và được giải độc ở gan. Phần cặn bã đi vào kết tràng,
trực tràng và tạo thành phân đưa ra ngoài.
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và cho
thịt của lợn
1.1.2.1. Cơ sở di truyền học của sự sinh trưởng
Một số tính trạng năng suất của lợn đều có chung bản chất di truyền
như với các giống gia súc khác, nhưng những biểu hiện cụ thể về giá trị kiểu
hình của các tính trạng ấy lại mang các đặc thù riêng do các gen quy định về
di truyền của từng loài. Theo Nguyễn Ân và cs, 1983 [1]; Trần Đình Miên và
cs, (1975)[7]; Nguyễn Văn Thiện và cs 1995 [14] , 1998 [13]: hầu hết các tính
trạng về năng suất hay tính trạng có giá trị kinh tế của gia súc như: khả năng
cho thịt, khả năng sinh sản, sinh trưởng, cho sữa, cho lông, cho da… đều là
các tính trạng số lượng. Ở các tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình
(Phenotype Value – P) của tính trạng do giá trị kiểu gen (Genotyp value – G)
và sai lệch môi trường (Environmental deviation – E) quy định. Quan hệ này
được biểu thị bằng công thức P = G + E.
Khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng
do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gene) cấu tạo thành. Đó là gen mà hiệu
ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có
ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là hiện
tượng đa gen (Polygene). Các minor gen này tác động lên tính trạng theo 3
phương thức: cộng gộp, trội và át gen. Vì vậy giá trị kiểu gen hoạt động thể
hiện qua công thức: G = A + D + I. Trong đó:
A: là giá trị cộng gộp hay giá trị giống (Additive value or Breeding value)
D: là sai lệch trội (Dominance deviation)
I: là sai lệch tương tác (Interaction deviation)



8

A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác
định được và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trò
quan trọng vì đó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định được thấp nhất con
đường thực nghiệm.
Các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng của sai lệch môi trường (E)
gồm có 2 loại:
- Sai lệch môi trường chung (Eg): (General Environmental deviation) là
sai lệch do các nhân tố môi trường tác động thường xuyên lên tính trạng một
cách lâu dài. Các yếu tố đó là: thức ăn, khí hậu, chế độ chăm sóc… tác động
lên một nhóm cá thể hay một quần thể gia súc (Nguyễn Văn Thiện và cs
1995, [14]).
- Sai lệch môi trường riêng (Es): (Special Environmental deviation) là sai lệch
do các nhân tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể riêng biệt trong nhóm vật
nuôi, hoặc một vài bộ phận riêng biệt của một cá thể nào đó trong quần thể trong một
thời gian ngắn và không thường xuyên (Nguyễn Văn Thiện 1975, [12]).
Như vậy khi giá trị kiểu hình của một tính trạng nào đó chi phối bởi từ 2
locus trở lên thì giá trị ấy được biểu thị như sau: P = G + E = A + D + I + Eg + Es.
Từ những phân tích ở trên cho thấy, các tính trạng năng suất ở lợn cũng
như ở các vật nuôi khác là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và các
yếu tố môi trường. Các vật nuôi khác nhau đều nhận được từ bố mẹ chúng
một vốn di truyền nhất định. Nhưng tiềm năng di truyền ấy thể hiện cao hay
thấp phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống của chúng, đặc biệt là các yếu tố:
khí hậu, thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý. Vì thế trong công tác giống
lợn, chúng ta muốn cải tiến các đặc điểm di truyền của giống lợn địa phương
nhằm nâng cao năng suất, cần thiết phải thay đổi kiểu gen (G) qua việc tiến
hành chọn lọc chặt chẽ giá trị gây giống (A), lai tạo để có những tổ hợp gen
mới (D và I), kết hợp với việc cải tiến và tăng cường các biện pháp tác động:



9

thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ… để khai thác tốt tiềm năng
di truyền và khả năng sản xuất của mỗi phẩm giống.
1.1.2.2. Sự sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng ở lợn
-Khái niệm về sự sinh trưởng
Trong quá trình sinh trưởng sự tăng số lượng tế bào và tăng thể tích tế
bào do kết quả của quá trình đồng hóa là quan trọng nhất (Trần Đình Miên và
cs, 1975 [7]).
Quá trình phát triển của cơ thể là quá trình đồng hóa các vật chất dinh
dưỡng, các chất dinh dưỡng lấy vào cơ thể vừa là điều kiện để tế bào sinh sôi,
nảy nở, vừa là cơ sở để hình thành chất trong tế bào và giữa các tế bào, đó là
protein, lipit, gluxit và các chất khoáng… Đàm Văn Tiện và cs (1992) [17].
Chambers, 1990 [19]), cũng cho rằng: quá trình sinh trưởng là sự tổng hợp sự
sinh trưởng của các phần cơ thể như thịt, xương, da, mỡ…
Người ta biết rằng sinh trưởng của gia súc là một quá trình mang 3 đặc
tính: tốc độ, thời gian và tính chất diễn biến. Tốc độ sinh trưởng biểu thị sự
tăng khối lượng, thể tích, kích thước các chiều cơ thể trong một khoảng thời
gian nhất định. Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian xác định để cân đo
và tính tốc độ sinh trưởng nói trên (Trần Đình Miên và cs, 1975 [7]). Một số
tác giả như G.A.Clayton, T.C.Powell, (1979) [20]) và A.S.Marco, 1982 cho
biết: tốc độ sinh trưởng là tính trạng có hệ số di truyền cao (h2 = 0,4 – 0,5) và
liên quan chặt chẽ tới các đặc điểm trao đổi chất đặc trưng cho từng dòng,
giống, cá thể. Từ tất cả các quan điểm trên, có thể rút ra bản chất sinh học về
sự sinh trưởng ở lợn cũng như các gia súc như sau: sinh trưởng là một quá
trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều dài,
chiều cao, bề ngang, thể tích, khối lượng các cơ quan bộ phận và toàn bộ cơ
thể con vật trên cơ sở các tính chất di truyền từ đời trước truyền lại (Trần
Đình Miên và cs, 1975 [7]).



10

- Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng
Sinh trưởng tích lũy: Là sự tăng lên về khối lượng cơ thể, kích thước
theo thời gian khảo sát
Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, thể tích và kích
thước các chiều cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (TCVN,
1977) [15], đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn có dạng Parabol.
Tốc độ sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối
lượng, thể tích và kích thước các chiều cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc
đầu khảo sát (TCVN, 1977) [16]. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn có
dạng Hyperbol, tốc độ sinh trưởng tương đối giảm dần theo tuổi của gia súc.
- Các chỉ tiêu đánh giá năng suất thịt
Khối lượng sống: là khối lượng giết mổ của lợn sau khi cho nhịn ăn 24 giờ.
Khối lượng thịt móc hàm (kg) và tỷ lệ thịt móc hàm (%)
Khối lượng thịt móc hàm là khối lượng thịt lợn sau khi đã chọc tiết, cạo
lông, mổ lấy hết cơ quan nội tạng.
Tỷ lệ móc hàm là tỷ lệ giữa khối lượng móc hàm và khối lượng sống.
Khối lượng thịt xẻ (kg) và tỷ lệ thịt xẻ (%)
Khối lượng thịt xẻ là khối lượng móc hàm trừ đi khối lượng đầu, 4
chân, đuôi và hai lá mỡ.
Tỷ lệ thịt xẻ là tỷ lệ giữa khối lượng thịt xẻ và khối lượng sống.
Tỷ lệ nạc (%)
Thịt nạc là thành phần quan trọng nhất có giá trị trong thịt xẻ. Tỷ lệ nạc
càng cao thì chất lượng thịt càng cao và ngược lại. Tỷ lệ nạc của các giống
cao sản như Yorkshire, Landrace, Pietrain… từ 55 - 64%. Hiện nay chúng ta
đang cố gắng nâng cao tỷ lệ nạc của các giống lợn trong nước bằng cách cho
lai với các giống lợn cao sản.

Tỷ lệ mỡ, tỷ lệ da và tỷ lệ xương (%)


11

Mỡ lợn ít được dùng làm thực phẩm ở những nước phát triển, tuy
nhiên ở các nước đang phát triển, mỡ lợn rất cần thiết cho nhu cầu con
người vì đó là nguồn cung cấp năng lượng cao. Xu hướng hiện nay người
ta đang cố gắng giảm dần tỷ lệ mỡ của lợn xuống do nhu cầu về thịt nạc
của người tiêu dùng ngày càng cao.
Tỷ lệ xương và da phụ thuộc vào giống lợn. Các giống lợn nội có tỷ lệ
xương thấp hơn các giống lợn đã được cải tiến, tỷ lệ xương biến động trong
khoảng 9 - 12%.
Tỷ lệ lệ hao hụt (%)
Tỷ lệ hao hụt của thịt xẻ thể hiện tỷ lệ nước chứa trong thịt cao hay
thấp, nói lên chất lượng thân thịt, chế độ nuôi dưỡng và thời tiết khí hậu làm
thí nghiệm. Nhìn chung tỷ lệ hao hụt càng nhỏ càng tốt.
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
1.1.3.1 Yếu tố bên trong
* Ảnh hưởng di truyền của dòng, giống cá thể
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [8] cho biết: Yếu tố di truyền là một
trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng
phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo các quy
luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau. Do ảnh
hưởng của các tuyến nội tiết và hệ thống thần kinh mà hình thành nên sự khác
nhau giữa các giống lợn nguyên thuỷ và các giống lợn đã được cải tiến cũng
như các giống lợn thành thục sớm và giống lợn thành thục muộn. Sự khác
nhau này không những chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể của cơ thể mà còn
khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và đã hình
thành nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như: giống lợn hướng

nạc, hướng mỡ.


12

*Điều khiển quá trình trao đổi chất của các hormone
Hormone tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào và
giữ cân bằng các chất trong máu. Trong thời kỳ đầu tiên của quá trình sống,
kể cả khi chưa có sự hoạt động của tuyến giáp đã có sự tham gia của
tuyến ức trong điều khiển quá trình sinh trưởng. Về sau điều khiển quá
trình sinh trưởng có sự tham gia của tuyến yên. Hormon của thuỳ trước
tuyến yên STH (somatotropin hormone) là loại hormon rất cần thiết cho
sinh trưởng của cơ thể. Theo tác giả Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [10]:
STH có tác dụng sinh lý chủ yếu kích thích sự sinh trưởng của cơ thể
bằng cách làm tăng sự tổng hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát
triển, tăng tạo xương (nhất là các xương dài). Khi thiếu hoặc thừa loại
hormon này sẽ dẫn đến cơ thể quá nhỏ bé (nanismus) hoặc quá to
(gigantismus).
1.1.3.2. Yếu tố bên ngoài
Trong chăn nuôi lợn ngoài việc cải tiến giống thì thức ăn dinh dưỡng là
một yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng và phát triển.
*Vai trò và nhu cầu về protein, axit amin đối với lợn nuôi thịt.
Theo Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi (1985) [3]: Protein là nhóm chất
hữu cơ có phân tử lượng cao và có chứa nitơ. Protein đảm nhiệm nhiều chức
năng quan trọng và là nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào. Quá trình sinh
trưởng của lợn là quá trình tăng lên của khối lượng protein, hàm lượng protein
trong cơ thể rất cao. Các cơ quan bộ phận khác nhau có hàm lượng protein
không giống nhau. Protein có nhiều nhất trong cơ từ 30 – 35% so với tổng
lượng protein trong cơ thể.
Lợn con bú sữa có tốc độ phát triển nhanh về hệ cơ và khả năng tích

lũy protein lớn, do đó đòi hỏi về số lượng và chất lượng protein cao. Nếu


13

trong khẩu phần thiếu protein thì sinh trưởng của lợn con sẽ giảm hoặc ngừng,
khả năng sống kém. Nhu cầu protein trong thức ăn bổ sung cho lợn là 1618%. Trong quá trình chăn nuôi thâm canh người ta đề nghị hàm lượng
protein trong khẩu phần là 22- 24%.
Axit amin là thành phần cấu tạo cơ bản của protein. Theo Từ Quang Hiển
và cs (2001) [5] vai trò của các axit amin trong cơ thể rất đa dạng, nó là thành
phần chủ yếu của protein, nhu cầu protein của cơ thể chính là nhu cầu về axit
amin. Cơ thể con vật chỉ có thể tổng hợp nên protein của nó theo mức cân đối
các axit amin trong thức ăn, nhưng axit amin nào nằm ngoài cân đối sẽ bị oxy
hóa cho năng lượng. Do vậy, nếu cung cấp axit amin theo tỷ lệ cân đối sẽ
nâng cao hiệu quả lợi dụng protein, tiết kiệm được protein thức ăn.
Một thí nghiệm của Metz nghiên cứu trên lợn sinh trưởng cho biết, với
yêu cầu tăng trọng 585g/con/ngày, nếu khẩu phần cân bằng các axit amin thì
protein thô cần 11- 12%, nhưng nếu khẩu phần mất cân đối axit amin thì cần
20- 22% protein thô.
Trong các loại thức ăn hàm lượng các loại protein rất khác nhau. Một
số loại giàu protein động vật như cá, bột cá, bột thịt, bột máu, tôm, cua,
trứng sữa...Một số loại protein thực vật như các loại đậu, đỗ và sản phẩm
phụ của nó.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [8] cho biết: nói chung lợn con tiêu
hóa protein một cách dễ dàng, nhưng do nguồn gốc của thức ăn (động vật hay
thực vật) và bản chất protein khác nhau nên sự tiêu hóa có những đặc điểm
khác nhau quan trọng.
*Vai trò và nhu cầu về năng lượng đối với lợn nuôi thịt
Song song với việc cung cấp đầy đủ nhu cầu về protein và axit amin thì
chúng ta cần cung cấp đầy đủ và cân bằng về năng lượng.



14

Năng lượng có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng vật chất dinh
dưỡng trong thức ăn phù hợp với từng loài, giống, tuổi, chức năng sản xuất.
Năng lượng trong thức ăn được sử dụng cho các hoạt động sống của cơ
thể và hình thành nên các hợp chất hữu cơ của tế bào. Chất cung cấp năng
lượng chu yếu là gluxit như: Tinh bột, đường, xơ.... Hàng ngày gluxit đảm
bảo từ 70-80% nhu cầu dinh cầu vềdưỡng của lợn. Nếu thiếu lợn sẽ gầy yếu,
còi cọc, chậm lớn.
*Vai trò và nhu cầu về khoáng chất đối với lợn nuôi thịt.
Theo Từ Quang Hiển và cs (2003) [5] gia súc non cần được cung cấp
đầy đủ khoáng chất để phát triển bộ xương và đảm bảo cho các quá trình xảy ra
trong cơ thể. Nếu tính theo mức tăng trọng thì khoáng chất chiếm 3 - 4% khối
lượng cơ thể tăng. Nếu so với bộ xương thì khoáng chất chiếm 26% khối lượng
xương tăng.
Khả năng sử dụng khoáng chất trong thức ăn của gia súc non tốt hơn
gia súc trưởng thành. Quá trình trao đổi khoáng mà chủ yếu là trao đổi canxi
và phot pho xảy ra mạnh mẽ ở gia súc non. Khi gia súc còn non khả năng tích
luỹ canxi, phot pho cao. Tuổi càng tăng, khả năng tích luỹ giảm. Nhìn chung,
gia súc non yêu cầu can xi lớn hơn phot pho, càng lớn và trưởng thành nhu
cầu can xi giảm, nhu cầu phot pho tăng lên. Để đảm bảo cho quá trình tiêu
hoá hấp thu và sử dụng canxi, photpho được tốt, tránh được hiện tượng còi
xương. Ở gia súc non cần chú ý cung cấp đầy đủ, cân đối canxi, photpho (đối
với gia súc non tỷ lệ Ca/P thích hợp là 1,5-2/1).
- Những nguyên tố đa lượng: Ca, P, Na, Cl, Mg, S…
- Những nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Mn, Co, Zn, I….
* Canxi và phot pho: Trong các nguyên tố đa lượng, can xi và phot pho
còn được gọi là những nguyên tố cơ sở. Phần lớn chúng tham gia vào cấu trúc



15

của cơ thể. Cùng với sự sinh trưởng của cơ thể, tỉ lệ can xi trong xương cũng
tăng lên, ở đó nó nằm dưới dạng các muối của axit photphoric, ở các cơ thể
già chất này chiếm tới 80% chất xương.
Trong cơ thể lợn có tới 90 % lượng photpho và 99 % lượng can xi tập
chung ở xương và răng.
Nhu cầu Ca và P trong khẩu phần được diễn tả bằng tỉ lệ % của khẩu phần.
Vai trò của Ca:
Phân bố: Khoảng 99% Ca có trong xương và răng. Trong xương Ca và
P có tỷ lệ khá ổn định là 2:1. Ca ở dưới dạng tinh thể hydroxyapatit:
Ca2+10x(PO3-4)6(OH-)2(H3O+)2x ; Trong đó x có thể 0 đến 2. Khi x = 0 thì
hợp chất trên gọi là octacanxi photphat; khi x = 2 thì gọi là hydroxyapatit.
Ca còn có trong máu (chủ yếu trong huyết tương) với nồng độ 10 mg/dl
và ở 3 dạng: ion tự do (66%), kết hợp protein (35%) hoặc tạo phức hợp với
axit hữu cơ như citrat hay với axit vô cơ như photphat (5-7%).
Chức năng: Chức năng chủ yếu nhất của Ca là thành phần cấu trúc của
xương. Bộ xương có cấu trúc rất phức tạp, thành phần vật chất khô của bộ
xương xấp xỉ như sau: chất khoáng chứa 460 g/kg, 360 g protein/kg và 180 g
mỡ/kg. Tuy nhiên hàm lượng này thay đổi tùy theo tuổi và tình trạng dinh
dưỡng. Ca và P là hai thành phần rất phong phú trong xương ở dưới dạng
hydroxy apatit 3Ca3(PO4)2. Ca(OH)2 là những hợp chất rất cứng không tan
trong nước. Bộ xương chứa khoảng 360 g Ca/kg, 170 g P/kg và 10 g Mg/kg.
Thành phần hóa học của xương luôn biến động bởi vì một lượng lớn Ca và P
có thể được giải phóng vì cơ thể huy động, đặc biệt trong giai đoạn cho sữa và
sản xuất trứng mặc dù sự trao đổi Ca và P giữa bộ xương và mô mềm là một
quá trình liên tục. Sự huy động Ca được điều khiển bởi hoạt động của tuyến
giáp trạng (parathyroit). Trong khẩu phần thiếu Ca, tuyến giáp bị kích thích và

hormon được sản sinh ra Ca từ xương được huy động để đáp ứng nhu cầu của


16

cơ thể. Bởi vì Ca và P kết hợp trong xương nên cả P cũng bị huy động và bài
tiết ra ngoài. Khi tuyến giáp trạng hoạt động quá mạnh, Ca của xương hoạt
động quá mức làm cho xương bị mỏng và tạo nên các lỗ hổng ở mô xương. Tuyến
giáp cũng đóng vai trò điều hòa quan trọng trong sự điều hòa số lượng Ca hấp thu
ở ruột non bởi ảnh hưởng của sự sản xuất 1,25 dihydroxycholecalciferol, một dẫn
xuất của vitamin D có liên quan đến sự hình thành protein liên kết Ca.
Ca có tác dụng hoạt hóa nhiều enzym như lipaza, succinicdehydrogennaza
adenosintriphosphataza và nhiều enzym proteolytic.
Ca điều hòa tính nhạy cảm (dễ bị kích thích) của thần kinh và cơ. Khi
nồng độ Ca giảm làm giảm tính nhạy cảm của các sợi thần kinh.. Khi nồng độ
Ca cao hơn bình thường thì có tác dụng ngược lại và làm cho thần kinh và cơ
nhạy cảm quá mức.
Ngoài ra, Ca còn tham gia quá trình đông máu và làm đông vón cazein
trong sữa. Ca còn tham gia vào việc điều hòa áp suất thẩm thấu và cân bằng
axit-bazơ.
Trao đổi Ca: Ca thức ăn được hấp thu chủ yếu qua tá tràng và không
tràng bằng cả hai con đường bị động (khuyếch tán) và chủ động (năng lượng
làm chất mang). Vitamin D protein cũng là chất mang quan trọng trong hấp
thu Ca chủ động. Khi tăng hàm lượng Ca trong khẩu phần làm giảm tỷ lệ hấp
thu Ca. Một vài axit amin (Lysin) kích thích sự hấp thu Ca nhưng axit phytic
và oxalic thì làm giảm hấp thu Ca do hình thành các phức hợp không tan Caoxalat và Ca-phytat.
Ở gia súc sinh trưởng Ca tích lũy trong xương và các tổ chức khác
nhiều hơn lượng mất qua phân, nước tiểu và mồ hôi. Ở gia súc trưởng thành
không mang thai, không nuôi con lượng Ca ăn vào bằng mất đi nếu nhu cầu
trao đổi được thỏa mãn.



17

Triệu chứng thiếu Ca: Thức ăn thiếu Ca ở động vật non: Ca không đủ
để tạo tồ chức xương đưa đến bệnh còi xương (Rickets - xương cong vẹo,
khớp to, què và cứng).
Thức ăn thiếu Ca ở động vật trưởng thành: Ca ở xương bị huy động mà
không được thay thế tạo nên tình trạng gọi là nhão (xốp) xương
(Osteomalacia - xương yếu dễ gãy; ở gà đẻ: mỏ và xương trở nên xốp, chân
cong, vỏ trứng mỏng và đẻ ít). Các triệu chứng còi và xốp xương không chỉ
đặc hiệu do thiếu Ca mà có thể còn do thiếu P hoặc thiếu vitamin D.
Nguồn canxi: Sữa, lá cây bộ đậu chứa nhiều Ca, trong khi đó hạt cốc và
cây lấy củ rất nghèo Ca. Trong các sản phẩm động vật: xương, bột cá, thịt,
máu.. rất giàu Ca. Nếu sử dụng đá Canxi photphát thì phải loại ngay fluorin,
nếu không có thể bị ngộ độc. Nếu khẩu phần của gia súc dạ dày đơn chứa
nhiều mỡ thì hình thành xà phòng Ca-axit béo làm giảm hấp thu Ca.
Vai trò của P:
Chức năng: P là một chất khoáng có nhiều chức năng hơn bất kỳ chất
khoáng nào khác. P ngoài nhiệm vụ tạo xương còn có nhiệm vụ quan trọng
khác như tham gia vào liên kết cao năng của ATP, trong quá trình tổng hợp
phospholipit của màng tế bào, của tổ chức thần kinh, trong RNA và DNA và
trong quá trình tổng hợp protein và di truyền do RNA và DNA.
Triệu chứng thiếu P: Trong thức ăn thường thiếu P hơn là Ca. Nguyên
nhân chính là do thiếu P trong đất nên hàm lượng P trong cây trồng thấp. Trên
thế giới rất nhiều vùng đất thiếu P, đặc biệt là những nước nhiệt đới và á nhiệt
đới. Thiếu P trong đất được xem là phổ biến và có ý nghĩa kinh tế quan trọng
đối với gia súc chăn thả.
Thiếu P gây ra những triệu chứng hoặc bệnh tật chủ yếu sau đây:
- Gây bệnh mềm xương và xốp xương như thiếu Ca.



18

- "Ăn bậy" (Pica) như ăn gỗ, giẻ rách, xương và những vật lạ khác. Tuy
nhiên bệnh này không phải là dấu hiệu đặc biệt do thiếu P mà còn có thể gây
ra do những nguyên nhân khác.
- Triệu chứng kinh niên như khớp xương cứng và thịt nhão.
- Giảm sản lượng sữa, giảm tỷ lệ thụ thai, sinh trưởng chậm. Nhiều tài
liệu cho là bổ sung P làm tăng tỉ lệ thụ thai của bò chăn thả.
- Triệu chứng thiếu P thể hiện phổ biến trên cừu nhiều hơn bò vì cừu có
thói quen chọn lựa khi ăn. Cừu thường chọn những phần thực vật non đang
sinh trưởng-phần chứa hàm lượng P thấp hơn.
Nguồn P: Hạt cốc, sữa, bột cá và bột thịt có xương là nguồn cung cấp P
rất tốt, trong khi đó cỏ khô và rơm rạ chứa rất ít P. Cám gạo chứa nhiều P
trong khi đó bột sắn chứa rất ít.
P cũng có vấn đề khá quan trọng về hiệu suất sử dụng. Phần lớn P ở hạt
cốc và nhất là cám ở dạng phytate, là muối của axit phytic (este của hexa P
của inositol). Axit phytic kết hợp với Ca và Mg thành muối không tan.
So với photphat vô cơ như dicanxi photphat thì mức độ sử dụng phytat
canxi ở gà con là 10%, gà đẻ 50%, lợn 30% và nhai lại gần 90%. Bò sử dụng
được nhiều phytat nhờ có phytaza lấy từ thức ăn thực vật.
* Natri, Clo và Kali: Hai nguyên tố natri và kali là những nguyên tố đối
kháng với canxi, chúng có tầm quan trọng rất lớn đối với sự sống, natri, kali
có trong các hợp chất clorua, cacbonat, photphat, sunphat… một số ít ở dạng
tự do hoặc ion hoá, một số ít khác ở dạng liên kết với protein. Nhiệm vụ của
natri là ở trong máu, còn của kali là ở trong mô bào. Cả hai nguyên tố đều có
khả năng hút nước và vì vậy chúng dễ gây ra chứng thuỷ thũng. Natri của
máu còn tham gia vào sự vận chuyển cacbonic của phổi. Trong dịch ruột natri
đóng vai trò quyết định trong nhiệm vụ trung hoà môi trường axit.



×