Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu tách kháng nguyên bề mặt glycoprotein của trypanosoma evansi, ứng dụng trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở trâu bò tại huyện phổ yên tỉnh thái nguyên bằng phản ứng ELISA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 76 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN ĐỨC HẠNH

NGHIÊN CỨU TÁCH KHÁNG NGUYÊN BỀ MẶT
GLYCOPROTEIN CỦA TRYPANOSOMA EVANSI,
ỨNG DỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH TIÊN MAO TRÙNG
Ở TRÂU BÒ TẠI HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
BẰNG PHẢN ỨNG ELISA
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số

: 60 - 62 - 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. NGUYỄN QUANG TUYÊN
2. Th.S NGUYỄN THỊ GIANG THANH

THÁI NGUYÊN - 2008


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện


cùng với sự cộng tác, giúp đỡ của PGS.TS Nguyễn Quang Tuyên và Th.S
Nguyễn Thị Giang Thanh tại Viện Thú y Quốc gia. Các số liệu, hình ảnh và kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một
công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin đảm bảo rằng các thông tin, trích dẫn trong luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn
Trần Đức Hạnh


3

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa
Sau đại học - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Bộ môn Ký Sinh
Trùng - Viện Thú Y Quốc gia cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyên và
Ths. Nguyễn Thị Giang Thanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, anh em, bạn bè đồng nghiệp đã
tạo điều kiện và động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2008
Tác giả luận văn

Trần Đức Hạnh



4

MỤC LỤC
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................1
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................2
2.1. Tiên mao trùng (T. Evansi) và bệnh tiên mao trùng ...................................2
2.2. Một số đặc điểm của tiên mao trùng (Trypanosoma evansi)......................2
2.3. Bệnh Tiên Mao Trùng (Trypanosomiasis)..................................................9
2.4. Triệu chứng và bệnh tích bệnh Tiên mao trùng ........................................13
2.5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh TMT...................................................14
2.5.1. Các phương pháp ký sinh trùng học...............................................14
2.5.2. Các phương pháp huyết thanh học .................................................17
2.5.3. Phương pháp sinh học phân tử (PCR - Polymerase Chain Reaction).. 19
2.6. Tình hình nghiên cứu TMT và bệnh TMT trong và ngoài nước .............19
2.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................19
2.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................22
Phần 3: NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................24
3.1. Nội dung ng hiên cứu ................................................................................24
3.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................24
3.3. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................25
3.4. Thời gian nghiên cứu ................................................................................25
3.5. Nguyên liệu ..............................................................................................25
3.5.1. Động vật thí nghiệm .......................................................................25
3.5.2. Nguyên liệu sinh học......................................................................25
3.6. Máy và các dụng cụ phòng thí nghiệm ....................................................26
3.7. Hoá chất và dung dịch...............................................................................26
3.8. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................30



5

3.8.1. Phương pháp lấy mẫu .....................................................................30
3.8.2. Tiêm truyền TMT qua chuột bạch theo phương pháp thường quy......30
3.8.3. Gây nhiễm bệnh TMT cho bê, nghé trong phòng thí nghiệm........31
3.8.4. Tách TMT từ máu chuột gây nhiễm theo phương pháp của
Lanham................................................................................................31
3.8.5. Tách kháng nguyên bề mặt VSG của TMT ...................................32
3.8.6. Đo protein tổng số sử dụng quang phổ kế có dải bước sóng rộng.......32
3.8.7. Phương pháp chạy điện di trên gel Poly Acrylamide 12% ...........33
3.8.8. Thiết lập quy trình chẩn đoán huyết thanh học ELISA bệnh
TMT dùng kháng nguyên bề mặt ........................................................34
3.9. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................34
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................35
4.1. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.............................................35
4.1.1. Kết quả tiêm truyền Tiên mao trùng cho động vật thí nghiệm ......35
4.1.2. Kết quả tách kháng nguyên bề mặt glycoprotein từ Tiên mao
trùng phân lập được ..........................................................................40
4.1.3. Thiết lập phản ứng chẩn đoán miễn dịch học ELISA cho bệnh
TMT trên trâu, bò .............................................................................43
4.2. Kết quả nghiên cứu bệnh tiêm mao trùng ở Phổ Yên - Thái Nguyên ......46
4.2.1. Kết quả thu thập mẫu huyết thanh ở địa phương ...........................46
4.2.2. Kết quả chẩn đoán bệnh TMT cho trâu, bò ở huyện Phổ Yên
tỉnh Thái Nguyên bằng phương pháp huyết thanh học ELISA ........49
4.2.3. Kết quả điều trị bệnh TMT ở trâu bò tại Phổ Yên .........................55
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................58
5.1. Kết luận .....................................................................................................58
5.2. Đề nghị ......................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................60



6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Tăng cường, ổn định và nhân giống TMT trên chuột bạch.............36
Bảng 4.2. Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện ở bê, nghé sau khi gây nhiễm ....... 37
Bảng 4.3. Bảng theo dõi nhiệt độ và sự xuất hiện TMT trong máu bê............38
Bảng 4.4. Bảng theo dõi nhiệt độ và sự xuất hiện TMT trong máu nghé........39
Bảng 4.5. Kết quả tách kháng nguyên bề mặt (VSG)......................................41
Bảng 4.6. Kết quả đo hàm lượng protein của kháng nguyên bề mặt ...............42
Bảng 4.7. Xác định độ pha loãng của kháng nguyên, huyết thanh và
Conjugate ...............................................................................................43
Bảng 4.8. Bảng thiết lập giá trị ngưỡng của bò, trâu .......................................45
Bảng 4.9. Đánh giá mẫu huyết thanh dương và âm tính cuả huyết thanh
xét nghiệm..............................................................................................45
Bảng 4.10. Kết quả thu thập mẫu huyết thanh trâu và bò ở các xã thuộc
huyện Phổ Yên.......................................................................................47
Bảng 4.11. Đánh giá thể trạng, sức khoẻ của trâu, bò lấy mẫu........................48
Bảng 4.12. Kết quả lấy mẫu theo lứa tuổi bê nghé và trâu bò. ........................49
Bảng 4.13. Kết quả chẩn đoán bệnh TMT bằng phương pháp ELISA ở
huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên .........................................................49
Bảng 4.14. Kết quả tỷ lệ nhiễm TMT của từng xã trong huyện Phổ Yên .......51
Bảng 4.15. Kết quả tỷ lệ trâu bò ở huyện Phổ Yên nhiễm TMT theo các
yếu tố thể trạng.......................................................................................52
Bảng 4.16. Kết quả tỷ lệ nhiễm TMT ở trâu bò thuộc huyện Phổ Yên
theo lứa tuổi ...........................................................................................53
Bảng 4.17. Kết quả điều trị bệnh TMT ở trâu, bò tại huyện Phổ Yên Thái Nguyên...........................................................................................55
Bảng 4.18. Kết quả sử dụng thuốc phòng bệnh ký sinh trùng đường máu
cho trâu, bò ở Phổ Yên - Thái Nguyên ............................................................56



7

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
µg
µl
l
ml
mg
g
mA
b
Vol
0
C
VSG
VATs
Da
kDNA
g-RNA
GPỤ
PLC
DỌAỌ 52
SDS - PAGỌ
PBS
PBST 0.05
PSG
ỌLỤSA
FAẶ
WHẶ

TMT
T. evansi
NST

Microgam
Microlitre
Littre
Mililittre
Miligam
Gam
Miliampe
Bite
Voltage
Degree centigrate
Variant surface glycoprotein
Variant Antigenic Types
Dalton
Kinetoplast Doxyribose Nucleic Acid
Guide Ribonucleic acid
Glycosyl- phosphatidyl-Ụnositol
Phospholipase C
Dithylaminoethyl- 52-cellulose
Sodium Dodecyl Sulphate Poly Acrylamine
Gel Ọlectrophoresis
Phosphate Saline Buffer
Phosphate Saline Buffer - Tween 0.05%
Phosphate Saline glucose buffer
Ọnzyme Linked Ụmmunosorbent Assay
Food and Agricultre Ặganization
World Health Ặganization

Tiên mao trùng
Trypanosoma evansi
Nguyên sinh chất


1

Phần 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân, ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi trâu bò nói riêng đã có
những bước phát triển, đã trở thành ngành sản xuất quan trọng góp phần cung
cấp thực phẩm cho xã hội và tác động tích cực nâng cao đời sống cho người dân.
Huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên ngành chăn nuôi trâu bò đã thực sự
tăng trưởng khá mạnh với tốc độ tăng bình quân 7 - 9%/ năm, tổng đàn trâu
bò đạt trên 2,7 vạn con. Người dân ở đây chăn nuôi trâu bò ngoài mục đích
đáp ứng nhu cầu cày kéo trong sản xuất nông nghiệp, còn cung cấp thực phẩm
có giá trị cho xã hội như thịt, sữa đồng thời cung cấp giống cho các vùng lân
cận. Để phát triển đµn trâu, bò một cách bền vững, công tác thú y cũng phải
được chú trọng thông qua công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm cũng như
bệnh ký sinh trùng. Hiện nay, các bệnh do vi trùng và siêu vi trùng đã được
phần nào phòng ngừa bằng các loại vắc xin nhưng bệnh do ký sinh trùng vẫn
gặp nhiều khó khăn do không có vắc xin phòng cho nên công tác phòng bệnh
mang tính quan trọng, phức tạp hơn dựa trên các yếu tố dịch tễ học, chẩn đoán
sớm để hạn chế bệnh xẩy ra gây thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi.
Một trong những bệnh ký sinh trùng phổ biến gây thiệt hại cho ngành
chăn nuôi trâu, bò là bệnh tiên mao trùng (Trypanosomasis) gây ra bởi loài
đơn bào Trypanosoma, gia súc mắc bệnh đều suy yếu dần và giảm sức đề
kháng, rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và một số bệnh khác.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh tiên mao trùng (TMT) ở
trâu bò trên thế giới và Việt Nam, phần lớn các tác giả đều tập trung nghiên
cứu các biện pháp chuẩn đoán phát hiện bệnh sớm để kịp thời đưa ra những
phương pháp phòng và trị bệnh hiệu quả. Nhưng do TMT có đặc tính luôn


2

thay đổi kháng nguyên bề mặt để lẩn tránh sự đáp ứng miễn dịch của vật chủ
nên đã gây không ít khó khăn cho công tác chẩn đoán bệnh.
Thái Nguyên là một tỉnh đa dạng về địa lý bao gồm những vùng đất
bằng phẳng, vùng đồi và vùng núi đá, thung lũng và rừng xen kẽ đó là điều
kiện thuận lợi cho các loài côn trùng phát triển trong đó có ruồi mòng là vật
chủ trung gian truyền bệnh TMT. Huyện Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên là
một huyện nằm trong vùng dịch tễ của bệnh TMT, qua thực tế theo dõi tình
hình dịch bệnh trên đàn trâu bò, chúng tôi thấy bệnh TMT ở trâu bò xảy ra
khá phổ biến, gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi. Do vậy chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tách kháng nguyên bề mặt
glycoprotein của Trypanosoma evansi, ứng dụng trong chẩn đoán bệnh
tiên mao trùng ở trâu bò tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên bằng phản
ứng ELISA".
Mục đích của đề tài
1. Nghiên cứu tách kháng nguyên bề mặt Glycoprotein của chủng T.evansi.
2. Xác định thành phần và đặc tính kháng nguyên của kháng nguyên bề
mặt T.evansi.
3. Thiết lập quy trình chẩn đoán huyết thanh học ELISA.
4. ứng dụng quy trình ELISA trong chẩn đoán bệnh TMT cho trâu, bò
tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.
5. Điều trị trâu, bò có kháng thể kháng T. evansi trong huyết thanh đã
phát hiện.



3

Phn 2

TNG QUAN TI LIU
2.1. TIấN MAO TRNG (T. EVANSI) V BNH TIấN MAO TRNG

* Phõn loi ca T. evansi
Theo Kashiwazaki, (1998) [40], T. evansi c xp theo h thng phõn
loi sau.
Ngnh:

Protozoa

Phõn ngnh:

Sarcomastigophora

Lp:

Zoomastigophora

B:

Kinetoplastida

Phõn b:


Trypanosomatina

H:

Trypanosomatidae

Ging:

Trypanosoma

Loi:

Trypanosoma evansi

2.2. MT S C IM CA TIấN MAO TRNG (TRYPANOSOMA EVANSI)

c im hỡnh thỏi
T. evansi c xp vo
loi n bo, c th ch l mt
t bo, chiu di dao ng t
18 - 34àm, chiu rng t 1.5 2àm. Ton b c th cú hỡnh
sut ch mnh hoc hỡnh thoi,
cui thõn nhn. Tiờn mao trựng
(TMT) cú mt roi chy dc
theo chiu di ca c th, bt
ngun t th Kinetoplast v di

Hình 1. Hình thái tiên mao trùng trong
máu động vật nhiễm bệnh



4

hơn thân khoảng 6 µm (Theo Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Quốc Doanh, 1997) [4].
Vòng đời phát triển
TMT nói chung, T. evansi nói riêng không sống được ở ngoài môi
trường. Trong côn trùng môi giới trung gian truyền bệnh, T. evansi được
vector truyền bệnh truyền một cách cơ giới từ cơ thể vật bệnh sang cơ thể vật
khoẻ mạnh qua môi giới trung gian truyền bệnh là một số loài mòng.
Trong máu vật chủ T. evansi có dạng Slender Trypomastigote và nhân
lên theo kiểu trực phân. Đầu tiên Kinetoplast và nhân phân chia trước hình
thành một roi mới, sau đó đến nguyên sinh chất (NSC) phân chia. Quan sát
khi phân chia, T. evansi có kích thước to hơn bình thường với 4 Kinetoplast
và 4 nhân, (theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái), (1982) “Công trình
nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam” NXB Nông Nghiệp [25].
Đặc điểm cấu trúc của T. evansi
Nhìn chung cấu trúc cơ bản của
T. evansi cũng giống như cấu trúc
của những loài tiên mao trùng
(TMT)

khác

thuộc

họ

Trypanosomatidae, chia làm 3 phần
chính:
a) Nhân

Phần trong cùng là nhân (hình
2.2) nhân TMT có chứa DNA, hình
bầu dục hoặc hình trứng. Nhân
thường nằm ở vị trí trung tâm hoặc
gần vị trí trung tâm của cơ thể. Đặc
biệt về phía đầu, TMT còn có

H×nh 2 . CÊu tróc tÕ bµo tiªn mao trïng


5

Kinetoplast chứa DNA (kDNA), từ Kinetoplast có một roi chạy ra phía ngoài.
Các loài TM khác nhau thì nhân khác nhau và hầu hết là khác nhau ở
chuỗi vòng nhỏ của kDNA.
b) Phần nguyên sinh chất
Nguyên sinh chất (NSC), gồm phần nội và phần ngoại nguyên sinh
chất. Trong NSC có chứa các nội quan như: Ribosome có màu thẫm xen kẽ
với các vùng không bào màu sáng, Mitochrondria, Reticulum (lưới nội bào),
mạng lưới Golgi và đặc biệt là Kinetoplast.
Kinetoplast, nơi roi sinh ra và chứa DNA (Kinetoplast DNA- kDNA) là
một đặc điểm rất riêng của TMT. Lượng kDNA chiếm khoảng 10-20% DNA
của toàn cơ thể bao gồm 2 loại cấu trúc vòng DNA: vòng lớn (maxi circles)
và vòng nhỏ (mini circles).
Vòng nhỏ có kích thước 1Kb và có khoảng 1000 bản sao. Bản sao mật
mã di truyền của chuỗi vòng nhỏ mã hoá cho “Guide RNA” có chức năng
điều khiển quá trình sao mã và giải mã của maxicircle.
Số lượng vòng lớn vào khoảng 20 - 25 và kích thước trung bình của
mỗi vòng khoảng 20 Kb tuỳ theo loài. Các DNA của maxicircle là giống nhau
và có chứa các gen mã hoá cho các enzyme giúp cho quá trình trao đổi chất

của TMT (Schnaufer, 2002) [45]. Nhưng một điều đặc biệt là T. evansi lại
không có kDNA maxicircle. Điều đó giải thích tại sao trong vòng đời phát
triển của mình, T.evansi không có khả năng nhân lên trong vật chủ trung gian
truyền bệnh.
c) Lớp vỏ
Phần ngoài cùng là lớp vỏ có chiều dày khoảng 10 - 15nm, vỏ được chia
làm 3 lớp. Trong đó, lớp ngoài và lớp trong cùng (lớp tiếp giáp với nguyên sinh
chất) dày hơn lớp ở giữa. Lớp vỏ ngoài cùng được cấu tạo từ các phân tử
Glycoprotein luôn biến đổi (VSG=Variant Surface Glycoprotein). Tiếp giáp
với lớp trong cùng là 9 cặp vi ống xếp song song dọc theo chiều dài TMT và


6

kéo dài thành roi. Chính nhờ có sự sắp xếp của các cặp vi ống nên TMT có
dạng hình suốt chỉ mảnh và chuyển động được nhờ sự vận động của roi.
Cấu trúc kháng nguyên bề mặt và sự biến đổi kháng nguyên bề mặt
Cấu trúc kháng nguyên của loài T. evansi nói riêng và các loài TMT
thuộc họ Trypanosomidae nói chung là giống nhau và rất phức tạp. Kháng
nguyên TMT gồm: kháng nguyên bề mặt (kháng nguyên vỏ) và kháng nguyên
thân. Trong đó kháng nguyên bề mặt có ý nghĩa quan trọng trong tính chất
phức tạp của bệnh TMT đồng thời cũng mang tính kháng nguyên cao được
ứng dụng dùng trong chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp miễn dịch học.
Kháng nguyên bề mặt của TMT có bản chất là protein được kết hợp với
đường glyco có khả năng tự biến đổi (Variant Glycoprotein Surface-VSG).
Lớp kháng nguyên vỏ này bao phủ
toàn bộ bề mặt TMT, có độ dày
khoảng 12-15 nm. (theo Dolenson
và Allisons, 1985) [34]. Theo Tuner
1982) [47], cho rằng lớp vỏ ngoài

cùng của một TMT có khoảng
1,5.107 phân tử glycoprotein, chiếm
khoảng 5% tổng số lượng protein
của toàn cơ thể.
Cấu trúc phân tử của VSG
Kháng nguyên TMT có bản
chất là protein được cấu tạo từ các

H×nh 3. CÊu tróc ph©n tö cña VSG

phân tử Glycoprotein. Mỗi phân tử
Glycoprotein được cấu tạo từ 450-500 axit amin, các axit amin liên kết với
nhau tạo thành chuỗi và phân bố thành 4 vùng khác nhau:


7

- Vùng peptit đơn là vùng có đầu tận cùng là Nitơ (-N) gồm khoảng 20
axit amin của đoạn peptit đơn.
- Vùng thay đổi là vùng nằm cạnh vùng peptit đơn có chứa khoảng 360
axit amin thường xuyên biến đổi.
- Vùng tương đồng chứa khoảng 100 axit amin.
- Vùng cuối cùng có đầu tận là Cacbon (-C) có khoảng 20 axit amin.

≈20 a a

≈360 axit amin

≈100 axit amin


-N

≈20 a a
-C

Peptit ®¬n

Vïng thay ®æi

Vïng
t−¬ng ®ång

Vïng
cuèi cïng

H×nh 4: CÊu tróc ph©n tö cña chuçi Glycoprotein
Các phân tử VSG được gắn với màng thân TMT ở đầu C- Terminal bằng
cầu nối Glycosyl - Phosphatidyl- Inosi-tol (GPI). Vị trí gắn do α- Cacboxyl
đảm nhận. (Theo Tuner 1982) [47].
Sự biến đổi kháng nguyên bề mặt và cơ chế của sự biến đổi
Kháng nguyên bề mặt biến đổi tạo thành các type kháng nguyên biến đổi
(VATs) khác nhau đã giúp cho TMT lẩn tránh được hệ thống miễn dịch của
vật chủ. Con vật mắc bệnh có triệu chứng sốt hồi quy được thể hiện qua đồ thị
hình sin. Trong suốt pha lên (ascending phase), TMT có type kháng nguyên
giống nhau (được gọi là homotype).


8

Hệ thống miễn dịch

của vật chủ sẽ nhận dạng
homotype này và sản sinh
ra kháng thể, sự tăng lên
của kháng thể tương đồng
với sự triệt tiêu về số
lượng TMT của VAT này,
quá trình này được biểu
hiện đồ thị hình sine bắt
đầu đi xuống (pha xuống descending phase). Tuy

H×nh 5. VAT vµ sù biÕn ®æi kh¸ng nguyªn bÒ mÆt
cña TMT

nhiên, một phần VAT muộn (heterotype) còn lại sẽ biến đổi và nhân lên tạo
thành một heterotype mới mà kháng thể lúc trước không còn khả năng nhận
dạng ra nó. Cơ chế đáp ứng miễn dịch như trên lại lặp lại với glycoprotein
mới. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại theo chu kỳ 10-12 ngày một lần.
Hệ thống miễn dịch của vật chủ luôn luôn nhận dạng kháng nguyên
TMT để sản sinh kháng thể chống lại, TMT thì luôn luôn biến đổi
glycoprotein bề mặt và trốn thoát khỏi hệ thống miễn dịch của vật chủ. Khả
năng lẩn tránh hệ thống đáp ứng miễn dịch của vật chủ của TMT dựa vào bộ
gen. Sự điều hành hoạt động của khoảng 1000 trong bộ gene này tạo ra sự
thay “lớp áo” (VSG) của TMT. Khi kháng thể đặc hiệu được sản sinh kháng
phân tử VSG hiện hành, chúng cùng với bổ thể, opsonin tiêu diệt TMT, ký
sinh trùng sẽ tạo VSG mới. Hầu hết tiên mao trùng có lớp VSG cũ bị tiêu diệt,
nhưng những tiên mao trùng có ‘lớp áo’ VSG mới sẽ phát triển. Cơ thể vật
chủ không hề biết trước và các kháng thể hiện có không còn tác dụng với
kháng nguyên mới này. Cơ thể vật chủ lại phải đáp ứng để miễn dịch lại với
biến chủng này. Quá trình cứ lặp đi lặp lại như vậy. Điều này giải thích cho



9

hiện tượng lâm sàng sốt cách nhật theo chu kỳ 10-12 ngày của gia súc mắc
bệnh. (Theo Tuner 1982) [47].
2.3. BỆNH TIÊN MAO TRÙNG (TRYPANOSOMIASIS)

Nguồn gốc, phân bố và tính thiệt hại của bệnh TMT ở động vật
Năm 1843 được đánh dấu là mốc lịch sử đầu tiên khi Gruby phát hiện
thấy TMT ở trong máu ếch và đặt tên là Trypanosoma sanguinis. Từ đó trở đi
một loạt các TMT khác được phát hiện trong máu các loài động vật khác.
Trong các loài TMT đã được nghiên cứu thì T. evansi luôn luôn được
đánh giá là loài gây bệnh trên diện rộng, gây ra rất nhiều thiệt hại cho ngành
chăn nuôi nói riêng và nền kinh tế nông nghiệp nói chung.
Năm 1880, Evan là người đầu tiên mô tả về một loài TMT gây bệnh có
ở trong máu la, ngựa, lạc đà ở ấn Độ và đã gọi là bệnh TMT hay bệnh Surra.
Và đến giờ đây người ta thấy T. evansi phân bố hầu hết các nơi trên thế giới,
tập trung nhiều vào các vùng như: Châu á, Châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ,
Trung Cận Đông...
Ở châu Mỹ T. evansi làm chết 3 triệu động vật và làm thiệt hại 1-1,2 tỷ
USD mỗi năm (FAO, 2001).
Ở Indonesia, T. evansi lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1899 ở trên
trâu và ngựa (Theo A.G. Luckins), [30] và đến năm 1996-1999 bằng kỹ thuật
chẩn đoán ELISA phát hiện kháng nguyên cho kháng thể đã thấy tỷ lệ nhiễm
ở đây là rất cao gây thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi đến 22,4 triệu USD
mỗi năm (Theo Davison, 1999) [33].
Ở Thái Lan năm 1949, Colonel Luangsnanruksat phát hiện thấy T. evansi ở
13 con la nhập khẩu từ Algeria mà 12 con trong số chúng đã bị chết với các triệu
chứng tương tự như đã thấy ở bệnh Surra. (P. Indrakamhang) [44]. Và đến năm
1998 theo Kashiwazaki, Y. and et al (1998) [40] thì bệnh TMT đã có mặt ở

khắp mọi nơi trên đất nước Thái Lan và có nơi tỷ lệ nhiễm lên đến 52,9%... ở


10

đây bệnh được xác định có ở hầu hết các loài vật nuôi và động vật hoang dại
như: trâu, bò, chó, mèo, lạc đà, ngựa. Trong đó trâu, bò được xem là cảm
nhiễm nhiều hơn cả.
Ở Philippin thì bệnh Surra đã xẩy ra ở trên 13 khu vực. Theo như báo
cáo của chính phủ năm 1989-1997 thì loài trâu sống ở vùng đầm lầy là có tỷ
lệ nhiễm bệnh cao nhất (3819 trường hợp) sau đó đến ngựa (3430 trường
hợp). Tuy vậy tỷ lệ chết cao nhất lại rơi vào ngựa (345 con chết) và ít nhất ở
trâu, bò (112con) (Theo M.F.Manuel [43]. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng
định rằng những phát hiện này khác xa với con số thực tế điều này chứng tỏ
rằng ở Philippin TMT cũng gây ra nhiều lo ngại đáng kể.
Ở Ấn Độ, năm 1984 người ta phát hiện thấy có 13 lợn chết và khi kiểm
tra bằng cách tiêm truyền chuột bạch thì thấy có 7 con nhiễm T. evansi (Theo
Gill, B.S., Singh, G., Gill, J.S (1987) [38].
Ở Trung Quốc, Chen Qijun, Seminar Paris, 10:200 (1992) [31] đã phân
lập được 5 loài TMT là T. evansi, T. equiperdum, T. theileri, T. gallirum và
T. melophagium trong đó T. evansi vẫn là loài gây bệnh phổ biến nhất...
Tình hình nhiễm T. evansi ở Việt Nam
Năm 1886, Blanchard là người đầu tiên phát hiện thấy TMT ở trên
những con la nhập vào Bắc Bộ Việt Nam. Carougeau (1902), Blin (1903) tìm
thấy T. evansi trong máu ngựa ở Nha Trang. Rồi đến năm 1924 theo như các
nhà nghiên cứu thì bệnh đã lan toả ra hầu hết các tỉnh Bắc Bộ như Bắc Cạn,
Cao Bằng, Lai Châu, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Sơn Tây, Vĩnh
Phú (Trịnh Văn Thịnh,1982) [25].
Năm 1962-1971, Phạm Sỹ Lăng (1983) [11] cho biết bệnh TMT đã xuất
hiện ở các vùng đồng bằng, trung du, miền núi, ven biển. Trâu và bò nhiễm

T. evansi nhiều lứa tuổi nhưng tập trung chủ yếu ở các lứa từ 3-8 năm tuổi, tỷ
lệ nhiễm là 16%-18% trong đó trâu nhiễm nhiều hơn bò.


11

Năm 1981, Hồ Thị Thuận cho biết trâu sữa Murrah ở trung tâm trâu sữa
Sông Bé nhiễm T. evansi với tỷ lệ 19.04%. Sau đó, năm 1991 Phạm Sỹ Lăng,
Đào Trọng Đạt (1990 - 1991) [5] thông báo tình hình nhiễm T.evansi ở trâu bò tại
một số vùng địa phương phía Bắc dao động từ 7 - 13%.
Lê Ngọc Mỹ và cs (2002) [12]. Đã dùng các phản ứng huyết thanh học
để kiểm tra và kết luận trâu ở Việt Nam vẫn nhiễm TMT với tỷ lệ tương đối
cao 53.33% trong đó ở các tỉnh miền núi phía Bắc và trung du lại nhiễm cao
hơn ở đồng bằng. Và cũng theo như Lê Đức Quyết và cs (1995) [20] đăng
trên KHKTTY, tập II (số 3) thì ở một số tỉnh miền Nam và Tây Nguyên
nhiễm TMT với tỷ lệ 22.12% ở trâu và 6.6% ở bò.
Phan Lục và Nguyễn Văn Thọ (1995) [9]. Cho rằng tỷ lệ nhiễm TMT ở
một số nơi thuộc các tỉnh phía Bắc là 26.92%.
Năm 1999 theo Vương Thị Lan Phương [21] thì dê cũng nhiễm TMT với
tỷ lệ khá cao (25.6%) và bò sữa nhiễm 5.6%.
Dịch tễ học bệnh TMT
Vật chủ của T. evansi
T. evansi có thể gây bệnh cho rất nhiều loài như ngựa, trâu, bò, dê, cừu,
lợn, lừa, lạc đà,... và cả các động vật hoang dại như hổ, hươu, nai,...[48].
Trong đó loài ngựa là loài cảm nhiễm nhất, bệnh thường ở thể cấp tính, con
vật chết rất nhanh: trâu, bò thường mắc bệnh ở thể mạn tính hoặc tiềm ẩn.
Theo kết luận của Phạm Sỹ Lăng (1986) và của Hồ Thị Thuận và cs (1985)
thì trâu bò mắc bệnh nhiều ở lứa tuổi từ 6 đến 8 năm. Ngoài những động vật
nhiễm T. evansi tự nhiên, trong phòng thí nghiệm có thể truyền bệnh TMT
cho các loài động vật nhỏ: chuột trắng, chuột cống trắng, thỏ, chuột lang,

chồn, cầy hương, chó, mèo... trong đó chuột nhắt trắng và chuột cống trắng
rất mẫn cảm với T. evansi (Theo Lapage (1968). G. Parasitology of medical
and Veterinary, London) [42].


12

Môi giới trung gian truyền bệnh của T. evansi
Vector truyền bệnh TMT rất phong phú trong đó có 7 loài mòng họ
Tabanidae và 3 loài ruồi hút máu họ Stomoxynidae đóng vai trò chủ yếu, theo
Đào Trọng Đạt, Phạm Sỹ Lăng, Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật,
(1990- 1991) [5]. thì trong điều kiện nóng ẩm của Việt Nam ruồi hút máu
mang mầm bệnh với tỷ lệ 5.61%-19.34% và mòng với tỷ lệ 3.84%-24.9%.
Bệnh chỉ truyền theo phương pháp cơ giới, T. evansi không có sự phát triển ở
những loài côn trùng hút máu. Ví dụ như ở loài Tabanus rubidus, sau khi vào
vật chủ trung gian thì T. evansi vẫn sống và hoạt động đến giờ thứ 53 trong đó
khoảng từ 1 đến 34 giờ là hoạt động mạnh nhất, nhưng hoạt lực gây bệnh chỉ
đến giờ thứ 7. Thời gian xâm nhập vào mòng càng lâu thì tỷ lệ gây bệnh càng
giảm. Điều này có thể do số lượng và độc tính của T. evansi giảm trong mòng.
(Theo Phan Địch Lân (1985) [8].
Ở một số nước nhiệt đới thì ngoài côn trùng người ta cũng có nghĩ tới
một số loài nhuyễn thể hút máu có thể là một môi giới truyền bệnh TMT.
(theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1982) [25].
Mùa mắc bệnh và phát bệnh TMT
Do T. evansi không có chu kì phát triển trong vật chủ trung gian truyền
bệnh và thời gian duy trì sức sống trong vật chủ cũng không lâu cho nên mùa
mắc bệnh TMT có liên quan chặt chẽ đến mùa côn trùng hoạt động.
Trong một năm thì vào mùa hè, bắt đầu từ tháng 5, cao điểm nhất là
tháng 6 đến tháng 9 trâu, bò sẽ bị ruồi, mòng hút máu truyền mầm bệnh. Tuy
vậy vào mùa này do thức ăn có sẵn, thể trạng lại tốt cho nên tỷ lệ phát bệnh

lâm sàng thấp. Cho đến vụ đông xuân, khi thời tiết trở lạnh, thức ăn thiếu
thốn, lao tác nặng nhọc dẫn đến sức đề kháng thấp, T. evansi có điều kiện
phát triển dẫn đến việc trâu, bò bị chết hàng loạt. Hiện tượng này cũng thường
xẩy ra ở đàn trâu, bò chuyển từ miền núi về đồng bằng vào các vụ đông xuân


13

hàng năm (theo Trịnh Văn Thịnh (1982), [26].
Cơ chế sinh bệnh TMT
Sau khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, T. evansi vào máu sinh sản nhiều
bằng cách nhân đôi theo chiều dọc, số lượng T. evansi tăng lên gây tắc các
mạch máu nhỏ do đó gây ra các niêm mạc bị tụ máu. Cũng do T. evansi làm
tổn thương vách mạch máu nên huyết dịch xuất ra ngoài gây ra hiện tượng
thuỷ thũng. T. evansi còn tiết độc tố làm cho hệ thần kinh bị trúng độc, chức
năng điều hoà thân nhiệt bị rối loạn, con vật sốt, run rẩy, bại liệt, cứng chân,
lẫn lộn điên cuồng trước khi chết. T. evansi còn ngăn chức năng tạo hồng
huyết cầu của lách, tuỷ xương làm cho hồng cầu giảm nhiều, máu nhạt và
loãng. Mặt khác khi hồng cầu giảm sút, máu thiếu huyết sắc tố nên không hút
được O2 nên axit tích lại trong máu, từ đó con vật lại trúng độc axit, khả năng
chết lại cao hơn (theo Phạm Sỹ Lăng, 2000) [10].
2.4. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH BỆNH TIÊN MAO TRÙNG

Triệu chứng bệnh TMT
Triệu chứng cấp tính bệnh TMT
Con vật vẫn béo tốt, đang đi làm đột nhiên bị ngã hoặc không thể đi làm
được nữa. Sốt rất cao, ở trâu bò là 3905 - 4105, ở ngựa là 410- 420, con vật thở
mạnh, con vật sốt theo thể lên xuống, lấy máu kiểm tra thấy có TMT trong khi
sốt. Sau cơn sốt có hiện tượng bỏ ăn, miệng cắn chặt, nước bọt chảy liên tiếp,
đầu rủ xuống, nước mắt, nhử mắt chảy rất nhiều, phân đôi khi nhão và có lẫn

máu. Trong thời gian bệnh con vật gày đi rất nhiều, nếu không can thiệp kịp
thời gia súc có thể chết sau vài ngày (nguồn Trịnh Văn Thịnh, 1982) [26].
Triệu chứng mạn tính bệnh TMT
Triệu chứng của trâu, bò nhiễm T. evansi ở thể mạn tính thường không rõ
ràng, chúng có hiện tượng chung là gầy yếu và chỉ đến khi thời tiết rét, thức
ăn thiếu thốn cùng với công việc nặng nhọc làm sức đề kháng giảm bệnh mới


14

thể hiện triệu chứng lâm sàng rõ hơn. các triệu chứng điển hình: sốt cách nhật,
ỉa chảy, lông xù, da khô, mắt có nhử, hay chảy nước mắt, giác mạc mắt bị
viêm, vùng bụng và chân sau bị phù thũng, lông rất dễ bị dụng cầm tay nhổ
lông thấy lông dụng ra thành từng mảng, niêm mạc mắt nhợt nhạt thiếu máu,
càng về sau con vật càng kiệt sức dần, dễ bị kế phát các bệnh khác (nguồn
Trịnh Văn Thịnh (1982) [26] “Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt
Nam”. Nhà xuất bản KH và KT Hà Nội).
Bệnh tích bệnh TMT
Con vật gầy còm, tổ chức dưới da có nước vàng tập trung nhiều ở ức và
cổ. Vùng hầu, cằm, bẹn có hiện tượng thuỷ thũng, trong xoang bụng có chứa
các ổ dịch màu vàng chanh. Niêm mạc ruột non, ruột già có nhiều điểm xuất
huyết. Ở trâu, bò dạ múi khế thỉnh thoảng có những điểm xuất huyết to bằng
đầu tăm. Bao tim có dịch màu vàng chanh, mặt ngoài tim có điểm xuất huyết
to bằng đầu kim, tập trung nhiều ở đỉnh tim. Màng phổi bị tràn dịch, phổi hơi
sưng, trên mặt có nhiều vùng xuất huyết to nhỏ không đều. Lá gan sưng có
màu đỏ nhạt hoặc màu đỏ sậm tuỳ theo giai đoạn phát triển của bệnh. Lá lách
hơi sưng, bở, nhũn, trên bề mặt có nhiều điểm tụ huyết to bằng đầu tăm hoặc
đầu kim. Thịt con vật nhão, ướt, có màu sắc nhợt nhạt (theo Trịnh Văn Thịnh
và Đỗ Dương Thái (1982) [25].
2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH TMT


2.5.1. Các phương pháp ký sinh trùng học
Phương pháp xem tươi
Lấy một giọt máu tươi của động vật nghi nhiễm TMT cho lên phiến kính
đậy lamen lên cho máu dàn mỏng và soi dưới kính hiển vi có độ phóng đại
10×40 thấy TMT (nếu có) chuyển động.
Phương pháp này có ưu điểm là tiện lợi và chính xác khi bệnh ở thể cấp
tính, mỗi khi con vật sốt cao đều có thể phát hiện thấy có TMT. Nhược điểm


15

của nó là khó có thể phát hiện thấy mầm bệnh ở thể mạn tính hoặc khi con vật
không sốt cũng khó thấy được ký sinh trùng (theo Phan Lục và Nguyễn Văn
Thọ (1995) [9].
Phương pháp nhuộm Giemsa
Lấy máu ngoại biên của động vật nghi nhiễm đem phiết kính, cố định
bằng cồn methol và nhuộm giemsa 3%, soi kính quang học ở độ phóng đại
10×40, thấy hồng cầu bắt màu hồng, TMT bắt màu tím xanh, nhân bắt màu
tím đậm.
Phương pháp này hiệu quả tương đương với phương pháp xem tươi
nhưng thủ tục phức tạp hơn.
Phương pháp dung giải hồng cầu sử dụng SDS; Van Meirvence.
Lấy 10 µl máu trâu thí nghiệm nhỏ lên phiến kính cùng với 10 µl SDS
1% trong dung dịch Tris-gluco-saline, pH=7.5. Dùng que khuấy đều hỗn hợp
này sau đó kiểm tra trên kính hiển vi 10×40 (theo A.G. Luckin (1988),
Parasitology Today, vol. 4, No.5, 1988 [29].
Phương pháp này có hiệu quả thấp nên ngày nay không còn được sử dụng.
Phương pháp tập trung (Haematocrit Centrifuge Technique - HCT,
Woo và Kauff - 1971)

Lấy máu chống đông cho vào ống Haematocrit, li tâm 12.000 vòng/phút
trong 5 phút. Lấy ống Haematocrit soi dưới kính hiển vi quang học 10×10
thấy TMT (nếu có) chuyển động ở phần tiếp giáp giữa huyết tương và hồng
cầu (do TMT nhẹ hơn hồng cầu và nặng hơn huyết tương).
So với phương pháp xem tươi thì phương pháp tập trung có hiệu quả hơn
nhiều. Và khi cần ứng dụng nhanh và đại trà với số lượng lớn thì đây sẽ là
phương pháp thích hợp. Cần chú ý phương pháp này là phải giữ cho máu ở
nhiệt độ lạnh và phân tích mẫu ngay sau khi lấy trong vòng 3- 4 giờ (theo
A.G. Luckin (1988), Parasitology Today, vol. 4, No.5, 1988 [29].


16

Phương pháp tách TMT (MAECT); Sachs, 1984; Lumsden, 1977
Máu của động vật nghi nhiễm TMT được chạy qua cột DEAE 52, rửa
bằng PSG pH = 8.0. Phần nước trong được thu vào ống hút Pasteur đã hàn kín
đầu đem li tâm lạnh ở tốc độ 2000v/phút trong 20 phút kiểm tra phần đáy ống
dưới kính hiển vi 10×10.
Phương pháp này có độ nhậy khá cao nhưng phức tạp hơn một số phương
pháp kí sinh trùng khác nên cũng không được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn
điều tra quy mô lớn (điều tra đại trà), (nguồn Lương Tố Thu (1990- 1991) [29].
Phương pháp tiêm truyền chuột bạch (MI)
Lấy 0.4 ml máu động vật nghi mắc bệnh TMT tiêm vào xoang phúc mạc
của chuột bạch. Theo dõi trong 1 tháng, 3 ngày kiểm tra 1 lần, TMT (nếu có)
sẽ nhân lên trong máu chuột. Lấy máu ở đuôi chuột kiểm tra dưới kính hiển vi
quang học ở độ phóng đại 10×40 sẽ thấy TMT.
Trong các phương pháp ký sinh trùng thì đây là phương pháp chuẩn có
độ nhậy cao nhất và thường được sử dụng để đánh giá các phương pháp chẩn đoán
khác. Tuy nhiên ở phương pháp này thời gian theo dõi chuột tương đối dài (30
ngày) nên gây khó khăn khi ta muốn chẩn đoán nhanh với số lượng mẫu lớn.

(nguồn Lê Ngọc Mỹ, Wicher Holland, Phạm thị Tâm, Nguyễn Thị Giang
Thanh, Đoàn hữu Hoàn (1996 - 2000) [19].
* Nhận xét chung về các phương pháp ký sinh trùng học
Theo nghiên cứu của Lê Ngọc Mỹ và các cs (1990-1991) [14], trong các
phương pháp kí sinh trùng học để chẩn đoán bệnh TMT thì phương pháp tiêm
truyền chuột bạch (MI) có độ nhậy cao nhất 75,9%; li tâm haematocrit (HCT)
64,5% rồi tới MAECT 57,5%, kiểm tra trên kính hiển vi nền đen (DG) 36%
và cuối cùng là phương pháp dung giải TMT bằng SDS 22%. Các phương
pháp ký sinh trùng học đều có đặc điểm chung là phát hiện được TMT nhưng
không triệt để, cho tỉ lệ thấp trên con vật mới nhiễm bệnh dưới 1 tháng. Chính


17

vì vậy có nhiều trường hợp trong thực tế không tìm thấy được TMT trong
máu do con vật mới nhiễm bệnh. Cho nên xu hướng ngày nay người ta
thường tập trung vào các phương pháp huyết thanh học và phương pháp sinh
học phân tử.
2.5.2. Các phương pháp huyết thanh học
Phương pháp ngưng kết trực tiếp trên phiến kính (SAT)
Phương pháp này ta lấy kháng nguyên là kháng nguyên tươi chuẩn lấy từ
chuột trắng được gây nhiễm T. evansi ở mức độ tối đa pha loãng 1/8 với dung
dịch PSG. Kháng thể chính là huyết thanh con vật cần chẩn đoán cũng pha
loãng 1/8. Trên phiến kính ta lấy một giọt kháng nguyên và một giọt huyết
thanh đã pha loãng, trộn đều rồi đậy bằng lamen chờ 5-10 phút, kiểm tra sự
ngưng kết trên kính hiển vi phóng đại 10×20 lần. Nếu các TMT chụm lại
thành đám nhỏ như hình hoa cúc thì kết qủa là dương tính, ngược lại TMT rời
rạc phân tán khắp vi trường thì kết quả là âm tính.
Đây là phương pháp được sử dụng khá nhiều cho kết quả tương đối đáng
tin cậy cho nên có thể sử dụng trong chẩn đoán đại trà, (nguồn Lương Tố Thu

(1990- 1991) [23], Phương pháp ngưng kết trên bảng (CATT - Card
Agglutination Trypanosomiasis Test).
Phương pháp ngưng kết trực tiếp giữa kháng nguyên và kháng thể trên
bảng nhựa dùng để phát hiện kháng thể lưu động có trong máu động vật
nhiễm bệnh. Kháng nguyên dùng trong phản ứng này được nhuộm bằng
Commassie Blue sau đó đem đông khô. Phương pháp này đơn giản, nhanh,
chính xác, dễ sử dụng trong chẩn đoán đại trà. (nguồn Lương Tố Thu (19901991) [23], Phương pháp LATEX (Latex Agglutination Test).
Phương pháp ngưng kết gián tiếp dùng để phát hiện kháng thể lưu động
trong máu động vật nhiễm bệnh với nguyên lý: kháng nguyên bề mặt TMT


18

được gắn lên các hạt Latex (kháng nguyên hữu hình), có nhiều điểm quyết
định tính kháng nguyên bề mặt (Epitop Surface). Còn kháng thể đặc hiệu
kháng TMT lại có nhiều điểm thụ thể (Receptor) tương ứng và đặc hiệu với
các điểm quyết định kháng nguyên. Khi kháng nguyên, kháng thể gặp nhau sẽ
xẩy ra hiện tượng ngưng kết có thể quan sát bằng mắt thường (theo Lương Tố
Thu (1990 - 1991) [23], Phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFAT
- Immunofluorescent Antibody Test).
Phương pháp dùng kháng nguyên hoặc kháng thể kháng globulin đã
được nhuộm màu bằng thuốc nhuộm huỳnh quang cho kết hợp với kháng thể
hoặc kháng nguyên thì phức hợp kháng nguyên - kháng thể sẽ phát quang khi
soi dưới kính hiển vi huỳnh quang. Thuốc nhuộm huỳnh quang thường là
Fluorescent Isothyociante có màu xanh lục hoặc Romadium màu đỏ gạch.
Đây là phương pháp huyết thanh học đặc hiệu, chính xác, có độ nhậy
cao. Điểm yếu của phản ứng này là hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan như
cường độ ánh sáng và người đọc phản ứng để đánh giá độ dương tính (theo
Touratier, L., 1999 [48].
Phương pháp ELISA (Enzyme Link Immunosorbent Assay)

Phản ứng ELISA dựa trên cơ chế miễn dịch kháng nguyên - kháng thể,
có sử dụng Enzyme và chất chỉ thị màu còn gọi là cơ chất nhằm phát hiện sự
kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể có trong phản ứng.
Nguyên lý chung
Kháng nguyên hoặc kháng thể được gắn trên đĩa nhựa (pha rắn); sau đó
cho kháng thể hoặc kháng nguyên nghi vào. Bước tiếp theo cho conjugate có
thành phần kháng nguyên của kháng thể hoặc kháng thể của kháng nguyên có
gắn Enzyme. Enzyme sẽ tác dụng với cơ chất làm xuất hiện màu của phảm
ứng và nhờ đó có sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể được phát hiện thông
qua máy đọc ELISA ở bước sóng khác nhau thuộc cơ chất đã dùng.


×