Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ÔN THI THPT QUỐC GIA 2016 (LÝ THUYẾT 6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.26 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
LỚP ÔN THI THPT QUỐC GIA 2015 – 2016
KHOA SƯ PHẠM
BÀI ÔN LÝ THUYẾT (LẦN 6)
Sưu tầm và biên soạn: Trần Văn Thanh Hoài
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nguyên tử Hidro được cấu tạo bởi ba loại hạt proton, nơtron, electron
B. Nguyên tử của nguyên tố nhóm A có 8 electron ở lớp ngoài cùng là khí hiếm
C. Trong nhân nguyên tử số hạt mang điện dương luôn bằng số hạt không mang điện
D. Số khối của nguyên tử bằng tổng khối lượng của ba loại hạt
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. SiO2 là oxit bazo, tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng
B. Axit silixic là chất ở dạng keo, tan nhiều trong nước
C. Khi sấy khô axit silixic tạo silicagen là chất hút ẩm
D. Dd đậm đặc Na2CO3 và K2CO3 được gọi là thuỷ tinh lỏng.
Câu 3: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?
A. CH3NHC2H5 và CH3CH(OH)CH3.
B. C2H5NH2 và CH3CH(OH)CH3.
C. (C2H5)2NC2H5 và CH3CH(OH)CH3.
D. CH3NHC2H5 và C2H5OH.
Câu 4: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho dd NaOH dư vào dd Ca(HCO3)2;
(2) Cho Ca vào dd Ba(HCO3)2;
(3) cho Ba vào dd H2SO4 loãng;
(4) Cho H2S vào dd FeSO4;
(5) Cho SO2 đến dư vào dd H2S
(6) Cho NaHCO3 vào dd BaCl2;
Số trường hợp xuất hiện kết tủa khi kết thúc thí nghiệm là A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
Câu 5: Cho các polime: polietilen, poli(metylmetacrilat), polibutađien, polisitiren, poli(vinylaxetat); tơ nilon-6,6;


Tơ olon. Số polime điều chế bằng phương pháp trùng hợp là
A. 7
B. 5
C. 4
D. 6
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(1) phenol có tính axit nhưng yếu hơn axit cacbonic
(2) dung dịch phenol làm đổi màu quỳ tím sang đỏ
(3) phenol có tính axit mạnh hơn etanol
(4) phenol tan tốt trong nước lạnh do tạo được liên kết hiđro với nước
(5) phenol tác dụng với HNO3/H2SO4 đặc thu được axit picric
(6) phenol tan tốt trong dung dịch NaOH.
Số phát biểu đúng là
A. 1, 2, 3, 6.
B. 1, 2, 4, 6.
C. 1, 3, 5, 6.
D. 1, 2, 5, 6.
Câu 7: . Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh.
B. Các kim loại kiềm đều có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.
C. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O) được dùng để bó bột, đúc tượng.
D. Thành phần chính của quặng đolomit là CaCO3.MgCO3.
Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(1) Thuỷ phân hoàn toàn este no, đơn chức mạch hở trong dung dịch kiềm thu được muối và ancol.
(2) Phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic với ancol (xúc tác H2SO4 đặc) là phản ứng thuận nghịch.
(3) Trong PƯ este hoá giữa axit axetic và etanol (xt H2SO4 đặc), nguyên tử O của H2O có nguồn gốc từ axit.
(4) Đốt cháy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
(5) Các axit béo là các axit cacboxylic đơn chức và có số nguyên tử cacbon chẵn.
Số phát biểu đúng là:
A. 4.

B. 3.
C. 2. D. 5.
Câu 9: X là một loại phân bón hóa học. Hòa tan X vào nước thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NaOH vào
Y rồi đun nóng có khí thoát ra và thu được dung dịch Z. Cho dung dịch AgNO3 vào Z có kết tủa màu vàng. Công
thức của X là
A. (NH4)2HPO4.
B. NH4Cl.
C. Ca(H2PO4)2.
D. (NH4)2SO4.
Câu 10: Đun nóng a mol hơi anđehit X với 3a mol khí H 2 (xúc tác Ni) một thời gian thu được một hỗn hợp khí và
hơi 3a mol Y. Hỗn hợp Y làm mất màu vừa đủ a mol Br 2 trong nước. Mặt khác a mol X tác dụng hoàn toàn với
dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 2a mol Ag. X là anđehit.
A. không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức.
B. không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức.
C. no, hai chức.
D. no, đơn chức.
Câu 11: Phản ứng nào sau đây thu được kết tủa?
A. Cho dd NaOH đặc, dư vào dd Pb(NO3)2.
B. Cho từ từ đến dư dd HCl và dd Na[Al(OH)4]
C. Sục khí H2S vào dd Pb(NO3)2.
D. Cho khí H2S vào dd FeCl2.
Câu 12: Cho các phát biểu sau: (a) Kim cương và than chì là hai dạng thù hình của cacbon.
(b) Trong PƯ với nhôm, cacbon đóng vai trò là chất khử.
(c) Than hoạt tính được dùng trong mặt nạ phòng độc. (d) Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được CuO và Fe3O4.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 13: Thực hiện các thí nghiệm sau

(a) Nhiệt phân AgNO3 (b) Nung FeS2 trong không khí
(c) Nhiệt phân KNO3
(d) Cho MgO vào CO dư nung nóng (e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4
(g) Cho Zn vào dd FeCl3 (dư) (h) Cho Fe vào dd CrCl2 (i) Cho Ba vào dd CuSO4 (dư)


Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các PƯ kết thúc là A. 3
B. 5 C. 2 D. 4
Câu 14: Trường hợp nào sau đây không thu được muối sắt (III)
A. Cho kim loại Fe vào dd H2SO4 đặc, nóng, dư.
B. Cho kim loại Fe vào dd CuSO4 dư.
C. Cho kim loại Fe vào dd AgNO3 dư.
D. Cho kim loại Fe vào dd HNO3 loãng, dư.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit cacboxylic X no, mạch hở thu được a mol H2O. Mặt khác, cho a mol X
tác dụng với NaHCO3 dư thu được 2a mol CO2. Tổng số nguyên tử có trong phân tử X là
A. 5.
B. 8.
C. 6.
D. 7.
Câu 16: Dãy gồm các chất tạo ra C2H5OH bằng một phản ứng là:
A. C2H2. C2H4, C2H5COOCH3, CH3CHO.
B. C2H4, C2H5COOCH3, CH3CHO, glucozo.
C. C2H4, CH3CHO, CH3COOC2H5, glucozo.
D. C2H4, CH3CHO, C2H5COOCH3, tinh bột.
Câu 17: Cho các chất: FeCO3, Fe3O4, FeS, Fe(OH)2. Nếu hòa tan cùng số mol mỗi chất vào dd H 2SO4 đặc, nóng
(dư) thì chất tạo ra số mol khí lớn nhất là
A. Fe3O4
B. Fe(OH)2 C. FeS
D. FeCO3
Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hóa: (a) C3H4O2 +NaOH → X + Y

(b) X + H2SO4 (loãng) → Z + T
(c) Z + dd AgNO3/NH3 (dư) → E + Ag + NH4NO3
(d) Y + dd AgNO3/NH3 (dư) → F + Ag + NH4NO3 Chất E và chất F theo thứ tự là
A. (NH4)2CO3 và CH3COOH.
B. (NH4)2CO3 và CH3COONH4.
C. HCOONH4 và CH3CHO.
D. HCOONH4 và CH3COONH4
Câu 19: Cho các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4, (NH4)CO3. Số chất trong dãy vừa phản ứng
được với dd HCl, vừa phản ứng được với dd NaOH là A. 3.
B. 5.
C. 4. D. 6
Câu 20: Có 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn:
- X tác dụng với HCl, không tác dụng với NaOH và HNO3 đặc, nguội.
- Y tác dụng được với HCl và HNO3 đặc nguội, không tác dụng với NaOH.
- Z tác dụng được với HCl và NaOH, không tác dụng với HNO3 đặc nguội. Vậy X, Y, Z lần lượt là
A. Fe, Al, Mg
B. Zn, Mg, Al
C. Fe, Mg, Zn
D. Fe, Mg, Al
Câu 21: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm MgO, Zn(OH)2, Al, FeCO3, Cu(OH)2, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư, sau
phản ứng thu được dung dịch X. Cho vào dung dịch X một lượng Ba(OH) 2 dư thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí
đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn Z, sau đó dẫn luồng khí CO dư (ở nhiệt độ cao) từ từ đi qua Z đến khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn G. Trong G chứa
A. MgO, BaSO4, Fe, Cu.
B. BaO, Fe, Cu, Mg, Al2O3.
C. BaSO4, MgO, Zn, Fe, Cu.
D. MgO, BaSO4, Fe, Cu, ZnO.
Câu 22: Trong các pư sau:
(a) propin + H2, xúc tác Ni, t 0; (b) axetilen + dd AgNO 3/NH3; (c) axetilen + H2, xúc tác Pd/PbCO 3,t0;
(d) propilen + dd HBr; (e) butađien + Br 2/CCl4 ở - 400C;

(g) axetilen + dd HCl;
(h) glucozo + H2, xúc tác Ni, t0; ; (i) glixerol + Cu(OH) 2. (k) etilen + H2O, xúc tác H+, t0;
(l) phenol + dd Br2
Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là:
A. 5
B. 8
C. 7
D. 6
Câu 23: Nhận xét nào sau đây sai?
A. Các dung dịch Glyxin, Alanin, Lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.
B. Liên kết peptit là liên kết tạo ra giữa hai đơn vị α-aminoaxit.
C. Cho Cu(OH)2 trong môi trường kiềm vào dung dịch protein sẽ xuất hiện màu tím xanh.
D. Polipeptit kém bền trong môi trường axit và môi trường bazơ.
to
to
Câu 24: Cho sơ đồ pứ: Y(C4H8O2) + NaOH
A1 + A2
A2 + CuO
Z.
Biết Z không tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo của Y là
A. HCOOC2H5.
B. HCOOCH(CH3)2.
C. CH3COOC2H5.
D. C2H5COOCH3.
Câu 25: Cho các chất có công thức sau: CH 3-CH=CH-Cl (1); Cl-CH2-CH=CH-CH3 (2); CH3-C(CH3)=CH-COOH
(3); CH2=C(CH3)-COOH (4); CH3-CCl=CH-COOH (5). Hãy cho biết những chất nào có đồng phân hình học?
A. (1) (2) (3)
B. (1) (2) (4)
C. (2) (3) (4)
D. (1) (2) (5)

Câu 26: Este X có CTPT C4H6O2. Thủy phân hoàn toàn X bằng dd NaOH, thu được dd Y chứa hai chất đều có khả
năng tham gia phản ứng tráng bạc. Chất X có công thức cấu tạo nào dưới đây?
A. HCOO-CH=CH-CH3. B. HCOO-CH2-CH=CH2. C. CH2=CH-COO-CH3. D. CH3-COO-CH=CH2.
Câu 27: Số liên kết σ (xích ma) có trong một phân tử propen là
A. 10.
B. 7.
C. 8.
D. 6.
Câu 28: Dung dịch nào sau đây khi tác dụng với dung dịch NaHSO4 có kết tủa và khí thoát ra ?
A. CaCl2.
B. Ba(NO3)2.
C. NH4HCO3.
D. Ba(HCO3)2.
2n+1
Câu 29: X là nguyên tố mà nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là np , Y là nguyên tố mà đồng vị phổ biến
nhất của nó trong tự nhiên chỉ được cấu tạo từ 2 loại hạt cơ bản, R là hợp chất được tạo bởi X và Y. Trong số các phát
biểu sau
1, Nguyên tử X và Y ở trạng thái cơ bản đều có 1 electron độc thân.


2, X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn.
3, Đơn chất của X và Y đều là chất khí ở điều kiện thường.
4, Hợp chất của Y với O và của Y với X (R) đều có liên kết Hiđro liên phân tử.
5, R là chất lỏng, rất độc và tan vô hạn trong nước thành dung dịch axit.
6, R có thể điều chế được bằng phương pháp sunfat.
7, Đơn chất của X có thể điều chế bằng cách điện phân dung dịch (có màng ngăn) muối của X với Na.
Số phát biểu đúng là
A. 6
B. 3
C. 4

D. 5
Câu 30:Cho các dung dịch sau tác dụng với nhau từng đôi một ở nhiệt độ thường: BaCl 2; NaHCO3;
Na2CO3; NaHSO4. Số phản ứng xảy ra là
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 31:Cho các thí nghiệm sau:
1) Đun sôi dd gồm các muối NaHCO3 và CaCl2
2) Nhỏ dd AlCl3 tới dư vào dd NaOH
3) Sục khí CO2 tới dư vào dd NaAlO2
4) Nhỏ dd NH3 tới dư vào dd AlCl3
5) Sục khí CO2 tới dư vào dd Ba(OH)2
6) Nhỏ dd KOH tới dư vào dd MgSO4
Sau khí kết thúc thí nghiệm, số trường hợp có kết tủa là
A. 5.
B. 6 C. 4 D. 3
Câu 32:Trong các chất có CTPT CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H12, C6H14, C7H16 và C8H18, số chất khi tác dụng với Cl2
có chiếu sáng chỉ thu được 1 dẫn xuất monoclo duy nhất là A. 4
B. 3 C. 6
D. 7
Câu 33:Axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) tác dụng với chất X có xúc tác H2SO4 tạo ra metyl salixylat dùng làm
thuốc xoa bóp, còn tác dụng với chất Y tạo ra axit axetyl salixylic (aspirin) dùng làm thuốc cảm. Các chất X và Y là
A. Metan và anhiđrit axetic
B. metan và axit axetic.
C. Metanol và anhiđrit axetic
D. metanol và axit axetic
Câu 34: Cho thí nghiệm sau: (1) Nung nóng hỗn hợp thuốc nổ đen (KNO3, C, S).
(2) Nung nóng hỗn hợp (NH4Cl và NaNO2). (3) Nung nóng Fe(NO3)2. (4) Cho H2O2 tác dụng với KI.
(5) Cho O3 tác dụng với Ag. (6) Đốt cháy Ag2S trong không khí. (7) Cho NH3 đi qua CuO nóng đỏ.

(8) Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ.
(9) Nung nóng hỗn hợp Al và Cr2O3.
Số thí nghiệm có tạo thành đơn chất là
A. 8.
B. 6.
C. 7.
D. 9.
Câu 35:Cho các dd: C6H5NH2 (amilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số
dd có thể làm đổi màu phenolphtalein là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 36:Cho dãy các chất: SiO 2, Si, Al, CuO, KClO 3, CO2, H2O. Số chất trong dãy oxi hóa được C (các phản ứng
xảy ra trong điều kiện thích hợp) là
A. 7.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Câu 37:Cho các phát biểu sau: (1) Trong công nghiệp, glixerol được dùng để sản xuất chất béo.
(2) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
(3) Để khử mùi tanh của cá (do các amin có mùi gây ra) người ta thường dùng dung dịch giấm ăn.
(4) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
(5) Cả xenlulozơ và amilozơ đều được dùng để sản xuất tơ sợi dệt vải.
(6) Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.
(7) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím hoặc đỏ tím.
Sô phát biểu đúng là
A. 3
B. 5
C. 6

D. 4
Câu 38: Cho các muối: KCl, NH4NO3, CH3COOK, Al2(SO4)3, Na2HPO3, BaCO3, NaHSO3. Số muối trung hoà là
A. 6.
B. 5.
C. 7.
D. 4.
Câu 39:Cho các phát biểu sau:
a, Ion kim loại có tính oxi hóa càng mạnh thì kim loại đó có tính khử càng yếu.
b, Kim loại tan trong nước thì oxit và hiđroxit của kim loại đó cũng tan trong nước.
c, Ion của các kim loại đứng trước trong dãy điện hóa có thể oxi hóa được kim loại đứng sau.
d, Trong một chu kỳ các nguyên tử kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn phi kim.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 1 D. 2
Câu 40:Cho các chất sau: phenol, khí sunfurơ, toluen, ancol benzylic, isopren, axit metacrylic, vinyl
axetat, phenyl amin, axit benzoic. Số chất phản ứng được với dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường là
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 41: Cho các PƯHH sau (1) Al2O3 + dd NaOH
(2) Al4C3 + H2O (3) dd Na[Al(OH)4 + CO2
(4) dd AlCl3 + dd Na2CO3
(5) dd AlCl3 + dd NH3
(6) Al + dd NaOH
Số phản ứng có sự tạo thành Al(OH)3 là
A. 4
B. 3 C. 2 D. 5
Câu 42: Phenol phản ứng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau (điều kiện phản ứng coi như có

đủ): H2, Na, NaOH, Na2CO3, NaHCO3, HNO3, HBr, HCHO?
A. 5
B. 4
C. 6 D. 7
Câu 43: Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Vật liệu compozit, nano, quang điện tử là những vật liệu mới có nhiều tính năng đặc biệt.
B. Khí SO2, NO2 gây mưa axit; khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính; còn chất C.F.C gây thủng tầng ozon.
C. Các chất: penixilin, amphetamin, erythromixin thuộc loại thuốc kháng sinh, còn: seduxen, moocphin, ampixilin
thuộc loại chất gây nghiện.


D. Việc sử dụng các chất: Fomon, ure, hàn the, phân đạm trong bảo quản và chế biến thực phẩm là vi phạm vệ sinh
an toàn thực phẩm.
Câu 44:Cho 4 kim loại Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO 4, AgNO3, CuCl2, Al2(SO4)3. Kim loại khử được cả
4 dung dịch muối đã cho là
A. Fe.
B. Mg.
C. Al.
D. Cu.
Câu 45:Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ.
B. Chì (Pb) có ứng dụng để chế tạothiết bịngăncản tia phóng xạ.
C. Kẽm có ứng dụng để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép.
D. Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng.

→ 2NH3 (k) ; ∆H < 0 xảy ra trong bình kín. Nhận xét sai là
Câu 46: Cho CB: N2 (k) + 3H2 (k) ¬


A. Khi cho thêm xúc tác Fe2O3 thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 không đổi.

B. Khi tăng nồng độ H2 thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng.
C. Khi tăng áp suất chung của hệ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng.
D. Khi tăng nhiệt độ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng.
Câu 47: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3
B. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2
C. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2
D. Sục khí O2 vào dung dịch HBr.
Câu 48: Chất hữu cơ X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử C 7H6Cl2.Thủy phân X trong dung dịch NaOH
đặc,ở nhiệt độ cao và áp suất cao thì thu được sản phẩm có công thức C 7H7O2Na.Hãy cho biết X có bao nhiêu công
thức cấu tạo phù hợp
A. 4
B. 2
C. 3 D. 1.
Câu 49: Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl 3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3, (6)
hỗn hợp gồm KHSO4 và KNO3, (7) hỗn hợp gồm NaHCO3 và NaNO3. Số dung dịch phản ứng được với kim loại Cu
là: A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn m(g) một ester mạch hở X(C nH2n – 4O2) thu được V lít CO2 (đkc) và x(g) H2O.Biểu thức
liên hệ giữa m với V, x là?
7
7
7
9
A. m = (2,5V − .x)
B. m = (1,25V + .x)
C. m = (1,25V − .x)
D. m = (1,25V − .x)

9
9
9
7
Câu 51:Cho các PƯ sau đây:
(1) H2S + SO2
(2) PbS + O3
(3) Na2S2O3 + dd H2SO4(loãng)
(4) SiO2 + dd HF
(5) ZnO + dd NaOH
(6) Nung hỗn hợp CaO và C trong lò điện
Số phản ứng làm thay đổi số Oxi hóa là?
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 52: Cho các phát biểu sau đây
(1) Khi đốt cháy hoàn toàn CxHyNz thì luôn có : nO2(pư) = nCO2 + ½ nH2O.
(2) Ankin là hydrocacbon không no có một liên kết ba (C ≡ C) trong phân tử
(3) Đốt cháy chất hữu cơ cho được số mol H2O > số mol CO2 thì chất đó là CnH2n + 2
(4) Toluen làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng.
(5) Liên kết O-H ở ancol etylic phân cực hơn liên kết O-H ở phenol.
(6) Để điều chế CH2=CH-OH ta cho C2H2 tác dụng với HOH có xúc tác thích hợp.
(7) Phenol là hợp chất chứa nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử Cacbon lai hóa sp2.
Có bao nhiêu phát biểu đúng ?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 53: Cho các phát biểu: (1) Tất cả các andehyt đều có cả tính oxi hóa và tính khử.

(2) Tất cảc các acid cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng gương.
(3) Phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid là phản ứng thuận nghịch.
(4) Tất cả các ancol no,đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2.
Phát biểu đúng là
A. (1) và (2).
B. (1) và (3).
C. (3) và (4).
D. (2) và (4).
Câu 54:Số hóa chất mà bình làm bằng nhôm không thể chứa được trong các hóa chất cho sau: NaOH, Ca(OH) 2,
Na2CO3, NaCl, Na2SO4, NH4Cl, HCl, NaHSO4.
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 7.
Câu 55:Ngâm một lá Niken trong các dung dịch loãng của các muối sau: MgCl 2, NaCl, Cu(NO3)2, AlCl3, ZnCl2,
Pb(NO3)2. Niken sẽ khử được các muối
A. AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2.
B. MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2
C. AlCl3, MgCl2, Pb(NO3)2
D. Cu(NO3)2, Pb(NO3)2.
Câu 56: Cho suất điện động chuẩn Eo của các pin điện hoá: Eo(Cu-X) = 0,46V; Eo(Y-Cu) = 1,1V; Eo(Z-Cu) =
0,47V (X, Y, Z là ba kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là
A. Z, Y, Cu, X.
B. X, Cu, Y, Z.
C. X, Cu, Z, Y.
D. Y, Z, Cu, X.
Câu 57: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dd Cr 2(SO4)3 và 6 giọt dd NaOH 2M. Ly tâm, gạn bỏ dd, còn lại kết tủa tiếp tục
cho từ từ dd NaOH 2M đến dư. Sau đó cho tiếp 5 giọt H2O2 đun nóng thì hiện tượng xảy ra là
A. kết tủa tan dần, dung dịch có màu vàng
B. kết tủa tan dần, dung dịch có màu da cam

C. kết tủa không tan, dung dịch có màu vàng
D. kết tủa không tan, dung dịch có màu da cam


Câu 58: Trong phương pháp thuỷ luyện dùng điều chế Ag từ quặng chứa Ag2S, cần dùng thêm
A. dd HCl đặc và Zn.
B. dd H2SO4 đặc, nóng và Zn. C. dd HNO3 đặc và Zn.
D. dd NaCN và Zn.
Câu 59: Trong số các polime: tơ nhện, xenlulozơ, sợi capron, nhựa PPF, poli isopren, len lông cừu, polivinilaxetat,
số chất không bị đeplolyme hóa khi tiếp xúc với dung dịch kiềm là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 60: Một trong những ưu điểm của chất giặt rửa tổng hợp so với xà phòng khi dùng để làm sạch các vết dơ trên
quần áo là
A. tác dụng tẩy trắng mạnh hơn xà phòng
B. có thể dùng chung với nước cứng
C. tạo ra mùi thơm hơn trên quần áo
D. chất giặt rửa có thể bám lâu trên quần áo hơn.
Hóa học! Sự kết hợp giữa khoa học, nghệ thuật và bất ngờ!



×