Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

phân tích 4 câu đầu trích đoạn chí khí anh hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.71 KB, 2 trang )

#4 câu đầu bài chí khí anh hùng :
Truyện Kiều là truyện thơ kinh điển trong nền văn học Việt Nam. Nó xuất sắc không chỉ bởi ngôn
ngữ nghệ thuật, mà còn nhờ ý nghĩa nội dung độc đáo, sâu sắc. Qua đó, Nguyễn Du đã phản ánh
hiện thực xã hội phong kiến đương thời – xã hội phong kiến cổ hủ, thối nát đã vùi dập ông – hay
nàng Kiều và vô vàn những số phận tài hoa khác. Chính vì vậy Truyện Kiều thấm đẫm tinh thần
nhân đạo. Việc đưa Từ Hải vào như một nét sáng tạo trong cốt truyện, để Nguyễn Du đã làm sáng
lên hình ảnh của những bậc anh hùng thời bấy giờ - con người tài năng và ý chí san phẳng mọi bất
bình, vươn lên bởi nghĩa khí và tài năng cá nhân. Hình ảnh nhân vật Từ Hải được thể hiện rõ nét
nhất qua đoạn trích Chí khí anh hùng.
Rơi vào lầu xanh lần thứ 2, Kiều gặp Từ Hải và được cứu vớt ra khỏi cuộc sống tủi nhục. Hai
người đến với nhau bởi sự hòa hợp về tâm hồn, để rồi :
“ Trai anh hùng gài thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng“
Từ Hải có tâm hồn cao thượng và đậm chất thơ, nhưng chàng mang cốt cách của một kẻ ngang
tàng hào phóng, tình cảm và lí tưởng thông snhât schứ không đồng nhất, bởi vậy mà:
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”
Người đời nói rằng anh hùng chí ở bốn phương, Nguyễn Công Trứ lại có câu ‘Chí làm trai
nam bắc đông tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể’.
Có lẽ chính chế độ phong kiến đã tách Từ Hải ra khỏi Kiều – bởi chính chế độ ấy đã đem tư tưởng
nam nhi áp đặt lên đầu chàng. Nhưng cũng chính tư tưởng ấy khiến chàng bảo vệ nàng, tạo nên
nét riêng của chàng.
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”
Trong xã hội phong kiến,đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa trời đất cao rộng.Tác giả
dùng từ “trượng phu” để chỉ Từ Hải (đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này).”Trượng phu” nghĩa
là người đàn ông có chí khí lớn.Từ “thoắt” nghĩa là nhanh chóng trong khoảng khắc bất ngờ.Đó là
cách xử sự bất thường,dứt khoát của Từ Hải.Nếu là người không có chí khí,không có bản lĩnh thì
trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng nàn người ta dễ quên những việc khác.Nhưng Từ Hải thì
khác,ngay khi đang hạnh phúc,chàng “thoắt” nhờ đến mục đích,chí hướng của đời mình .Tất nhiên
chí khí đó phù hợp với bản chất của Từ Hải,hơn nữa,Từ Hải nghĩ thực hiện được chí lớn thì mới


xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thúy Kiều dành cho mình. Có thể nói trong đoạn
trích này, Nguyễn Du đã xây dựng một hình tượng nhân vật Từ Hải hoàn toàn mới so với hình
tượng nhân vật này trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, ở “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du, hình tượng Từ Hải giống như một tướng cướp đã bị lược bỏ, thay vào đó là một hình
tượng Từ Hải như một vị anh hùng tuyệt đẹp, phi thường. Hình tượng này là sự hợp nhất của hình
tượng nhân vật có tính ước lệ – là nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du và hình
tượng con người vũ trụ với nét vĩ đại, lớn lao. Chàng đã chuẩn bị sẵn tinh thần để không lưu luyến,
bịn rịn, vì chàng là một nam tử hán, ‘nam nhân thà rơi máu chứ không rơi lệ’. Chí khí ấy, thật
đáng nể phục biết bao… Nhưng chính vì nó mà Kiều và Từ H ải phải rời xa nhau khi tình yêu đang
nồng thắm, cũng có nghĩa là chính xã hội phong ki ến và nh ững t ư t ưởng cũ đã l ấy đi h ạnh phúc
lứa đôi của nàng.


“Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.”
Từ Hải nhìn ra xa… Cái nhìn của chàng không phải là trông hay nhìn bình thường mà là “trông
vời” - cái nhìn ẩn chứa sự sáng suốt và suy nghĩ phi thường. Không gian xung quanh – rộng lớn,
bao la, khoáng đạt, mênh mang đến cùng trời cuối bể – như khắc họa thêm vào bóng lưng quyết
liệt, dứt khoát của chàng. Chàng như hòa vào với trời đất, chàng như trở nên khổng lồ – vì ý chí
và hoài bão – vươn đến tận vũ trụ xa xôi. Nếu “Lòng bốn phương” là hình ảnh tượng trưng, ước lệ
cho chí nguyện lập công danh, sự nghiệp của Từ Hải thì hình ảnh “trời bể mênh mang” cũng mang
ý nghĩa tương tự như vậy. Chúng như một sự ước lệ tạo nên một tầm vóc lớn lao, phi thường cho
Từ Hải., Hình ảnh “thanh gươm yên ngựa” rồi phong thái “lên đ ường th ẳng rong” cho ta th ấy
được sự ung dung của người anh hùng ấy, ngay c ả khi Thúy Ki ều b ịn r ịn. Tác gi ả d ựng lên hình
ảnh”Thanh gươm yên ngựa thẳng rong” rồi mới để cho T ừ H ải và Thúy Ki ều nói l ời ti ễn bi ệt. Có
lẽ, Từ Hải đã lên ngựa mới nói lời chia tay với Thúy Ki ều. Có th ể th ấy, cu ộc chia tay này khác
hẳn khi Kiều phải xa Kim Trọng hay Thúc Sinh. Ki ều tiễn biệt Kim Trọng là bi ết ng ười yêu v ề
quê hộ tang chú, có sự nhớ nhung của kẻ đang yêu say đ ắm mà ph ải xa cách. Chia tay Thúc Sinh
để chàng về quê xin phép vợ cho lấy Kiều làm l ẽ dù hi vọng r ất mong manh b ởi hai ng ười bi ết
tính của Hoạn Thư. Còn chia tay Từ Hải là chia tay ng ười anh hùng đ ể chàng th ỏa chí v ẫy vùng

bốn biển. Tính chất, hoàn cảnh, tâm trạng, thái độ của ba cuộc chia tay này khác h ẳn nhau…
Hình ảnh Từ Hải tuy đ ược l ấy ra trong l ịch s ử, trong văn h ọc Trung Qu ốc, v ốn là m ột
rướng cướp. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, chàng đã tr ở thành con ng ừoi mang t ầm vóc
lớn lao của xã hội, đồng thời là nhân vật Nguy ễn Du trân trọng và g ửi g ắm bi ết bao khao khát
thiết tha của mình về chí lớn, về công bằng, lẽ ph ải, sự t ự do, phóng khoáng phá b ỏ nh ững h ủ
tục phong kiến. Từ Hải như một đại bàng lớn vỗ cánh làm xáo động trời đ ất!
Người ta nói vết thương da thịt dù nặng nhưng dễ chữa, vết thương lòng cứ âm ỉ đau rất
khó chữa bởi vì đâu ai nhìn thấy nó. Bao nhiêu năm lưu lạc, Kiều đã chịu không ít những vết
thương lòng từ chuyện bán mình chuộc cha, rơi vào nhà chứa, bị lừa gạt, đánh đập, bị hành hạ sỉ
nhục đến nỗi đau lạc lõng xứ lạ quê người đau đáu nhớ người thân....Và chính Từ Hải đã nhìn ra
nỗi đau đó, chia sẻ với nàng… Và Từ Hải rất yeu thương Thúy Kiều. Tuy vậy, chàng vẫn dứt áo ra
đi, bởi con người này không còn là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của
đất trời, của bốn phương.
Sau đó, Từ Hải đã làm nên sự nghi ệp anh hùng nh ưng vì Ki ều mà b ị ch ết đ ứng. Chàng tuy
không được làm vua, nhưng chí khí anh hùng của chàng đã khi ến m ọi ng ười đ ều n ể ph ục. Cũng
nhờ chí khí ấy mà non một thế kỉ, rất nhi ều cuộc khởi nghĩa oanh li ệt n ổ ra, nh ư là kh ởi nghĩa
Tây Sơn…. Hình ảnh Từ Hải sống mãi trong lòng những ng ười yêu th ơ văn, yêu Truy ện Ki ều, và
cả trong lòng những con người Việt Nam – mang trong mình dòng máu anh hùng!

.



×