Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp tiếp tục nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục tại tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.24 KB, 25 trang )

UBND TỈNH PHÚ YÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TẠI TỈNH PHÚ YÊN

Người thực hiệ n: Nguyễn Văn Tá
Phú Yên, tháng 4 năm 2013.

1


MỤC LỤC
Trang bìa………………………………………………………………………….1
Mục lục…………………………………………………………………………...2
1.Tóm tắt………………………………………………………………………….3
2. Giới thiệu ……………………………………………………………………...4
3. Phương pháp …………………………………………………………………..7
4. Phân tích dữ liệu ……………………………………………………………….8
5. Kết luận ……………………………………………………………………….13
6. Tài liệu tham khảo …………………………………………………………….15
7. Phụ lục …………………………………………………………………….......16

2


1. TÓM TẮT
Công nghệ thông tin (CNTT) theo trang từ điển mở Wikipedia: “ là ngành sử


dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền,
và thu thập thông tin.” .
Theo từ điển Larouse thì: “ CNTT là Thuật ngữ chỉ chung cho tập hợp các
ngành khoa học và công nghệ liên quan đến khái niệm thông tin và các quá trình xử
lí thông tin. Theo nghĩa đó, CNTT cung cấp cho chúng ta các quan điểm, phương
pháp khoa học, các phương tiện, công cụ và giải pháp kĩ thuật hiện đại chủ yếu là
các máy tính và phương tiện truyền thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có
hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã
hội, văn hoá của con người".
Ở Việt Nam, theo Nghị quyết số 49/NQ/CP, ngày 04/8/1993 của Chính phủ: “
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ
chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong
phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.”.
Bước vào thế kỷ XXI, khoa học công nghệ thông tin có những bước phát
triển rất nhanh và được ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, đem lại
những lợi ích to lớn cho loài người. Trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ thông tin
cũng đã được ứng dụng trong giảng dạy, học tập và quản lý đã góp phần không nho
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong những năm qua, ngành giáo dục Phú Yên đã đầu tư kinh phí để mua sắm
thiết bị và các phần mềm ứng dụng; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục. Kết quả bước đầu cho thấy công
tác quản lý có nhiều tiến bộ, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao chất
lượng giáo dục. Song so với yêu cầu vẫn còn một số mặt yếu kém cần phải tiếp tục
nghiên cứu, tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý của ngành.
Đầu năm học 2012-2013, chúng tôi đã đưa ra 5 giải pháp (được nêu ở phần Quy
trình nghiên cứu), tuy giải pháp không có gì là sáng kiến nhưng trong từng giải
pháp có biện pháp mới; chính điều này đã góp phần làm cho việc thực hiện giải
pháp đó đem lại hiệu quả, chất lượng cao hơn trong việc thực hiện ứng dụng CNTT

ở các trương học và cán bộ quản lí (CBQL) trong ngành.
Để chứng minh 5 giải pháp nêu ra có hiệu quả, chất lượng cao hơn trong việc
thực hiện ứng dụng CNTT ở các trương học và CBQL trong ngành, chúng tôi đã tổ
chức thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu qua kiểm tra xác xuất 15 CBQL bằng
phương pháp thống kê toán học. Cụ thể, sử dụng các công thức:
- Giá trị trung bình: Average(number1, number2…);
3


- Độ lệch chuẩn: Stdev(number1, number2…);
- T-test phụ thuộc để so sánh kết quả ở hai thời điểm khác nhau của cùng
một nhóm đối tượng: p = T-test(array1, array2, array3, tail, type).
- Mức độ ảnh hưởng sau tác động (giá trị trung bình chuẩn):
SMD = (AverageN1- averageN2)/StdevN2
2. GIỚI THIỆU
2.1.Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong quản lí giáo dục tại Phú Yên
Để làm đầu mối triển khai ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục, Sở Giáo
dục và Đào tạo ( GD-ĐT) đã tham mưu cho UBND Tỉnh thành lập phòng Khoa
học và công nghệ thông tin trực thuộc Giám đốc Sở. Ở các Phòng Giáo dục và các
trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trung tâm
giáo dục thường xuyên đều có một cán bộ hoặc giáo viên kiêm nhiệm phụ trách
ứng dụng CNTT có trình độ đại học về CNTT .
Sở GD-ĐT chủ động phối hợp với Chi nhánh Viettel, VNPT tại Tỉnh triển
khai kết nối Internet băng thông rộng ADSL miễn phí đến các cơ sở giáo dục mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, các phòng giáo dục và đào
tạo, các trung tâm giáo dục thường xuyên .
Sở đã xây dựng trang thông tin điện tử của ngành đưa vào hoạt động từ năm
2009 (www. phuyen.edu.vn) và phát triển hệ thống e-mail quản lý giáo dục có tên
miền @phuyen.edu.vn trong toàn ngành và quy định tất cả cán bộ, giáo viên trong
toàn ngành đều có địa chỉ e-mail riêng với tên miền @phuyen.edu.vn. Hiện nay tất

cả các phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường trực thuộc Sở đều có website
riêng; khoảng 60% các trường trực thuộc Phòng Giáo dục – Đào tạo đã có website
riêng.
Sở GD-ĐT chỉ đạo và tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên các môn học triển
khai tích hợp, lồng ghép việc ứng dụng CNTT vào quá trình đổi mới phương pháp
dạy học tất cả các môn học; bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý về ứng dụng
CNTT vào quá trình đổi mới quản lý từ Sở, Phòng đến các cơ sở giáo dục trong
Tỉnh.
Sở GD-ĐT đã ứng dụng CNTT trong công tác điều hành và quản lý
hành chính tại cơ quan Sở và các trường học như:
- Triển khai ứng dụng văn phòng điện tử (E.office) trong cơ quan Sở; thực
hiện việc chuyển phát công văn, tài liệu qua mạng điện tử; kết nối thông tin và điều
hành bằng văn bản điện tử giữa Sở, Phòng và các cơ sở giáo dục, giữa Sở và Bộ;
triển khai hệ thống thông tin quản lý giáo dục, thống kê giáo dục, ứng dụng phần
mềm quản lý thư viện, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý nhân sự,
4


quản lý thi tốt nghiệp, tuyển sinh, quản lý học sinh, quản lý , hỗ trợ xếp thời khóa
biểu cho các trường...
- Sở cũng đã triển khai cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông tham gia dự thi Olimpic tiếng Anh, Olimpic Toán qua mạng Internet.
Trong những năm qua, với việc đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT vào
quản lý, giảng dạy, ngành giáo dục và đào tạo Phú Yên đã đạt những kết quả bước
đầu đáng ghi nhận. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến theo chiều hướng
tích cực, công tác quản lý, điều hành của ngành đạt hiệu quả hơn, đội ngũ cán bộ
quản lý, giáo viên và học sinh từng bước tiếp cận với các phương pháp giáo dục
hiện đại với sự hỗ trợ đắc lực của CNTT. Việc ứng dụng CNTT vào giáo dục đào
tạo, đặc biệt ứng dụng vào công tác quản lý giáo dục là một hướng đi đúng đắn và
cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Song để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước
nhà theo Kết luận hội nghị lần thứ 6 của BCH Trung ương Đảng khóa XI việc ứng
dụng CNTT trong quản lý giáo dục của Tỉnh nhà còn nhiều hạn chế:
- Còn một bộ phận cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng
của việc ứng dụng CNTT, chưa có đủ trình độ, năng lực và thói quen ứng dụng
CNTT, chưa bắt kịp với yêu cầu làm việc khoa học của hệ thống thông tin điện tử
trong các cơ quan hành chính nhà nước, chưa thực sự coi CNTT là phương tiện chủ
lực trong quản lý; chưa thực sự chú trọng ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác, đổi mới lề lối làm việc, tăng cường hiệu quả công việc. Vì vậy
mà nhiều công văn, tài liệu chuyển qua thư điện tử, văn phòng điện tử đều không
được xử lí kịp thời; hoặc có nhiều văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo từ trung ương
đến địa phương, của ngành luôn có trên mạng nhưng lãnh đạo các đơn vị không
biết cách tìm kiếm, khai thác sử dụng, dẫn đến việc làm sai quy định; nhiều phần
mềm quản lý được trang bị nhưng sử dụng không hiệu quả vì không thường xuyên
cập nhật dữ liệu…; chưa bố trí các nguồn kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng cho
CNTT; chưa đặt mạnh vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ trong lĩnh vực
CNTT; chưa thể hiện rõ vai trò “đầu tàu” của mình trong ứng dụng CNTT.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng CNTT chưa đầy
đủ và đồng bộ; chưa trang bị đầy đủ hoặc nâng cấp các phần mềm quản lý; phần
lớn sử dụng các phần mềm miễn phí nên chất lượng không bảo đảm.
- Chưa triển khai được các hội nghị, hội thảo, tập huấn trực tuyến qua mạng
Internet để giảm bớt thời gian và chi phí đi lại. Chưa triển khai thí điểm việc giảng
dạy những bài giảng mẫu qua mạng; sử dụng các phần mềm quản lý, dạy học và
khai thác thông tin trên mạng để phục vụ giảng dạy còn hạn chế.
- Văn phòng điện tử mới dừng lại trong nội bộ cơ quan Sở, chưa triển khai
rộng khắp trong toàn ngành nên việc nắm bắt thông tin và chỉ đạo đôi lúc chưa kịp
thời.
5



- Trang thông tin điện tử của Sở và các đơn vị tuy đã được xây dựng, đưa
vào hoạt động nhưng nội dung chưa phong phú, phản ảnh thông tin chưa kịp thời
và đầy đủ, một số chuyên mục chưa có nội dung.
- Vẫn còn một số cơ sở giáo dục chưa có trang thông tin điện tử; một số cán
bộ, giáo viên chưa xác lập địa chỉ thư điện tử có tên miền @phuyen.edu.vn chưa
quen giao dịch bằng thư điện tử, thậm chí có người đã có địa chỉ thư điện tử nhưng
cả năm không mở ra xem có ai gửi thư cho mình không và cũng có người không
biết viết và gửi một thư điện tử bắt đầu từ đâu; chưa có thói quen nghiên cứu thông
tin trên mạng Internet để vận dụng vào giảng dạy và quản lý. Tuy nhiên, việc sử
dụng thư điện tử trong công tác trao đổi thông tin còn hạn chế.
- Một số phần mềm quản lý triển khai không đồng bộ, nên việc kết nối, tổng
hợp chưa đảm bảo độ chính xác như phần mềm quản lý nhân sự, cơ sở vật chất, tài
chính, kế toán. Phần mềm quản lý học sinh triển khai còn hạn chế nên phụ huynh
học sinh chưa theo dõi được kết quả học tập, rèn luyện của con em mình qua mạng
Internet.
Những hạn chế trên đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác quản
lý, điều hành trong nội bộ ngành. Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo sớm có giải pháp
để khắc phục, kịp thời đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý của
ngành, góp phần thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục
nước nhà của Đảng và Nhà nước trên địa bàn Tỉnh.
2.2. Lí do chọn đề tài.
Xuất phát từ thực trạng trên và khắc phục những hạn chế, yếu kém nhằm đưa
ứng dụng CNTT vào quản lí giáo dục của tỉnh nhà mạnh có chất lượng, hiệu quả
hơn, ngay từ đầu năm học 2012-2013 chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Một sô
biện pháp tiếp tục nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý giáo dục tại tỉnh Phú Yên”.
2.3. Một số văn bản liên quan làm căn cứ để thực hiện đề tài.
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về Ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Quyết định số 1605/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt

Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015;
- Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg, ngày 03/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà
nước;
- Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT, ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành
giáo dục giai đoạn 2008-2012;
6


- Công văn số 9772/BGDĐT- CNTT, ngày 20 /10/2008 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về hướng dẫn thực hiên nhiệm vụ CNTT năm học 2008-2009 và Chỉ thị số
3398/CT-BGDĐT, ngày 12 tháng 8 năm 2011 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm
học 2011-2012;
- Công văn số 4987/BGDĐT-CNTT, ngày 02/ 8/ 2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012-2013;
- Thông tư số 53/2012/TT-BGDDT, ngày 20/12/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử
tại các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về Ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Quyết định số 1605/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt
Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015;
- Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg, ngày 03/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà

nước;
- Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT, ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành
giáo dục giai đoạn 2008-2012;
- Công văn số 9772/BGDĐT- CNTT, ngày 20 /10/2008 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về hướng dẫn thực hiên nhiệm vụ CNTT năm học 2008-2009 và Chỉ thị số
3398/CT-BGDĐT, ngày 12 tháng 8 năm 2011 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm
học 2011-2012;
- Công văn số 4987/BGDĐT-CNTT, ngày 02/ 8/ 2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012-2013;
- Thông tư số 53/2012/TT-BGDDT, ngày 20/12/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử
tại các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
3. PHƯƠNG PHÁP.
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Đối tượng được chọn nghiên cứu của đề tài là CBQL các đơn vị trực thuộc (20
CBQL) và được chia làm 2 nhóm để nghiên cứu thực nghiệm.
Cụ thể như sau:
7


Bảng 1
STT

NHÓM THỰC NGHIỆM

NHÓM ĐỐI CHỨNG


1

Trường THPT Nguyễn Huệ

Trường THPT Nguyễn Trãi

2

Trường THPT Ngô Gia Tự

Trường THPT Lê Trung Kiên

3

Trường THPT Lê Hồng Phong

Trường THPT Nguyễn T Minh Khai

4

Trường THPT Nguyễn Du

Trường THPT Phan Bội Châu

5

Trường THCS-THPT Nguyễn Bá Trường THCS-THPT Nguyễn Viết
Ngọc
Xuân


6

Trường THPT Lê Lợi

Trường THPT Lê Thành Phương

7

Trường THPT Trần Phú

Trường THPT Phan Đình Phùng

8

Trung tâm GDTX-HN Tuy An

Trung tâm GDTX-HN Sông Cầu

9

Trường THPT Phan Chu Trinh

Trường THPT Nguyễn Công Trứ

10

Trường THPT Trần Quốc Tuấn

Trường THPT Trần Suyền


3.2. Thiết kế nghiên cứu
- Để phù hợp với nội dung nghiên cứu, chúng tôi chọn kiểu thiết kế 2, “Thiết kế
đánh giá trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương”.
Bảng 2
Nhóm (trường)

Trước tác
động

Tác động

Sau tác
động

N1

O1

Một số biện pháp tiếp tục
nâng cao chất lượng ứng dụng
công nghệ thông tin trong
quản lý giáo dục tại tỉnh Phú
Yên

O3

(Thực nghiệm)

N2


O2

O4

(Đối chứng)
- Nghiên cứu sử dụng kết quả trước của các đơn vị qua tập huấn NCKHSPƯD
và sử dụng các phần mềm thuộc dự án Srem của Bộ GDĐT trong HKII năm học
2011-2012 được thu thập báo cáo qua hệ thống Email của Sở GDĐT (phòng
KHCNTT).
- Đánh giá sau tác động của các giải pháp mới là kết quả kiểm tra Khoa học và
Ứng dụng CNTT trong KHII năm học 2012-2013 (kết quả đánh giá ở phần Phụ lục
đề tài).
8


3.3. Quy trình nghiên cứu.
Trên cơ sở phân tích thực trạng việc ứng dụng CNTT trong quản lí giáo dục
tại tỉnh Phú Yên trong những năm qua; đồng thời qua thực tiễn công tác thanh tra,
kiểm tra và bản thân chúng tôi trực tiếp thăm các các đơn vị để nắm bắt tình hình
ứng dụng CNTT. Quy trình nghiên cứu của chúng tôi là đúc rút từ thực tiễn, vận
dụng các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ GD ĐT và của UBND Tỉnh, từ đó
đề ra các giải pháp phù hợp, biện pháp tích cực để việc ứng dụng CNTT có chất
lượng, hiệu quả trong công tác quản lí giáo dục của tỉnh nhà. Cụ thể các giải pháp
như sau:
CÁC GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ỨNG DỤNG
CNTT TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC TẠI PHÚ YÊN

3.3.1. Thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt các văn bản chỉ đạo của
Chính phủ, Bộ và Tỉnh về ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước và quản lý giáo

dục để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong
ngành cho tất cả cán bộ, giáo viên , nhân viên; đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý
của ngành. Việc tổ chức học tập, quán triệt khi có chủ trương mới là giải pháp
truyền thống, mọi tổ chức đều thực hiện. Nhưng nội dung quan trọng ở đây là
“phải thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt”.
Những năm trước đây, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức học tập
quán triệt sau khi có văn bản chỉ đạo của các cấp về ứng dụng CNTT được ban
hành và cứ yên tâm rằng mọi người đã nhận thức đầy đủ, nên không thường xuyên
tổ chức học tập quán triệt. Trong thực tế vẫn còn một số cán bộ, giáo viên tuy có
tham gia học tập, quán triệt nhưng nhận thức chưa đầy đủ, chưa thấy được tầm
quan trọng và ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT vào công việc của mình nên chưa
có quyết tâm thực hiện.
Vì vậy, cần phải thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt hoặc nhắc nhơ
trong các cuộc họp của ngành và của từng đơn vị để không ngừng nâng cao nhận
thức cho mọi thành viên trong ngành, trong từng đơn vị là điều rất quan trọng,
không thể không tiến hành. Sở Giáo dục và Đào tạo phải có văn bản chỉ đạo và
giao trách nhiệm cụ thể cho thủ trưởng các đơn vị trực thuộc.
3.3.2. Tiếp tục thiết lập hệ thống e-mail quản lý giáo dục có tên miền
@phuyen.edu.vn cho cán bộ, giáo viên trong toàn ngành, bảo đảm 100% cán bộ,
giáo viên và nhân viên đều có địa chỉ thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong
công việc chuyên môn của mình. Mở rộng ứng dụng E.office trong toàn ngành;
thực hiện việc xử lý công văn đi, đến; chuyển phát công văn, tài liệu qua mạng điện
tử ( trừ công văn mật ); kết nối thông tin và điều hành bằng văn bản điện tử giữa
Sở, Phòng và các trường, giữa Sở và Bộ; triển khai hệ thống thông tin quản lý giáo
dục, thống kê giáo dục, ứng dụng phần mềm quản lý tài chính, quản lý nhân sự,
quản lý thi... Đẩy mạnh tin học hoá quản lý trong trường học, sử dụng các phần
mềm quản lý học tập của học sinh, quản lý giáo viên, hỗ trợ xếp thời khóa biểu,
9



quản lý thư viện, quản lý tài chính và cơ sở vật chất. Đưa nội dung này vào tiêu
chí đánh giá thi đua hàng năm đôi với cá nhân và đơn vị.
Bắt đầu từ năm học 2011-2012, Sở GD-ĐT đưa nội dung này vào tiêu chí
thi đua và đánh giá một cách nghiêm túc. Cuối năm học 2011-2012, một số đơn vị
đã bị trừ điểm thi đua của cá nhân thủ trưởng đơn vị và của tập thể. Năm học 20122013, tiếp tục kiểm tra, đánh giá thi đua tiêu chí này.
3.3.3. Tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT trong trường học và tại Sở
GD-ĐT bằng nhiều nguồn kinh phí hợp pháp khác nhau như kinh phí chương
trình mục tiêu quốc gia, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí chi thường
xuyên của từng đơn vị và huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân quan tâm
đến sự nghiệp giáo dục. Đây là giải pháp truyền thống không có gì mới nhưng nếu
không quan tâm sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Trong năm 2011, toàn ngành giáo dục đã đầu tư gần 5 tỷ đồng; năm 2012
đầu tư gần 9 tỷ, năm 2013 dự kiến đầu tư khoảng 10 tỷ để mua sắm máy vi tính,
máy quyét, máy chiếu, máy quay video, wireless và một số phần mềm ứng dụng
trong giảng dạy và quản lý.
3.3.4. Tăng cường, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng về
ứng dụng CNTT cho giáo viên, cán bộ quản lý của ngành. Dù công nghệ có hiện
đại đến đâu, yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng vẫn là yếu tố con người.
CNTT với tư cách là một phương tiện hỗ trợ vô cùng hữu hiệu cho việc nâng cao
chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhưng với điều kiện người sử dụng phải am hiểu
sâu sắc, có kỹ năng sử dụng thành thạo và luôn có ý thức ứng dụng CNTT trong
công việc của mình thì mới đạt được hiệu quả cao.
Trong những năm trước đây, Sở GD-ĐT đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi
dưỡng ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Gần 100% cán bộ, giáo
viên, nhân viên của ngành đã qua các lớp đào tạo chứng chỉ A, B tin học và tham
gia nhiều lớp bồi dưỡng chuyên đề do Bộ, Sở tổ chức. Tuy có nhiều bằng cấp,
chứng chỉ, chứng nhận về trình độ ứng dụng CNTT nhưng năng lực thực tế trong
quá trình công tác lại rất hạn chế. Điều đó cho thấy rằng, chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân chính là do người học chưa thật sự quan tâm
đến ứng dụng CNTT trong công việc nên chưa nghiêm túc trong việc học; ngày đi,

ngày nghỉ; ngày đi học thì mong thầy cho nghỉ sớm; học không vì chất lượng mà
học là để cốt lấy chứng chỉ, chứng nhận để “đối phó” với cơ quan, để bổ sung hồ
sơ nâng lương, nâng ngạch… Người dạy thì nể nang, kiểm tra, đánh giá không
nghiêm túc; học viên nào cũng đạt yêu cầu, cũng đủ điểm để tốt nghiệp.
Để nâng cao chất lượng trong việc bồi dưỡng ứng dụng CNTT, từ năm 2011,
Sở GD-ĐT đã chỉ đạo Ban tổ chức các lớp học phải quản lý chặt chẽ người dạy,
người học, kiểm tra, đánh giá nghiêm túc phản ảnh đúng thực chất kết quả bồi
dưỡng; yêu cầu báo cáo viên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương
pháp bồi dưỡng, chuẩn bị kỹ giáo trình, giáo án; phương tiện dạy học…; yêu cầu
10


học viên phải chuyên cần, đảm bảo thời gian học tập, chuẩn bị đầy đủ tài liệu, đổi
mới phương pháp học tập. Đề kiểm tra cuối khóa phải được Lãnh đạo Sở duyệt, bài
kiểm tra của học viên vừa nộp cho Ban Giám khảo vừa phải gửi cho Lãnh đạo Sở
qua địa chỉ thư điện tử sau khi hoàn thành bài làm. Việc yêu cầu học viên gửi bài
kiểm tra qua địa chỉ Email của Lãnh đạo Sở là biện pháp mới trong giải pháp này.
Với những biện pháp này, đặc biệt là việc bắt buộc phải gửi bài kiểm tra cho
lãnh đạo Sở qua thư điện tử, các học viên đã có cố gắng hơn trong học tập. Có
những học viên chưa hiểu bài đã phải nhờ báo cáo viên chỉ dẫn thêm, tự nghiên cứu
thêm cho đến khi am hiểu mới thôi. Có những học viên thao tác chậm đã phải ra
sức thực hành, rèn luyện khi nào đảm bảo thời gian theo quy định mới thôi; hiện
tượng này trước đây không bao giờ có. Nhờ vậy, chất lượng công tác bồi dưỡng
ứng dụng CNTT trong năm qua được nâng lên rõ rệt.
3.3.5. Tổ chức thi CBQL gioi CNTT. Mục đích của giải pháp này nhằm
khuyến khích cán bộ quản lý tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng để bổ sung
kiến thức và năng lực thực hành ứng dụng CNTT trong quản lý; đồng thời có ý
thức triển khai ứng dụng CNTT trong toàn đơn vị. CBQL thể hiện sự gương mẫu
để cán bộ, giáo viên noi theo. Để triển khai thực hiện giải pháp này, Sở Giáo dục và
Đào tạo phải xây dựng kế hoạch chu đáo, chuẩn bị nội dung thi, đề thi, đáp án, đội

ngũ làm công tác ra đề thi, coi thi, chấm thi, cơ sở vật chất phục vụ thi ...
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu.
Dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi là thông tin
về kết quả đánh giá mức độ ứng dụng CNTT qua tập huấn KHCNTT HKII năm
học 2011-2012, (dùng làm đánh giá trước tác động) và kết quả đánh giá mức độ
ứng dụng CNTT giữa HKII năm học 2012-2013 (dùng làm đánh giá sau tác động)
Bảng 3
NHÓM ĐỐI CHỨNG

1

Trường THPT Nguyễn Trãi

ĐÁNH GIÁ
TRƯỚC TÁC
ĐỘNG
T
9

2

Trường THPT Lê Trung Kiên

T

9

T

9


3

Trường THPT Nguyễn T Minh Khai

K

8

K

8

4

Trường THPT Phan Bội Châu

K

7

K

8

5

Tr. THCS-THPT Nguyễn Viết Xuân

K


7

K

8

6

Trường THPT Lê Thành Phương

K

7

K

7

7

Trường THPT Phan Đình Phùng

K

7

K

8


8

Trung tâm GDTX-HN Sông Cầu

TB

6

K

7

9

Trường THPT Nguyễn Công Trứ

K

7

K

8

10

Trường THPT Trần Suyền

T


9

T

10

STT

TÊN ĐƠN VỊ

11

ĐÁNH GIÁ
SAU TÁC
ĐỘNG
T
10


Bảng 4

1

NHÓM THỰC NGHIỆM
ĐÁNH GIÁ
TÊN ĐƠN VỊ
TRƯỚC TÁC
ĐỘNG
T

9
Tr.THPT Nguyễn Huệ

2

Tr.THPT Ngô Gia Tự

T

9

T

10

3

Tr.THPT Lê Hồng Phong

T

9

T

10

4

Tr.THPT Nguyễn Du


K

7

T

9

5

Tr.THCS-THPT Ng Bá Ngọc

TB

6

K

8

6

Tr.THPT Lê Lợi

K

7

T


9

7

Tr. THPT Trần Phú

K

7

T

9

8

TT GDTX-HN Tuy An

K

8

T

9

9

Tr.THPT Phan Chu Trinh


K

7

K

8

10

Tr. THPT Trần Quốc Tuấn

K

8

T

10

STT

ĐÁNH GIÁ
SAU TÁC
ĐỘNG
T
10

Ghi chú: Lượng hóa xếp loại: T(tốt): 9 – 10; K(khá): 7 – 8; TB(trung bình): 5 – 6


4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN KẾT QUẢ.
Kết quả các thông số thống kê trước tác động (dữ liệu phân tích từ bảng 3 và 4):
Bảng 5
Giá trị trung bình

N1

N2

7.7

7.6

1.05

1.07

=average(number1, number2…)
Độ lệch chuẩn
=stdev(number1, number2…)
Giá trị p1 (ttest độc lập)

0.41 > 0.05

=ttest(array1,arry2,tail,type)
Các thông số thống kê sau tác động
Bảng 6
Giá trị trung bình


N1

N2

9.2

8.3

0.78

1.05

=average(number1, number2…)
Độ lệch chuẩn
=stdev(number1, number2…)
12


Giá trị p2 (ttest phụ thuộc)

4.26903E-06 ≈ 0.0….4 < 0.05

=ttest(array1,arry2,tail,type)
Mức độ ảnh hưởng (độ chênh lệch giá
trị trung bình chuẩn)

0.85

SMD = (averageN1 – averageN2)/stdevN2
(Bảng tính Excel ở phần Phụ lục)

Căn cứ vào kết quả của Bảng 5, hàm T-test (độc lập) cho kết quả p1 = 0.41 >
0.05 là không có ý nghĩa, điều này chứng to 2 nhóm được chọn trước tác động
tương đương nhau.
Tại Bảng 6, sau khi tác động kiểm chứng chênh lệch trung bình bằng hàm Ttest(phụ thuộc) cho ta giá trị p2 = 4.26903E-06 ≈ 0.0….4 < 0.05, điều này cho thấy
chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm đối với kiểm tra trước tác
động và sau tác động là không ngẫu nhiên mà do kết quả của việc tác động khi sử
dụng hệ thống các giải pháp mới mang lại.
Cũng tại Bảng 6, Kết quả SMD = 0.85
Theo bảng tiêu chí của Cohen
Tiêu chí Cohen

Mức độ ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu
của đề tài

> 1.0

Rất lớn

0.8 – 1.0

Lớn

0.5 – 0.79

Trung bình

0.2 – 0.4

Nho


< 0.2

Rất nho

SMD = 0.85

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.85 cho thấy mức độ ảnh hưởng
của việc nghiên cứu, thực nghiệm bằng đưa nhóm các giải pháp mới đã có ảnh
hưởng lớn, mang lại hiệu quả, chất lượng trong việc ứng dụng CNTT.
5. KẾT LUÂN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
5.1. Kết luận.
Nhìn chung, những giải pháp nêu trên không có gì là mới, không có gì là
sáng kiến, nhưng trong từng giải pháp thì có những biện pháp được cho là mới
và đã góp phần làm cho việc thực hiện giải pháp đó đem lại hiệu quả hơn.
13


Với một số giải pháp nêu trên, việc ứng dụng CNTT trong quản lý ngành
giáo dục tại Tỉnh đã có tiến bộ rõ rệt, hiệu quả công tác quản lý cao hơn, đã góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Sở Thông tin-Truyền thông đề nghị Bộ Thông tin- Truyền thông khen
thưởng Sở Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã khen thưởng Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên về lĩnh vực ứng dụng CNTT. Một số Sở Giáo
dục và Đào tạo trong khu vực miềm Trung, Tây nguyên đã cử các đoàn cán bộ Sở
đến học tập kinh nghiệm.
Các giải pháp trên sẽ tiếp tục thực hiện trong nhiều năm học đến để góp phần
đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục trên địa bàn Tỉnh, làm tiền
đề cho việc thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.
5.2. Khuyến nghị.
Đề nghị UBND Tỉnh, Bộ GDĐT có Chương trình, Dự án đầu tư cơ sở hạ

tầng CNTT để các đơn vị trường học có đủ điều kiện, phương tiện ứng dụng
CNTT. Mặt khác, từng bước xây dựng các phòng họp trực tuyến để tránh lãng phí
về thời gian và kinh phí tổ chức hội hợp./.

Người thực hiện
NGUYỄN VĂN TÁ

14


6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về Ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Quyết định số 1605/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt
Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015;
- Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg, ngày 03/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà
nước;
- Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT, ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành
giáo dục giai đoạn 2008-2012;
- Công văn số 9772/BGDĐT- CNTT, ngày 20 /10/2008 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về hướng dẫn thực hiên nhiệm vụ CNTT năm học 2008-2009 và Chỉ thị số
3398/CT-BGDĐT, ngày 12 tháng 8 năm 2011 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm
học 2011-2012;
- Công văn số 4987/BGDĐT-CNTT, ngày 02/ 8/ 2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012-2013;

- Thông tư số 53/2012/TT-BGDDT, ngày 20/12/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử
tại các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về Ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Quyết định số 1605/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt
Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015;
- Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg, ngày 03/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà
nước;
- Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT, ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành
giáo dục giai đoạn 2008-2012;
- Công văn số 9772/BGDĐT- CNTT, ngày 20 /10/2008 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về hướng dẫn thực hiên nhiệm vụ CNTT năm học 2008-2009 và Chỉ thị số
3398/CT-BGDĐT, ngày 12 tháng 8 năm 2011 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục
15


mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm
học 2011-2012;
- Công văn số 4987/BGDĐT-CNTT, ngày 02/ 8/ 2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012-2013;
- Thông tư số 53/2012/TT-BGDDT, ngày 20/12/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử
tại các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

7. PHẦN PHỤ LỤC
Bảng 3
NHÓM ĐỐI CHỨNG
STT

ĐÁNH GIÁ
TRƯỚC TÁC
ĐỘNG

TÊN ĐƠN VỊ

ĐÁNH GIÁ
SAU TÁC
ĐỘNG

1

Trường THPT Nguyễn Trãi

T

9

T

10

2

Trường THPT Lê Trung Kiên


T

9

T

9

3

Trường THPT Nguyễn T Minh Khai

K

8

K

8

4

Trường THPT Phan Bội Châu

K

7

K


8

5

Tr. THCS-THPT Nguyễn Viết Xuân

K

7

K

8

6

Trường THPT Lê Thành Phương

K

7

K

7

7

Trường THPT Phan Đình Phùng


K

7

K

8

8

Trung tâm GDTX-HN Sông Cầu

TB

6

K

7

9

Trường THPT Nguyễn Công Trứ

K

7

K


8

10

Trường THPT Trần Suyền

T

9

T

10

Ghi chú: Lượng hóa xếp loại: T(tốt): 9 – 10; K(khá): 7 – 8; TB(trung bình): 5 – 6

16


Bảng 4
NHÓM THỰC NGHIỆM
ĐÁNH GIÁ
TRƯỚC TÁC
ĐỘNG

TÊN ĐƠN VỊ

STT


ĐÁNH GIÁ
SAU TÁC
ĐỘNG

1

Tr.THPT Nguyễn Huệ

T

9

T

10

2

Tr.THPT Ngô Gia Tự

T

9

T

10

3


Tr.THPT Lê Hồng Phong

T

9

T

10

4

Tr.THPT Nguyễn Du

K

7

T

9

5

Tr.THCS-THPT Ng Bá Ngọc

TB

6


K

8

6

Tr.THPT Lê Lợi

K

7

T

9

7

Tr. THPT Trần Phú

K

7

T

9

8


TT GDTX-HN Tuy An

K

8

T

9

9

Tr.THPT Phan Chu Trinh

K

7

K

8

10

Tr. THPT Trần Quốc Tuấn

K

8


T

10

Ghi chú: Lượng hóa xếp loại: T(tốt): 9 – 10; K(khá): 7 – 8; TB(trung bình): 5 – 6

GTTB
ĐLC
T-test
Đl
SMĐ
T-test
Pt

9
9
9
7
6
7
7
8
7
8

10
10
10
9
8

9
9
9
8
10

9
9
8
7
7
7
7
6
7
9

10
9
8
8
8
7
8
7
8
10

7.7
1.05934990

5
0.41819445
2

9.2

7.6
1.07496
8

8.3
1.0593
5

0.788811
0.85

4.26903E-06

17


UBND TỈNH PHÚ YÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1076/SGDĐT-KHCNTT


Phú Yên, ngày 28 tháng 9 năm 2012

V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
CNTT năm học 2012 - 2013

Kính gửi:
- Các Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Các đơn vị trực thuộc.
Thực hiện Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27/7/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của GDMN, GDPT, GDTX và GDCN năm học
2012-2013; Trên cơ sở văn bản hướng dẫn số 4987/BGDĐT-CNTT của Cục
CNTT-BGDĐT ngày 02/8/2012. Sở GDĐT hướng dẫn triển khai nhiệm vụ công
nghệ thông tin (CNTT) năm học 2012- 2013 như sau:
I. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Quán triệt văn bản quy phạm pháp luật về CNTT
Các Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức quán triệt và nâng cao
nhận thức, trách nhiệm đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong ngành ở địa phương,
trước hết cho lãnh đạo các đơn vị, các cơ sở giáo dục và đào tạo về tinh thần và nội
dung của các văn bản quan trọng sau:
a) Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
b) Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà
nước;
c) Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT
về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành
giáo dục giai đoạn 2008-2012;
d) Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ

về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
đ) Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các
cơ sở giáo dục.
2. Củng cố , xây dựng website của Phòng và trường theo mô hình mới
18


a) Triển khai công nghệ mới lập website của Phòng GDĐT và các đơn vị
trực thuộc. Theo đó các Phòng GDĐT chỉ cần đầu tư một hệ thống website tập
trung, trong đó có các trang web riêng cho các trường tiểu học, trung học cơ sở,
mầm non và mỗi trường có quyền quản trị riêng trang web của mình. Tránh tình
trạng mỗi trường phải mua một tên miền riêng, thuê máy chủ đặt website riêng, gây
tốn kém, không hiệu quả và không bền vững do thiếu đội ngũ kỹ thuật chăm sóc;
b) Khai thác website và cung cấp nội dung cho website của Sở GDĐT
Thường xuyên hướng dẫn, phổ biến cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo
viên, học sinh khai thác, sử dụng thông tin trên hệ thống website của Bộ GDĐT tại
địa chỉ www.phuyen.edu.vn và của Bộ GDĐT theo địa chỉ www.moet.gov.vn,
www.edu.net.vn. Cụ thể:
- Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản điều hành quản lý
giáo dục tại địa chỉ .
- Các thủ tục hành chính của ngành giáo dục (bao gồm các thủ tục ở cấp Bộ,
cấp Sở) tại địa chỉ .
- Tham gia xây dựng các nguồn tài nguyên giáo dục, học liệu điện tử, các
thư viện điện tử để chia sẻ dùng chung qua Website của Bộ tại địa chỉ
.
c) Đồng thời tích hợp các hệ thống quản lý giáo dục vào website chung như
hướng dẫn dưới đây.
3. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác điều hành và quản lý hành chính

tại các phòng GDĐT và các trường học. Cụ thể:
a) Phần mềm hỗ trợ sắp xếp thời khóa biểu phiên bản 3.0 được tải về miễn
phí tại địa chỉ www.moet.gov.vn (mục Tiện ích > Tải xuống có địa chỉ tại
hoặc ;
b) Phần mềm phổ cập giáo dục: Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp đã triển
khai để dùng thống nhất;
c) Tổ chức công bố công khai trên website các thủ tục hành chính, đạt cấp độ
2 trở lên. Một số việc cụ thể cần làm:
- Đăng tải tất cả các mẫu đơn hành chính, mẫu đơn dịch vụ công (như hồ sơ
xin vào lớp đầu cấp, …);
- Tra cứu kết quả học tập trên Website của trường và điểm thi trực tuyến
miễn phí trên website của Sở (thay vì triển khai dịch vụ nhắn điểm qua điện thoại
di động);
4. Triển khai chương trình công nghệ giáo dục và e-Learning
19


Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng người học
có thể học qua nhiều nguồn học liệu; hướng dẫn cho người học biết tự khai thác và
ứng dụng CNTT vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc
chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trong tiết giảng.
a) Tiếp tục triển khai cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng e-Learning” do Bộ
GDĐT và Quỹ Laurence S.Ting tổ chức, với khẩu hiệu chung “Trong mỗi học kỳ,
mỗi giáo viên xây dựng ít nhất một bài giảng điện tử”;
b) Tạo thư viện học liệu mở: Huy động giáo viên tham gia đóng góp các bài
trình chiếu, bài giảng e-Learning về sở GDĐT. Sau đó, sở GDĐT tuyển chọn và
gửi về Bộ GDĐT (qua Cục CNTT) để tổ chức đánh giá, trao giải thưởng toàn quốc
và đưa lên mạng chia sẻ dùng chung. Theo đó, học sinh có thể khai thác thư viện
bài giảng e-Learning để tự học;
c) Triển khai một hệ thống thư viện điện tử dùng chung của ngành;

d) Các hoạt động về ứng dụng CNTT trong dạy và học gồm:
- Soạn giáo án, bài trình chiếu và bài giảng điện tử;
- Tích cực áp dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học và thí nghiệm ảo.
đ) Tích cực triển khai soạn bài giảng điện tử bằng các phần mềm công cụ eLearning.
5. Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học
a) “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới
phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học
thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn
tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT” (Theo Quyết
định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
Các Phòng GDĐT, các đơn vị trực thuộc chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn cụ thể
cho giáo viên các môn học tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các
công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình nhằm tăng cường hiệu quả
dạy học qua các phương tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ,
tăng cường khả năng tự học, tự tìm tòi của người học. Ví dụ: Giáo viên bộ môn dạy
nhạc cần tự khai thác, trực tiếp sử dụng các phần mềm dạy nhạc phù hợp với nội
dung và phương pháp của môn nhạc, không sử dụng giáo viên tin học soạn chương
trình dạy nhạc thay cho giáo viên dạy nhạc. Giáo viên môn văn có thể tích hợp dạy
phương pháp trình bày văn bản. Tương tự như vậy với các môn học khác;
b) Các giáo viên cần tích cực, chủ động tham khảo và sử dụng các phần mềm
ứng dụng tích hợp vào các môn học trên website (của Bộ GDĐT)
để cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập;
c) Khuyến khích giáo viên chủ động tự soạn giáo án, bài giảng và tài liệu
giảng dạy để ứng dụng CNTT trong các môn học;
20


d) Không dùng thuật ngữ “giáo án điện tử” cho các bài trình chiếu
powerpoint. Tham khảo mẫu giáo án đã được đưa lên mạng giáo dục.
6. Tổ chức họp giao ban, hội thảo, tập huấn qua mạng giáo dục

a) Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác tập huấn và họp qua web (web
conference) giữa Sở GDĐT với các Phòng GDĐT và các đơn vị, cơ sở giáo dục và
đào tạo trực thuộc. Phấn đấu Phòng GDĐT tổ chức họp trực tuyến với các đơn vị
trực thuộc Phòng.
( Cục CNTT- Bộ GDĐT đã xây dựng hệ thống tập trung để họp và dạy học
qua mạng tại địa chỉ để cung cấp miễn phí phòng họp/dạy học
ảo qua web cho các Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo).
Các sở giáo dục và đào tạo cần lưu ý không đầu tư phòng họp theo mô hình
video (video conference) với các thiết bị chuyên dụng như Polycom, Sony vì chi
phí rất cao, cần đầu tư thiết bị chuyên dụng, cần đường truyền riêng nên hiệu quả
rất thấp.
b) Các Phòng, ban Sở GDĐT, các phòng GDĐT và đơn vị trực thuộc chủ
động, tích cực khai thác tối đa hệ thống họp qua mạng giáo dục do Cục CNTT cung
cấp cho các hoạt động sau:
- Triển khai chương trình liên kết đào tạo đại học từ xa qua mạng giữa các
trung tâm giáo dục thường xuyên với các trường đại học; Tránh sử dụng các hệ
thống video với thiết bị, đường truyền thuê riêng đắt tiền và kém hiệu quả;
- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên thường xuyên và trong dịp hè;
- Hội thảo, họp giao ban, họp phổ biến công tác;
- Dự giờ giảng của giáo viên; bảo vệ luận án, đề án.
- Tạo lớp học ảo e-Learning.
7. Công tác thi tốt nghiệp THPT, thi và tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN
Phòng KH-CNTT hướng dẫn các trường THPT khai thác cẩm nang điện tử
Những điều cần biết về thi và tuyển sinh, thư viện đề thi tại địa chỉ
. Từ tháng 11, các đơn vị trực thuộc hướng dẫn cho học sinh
lớp 12 biết cách khai thác, sử dụng thông tin trên trang web này.
8. Khai thác, sử dụng và dạy học bằng mã nguồn mở
Quán triệt và triển khai Thông tư 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 quy
định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục. Phòng
KH-CNTT tiếp tục phối hợp với Trung tâm công nghệ thông tin – Sở Thông tin và

truyền thông tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên và cài đặt phần mềm mã nguồn
mở để sử dụng và dạy học bằng mã nguồn mở

21


9. Tập huấn, bồi dưỡng về CNTT cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở
giáo dục và sinh viên các trường sư phạm
a) Phòng KH-CNTT có trách nhiệm chủ trì xây dựng và triển khai chương
trình đào tạo và bồi dưỡng về CNTT cho nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo
dục;
b) Trong những năm tới Phòng KH-CNTT cần tham mưu đối với công tác
tuyển dụng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, cần kiểm tra kiến thức và kĩ năng
tối thiểu về CNTT bằng khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế; không
áp dụng theo hình thức kiểm tra việc có hay không có chứng chỉ tin học ứng dụng
A, B, C.
10. Tiếp tục triển khai dạy tin học trong nhà trường
Tiếp tục triển khai giảng dạy môn tin học và nâng cao kỹ năng sử dụng
CNTT cho học sinh phổ thông các cấp học. Cụ thể:
a) Đối với trường tiểu học, trung học cơ sở, GDTX ở những nơi có điều kiện
về máy tính, giáo viên cần triển khai dạy ứng dụng CNTT theo cách tích hợp trực
tiếp vào trong các môn học như đã hướng dẫn ở trên; không nhất thiết theo chương
trình và sách tự chọn một cách cứng nhắc;
b) Chỉ đạo giáo viên và học sinh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong và
ngoài các giờ học tin học;
c) Cập nhật chương trình, nội dung giảng dạy theo hướng mô đun kiến thức
hiện đại, thiết thực và mềm dẻo thay vì chỉ dùng một bộ chương trình và sách tin
học;
Ưu tiên đảm bảo học sinh sử dụng thạo các phần mềm văn phòng mã nguồn
mở, e-mail và khai thác Internet phục vụ cho học tập, trước khi học lập trình.

11. Tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT trong trường học và các
sở GDĐT
Các đơn vị cần ưu tiên kinh phí tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị CNTT
phục vụ cho ứng dụng CNTT và dạy môn tin học một cách hiệu quả và thiết thực.
12. Thiết lập và sử dụng hệ thống e-mail
Tiếp tục triển khai hệ thống thư điện tử e-mail theo tên miền của ngành giáo
dục để cung cấp miễn phí cho các cơ sở giáo dục và cán bộ, giáo viên.
13. Tổ chức hội thảo và tập huấn ứng dụng CNTT
Phòng KH-CNTT tham mưu xây dựng kế hoạch tập huấn thường xuyên về
CNTT để đáp ứng các yêu cầu mới về ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục.
22


II. CÔNG TÁC THI ĐUA VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO
Sở GDĐT tổ chức đánh giá, xếp hạng và khen thưởng các đơn vị, cơ sở giáo
dục, các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc ứng dụng CNTT. ( Sở Giáo dục
và Đào tạo sẽ tổ chức hướng dẫn công nhận danh hiệu “Giáo viên gioi ứng dụng
CNTT”, có giá trị tương đương như danh hiệu “Giáo viên dạy gioi” sau khi có
hướng dẫn của Bộ GDĐT).
Tổ chức báo cáo điển hình và tuyên dương, khen thưởng mô hình triển khai
ứng dụng CNTT điển hình tiên tiến cấp phòng giáo dục và đào tạo với danh hiệu
“Phòng Giáo dục và Đào tạo điện tử” (Sẽ có hướng dẫn riêng).
Các đơn vị chấp hành chế độ báo cáo, thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn
theo quy định tại Kế hoạch thời gian năm học của UBND Tỉnh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phòng KH-CNTT tổ chức triển khai nhiệm vụ CNTT cho các Phòng GD ĐT,
các đơn vị trực thuộc
Các Phòng GDĐT chỉ đạo và phổ biến đến các cơ sở giáo dục trực thuộc
Phòng tinh thần triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học về CNTT.
Phòng KH-CNTT có trách nhiệm tham mưu và giúp lãnh đạo sở GDĐT chỉ

đạo và đôn đốc triển khai, tổng hợp báo cáo gửi về Bộ GDĐT, UBND Tỉnh, Sở
TT-TT các hoạt động về ứng dụng CNTT, dạy và học CNTT và dự án CNTT,
thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề khó khăn, vướng mắc cần báo cáo
kịp thời về Sở GDĐT để xem xét giải quyết./.
Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC
(Đã ký và đóng dấu)
Nguyễn Văn Tá

- Như trên (để thực hiện);
- Cục CNTT-BộGDĐT (để b/c);
- GĐ, các PGĐ;
- Các phòng, ban thuộc Sở GDĐTBộ (để thực
hiện);
- Website Sở;
- Lưu: VT, KHCNTT

23


UBND TỈNH PHÚ YÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN KIỂM TRA

Công tác NCKH và ứng Ứng dụng CNTT
Hôm nay ngày
/
/2013
Đoàn kiểm tra gồm có:
Bà Nguyễn Thị Ngọc Ái – Phó Giám đốc Sở GDĐT
Ông Đoàn Văn Tam – Trưởng phòng KHCNTT
Ông Lê An Pha – P. Trưởng phòng KHCNTT
Ông Trương văn Bi – Phó Trưởng phòng TCCB
Ông Dương Chí Tâm – Phó Trưởng phòng TCCB
Đơn vị được kiểm tra: …………………………………………………………
Ông:………………………………………………..
Ông…………………………………………………
Ông ……………………………………………….
Nội dung kiểm tra:
1. Việc triển khai Kế hoạch và Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, hoạt động KHCN
năm học 2012-2013
* Ưu điểm, Tồn tại:
- Đã triển khai, quán triệt trong cơ quan, đơn vị

- Danh sách đăng ký, quản lý đề tài NCKH

- Đã xây dựng Kế hoạch KHCN năm 2012-2013

- Tổ chức tập huấn NCKHSPUD cho CB, GV

2. Các phần mềm đang sử dụng
- Kiểm tra các phân hệ của V.EMIM-SREM
- Quản lý học sinh phần mềm SMAS- Viettel
- Hồ sơ công việc: hscv.phuyen.edu.vn

- Hệ thống email ngành
- Website cơ quan, đơn vị
* Ưu điểm, Tồn tại:
a. Kiểm tra các phân hệ của V.EMIS-SREM
- Có văn bản chỉ đạo đưa vào sử dụng trong nhà trường

- Kiểm tra dữ liệu các phân hệ: PMIS, EMIS, Quản lý giảng dạy, quản lý học sinh,
quản lý thư viện, quản lý thiết bị

b.. Kiểm tra Quản lý học sinh phần mềm SMAS- Viettel
- Có văn bản chỉ đạo đưa vào sử dụng trong nhà trường

- Kiểm tra dữ liệu học sinh, tạo tài khoản cho giáo viên, học sinh 
- Giáo viên nhập điểm học sinh

24


c. Kiểm tra Hồ sơ công việc: hscv.phuyen.edu.vn
- Có văn bản chỉ đạo đưa vào sử dụng trong nhà trường

- Có sử dụng để lưu công văn đến và đi

d.. Kiểm tra Hệ thống email ngành
- Có văn bản chỉ đạo đưa vào sử dụng trong nhà trường

- Tất cả giáo viên có chưa, có thật sự đưa vào để trao đổi
thông tin

- Thông tin trao đổi trên các bảng thông tin nhà trường có sử dụng đúng

không

e.. Kiểm tra website
- Có thành lập ban biên tập

- Có chế độ hỗ trợ ban biên tập

- Có thường xuyên biên tập tin hay không

f. Kiến nghị của cơ quan, đơn vị được kiểm tra

Ghi chú: Có thực hiện hoặc thực hiện Tốt đánh dấu X vào Ô vuông, chưa thực hiện
để trống
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA

25

ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA


×