Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công dự án: Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu T12 và đoạn cuối kênh tiêu T1, huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 93 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn Thạc Sĩ, được sự giúp đỡ của các thầy giáo,
cô giáo trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là TS Dương Đức Tiến, sự tham gia góp ý của
các nhà khoa học, các nhà quản lý, bạn bè, đồng nghiệp và cùng sự nỗ lực của bản thân.
Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài luận văn: “Giải pháp quản lý
nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công dự án: Cải tạo, nâng cấp kênh
tiêu T1-2 và đoạn cuối kênh tiêu T1, huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội“,
chuyên ngành Quản lý xây dựng.
Các kết quả đạt được là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học trong quá trình
nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thiết kế giai đoạn thiết
kế kỹ thuật, bản vẽ thi công. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và
trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được
những lời chỉ bảo và góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Dương Đức Tiến đã hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô
giáo thuộc Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng - khoa Công trình cùng các thầy, cô
giáo thuộc các Bộ môn khoa Kinh tế và Quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học
trường Đại học Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn
thạc sĩ của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên,
khích lệ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Hà nội, tháng 4 năm 2016
Tác giả

Phạm Tiến Lâm


BẢN CAM KẾT

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu
trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực


và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.

Tác giả

Phạm Tiến Lâm


I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Công trình thủy lợi là công trình thuộc nhóm hạ tầng kỹ thuật tạo tiền đề phục vụ
cho phát triển kinh tế xã hội, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh
thái. Vốn đầu tư cho xây dựng công trình thủy lợi chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn
ngân sách chi cho xây dựng cơ bản hàng năm. Các công trình thủy lợi, hệ thống thủy lợi
mỗi năm đều được cải tạo, nâng cấp, xây mới nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Bên cạnh những lợi ích mang lại cũng là các nguy cơ tiềm ẩn ở các công trình
thủy lợi. Thiệt hại sẽ là rất lớn nếu như một tuyến đê gặp sự cố, một con đập thủy điện
bị vỡ … mà nguyên nhân chính là do quy trình quản lý chất lượng của những công trình
này đã không được quan tâm đúng mức. Vì thế,việc thắt chặt và nâng cao các tiêu chí
đầu vào, cụ thể là chất lượng hồ sơ thiết kế sẽ đảm bảo được chất lượng đầu ra của công
trình.
Công tác quản lý chất lượng ngay từ khâu khảo sát, thiết kế công trình,đặc biệt là
trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công có vai trò hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng công trình. Do những đặc tính riêng của một số loại công trình thủy
lợi như: đập, hồ chứa, hồ thủy điện, đê ngăn lũ, tường chắn, kênh và kè….có tải trọng
công trình lớn, chịu ảnh hưởng nhiều bởi kết cấu của nền đất, do vậy việc quản lý
đánh giá chất lượng hồ sơ thiết kế càng trở nên cấp thiết. Đòi hỏi đơn vị tư vấn khảo sát,
thiết kế phải có những biện pháp nâng cao năng lực quản lý chất lượng công trình.
Bởi vậy, đề tài “Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi
công dự án: Cải tạo,nâng cấp kênh tiêu T1-2 và đoạn cuối kênh tiêu T1,huyện Đan
Phượng – Thành phố Hà Nội” đã được tác giả lựa chọn làm nội dung nghiên cứu trong

luận văn thạc sỹ của mình.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý chất lượng công trình và quản lý chất
lượng thiết kế,nghiên cứu các giải pháp tăng chất lượng cho các công trình thủy lợi
III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI


Nghiên cứu mô hình quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế dự án đầu tư xây dựng;



Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế trong các dự án đầu
tư xây dựng công trình.




Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế dự án
đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công dự án nạo vét
kiên cố hóa kênh tiêu T1-2 huyện Đan Phượng.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Phương pháp thu thập tài liêu và nghiên cứu lý thuyết: Thu thập tài liệu, nghiên cứu
về mô hình quản lý chất lượng;
• Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đánh giá mô hình quản lý chất lượng khảo sát,
thiết kế tại dự án nâng cấp kênh tiêu T1-2;
• Phương pháp tổng hợp dữ liệu nghiên cứu: Tổng hợp nghiên cứu đánh giá c á c
mô hình quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế khác nhau và đề xuất giải pháp nâng cao
chất lượng quản lý trong khảo sát, thiết kế dự án.
V. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC

• Đánh giá chung về các mô hình quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế các dự án đầu tư
xây dựng công trình
• Đánh giá thực trạng về quản lý chất lượng trong khảo sát, thiết kế công trình
thủy lợi các dự án xây dựng công trình trên địa bàn HN,đánh giá thực trạng dự án
kênh tiêu T1-2;
• Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng tư vấn khảo sát,thiết
kế cho dự án nâng cấp kiên cố hóa kênh tiêu T1-2 huyện Đan Phượng.
VI. Nội dung của luận văn
Luận văn gồm có 3 chương chính, nội dung như sau:
-

Chương 1.Tổng quan về công tác quản lý chất lượng lập hồ sơ thiết kế giai đoạn thiết
kế bản vẽ thi công

-

Chương 2.Cơ sở lý luận công tác quản lý chất lượng lập hồ sơ thiết kế

-

Chương3. Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng lập hồ sơ thiết
kế giai đoạn TKBVTC dự án nâng cấp kiên cố hóa kênh tiêu T1-2, huyện Đan
Phượng


Mục lục
CHƯƠNG I ................................................................................................................... 9
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG LẬP HỒ SƠ THIẾT KẾ
....................................................................................................................................... 9
1.1. Các giai đoạn thiết kế ......................................................................................... 9

1.1.1. Khái niệm về giai đoạn thiết kế .................................................................. 9
1.1.2. Quy định hiện hành về công tác lập hồ sơ thiết kế: ................................. 10
1.1.3. Tổng quan về các giai đoạn thiết kế: ............................................................ 11
1.1.3.1 Thiết kế cơ sở .......................................................................................... 11
1.1.3.2. Thiết kế kỹ thuật ..................................................................................... 11
1.1.3.3. Thiết kế bản vẽ thi công ............................................................................ 11
1.2. Thành phần hồ sơ thiết kế ................................................................................ 12
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................... 12
1.2.2. Các quy định hiện hành liên quan .............................................................. 12
1.2.3. Tổng quan về thành phần hồ sơ thiết kế ................................................... 12
1.2.3.1. Thành phần hồ sơ thiết kế kỹ thuật: ....................................................... 12
1.2.3.2. Thành phần hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công:................................................ 13
1.3. Lập hồ sơ thiết kế ............................................................................................. 14
1.3.1. Khái niệm .................................................................................................. 14
1.3.2. Các quy định hiện hành liên quan đến công tác lập hồ sơ thiết kế. ......... 16
1.2.3. Thực trạng, tổng quan về công tác lập hồ sơ thiết kế hiện nay ................ 18
1.2.3.1. Các mặt tích cực ..................................................................................... 18
1.2.3.1. Các mặt hạn chế cần rút kinh nghiệm, những khó khăn: ....................... 21
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG LẬP HỒ
SƠ THIẾT KẾ ............................................................................................................. 24
2.1.Quản lý chất lượng ................................................................................................ 24
2.1.1. Khái niệm về quản lý chất lượng .............................................................. 24
2.1.1.1. Khái niệm về chất lượng: ....................................................................... 24
2.1.1.2. Khái niệm về quản lý chất lượng: .......................................................... 27
2.1.1.3. Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng: ...................................... 29
2.1.2. Quản lý chất lượng lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công.............................. 31
2.1.2.1. Khái niệm quản lý chất lượng lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công: ......... 31
2.1.2.2. Vị trí của công tác quản lý chất lượng lập hồ sơ thiết kế:...................... 32



2.1.2.3. Các phương pháp quản lý chất lượng lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công:
............................................................................................................................. 33
2.2. Quy định hiện hành liên quan đến công tác quản lý chất lượng lập hồ sơ thiết
kế ............................................................................................................................. 35
2.3. Công tác quản lý chất lượng hồ sơ bản vẽ thi công ......................................... 37
2.3.1. Nội dung hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công .................................................... 37
2.3.2. Hiệu quả kỹ thuật của công tác quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế bản vẽ
thi công ................................................................................................................ 40
2.4. Yêu cầu về quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế trong giai đoạn TKBVTC ........ 40
2.4.1. Đối với chủ đầu tư:.................................................................................... 40
2.4.2. Đối với đơn vị tư vấn thiết kế: ................................................................... 41
2.5. Kết luận chương 2 ............................................................................................ 42
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG LẬP HỒ SƠ THIẾT KẾ GIAI ĐOẠN TKBVTC DỰ ÁN: NÂNG CẤP,
KIÊN CỐ HÓA KÊNH TIÊU T1-2 VÀ ĐOẠN CUỐI KÊNH TIÊU T1, HUYỆN
ĐAN PHƯỢNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ............................................................... 43
3.1. Giới thiệu về dự án: Nâng cấp, kiên cố hóa kênh tiêu T1-2 và đoạn cuối kênh
tiêu T1, huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội ....................................................... 43
3.1.1. Khái quát về dự án: ................................................................................... 43
3.1.2. Khái quát về hiện trạng và vị trí dự án: .................................................... 43
3.1.3. Nhiệm vụ công trình: ................................................................................. 45
3.1.4. Quy mô và giải pháp kỹ thuật của dự án: ................................................. 45
3.1.5. Phương án xây dựng điều chỉnh: .............................................................. 46
3.1.5.1 Bổ sung các hạng mục cho kênh tiêu T1-2 ............................................. 46
3.1.6. Các căn cứ pháp lý để thực hiện dự án: ................................................... 48
3.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng lập hồ sơ thiết kế. ............................. 49
3.2.1. Thực trạng chung công tác quản lý chất lượng lập hồ sơ TKBVTC trong
các dự án trên địa bàn HN .................................................................................. 49
3.2.1.1. Nhân lực ................................................................................................. 49
3.2.1.2. Máy móc, công nghệ .............................................................................. 50

3.2.1.3. Quy trình tư vấn thiết kế......................................................................... 51
3.2.1.4. Các bước thiết kế xây dựng công trình. ................................................. 52
3.2.2.Thực trạng công tác quản lý chất lượng lập hồ sơ TK dự án nâng cấp kênh
tiêu T1-2............................................................................................................... 52
3.2.2.1. Đội ngũ nhân sự tham gia công tác lập hồ sơ TKBVTC: ...................... 53


3.2.2.2. Quá trình thực hiện lập hồ sơ thiết kế BVTC. ....................................... 54
3.2.2.3. Kế hoạch công tác .................................................................................. 58
Hình 3.6: Bảng tiến độ công việc hoàn thành dự án ........................................... 59
3.2.2.4.Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ. .................................................... 59
3.2.2.5. Hành động khắc phục và phòng ngừa. ................................................... 61
3.2.2.6. Đánh giá công tác quản lý chất lượng lập hồ sơ thiết kế dự án: Cải tạo,
nâng cấp kênh tiêu T1-2 và đoạn cuối kênh tiêu T1, huyện Đan Phượng, thành
phố Hà Nội .......................................................................................................... 62
3.3.Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng lập HS thiết kế dự án nâng cấp kênh tiêu
T1-2 ......................................................................................................................... 64
3.3.1. Tiêu chí 1: Xem xét sự phù hợp của TKBVTC với dự án đầu tư, thuyết
minh thiết kế đã được duyệt................................................................................. 64
3.3.2. Tiêu chí 2: Xem xét sự phù hợp của TKBVTC với các tiêu chuẩn, quy
chuẩn hiện hành. ................................................................................................. 64
3.3.3. Tiêu chí 3: Đánh giá sự phù hợp về các giải pháp kỹ thuật ..................... 65
3.3.4. Tiêu chí 4:Đánh giá sự phù hợp về kinh tế ............................................... 65
3.3.5. Tiêu chí 5: Hình thức, thành phần của hồ sơ thiết kế ............................... 66
3.4.Các giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế dự án nâng
cấp kênh tiêu T1-2 ................................................................................................... 67
3.4.1. Xây dựng mô hình, hệ thống quản lý quy trình thiết kế xây dựng công trình
vận dụng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008. ................................ 67
3.4.1.1.Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng. .... 67
3.4.1.2. Xây dựng quy trình thiết kế bản vẽ thi công. ......................................... 69

3.1.4.3. Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ngay trong giai đoạn
thiết kế bản vẽ thi công dự án.............................................................................. 73
3.4.2. Nâng cao công tác khảo sát thiết kế.......................................................... 74
3.4.3. Nâng cao chất lượng thiết kế bằng việc lựa chọn các chỉ tiêu thiết kế đảm
bảo an toàn cho công trình.................................................................................. 76
3.4.3.1. Cấp công trình ........................................................................................ 76
3.4.3.2. Các chỉ tiêu thiết kế kênh: ...................................................................... 76
Các chỉ tiêu kỹ thuật chính của hệ thống kênh T1-2 ........................................... 76
3.4.3.3. Các chỉ tiêu thiết kế tường chắn: ............................................................ 79
3.4.4. Nâng cao công tác kiểm tra và quản lý hồ sơ thiết kế. ............................. 80
3.4.4.1. Trình duyệt hồ sơ thiết kế....................................................................... 80
3.4.4.2. Thẩm tra hồ sơ thiết kế. .......................................................................... 80


4.3.2.3. Thẩm định hồ sơ thiết kế. ....................................................................... 82
4.3.2.4. Nghiệm thu hồ sơ thiết kế. ..................................................................... 82
3.4.5. Công tác giám sát tác giả thiết kế trong quá trình thi công dự án. .............. 83
3.4.5.1. Công tác giám sát các tài liệu địa chất và chuẩn bị mặt bằng thi công.. 83
3.4.5.2. Công tác giám sát chất lượng thi công. .................................................. 84
A, Công tác đào đất ............................................................................................. 84
B, Công tác đắp đất ............................................................................................. 84
C, Công tác cốp pha ............................................................................................ 85
D, Công tác cốt thép cho bê tông ........................................................................ 86
E, Công tác bê tông ............................................................................................. 86
3.4.6. Tăng cường công tác trao đổi thông tin nội bộ giữa các kỹ sư thiết kế, chủ
nhiệm chuyên ngành và chủ nhiệm công trình. ................................................... 87
3.5. Kết luận chương 3. ........................................................................................... 88
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 89
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 90
1. Kiến nghị đối với nhà nước ..................................................................................... 90

2. Kiến nghị đối với đơn vị tư vấn thiết kế ................................................................. 90


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG LẬP HỒ SƠ THIẾT KẾ

1.1. Các giai đoạn thiết kế
Một dự án đầu tư xây dựng có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc
nhiều cấp công trình khác nhau.Tùy theo quy mô, tính chất công trình cụ thể, việc thiết kế
xây dựng công trình có thể thực hiện theo một bước, hai bước, hoặc ba bước như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ
lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở,
bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là
thiết kế bản vẽ thi công.
Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công;
b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công
được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định
tại điểm a, điểm c khoản 1 NDD12/2009/NĐ-CP. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và
bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi
công;
c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết
kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ theo mức
độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư
quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải
phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt.
1.1.1. Khái niệm về giai đoạn thiết kế
Giai đoạn thiết kế là các bước và công đoạn để thực hiện và hoàn thành một dự án
xây dựng. Giai đoạn thiết kế phụ thuộc vào đòi hỏi và quy mô của từng dự án (thiết kế một

bước, hai bước, hay ba bước) mà từ đó đưa ra các giai đoạn thiết kế cho phù hợp và đạt hiệu


quả cao nhất. Tương ứng với mỗi giai đoạn thiết kế thì có các quy trình kiểm soát tương
ứng, nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng của từng quy trình thiết kế công trình nói riêng
và chất lượng của toàn bộ dự án nói chung.
Để thực hiện các giai đoạn thiết kế và kiểm soát đó chủ trì thiết kế hay chủ nhiệm đồ
án có kế hoạch bố trí nhân lực và vật lực, cũng như thời gian để thực hiện các quy trình.
Đồng thời thành lập ban quản lý kể kiểm soát các quy trình đó.
1.1.2. Quy định hiện hành về công tác lập hồ sơ thiết kế:
- Luật xây dựng (Ban hành ngày 26/11/2003 theo Nghị quyết số 16/2003/QH11 của
Quốc Hội);
- Nghị định 12 (Ban hành ngày 12/02/2009 theo số 12/2009/NĐ - CP) của Chính Phủ
Về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định 15 (Ban hành ngày 06/02/2013 theo số 15/2013/NĐ-CP của Chính Phủ);
Trong đó có 2 chương liên quan đến việc quản lý chất lượng công tác thiết kế được thể hiện
cụ thể trong chương 4. Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình.
Bên cạnh đó còn có một số tiêu chuẩn chuyên ngành hướng dẫn công tác thiết kế
trong xây dựng công trình thủy lợi như:
- QCVN 04 – 02: 2010: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thành phần, nội dung hồ sơ thiết kế
kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công công trình thủy lợi.
- QCVN 04 - 05: 2012: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình thủy lợi - các quy định chủ
yếu về thiết kế.
- TCVN 4253: 2012: Nền các công trình thuỷ công yêu cầu thiết kế.
- TCVN 9160: 2012: Yêu cầu thiết kế – dẫn dòng trong xây dựng.
- TCVN 4118: 2012: Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới tiêu - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 8216: 2009: Thiết kế đập đất đầm nén.
- TCVN 8421: 2010 Công trình thủy lợi - tải trọng và lực tác dụng lên công trình do sóng và
tàu.
- TCVN 9147:2012 Công trình thủy lợi - Quy trình tính toán thủy lực đập tràn.

- TCVN 9151: 2012 Quy trình tính toán thủy lực cống dưới sâu.
- 14 TCN 199: 2006 Công trình thủy lợi, kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, tiêu chuẩn
thiết kế.


- 14TCN 21: 2005 Bản vẽ thủy lợi các nguyên tắc trình bày.
- TCVN 9137: 2012 Công trình thủy lợi – thiết kế đập bê tông và bê tông cốt thép.
Trên đây là một số văn bản quy phạm pháp luật và một số quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn
thường dùng trong công tác thiết kế xây dựng công trình thủy lợi. Ngoài ra trong quá trình
thực hiện công tác thiết kế xây dựng các đơn vị tư vấn thiết kế có thể áp dụng một cách linh
hoạt các văn bản pháp quy và các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành khác sao cho
phù hợp và phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng
công trình và các yêu cầu của chủ đầu tư để đảm bảo chất lượng thiết kế giai đoạn TKKT –
BVTC công trình thủy lợi.
1.1.3. Tổng quan về các giai đoạn thiết kế:
Các giai đoạn thiết kế trong một dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: thiết kế
cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công
1.1.3.1 Thiết kế cơ sở
Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng
công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số
kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển
khai các bước thiết kế tiếp theo.
1.1.3.2. Thiết kế kỹ thuật
Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây
dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu
sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết
kế bản vẽ thi công;
1.1.3.3. Thiết kế bản vẽ thi công
Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ
thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp

dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.


1.2. Thành phần hồ sơ thiết kế
1.2.1. Khái niệm
Thành phần của hồ sơ thiết kế bao gồm tất cả các hạng mục liên quan để cấu thành
một bộ hồ sơ thiết kế đầy đủ như bản vẽ, thuyết minh, dự toán, các báo cáo chuyên ngành
liên quan ... nhằm phục vụ dự án đầu tư xây dựng công trình và thỏa mãn các yêu cầu chung
về công tác lập hồ sơ thiết kế, phù hợp các tiêu chuẩn về kinh tế, kỹ thuật, yêu cầu của chủ
đầu tư
1.2.2. Các quy định hiện hành liên quan
- QCVN 04 – 02: 2010: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thành phần, nội dung hồ sơ
thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công công trình thủy lợi.
- QCVN 04 - 05: 2012: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình thủy lợi - các quy
định chủ yếu về thiết kế.
- 14TCN 21: 2005 Bản vẽ thủy lợi các nguyên tắc trình bày.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện công tác thiết kế xây dựng các đơn vị tư vấn thiết
kế có thể áp dụng một cách linh hoạt các văn bản pháp quy và các quy trình, quy phạm, tiêu
chuẩn hiện hành khác sao cho phù hợp và phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà
nước về quản lý chất lượng công trình và các yêu cầu của chủ đầu tư để đảm bảo chất lượng
thiết kế giai đoạn TKKT – BVTC công trình thủy lợi.
1.2.3. Tổng quan về thành phần hồ sơ thiết kế
Theo QCVN 04-02:2010 BNNPTNT, quy chuẩn quốc gia về thành phần, nội dung
thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công công trình thủy lợi đã quy định rất rõ về thành
phần hồ sơ thiết kế như sau:
1.2.3.1. Thành phần hồ sơ thiết kế kỹ thuật:
1, Phần thuyết minh: Gồm báo cáo chính, báo cáo tóm tắt và các báo cáo chuyên
ngành.
2, Phần bản vẽ
Phần bản vẽ bao gồm: Các tập bản vẽ về địa hình, địa chất, tập bản vẽ thiết kế hạng

mục công trình, tập bản vẽ thiết kế thiết bị cơ khí, tập bản vẽ thiết kế điện, thiết kế tổ chức
xây dựng. Trong đó thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu


chính đảm bảo, đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập thiết kế bản vẽ thi công
công trình.
Triển khai mặt bằng hiện trạng, vị trí của công trình trên bản đồ.
Triển khai tổng mặt bằng (xác định vị trí xây dựng, diện tích chiếm đất, diện tích
xây dựng, mật độ xây dựng, chỉ giới, cao độ xây dựng…).
Giải pháp kiến trúc: các mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt chính của các hạng mục
công trình.
Giải pháp xây dựng: như gia cố nền, móng, các kết cấu chịu lực chính hệ thống kỹ
thuật công trình, công trình hạ tầng kỹ thuật…( chưa triển khai vật liệu ).
Chi tiết liên kết điển hình, các chi tiết phức tạp như nút khung, mắt dàn, neo cốt
thép đối với các kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực…
Bố trí dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị.
3, Phần dự toán,
Dự toán xây dựng công trình gồm tổng dự toán và dự toán xây dựng công trình:
Tổng dự toán, dự toán được xác định từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật bao gồm sáu thành phần là
Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi
phí khác và chi phí dự phòng.
1.2.3.2. Thành phần hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công:
1, Bản thuyết minh (Báo cáo chính), thuyết minh tính toán...
2, Báo cáo chuyên ngành
Lập báo cáo chuyên ngành của giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công cũng tương tự như
trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Gồm có báo cáo khảo sát địa chất, báo cáo khảo sát địa
hình, có thể bổ sung thêm các báo cáo như: thí nghiệm cấp phối, thí nghiệm bê tông, thí
nghiệm hiện trường...
3, Các tập bản vẽ:
A, Tập bản vẽ khảo sát địa hình địa chất:

Gồm có bình đồ khảo sát địa hinh, trắc dọc trắc ngang địa hình hiện trạng
B, Tập bản vẽ hiện trạng công trình:
Gồm có bình đồ, trắc dọc, trắc ngang hiện trạng công trình
C, Bản vẽ thiết kế công trình:
D, Tập bản vẽ biện pháp thi công


Mỗi hạng mục xây dựng công trình cũng đều phải có bản vẽ thiết kế tổ chức thi công.
Biện pháp thi công phải phù hợp với địa hình, khu vực xung quanh, điều kiện địa lý khu xây
dựng công trình.
E, Các bản vẽ thiết kế cơ khí, bản vẽ thiết kế điện
4, Dự toán xây dựng công trình
Dự toán xây dựng công trình bao gồm thuyêt minh dự toán, tổng dự toán và dự toán
chi tiết các hạng mục công trình.
1.3. Lập hồ sơ thiết kế
1.3.1. Khái niệm
Lập hồ sơ thiết kế trong dự án đầu tư xây dựng công trình là một công tác nằm trong
hoạt động tư vấn thiết kế xây dựng công trình, do cá nhân hoặc tổ chức có đủ điều kiện,
năng lực cũng như pháp lý để hoạt động trong ngành xây dựng công trình. Lập hồ sơ thiết
kế là bước đầu mô tả hình dáng, kiến trúc, kết cấu, các chỉ tiêu về kỹ thuật và dự trù được
chi phí xây dựng của công trình xây dựng nhằm đảm bảo những tiêu chí sau:
- Công trình thích ứng với các điều kiện tự nhiên, xã hội của khu vực thực hiện dự
án.
- Công trình phải phù hợp với năng lực sản xuất cũng như công dụng được chủ đầu
tư và cấp quyết định đầu tư đưa ra.
- Công trình phải an toàn ổn định về mặt kỹ thuật, phải tiết kiệm và hợp lý về mặt
kinh tế.
Các văn bản, hồ sơ thiết kế công trình là một tài liệu có tính kỹ thuật – kinh tế tổng
hợp phản ánh ý đồ thiết kế thông qua các bản vẽ; các giải pháp kinh tế - kỹ thuật về công
trình sẽ thi công sau này với những luận chứng, tính toán có căn cứ khoa học và căn cứ về

mặt pháp lý.
Lập hồ sơ thiết kế được thực hiện theo trình tự sau:


Tiếp nhận dự án

Thu thập tài liệu

Lập đề cương nhiệm vụ

Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật

Thẩm tra, thẩm định

Bàn giao hồ sơ thiết kế

Nghiệm thu thanh quyết toán,
lưu hồ sơ
Hình 1.1: Sơ đồ trình tự lập hồ sơ thiết kế
- Tiếp nhận dự án: Đơn vị tư vấn thiết kế tiếp nhận dự án từ chủ đầu tư hoặc cấp
quyết định đầu tư sau khi ký hợp đồng.
- Thu thập tài liệu: thu thập tài liệu ngoài thực địa, nghiên cứu các văn bản, quyết
định, hợp đồng liên quan đến dự án. Họp với chủ đầu tư hoặc cấp quyết định đầu tư
- Lập đề cương nhiệm vụ: Lập đề cương thiết kế, bước đầu xác định khối lượng công
việc, thời gian dự kiến mà đơn vị tư vấn thiết kế cần thực hiện.


- Lập hồ sơ thiết kế: lập hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất để lấy cơ sở thiết kế bản vẽ
kỹ thuật công trình. Sau khi đã có tài liệu địa hình địa chất thi tiến hành thiết kế bản vẽ kỹ
thuật; lập tổng dự toán, dự toán; viết thuyết minh báo cáo.

- Thẩm tra, thẩm định:. Đối với hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công thì tiến hành thẩm tra,
có thể do chủ đầu tư trực tiếp thẩm tra hoặc chủ đầu tư thuê tư vấn thẩm tra. Còn đối với dự
án phải tiến hành thẩm định, bắt buộc phải do cấp quyết định đầu tư trực tiếp thực hiện.
- Bàn giao hồ sơ thiết kế: Sau khi hồ sơ thiết kế được thẩm tra, thẩm định phù hợp thì
đơn vị tư vấn thiết kế tiến hành bàn giao cho chủ đầu tư
- Nghiệm thu thanh quyết toán, lưu hồ sơ: Sau khi thanh toán thanh lý hợp đồng, hồ
sơ thiết kế phải được cả đơn vị tư vấn thiết kế và chủ đầu tư lưu trữ.
1.3.2. Các quy định hiện hành liên quan đến công tác lập hồ sơ thiết kế.
A, Các quy định pháp lý
- Luật xây dựng (Ban hành ngày 26/11/2003 theo Nghị quyết số 16/2003/QH11 của
Quốc Hội);
- Thông tư 13/2013/TT-BXD ban hành ngày 25/6/2013 của Bộ Xây Dựng quy định
thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
- Quyết định 957/QĐ-BXD ban hành ngày 29/9/2009 của Bộ Xây Dựng quy định về
chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình
- Thông tư 04/2010/TT-BXD ban hành ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ban hành ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình.
- Nghị định 15 (Ban hành ngày 06/02/2013 theo số 15/2013/NĐ-CP của Chính Phủ);
Trong đó có 2 chương liên quan đến việc quản lý chất lượng công tác thiết kế được thể hiện
cụ thể trong chương 4. Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình.
B, Tiêu chuẩn ngành trong công tác lập hồ sơ thiết kế công trình thủy lợi
- QCVN 04 – 05: 2012/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Công trình thủy lợi
– Các quy định chủ yếu về thiết kế;
- QCVN 04 – 01: 2010/BNNPTNT về thành phần, nội dung lập Báo cáo đầu tư, Dự án
đầu tư và Báo cáo kinh tế kỹ thuật các dự án thuỷ lợi;


- TCVN 8478:2010, Công trình thủy lợi – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát

địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế;
- TCVN 8477:2010, Công trình thủy lợi – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát
địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế;
- Quyết định số 03/2002/QĐ – BNN – KHCN ngày 07/01/2002, Tiêu chuẩn ngành:
14TCN 102-2002 Quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong công trình Thuỷ lợi;
- TCXDVN 309 – 2004 của Bộ XD quy định “Công tác trắc địa trong xây dựng”;
- TCVN 8225:2009: Công trình thủy lợi. Các quy định chủ yếu về lưới khống chế cao
độ địa hình;
- TCVN 8223:2009, Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về đo địa hình, xác
định tim kênh và công trình trên kênh;
- TCVN 8477:2010, Công trình thủy lợi – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát
địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế;
- TCVN 8422:2010, Công trình thuỷ lợi – Thiết kế tầng lọc ngược CT thuỷ công;
- TCVN 8423:2010, Công trình thuỷ lợi – Trạm bơm tưới, tiêu nước – Yêu cầu thiết kế
công trình thuỷ công;
- QCVN 04-05: 2012/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Công trình thủy lợi –
Các quy định chủ yếu về thiết kế;
- QPTL. C-6-77-Quy phạm tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế;
- Công trình bảo vệ bờ
- TCVN 9152: 2012 Tiêu chuẩn quốc gia công trình thủy lợi – Quy trình thiết kế
tường chắn công trình thủy lợi
- TCVN 9147:2012

Quy trình tính toán thủy lực đập tràn

- Tiêu chuẩn thiết kế kênh TCVN 4118-85;
- Nền các công trình Thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 4253-1986;
- TCXD 205 – 1998: Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế;



- TCVN 4116-1985: Kết cấu bê tông và BTCT thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 10380-2014 Đường giao thông nông thôn - Yêu cầu thiết kế
- Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ
thuật đường giao thông nông thôn".
- 22TCN 223-95 "Tiêu chuẩn thiết kế Áo đường cứng đường ôtô".
Và một vài tiêu chuẩn quy chuẩn khác. Đơn vị tư vấn thiết kế có thể áp dụng linh hoạt
để phù hợp với tính chất đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình
Cá nhân hoặc tổ chức tham gia hoạt động tư vấn xây dựng công trình, cụ thể là công
tác lập hồ sơ thiết kế cần nắm vững và cập nhật liên tục các quy định hiện hành liên quan,
các tiêu chuẩn quy chuẩn Việt Nam với mục đích hồ sơ thiết kế của mình có chất lượng cao
nhất vừa đảm bảo về mặt kinh tế - kỹ thuật cũng như hoàn thiện về mặt pháp lý. Một dự án
đầu tư xây dựng bao hàm rất nhiều yếu tố như xã hội, pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, kiến
trúc… và được quản lý bởi nhiều cơ quan chức năng, nhiều cấp có thẩm quyền. Vì thế mọi
nội dung được đưa ra trong hồ sơ thiết kế cần tuân thủ chặt chẽ nghiêm ngặt các quy định
hiện hành, các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật.Tác giả phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hồ
sơ thiết kế công trình khi xảy ra sự cố trong quá trình thi công hay trong giai đoạn vận hành
quản lý.
1.2.3. Thực trạng, tổng quan về công tác lập hồ sơ thiết kế hiện nay
Hiện nay, hoạt động xây dựng công trình nói chung và hoạt động xây dựng công trình
thủy lợi nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Hoạt động tư vấn xây dựng công trình tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm công trình
nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong dự án, là khâu đầu tiên trong việc kiểm soát chất
lượng của một công trình. Một hồ sơ thiết kế không đạt yêu cầu không thể tạo ra được một
công trình chất lượng, sẽ gây khó khăn trong quá trình thi công xây dựng.
1.2.3.1. Các mặt tích cực
Thực trạng công tác lập hồ sơ thiết kế công trình của nước ta hiện nay đã có nhiều tiến
bộ so với giai đoạn trước, cụ thể như sau:
- Không ngừng áp dụng các công nghệ tiên tiến, phần mềm hiện đại để tối ưu , tăng



tính chính xác cho công tác lập hồ sơ thiết kế, tiết kiệm được công sức và thời gian lao động
của các kỹ sư, chuyên gia.
- Các quy chuẩn, quy phạm thiết kế không ngừng thay đổi để phù hợp với tình hình
kinh tế - xã hội của đất nước.
- Đơn vị tham gia hoạt động tư vấn thiết kế xây dựng công trình cũng rất đa dạng: Các
Viện nghiên cứu, các công ty cổ phần chuyên về tư vấn xây dựng với lực lượng kỹ sư
trẻ,đông đảo được đào tạo bài bản kết hợp với nhiều chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm
trong ngành. Trang thiết bị và cơ sở vật chất không ngừng tăng cao để phục vụ cho công tác
thiết kế, lưu trữ hồ sơ.Chủ đầu tư không khó để có thể tìm được một đơn vị tư vấn thiết kế
có năng lực chuyên môn cao và đáng tin cậy để giúp đỡ mình trong việc thực hiện dự án đầu
tư xây dựng.
- Phần lớn các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn cả nước nói chung và trên
địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng nhìn chung đều có chất lượng tốt, đảm bảo tiến độ của
chủ đầu tư đưa ra để kịp thời đưa công trình vào khai thác và sử dụng. Chất lượng hồ sơ
thiết kế đảm bảo, chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu trong giai đoạn thi công
xây dựng công trình. Đặc biệt một số công trình còn tiết kiệm được chi phí cho ngân sách
nhà nước. Số các công trình xảy ra sự cố là không đáng kể.
- Lấy ví dụ Viện Kỹ thuật Công trình, một đơn vị đã tham gia hoạt động tư vấn xây
dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội nhiều năm nay. Viện Kỹ thuật Công trình đã tham gia
nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi và đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hồ sơ thiết
kế đạt chất lượng tốt, đảm bảo đúng tiến độ với chủ đầu tư:
Một số công trình lớn Viện Kỹ thuật công trình đã tham gia trong vòng 5 năm trở lại
đây như sau:

1. Tên dự án
Địa điểm thực hiện
Tên chủ đầu tư
Tên gói thầu
Giá hợp đồng
Tư cách tham dự thầu

Thời gian thực hiện

Nâng cấp tuyến đê Hữu Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội
(đoạn từ k2+030 đến k8+800 đê Vân Cốc, huyện Phúc Thọ,
huyện Đan Phượng)
Huyện Phúc Thọ và H. Đan Phượng, TP Hà Nội
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công –tổng dự toán
2.174.969.000đ (giá trị cả gói thầu là 3.412.240.000đ)
Liên danh (Đứng đầu liên danh)
45 ngày từ ngày 17/7/2015


hợp đồng nêu trong
hợp đồng
Thời gian thực tế đã
45 ngày từ ngày 17/7/2015
thực hiện
Tóm tắt các công việc Nhà thầu tiến hành khảo sát địa hình, địa chất, lập thiết kế bản vẽ
cụ thể nhà thầu đã
thi công và tổng dự toán, giao nộp hồ sơ đúng thời hạn theo hợp
thực hiện theo hợp
đồng.
đồng
Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu T1-2 và đoạn cuối kênh tiêu T1,
2. Tên dự án
huyện Đan Phượng, TP Hà Nội
Địa điểm thực hiện
H. Đan Phượng, TP Hà Nội
Tên chủ đầu tư

Ban quản lý dự án Nông nghiệp- Thủy lợi Hà Nội
Tư vấn khảo sát (bổ sung), thiết kế bản vẽ thi công –tổng dự toán,
Tên gói thầu
dự toán
Giá hợp đồng
2.744.042.000đ (giá trị cả gói thầu là 5.394.955.000đ)
Tư cách tham dự thầu
Liên danh (Đứng đầu liên danh)
Thời gian thực hiện
hợp đồng nêu trong
56 ngày từ ngày 27/7/2014
hợp đồng
Thời gian thực tế đã
56 ngày từ ngày 27/7/2014
thực hiện
Tóm tắt các công việc Nhà thầu tiến hành khảo sát địa hình, địa chất, lập thiết kế bản vẽ
cụ thể nhà thầu đã
thi công và tổng dự toán, giao nộp hồ sơ đúng thời hạn theo hợp
thực hiện theo hợp
đồng.
đồng
Cải tạo, nâng cấp trạm bơm tiêu Săn, huyện Thạch Thất,
3. Tên dự án
Thành phố Hà Nội (phần kênh và công trình trên kênh)
Địa điểm thực hiện
Huyện Thạch Thất, TP Hà Nội
Tên chủ đầu tư
Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thạch Thất
Tên gói thầu
Tư vấn khảo sát bổ sung, thiết kê bản vẽ thi công –dự toán

Giá hợp đồng
5.080.433.500 đ (giá trị cả gói thầu là 10.160.867.000đ)
Tư cách tham dự thầu
Liên danh (Đứng đầu liên danh)
Thời gian thực hiện
hợp đồng nêu trong
60 ngày từ ngày 02/12/2013
hợp đồng
Thời gian thực tế đã
60 ngày từ ngày 02/12/2013
thực hiện
Tóm tắt các công việc Nhà thầu tiến hành khảo sát địa hình, địa chất, lập thiết kế bản vẽ
cụ thể nhà thầu đã
thi công và tổng dự toán, giao nộp hồ sơ đúng thời hạn theo hợp
thực hiện theo hợp
đồng.
đồng
Xử lý 3 tuyến kè sạt lở cấp bách gồm: Kè Phượng Tường
tuyến đê hữu Ninh huyện Trực Ninh; Kè Tương Nam tuyến đê
4. Tên dự án
Hữu Hồng huyện Nam Trực; Kè Quần Khu tuyến đê Hữu
Ninh huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định


Địa điểm thực hiện
Huyện Trực Ninh, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định
Tên chủ đầu tư
Ban quản lý dự án NN&PTNT tỉnh Nam Định
Tên gói thầu
Tư vấn khảo sát , thiết kế bản vẽ thi công –dự toán

Giá hợp đồng
2.141.478.000 đ
Tư cách tham dự thầu
Độc lập
Thời gian thực hiện
hợp đồng nêu trong
60 ngày từ ngày 19/7/2012
hợp đồng
Thời gian thực tế đã
60 ngày từ ngày 19/7/2012
thực hiện
Tóm tắt các công việc Nhà thầu tiến hành khảo sát địa hình, địa chất, lập thiết kế bản vẽ
cụ thể nhà thầu đã
thi công và tổng dự toán, giao nộp hồ sơ đúng thời hạn theo hợp
thực hiện theo hợp
đồng.
đồng
Tư vấn khảo sát, Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công
trình kênh tiêu 20, thuộc dự án đầu tư xây dựng vùng hạ lưu
5. Tên dự án
đập thủy điện Hòa Bình, giai đoạn I
Địa điểm thực hiện
Tên chủ đầu tư
Tên gói thầu

Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Ban QLDA Xây dựng cơ bản ngành nông nghiệp và PTNT Tỉnh
Hòa Bình
Tư vấn khảo sát bổ sung, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và tổng
dự toán

2,297,660,000 đ
Độc lập

Giá hợp đồng
Tư cách tham dự thầu
Thời gian thực hiện
hợp đồng nêu trong
90 ngày kể từ 25/7/2011
hợp đồng
Thời gian thực tế đã
90 ngày kể từ 25/7/2011
thực hiện
Tóm tắt các công việc Nhà thầu tiến hành khảo sát địa hình, địa chất, lập thiết kế bản vẽ
cụ thể nhà thầu đã
thi công và tổng dự toán, giao nộp hồ sơ đúng thời hạn theo hợp
thực hiện theo hợp
đồng.
đồng

1.2.3.1. Các mặt hạn chế cần rút kinh nghiệm, những khó khăn:
Bên cạnh những mặt được, mặt tích cực thì công tác lập hồ sơ thiết kế công trình hiện
nay vẫn còn nhiều hạn chế, cũng như gặp nhiều khó khăn thách thức cả do yếu tố khách
quan và yếu tố chủ quan như:
- Tình trạng tiến độ lập hồ sơ thiết kế không đúng hạn, chất lượng hồ sơ thiết kế
không đảm bảo vẫn còn tồn tại ở một số công trình. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố


như: đơn vị tư vấn mỏng về nhân lực, tác phong làm việc không chuyên nghiệp của kỹ sư
thiết kế, yếu kém về trình độ chuyên môn. Ngoài ra cũng có thể do yếu tố khách quan như
công trình xây dựng trong khu vực phức tạp về điều kiện địa chất, gặp thiên tai, thời gian

giải phóng mặt bằng kéo dài.
- Chi phí tư vấn thiết kế công trình ở Việt Nam nếu so với mặt bằng chung trên thế
giới vẫn còn rất thấp. Hiện mức phí tư vấn cho các dự án xây dựng công trình có khảo sát tư
vấn thiết kế và giám sát công trình, theo Quyết định 957/2009/QĐ-BXD chiếm khoảng 78% tổng dự toán công trình đối với công trình dân dụng, từ 0,5-4% đối với công trình thủy
lợi. Trong khi đó cùng dạng công trình tương ứng ở nước ngoài, chi phí đó là 12-15%, nhiều
trường hợp có thể do nhà thầu tư vấn tự đưa ra mức phí. Mức chi phí tư vấn thấp dẫn đến
chất lượng hồ sơ thiết kế sẽ không đảm bảo nếu như trong dự án đòi hỏi yêu cầu về kỹ thuật
và công nghệ cao. Trong khi chi phí tư vấn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung trên thế
giới, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc thanh quyết toán. Trên thực tế, nhiều
khi doanh nghiệp hoặc đơn vị tư vấn chỉ thu về được 50-60% giá trị tư vấn được duyệt trong
tổng dự toán, bởi phải tốn kém các loại chi phí không tên khác. Chưa kể tình trạng bị chậm
thanh toán, thanh toán kéo dài từ năm này sang năm khác.
- Một vấn đề khác là thuế đối với các doanh nghiệp hoặc cơ quan hoạt động trong
lĩnh vực tư vấn xây dựng. Định mức chi phí tư vấn hiện cơ quan thuế vẫn dựa vào những
định mức do Bộ Xây Dựng công bố. Song một phần định mức đã được công bố vài năm
trước, hiện tình hình kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi; thứ hai là trong định mức có nhiều
thành phần chi phí chưa được tính vào giá trị tư vấn như chi phí đào tạo, chi phí mua phần
mềm, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng máy móc… Cơ cấu tính chi phí giá trị tư vấn của nhà
nước đã cũ, với quan điểm nhà nước bao cấp các đơn vị và doanh nghiệp tư vấn về cơ sở vật
chất, trụ sở, cơ quan, lương cán bộ. Nhưng trong tình hình hiện nay các đơn vị gần như phải
tự đầu tư vốn ban đầu, chi phí thiết bị, tự hoạch toán lương nhân viên. Rốt cục thuế thu nhập
của các doanh nghiệp và đơn vị phải chịu cao hơn thực tế. Nếu như không được cơ chế
thông thoáng và hợp lý hơn, các đơn vị tư vấn rất khó khăn để phát triển kéo theo công tác
lập hồ sơ thiết kế cũng gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm trực tiếp đó là những hồ sơ thiết kế
xây dựng công trình không đảm bảo.
- Tất nhiên cũng phải nhìn nhận một điều rằng mặt bằng trình độ chuyên môn tư vấn


xây dựng của Việt Nam vẫn con thấp so với thế giới. Một số dự án đầu tư xây dựng quy mô
lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao và rất cao thì tư vấn nước ta vẫn chưa đáp ứng được, phải để hợp

đồng tư vấn rơi vào tay nhà thầu nước ngoài. Để có thể theo kịp được với trình độ chuyên
môn chung của thế giới, ngoài việc được Nhà Nước hỗ trợ về mặt chính sách, các nhà thầu
tư vấn phải tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế, tiếp cận các công nghệ
tiên tiến mới nhất của thế giới. Đội ngũ kỹ sư không ngừng trao đổi học hỏi kinh nghiệm
với các đối tác tư vấn nước ngoài.


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG LẬP HỒ SƠ
THIẾT KẾ
2.1.Quản lý chất lượng
2.1.1. Khái niệm về quản lý chất lượng
2.1.1.1. Khái niệm về chất lượng:
Trên thế giới, khái niệm về chất lượng sản phẩm đã từ lâu luân gây ra những
tranh cãi phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là các khái niệm về chất
lượng nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng được nêu ra dưới các góc độ khác
nhau của mỗi cách tiếp cận, mỗi cách nhìn nhận riêng biệt.
Theo quan điểm triết học, chất lượng là tính xác định bản chất nào đó của sự vật,
hiện tượng, tính chất mà nó khẳng định nó chính là cái đó chứ không phải là cái khác
hoặc cũng nhờ nó mà nó tạo ra một sự khác biệt với một khách thể khác. Chất lượng
của khách thể không quy về những tính chất riêng biệt của nó mà gắn chặt với khách
thể như một khối thống nhất bao chùm toàn bộ khách thể. Theo quan điểm này thì chất
lượng đã mang trong nó một ý nghĩa hết sức trừu tượng, nó không phù hợp với thực tế
đang đòi hỏi
Một khái niệm về chất lượng vừa mang tính đơn giản vừa dễ hiểu và có tính chất
quảng bá rộng dãi đối với tất cả mọi người, đặc biêt là với người tiêu dùng, với các tổ
chức, hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ cũng như với các phương
pháp quản trị chất lượng trong các tổ chức các doanh nghiệp
Một quan điểm khác về chất lượng cũng mang một tính chất trừu tượng. Chất
lượng theo quan điểm này được định nghĩanhư là một sự đạt một mức độ hoàn hảo
mang tính chất tuyệt đối. Chất lượng là một cái gì đó mà làm cho mọi người mỗi khi

nghe thấy đều nghĩ ngay đến một sự hoàn mỹ tốt nhất, cao nhất. Như vậy, theo nghĩa
này thì chất lượng vẫn chưa thoát khỏi sự trừu tượng của nó. Đây là một khái niệm còn
mang nặng tính chất chủ quan, cục bộ và quan trọng hơn, khái niệm này về chất lượng
vẫn chưa cho phép ta có thể định lượng được chất lượng. Vì vậy, nó chỉ mang một ý
nghĩa nghiên cứu lý thuyết mà không có khả năng áp dụng trong kinh doanh.
Một quan điểm thứ 3 về chất lượng theo định nghĩa của W. A. Shemart. Là một
nhà quản lý người mỹ, là người khởi xướng và đạo diễn cho quan điểm này đối với vấn
đề về chất lượng và quản lý chất lượng. Shemart cho rằng:”chất lượng sản phẩm trong


sản xuất kinh doanh công nghiệp là một tập hợp những đặc tính của sản phẩm phản ánh
giá trị sử dụng của nó “.
So với những khái niệm trước đó về chất lượng thì ở khái niệm này. Shemart đã
coi chất lượng như là một vấn đề cụ thể và có thể định lượng được. Theo quan điểm
này thì chất lượng sản phẩm sẽ là một yếu tố nào đó tồn tại trông các đặc tính của sản
phẩm và vì tồn tại trong các đặc tính của sản phẩm cho nên chất lượng sản phẩm cao
cũng đồng nghĩa với việc phải xác lập cho các sản phẩm những đặc tính tốt hơn phản
ánh một giá trị cao hơn cho sản phẩm và như vậy chi phí sản xuất sản phẩm cũng cao
hơn làm cho giá bán của sản phẩm ở một chừng mực nào đó khó được người tiêu dùng
và xã hội chấp nhận. Do vậy, quan điểm về chất lượng này Của Shewart ở một mặt nào
đó có một ý nghĩa nhất định nhưng nhìn chung đây là một quan điểm đã tách dời chất
lượng với người tiêu dùng và các nhu cầu của họ. Nó không thể thoả mãn được các
điều kiện về kinh doanh và cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay.
Quan điểm thứ 4 về chất lượng xuất phát từ phía người sản xuất. Theo họ quan
điểm này, chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn,
những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật đã được đặt ra từ trước trong khâu thiết kế sản
phẩm. Theo quan điểm này, chất lượng gắn liền với vấn đề công nghệ và đề cao vai trò
của công nghệ trong việc tạo ra sản phẩm với chất lượng cao . Quan điểm này cho rằng
“chất lượng là một trình độ cao nhất mà một sản phẩm có được khi sản xuất”.
Do xuất phát từ phía người sản xuất nên khái niệm về chất lượng theo quan điểm

này còn có nhiều bất cập mang tính chất bản chất và khái niệm này luôn đặt ra cho các
nhà sản xuất những câu hỏi không dễ gì giải đáp được. Thứ nhất, do đề cao yếu tố công
nghệ trong vấn đề sản xuất mà quyên đi rằng vấn đề sản phẩm có đạt được chất lượng
cao hay không chính là do người tiêu dùng nhận xét chứ không phải do các nhà sản
xuất nhận xét dựa trên một số cơ sở không đầy đủ và thiếu tính thuyết phục, đó là công
nghệ sản xuất của họ, Thư hai, câu hỏi đặt ra cho các nhà sản xuất là họ lấy gì để đảm
bảo rằng quá trình sản xuất được thực hiện trên công nghệ của họ không gặp một chở
ngại hay rắc rối nào trong xuốt quá trình sản xuất và một điều nữa, liệu công nghệ của
họ có còn thích hợp với nhu cầu về các loại sản phẩm cả sản phẩm cùng loại và sản
phẩm thay thế trên thị trường hay không.


×