Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.81 KB, 15 trang )

Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu
sức thuyết phục.

Thảo luận 1
Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức
thuyết phục.
Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là một bài Chiếu có kết cấu chặt
chẽ, gồm 214 chữ (trong nguyên bản chữ Hán), ý tứ sâu xa,
ngôn từ phong phú và thuyết phục, Lý Công Uẩn đã bày tỏ với
bề tôi và thần dân của mình hai vấn đề quan trọng: Lý do phải
dời đô và việc lựa chọn, xây dựng Kinh đô mới.
Phần đầu của bài Chiếu làm nhiệm vụ đặt vấn đề và có dung
lượng câu chữ lớn hơn phần sau. Điều đó là hợp lý bởi nó có
nhiệm vụ thuyết phục hàng triệu thần dân, đặc biệt là với
những người mà quyền lợi đã gắn bó với Hoa Lư từ bao đời
nay, sức ỳ ở họ là rất lớn. Đó là chưa nói tới những lực lượng
chống đối, những kẻ quyền quý vừa bị tước đoạt ngôi bá chủ
thiên hạ đang lẩn quất trong núi rừng Hoa Lư hiểm trở, họ
cũng đang chờ đợi thời cơ để lật ngược thế cờ từ tay vị vua trẻ.
Việc dời đô vì vậy ngoài những lý do cao cả mang ý nghĩa dân
tộc, thời đại, còn là một việc nên nhanh chóng tiến hành để
giúp Lý Công Uẩn thoát khỏi áp lực của các thế lực cũ, củng cố
và khẳng định địa vị độc lập, tự chủ của mình ở một miền đất
mới.
Mở đầu bài Chiếu, Lý Công Uẩn đưa ra những dẫn chứng hùng
hồn từ sử sách Trung Hoa cho thấy việc dời đô xưa nay không
hiếm nhưng thiên đô là một việc lớn không thể chỉ tuân theo
lợi ích vị kỷ của mỗi cá nhân. Việc làm của các vua Bàn Canh
nhà Thương, Thành Vương nhà Chu không phải là việc làm tự
tiện theo riêng mình mà với mục đích chỉ vì muốn đóng đô ở
nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con


cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận lợi


thì thay đổi. Đó là lý do khiến cho vận nước lâu dài, phong tục
phồn thịnh. Đây chính là mục đích của việc dời đô và cũng là
phương châm hành động của Lý Công Uẩn. Vị Hoàng đế vốn là
một danh tướng dũng mãnh đã mở đầu bài Chiếu bằng những
kinh nghiệm xương máu rút ra từ lịch sử để thuyết phục lòng
người bằng lý lẽ hùng hồn chứ không phải bằng quyền uy của
một người đứng đầu thiên hạ. Ông khẳng định việc làm của
mình là vì lợi ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển dài
lâu của dân tộc, chọn nơi trung tâm đất nước, trước hết là để
tính kế lâu dài, đem lại ấm no cho con cháu. Việc làm ấy là
hoàn toàn thuận theo ý trời, hợp với lòng dân - những người
đã chán ghét cựu triều và đặt niềm tin vào triều đại mới sẽ
đem lại sự ổn định cho đất nước. Từ việc xác định rõ lý do và
việc cấp bách phải dời đô, Lý Công Uẩn đã nói đến chuyện
trong nước: Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình,
khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương,
Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại
không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn,
muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó,
không thể không dời đổi. Nạn cát cứ đã thành tai họa của dân
tộc một thời. Một đất nước sẽ chưa thật sự trưởng thành một
khi các vị hoàng đế thắng trận, để củng cố địa vị và lực lượng
cứ phải đóng đô cát cứ trên quê hương mình, cố thủ giữ mình
với một tầm nhìn thiển cận. Cố đô Hoa Lư với địa thế núi rừng,
sông nước hiểm trở, đã có một vai trò hết sức quan trọng
trong công cuộc thống nhất đất nước của người anh hùng
Đinh Bộ Lĩnh và là hậu phương vững chắc cho chiến công oanh

liệt của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Tống, nhưng nay nó không còn phù hợp với công cuộc xây
dựng và phát triển một quốc gia hùng mạnh thời bình nữa. Địa
thế Hoa Lư với núi rừng bao bọc chỉ phù hợp với những trận
chiến ở quy mô nhỏ, không có tầm bao quát toàn cục đất
nước, hợp với thế phòng thủ hơn tấn công, lại không phải ở
nơi trung tâm đất nước, giao thông chủ yếu chỉ bằng đường
thủy. Cuối triều Tiền Lê, sau khi Lê Hoàn mất, các hoàng tử


chém giết lẫn nhau tranh giành ngai vàng gây nên bao cảnh
nồi da xáo thịt. Lê Long Đĩnh, vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê
lại là một bạo chúa, lấy việc chém giết, dâm dục làm vui. Đất
nước rơi vào cảnh suy thoái, trầm luân, lòng người ly
tán. Trong một bối cảnh như vậy, việc thiên đô là hợp lẽ tự
nhiên, thuận theo lòng người. Nếu là một ông vua tầm , con
người vì dân, vì nước ấy đã chọn Đại La. Việc làm đó đã thể
hiện tầm nhìn xa tthường, vị kỷ, có lẽ Lý Công Uẩn đã cho dời
đô về quê mình, cũng là quê hương của vị quân sư đại tài Vạn
Hạnh. Đó là châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang - vốn cũng là một nơi
đô hội, dân cư đông đúc, mùa màng tươi tốt, đất đai phì nhiêu,
bằng phẳng. Nhưng không rông rộng, tầm nhìn chiến lược lâu
dài của một bậc minh quân, đặt trách nhiệm với non sông, đất
nước lên trên mọi lợi ích cá nhân vị kỷ. Việc dời đô và lựa chọn
Kinh đô mới đã chứng tỏ bản lĩnh và sự lớn mạnh, trưởng
thành của dân tộc Việt trên bước đường phát triển của mình.
Cả dân tộc đã giống như một dòng sông lớn, dòng sông ấy đã
băng mình ra biển cả đại dương, kiên quyết vượt qua những
thác ghềnh hiểm trở, nó không còn chịu uốn mình lẩn khuất
trong những mương mạch chật hẹp nữa. Việc dời đô khỏi Hoa

Lư để xây dựng Kinh đô mới, nơi trung tâm hội tụ khí thiêng
của sông núi sẽ đưa dân tộc thoát ra khỏi sự cát cứ vùng miền
và cũng là thoát khỏi những nghĩ suy chật hẹp để vươn mình
lên những tầm tư tưởng lớn lao, tạo nên vị thế mới cho đất
nước, sẽ là tiền đề làm xuất hiện một thế hệ những người anh
hùng mới, kết tinh tư tưởng dân tộc và thời đại, tài giỏi thông
tuệ về nhiều phương diện, mang dáng vóc và uy danh của dân
tộc Đại Việt. Lý Công Uẩn chính là đại diện cho thế hệ đầu tiên
của những con người khổng lồ về trí tuệ và thể chất đó. Tiếp
nối ông sẽ là những vị vua như Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông,
những danh tướng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần
Quang Khải, Trần Nhân Tông, Phạm Ngũ Lão... Tiền đồ tốt đẹp
đáng tự hào ấy được bắt đầu từ ngày chiến thuyền của Lý
Công Uẩn dời rừng núi Hoa Lư để tiến về phía Bắc.


Lời lẽ mở đầu của bài Chiếu vừa hào hùng, có sự kết hợp giữa
lẽ và tình, với sự suy luận mạch lạc, đem lại cho người nghe,
người đọc một nhận thức sâu sắc về lẽ phải và sự hợp lý của
việc phải dời đô. Sức thuyết phục của bài Chiếu không ở chỗ
dài lời, dàn trải. Thông qua phép đối, dưới hình thức văn biền
ngẫu, Lý Công Uẩn đã đưa ra những lập luận, lý lẽ và chứng cứ
hết sức thuyết phục. Đó không phải là những lời lẽ cứng nhắc,
thuần túy mệnh lệnh của bậc đế vương (vốn là văn phong
quan phương của thể Chiếu) mà đó chính là lý lẽ của sự thông
tuệ, thấu hiểu, của niềm cảm thông, của nghệ thuật hùng biện
xuất phát từ lợi ích chung của dân tộc, là lời tâm tình bộc trực
của một vị minh quân. Sự kết hợp giữa lý và tình có sức thuyết
phục cao, giàu cảm xúc, cùng với lối xưng hô thân mật và nỗi
niềm đau xót cho dân chúng và giang sơn đất nước (Trẫm rất

đau xót về việc đó, không thể không đổi dời) sẽ là giọng điệu
chung xuyên suốt bài Chiếu.
Đoạn mở đầu của bài Chiếu đã tạo được niềm tin tưởng trong
lòng người về mục đích cao cả của việc cần thiết phải dời đô.
Nhưng đoạn tiếp theo không kém quan trọng là phải thuyết
phục được muôn dân chọn thành cổ Đại La để xây dựng Kinh
đô mới. Cả hai phần đều hết sức thiết yếu, hỗ trợ lẫn nhau, sự
thành công của nhiệm vụ thứ nhất sẽ là tiền đề cho thắng lợi
của nhiệm vụ tiếp theo.
Chỉ một thời gian ngắn, sau khi được quần thần đưa lên ngai
vàng, Lý Công Uẩn đã có ý định dời đô. Ý định đó nảy sinh vào
tháng Giêng thì đến tháng Bảy mùa thu năm Canh tuất (1010)
công cuộc vĩ đại đó đã được tiến hành. Rõ ràng bên cạnh sự
anh minh, Lý Công Uẩn còn là một ông vua có tính cách quyết
đoán và táo bạo. Đại La dưới con mắt của nhà chiến lược thiên
tài Lý Công Uẩn có một vị trí thuận lợi đủ đường. Nơi đây đã
từng là kinh đô một thuở dưới thời cai trị của Cao Biền, một
người nổi danh về tài xem phong thủy. Nơi ấy cũng đã từng
chứng kiến những chiến công oanh liệt của các thế hệ con dân
đất Việt đánh đuổi quân đô hộ để giải phóng giang sơn đất


nước. Và cũng không phải là ngẫu nhiên khi Ngô Vương sau
khi đánh đuổi quân Nam Hán, giành lại độc lập cho dân tộc đã
chọn mảnh đất Cổ Loa cao ráo xưa kia của Thục đế An Dương
Vương - một địa danh rất gần thành Đại La để định đô. Nhưng
điều quan trọng còn là bởi: Đại La ở vào nơi trung tâm trời
đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc
đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà
bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ

ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem
khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội
trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc
nhất của đế vương muôn đời. Mục đích cuối cùng của việc lựa
chọn kinh đô mới cũng nhất quán với mục đích của việc dời đô
khỏi Hoa Lư, đó là vì lợi ích của dân và tương lai lâu bền của
xã tắc. Có những người phê phán cái nhìn có tính chất phong
thủy của Lý Công Uẩn khi chọn mảnh đất Đại La để xây dựng
Kinh đô mới, nhưng cần phải nói rằng chính cái nhìn có tính
chất linh nghiệm đó (ngày nay khoa học đã chứng minh vận
dụng phong thủy trong việc chọn thế đất trong xây dựng và
thiết kế là một cách lựa chọn cần thiết, có tính khoa học,
tránh được những tổn thất không đáng có do không hiểu biết
về địa hình và thổ địa) đã góp phần quan trọng vào việc tìm ra
cho dân tộc một vùng đất xứng danh để xây dựng Kinh đô cho
muôn đời. Một Kinh đô vừa ở tư thế tấn công, lại vừa ở vị trí
phòng thủ thuận lợi trong thế đối đầu với các thế lực xâm lược
phương Bắc. Đó là nơi trung tâm của bốn phương đất nước,
giao thông thuận tiện, xung quanh Kinh đô là những vùng đất
cổ trù phú lâu đời của tộc Việt với những truyền thống tốt đẹp
đã tồn tại hàng trăm năm. Đó chính là chốn địa linh, địa lợi
của đất Việt, nơi trung tâm hội tụ tinh hoa của giống nòi. Sau
một nghìn năm dựng nước và giữ nước, lịch sử đã chứng minh
rằng cái nhìn của Lý Công Uẩn là cái nhìn xuyên thấu lịch sử,
cái nhìn của bậc hào kiệt biết mưu toan nghiệp lớn, tính kế
muôn đời.


Kết thúc bài Chiếu vị vua anh minh viết: Trẫm muốn dựa vào
sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế

nào? Câu nói ấy thể hiện tinh thần dân chủ vốn là truyền
thống của cộng đồng Việt trong những giờ phút quyết định
của lịch sử.

Chiếu dời đô là áng văn chương có vẻ đẹp toàn diện: Đó là vẻ
đẹp hài hòa của sự thông tuệ, của tấm lòng yêu nước thương
dân, của sự hy sinh và lòng quả cảm, của lòng tự tin, tự hào
dân tộc, của sự suy ngẫm cho hiện tại và tương lai, của sự tiếp
nối truyền thống, của khát vọng cháy bỏng về một đất nước
độc lập, thống nhất, thịnh vượng và hùng mạnh. Bài Chiếu vừa
là áng văn chính luận súc tích, có kết cấu chặt chẽ, lập luận
lôgic, vừa thể hiện lòng nhân ái bao la với thứ ngôn từ hùng
biện, thuyết phục và độ lượng, nhân ái mà lại mang tinh thần
đối thoại dân chủ.
Lý Công Uẩn - Ý nghĩa của việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và
sự hình thành đô thị Thăng Long ( 14/05/2012 - 15:08:56 )
Chọn kinh đô là việc cần thiết nhất trong những buổi đầu khai quốc,
nhưng để chọn được vị trí đóng đô mang tầm chiến lược về nhiều mặt là
điều không dễ. Để làm được điều này yêu cầu phải có là một nhà lãnh
đạo tài ba, có tầm nhìn sáng suốt. Việc Lý Công Uẩn sau khi lên ngôi đã
quyết định dời đô từ vùng đất Hoa Lư chật hẹp về Đại La có thế đất bằng
phẳng đã chuyển vị thế đất nước từ phòng thủ sang thế phát triển lâu
dài, đặt nền móng cho việc xây dựng kinh đô Thăng Long trở thành đô thị
phát triển thịnh vượng, là trung tâm của đất nước về sau, mở ra bước
ngoặt mới cho sự phát triển của dân tộc.
Lý Công Uẩn vốn thông minh từ nhỏ, xuất thân từ vùng đất văn hiến lâu đời, lại
được sự dạy bảo của những vị cao tăng xuất chúng vào thời đó như Lý Khánh
Văn, Sư Vạn Hạnh… đã giúp ông sớm bộc lộ tài năng cũng như đức độ của
mình. Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc và cùng với triều
Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt trong quá

trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Bắt đầu từ mùa thu năm 1010, một đoàn thuyền hướng từ Hoa Lư tiến về Đại
La, từ chỗ dựa vào vùng núi non hiểm trở để phòng thủ chuyển sang giai đoạn
phát triển, mở mang cơ nghiệp của vương triều Lý và gây dựng nên vị thế của


của nước Việt tại vùng đất bằng phẳng, thế đất sông núi trước sau, rồng chầu
hổ phục, xứng đáng là nơi định đô muôn đời của các bậc đế vương.
Việc dời đô mang ý nghĩa chuyển từ thế phòng thủ sang thế phát triển
quốc gia trên nhiều mặt
Về chính trị – văn hóa: một vùng đất với nhiều lợi thế, đồng thời là đầu mối
giao thông, buôn bán quan trọng, địa hình rộng rãi là nơi hội tụ giao lưu văn
hóa trong điều kiện có đầy đủ cơ sở kinh tế – xã hội, cư dân no ấm, văn hóa
cũng dựa vào đó mà phát triển và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, để lại di
sản Thăng Long văn hiến cho dân tộc. Cùng với việc xây dựng hoàng thành
Thăng Long, đã trở thành trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước, chi phối
một cách trực tiếp, điều hành mọi mặt của đời sống đất nước. Đồng thời thể
hiện ý đồ chính trị của nhà cầm quyền là để dễ điều hành, quản lý nhân dân;
bên cạnh đó dễ dàng thu nguồn nhân lực vật lực từ nhân dân dể phục vụ, nuôi
sống bộ máy hành chính nhà nước và các giai cấp và tầng lớp thống trị.
Về hành chính: do địa hình thuận lợi, lại nằm giữa trung tâm của đất nước lúc
bấy giờ, nên việc thiết lập một mạng lưới hành chính một cách chặt chẽ từ
trung ương lan tỏa ra những vùng xung quanh được tiến hành một cách có hệ
thống, thậm chí đến những vùng cao ở Tây Bắc hay xuôi về phương Nam, từ
đó có thể dễ dàng đưa quân đi và thiết lập cơ sở hành chính ở các nơi này.
Về quân sự: ở Hoa Lư (Ninh Bình) là một địa bàn chật hẹp chỉ mang ý nghĩa
phòng thủ là chính con tấn công và phát triển kinh tế thì rất khó khăn. Việc vận
động chiến đấu của binh lính thủy bộ gặp phải nhiều trở ngại do địa hình núi
non hiểm trở, chỉ thuận lợi cho việc phòng thủ; còn ở Đại La địa hình bằng
phẳng, có nhiều nhánh sông chằng chịt thông thương ngược lên mạng bắc,

qua phía tây, xuôi về phương nam và có nhiều sông đổ ra biển qua nghiều cửa
sông, phù hợp với cách đánh vận động chiến của cả hai bộ phận quân thủy bộ,
đặc biệt là thủy binh, thế mạnh quân sự chính của cư dân Đại Việt lúc bấy giờ.
Với địa hình như thế có thể đưa quân đi tác chiến ở các khu vực tỏa ra từ
trung tâm Thăng Long.
Về kinh tế: đây là một vùng hậu cần quan trọng, một nơi đồng bằng trù phú
mật ngọt, có khả năng cung cấp đầy đủ, thậm chí là dồi dào nguồn nhân lực,
vật lực trong thời bình cũng như thời chiến. Trong thời bình, thì cung cấp lực
lượng lao động phát triển kinh tế và nguồn lương thực thực phẩm nuôi sống bộ
máy nhà nước và cư dân nơi đây. Trong thời chiến, thì cung cấp quân lực,
lương thực thực phẩm, phương tiện chiến tranh và các loại vũ khí, trang thiết
bị cho quân đội. Là một vùng có đất đai canh tác màu mỡ rộng lớn, cư dân
đông đúc thuận lợi để phát triển nông nghiệp và nhiều ngành thủ công, thông
qua việc giao lưu buôn bán qua nhiều con đường thủy bộ.
Từ những ý nghĩa trên, thông qua tầm nhìn xa trông rông của Lý Thái Tổ đã
tạo nên sự phát triển cho Thăng Long – Hà Nội đến ngày hôm nay. Thăng


Long mãi là hình ảnh con rồng bay thẳng lên bầu trời xanh tượng trưng cho
sự phát triển của con dân đất Việt này.
Đô thị Thăng Long hình thành
“Thăng Long đô hội rộn ràng
Gần xa vang tiếng kinh thành rồng bay”
Kinh đô Thăng Long được nhiều người biết đến bằng việc Lý Công Uẩn ra
chiếu dời đô từ Hoa Lư ra Đại La mà dựng nên. Tuy thế, đó chỉ là về mặt kinh
đô còn về mặt thị tứ được hình thành ra sao để có được một đô thị sầm uất,
nhộn nhịp trở thành trung tâm văn hóa của đất nước lúc bấy giờ thì quả là một
quá trình được hình thành một cách có quy luật mang nặng tính phương Đông.
Quá trình hình thành đô thị theo quy luật mang nặng tính phương Đông được
thể hiện bắt đầu bằng việc Lý Công Uẩn ra chiếu dời đô và kinh đô của đất

nước được chính thức tọa lạc trên vùng đất Thăng Long. Khi phần “đô” đã
được định hình thì phần “thị” mới dần dần được hình thành và phát triển để
cùng với phần “đô” hợp thành nên “đô thị” bậc nhất của đất nước. Việc dời đô
về Thăng Long dã hình thành ở đây một bộ máy nhà nước trung ương, với hệ
thống các cơ quan nhà nước, hệ thống quan lại, quý tộc, binh lính và một số
tầng lớp khác phục vụ cho các cơ quan nhà nước phong kiến. Bên cạnh đó,
cũng đồng nghĩa với việc kéo theo một bộ phận người ăn không ngồi rồi và
chuyên làm việc trong lĩnh vực hành chính, quân sự…. Khi đó, sẽ kéo theo
nhiều tầng lớp dân cư về đây sinh sống, ta có thể thấy:
Tầng lớp thợ xây dựng, kiến trúc và những thương nhân buôn bán vật liệu xây
dựng tụ hội về đây khá đông để phục vụ nhu cầu xây dựng đền đài, cung điện,
phố xá, nhà cửa… của tầng lớp quý tộc, quan lại, những người giàu có và một
số tầng lớp khác trong xã hội. Đồng thời, kéo theo một bộ phận lao động làm
thuê và người ở để phục vụ cho cầu vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và
phục vụ cho sự giàu sang của tầng lớp thống trị. Cũng từ sự tập trung đó, mà
hệ thống phố xá, nhà cửa, đền đài, cung điện,…được xây dựng một cách có
hệ thống và lộng lẫy sang trọng, để góp phần hình thành phần “thị”.
Tầng lớp những người buôn bán nhỏ, thương nhân, thợ thủ công cũng quy tụ
về vùng đất này để tìm kế sinh nhai và phục vụ nhu cầu của các tầng lớp quan
lại, quý tộc giàu có như mua sắm, sử dụng các loại hang hóa cao cấp, đồ mỹ
nghệ. Đây là những loại hàng hóa mang tính mang tính thưởng thức, trang
trí…
Khi xây dựng kinh thành Thăng Long, các vị vua nhà Lý cần có một hệ thống
quân đội bảo vệ kinh thành, bảo vệ các cơ quan nhà nước phong kiến như
chùa, miếu, đền, đài…. Từ đó, một bộ phận thợ rèn cũng quy tụ đến nhằm sản
xuất vũ khí, quân trang, quân dụng và phương tiện chiến đấu cho các đội quân
bảo vệ nhà vua, triều đình, kinh thành…
Khi chuyện an cư lạc nghiệp đã ổn định, đời sống vật chất dần được cải thiện
thì nhu cầu về đời sống văn hóa, tinh thần được chú ý đến. Xuất phát từ nhu



cầu đó, bộ phận những người làm nghề hát tuồng, chèo, hát xướng, các họa
sỹ, nhà văn, nhà thơ… cũng được tập trung về vùng đất này, góp phần làm đa
dạng các tầng lớp dân cư đô thị.
Với việc chọn vị trí đóng đô tại vùng đất Thăng Long bằng phẳng, trước có
sông, sau có núi còn đã biến nơi đây trở thành vùng đồng bằng trù phú, đồng
thời được sự trị vì của vị thiên tử anh minh, đức độl nên đã thu hút khá lớn một
bộ phận nông dân về đây sinh sống lập nghiệp tại vùng ngoại kinh thành, góp
phần tạo nên sự nhộn nhịp cho đô thị Thăng Long.
Với sự tập trung, quy tụ của nhiều tầng lớp cư dân, nhiều dịch vụ buôn bán
phát triển đã hình thành nên một thị tứ sầm uất, nhộn nhịp với hệ thống nhà
cửa, phố xá, đền đài, cung điện uy nghi…. Chính phần “thị tứ” này đã két hợp
với phần “kinh đô” đã hình thành nên một “đô thị” Thăng Long phồn hoa, sung
túc; một trung tâm văn hóa, hành chính bật nhất của đất nước ta thời bấy giờ.
Điều này cũng hợp quy luật với một nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở
phương Đông nói chung và ở Việt Nam thời bấy giờ nói riêng là phần “đô” hình
thành trước phần “thị”, để từ đó có sự kết hợp hoàn hảo tạo nên bộ mặt Thăng
Long phát triển liên tục trong các thế kỷ sau.
Lý Công Uẩn và "Chiếu dời đô" - áng văn bất hủ
Lý Công Uẩn, người khai sáng vương triều Lý (1010-1225), khai sáng Thủ đô
Thăng Long - Hà Nội, sinh ra và được nuôi dưỡng, giáo dục nơi cửa chùa rồi
được giới tăng sĩ ủng hộ, tôn phò làm vua. Cống hiến có ý nghĩa lịch sử quan
trọng nhất của Lý Công Uẩn sau khi lên làm vua là việc ông quyết định chọn
thành Đại La làm kinh đô, dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng
Long, Hà Nội ngày nay.

Việc Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô vừa đáp ứng được yêu cầu
phát triển mới của thời đại, của Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền
đang vươn lên mạnh mẽ, vừa có tầm nhìn xa rộng và kế sách lo toan cho con
cháu muôn đời sau. Lý Công Uẩn làm vua 18 năm. Trong thời gian ấy ông đã

làm được một số việc mà quốc sử ghi chép như là những việc trọng đại. Thứ
nhất, Lý Công Uẩn cho xây dựng kinh thành Thăng Long có quy mô bề thế,
bao gồm cung điện và một hệ thống các điện Càn Nguyên (làm chỗ thiết triều),
điện Tập Hiền, điện Giảng Võ… cùng kho tàng, hào lũy. Bốn mặt thành mở 4
cửa Tường Phù (phía Đông), Quảng Phúc (phía Tây), Đại Hưng (phía Nam),
Diệu Đức (phía Bắc). Thứ hai, để đáp ứng nhu cầu của đời sống tâm linh, nhu
cầu về tôn giáo tín ngưỡng, mà khi đó Phật giáo là Tôn giáo được tầng lớp quý
tộc, cung đình cũng như dân chúng tôn sùng, Lý Công Uẩn đã cho xây cất
nhiều chùa, như ở phía Nam kinh thành, ở phủ Thiên Đức (châu Cổ Pháp
cũ). Lý Thái Tổ là người đặt nền móng vững vàng cho sự hưng thịnh của Phật
giáo thời Lý. Thứ ba, khi vương triều Lý được thành lập, ở một số địa phương,


đặc biệt là ở vùng biên giới phía Bắc, có những thế lực nổi dậy cướp phá, cát
cứ. Nhằm dẹp yên các cuộc khởi loạn và nắm được quyền uy của vương triều
Lý trên toàn lãnh thổ quốc gia, Lý Thái Tổ tiến hành những cuộc chinh phạt có
hiệu quả ở châu Ái, châu Diễn, châu Vị Long, châu Thất Nguyên… Thứ tư, về
đối ngoại, Lý Thái Tổ đã thiết lập được quan hệ ngoại giao khá tốt đẹp với triều
Tống. Bên cạnh những thành tích lớn trên, Lý Thái Tổ còn có công bước đầu
xây dựng một bộ máy có quy chủ từ triều đình xuống tới châu, huyện, hương,
ấp; bổ nhiệm một hệ thống quan chức Thái úy, Tổng quản, Khu mật sứ, Thái
bảo, Thái phó, Tả hữu kim ngô, Tả hữu võ vệ, Ngự sử đại phu, Đô đốc
Thượng tướng quân và Viên ngoại lang. Đồng thời, Lý Thái Tổ sau khi lên làm
vua, đã sớm ban bố chiếu lệnh buộc những người trước kia trốn tránh phải trở
về quê cũ sản xuất; định lệ thuế khóa các loại… Trong chính sách thuế, ông có
sự chiếu cố đối với người già yếu, kẻ mồ côi, tàn tật, góa bụa. Các tác giả Đại
Việt sử ký toàn thư khen Lý Thái Tổ “là người khoan từ nhân thứ”. Sử gia Ngô
Thì Sĩ khi đánh giá nhà Lý, nhà Trần có viết: “Triều Lý nhân ái, triều Trần anh
hùng”. Nền nhân chính thời Lý được hình thành chính là từ Thái tổ Lý Công
Uẩn. Vương triều Lý do Lý Công Uẩn khai sáng tồn tại 215 năm, với 8 đời vua,

là một triều đại lớn trong lịch sử Việt Nam có những ông vua anh hùng cứu
nước và khai sáng văn hiến dân tộc, như Lý Thánh Tông (1054-1072), Lý
Nhân Tông (1072-1128); những nhà quân sự, chính trị kiệt xuất, như Lý
Thường Kiệt, Tô Hiến Thành… Khi khảo cứu về chế độ, điển chương thời Lý,
Lê Quý Đôn cũng như Phan Huy Chú đều nói, vì thời Lý cách xa quá lâu, tài
liệu mất mát, thiếu thốn nhiều, song dựa vào các nguồn tài liệu sách vở, văn
kiện hiện còn, chúng ta thấy những dấu ấn văn hóa khá rực rỡ của triều Lý vẫn
in khắc sâu trong lịch sử Việt Nam. Thí dụ về cơ cấu tổ chức Nhà nước, về
quan chế... Phan Huy Chú đã khảo cứu chức “Á tướng” đời Lý là Tả hữu Tham
tri chính sự là chức ở trong Chính phủ, dưới chức Tướng quốc. Hoặc như Lục
bộ, theo Phan Huy Chú, ở nước ta chức Thượng thư đặt ra bắt đầu từ thời Lý,
nhưng tên các bộ chia đặt thế nào chưa rõ. Đời Trần theo phép ấy của nhà Lý
đặt chức Thượng thư hành khiển, Thượng thư hữu bật, sau mới chia ra
Thượng thư các bộ (bộ Lại, bộ Binh, bộ Hình). Về quân sự, nhà Lý buổi đầu
mô phỏng binh chế đời Đường… đời Tống, nhưng có nhiều sáng tạo độc đáo,
trong đó cách hành quân, cách tác chiến chính người Tống lại phải học tập
nhà Lý. Những chiến tích quân sự bất diệt của đời Lý đã chứng minh nền quốc
phòng và quân sự đương thời là vô cùng mạnh mẽ, tài giỏi. Cùng với thành
tích quân sự, nền ngoại giao triều Lý cũng giành được nhiều thắng lợi quan
trọng. Với một đường lối đối ngoại vừa khôn khéo, vừa cứng cỏi, vương triều
Lý đã buộc nhà Tống phải nể trọng, nên trong việc giải quyết về các vụ tranh
chấp đất đai ở khu vực biên giới giữa nhà Lý với nhà Tống, phía nhà Lý
thường chiếm ưu thế, bởi vậy, lãnh thổ đất nước được bảo vệ chắc chắn, toàn
vẹn. Về phát triển kinh tế, dưới triều Lý còn có nhiều bước tiến bộ quan trọng,
đặc biệt là việc xây dựng các công trình thủy lợi, trong đó công trình đắp đê Cơ


Xá (sông Hồng, Thăng Long). Nghề dệt, nhất là nghề làm đồ gốm đạt tới đỉnh
cao của kỹ thuật và nghệ thuật thủ công nghiệp. Ngoại thương phát đạt. Việc
giao lưu buôn bán giữa nhà Lý với các nước vùng Đông Nam Á như Xiêm La,

Giava, Tam Phật Tề (Palembang)... khá sôi nổi. Vân Đồn trở thành thương
cảng quốc tế quan trọng của Việt Nam khi đó. Trong lịch sử văn minh Việt
Nam, vương triều Lý là vương triều mở đầu kỷ nguyên mới - kỷ nguyên văn
minh Đại Việt. Việc triều Lý mở Quốc Tử Giám, xác lập chế độ đại học, mở
khoa thi tuyển chọn nhân tài cho đất nước là những sự kiện, những cái mốc
văn hóa mang ý nghĩa trường cửu. Phật giáo du nhập nước ta từ rất sớm.
Giao Châu từng là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng thời cổ. Nhưng phải đến
thời Lý, người Việt Nam mới xây dựng được một đạo Phật mang đặc điểm dân
tộc rõ nét, đánh dấu bằng sự ra đời của Thiền phái Thảo Đường (1096-1205)
với các thế hệ Lý Thánh Tông (1054-1017), Không Lộ, Giác Hải, Lý Anh Tông,
Lý Cao Tông... Dưới ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo Thiền Tông, ở thời Lý,
kiến trúc nghệ thuật xây chùa, tháp, đúc tượng đạt thành tựu rực rỡ. Văn học,
đặc biệt là thơ Thiền đời Lý, đã trở thành một di sản quý giá trong kho tàng văn
chương Việt Nam. Khi nói đến sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư, Ninh
Bình ra Đại La, tức Thăng Long là phải nói đến Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
do Lý Công Uẩn tự tay viết. Chiếu dời đô, vừa là một văn kiện lịch sử, chính
trị, vừa là một áng văn bất hủ, mở đầu 1000 năm thơ văn viết về Thăng Long Hà Nội. Nguồn sử tịch sớm nhất chép bài văn Chiếu dời đô của Thái Tổ Lý
Công Uẩn là Đại Việt sử ký toàn thư, bộ quốc sử do Ngô Sĩ Liên biên soạn
năm 1479, dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Trong Khâm định Việt
sử thông giám cương mục, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn (nửa sau
thế kỷ XIX) cũng có bài Chiếu dời đô. Ngoài ra, còn có một số sách khác cũng
chép bài Chiếu dời đô, thí dụ Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích (17441818). Sau khi đối chiếu các văn bản Chiếu dời đô được chép ở ba bộ sách
vừa dẫn trên, chúng tôi chọn bài Chiếu dời đô trong Đại Việt sử ký toàn thư để
dịch lại và giới thiệu, vì đây là văn bản có niên đại sớm nhất (thế kỷ XV) mà về
sau Bùi Huy Bích cũng như Quốc sử quán triều Nguyễn đều dựa vào để sao
chép lại (rồi sửa chữ như Bùi Huy Bích, hoặc lược bớt đi cho gọn như các sử
thần ở Quốc sử quán triều Nguyễn đã làm). Dưới đây là phần phiên âm và
dịch nghĩa, chú thích toàn văn bài Chiếu dời đô. "Thủ chiếu viết: Tích Thương
gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại
chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn

thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp
cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn
kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu
tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất
nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ. Huống Cao Vương cố đô Đại La
thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính
Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi


thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật
cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương
bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô. Trẫm dục nhân thử
địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà? Bản dịch tiếng Việt: (Nhà vua) tự
tay viết Chiếu rằng: Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô[7],
nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô[8], há phải các vua thời Tam
Đại[9]; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn,
chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới
theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục
giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời,
không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế
đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm
rất đau đớn, không thể không dời. Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao
Vương[10], ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa
nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà
bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm,
muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa,
thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư
mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế
nào? (Nguồn: Theo bản in của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) Chiếu, tức
chiếu lệnh hoặc chiếu thư, là một thể văn, vua ban ra để nói rõ cho quần thần,

dân chúng biết về một vấn đề gì đó. Đây là loại hình văn bản quan trọng vì nó
vừa là mệnh lệnh của vua, vừa là chủ trương, chính sách của triều đình về
chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục... mà quan, dân phải thực hiện. Ở nước ta
thời xưa, Chiếu dời đô là văn bản sớm nhất, đầu tiên, của thể văn chiếu và là
một văn kiện mang ý nghĩa vô cùng to lớn, vì đây là tờ chiếu nói về việc Lý
Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long - một sự
kiện trọng đại, mở ra bước phát triển mới trong lịch sử Việt Nam. Chiếu dời đô
không chỉ là một văn kiện chính trị, mà còn là một áng văn hay, có giá trị văn
học. Việc Bùi Huy Bích chọn đưa Chiếu dời đô vào công trình Hoàng Việt văn
tuyển, chứng tỏ cụ là nhà làm văn tuyển có con mắt rất tinh tường. Đọc Chiếu
dời đô, chúng ta thấy áng văn này đã thể hiện được rõ Lý Công Uẩn, người
khai sáng Vương triều Lý, khai sáng Kinh đô Thăng Long, có tầm nhìn chiến
lược đại ngàn, đã định hướng đúng cho sự phát triển bền vững, lâu dài của đất
nước. Cũng qua Chiếu dời đô, chúng ta biết Lý Công Uẩn có ngọn bút tả cảnh
tài giỏi, giầu hình tượng và giầu trí tưởng tượng, giầu tính dự báo. Nếu nhìn
từ góc độ văn học sử mà nói, Chiếu dời đô quả là áng văn bất hủ, mở đầu cho
1000 năm thơ văn viết về Thăng Long - Hà Nội.
Lý Công Uẩn và Chiếu dời đô, áng văn bất hủ
Chiếu dời đô trên đất Hoa Lư


1000 năm trước, trên mảnh đất Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ đã đọc
chiếu dời đô trước văn võ bá quan để dời kinh đô từ Hoa Lư về
thành Đại La nằm ở trung tâm của nước Đại Cồ Việt:
“…Thành Đại La nằm ở giữa trời đất đông tây nam bắc, có thể
rồng cuốn hổ ngồi. Trên dưới đất rộng, bằng phẳng, cao ráo sáng
sủa, muôn vật phong thịnh. Thật là nơi tụ họp của bốn phương, là
đất kinh đô của muôn đời”.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chiếu dời đô vẫn là một áng
văn bất hủ thể hiện tầm nhìn sáng suốt của một vị vua với vận

mệnh dân tộc Việt.
Kinh đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến trung
ương tập quyền. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh đã nên
ngôi Hoàng đế và đóng đô ở Hoa Lư. Xét về bối cảnh lịch sử thời
đó việc định đô ở quê hương là một quyết định hoàn toàn đúng
đắn.
Thứ nhất, sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, việc lập đô ở quê
hương chắc chắn sẽ phát huy tốt nhất lợi thế nhân hòa, địa lợi của
người lãnh đạo. Quê hương bao giờ cũng chính là hậu cứ vững
chắc nhất, là nơi nuôi nấng những ước mơ, khát vọng để vị hoàng
đế này lập nên những chiến công hiển hách.
Tư tưởng này trong lịch sử Việt Nam xuất hiện khá nhiều như Hai
Bà Trưng lập đô ở Mê Linh, Hồ Quý Ly dời đô về Thanh Hóa,
Nguyễn Huệ lập Phượng Hoàng Trung Đô và ngay cả các triều vua
định đô ở Thăng Long cũng đều xây dựng quê hương mình thành
kinh đô thứ 2 làm hậu cứ như nhà Trần với phủ Thiên Trường, nhà
Lý với phủ Thiên Đức, nhà Hậu Lê với điện Lam Kinh, nhà Mạc với
thành Dương Kinh .v.v.
Thứ hai, Kinh đô Hoa Lư có một thế phòng thủ cực kỳ vững chắc
với đặc trưng: “Núi trong sông, sông trong núi, căn cứ thủy bộ rất
thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là
biển cả. Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa xứng đáng
chọn để lập đô được.” Thực tế đã chứng minh khi Cổ Loa là kinh
đô, An Dương Vương từng bị quân giặc đuổi ra tận biển. Ngô


Quyền mất, Dương Tam Kha và các con tranh giành quyền lực
cũng không giữ nổi ngai vàng để các thế lực khác tiến đánh kinh
đô như chốn không người. Với Kinh đô Hoa Lư, không chỉ các thế
lực thù trong mà giặc ngoài thời đó như Tống, Chiêm cũng không

thể nào hàng phục được.
Thứ ba, Việc xây dựng kinh đô Hoa Lư vua Đinh Tiên Hoàng đã
tính đến yếu tố tiết kiệm sức người và của. Với tiềm lực kinh tế
yếu của một dân tộc vừa trải qua 1000 năm bắc thuộc thật khó có
đủ thế mạnh quân sự để chống đối với các thế lực phương bắc. Khi
xây thành Hoa Lư, Đinh Bộ Lĩnh đã tận dụng tối đa điều kiện của
tự nhiên với các ngọn núi, sông ngòi sẵn có làm thành quách.
Chúng chính là những bức tường thành tự nhiên sẵn có và làm
giảm bớt sức lao động của thần dân bằng việc nối các khoảng giữa
hai vách núi bằng tường thành nhân tạo.
Trên nền tảng kinh đô ấy, Vua Lê Đại Hành đã mở mang, phát
triển kinh tế và lập tiếp những trang sử vẻ vang trong lịch sử dân
tộc là đại thắng quân Tống trên 2 tuyến bộ và thủy. Ông cũng là
người dẹp tan họa Chiêm thành đem lại thái bình cho dân tộc.
Năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê, Vua
Lý Thái Tổ tiếp tục ở lại kinh đô Hoa Lư. Lúc này nền kinh tế nước
nhà đã có một bước phát triển mới. Hoàn toàn có đủ khả năng và
sức mạnh đối phó với nạn ngoại xâm. Nhà vua nhận ra vị trí của
Hoa Lư không còn phù hợp với việc phát triển mở mang thành
chốn phồn hoa đô hội. Ông đã nung nấu viết chiếu dời đô để xây
dựng kinh đô mới tại Thăng Long.
Trong lịch sử dân tộc đây là vị vua duy nhất khi dời bỏ kinh đô đã
có quyết định ban chiếu trước văn võ bá quan. Chính vì kinh đô
Hoa Lư có một vị thế đặc biệt quan trọng như vậy nên việc dời đô
mới thực sự khó khăn và là một việc làm dũng cảm.
Phải có tầm nhìn sáng suốt và thấu đáo suốt chiều dài lịch sử mới
dám rời bỏ cả một kinh đô mà các tiền nhân đã bao công xây
dựng. Chiếu dời đô đồng thời khẳng định đây là lo cho vận mệnh
dân tộc sau này chứ không phải vì ý riêng mình.
Sau khi dời đô về Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã cải Hoa Lư thành



phủ Tràng An đồng thời mang các địa danh của Hoa Lư đặt tên cho
Thăng Long mà còn đến hôm nay như: phố Cầu Đông, ô Cầu Dền,
đường Tràng Tiền, chùa Một Cột .v.v. Lịch sử 1000 năm Thăng
Long Hà Nội là trang sử hào hùng của dân tộc Việt mà không nơi
nào có được. Năm 2010, đây sẽ là sự kiện trọng đại mang tầm vóc
quốc gia.
Hôm nay, đứng trên đất Cố đô Hoa Lư 1000 năm tuổi, trước nhà
bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ, ta vẫn nghe văng vẳng đâu đây
chiếu dời đô còn vang vọng. Đó là một áng văn bất hủ của thời
khắc lịch sử từ Hoa Lư đến Thăng Long - một bước ngoặt hào hùng
của dân tộc Việt Nam.



×